Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Chứng minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.54 KB, 15 trang )

TÓM TẮT
Đề tài luận văn này được thực hiện vào ngày 05 tháng 3 năm 2016 và kết thúc
vào ngày 30 tháng 8 năm 2016 tại Trường Đại học Trà Vinh, một số Tòa án nhân dân
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tp.HCM và
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án
cho thấy: “Chứng minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Tòa án” là vấn đề trọng tâm để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại Tòa án.
Đề tài: “Chứng minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại tại Tòa án”. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu Chứng minh và chứng cứ
trong tố tụng tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án, đưa ra những bất cập
trong thực hiện áp dụng pháp luật, quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình thu thập
chứng cứ và chứng minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, đồng thời từ
việc tìm ra chứng cứ để chứng minh tìm sự thật của vụ án trong quá trình thu thập
chứng cứ, chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng.
Qua quá trình nghiên cứ đề tài, tác giả đã đưa ra những hạn chế trong quá trình
thu thập, giao nộp, đánh giá, bảo quản chứng cứ, cũng như những hạn chế của việc
chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án,
cụ thể như:
Năng lực chứng minh của đương sự còn hạn chế, đương sự chưa thấu hiểu
được vay trò chứng minh của mình trong giải quyết tranh chấp; vai trò, thẩm quyền
thu thập chứng cứ của Tòa án, Viện kiểm sát; mục đích thu thập chứng cứ của Viện
kiểm sát để hạn chế những thiếu sót trong quá trình giải quyết tranh chấp, cũng đồng
thời là nhược điểm trong quá trình tố tụng tại Tòa án, vì tính phức tạp khi có sự tham
gia của Viện kiểm sát đối với tranh chấp kinh doanh thương mại….
Từ những phân tích đánh giá trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án, tác giả đưa ra

-iii-



những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ở những điểm: Quy định về nghĩa vụ
chứng minh của đương sự; Quy định thời hạn thu thập và cung cấp chứng cứ đối với
vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án; Cần bỏ quy định về Viện kiểm
sát tham gia tố tụng đối với tranh chấp kinh doanh, thương mại; Cần quy định bổ sung
việc xét xử kín.
Qua nghiên cứu, chứng minh, phân tích nội dung đề tài: “Chứng minh và
chứng cứ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án”, tạo ra
những cơ chế mới phát huy toàn diện tính tích cực của đương sự trong tố tụng tại Tòa
án, công chức Tòa án sẽ không phải mất quá nhiều thời gian cho một vụ việc mà vẫn
đảm bảo được sự trung thực, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án, các đương
sự trong vụ án giảm đi chi phí về thời gian, tiền bạc chi phí cho vụ kiện, giảm đi sự
tồn đọng các vụ án về kinh doanh thương mại ngày càng nhiều, tăng thêm lòng tin
của người tham gia tố tụng và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

-iv-


ABSTRACT
This thesis was started on March 05, 2016 and ended on August 30, 2016 at
the University of Tra Vinh, a number of people’s courts of district level within the
locality of Vinh Long, Tra Vinh, Dong Thap, Can Tho Provinces and Ho Chi Minh
City and People’s Court of Vinh Long province.
As regard to the current situation of court settlement of trading and business
disputes, the demonstrations and evidences for the proceedings of Court settlement
of trading and business disputes is the key to resolve trading and business conflictions
before the Court.
The thesis spotlights: “Demonstrations and evidences for the proceedings of
Court settlement of trading and business disputes”. The author delves into the
demonstrations and evidences in trading and business lawsuits highlighting the

inadequacies in applications and execution of laws, rights and obligations of parties
in collecting demonstrations and evidences to protect the rights and interests of
concerned parties, at the same time to find the truth of the lawsuits upon
demonstrations and evidences gathering of the proceedings conductors.
After researching on the subject, the author found inadequacies in the process
of collecting, submitting, evaluating and storing evidences, as well as the
shortcomings of demonstrations upon the court’s settlement of trading and business
disputes, in particular:
Concerned parties have limited capacity of demonstration, since they have a
poor understanding about their burden of demonstrating in settlement of dispute; the
roles and authority of the Court and Procuracy in collecting evidences; the purpose
of Procuracy’s collecting evidences, which is to reduce errors in dispute settlement;
and the complexity of Procuracy’s intervention in the Courtroom of trading and
business cases, which remains a drawback of the court’s proceedings.
Basing on analysis and evaluation with regard to the legal regulations and their
actual application in commercial business lawsuits in the Courtroom, the author

-v-


would like to give some recommendations to improve the laws concerning:
Regulations on the obligation of demonstration of concerned parties; Regulations on
the time frame of evidence collection and provision for Court’s settlement of trading
and business disputes; The necessity of revoking the intervention of Procuracy in
proceeding of trading and business cases; Addition of regulations on secret trials.
Upon

researching

on,


demonstrating

and

analyzing

the

subject:

“Demonstrations and evidences for the proceedings of Court settlement of trading
and business disputes”, the thesis prompts some new mechanisms enabling the
proactive role of concerned parties in Courtroom, thus shortening the Court officers’
time spent for each case yet ensuring the integrity and objectivity of dispute
settlement, easing the time and financial burden on litigants, clearing up outstanding
cases in trading and business, so as to strengthen the confidence of litigants and align
with the international convention.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2
3. Giới hạn đề tài .....................................................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
7. Bố cục của luận văn .............................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨNG MINH VÀ
CHỨNG CỨ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN .................................................................................7
1.1. Khái niệm về chứng minh và chứng cứ ............................................................7
1.1.1. Khái niệm chứng minh ............................................................................. 7
1.1.2. Khái niệm chứng cứ ................................................................................. 9
1.1.3. Phân biệt giữa chứng minh và chứng cứ ................................................ 10
1.2. Cơ sở pháp lý về chứng minh và chứng cứ, thu thập chứng cứ trong quá trình
tố tụng tại Tòa án ...................................................................................................13
1.2.1. Quy định về chứng minh ........................................................................ 13
1.2.1.1. Hoạt động chứng minh ......................................................................16
1.2.1.2. Nghĩa vụ chứng minh ........................................................................17

-vii-


1.2.2. Quy định về chứng cứ ............................................................................ 21
1.2.2.1. Nguồn chứng cứ ................................................................................21
1.2.2.2. Xác định chứng cứ ............................................................................23
1.2.2.3. Thu thập chứng cứ ............................................................................24
1.2.2.4. Giao nhận chứng cứ ..........................................................................39
1.2.2.5. Bảo quản chứng cứ............................................................................40

1.2.2.6. Đánh giá chứng cứ ............................................................................41
1.2.2.7. Công bố và sử dụng chứng cứ...........................................................41
1.3. Vai trò của chứng minh và chứng cứ .............................................................42
1.3.1. Vai trò của chứng minh .......................................................................... 42
1.3.2. Vai trò của chứng cứ .............................................................................. 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN,
KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...................................................45
2.1. Thực trạng về chứng minh và chứng cứ trong giải quyết các vụ án kinh doanh
thương mại tại Tòa án ............................................................................................45
2.1.1. Năng lực chứng minh của đương sự ...................................................... 45
2.1.1.1. Nhận thức về vai trò chứng minh của đương sự ...............................48
2.1.1.2. Tính chủ quan của đương sự về vai trò chứng minh của đương sự ..49
2.1.2. Thực trạng về thu thập chứng cứ ............................................................ 50
2.1.2.1. Tòa án thu thập chứng cứ ..................................................................50
2.1.2.2. Đương sự thu thập chứng cứ .............................................................59
2.2. Vướng mắc trong quá trình thu thập chứng chứng, đánh giá chứng cứ .........62
2.2.1. Đối với người tham gia tố tụng .............................................................. 62
2.2.2. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng .......................................................... 64
2.3. Vướng mắc trong quá trình chứng minh ........................................................67
2.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...........................................................70
2.4.1. Quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự .................................. 70
2.4.2. Quy định thời hạn thu thập và cung cấp chứng cứ ................................. 71

-viii-


2.4.3. Quy định về Viện kiểm sát tham gia tố tụng .......................................... 74
2.4.4. Quy định việc xét xử kín ........................................................................ 76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79

-ix-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử

TAND

Tòa án nhân dân


TTDS

Tố tụng dân sự

TTHS

Tố tụng hình sự

VKS

Viện kiểm sát

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

-x-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án là
một nội dung được quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự (TTDS). Pháp luật về
tố tụng có những đặc trưng cơ bản như bình đẳng, tự quyết và tự nguyện thoả thuận
giữa các bên, v.v. Trên tinh thần đó, tố tụng trong vụ án kinh doanh thương mại cũng
phải thể hiện được bản chất tương ứng trong việc đánh giá và xác định vai trò quan

trọng của các đương sự, đặt họ vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình giải quyết
các vụ án kinh doanh, thương mại.
Quá trình tố tụng bắt đầu từ khi Toà án nhận đơn khởi kiện, xử lý hồ sơ khởi
kiện, thụ lý vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án đến khi có phán quyết giải quyết
hoặc chấm dứt tranh chấp. Trong đó, hoạt động chứng minh và thu thập chứng cứ là
hoạt động cơ bản, trước tiên và quan trọng nhất mà các chủ thể tiến hành và tham gia
hướng tới. Hoạt động này là cơ sở để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình cũng như là căn cứ để Toà án đưa ra các phán quyết. Có thể nói mục đích của
hoạt động tố tụng là chứng minh và chứng cứ, sau cùng là phán quyết của Tòa án
bằng bản án, quyết định dựa trên chứng minh và chứng cứ.
Kế thừa có chọn lọc các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế (1994), không thể phủ nhận những bước phát triển đúng đắn của BLTTDS
năm 2004, BLTTDS năm 2015. Mặc dù vậy, trên thực tế, vận dụng và áp dụng pháp
luật về tố tụng đã bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý, trong đó có cách nhìn nhận về vai
trò, vị trí của đương sự trong hoạt động chứng minh, chứng cứ nói riêng. Một mặt,
một số quy định của pháp luật hiện hành không phản ánh được đúng đắn bản chất của
quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án, không phát huy
được vai trò chủ động và tích cực của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích
của mình; mặt khác, một số quy định còn tạo gánh nặng cho cơ quan tiến hành tố tụng
khi phải làm thay nhiều nhiệm vụ của đương sự. Thực tiễn áp dụng pháp luật có nhiều
vấn đề phát sinh cần đặt ra giải quyết. Chính vì vậy, BLTTDS năm 2015 góp phần

-1-


khắc phục được một số vấn đề về chứng minh và chứng cứ. Tuy nhiên, mặc dù có
những cải tiến, nhưng BLTTDS năm 2015 cũng còn những hạn chế bất cập, cần phải
nghiên cứu và giải quyết.
Về pháp luật tố tụng, quy định thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại chung với án dân sự là chưa phân định rạch ròi trong tố tụng. Đây là một trong

những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tồn đọng các vụ tranh chấp kinh doanh
thương mại tại Toà án ngày càng nhiều, tính minh bạch và thiếu khách quan còn phổ
biến thể hiện ở việc các Toà án cấp trên hủy, sửa bản án của các Toà cấp dưới với số
lượng lớn.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu
và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, các quy định của nhà nước qua
từng thời kỳ, tham khảo quá trình tố tụng tranh chấp kinh doanh, thương mại về thu
thập chứng cứ và chứng minh tại một số Tòa án nhân dân để hoàn thiện đề tài “Chứng
minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án” với
mong muốn góp phần hoàn thiện các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với chế định
quan trọng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: pháp luật tố tụng liên quan đến việc giải
quyết các vấn đề tranh chấp kinh doanh, thương mại đã được xây dựng trong
BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn cụ thể một số vấn đề về tố tụng trước
đây, nên các đề tài nghiên cứu còn rất hạn chế. Qua thực tiễn và tham khảo về lĩnh
vực chuyên sâu đối với đề tài này, tác giả chưa tìm ra được các đề tài nghiên cứu
chuyên sâu đề cập đến chứng minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại tại Tòa án. Tuy nhiên, trong thực tiễn có một số vướng mắc khi
áp dụng luật tố tụng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại đã được
nhiều tác giả thể hiện quan điểm, đồng thời có một số bài viết ngắn, bình luận khoa
học pháp lý về vấn đề này. Vì vậy, các công trình nghiên cứu này là cơ sở tham khảo
quan trọng để các nhà nghiên cứu có thể phát triển chuyên sâu hơn để kiến nghị những
bất cập, tồn đọng trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa
án, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện.

-2-


3. Giới hạn đề tài

Là một vấn đề khó trong tố tụng tại Tòa án, hoạt động chứng minh và chứng
cứ còn nhiều điểm đang có tranh luận cũng như chưa thống nhất nên trong phạm vi
còn hạn chế về kỹ năng cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, chúng tôi không có tham
vọng nghiên cứu tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề chứng minh và
chứng cứ nói chung. Đề tài được xác định cụ thể là những quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự hiện hành về hoạt động chứng minh và chứng cứ của các chủ thể tiến
hành và tham gia tố tụng trong các vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án, từ đó
chỉ rõ vai trò trung tâm và quan trọng nhất của các đương sự, cơ quan tiến hành tố
tụng, các cơ quan có liên quan.
Để làm nền tảng cho việc đánh giá, nhận xét được khách quan, đề tài tìm hiểu
các quy định tố tụng riêng về lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại một số Tòa án nhân dân
cấp huyện, cấp tỉnh. Những số liệu thực tế được khảo sát nhằm bổ trợ cho những vấn
đề lý luận.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài sẽ xây dựng, phân tích những khái niệm cơ bản như tố tụng dân sự, đặc
điểm, bản chất của hoạt động chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự được áp
dụng riêng trong lĩnh vực tranh chấp kinh doanh, thương mại. Từ đó, chỉ rõ vai trò
quan trọng, trung tâm của đương sự trong hoạt động này dựa trên sự so sánh, đối
chiếu với các chủ thể khác của hoạt động chứng minh và quy trình thu thập, đánh giá
chứng cứ mà các bên đương sự đưa ra. Phân tích rõ những tác động của xu thế thời
đại ảnh hưởng đến vai trò chứng minh và chứng cứ của đương sự, đồng thời đưa ra
những luận điểm để giải thích về vai trò quan trọng nhất của đương sự.
Đề tài hướng đến giải quyết tính thực tế của vấn đề. Sau khi xây dựng và đánh
giá về vấn đề lý luận chung, chỉ rõ vai trò chứng minh, chứng cứ của đương sự là
quan trọng nhất và ngày càng quan trọng hơn, khái quát những mặt được và những
mặt hạn chế của BLTTDS 2015 khi quy định về thời hạn tố tụng, thẩm quyền thu
thập tài liệu chứng cứ và thẩm quyền của Viện kiểm sát tham gia tố tụng tranh chấp

-3-



kinh doanh thương mại, mạnh dạn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
nhận thức về vai trò của đương sự khi thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh, nghĩa
vụ cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ, quyền được thu thập tài liệu, chứng cứ của
mình, giảm gánh nặng cho hệ thống Tòa án trong quá trình tố tụng, đồng thời giảm
bớt sự can thiệp không cần thiết của Viện kiểm sát trong quá trình tham gia tố tụng
tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.
Đề tài là công trình nghiên cứu nhìn nhận đầy đủ về vai trò tính chất quan
trọng của đương sự trong quá trình chứng minh và chứng cứ, phản ánh đầy đủ bản
chất của quan hệ pháp luật về chứng minh và chứng cứ trong tố tụng tranh chấp kinh
doanh thương mại tại Tòa án. Việc nghiên cứu một cách toàn diện và quy mô sẽ tạo
ra những cơ chế mới phát huy toàn diện tính tích cực của đương sự trong tố tụng tại
Tòa án, công chức Tòa án sẽ không phải mất quá nhiều thời gian cho một vụ việc mà
vẫn đảm bảo được sự trung thực, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án, các
đương sự trong vụ án giảm đi chi phí về thời gian, tiền bạc chi phí cho vụ kiện, giảm
đi sự tồn đọng các vụ án về kinh doanh thương mại ngày càng nhiều, tăng thêm lòng
tin của người tham gia tố tụng và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Qua việc thực hiện đề tài này, nhằm góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý
luận khoa học thông qua việc kiến nghị hoàn thiện những bất cấp trong hệ thống pháp
luật. Cho nên, đề tài này rất hữu ích đối với các nhà lập pháp, các thẩm phán, Viện
kiểm sát, luật sư và rất có ích cho các học viên cao học nhằm nghiên cứu, khảo sát
phát triển đề tài khả thi trong thực tiễn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài có nhiệm vụ tổng hợp các kiến thức học được từ nhà trường, tổng hợp
các vấn đề về pháp lý liên quan đến đề tài. Từ đó, tác giả phân tích, đánh giá, lý luận
và thực tiễn, đồng thời xác định các công trình nghiên cứu của các tác giả trước nhằm
khẳng định quan điểm của mình để chứng minh những vướng mắc của pháp luật về
tố tụng tranh chấp kinh doanh thương mại trong quá trình chứng minh, cung cấp tài
liệu, chứng cứ và thu thập tài liệu, chứng cứ. Từ đó đưa ra quan điểm lý luận phù hợp

thực tiễn, giúp cho các nhà làm luật có cái nhìn mới về tố tụng thương mại tại Tòa

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Công Bình (2009), Giáo trình luật Tố tụng dân sự, NXB. Công an nhân
dân, Hà Nội.
[2]. Thái Chí Bình (2014), “Một số vướng mắc về đình chỉ yêu cầu của đương sự và
thay đổi địa vị tố tụng trong tố tụng dân sự”, Tạp chí tòa án nhân dân, (5), tr. 8.
[3]. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005, về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020.
[4]. Bộ luật tố tụng dân sư của nước Cộng Hòa Pháp (1998), Nhà xuất bản chính trị
quốc gia.
[5]. Bộ luật Tố tụng dân sư Liên Bang Nga (2005), Nhà xuất bản tư pháp.
[6]. Chương trình đối tác Tư pháp do Ủy ban Châu Âu, chính phủ Đan Mạch và
chính phủ Thụy Điển (2014), Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về án dân sự năm 2010 – 2012, NXB.
TAND Tối Cao, Hà Nội.
[7]. Chương trình đối tác Tư pháp do Ủy ban Châu Âu, chính phủ Đan Mạch và
chính phủ Thụy Điển (2014), Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Kinh doanh - Thương mại và Hành
chính năm 2010 – 2012. NXB. TAND Tối Cao. Hà Nội.
[8]. Nguyễn Hữu Đắc (1999), Từ điển Luật Học, NXB từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
[9]. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự
2015, NXB Hồng Đức.
[10]. Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự và áp
dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, NXB Lao Động.
[11]. Nguyễn Thị Minh Hằng (2007), Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt

Nam, Luận án tiến sĩ Luật Học.
[12]. Nguyễn Minh Hằng (2009), Hoạt động chứng minh trong pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

-79-


[13]. Nguyễn Minh Hằng (2012), Cẩm nang pháp luật hôn nhân và gia đình, NXB
Thông tin và truyền thông.
[14]. Ngũ Thị Như Hoa (2015), “Vấn đề thực thi nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (19), tr. 37.
[15]. Học viện thư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong
việc giải quyết các vụ án dân sự, NXB. Tư Pháp.
[16]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (2005), Nghị quyết số
04/2005/NQ – HĐTP, ngày 19 tháng 9 năm 2005 về hướng dẫn thi hành một số
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh và chứng cứ”.
[17]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2014), “Quyết định giám đốc
thẩm số 25/2013/KDTM-GĐT ngày 23 tháng 7 năm 2013 của xét xử vụ án
“Tranh chấp hợp đồng tín dụng””, Tạp chí tòa án nhân dân, (18), tr. 45.
[18]. Ngô Tiến Hùng (2016), “Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp lực
theo thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm quy định tại BLTTDS 2015”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, (1), tr. 7.
[19]. Hoàng Thế Liên, Nguyễn Đức Giao (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự
năm 2005, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.
[20]. Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, NXB.
Chính trị quốc gia. Hà Nội.
[21]. Tưởng Duy Lượng (2015), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án và
việc phân biệt giữa thẩm quyền giải quyết của Trọng tài và Tòa án theo quy định
của Luật trọng tài thương mại và Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND

tối cao”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (16), tr. 6.
[22]. Phạm Thị Mai (2015), “Bàn về quy định nộp chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện”,
Tạp chí Tòa án nhân dân (20), tr. 33.
[23]. Đoàn Tiến Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Bình luận khoa học của Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015, NXB Lao Động.
[24]. Phan Gia Ngọc, Nguyễn Thành Phấn (2012), “Các bên đương sự đều có đơn xin
vắng mặt tại phiên Tòa, Tòa án có thể xét xử được hay không?”, Tạp chí Tòa
án nhân dân, (16), tr. 23-24.

-80-


[25]. Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ
bản (2009), NXB. Chính trị quốc gia.
[26]. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại
Tòa án, trọng tài – Cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, NXB Lao động, Hà Nội.
[27]. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp.HCM.
[28]. Nguyễn Thị Hoài Phương (2016), Bình luận những điểm mới trong bộ luật tố
tụng dân sự, NXB. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.
[29]. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
[30]. Quốc hội (2005), Luật thương mại số 36/2005/QH11, Hà Nội, ngày 14 tháng
06 năm 2005.
[31]. Quốc Hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011.
[32]. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
[33]. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
[34]. Hoàng Văn Thành (2013), “Một số vấn đề tranh tụng và thực tiễn”, Tạp chí tòa
án nhân dân, (21), tr.9.
[35]. Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng bộ luật Tố Tụng Dân Sự – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB. Chính Trị Quốc Gia.

[36]. Nguyễn Văn Tiến (2010), Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các
vụ việc kinh doanh thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB.
Đại học quốc gia Tp. HCM.
[37]. Trường đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, NXB
Tư Pháp.
[38]. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học của Bộ tư pháp, NXB Tư Pháp.
[39]. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[40]. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn Hoá Thông Tin.
Trang mạng
[41]. “Chứng minh”, < truy cập ngày
14/05/2016.

-81-



×