Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tieu luan kinh te hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.92 KB, 14 trang )

Tiểu luận môn Kinh tế học

PHẦN I: GIỚI THIỆU VẤN ĐÊ
Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều
mặt hoạt động của nền kinh tế. Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay
trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của
mỗi quốc gia. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường,
tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế
giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi
vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái
tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán của một quốc gia, sự
biến động tỷ giá có thể hạn chế hoặc kích thích xuất nhập khẩu. Xây dựng
thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng
khó khăn phức tạp. Đề tài tiểu luận “ Biến động tỷ giá ở Việt Nam va
những tác động đến tăng trưởng kinh tế” sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề
này.

1


Tiểu luận môn Kinh tế học

II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG
I – TỔNG QUAN VÊ TỶ GIA
1.Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền này được biểu thị thông
qua một đồng tiền khác. Nói cách khác, tỷ giá là số đơn vị đồng tiền định giá
trên một đồng tiền yết giá. Tại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực
tiếp, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng yết giá ( số đơn vị = 1), còn
đồng nọi tệ đóng vai trò là đồng định giá.
2.Phân loại tỷ giá


Có nhiều loại tỷ giá khác nhau phụ thuộc vào từng tiêu thức phân loại
khác nhau
a/ Căn cứ vao chế độ quản lý ngoại hối:
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương (NHTW) của
mỗi nước công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của NHTW. Dựa vào tỷ
giá này các Ngân hàng Thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng sẽ ấn
định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi
- Tỷ giá kinh doanh ( bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán): là tỷ giá dùng
để kinh doanh mua bán do các NHTM hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ
sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do NHTW công bố xem xét đến
các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại
tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua
hoặc bán. Biên độ giao động hiện nay của tỷ giá kinh doanh so với tỷ giá
chính thức là 1%.
- Tỷ giá chợ đen: tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ
chính thức

2


Tiểu luận môn Kinh tế học

b/ Căn cứ vao tiêu thức thời điểm thanh toán
- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại
tệ được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài hôm sau. Loại tỷ giá
này do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa
thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ do NHNN quy định. Việc thanh
toán giữa các bên phải được thực hiện trọng vòng 2 ngày làm việc tiếp theo
sau ngày cam kết mua bán.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng

yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với
nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành
của NHNN tại thời điểm ký hợp đồng.
- Tỷ giá mở cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của giao dịch đầu tiên trong
ngày
- Tỷ giá đóng cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối
cùng trong ngày
c/ Căn cứ vao tiêu thức giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được yết giá và có thể trao đổi giữa hai
đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng
- Tỷ giá thực: là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi tương quan
giá cả của nước có đồng yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền
định giá
d/ Căn cứ vao phương tiện thanh toán quốc tế:
- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu
trả tiền ngay bằng ngoại tệ
- Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có
kỳ hạn bằng ngoại tệ
- Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ
3


Tiểu luận môn Kinh tế học

- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển
khoản qua ngân hàng
- Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng
tiền mặt
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
a/ Cán cân thanh toán quốc tế:

Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia có thể rơi vào một trong
ba trạng thái sau: cân bằng, thâm hụt hay thặng dư, ảnh hưởng trực tiếp đến
tỷ giá. Vì vậy, nếu cán cân thanh toán quốc tế dương thì tỷ giá hối đoái có
chiều hướng giảm hoặc giữ vững. Ngược lai, nếu cán cân thanh toán quốc tế
âm thì thỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.
b/ Mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế
Mức độ tăng, giảm GDP thực tế của một nước so với nước khác, trong
điều kiện các nhân tổ khác không đổi sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu về
hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu. Do đó sẽ làm cho nhu cầu về ngoại hối để
thanh toán hàng nhập khẩu tăng hay giảm, từ đó tác động đến cung cầu
ngoại tệ và làm cho tỷ giá hối đoái giảm đi hoặc tăng lên
c/ Sự chênh lệch lạm phát của đồng tiền quốc gia
Khi tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm cho
giá trị của đồng tiền nước đó thay đổi dẫn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền
nước đó so với nước ngoài bị biến động. Nếu mức lạm phát của nước này
cao hơn mức lạm phát của nước kia thì sức mua của nội tệ sẽ giảm so với
ngoại tệ. Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền vàng mất giá, sức mua càng
giảm nhanh, sức mua của đồng tiền trong nước giảm thì sức mua đối ngoại
của nó cũng giảm và làm cho tỷ giá hối đoái tăng.
d/ Mức chênh lệch giữa lãi suất các nước
4


Tiểu luận môn Kinh tế học

Ở thị trường nào có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn thì những luồng
vốn ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó làm cho cung cầu ngoại tệ
tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm do có xu hướng tỷ giá hối đoái giảm
e/ Các nhân tố khác
Một số nhân tố khác cũng tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua

cung cầu ngoại tệ như: yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, thiên tai chiến tranh,
hoạt động đầu cơ. Đặc biệt là các chỉ số và các sự kiện tại Mỹ sẽ ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái thế giới như:
- Chỉ số thất nghiệp tăng, giảm trong tháng
- Chỉ số bán le
- Kết quả các hội nghị G7, EU, Asian,…
- Sản lượng công nghiệp, GDP, GNP…
Ngoài ra,khi thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi thì tỷ giá rất nhạy cảm với
các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, kể cả yếu tố tâm lý,…
Tóm lai, những biến động của các nhân tổ nêu trên có thể tác động
riêng le hoặc đồng thời lên cung cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá.Việc
hiểu và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá rất quan
trọng vì nó giúp chúng ta dự báo và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để
từ đó làm cơ sở ra quyết định liên quan đến các giao dịch ngoại tệ.
II – BIẾN ĐỘNG TỶ GIA Ở VIỆT NAM
Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 6/2008 đến nay, tỷ giá đã nhiều lần
thay đổi qua các thời kỳ với sự điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng,
cụ thể các lần điều chỉnh như sau:
- Ngày 11/6/2008, điều chỉnh lên 16.461 VND/USD (+ 1,99%)
- Ngày 25/12/2008, điều chỉnh lên 16.898 VND/USD (+ 3%)
- Ngày 26/12/2009, điều chỉnh lên 17.961 VND/USD (+ 5,44%)
5


Tiểu luận môn Kinh tế học

- Ngày 11/2/2010, điểu chỉnh lên 18.544 VND/USD (+ 3,36%)
- Ngày 18/8/2010, điều chỉnh lên 18.932 VND/USD (+ 2,09%)
- Ngày 11/2/2011. điều chỉnh lên 20.693 VND/USD (+ 9.3%)
- Ngày 10/12/2012, điều chỉnh lên 20.828 VND/USD (+ 1%)

- Ngày 28/6/2013, điều chỉnh lên 21.036 VND/USD (+ 1%)
- Ngày 9/10/2014, điều chỉnh lên 21.246 VND/USD (+ 1%)
+ Năm 2008 được giới phân tích tài chính đánh giá là “năm bất ổn của
tỷ giá” với những biến động tỷ giá phức tạp. Trước tình hình suy thoái kinh
tế ảnh hướng mạnh đến Việt Nam, các dòng vốn vào Việt Nam bị hạn chế.
NHNN đã chủ động điều chỉnh giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản
trên thị trường ngoại tệ. Tính đến ngày 26/12/2008 NHNN đã điều chỉnh
biên độ tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 2% lên 3%.
+ Năm 2009, NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/- 5%
khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến. Tỷ giá giữa
USD/VND trong năm 2009 đã trải qua 2 lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3
tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần thứ hai là vào tháng 11 tăng
3,4%. Ngày 26/11/2009 tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh
tăng thêm 5,44% so với trước. Đồng thời, bien độ tỷ giá giảm từ 5% xuống
còn 3%. Mặc dù, sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần
nhưng tỷ giá thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của
NHNN.
+ Năm 2010 – 2011: ngày 10/02/2012, NHNN quyết định điều chỉnh
tăng tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941VND/USD lên 18.544 VND/USD
tăng khoảng 3,3%. Ngày 17/8/2010, NHNN thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình
quân liên ngân hàng tăng 2%, biên độ tỷ giá giữa nguyên mức +/- 3%. Ngày
11/02/2011, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ_CP về những giải pháp chủ yếu
chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011
6


Tiểu luận môn Kinh tế học

vvaf nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, NHNN đã điều
chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 lên mức 20.693 VND/USD

và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%.
+ Năm 2012: ngày 24/12/2012, NHNN tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ mức 20.813 lên 20.828 VND/USD và giữ cố định dài nhất ke
từ sau nhiều xáo trộn giai đoạn 2008 – 2011. Mức tỷ giá của Sở Giao dich
NHNN cũng được cố định ở 28.850 VND/USD mua vào và 21.036
VND/USD bán ra.
+ Năm 2013: NHNN công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng áp dụng cho ngày 28/6/2013 từ mức 20.828 VND/USD lên 21.036
VND/USD ( mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giả +/-1% so với tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.246 VND/USD và tỷ giá sàn là
20.826 VND/USD.
+ Năm 2014: ngày 18/62014, NHNN công bố điều chỉnh tỷ giá bình
quân liên ngân hàng từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD (mức
điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân
hàng, tỷ giá trần là 21.458 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.034 VND/USD
III – Tác động đến tăng trưởng kinh tế:
3.1. Tỷ giá với lạm phát
Trên lý thuyết, khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm,
với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị
trường nước ngoài. Theo quy luật cung cầu, người dân trong nước sẽ chuyển
sang dùng hàng nước ngoài nhiều hơn vì giá re hơn. Điều tất yếu xảy ra là
nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo cầu ngoại tệ tăng, làm cho tỷ giá hối đoái cũng
tăng. Tương tự, vì tăng giá, người dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu
hơn, vì thế hoạt động xuất khẩu giảm, cung ngoại tệ trên thị trường giảm,
7


Tiểu luận môn Kinh tế học

đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy, lạm phát

ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác
động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền
tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữa các
tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng.
Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sec
phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ
lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối.
Đối với nước ta hiện nay, lạm phát đang ở mức cao nên việc tăng tỷ giá hối
đoái là điều không thể tránh khỏi. PGS – TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, tỷ
giá tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI, tác động đến lạm phát bởi các mặt
hàng nhập khẩu thiết yếu được tính theo tỷ giá mới, thậm chí xuất hiện
những loại hàng hóa “ăn theo” đà tăng của tỷ giá.
Năm 2014, trong điều kiện lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, để
góp phần hỗ trợ xuất khẩu 6 tháng cuối năm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế theo mục tiêu đề ra, NHNN chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá. Sau khi điều
chỉnh tăng tỷ giá, NHNN sẽ đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp và
công cụ chính sách để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối trên mặt bằng
giá mới.
3.2.Tỷ giá với cán cân thương mại
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất
khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất
khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong nước sản xuất
ra nước ngoài. Trên thị trường, cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái
giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần
8


Tiểu luận môn Kinh tế học


ngoại tệ để thanh toán cho đối tác nên sé mua ngoại tệ trên thị trường. Hành
động này làm cho cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai
hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá
hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh
hay yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có
thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ
giảm, đồng nội tệ lên giá. Ngược lại, khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối
đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá ( đó chính là trường hợp ở nước ta hiện
nay)
Về lý thuyết, việc tăng giá USD/VND sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất
khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt nam xuất khẩu đi nước
ngoài. Chẳng hạn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm thủy hải
sản. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nâng giá mua cho nông dân hoặc điều
chỉnh linh hoạt giá bán ra thị trường nước ngoài. Tất nhiên, tỷ giá tăng có hỗ
trợ hoạt động xuất khẩu nhưng để tăng xuất khẩu doanh nghiệp còn phải tìm
kiếm bạn hàng, quảng bá sản phẩm và bảo đảm chất lượng sản phẩm chứ
không phải chỉ dựa vào lợi thế do tỷ giá mang lại. Vì vậy, việc tăng tỷ giá
USD/VND có tác động làm cải thiện cán cân thương mại. Cán cân thương
mại Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, và việc điều chỉnh tỷ giá
lần này sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện thâm hụt thương mại.
Đồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều
thuận lợi hơn khi hàng hóa sản xuất có sức cạnh tranh hơn, trong khi đó
nhập khẩu sẽ giảm đi và cán cân thương mại được cải thiện. Ngoài ra, việc
tăng tỷ giá cũng có tác động không tốt như: Tạo ra sự đắt đỏ hơn cho những
hàng hóa nhập khẩu được sản xuất và bán trong nước, nếu sản xuất và bán
trong nước nhiều. Về nguyên tắc, các doanh nghiệp hay cộng tăng tỷ giá vào
giá bán và như vậy sẽ tạo ra một giá bán mới của mặt hàng nhập khẩu. Nếu
9



Tiểu luận môn Kinh tế học

mặt hàng nhập khẩu có tỷ trọng lớn trong mặt bằng giá xã hội thì sẽ tạo ra
mặt bằng giá mới. Nhưng nó cũng có tác động tích cực khi người tiêu dùng
từ chối mua vì mặt hàng có giá trị cao. Lúc đó các doanh nghiệp sẽ phải
chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác, hoặc khách hàng sẽ sử dụng hàng
hóa trong nước. Điều này có tác dụng làm giảm nhập siêu.
Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt qua nhiều
biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu..Theo ước tính của Bộ Công
thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 ước tính đạt gần 63 tỷ USD, tăng
29,5% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm
trở lại đây. Kim ngạch nhập khẩu đạt 80,72 tỷ USD tăng tương đối 28,8% so
với năm 2007 tương ứng với mức nhập siêu khoảng 18 tỷ USD.
Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 127,05 tỷ
USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 57,1 tỷ USD giảm 8,9% so với
năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu đạt 69,95 tỷ USD giảm 13,3% so với 2008.
Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 12,85 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu
giảm mạnh so với xuất khẩu
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
đạt gần 157 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất
khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng
21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu cả
nước
Năm 2011, theo thống kê của Tổng cục Hải quan công bố ngày
1/2/2012, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 203,66 tỷ USD, tăng
29,7% so với cùng kỳ năm trươc. Trong đó, trị giá hàng xuất khẩu đạt 96,91
tỷ USD, tăng 34,2% trong khi giá trị hàng nhập khẩu là 106,75 tỷ USD, tăng

10



Tiểu luận môn Kinh tế học

25,8%. Cán cân thương mại thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Năm 2012, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan tính đến ngày
15/11/2012, xuất khẩu diễn biến theo chiều hướng tích cực, tăng trưởng xuất
khẩu đã vượt mức kế hoạch đề ra và cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu
2011.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 197,280 triệu USD, tăng
12,2% so với cùng kỳ 2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 98,555 triệu USD, tăng
18,7% và nhập khẩu đạt 98,730 triệu USD, tăng 6,4%. Nhập siêu của cả
nước là 175 triệu USD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Năm 2013, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2013 là 132,5
tỷ USD, tăng 16,5% so với 2012. Nhập siêu cả năm ước tính khoảng 500
triệu USD, bằng 0,38% kim ngạch xuất khẩu, có nghĩa là cán cân thương
mại năm 2013 về cơ bản là cân bằng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại
hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2014 thặng dư 1,6 tỷ USD, và
tương đối cân bằng trong tháng 7, giúp cả nước duy trì được mức thặng dư
thương mại đạt được trong những tháng trước đó. Cụ thể, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2014 đạt 12,916 tỷ
USD, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 12,965 tỷ USD, khiến cán cân
thâm hụt 49 triệu USD. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
tiếp tục xuất siêu trong tháng 7. Số liệu cho thấy các doanh nghiệp FDI đạt
kim ngạch xuất khẩu 7,946 tỷ USD, trong khi nhập khẩu 7,237 tỷ USD, tạo
ra mức xuất siêu 710 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt nam đạt hơn 83,98 tỷ USD, tăng hơn 10,78 tỷ
USD, tức 14,7% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt

gần 82,39 tỷ USD, tăng hơn 8,57 tỷ USD, tức 11,6% so vớí cùng kỳ 2013.
11


Tiểu luận môn Kinh tế học

Từ đầu năm đến nay, cung cầu ngoại tệ được đảm bảo trên thị trường ngoại
hối. Ngày 18/6, Thống đốc NHNN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân
liên ngân hàng áp dụng cho ngày 19/6/2014 từ mức 21.036 VND/USD lên
21.246 VND/USD ( mức điều chỉnh tăng 1%). Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu
dùng được kiểm soát ở mức thấp trong 5 tháng đầu năm và tỷ giá đã duy trì
ổn định trong gần 1 năm qua, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá góp phần hỗ trợ
xuất khẩu, qua đó tăng trưởng kinh tế. Sau khi điều chỉnh, NHNN tiếp tục
thực hiện các biện pháp và công cụ để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối
trên mặt bằng giá mới.
Bàn về xuất nhập khẩu, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng
“Không phải tăng tỷ giá là tăng giá trị xuất khẩu”. Các nhà nghiên cứu, cũng
như các chuyên gia đã nhiều lần nói về việc muốn cạnh tranh xuất khẩu thì
phải hạ giá tiền VND xuống để cho VND re đi và giá hàng xuất khẩu của
Việt Nam re hơn nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này chỉ mang
tính lý thuyết không thể áp dụng ở Việt Nam. Chỉ nhìn hai mặt hàng xuất
khẩu chủ lực là may mặc và giày da thì hơn 90% là nguyên liệu nhập khẩu.
Đây là vấn đề của nền kinh tế gia công chủ yếu nhập khẩu, còn phần giá trị
gia tăng chủ yếu là lao động. Như vậy giá thành sản phẩm sẽ tăng thêm chứ
không re hơn để xuất khẩu. Tỷ giá chỉ ổn định khi cán cân thanh toán cân
bằng và cán cân thương mại nghiêng về xuất chứ không phải nhập.
3.3. Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư
Tỷ giá là một trong các nhân tố gây thâm hụt thương mại cao tại Việt
Nam, ngoài ra còn có các nhân tố quan trọng khác như các dòng tiền từ bên
ngoài đổ vào Việt Nam: FDI, FPI, ODA, kiều hối và các chính sách thương

mại khác.

12


Tiểu luận môn Kinh tế học

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, người dân trong nước dùng tiền
mua tài sản ở nước ngoài, có thể là nhà đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp.
Những nhà đầu tư này muốn thực hiện kinh doanh cần phải có ngoại tệ. Họ
mua ngoại tệ trên thị trường, nguồn vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, cung
ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư nước ngoài ròng là hiệu số giữa
luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào của một nước. Khi đầu tư ra nước
ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra
nước ngoài, tỷ giả hối đoái tăng. Trong trường hợp đầu tư ra nước ngoài âm,
tỷ giá hối đoái giảm. Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn sẽ chảy vào nơi có
hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế thu hút được các luồng vốn đến
đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định,
các đầu vào sẵn có với giá re, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường
tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút
vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ.

13


Tiểu luận môn Kinh tế học

PHẦN III: KẾT LUẬN
Tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động đến hầu hết các mặt hoạt động
của nền kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác

nhau là rất khác nhau. Trong đó, hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động
xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng. Chính vì vậy, trong điều kiện
kinh tế mở cửa, hợp tác, hội nhập và tự do hóa thương mại, các quốc gia
luôn sử dụng tỷ giá như là một công cụ hữu hiện điều chỉnh hoạt động xuất
nhập khẩu. Năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đối với nền
kinh tế Việt Nam, việc điều chỉnh tỷ giá một cách hợp lý là yếu tố quan
trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Về phía cơ quan quản lý,
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ
giá hết sức linh hoạt trong năm nay nhưng không quá 2% vừa đảm bảo hỗ
trợ cho xuất khẩu vừa không gây áp lực lên lạm phát, đồng thời ổn định nền
kinh tế vĩ mô. Trong Năm 2014, NHNN sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về thị trường ngoại tệ, tiếp tục triển khai các giải pháp quản
lý chặt ché thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín
dụng, giảm tình trạng đô la hóa, gia tăng niềm tin vào VND, phát triển thị
trường ngoại hối Việt Nam theo chiều hướng hiện đại, hoạt động an toàn,
hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu
kinh tế xã hội chung của cả đất nước.

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×