Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bồi dƣỡng những kiến thức cơ bản về thu thập và xử lý tài liệu trong đo vẽ b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.8 KB, 14 trang )

LỚP HỌC
“Bồi dƣỡng những kiến thức cơ bản về thu thập và xử lý tài liệu trong đo vẽ bản
đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000”
Đề cƣơng chuyên đề: “Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại
thực địa và công tác văn phòng trong đo vẽ cấu trúc chất phục vụ đo vẽ bản đồ địa chất
và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000”.
Người biên soạn: TS. Đỗ Văn Lĩnh
Mục tiêu
Trang bị và bồi dưỡng cho học viên những kiến thức, kỹ năng chính về thu thập
và xử lý tài liệu đo vẽ các yếu tố cấu trúc cơ bản trong đo vẽ bản đồ địa chất và điều
tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 (BĐĐC-ĐTKS 1/50.000).
A. YÊU CẦU NỘI DUNG ĐO VẼ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT (Điều 14)
1. Đo vẽ, xác định vị trí, quy mô, hình dạng, đặc điểm hình thái của các đứt gãy, đới
đứt gãy; dự kiến tuổi thành tạo và thời gian hoạt động.
2. Đo vẽ các thành tạo địa chất nguồn gốc kiến tạo.
3. Đo vẽ, xác định vị trí, đặc điểm hình thái các nếp uốn, cấu trúc uốn nếp; phân chia
các giai đoạn, các pha uốn nếp, biến dạng và dự kiến tuổi thành tạo.
4. Xác định các yếu tố cấu trúc - kiến tạo thuận lợi để hình thành và tích tụ khoáng
sản.
B-SƠ LƢỢC CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I-Biến dạng cấu tạo và trƣờng ứng suất kiến tạo.
- Biến dạng: là sự thay đổi hình dạng ban đầu của vật thể khi chịu tác động của
ngoại lực được nghiên cứu chủ yếu là biến dạng dẻo và biến dạng phá hủy (dòn), cơ
bản tuân theo định luật biến dạng trong lý thuyết cơ bản về sức bền vật liệu.
- Trƣờng ứng suất kiến tạo: là tổng hợp tương tác phức tạp của các vận động
kiến tạo mảng sinh ra các lực kiến tạo gây ra làm biến dạng đất đá sinh ra các yếu tố
cấu tạo nhất định của vỏ trái đất, mỗi một dạng cấu tạo sinh ra là tương ứng với một
lần tác động của trường ứng suất kiến tạo (pha biến dạng).
II. Sản phẩm của biến dạng
II.1. Elipsoid biến dạng


1


II.1. Thế nằm
Là sự định hướng trong không gian của các yếu tố cấu tạo (mặt, lớp, đường,..)
so với một hệ quy chiếu nhất định
Lớp đá trầm tích: là thực thể địa chất phân lớp phân biệt với các lớp kề cận bởi
đặc điểm thành phần vật chất tương đối đồng nhất về kiến trúc, màu sắc, độ hạt, thớ
lớp,…
II.2. Khe nứt (fracture)
Là các kiến trúc phá hủy làm mất đi sự liên tục của đá và dọc theo hai bên cánh
của nó không có sự dịch chuyển hoặc dịch chuyển rất nhỏ, khó thấy bằng mắt thường,
theo hình thái KN được chia ra (tách, cắt, ép dẹt, vòng). Theo nguồn gốc phân ra KN
kiến tạo và phi kiến tạo, thực tế chủ yếu là khe nứt kiến tạo, ít hơn là phi kiến tạo.
- Khe nứt cắt: xuất hiện chủ yếu trong điều kiện nén ép hoặc trượt bằng, hình
thái thường thẳng, vách nhẵn, kéo dài, xuất hiện đới dày đặc tăng cao.
- Khe nứt tách: xuất hiện trong điều kiện căng dãn, hình thái thường không
thẳng, vách gồ ghề bị thay đổi theo phương khi cắt qua các loại đá khác nhau. Đây là
kiến trúc thuận lợi chứa quặng, liên quan đén KN tách là các đai mạnh
- Khe nứt ép dẹt: Xuất hiện trong trường hợp nén ép mạnh, mặt khe nứt thường
vuông góc với trục C (nén). Loại KN này hiếm thấy, không thuận lợi định xứ quặng
- Khe nứt vòng: liên quan đến cấu trúc vòm, trũng núi lửa, khối XN dạng trụ,
ống nổ núi lửa. Lực ép thẳng đứng và phân bố kiểu tỏa chùm.
- Khe nứt đông nguội magma (cooling fracture)

Các kiểu cấu tạo trong đá macma thể nền. Q= khe nứt xiên; S= khe nứt dọc; L=
khe nứt phẳng ngang; F=phương phát triển của các cấu tạo; A= mạch aplit.
+ Khe nứt sinh kèm: có thề nằm trùng với đứt gãy sinh ra ra nó
+ Khe nứt lông chim: tạo với đứt gãy sinh ra nó một góc nhất định
II.3. Thớ chẻ (cleavage).

Là những khe nứt liên quan đến với hiện tượng biến dạng dẻo hoặc dẻo hóa
thường cuất hiện thành từng đới gồm những mặt phẳng, có thể tách ra thành từng lớp
mỏng phân bố song song song nhau, nhìn giống thớ phiến

2


II.4.Thớ phiến (schistosity).
Là những khe nứt mặt phẳng, khít, thường xuất hiện ở các đứt gãy lớn, hình
thành liên quan với hiện tượng trượt vật chất theo các mặt song song (lineation,
foliation – HV tự đọc thêm) bị tách theo mặt phiến khi dùng ngoại lực mạnh tác động
(VD: búa đập)
Nhiều nhà địa chất coi thớ phiến cũng như thớ chẻ, về hình thái các cấu tạo này
rất khó phân biệt với nhau.
II.5. Uốn nếp (fold)
Là hiện tượng các đá phân lớp hoặc giả phân lớp hoặc các yếu tố cấu tạo mặt bị
uốn cong do tác dụng của ngoại lực
II.6. Đứt gãy (fault)
Là những cấu trúc phá hủy phức tạp dạng đới kéo dài, trong đó các đá bị biến
dạng phá hủy mạnh làm mất đi tính liên tục của đất đá và dọc theo hai bên cánh của nó
có sự dịch chuyển rõ rệt có thể quan sát thấy bằng mắt thường tại một điểm lộ, vài vết
lộ hoặc nhận biết dấu hiệu bởi các phương pháp khác (ảnh, bản đồ, địa mạo, địa vật
lý,…). Tuỳ theo tính chất động học, quy mô, cơ chế, vai trò cấu trúc và lịch sử phát
triển đứt gãy được chia ra (trượt bằng, thuận, nghịch, chuyển dạng; nhỏ, trung, lớn, rất
lớn; đứt gãy cấp I, cấp II, cấp III, vỏ, xuyên vỏ,…).
II.7. Mặt bất chỉnh hợp
Là các bề mặt phản ánh sự gián đoạn lắng đọng trầm tích ở một vùng, miền, ở
một khu vực nhất định trên bề mặt trái đất ở một thời điểm nhất định. Là di chỉ để lại
phản ánh thời gian hoạt động các giai đoạn (pha) biến dạng, các bất chỉnh hợp khu vực
và hoặc các gián đoạn địa tầng phản ánh sự đổi hướng vận động của vỏ trái đất ở một

khu vực nào đó.
C- THU THẬP VÀ XỬ LÝ TÀI LIỆU ĐO VẼ CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC
CƠ BẢN TRONG ĐO VẼ BĐĐC-ĐTKS 1/50.000.
I- Nội dung đo vẽ thu thập các yếu tố cấu trúc
I.1.Sử dụng địa bàn địa chất và bản đồ địa hình
a. Địa bàn địa chất
Dùng để đo phương hướng hành trình, yếu thố thế nằm các yếu tố cấu trúc, định
điểm, đưa các yếu tố thế nằm, cấu trúc tại các vết lộ, hành trình khảo sát lên trên bản
đồ địa hình (bản đồ địa chất ngoài trời, bản đồ cá nhân do Tổ trưởng sử dụng)
- Cách đo: đưa hướng bắc của địa bàn theo hướng cần đo, đọc kim bắc của địa
bàn trên bảng chia độ chỉ giá trị hướng duy nhất (azimuth) của đối tượng cần đo (dạng
đường có véctơ), khi đo phương có hai giá trị hơn, kém nhau 1800 đọc một trong hai
giá trị đầu kim trên bảng chia độ đều đạt yêu cầu.
b. Bản đồ địa hình
Khi đi lộ trình và định điểm cần liên tục theo dõi bản đồ địa hình và thực tế
quan sát địa hình như các dấu hiệu ngã ba sông suối, gò, núi, kiểu sườn, hướng, dạng
uốn lượn của đường ô tô, dây diện cao thế, trảng bằng, cầu cống, dân cư, sông suối để
biết vị trí đứng của người khảo sát ở đâu trên bản đồ địa hình. Trong trường hợp khó
xác định điểm đứng chính xác phải đi lại trong biên độ khoảng 500-1000m để biết
chính giác hoặc lập luận ngược, giả thiết ta đang đứng ở một vị này thì phải quan sát

3


và nhận dạng được các yếu tố địa hình cần thiết xung quanh để loại trừ sai sót về định
điểm. Nói chung kỹ năng này rất cần trải nghiệm thực tế.
I.2. Xác định thế nằm của lớp đá trầm tích
Việc xác định đúng thế nằm của đá trầm tích trong thực tế địa chất là kỷ năng
cơ bản của nhà địa chất. Nếu xác định sai sẽ dẫn đến đảo lộn (nếp lồi thành nếp lõm)
về cấu trúc địa chất của vùng, tính toán bề dày các tập, lớp, hệ tầng sai số lớn không

đạt yêu cầu. Kết quả là sai lầm trong việc thiết công trình trong tìm kiếm, thăm dò (sai
lộ trình, diện phân bố của đá, không thể xử lý được cấu trúc, khoan, thiết kế khai thác,
tính trữ lượng, vv…).
Yêu cầu trước khi đo thế nằm: phải dọn sạch vết lộ (nếu các lớp không thể phân
biệt với nhau cần dùng búa tạo rãnh vuông góc với phương cấu trúc cần đo) cho đến
khi xác định chắc chắn, phân biệt rõ sự khác biệt giữa các lớp đá trầm tích về ranh giới
lớp, độ hạt, màu sác, thành phần chủ yếu thì mới tiến hành đo.
Đo hướng dốc: Trước tiên đo phương vị đường phương của lớp sau đo xoay
đầu bắc địa bàn 90 độ hướng về hướng cắm của lớp, đọc chỉ số kim bắc địa bàn trên
bàn chia độ, đó chính là giá trị hướng dốc của lớp.
Trong trường hợp lớp cắm rất thoải hoặc thoải hoặc cần chính xác hướng dốc
cần dùng bọt thủy chuẩn để xác định đường phương của lớp, sau đó xác định đường
hướng dốc và góc dốc lớp, tiên dụng hơn có thể dùng ít nước hoặc bốc nắm bột cát rắc
lên bề mặt lớp, hướng chảy của nước hoặc bột cát trên bề mặt lớp chính là hướng dốc
của lớp.
Đo góc dốc: tuỳ thuộc từng kiểu địa bàn mà lựa chọn kiểu đo thích hợp. Đối với
địa bàn có quả dọi tự do hoặc chốt hãm. Đặt cạnh dài địa bàn theo đường hướng dốc,
bấm nhả chốt hãm, chờ quả dọi dừng dao động, cố định chốt hãm, quả dọi và đưa địa
bàn lên đọc chỉ số. Yếu tố thế nằm của lớp chỉ cần hai giá trị hướng dốc/ góc dốc (VD:
3050) là đủ thông tin cần thiết. Đưa ký hiệu lên bản đồ thực địa ngoài trời và lên các
yếu tố thạch học, ký hiệu khảo sát khác,… (có chỉ dẫn thống nhất để tiện việc tổng
hợp).
Lƣu ý: công việc đo thế nằm và định điểm là kỹ năng cơ bản nhất của người tổ
trưởng địa chất. Nếu kiểm tra học viên không đạt yêu cầu cơ bản này nhất định không
cấp giấy hoặc bổ nhiệm tổ trưởng địa chất. GPS chỉ là công cụ hỗ trợ!
I.3. Đo vẽ, xác định vị trí, quy mô, hình dạng, đặc điểm hình thái của các đứt
gãy, đới đứt gãy; dự kiến tuổi thành tạo và thời gian hoạt động
I.3.1. Trước thực địa
a. Chuẩn bị thực địa
Yêu cầu: Đọc kỹ mục tiêu nhiệm vụ của đề án, mục tiêu tiêu và nhiệm vụ công

tác nghiên cứu đứt gãy, phương pháp và khối lượng, đọc tài liệu trong và ngoài nước
liên quan đến đứt gãy, vùng đo vẽ.
Sơ bộ đưa ra kết quả điều tra, nghiên cứu của giai đoạn trước, các mặt còn tồn
tại, cần làm rõ hoặc phải kiểm tra lại, các vết lộ chuẩn (ô chìa khóa): các họng núi lửa,
các điểm nước khoáng và nước nóng, các đới cà nát, cấp đứt gãy, quy mô, tính chất
vv…. Chọn đứt gãy nghiên cứu, chọn tuyến, vị trí, vùng lộ tốt để tiếp cận, các lưu ý
thu thập số liệu trong lộ trình khảo sát.
b. Sử dụng hoặc phân tích ảnh viễn thám

4


Yêu cầu: ảnh vệ tinh, ảnh máy bay được phân tích hoặc sử dụng kết quả phân
tích ảnh viễn thám vạch định các photolineament, phân loại các photolineament: chính,
phụ, nhỏ theo kích thước từ vài chục mét tới vài trăm mét (nhỏ), vài trăm mét đến chục
km (phụ), chục km đến vài chục hoặc hàng trăm km (lớn, chính); các dấu hiệu dịch
chuyển các đối tượng ảnh, các đai mạch, thung lũng kiến tạo, các đới thẩm thấu cao,
các đứt đoạn đột ngột, các đai mạch, các nghi ngờ cần kiểm tra chọn vùng, đối tượng
kiểm tra, các vùng tập trung cao các photolineament, các đai mạch, các ranh giới tôn,
hoa văn ảnh dạng tuyến, vv…. Đối sánh với tài liệu về đứt gãy hiện có vạch ra các
tuyến dự kiến khảo sát cắt ngang qua đứt gãy cần nghiên cứu
I.3.2. Thực địa
a- Đo khe nứt trong các đối tượng địa chất khác nhau theo lộ trình bản đồ
địa chất.
+Yêu cầu chung: Các tổ trưởng địa chất tại mỗi vết lộ khảo sát, ngoài việc mô
tả vị trí, tên đá, thế nằm, thạch học, quan hệ giữa thực thể địa chất, cấu tạo, địa mạo,
vỏ phong hóa, bề dày, địa chất thủy văn, công trình, thảm thực vật… đều phải tiến
hành đo đạc thu thập các tài liệu kiến trúc phá hủy: khe nứt, đứt gãy, các đới dập vỡ,
cà nát, milonit, đới dăm kết kiến tạo, dấu hiệu mất lớp đột ngột, đới xáo trộn, đai
mạch, gân mạch vv… tại vết lộ đó và liên kết chúng theo các vết lộ lân cận và hành

trình lân cận.
+Yêu cầu cụ thể đo khe nứt tại một vết lộ:
Nhìn tổng quan chung xác định có bao nhiêu hệ thống khe nứt chính?, hệ thống
nào là chủ đạo?, hệ thống nào là phụ?, hệ thống nào là thứ yếu?. Quan hệ giữa các hệ
thống khe nứt: hệ thống nào bị cắt, hệ thống nào cắt hệ thống nào, dự kiến thứ tự cổ trẻ
giữa các hệ thống khe nứt, hệ thống khe nứt nào là sinh kèm hoặc lông chim của các
hệ thống nào. Hệ thống nào là hệ KN khống chế hệ thống khác; xác định chiều dịch
chuyển của từng hệ thống vi đứt gãy (vẽ hình, chụp ảnh minh họa, ảnh phải có phương
ảnh, vật chuẩn làm kích thước và chụp thuận sáng)
Nhận biết: Hệ thống bị khống chế hoặc bị cắt sẽ cổ hơn hệ thống đóng vai trò
cắt hoặc khống chế.
Mỗi hệ thống khe nứt cần tiến hành đo 15-20 phép đo: mỗi khe nứt cần đo
thông tinh xác định chiều dài, phương vị, hướng dốc, góc dốc, vật chất nhét lấp là gì,
độ mở từng khe nứt, khoảng cách giữa các khe nứt trong từng hệ thống, quan hệ xuyên
cắt giữa khe nứt đó với khe nứt khác (vẽ hình, chụp ảnh minh họa); hệ thống nào bị
tiêm nhập các đai mạch, mạch, hệ thống nào không.
Phân biệt cho được khe nứt cắt (mặt khe nứt phẳng, nhẵn, tuyến tính), khe nứt
tách (phát triển ngoằn nghèo, cong vênh, có nhét lấp mạch nhiệt dịch hoặc đai mạch)
Yêu cầu đo các vi đứt gãy, mặt trượt đứt gãy: các yêu cầu hình thái tương tư
như đo khe nứt. Cần đặc biệt chú trọng thu thập, đo đạc các thông tin sau:
- Xác định được tính chất dịch chuyển của vi đứt gãy đó:
1.Trượt bằng: 1-trượt bằng phải-thuận, 2-trượt bằng trái-thuận, 3-trượt bằng
phải-nghịch, 4.trượt bằng trái-nghịch (góc vết xước khoảng 0-300)
2. Trượt thuận-bằng: 5- trượt thuận – bằng phải, 6. trượt thuận – bằng trái (góc
vết xước khoảng 30-600).
3. Trượt nghịch-bằng: 9.trượt nghịch-bằng phải, 10.trượt nghịch - bằng trái
(góc vết xước khoảng 30-600).
4. Trượt thuận hoặc nghịch (góc vết xước khoảng 60-900).

5



Lưu ý: sau các định danh động học trên, cần ghi cụ thể góc vết xước sau thông
tin hình thái vi đứt gãy
Để xác định các kiểu động học kể trên cần căn cứ vào: vết xước và góc vết
xước; gờ trượt, máng trượt, rãnh trượt. Dùng tay vuốt mặt trượt, gờ trượt, máng trượt,
rãnh trượt thấy xuôi về phía nào thì chiều trượt cánh đối diện ngược lại
(có hình minh họa về phân chia kiểu động học và từng kiểu trượt)
- Xác định có bao nhiêu pha trượt và thứ tự cổ trẻ giữa các pha trượt đó:
Không phải lúc nào cũng xác định được tại một vết lộ vấn đề này, tuy nhiên khi
có cơ hội cần làm rõ trên một mặt trượt có bao nhiêu kiểu trượt, hệ thống trượt; hệ
thống, vết trượt nào cắt hệ thống trượt vết trượt khác, đánh số thứ tự:1, 2, 3 theo mức
độ trẻ dần.
b- Đo khe nứt theo các mặt cắt đã chọn
Yêu cầu chung: Chọn các mặt cắt cắt vuông góc hoặc gần vuông góc với đứt
gãy cần nghiên cứu, sao cho độ dài mặt cắt lớn hơn bề rộng ảnh hưởng đứt gãy (nhận
dạng bởi phân tích ảnh, bản đồ địa hình, DEM, ĐVL…). Các yêu cầu đo đạc khe nứt
và vi đứt gãy như đối với đo khe nứt theo lộ trình bản đồ địa chất
Yêu cầu riêng: Đo liên tục các khe nứt, vi đứt gãy, uốn nếp, đới dập vỡ, cà nát,
dăm kết kiến tạo, đới milonit cứ khoảng 50-100m làm một điểm đo cho đến khi hết
chiều dài mặt cắt.
c. Đo khe nứt dọc theo phương phát triển của đứt gãy
Yêu cầu chung: như đối với đo khe nứt theo lộ trình bản đồ địa chất, tuy nhiên
dọc theo hai cánh đứt gãy cần bố trí khoảng 10 điểm đo/50km chiều dài đứt gãy, có thể
chọn ra từ các điểm đo khe nứt theo lộ trình bản đồ địa chất.
d. Đo vẽ các đới dập vỡ.
Yêu cầu: phải khống chế hết bề rộng đới dập vỡ, cấu trúc bên trong các đới dập
vỡ, mức độ biến dạng, các biểu hiện biến dạng: uốn nếp kéo theo, khoáng hóa nhét lấp,
khe nứt thứ sinh, …quy luật phát triển các yếu tố cấu trúc này. Xác định thế nằm
chung các đới dập vỡ

Lấy mẫu lát mỏng, quang phổ plasma đồng thời.
- Bảng phân cấp các đứt gãy theo quy mô hình thái
Cấp
Kích thước
Tính chất
Phương kéo dài
Ảnh hưởng
1
2
3
4
5
I
Hàng trục, trên Đứt gãy dọc, chủ yếu // với phương cấu Ảnh hưởng lớn tới cấu
hàng chục km
là đứt gãy nghịch
trúc vùng
tạo toàn vùng
II Dài 1 km đến gần Đứt gãy thuận Phương cắt chéo
Cắt chéo địa tầng và
2km
ngang
cấu trúc
đứt gãy dọc
III Dài vài chục mét Đa số là đứt gãy
Phương // cấp II
Làm mất quặng.
đến 500m
thuận có thể có các
đứt gãy dọc lớp

IV Dài khoảng một Đứt gãy thuận chiếm Phù hợp với cấp II Ảnh hưởng nhỏ chỉ
vài mét
đa số
và cấp III
thấy trong công trường
khai thác

6


e. Đo vẽ các đai mạch
Yêu cầu. Xác định tên đá tạo nên đại mạch, bề rộng, chiều dài đai mạch,
phương, thế nằm đai mạch, quan hệ xuyên cắt giữa các đai mạch và đá nền, xác định
các biến đổi cạnh đai mạch. Lấy mẫu thạch học và lát mỏng trong đai mạch, rìa đai
mạch.
I.4. Đo vẽ các thành tạo địa chất nguồn gốc kiến tạo.
I.4.1. Trước thực địa
Quy trình như chuẩn bị đối với đo vẽ đứt gãy các đới đá nguồn gốc kiến tạo
I.4.2. Thực địa
Yêu cầu chung : phải khống chế hết bề rộng đới cà nát, cấu trúc bên trong các
đới cà nát, mức độ cà nát, các biểu hiện biến dạng: khúc dồi, con cá kiến tạo, uốn nếp
kéo theo, khoáng hóa nhét lấp, khe nứt thứ sinh, các lineation, foliation…quy luật phát
triển các yếu tố cấu trúc này. Xác định chiều động học đới đới cà nát, đới dập vỡ,
milonit.
Chụp ảnh, vẽ hình minh họa.
a.Yêu cầu đo vẽ các đới dăm kết:
Xác định chiều dài, bề rộng đới dăm, thế nằm đới dăm kết, mức độ biến đổi,
khoáng hóa của đới dăm, thành phần dăm kết, xi măng gắn kết,....
Lấy mẫu thạch học và lát mỏng, mẫu quang phổ kèm theo. Chụp ảnh, vẽ hình
minh họa.

b.Yêu cầu đo vẽ các đới cà nát:
Tương tự như đo vẽ đới dăm kết, tuy nhiên chú ý các biến đổi khoáng hóa
(epidot hóa, thạch anh hóa, bezerzit hóa, propilit hóa vv..,), tính thẩm thấu, đai mạch,
mạch khoáng xuyên trong đới cà nát. Chụp ảnh, vẽ hình minh họa.
Lấy mẫu thạch học, lát mỏng, quang phổ plasma đồng thời.
c.Yêu cầu đo vẽ các đới milonit hóa
Tương tự như đo vẽ đới dăm kết, cà nát. Ngoài ra cần chú ý đo vẽ: các biểu
hiện biến dạng: khúc dồi, con cá kiến tạo, cấu tạo xích ma, uốn nếp kéo theo, khoáng
hóa nhét lấp, khe nứt thứ sinh, các lineation, foliation…quy luật phát triển các yếu tố
cấu trúc này.
Lấy mẫu thạch học cấu tạo và mẫu định hướng.
d.Yêu cầu đo vẽ các đới siêu milonit (blastominlonit)
Tương tự như đo vẽ đới milonit hóa
I.5. Đo vẽ, xác định vị trí, đặc điểm hình thái các nếp uốn, cấu trúc uốn nếp;
phân chia các giai đoạn, các pha uốn nếp, biến dạng và dự kiến tuổi thành tạo.
I.5.1. Trước thực địa
Quy trình như chuẩn bị đối với đo vẽ đứt gãy các đới đá nguồn gốc kiến tạo.
Tuy nhiên cần phân tích tổng hợp các kiểu uốn nếp có thể gặp và chuẩn bị cách đo vẽ
thích hợp
I.5.2. Thực địa
Các lộ trình khảo sát gặp các nếp uốn từ nhỏ đến lớn cần tiến hành đo đạc các
thông tin về nếp uốn như:

7


Yêu cầu: đo vẽ thế nằm hai cánh của nếp
uốn, mặt trục nếp uốn, bản lề nếp uốn,
phương trục uốn nếp. Kiểu hình thái uốn
nếp: cân xứng, không cân xứng, nghiêng,

đảo, chúc đầu, nằm vòm chậu, nghiêng
quanh, tuyến tính hay đoản, thoải. Nếp uốn
kéo theo, điều hòa (xem giáo trình).
-Đá và dự kiến tuổi phát triển uốn nếp.
- Thớ chẻ mặt trục có kèm theo nếp uốn hay
không.
- Đứt gãy và khe nứt phát triển ở cánh nếp
uốn, vòm đỉnh nếp uốn, bong tách ở vòm
đỉnh nếp uốn.
- Khoáng hóa, đai mạch phá hủy nếp uốn
- Bề rộng và chiều dài nếp uốn
- Vẽ hình chụp ảnh
Lưu ý: các nếp uốn có thể gặp ở một vết lộ hoặc vài vết lộ, thậm chí nhiểu vết lộ mới
đủ số liệu vẽ một nếp uốn lớn, Tuy nhiên nguồn gốc và kiểu nếp uốn nhỏ phản ánh
nguồn gốc và kiểu nếp uốn khu vực nghiên cứu và khoáng sản đi kèm.
Bảng phân cấp các nếp uốn
Cấp
Kích thước km
Đặc điểm
phân bố
Dài
Rộng
1
2
3
4
I
7-10 hoặc
từ 1 trở xuống Có trục nếp uốn nói
hơn

chung song song với
phương cấu trúc vùng
II
4-5 hoặc hơn 0,4-0,5 trở
Cơ bản giống cấp I, phụ
một ít
xuống
thuộc theo cánh nếp uốn
cấp I
III
1 hoặc hơn 0,05-0,2 trở
Phân bố ở cánh nếp uốn
một ít
xuống
cấp II, phần lớn ở cánh
thoải
IV
0,02-0,2
0,002-0,02
ở cánh nếp uốn cấp III và
có thể ở vòm
V
<0,02
0,002
Phân bố ở tất cả các vị trí
của nếp uốn lớn

Đặc điểm
chịu biến dạng
5

Chịu sự nén ép do
trường do TUSKT
chung
Có liên quan với biến
dạng ở cánh nếp uốn
cấp I
có liên quan với biến
dạng ở cánh nếp uốn
cấp II
Do trường ứng suất cục
bộ gây ra
Do trường ứng suất cục
bộ gây ra, đa số do trượt
lớp

I.5.3. Đo vẽ các mặt bất chỉnh hợp
Yêu cầu: Xác định được kiểu nguồn gốc các bề mặt bất chỉnh hợp, tại một vết
lộ phải làm rõ kiểu bất chỉnh hợp, đá trên và đá dưới bề mặt BCH và tuổi của chúng.
Vẽ mặt cắt liên hệ các mặt bất chỉnh hợp theo các hành trình, vết lộ, các lỗ khoan,
giếng đào, hào.

8


Các quan hệ bất chỉnh hợp khu vực, thay đổi tướng đá (magma, trầm tích) cũng
được xem xét. Điều đó có thể hiểu một giai đoạn biến dạng có thể có nhiều pha kiến
tạo, hoặc chỉ có một pha kiến tạo.
Nhận dạng các bề mặt bất chỉnh hợp
1 – Bất chỉnh hợp song song, 1b – Kề
áp song song, 1c – lượn hình bao phủ;

2 – Bất chỉnh hợp ven rìa: a – Phủ
biến tiến, b – Kề áp biển tiến, c – Kề
áp biển thoái; 3 – Bất chỉnh hợp địa
lý; 4 – Bất chỉnh hợp góc: a – Khu
vực, b – Địa phương; 5 – Bất chỉnh
hợp đồng trầm tích; 6 – Bất chỉnh hợp
trượt dưới nước; 7 – Bất chỉnh hợp
phương vị: a – Khu vực, b – Địa
phương (3, 7 trên bình đồ, còn lại –
trong mặt cắt)

C- CÔNG TÁC VĂN PHÒNG ĐO VẼ CẤU TRÚC
I- Văn phòng thực địa
1.Đưa và chỉnh lý các yếu tố cấu trúc nên bản đồ tài liệu thực tế thực địa,
kiểm tra kết quả phân tích ảnh
+ Lập biểu bảng, sổ đo đạc
+ Lên thế nằm theo các hành trình địa chất, đưa các đới dập vỡ cà nát, đưa các
hệ thống khe nứt, đứt gãy chính, động học, đai mạch lên bản đồ thực tế thực địa
+ Kiểm tra kết quả phân tích ảnh so với thực tế khảo sát
+ Nhận định chuyên môn và vạch kế hoạch khảo sát, kiểm tra tiếp theo
2.Lập mặt cắt địa chất sơ lược theo tài liệu thu thập được
Nhằm xác định tính hợp lý về cấu trúc để kịp thời kiểm tra, chỉnh lý.
3. Lập cột địa tầng tổng hợp sơ bộ vùng nghiên cứu
Nhằm xác định khung biến dạng và lịch sử phát triển của vùng

9


4. Lập bản bản đồ tài liệu thực tế về cấu trúc
Lập chú giải cho bản đồ, ký hiệu, phác họa các yếu tố cấu trúc chính

II. Văn phòng hàng năm
- Nhập số liệu đo khe nứt, đưa thế nằm lớp, phiến, đới cà nát, đá kiến tạo lên
bản đồ tài liệu thực tế
- Xử lý số liệu: lập đồ thị hoa hồng và độ thị đẳng trị khe nứt cho các đối tượng
địa chất, đồ thì hoa hồng phương phát triển các đai mạch cho các vùng tìm kiếm chi
tiết
- Đưa các hệ thống khe nứt chính vào bản đồ tài liệu thực tế khe nứt-đứt gãyuốn nếp, đới biển đổi khoáng hóa nội sinh.
- Xử lý đưa các nếp uốn, vị trí lên bản đồ tài liệu thực tế
- Xử lý xác định tính chất và cơ chế thành tạo đứt gãy bằng phương pháp phân
tích dải khe nứt và hệ 3 KNCU
- Phân tích và rà soát lại các tại liệu photolineament so sánh với kết quả khảo
sát, đo vẽ đứt gãy, khe nứt, uốn nếp, thế nằm, đới đá kiến tạo.
- Phân tích tài liệu lỗ khoan xác định các mặt bất chỉnh hợp, bề dày, móng trầm
tích đặc biệt trầm tích Kainozoi.
- Phối hợp vẽ bản đồ địa chất, lập mặt cắt địa chất (đồng thời)
- Phân chia các mặt bất chỉnh hợp, xác định khung, phân chia pha biến dạng
- Liên hệ so sánh và dự kiến tuổi các pha biến dạng, pha hoạt động đứt gãy, uốn
nếp.
- Phân tích các tài liệu địa vật lý hiện có, cấu trúc sâu xác định sự tồn tại các đứt
gãy và các đơn vị cấu trúc ngang, đứng, dị thường địa vật lý và bản chất địa chất của
chúng.
- Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc với khoáng sản (tổng hợp từ
các kết quả thực địa), quy luật phân bố của khoáng sản với các yếu tố cấu trúc: đứt
gãy, uốn nếp, đới dập vỡ, phương phát triển, khả năng xuyên sâu. vv…định hướng cho
công tác tìm kiếm khoáng sản chi tiết ở các vùng điều tra chi tiết.
- Viết báo cáo kết quả công tác văn phòng xử lý tài liệu đo vẽ cấu trúc
III-Văn phòng tổng kết đề án
1. Lập chú giải cho bản đồ địa chất và bản đồ kiến tạo, thông qua chú giải
2. Lập sơ đồ kiến tạo tỷ lệ 1/100.000 và báo cáo chương cấu trúc – kiến tạo
phải thể hiện được các nội dung sau và phục vụ cho bản đồ dự báo tài nguyên.

- Cấu trúc sâu (moho, móng kết tinh)
- Các tổ hợp thạch kiến tạo
- Đặc điểm biến dạng
+ Uốn nếp
+ Khe nứt
+ Đứt gãy
+ Các pha biến dạng, trường ứng suất kiến tạo và khoáng hóa liên quan.
+ Các geoblock (các khối địa chất chính)
+ Lịch sử phát triển kiến tạo vùng

10


KẾT LUẬN
Do thời lượng có hạn, các nội dung trình bày trên đây về thực địa mang đặc
điểm cơ bản và cần thiết nhất trong việc thu thập và xử lý tài liệu nghiên cứu cấu trúc
trong đo vẽ BĐĐC-ĐTKS 1/50.000. Nội dung văn phòng tổng kết chỉ mang tính chất
giới thiệu, đề nghị học viên quan tâm đầu tư tìm tòi, học hỏi.
Để thành công cho công tác đo vẽ BĐĐC-ĐTKS 1/50.000, việc thu thập phải
trung thực, chính xác và có sự tổng hợp tốt, biết khái quát vấn đề, cụ thể hóa chúng.
Đặc biệt phải tuân thủ quy trình, đọc và làm nhiều sẽ thuần thục. Kỹ năng thực địa sẽ
được thực hành và quan sát tại các vết lộ thực tế của chương trình học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc của người soạn
- Các giáo trình đo vẽ bản đồ địa chất, địa chất cấu tạo của các tác giả trong
nước và ngoài nước, kiến trúc trường quặng.
- Quy định về đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 ban
hành kèm theo Quyết định số: 13/2008/QĐ-BTNMT, ngày 24 tháng 12 năm 2008 của
Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
CÂU HỎI THU HOẠCH

1.Vai trò của việc định điểm khảo sát và xác định thế nằm phân lớp quan trọng
như thế nào?
2. Đứt gãy, khe nứt, các đới đá kiến tạo giống và khác nhau ở điểm nào?. Cách
thu thập chúng? Khoáng hóa tập trung, liên quan tới ở yếu tố cấu trúc nào là chính?
3.Anh (chị) hiểu thế nào về nếp uốn và mặt bất chỉnh hợp, đai mạch. Mối quan
hệ giữa chúng phản ánh điều gì? Khoáng hóa tập trung ở phần nào là chủ yếu ở đâu
của nếp lồi, nếp lõm.

11


- Các giáo trình tham khảo liên quan đến nội dung giảng dạy: Thạch học,
thạch luận, địa mạo, địa hóa học, địa chất khoáng sản, phương pháp tìm kiếm
khoáng sản rắn, phương pháp tìm kiếm trọng sa, địa hóa; địa chất kiến trúc, địa
kiến tạo; đo vẽ bản đồ địa chất, địa chất môi trường, ....
4. Quyền lợi của học viên:
- Học viên sẽ được hưởng lương trong thời gian tham gia lớp học;
- Học viên hoàn thành lớp học sẽ là cơ sở để Liên đoàn giao chức danh Tổ trưởng
địa chất.
5. Ban tổ chức lớp học:
5.1. Trưởng Ban: Phó Liên đoàn trƣởng Đỗ Văn Lĩnh
5.2. Tổ biên tập giáo trình: phòng Kỹ Thuật
Các giảng viên soạn thảo nội dung giảng dạy gởi về phòng Kỹ Thuật trước
ngày 11/8/2012 để biên tập thành giáo trình thống nhất;
5.3. Tổ Tổ chức lớp học và dự trù kinh phí lớp học: phòng Tổ chức; phòng Kế
toán Thống kê; phòng Kế hoạch
Kinh phí lớp học:
- Thù lao giảng viên (Giảng viên thỉnh giảng): 400.000đ/người
- Chi phí soan giáo trình: 600.000đ/chuyên đề;
- Tiền ăn trưa: 20.000đ/ngày người

- Chi phí xe đi thực địa (xe 60 chỗ ngồi/ngày): 1
5.4. Tổ in ấn giáo trình và chuẩn bị địa điểm lớp học: Văn Phòng Liên đoàn

12


Bảng 1. Kế hoạch, nội dung học tâp, giàng viên phụ trách môn học
Số TT

Ngày học

Số tiết
64

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Sáng Thứ Hai
13/08/2012
Chiều Thứ Hai
13/08/2012
Sáng Thứ Ba
14/08/2012

Chiều Thứ Ba
14/08/2012
Sáng Thứ Tư
15/08/2012
Chiều Thứ Tư
15/08/2012
Sáng Thứ Năm
16/08/2012
Chiều Thứ Năm
16/08/2012
Sáng Thứ Sáu
17/08/2012

4
4
4
4
4
4
4
4
4

10

Chiều Thứ Sáu
17/08/2012

4


11

Sáng Thứ Hai
20/08/2012

4

Nội dung

Giảng viên phụ
trách

I. Phần lý thuyết
Định hướng phát triển Liên đoàn đến 2020.
Khái quát về công tác đo vẽ BĐĐC và ĐTKS tỷ lệ 1/50.000; Chức năng và
nhiệm vụ của người Tổ trưởng trong đo vẽ BĐĐC và ĐTKS tỷ lệ 1/50.000.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong đo vẽ các trầm tích Đệ tứ, đo vẽ Địa mạo, Vỏ phong hóa.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong đo vẽ các đá phân tầng.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong đo vẽ các đá núi lửa và đá xâm nhập.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong đo vẽ các đá biến chất.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong đo vẽ cấu trúc chất.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong điều tra khoáng sản sơ bộ.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong điều tra khoáng sản chi tiết.

Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và công tác văn
phòng trong điều tra tai biến địa chất, môi trường địa chất.
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và văn phòng công
tác lấy mẫu trọng sa, lấy mẫu địa hóa đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng
sản tỷ lệ 1/50.000
Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và văn phòng công
tác địa vật lý trong đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000
13

ThS Thái Quang
ThS Nguyễn Huy
Dũng
KS Đỗ Công Dự
KS Dương Văn Cầu
TS Trịnh Văn Long
TS Đỗ Văn Lĩnh
ThS Đào Ngọc Đình
ThS Nguyễn Văn
Mài
TS Vũ Văn Vĩnh
TS Nguyễn Chí Vũ
TS Nguyễn Ngọc
Thu


Số TT
12
13
14
15

16

Ngày học
Chiều Thứ Hai
20/08/2012
Sáng Thứ Ba
21/08/2012
Chiều Thứ Ba
21/08/2012
Sáng Thứ Tư
22/08/2012

Số tiết

Nội dung

Giảng viên phụ
trách

4

Kỹ thuật thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy tại thực địa và văn phòng công
KS Phùng Thế Lễ
tác địa vật lý trong điều tra khoáng sản chi tiết.

4

Quy định lấy, gia công mẫu, gửi phân tích thí nghiệm mẫu địa chất

4


Quy định chung về tài liệu nguyên thủy trong điều tra địa chất

4

ThS Nguyễn Ngọc
Hoa
Giới thiệu các phương pháp phân tích thí nghiệm mẫu địa chất và năng lực phân TS Nguyễn Văn
tích của Trung tâm PTTN Địa chất Liên đoàn BĐĐCMN.
Định
KS Nguyễn Xuận
Giới thiệu “Các phương pháp mới thành lập bản đồ địa chất khu vực tỷ lệ
Bao
1:50.000” của Trung Quốc.

Chiều Thứ Tư

3

22/08/2012

1

Nhận bài tập kiểm tra theo nhóm chuyên môn (về nhà làm)

20

II. Phần thực hành

17


Thứ Năm
23/08/2012

12

18

Sáng Thứ Sáu
24/08/2012

4

19

Chiều Thứ Sáu
24/08/2012

4

ThS Mai Kim Vinh

Đi thực địa, thực hành kỹ thuật thu thập tài liệu tại điểm khảo sát: kỹ năng sử
dụng bản đồ, định điểm, xác định thế nằm thể địa chất, ghi chép mô tả tại vết lộ.
lấy mẫu, ...;
Nộp bài kiểm tra.
Xác định mẫu đá và quặng ở Việt Nam; thực hành xử lý tài liệu, chọn xử lý 1
trong các tài liệu: địa hóa, trọng sa, số liệu đo khe nứt, địa vật ly, phân tích ảnh,
...);
Chấm bài kiểm tra.

Bế giảng, phát chứng chỉ lớp học

14

Các giảng viên

Các giảng viên

Các giảng viên

Các giảng viên



×