Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Án phí, lệ phí tòa án thực trạng trên địa bàn tỉnh trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.21 KB, 17 trang )

TÓM TẮT
Đề tài luận văn: “Án phí, lệ phí Tòa án - Thực trạng trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh" được tác giả thực hiện trong thời gian từ ngày 05/3/2016 đến ngày 05/9/2016
tại tỉnh Trà Vinh. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia thành 02 chương như sau:
Chương 1: Khái quát pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
Chương 2: Thực trạng pháp áp dụng pháp luật Việt Nam về án phí dân sự và
kiến nghị hoàn thiện.
Đề tài nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề lý luận chung và pháp luật
về án phí, lệ phí Tòa án. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung phân
tích sâu các quy định của pháp luật về án phí dân sự và lấy thực tiễn áp dụng tại một
số Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác
giả đã đưa ra được những bình luận, đánh giá về những điểm tiến bộ hay bất cập trong
các quy định này, từ đó đối chiếu với thực tiễn thực hiện và nêu ra các kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật về án phí dân sự.

-iii-


ABSTRACT
Dissertation: “Court costs and fees – The situation in Tra Vinh Province” is,
by the Author, carried out from 05/03/2016 to 05/09/2016 in Tra Vinh Province.
Besides the introduction, conclusion and references, the thesis is divided into 02
chapters as follows:
Chapter 1: The overview of the Law on Court costs and fees.
Chapter 2: Current situation for Vietnamese law application related to civil
court costs and complete proposal.
Dissertation mainly focuses on general theoretical issues and the Law on Court
costs and fees. Within the scope of the study, the author has in-depth analysis on
provisions of the Law on civil court costs as well as application reality in some The
People's Courts in Tra Vinh Province. Through the research results, the author makes


some comments, assessments of both progress points and gaps in this provisions,
which is compared with practical implementation in order to give some
recommendations for improving provisions of the Law on civil court costs.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................... 2
4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn........................................................ 3
8. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài .......................................................... 4
9. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN ......... 5
1.1. Khái quát về phí, lệ phí .................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về phí, lệ phí ............................................................................. 5
1.1.2. Vai trò của phí, lệ phí ................................................................................ 9
1.2. Khái niệm và ý nghĩa của án phí, lệ phí Tòa án ............................................. 10

1.3. Cơ sở của các quy định về án phí, lệ phí Tòa án ............................................ 14
1.3.1. Cơ sở chung của các quy định về án phí, lệ phí Tòa án.......................................... 14
1.3.2. Cơ sở của quy định về mức án phí, lệ phí; mức tạm ứng án phí, lệ phí tòa án ... 16
1.4. Lược sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về án
phí dân sự, lệ phí Tòa án ....................................................................................... 18

-v-


1.4.1. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1976 ..................................................... 18
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2005 ..................................................... 20
1.4.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay ............................................................... 23
1.5. Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về án phí dân sự ........... 26
1.5.1. Án phí dân sự sơ thẩm ............................................................................. 26
1.5.1.1. Mức án phí và tạm ứng án phí .......................................................... 26
1.5.1.2. Chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự ....... 30
1.5.1.3. Cách thức tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm .......................... 34
1.5.2. Án phí dân sự phúc thẩm ......................................................................... 35
1.5.2.1. Mức án phí dân sự phúc thẩm ........................................................... 35
1.5.2.2. Chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí dân sự phúc thẩm ........................... 35
1.5.3. Trình tự, thủ tục nộp án phí dân sự .......................................................... 36
1.5.4. Các trường hợp không phải nộp hoặc miễn nộp án phí dân sự và các thủ
tục liên quan ....................................................................................................... 37
1.5.4.1. Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí dân sự ...... 37
1.5.4.2. Trường hợp miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí dân sự ................ 39
1.5.5. Thủ tục xét miễn tiền tạm ứng án phí, án phí dân sự............................... 40
1.5.6. Xử lý tiền tạm ứng án phí dân sự............................................................. 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ÁN PHÍ
DÂN SỰ - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ............................................................... 45
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về án phí dân sự .............................................. 45

2.1.1. Về mức án phí dân sự .............................................................................. 45
2.1.1.1. Về mức án phí dân sự sơ thẩm .......................................................... 45
2.1.1.2. Mức án phí dân sự phúc thẩm ........................................................... 50
2.1.2. Về chủ thể phải nộp án phí, tạm ứng án phí dân sự................................. 51
2.1.3. Về nghĩa vụ nộp án phí dân sự trong các trường hợp cụ thể ................... 52
2.1.4. Về các trường hợp được miễn, giảm án phí ............................................ 63
2.1.5. Xử lý tiền tạm ứng án phí dân sự............................................................. 66
2.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về án phí dân sự ..... 67

-vi-


2.2.1. Về mức án phí .......................................................................................... 67
2.2.2. Về miễn, giảm án phí ............................................................................... 68
2.2.3. Về thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.......................................................... 70
2.2.4. Về xử lý tiền tạm ứng án phí ................................................................... 71
2.2.5. Về nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, án phí .................................................. 72
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76

-vii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 1.3


Tên bảng
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự
có giá ngạch
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh
doanh, thương mại có giá ngạch
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao
động có giá ngạch

-viii-

Trang
27

28

28


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Án phí, lệ phí Tòa án có ý nghĩa hết sức to lớn, là một trong những nguồn thu
Ngân sách Nhà nước. Tòa án thực hiện chức năng xét xử nhằm để bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Trong điều kiện nước ta còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, việc pháp luật quy định
đương sự phải chịu án phí có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước. Qua nguồn thu này, Nhà nước cũng có thể đầu tư nhiều hơn cho
các cơ quan Nhà nước trong đó có Tòa án, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, qua đó cũng nâng cao được hiệu quả
hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhưng trên thực tế việc thực hiện các quy định của

pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án còn nhiều vướng mắc, chưa thống nhất như:
việc xác định tiền tạm ứng án phí, người phải chịu án phí, lệ phí; đối tượng được miễn
giảm án phí, lệ phí; căn cứ để xét miễn, giảm án phí, lệ phí; và tính khả thi của việc thu
án phí, lệ phí; v.v… Do đó, các Tòa án còn đưa ra các quyết định trái ngược nhau, không
phù hợp dẫn đến việc phải hủy bản án, hay xét xử lại hoặc kéo dài quá trình tố tụng, làm
lãng phí thời gian và tiền bạc của đương sự cũng như của Nhà nước. Trước tình trạng
này, tác giả lựa chọn đề tài: “Án phí, lệ phí Tòa án - Thực trạng trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, để nghiên cứu một cách toàn diện những
vấn đề pháp lý về án phí, lệ phí Tòa án, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập
trung phân tích sâu các quy định của pháp luật về án phí dân sự và lấy thực tiễn áp dụng
tại một số Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Qua kết quả nghiên cứu của đề
tài, tác giả đã đưa ra được những bình luận, đánh giá về những điểm tiến bộ hay bất cập
trong các quy định này, từ đó đối chiếu với thực tiễn thực hiện và nêu ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về án phí dân sự.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tác giả sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, có một số công trình
nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án như sau:

-1-


- Về đề tài luận văn thạc sĩ luật học, có đề tài: "Án phí dân sự sơ thẩm" của tác
giả Phan Văn Thể, năm 2012. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về
án phí dân sự sơ thẩm; các quy định pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành về án phí
dân sự ở cấp sơ thẩm và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về án phí dân
sự ở cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, luận văn chưa luận giải rõ cơ sở khoa học của việc xây
dựng các quy định về mức án phí, người phải chịu án phí, các trường hợp miễn, giảm
án phí...
- Về các bài viết trên tạp chí pháp lý có bài: "Một số vấn đề về án phí dân sự
sơ thẩm và thực tiễn" của tác giả Đỗ Văn Chỉnh, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ I, tháng

9/2013; bài "Đôi điều về pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án" của tác giả Thái Nguyên
Toàn, Tạp chí Kiểm sát, số 13, tháng 7/2011; bài "Tìm hiểu một số quy định trong
pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án" của tác giả Đỗ Văn Chỉnh, Tạp chí nhân dân, số
03/2010; "Các bất hợp lý cơ bản từ những quy định về phí, lệ phí, chi phí thi hành án
dân sự" của tác giả Lê Thu Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tháng 5/2008;
"Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo về án phí" của tác giả Lê Văn Luật, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 04/2008; "Một số khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng
các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giám định, chi phí giám định, định giá,
án phí cùng một số kiến nghị" của tác giả Phạm Minh Tuyên, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 15, năm 2008…Các bài viết này chỉ đề cấp đến một số khía cạnh khác nhau
liên quan đến Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án và thực tiễn áp dụng pháp luật về án
phí, lệ phí Tòa án.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên, đến nay chưa có một công
trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ về án phí, lệ phí Tòa án.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khái quát những vấn đề lý luận chung
và pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án, các quy định của pháp luật về án phí dân sự và
thực tiễn áp dụng tại một số Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Việc nghiên cứu án phí, lệ phí Tòa án là một đề tài nghiên cứu rộng. Chính vì
vậy, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của một đề tài luận văn thạc sĩ Luật kinh tế,

-2-


tác giả chỉ nghiên cứu một cách khái quát chung pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án,
qua đó tập trung phân tích sâu các quy định của pháp luật về án phí dân sự và lấy thực
tiễn áp dụng tại một số Tòa án trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhằm đề ra hướng hoàn
thiện, đề tài không nghiên cứu sâu về lệ phí, án phí hành chính, hình sự.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về án phí, lệ phí

Tòa án; các quy định của pháp luật về vấn đề này và tìm hiểu thực tiễn áp dụng trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về án
phí, lệ phí Tòa án và khái quát pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án. Tập trung phân tích
sâu các quy định của pháp luật về án phí dân sự và lấy thực tiễn áp dụng tại một số
Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ quy định của pháp luật đối chiếu với
thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về án phí dân sự tại các Tòa án nhân dân
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đưa ra được
những bình luận, đánh giá về những điểm tiến bộ hay bất cập trong các quy định này,
từ đó đối chiếu với thực tiễn thực hiện và nêu ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về án phí dân sự.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
như: phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp
diễn giải, phương pháp bình luận, phương pháp so sánh, phương pháp thực tiễn,
phương pháp thống kê để thực hiện đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Qua việc nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp
cho người đọc những kiến thức cơ bản và lý luận về những quy định của pháp luật về
án phí, lệ phí Tòa án; tầm quan trọng, tính khả thi của việc thu án phí, lệ phí Tòa án
trong việc thu Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là những bình luận, đánh giá về những
điểm tiến bộ hay bất cập trong các quy định về án phí dân sự, từ đó góp phần tiếp tục

-3-


hoàn thiện chế định pháp luật về án phí dân sự để có thể áp dụng thống nhất trong
công tác thực tiễn cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.
8. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài

Tác giả sẽ tìm kiếm, xử lý và tóm tắt các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Với mục đích là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, kế thừa nhưng không lặp lại
những công việc người đi trước đã thực hiện. Cụ thể:
- Đối với các tài liệu khoa học: Người viết sẽ tập trung tìm tài liệu từ luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan tới đề tài từ các thư viện trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh, trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ và tìm các bài viết,
nghiên cứu trên mạng internet, cũng như báo, tạp chí và tham khảo ý kiến của người
hướng dẫn.
- Đối với tư liệu thực tiễn: Người viết sẽ liên hệ các Tòa án trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh để xin các số liệu có liên quan đến đề tài nhằm nắm được thực trạng việc
áp dụng pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm có 02 chương:
Chương 1: Khái quát pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án. Ở chương này
người viết tập trung giới thiệu một cách khái quát những vấn đề lý luận chung về án
phí, lệ phí và những quy định của pháp luật về án phí dân sự.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về án phí dân sự kiến nghị hoàn thiện. Ở chương này người viết sẽ đi sâu phân tích thực tiễn áp dụng
pháp luật về án phí dân sự và lấy một số ví dụ trong thực tiễn áp dụng tại các Tòa án
nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó người viết sẽ đưa ra những kiến
nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về án phí dân sự.

-4-


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT
VỀ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN
1.1. Khái quát về phí, lệ phí

Phí và lệ phí đã xuất hiện từ lâu đời trong đời sống kinh tế ở nước ta và có ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Phí, lệ phí bao gồm phí, lệ phí thuộc ngân
sách nhà nước và phí không thuộc ngân sách nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, để thực hiện đúng mục tiêu nghiên cứu thì tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu
phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
1.1.1. Khái niệm về phí, lệ phí
Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là nguồn thu ngân sách của nhiều quốc
gia nhằm trang trải cho các chi phí mà nhà nước phải bỏ ra để phục vụ người dân.
Khoản 1 Điều 5 luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 xác định:
Thu Ngân sách Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ
phí; Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu
trừ; Các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công
lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật; Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các
nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính
quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. [12]
Tại Điều 2 Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001, phí và lệ phí được định nghĩa:
Phí là khoản tiền mà tổ chức cá nhân phải trả khi được tổ chức cá
nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí và lệ phí
kèm theo Pháp lệnh này. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải
nộp khi được cơ quan Nhà nước và tổ chức được uỷ quyền phục vụ công
việc quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục phí và lệ phí được
ban hành kèm theo pháp lệnh này. [16]

-5-


Theo Điều 3 Luật phí và lệ phí năm 2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017, phí và
lệ phí được định nghĩa như sau:

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi
phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ
công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này. Lệ phí
là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan
nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được
quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này. [11]
Theo quy định tại Luật phí và lệ phí năm 2015 thì khái niệm phí đã phản ánh
đúng bản chất của các khoản thu. Sự sửa đổi khái niệm phí này được đánh giá đã có
những tác động tích cực: đối tượng thu phí của Nhà nước thu hẹp lại, Nhà nước mở
rộng xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ cho xã hội, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng dịch vụ, đảm bảo công bằng hơn trong cung cấp dịch vụ công.
Để hiểu được bản chất của phí, lệ phí chúng ta cần xuất phát từ lý thuyết về
hàng hoá dịch vụ công cộng, về cách thức mà nhà nước thu hồi chi phí để đầu tư để
sản xuất các hàng hoá dịch vụ công cộng. Hàng hoá, dịch vụ công cộng là sản phẩm
tất yếu của xã hội và cộng đồng, là những hàng hoá, dịch vụ có hai đặc trưng cơ bản:
Một là, nhiều người sử dụng cùng lúc; Hai là, không có khả năng loại trừ khả năng
sử dụng của người khác. Hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ cả hai đặc trưng trên là hàng
hoá công cộng thuần túy. [57]
Còn hàng hoá dịch vụ tư nhân là những hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp
cho từng cá nhân sử dụng, đồng nghĩa với việc không thể sử dụng chung nhiều người.
Đồng thời hàng hoá, dịch vụ công cộng cũng có sự khác biệt với nhau: Hàng hoá là
những sản phẩm cụ thể, có đầy đủ thuộc tính vật chất. Dịch vụ là những hoạt động
phục vụ, nhưng thường không được biểu hiện bằng sản phẩm hay vật chất cụ thể, mà
mang tính trừu tượng. Dịch vụ còn có thể chia làm hai loại: dịch vụ hữu hình và dịch
vụ vô hình. Dịch vụ hữu hình là dịch vụ có thể cảm nhận bằng giác quan. Dịch vụ vô
hình là dịch vụ không thể cảm nhận được bằng các giác quan. [57]

-6-



TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn bản pháp luật
[1]. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
[2]. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2011.
[3]. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004.
[4]. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
[5]. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015.
[6]. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.
[7]. Luật tố tụng hành chính Việt Nam năm 2010.
[8]. Luật tố tụng hành chính Việt Nam năm 2015.
[9]. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
[10]. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
[11]. Luật phí và lệ phí năm 2015.
[12]. Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
[13]. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Việt Nam năm 1999.
[14]. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Việt Nam năm 1994.
[15]. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động Việt Nam năm 1996.
[16]. Pháp lệnh về phí và lệ phí năm 2001.
[17]. Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.
[18]. Sắc lệnh số 113/SL ngày 28/6/1946, sắc lệnh về ấn định các khoản lệ phí nộp
tại toà án.
[19]. Nghị định số 61-CP ngày 01/9/1993 về án phí, lệ phí Tòa án.
[20]. Nghị định số 117-CP ngày 07/9/1994 về án phí, lệ phí Tòa án.
[21]. Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí, lệ phí Tòa án.

-76-



[22]. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP- TANDTC ngày 31/3/2005 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
[23]. Nghị quyết số 01/2012/NQ/HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về
án phí, lệ phí Tòa án.
[24]. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP- TANDTC ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án
cấp sơ thẩm" của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
[25]. Nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐTP ngày 15/01/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
pháp luật về án phí, lệ phí toà án.
[26]. Thông tư số 40-TATC ngày 01/6/1976 của Tòa án nhân dân tối cao về chế độ
án phí, lệ phí và cấp phí thi hành tại các Tòa án nhân dân.
[27]. Thông tư 85-TATC ngày 06/8/1982 Tòa án nhân dân tối cao về chế độ án phí, lệ
phí và cấp kinh phí thi hành tại các Tòa án nhân dân.
[28]. Thông tư 02/NCPL ngày 28/2/1989 của Tòa án nhân dân tối cao về chế độ án
phí, lệ phí và cấp kinh phí thi hành tại các Tòa án nhân dân.
B. Các công trình, Luận văn, Tạp chí
[29]. Bộ tài chính (2016), Công văn số 2192/BTC-CST ngày 17/02/2016 về việc xin
ý kiến dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, Hà Nội.
[30]. Đỗ Văn Chỉnh (2010), “Tìm hiểu một số quy định trong pháp lệnh án phí, lệ phí
Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3), tr. 19-21.
[31]. Đỗ Văn Chỉnh (2013), “Một số vấn đề về án phí dân sự sơ thẩm và thực tiễn”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (17), kỳ I, tr. 27-30.
[32]. Hà Thị Mai Hiên (2008), Trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh
thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

-77-



[33]. Hà Thị Mai Hiên, Trần Văn Biên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng
dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm
2011, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
[34]. Lê Thu Hà (2008), “Các bất hợp lý cơ bản từ những quy định về phí, lệ phí, chi
phí thi hành án dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 21-25.
[35]. Lê Văn Luật (2008), “Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo về án phí”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, (4), tr. 15-21.
[36]. Phan Văn Thể (2012), Án phí dân sự sơ thẩm, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
[37]. Phạm Minh Tuyên (2008), “Một số khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng
các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giám định, chi phí giám định, định
giá, án phí cùng một số kiến nghị”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (15), tr. 12-17
[38]. Thái Nguyên Toàn (2011), “Đôi điều về pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án”, Tạp
chí Kiểm sát, (13), tr. 21-26.
[39]. Tòa án nhân dân tối cao (1996), Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
[40]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2016), Báo cáo số tổng kết thực tiễn thi hành
pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Trà Vinh.
[41]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[42]. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội.
[43]. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[44]. Ủy ban thường vụ quốc hội (2016), Dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa
án năm 2016.
[45]. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.


-78-


D. Các trang web
[46]. “Dự thảo bộ luật tố tụng dân sự trình Quốc hội thông qua kỳ họp thứ 10 khóa XIII”,
/>etail.aspx?ItemID=365&LanID=1161&TabIndex=1, Truy cập ngày: 23/6/2014.
[47]. “Dự thảo pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10,
/>etail.aspx?ItemID=478&LanID=1179&TabIndex=1, Quốc hội Khóa XIII”,
Truy cập ngày: 25/6/2014.
[48]. “Dự án Luật Phí và lệ phí: Tiếp thu ý kiến để hoàn thiện”,
/>
Truy

cập

ngày:

25/6/2014.
[49]. “Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật phí, lệ phí”,
/>etail.aspx?ItemID=478&TabIndex=2&TaiLieuID=2295,

Truy

cập

ngày:

27/6/2014.
[50]. “Bất


cập

trong

áp

dụng

việc

tính

án

phí,

lệ

phí

Tòa

án”,

/>rs_id=1751931&folder_id=&item_id=9526827&p_details=1, Truy cập ngày:
2/7/2014.
[51]. “Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án
và Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm
phán”, />90&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=26779900, Truy cập ngày:
12/7/2014.

[52]. “Giải pháp hoàn thiện quản lý và sử dụng nguồn thu phí, lệ phí tại sở giao thông
công chính”, Truy cập ngày: 13/7/2014.

-79-


[53]. “Bàn về vấn đề án phí trong trường hợp đương sự đối thoại thành trong vụ án
hành chính”, tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/04/1245/7.pdf, Truy cập ngày:
21/7/2014.
[54]. “Bất

cập

trong

áp

dụng

việc

tính

án

phí,

lệ

phí


Tòa

án”,

Truy cập ngày: 23/7/2014.
[55]. “Một số vấn đề về án phí hình sự và án phí dân sự trong vụ án hình sự”,
Truy cập ngày: 28/7/2014.
[56]. “Kết quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc nộp miễn giảm án phí, lệ
phí Tòa án trong ngành kiểm sát nhân dân”, Truy cập ngày: 2/8/2014.
[57]. Nguyễn Thành Duy (2013), Một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện Pháp
lệnh án phí, lệ phí Tòa án và Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012
của Hội đồng thẩm phán, />Truy cập ngày: 11/8/2014.
[58]. Nguyễn Thành Duy (2014), Áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung,
nợ chung của vợ chồng khi ly hôn và tính án phí chia tài sản trong vụ án hôn
nhân gia đình, />Truy cập ngày: 23/8/2014.

-80-



×