Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án theo thủ tục rút gọn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.82 KB, 19 trang )

TÓM TẮT
Đề tài luận văn “Giải quyết tranh chấp Kinh doanh, thương mại theo thủ tục
rút gọn” trên cơ sở những quy định về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án theo thủ
tục rút gọn tại chương XVIII, XIX của BLTTDS năm 2015, luận văn được nghiên
cứu tại Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh nơi tác giả công tác, thời gian hoàn thành trong
5 tháng từ 30/3/2016 đến 30/8/2016. Bố cục được xây dựng thành 2 chương:
Chương 1: Nghiên cứu khái quát về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Tòa án theo thủ tục rút gọn được quy định trong BLTTDS năm 2015, làm rõ
các vấn đề mang tính lý luận, các nguyên tắc cơ bản đặc trưng riêng, xác định vai trò
và thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương
mại, tham khảo mô hình và kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương
mại ở một số nước tiên tiến trên thế giới để từ đó nghiên cứu đề xuất ý kiến, góp phần
hoàn thiện pháp luật áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết các tranh chấp kinh
doanh, thương mại tại Tòa án.
Chương 2: Tác giả phân tích những quy định mới của thủ tục rút gọn được quy
định trong BLTTDS năm 2015 sau đó so sánh với thủ tục thông thường để thấy được
những giá trị thiết thực của thủ tục rút gọn trong giải quyết án, điểm nổi bật là rút
ngắn được thời gian giải quyết án mà vẫn đảm bảo tính khách quan của pháp luật,
bên cạnh đó những hạn chế của điều luật từ giai đoạn nhận đơn khởi kiện, xác định
chứng cứ, quyết định xét xử theo thủ tục rút gọn từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm
được tác giả nêu ra phân tích cụ thể, để giúp cho những người làm công tác xét xử
nhận thức rõ hơn, thông suốt hơn về tính chất của một vụ kiện, từ đó xác định vụ án
phải được giải quyết theo thủ tục rút gọn, qua đó đề xuất hoàn thiện những hạn chế
của pháp luật còn tồn tại, để thủ tục rút gọn được mang tính khả thi cao và là sự xác
định lựa chọn hàng đầu của Thẩm phán trong hoạt động xét xử của Tòa án nhằm
mang lại hiệu quả thiết thực.

-iii-


ABSTRACT


The thesis entitled “Business Dispute Resolution under Summary Procedure”
is based on the provisions on procedure and proceedings for resolving cases under
summary procedure in Chapters XVIII, XIX of the Civil Procedure Code 2015. The
research is conducted at the People’s Court of Tra Vinh Province, where the
researcher works. It is completed within 5 months, from March 30th, 2016 to August
30th, 2016. The thesis consists of 2 chapters as follows.
Chapter 1: Studying the business dispute settlements in general at courts under
summary procedure prescribed in the Civil Procedure Code 2015; clarifying the
theoretical issues and the basic typical principles; defining the role and jurisdiction
of the court in resolving business disputes; refering models and experience in solving
business disputes in some developed countries in the world in order to research and
offer recommendations, contribute ideas to improve the law for applying summary
procedure in resolving business disputes in the court.
Chapter 2: The author analyzes the new rules of summary procedure
prescribed in the Civil Procedure Code 2015 and then compares them with the normal
procedure to see the practical value of the summary procedure in solving the case.
The outstanding point is that the summary procedure can shorten processing time
while ensuring the impartiality of the law. Besides, the limitations of the law from
the stage of receiving the petition, identifying evidence, deciding trials under
summary procedure from the first instance to appeal are analyzed specifically in order
to help the judges recognize the nature of the cases more thoroughly, to determine
whether the cases should be settled by summary procedure. Based on the findings,
the author suggests improvements for the existing laws to help summary procedure
become more feasible and be the top choice of judges in the judicial activities of the
court, so that it can get practical results.

-iv-


MỤC LỤC

Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................2
6. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI THEO THỦ TỤC RÚT GỌN ...................................................... 4
1.1. Khái quát tranh chấp kinh doanh, thương mại .................................................4
1.1.1. Định nghĩa tranh chấp kinh doanh, thương mại ........................................4
1.1.1.1 Định nghĩa tranh chấp ..........................................................................4
1.1.1.2 Định nghĩa kinh doanh, thương mại ....................................................4
1.1.2 Đặc điểm tranh chấp kinh doanh, thương mại ............................................8
1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ........10
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
Tòa án ................................................................................................................10
1.2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án .....13

-v-



1.3. Khái quát về thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Tòa án ........................................................................................................18
1.3.1 Khái niệm thủ tục rút gọn .........................................................................18
1.3.2 Đặc điểm thủ tục rút gọn ..........................................................................21
1.3.3 Phạm vi áp dụng pháp luật về thủ tục rút gọn ..........................................22
1.4. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại tại Tòa án ............................................................................................23
1.4.1 Vai trò của Tòa án.....................................................................................23
1.4.2 Ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Tòa án ....................................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 26
2.1. Điều kiện giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án theo thủ tục
rút gọn ....................................................................................................................26
2.1.1 Quy định của pháp luật .............................................................................26
2.1.2 Hướng hoàn thiện .....................................................................................32
2.2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở cấp sơ thẩm
theo thủ tục rút gọn ................................................................................................39
2.2.1 Quyết định đưa vụ án ra giải quyết ...........................................................39
2.2.2 Khiếu nại, kiến nghị ..................................................................................49
2.2.3 Phiên tòa giải quyết ..................................................................................51
2.2.4. Hướng hoàn thiện ....................................................................................54
2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết ở cấp phúc thẩm theo thủ tục rút gọn .................56
2.3.1. Kháng cáo, kháng nghị ............................................................................56
2.3.2 Chuẩn bị xét xử .........................................................................................60
2.3.3. Thủ tục phúc thẩm ...................................................................................62
2.3.4 Hướng hoàn thiện .....................................................................................66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 71


-vi-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS:

Bộ luật Tố tụng Dân sự

BLTTHS:

Bộ luật Tố tụng Hình sự

BLDS:

Bộ luật Dân sự

HĐTP:

Hội đồng Thẩm phán

TAND:

Tòa án nhân dân

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

-vii-



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

So sánh thuật ngữ “hoạt động kinh doanh, thương mại”
Bảng 1.1

theo Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp và Nghị
quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTP

6

TAND tối cao.
Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các án kinh doanh,
Bảng 2.1

thương mại tại TAND tỉnh Trà Vinh từ ngày 01/12/2012

48

đến hết ngày 01/7/2016
Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các án kinh doanh,
Bảng 2.2

thương mại của cấp huyện thuộc TAND tỉnh Trà Vinh từ

ngày 01/12/2012 đến hết ngày 30/9/2015

-viii-

48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đang trên đà phát triển đất
nước, bên cạnh đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần
luôn tiềm ẩn làm phát sinh nhiều quan hệ tranh chấp diễn ra trong đời sống xã hội
đương thời, điều đó đòi hỏi những người làm công tác pháp luật phải nhìn thấy tình
hình hiện tại, để dự đoán cho tương lai, nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất,
giải quyết chính xác, nhanh, gọn, hiệu quả các quan hệ tranh chấp trong giao dịch kinh
doanh. Thực tế qua tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân Tối cao hàng năm
cho thấy các tranh chấp dân sự phát sinh ngày càng nhiều, án của năm sau luôn cao
hơn năm trước, đa dạng về hình thức phúc tạp về nội dung. Tòa án nhân dân các cấp
luôn ở trong tình trạng quá tải, thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự thấy rằng có
nhiều vụ án đơn giản, nhưng thời gian giải quyết lại kéo dài một cách không cần thiết
trong khi các Thẩm phán có thể giải quyết nhanh hơn nếu không phải thực hiện đầy đủ
các trình tự thủ tục được quy định mà vẫn đảm bảo được tính chính xác của pháp luật
tố tụng, việc bổ sung thủ tục rút gọn vào BLTTDS năm 2015 để giải quyết các vụ việc
dân sự là một giải pháp hữu hiệu sát với tình hình thực tế của xã hội nhằm giải quyết
các xung đột trong hoạt động kinh doanh, giữ nghiêm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên đương sự, xây dựng một môi trường kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh của nền kinh tế thị trường. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại tại Tòa án theo thủ tục rút gọn” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, những nghiêm cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật trong
luận văn sẽ đóng góp cho việc cụ thể hóa các quy định của BLTTDS năm 2015 về giải

quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục rút gọn một cách cơ bản nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những quy định mới của BLTTDS năm 2015
về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại theo thủ tục rút gọn,
phản ánh một cách khách quan đúng thực trạng pháp luật, tìm ra nguyên nhân hạn
chế đến hiệu quả của tình hình giải quyết tranh chấp này từ đó tác giả đề xuất các giải

-1-


pháp góp phần hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để cụ thể hóa thủ tục rút gọn được qui định trong BLTTDS năm 2015 luận văn
tập trung nghiên cứu hình thức giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại theo
thủ tục rút gọn được qui định trong BLTTDS năm 2015, phân tích tính ưu việt của thủ
tục rút gọn và những khó khăn hạn chế khi áp dụng trong thực tiễn, sau đó đưa ra những
kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thủ tục rút gọn mang tính khả thi cao trong giải quyết
án nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu phân
tích, tổng hợp từ báo cáo tổng kết ngành từ năm 2013 đến năm 2015 của Tòa án nhân
dân tỉnh Trà Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên quan điểm của Đảng và nhà nước về chiến lược
cải cách tư pháp, trên cơ sở giáo trình, sách, báo, tạp chí, internet, thực tiễn, sử dụng
phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp thu thập số liệu thống kê, phương pháp
phân tích luật viết để làm rõ những vấn đề trong luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Giúp mọi người nhận thức rõ hơn những thuận lợi và bất
cập trong quá trình vận dụng thủ tục rút gọn vào thực tiễn giải quyết các vụ án tranh
chấp kinh doanh, thương mại, những nghiên cứu của đề tài sẽ hoàn thiện cơ sở pháp

lý tố tụng vững chắc.
Ý nghĩa thực tiễn: Nội dung luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những quy
định mới của BLTTDS 2015. Đề tài có thể ứng dụng vào công tác xét xử của Tòa án
và Viện kiểm sát một cách tốt nhất, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh
viên ngành luật và phục vụ cho công tác giảng dạy ở bậc đại học.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi có xảy ra tranh chấp tại Tòa án đặc biệt là những tranh chấp kinh doanh,
thương mại các bên đương sự đều mong muốn vụ việc được giải quyết nhanh chóng
để đảm bảo lợi ích kinh tế của họ trong kinh doanh là tất yếu, thực tế với thủ tục thông

-2-


thường thì thời hạn giải quyết một vụ án có thể được kéo dài 4 đến 8 tháng. Do đó,
án còn tồn đọng, kéo dài là điều không tránh khỏi, để khắc phục tình trạng trên thì
thủ tục rút gọn được quy định trong BLTTDS năm 2015 đã đáp ứng được nhiệm vụ
đó, tuy nhiên đây là một quy định mới được ban hành, chưa có nhiều số liệu, thực
tiễn kiểm nghiệm kết luận tính khả thi của thủ tục rút gọn, nhưng dưới góc độ của
người làm công tác xét xử, qua nghiên cứu quy định của BLTTDS năm 2015 về thủ
tục rút gọn để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tác giả nhận thấy
còn những còn có những hạn chế nhất định, cần phải làm rõ về nhận thức để thủ tục
rút gọn có giá trị khả thi cao trong thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn
Tên đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục rút
gọn”, ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục luận văn được viết như sau:
Chương 1: Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa
án theo thủ tục rút gọn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại theo thủ tục rút gọn tại Tòa án và hướng hoàn thiện.


-3-


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
1.1. Khái quát tranh chấp kinh doanh, thương mại
1.1.1. Định nghĩa tranh chấp kinh doanh, thương mại
1.1.1.1 Định nghĩa tranh chấp
Khi nhà nước còn chưa hình thành thì mọi người đã tiến hành các hoạt động sản
xuất và trao đổi sản phẩm hàng hoá theo các phương thức giản đơn khác nhau. Hay nói
cách khác, lịch sử ra đời và phát triển của kinh tế có từ rất lâu trước khi Nhà nước xuất
hiện và đưa ra chế định để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, xã hội cùng với sự ra đời và
phát triển của các quan hệ kinh tế xã hội, tranh chấp cũng phát sinh và đặt ra nhu cầu
được giải quyết sao cho công bằng và hợp lý nhất trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã
hội đó. Thuật ngữ “tranh chấp” theo định nghĩa của từ điển tiếng việt Hoàng Phê chủ
biên nghĩa là “Đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền
lợi giữa hai bên” [27], Từ điển Black’s Law Dictionary (2nd Edition) định nghĩa “Tranh
chấp” (tiếng Anh là dispute) được hiểu như một dạng mâu thuẫn hoặc bất đồng quan
điểm, mâu thuẫn về các quyền yêu sách hoặc các quyền; việc đòi hỏi quyền lợi, bồi
thường hoặc yêu cầu của một bên bằng khiếu nại hoặc cáo buộc với một bên khác. Tóm
lại được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên
liên quan. Những bất đồng, mâu thuẫn này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do
nhiều ngành luật điều chỉnh nên chúng được gọi theo ngành luật đó. Như tranh chấp lao
động, tranh chấp dân sự, tranh chấp thương mại, kinh doanh,…
1.1.1.2 Định nghĩa kinh doanh, thương mại
Thuật ngữ “kinh doanh” và “thương mại” được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi
trong đời sống xã hội nhất là thời kì hội nhập như hiện nay. Đối với thuật ngữ “kinh

doanh” có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau theo như từ điển tiếng việt thì

-4-


định nghĩa “Tổ chức việc sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi” [27]. Ở Việt Nam năm
1990, Quốc hội thông qua hai đạo luật rất quan trọng, đó là Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân. Hai luật này đã đưa ra một khái niệm mới trong khoa học pháp
lý Việt Nam có liên quan nhiều đến việc áp dụng pháp luật thương mại, đó là khái
niệm “kinh doanh”. Khái niệm “kinh doanh” cũng được quy định trong Luật Doanh
nghiệp 1999, theo đó “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản 3 Điều 2) và khái niệm này tiếp tục
được Luật Doanh nghiệp 2014 kế thừa.
Đối với thuật ngữ “thương mại” theo từ điển tiếng việt thì định nghĩa “Ngành
kinh tế quốc dân thực hiện lưu thông hàng hóa bằng mua bán” [27]. Ở các nước trên thế
giới, khái niệm thương mại ngày càng được mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao
gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tham khảo Bộ luật Thương
mại số 48 của Nhật Bản ngày 9/3/1899, thuật ngữ thương mại được dùng để chỉ những
hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như
dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, ủy thác, bảo hiểm, ngân hàng. Luật Thương
mại của Philippine tuy không đưa ra các hành vi thương mại cụ thể mà quy định phạm
vi điều chỉnh là các hoạt động nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ với mục
đích thu lợi nhuận. Ngoài ra Luật Thương mại của Philippine còn điều chỉnh các giao
dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển hành khách. Bộ luật
thương mại của Thái Lan cũng đưa ra khái niệm thương mại khá rộng không chỉ bao
gồm việc mua bán hàng hoá mà cả các hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng,
thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh… [71].
Dựa vào quy định của BLTTDS và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan, chúng ta dễ dàng nhận biết thuật ngữ “kinh doanh, thương mại” trong tranh

chấp kinh doanh, thương mại thực chất là sự kết hợp giữa thuật ngữ “kinh doanh” và
thuật ngữ “thương mại”. Cho nên, để xác định tranh chấp nào là tranh chấp kinh
doanh, thương mại thì cần xác định tranh chấp đó phải xuất phát từ hoạt động kinh
doanh, thương mại.

-5-


Tuy nhiên, việc giải thích thuật ngữ “hoạt động kinh doanh, thương mại” trong
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTP TAND tối cao Hướng
dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của
BLTTDS năm 2004 cũng chưa tương thích với quy định của luật chuyên ngành. Sự
khác nhau này được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Bảng 1.1: So sánh thuật ngữ “hoạt động kinh doanh, thương mại” theo
Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp và Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
ngày 31/3/2005 của HĐTP TAND tối cao
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp
năm 2005: Hoạt động thương mại là hoạt năm 2005 và khoản 16 Điều 4 Luật
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm Doanh nghiệp năm 2014: Kinh doanh là
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu việc thực hiện liên tục một, một số hoặc
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,
nhằm mục đích sinh lợi khác

từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại Theo khoản 3 Điều 3 Luật Doanh
năm 1997:


nghiệp năm 1999:

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một Kinh doanh là việc thực hiện một, một
hay nhiều hành vi thương mại của thương số hoặc tất cả các công đoạn của quá
nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách
kinh tế - xã hội
Theo tiểu mục 3.3 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005:
Hoạt động kinh doanh, thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương
mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng
ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc
đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh, thương mại
(Nguồn: tác giả phân tích)

-6-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ luật Tố tụng Dân sự của nước Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
[2]. Bộ Chính Trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
[3]. Bộ Chính Trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
[4]. Bộ Chính Trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
[5]. Chánh án Tòa án Nhân Dân Tối cao (2010), Quyết định số 50/QĐ-CA ngày

28/9/2010 của Chánh án TAND tối cao về việc phê duyệt đề án “Tổng thể phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành TAND giai đoạn 2011-2015”.
[6]. Đề tài khoa học do TAND Tối cao chủ trì (2001), Tính đặc thù trong thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế, lao động.
[7]. Giáo trình đào tạo Thẩm phán (2015), Bài Giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục
rút gọn, Phần kỹ năng giải quyết án hình sự, Học viện Tòa án, NXB Thanh
Niên, Hà Nội.
[8]. Đặng Thanh Hoa (2015), “Hiệu lực của bản án, Quyết định theo thủ tục rút
gọn”, Tạp chí Tòa án, (10).
[9]. Đặng Thanh Hoa (2015), “Xây dựng điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn”, Tạp
chí Tòa án, (19), tr. 23-26.
[10]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2005), Nghị
quyết số 01/2005/NQ-HĐTP, ngày 31/3/2005 của HĐTP TAND tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của
BLTTDS năm 2004.
[11]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2005), Nghị quyết số
01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS.

-71-


[12]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2006), Nghị quyết số
02/2006/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa
án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.
[13]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2005), Nghị quyết số
02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định tại Chương III “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS.
[14]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2005), Nghị quyết số

04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định của BLTTDS về “chứng minh và chứng cứ”.
[15]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2006), Nghị quyết số
05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa
án cấp phúc thẩm” của BLTTDS.
[16]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2012), Nghị quyết số
01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của pháp luật về án phí lệ phí.
[17]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2012), Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐTP, ngày 03/12/2012 của HĐTP TAND tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của
BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011.
[18]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2012), Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định về “chứng minh và chứng cứ” của BLTTDS được sửa đổi
bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
[19]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2012), Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm” của
BLTTDS được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.

-72-


[20]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2012), Nghị quyết số
06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án
cấp phúc thẩm” của BLTTDS được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLTTDS.

[21]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2012), Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS
được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
[22]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2015), Dự thảo Hướng dẫn
Nghị quyết thi hành một số quy định của BLTTDS số 92/2015/QH13, Luật Tố
tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ
và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.
[23]. Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2015), Nghị
quyết số 03/2015/NQ-HĐTP, ngày 28/10/2015 của HĐTP TAND tối cao
hướng dẫn về quy trình lựa chọn, công bố án lệ.
[24]. Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước
ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 91.
[25]. Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc
tế, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
[26]. Maison du droit vietnamo-française (1998), Bộ luật dân sự nước cộng hòa
Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[27]. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 942, 989&510.
[28]. Nguyễn Thị Hoài Phương (2010), pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại bằng tài phán Tòa án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[29]. Quốc Hội (1946), Hiến pháp năm 1946.
[30]. Quốc Hội (1959), Hiến pháp năm 1959.
[31]. Quốc Hội (1980), Hiến pháp năm 1980.
[32]. Quốc Hội (1992), Hiến pháp năm 1992.
[33]. Quốc Hội (2013), Hiến pháp năm 2013.

-73-


[34]. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005.

[35]. Quốc Hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015.
[36]. Quốc Hội (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.
[37]. Quốc Hội (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
[38]. Quốc Hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
[39]. Quốc Hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
[40]. Quốc Hội (2016), Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
[41]. Quốc Hội (1999), Luật Doanh nghiệp năm 1999.
[42]. Quốc Hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014.
[43]. Quốc Hội (2005), Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
[44]. Quốc Hội (2014), Luật Phá sản năm 2014.
[45]. Quốc Hội (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân
sự năm 2011.
[46]. Quốc Hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
[47]. Quốc Hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
[48]. Quốc Hội (2015), Luật tố tụng Hành chính năm 2015.
[49]. Quốc Hội (1997), Luật Thương mại năm 1997.
[50]. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại năm 2005.
[51]. Quốc Hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
[52]. Tập quán thương mại, Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 644.
[53]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2013) , Báo cáo tình hình thụ lý giải quyết án
kinh doanh thương mại từ năm 2013.
[54]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2014) , Báo cáo tình hình thụ lý giải quyết án
kinh doanh thương mại từ năm 2014.
[55]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2015) , Báo cáo tình hình thụ lý giải quyết án
kinh doanh thương mại từ năm 2015.
[56]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2016) , Báo cáo tình hình thụ lý giải quyết án
kinh doanh thương mại từ năm 2016.
[57]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2016), Bản án số 01/2016/KDTM-ST ngày 23
tháng 5 năm 2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.


-74-


[58]. Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2016), Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016
quy định về việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
[59]. Trường đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, tr. 306.
[60]. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (1989), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự năm 1989.
[61]. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (1994), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế năm 1994.
[62]. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (2009), Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số
10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009.
[63]. Việm Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2005), Thông
tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 của VKSND
tối cao, TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của
VKSND trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
[64]. Việm Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Tòa án Nhân Dân Tối Cao (2012), Thông
tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2013 của TAND
tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Trang mạng
[65]. Phan Thông Anh, “Tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và các hình thức
trong

giải

quyết


tranh

chấp

kinh

doanh

thương

mại”,

< />8229A7ACC42D3043EDC6AAF7D6?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_l
if2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Far
ticleview%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTI
CLEVIEW_articleId=34155&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_
ARTICLEVIEW_i=2&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTIC
LEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fkhac1>, truy cập ngày 22/5/2016.

-75-


[66]. Trương Hòa Bình, “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập
Tòa án giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, < />portal/page/portal/tandtc/56071985/56494212?p_page_id=56071985&p_cateid=
56077102&item_id=56660064&article_details=1>, truy cập ngày 19/6/2016.
[67]. Phạm Thị Hồng Đào, “thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015”, < />truy cập ngày 05/7/2016.
[68]. Tô Văn Hòa, “nguyên tắc thẩm phán độc lập thực tiễn và phương hướng hoàn
thiện”, < truy cập ngày

16/7/2016.
[69]. Lịch sử “tố tụng dân sự rút gọn” ở Việt Nam, < />DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=766>, truy cập
ngày 15/7/2015.
[70]. Nguyễn Thị Minh, “thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015”, < />27677461?pers_id=28346379&folder_id=&item_id=155677031&p_details=1>,
truy cập ngày 02/8/2016.
[71]. Lê Hoàng Oanh, Khái niệm thương mại theo pháp luật việt nam”,
< />w=article&id=457:tc2004so3kntmovn&catid=97:ctc20043&Itemid=107>,
truy cập ngày 12/8/2016.
[72]. Hoàng Quân, “bảo đảm chế độ chính sách đối với các chức danh tư pháp trong hệ
thống Tòa án nhân dân”,
< truy cập ngày
16/8/2016.
[73]. Lê Văn Sua, “Áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự - những vướng mắc, bất
cập cần hoàn thiện”,< truy cập ngày 12/9/2016.

-76-


[74]. “Tòa án có phần trách nhiệm khi để tranh chấp kinh tế kéo dài”,
< truy cập ngày 22/9/2016.
[75]. “The truth about civil cases”, < />truy cập ngày 24/9/2016.
[76]. “Thủ tục rút gọn tại một số nước”,
< />ail.aspx?ItemID=766>, truy cập ngày 25/9/2015.

-77-




×