Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Công nghệ và Vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.22 KB, 46 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

HÀ MINH HOÀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG NGHỆ
VÀ VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2016 -2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG NGHỆ
VÀ VẬN TẢI TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016 -2020

Người thực hiện: Hà Minh Hoàn
Lớp: Cao cấp LLCT Phú Thọ
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Trung cấp nghề Công nghệ
và Vận tải Phú Thọ

HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2016




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLĐTBXH- Bộ Lao động Thương binh Xã hội
CNH - Công nghiệp hóa
GDĐH - Giáo dục Đại học
GDTX- Giáo dục Thường xuyên
HC- Hành chính
HĐH- Hiện đại hóa
NCKH - Nghiên cứu khoa học
TB&XH - Thương binh và xã hội
TCN - Trung cấp nghề
THCS- Trung học cơ sở
THPT- Trung học phổ thông
TW- Trung ương
UBND - Ủy Ban nhân dân


MỤC LỤC


1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do xây dựng đề án
Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại
hóa (HĐH), phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại
gắn với phát triển kinh tế tri thức. Một trong những tiền đề cơ bản để thực
hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy nền kinh tế tăng

nhanh và bền vững là phải phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối
với việc thực hiện các mục tiêu phát triển, bao gồm phát triển nguồn nhân lực
của các lĩnh vực và nhân lực quản lý nhà nước, của ngành nhằm đảm bảo đủ
về số lượng, đạt về chất lượng, hướng đến đạt chất lượng tương đương các
nước trong khu vực ở một số lĩnh vực.
Tuy nhiên, trong những năm qua cho thấy, thực trạng phát triển và chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Bên cạnh
đó, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn do đô thị hóa, do công nghiệp hóa
ngày càng gây áp lực đối với xã hội. Tình trạng thiếu nhân lực có kỹ thuật
cho các doanh nghiệp luôn ở tình trạng thừa thầy nhưng thiếu thợ lành nghề,
thợ bậc cao để cung ứng cho doanh nghiệp, do trình độ, do hạn chế về pháp
luật, kỷ luật lao động, do thu nhập chưa thỏa mãn…; Thị trường lao động tạo
ra những vấn đề mới về lựa chọn việc làm, về yêu cầu tuyển dụng, về nguồn
cung lao động tại chỗ...; Việc xây dựng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực chưa thực sự được chú trọng và có sự phối hợp thực hiện một cách
đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp chính quyền với các cơ sở đào tạo, cho nên
ảnh hưởng đến quá trình phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt không đáp ứng
yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo,
cải thiện chỉ số về đào tạo lao động góp phần quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo môi trường hấp dẫn thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.


2

Trường Trung cấp nghề Công nghệ và Vận tải Phú Thọ là đơn vị thuộc Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ, được thành lập theo Quyết định số
1490/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Nhiệm vụ
chính của trường là tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trình độ trung cấp nghề, sơ

cấp nghề; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ; thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật theo quy
định của pháp luật; liên kết với các trường đại học, cao đẳng tổ chức tuyển sinh
đào tạo đại học, cao đẳng, trung học hệ vừa học vừa làm góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Trong những năm qua nhà trường đã đầu tư, mua sắm
trang thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, đổi mới phương pháp. Tuy nhiên thời
gian qua việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường còn nhiều bất cập
và gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng
đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Công nghệ và Vận tải tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2016 -2020" làm Đề án tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý luận Chính
trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, trường Trung cấp nghề Công
nghệ và Vận tải Phú Thọ nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành Lao
Động nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung trong bối cảnh đất nước ta đang
thiếu lao động có tay nghề kỹ thuật góp phần đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công
nghiệp hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về quy mô đào tạo Trung cấp nghề 300 học sinh / năm học; Sơ cấp
nghề 1.200 học sinh/ năm
- Về chương trình đào tạo: đến năm 2018, hoàn thành việc xây dựng
mới 04 chương trình đào tạo của 04 chuyên ngành đang được đào tạo.


3

- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: đến năm 2020, 60% giáo viên có trình

độ Thạc sĩ kỹ thuật, 100% giáo viên đạt chuẩn kỹ năng dạy tích hợp.
Về cơ sở vật chất: đến năm 2020, xây dựng được 01 nhà lớp học 02
tầng 08 phòng học; 04 xưởng thực hành; tất cả các chương trình, Modun đều
có giáo trình và bài giảng.
Về phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp theo hướng lấy
người học làm trung tâm, phát huy năng lực của người học thay vì chỉ tập
trung vào cung cấp kiến thức như trước đây.
Về hợp tác với doanh nghiệp, 100% hoc sinh trước khi tốt nghiệp có
một kỳ thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp.
Xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá và quản
lý học sinh giữa Khoa và các Phòng ban, đơn vị chức năng khác trong trường.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Chất lượng đào tạo học sinh Trường Trung
cấp nghề Công nghệ và Vận tải Phú Thọ
3.2. Phạm vi thực hiện đề án: Trường Trung cấp nghề Công nghệ và
Vận tải Phú Thọ
3.3. Thời gian thực hiện đề án: từ năm 2016 đến năm 2020.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng học sinh được đào tạo
trong hệ thống giáo dục dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào
tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách
tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với
kết quả đào tạo.
+ Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn
Cách tiếp cận chất lượng từ góc độ tiêu chuẩn hay các thông số kĩ thuật
có nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất và



4

dịch vụ. Trong bối cảnh này, tiêu chuẩn được xem là công cụ đo lường, hoặc
bộ thước đo - một phương tiện trung gian để miêu tả những đặc tính cần có
của một sản phẩm hay dịch vụ.
+ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích
Chất lượng về một khóa học nào đó thì chất lượng sẽ được xem xét
trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kĩ năng mà khóa học đã cung cấp, mức
độ nắm, sử dụng các kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khóa học.
+ Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu khách hàng
Trong những năm gần đây, người ta không chỉ nói tới việc sản phẩm
phải phù hợp với các thông số kĩ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà còn nói
tới sự đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó. Vì vậy, khi thiết kế
một sản phẩm hay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách
hàng để sản phẩm có được những đặc tính mà khách hàng mong muốn với giá
cả mà họ sẽ hài lòng trả.
1.1.1.2. Đào tạo
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đào tạo là quá trình tác động đến một
con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo...một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống
và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào
việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người.
Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học
(người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học
tiến hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ,
cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về
mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như về thời gian và

đối tượng đào tạo cụ thể.
Xét từ góc độ chuyển giao kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp chuyên môn, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn
bị tâm thế lao động cho người học, đào tạo được cấu thành bởi các thành tố


5

cấu trúc gồm mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện và
hình thức tổ chức các hoạt động đào tạo.
Quá trình chuyển giao năng lực nghề nghiệp được thực hiện trong hoạt
động cùng nhau của thầy và trò trong một môi trường dạy học xác định. Xét
từ góc độ này đào tạo bao gồm các thành tố: Hoạt động dạy của giáo viên;
Hoạt động học của học viên; Môi trường đào tạo (môi trường vật chất và môi
trường tinh thần, môi trường văn hóa).
Xét từ góc độ quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của nhà
trường, đào tạo bao gồm các khâu:
+ Đầu vào: đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng các chương trình đào
tạo, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các chương trình đào
tạo, tuyển sinh;
+ Các hoạt động đào tạo: dạy học, thực tập, NCKH…;
+ Đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, xét học vụ và công nhận
tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kiểm định và đảm bảo chất lượng
đào tạo.
1.1.1.3 Đào tạo nghề:
Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề
hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong
tương lai.
+ Dạy nghề: Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự

khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.
+ Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp
nghề Công nghệ và Vận tải .
Căn cứ thông tư số 10/2011/TT- BXD ngày 10/08/2011 của Bộ Xây
dựng Ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề Hàn; Quyết
định số 4837/QĐ - BCT ngày 22/09/2011 Ban hành Tiêu chuẩn kỹ ngăng
nghề quốc gia đối với các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp; Quyết định số


6

1350/QĐ - BGTVT ngày 21/06/2011 về việc ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải.
Thực hiện các Thông tư đánh giá kỹ năng nghề quốc gia làm thước đo
trong quá trình đào tạo để đạt chuẩn đầu ra của học sinh sau khi tốt nghiệp.
Hàng năm nhà trường thành lập Hội đồng tự kiểm định chất lượng đào tạo
nghề. Xác định phạm vi tự kiểm định. Xây dựng kế hoạch tự kiểm định. Thu
thập thông tin và những chứng cứ để minh chứng. Sử lý phân tích các thông
tin và những chứng cứ thu được để minh chứng. Đáng giá mức độ mà nhà
trường đã đạt được theo từng tiêu trí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy
nghề. Viết báo cáo kết quả tự kiểm định. Công bố công khai kết quả tự kiểm
định trong nội bộ nhà trường.
Kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm là cơ sở giúp người
đứng đầu cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo và
là cơ sở để xếp hạng trường theo từng cấp độ theo quy định.
Kết thúc khóa đào tạo nhà trường mời các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng lao động đến phỏng vấn và kiểm tra tay nghề của học sinh nếu học sinh
đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp trực tiếp nhận vào

làm việc, mức độ ổn định vị trí việc làm, và thu nhập của người lao động là
minh chứng để xây dựng thương hiệu nhà trường.
1.1.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp
nghề Công nghệ và Vận tải.
Tri thức của loài người tính trung bình cứ sau 7 năm thì tăng gấp đôi.
Vì vậy, sau 2 đến 3 năm học TCN, kiến thức của 1 năm đầu lạc hậu 50%.
Thêm vào đó, sau khi ra trường vài năm, nếu không được đào tạo bồi dưỡng
thêm, mỗi lao động lại bị giảm năng xuất lao động do khoa học công nghệ
phát triển. Như vậy, chính sự bùng nổ khoa học làm đảo lộn mục tiêu giáo dục
đào tạo
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với dân số trung bình 1.35 triệu
người, trong đó lao động trong độ tuổi 850 ngàn người chiếm 63%, lao động


7

trong các ngành kinh tế 740 ngàn người chiếm 55%, tỷ lệ qua đào tạo truyền
nghề đạt 55%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 24.4%, lao động có tay
nghề cao (bậc 6.7 ), các nghệ nhân chiếm tỷ trọng thấp khoảng 2%. Song có
đến 27 cơ sở dạy nghề: với 02 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng, 05 trường
Trung cấp và 16 trung Tâm dạy nghề, hơn nữa công tác phân luồng học sinh
tốt nghiệp THCS tham gia học nghề còn thấp, cho nên công tác tuyển sinh
gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng đầu vào không cao chủ yếu là những học
sinh không đủ điểm vào học Cao đẳng, Đại học thì mới chọn con đường học
nghề, đồng thời định mức kinh phí còn hạn hẹp cho nên kỹ năng làm việc,
thực hành của người lao động sau khi ra trường còn hạn chế.
Ngoài các yếu tố trên còn có nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ
giáo viên, trang thiết bị dạy học, định mức kinh phí là những yếu tố tác động
không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý

1.2.1. Cơ sở chính trị
- Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành TW (khóa IX) chỉ rõ “Tăng
cường giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất
nước và các địa phương, vùng, miền”;
- Chỉ thị số 37 - CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về "tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề
cao" đã nêu 6 nhiêm vụ cần thực hiện bao gồm:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào
tạo nhân lực có tay nghề cao; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào
tạo nhân lực có tay nghề cao; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chương
trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Tăng cường xây dựng và
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề
cao; Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo
nhân lực có tay nghề cao; Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế;


8

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra ba đột phá
chiến lược, đó là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách
hành chính; Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao; Tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc
dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng khoa học công nghệ”;
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương tám, số 29-NQ/TW, ngày
04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu, nhất là GDĐH, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục

và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo
dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với
NCKH, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú
trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương
pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực
chất. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ
phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết,
thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa
hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù
hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn”.
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) đã xác
định: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu,


9

nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo
thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo;
còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa
học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng
đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp
giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”.
Nghị quyết số 12/NQ- TU ngày 24/11/2011 của Tỉnh ủy về phát
triển nguần nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020.
Nghị quyết 07/ NQ-TU ngày 24/06/2011 cảu Ban thường vụ tỉnh
ủy về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm
2020.
- Nghị quyết Đại hội Chi bộ trường Trung cấp nghề Công nghệ và Vận

tải nhiệm kỳ 2015 - 2017 đặt ra mục tiêu: “Phát triển đồng bộ các yếu tố;
từng bước thực hiện xã hội hóa; đến năm 2020 trở thành môt Trường đào tạo
nguồn nhân lực theo hướng ứng dụng; có chất lượng cao; có đủ năng lực
cạnh tranh, hợp tác bình đẳng và hội nhập quốc tế; có môi trường giáo dục
hấp dẫn, người học phát triển toàn diện; đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên
môn giỏi, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo”.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 1490/QĐ - UBND ngày 11/6/2009 của Chủ tịch UBND
tỉnh Phú Thọ về việc thành lập Trường Trung cấp nghề Công công nghệ và
Vận tải.
- Quyết định 01/QĐ - TCN ngày 04/01/2010 của Hiệu trưởng Trường
Trung cấp nghề Công nghệ và Vận tải về việc ban hành quy chế hoạt động
của trường TCN.
- Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014.
- Thông tư số 30/2010 /TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 09 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Quy định chuẩn giáo
viên, giảng viên dạy nghề


10

- Thông tư số 09/2008 /TT- BLĐTBXH ngày 27 tháng 06 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội V/vHướng dẫn chế độ
làm việc của giáo viên dạy nghề.
- Thông tư số 18/2014/TT-BLĐTBXH ngày 11/08/2014 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị tối thiểu
trình độ trung cấp nghề.
- Quyết định số 08/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/03/2007 quy định về việc
xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh,
kiểm tra và xử lý việc thực hiện các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh

sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.
- Quyết định số 14/2007/ QĐ - BLĐTBXH ngày 24/05/2007 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế thi, kiểm tra
và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy.
- Hướng dẫn liên nghành số 2149/LNTC-LĐTBXH ngày 29 tháng 10
năm 2010 V/v Thực hiện Quy định hỗ trợ học phí cho đối tượng học TCN và
Cao đẳng nghề giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Quyết định số 2535/ QĐ- UBND ngày 05 tháng 08 năm 2011 của Chủ
tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Quyết định 27/ 2011/ QĐ - UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 về
việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ Giai đoạn
2011-2020.
- Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 03 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc ban hành Quy
định vể quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Luật Ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13 do Quốc hội khóa
13 ban hành.
- Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.


11

- Quyết định 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp
giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Nguồn nhân lực đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của
nước ta trong thời gian qua, chất lượng nguồn nhân lực cũng đã được cải thiện

một cách đáng kể. Tuy nhiên, tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực còn
chưa thoát khỏi tình trạng “thừa mà thiếu”. Đào tạo ra thì nhiều nhưng số lượng
sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị sử dụng thì lại thiếu.
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trường Trung
cấp nghề Công nghệ và Vận tải đã có một số chủ trương, chính sách nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo học sinh . Để thực hiện các chủ trương, chính sách đó, nhà
trường đã có những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như: cử giáo
viên đi học thạc sĩ ; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo ngắn
hạn, khuyến khích giáo viên tham dự các hội thảo khoa học; đổi mới nội dung
chương trình đào tạo. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như chất lượng sinh viên
đầu vào chưa cao, năng lực giảng dạy, NCKH của giáo viên còn hạn chế,.. nên
chất lượng đào tạo của Trường còn chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn.
2. Nội dung của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia,
mỗi cơ sở đào tạo. Cạnh tranh kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia phải đổi mới kỹ
thuật, công nghệ để tăng năng suất lao động. Phát triển giáo dục vào đào tạo
là tiền đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Hiện việc dạy và học không còn chỉ bó gọn trong phạm vi của từng
trường, từng quốc gia mà còn là sự kết nối của nhiều nền giáo dục khác nhau.
Ngày nay, tri thức được phổ biến nhanh chóng thông qua nhiều kênh thông tin
nên việc tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trở nên bình đẳng hơn đối với
tất cả mọi người.


12

2.1.2. Bối cảnh trong nước
Trong cương lĩnh phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng

định khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
và đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo như:
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiến lược
phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020. Các nghị quyết của Đảng về giáo
dục, đào tạo được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những thành
quả nhất định. Tuy nhiên, “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp
so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống
giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương
thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn
kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường
lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ
năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
còn lạc hậu, thiếu thực chất”.
Hiện nay, chất lượng đào tạo và đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo
luôn được trường quan tâm. Điều này thể hiện rõ rệt thông qua việc tuyên bố
sứ mệnh, mục tiêu đào tạo, sự phân công công việc và vận hành các khoa, bộ
phận chức năng trong Nhà trường. Chất lượng đào tạo và công tác đảm bảo
chất lượng luôn được đề cập trong các Nghị quyết, phương hướng, kế hoạch
công tác của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường.
Bối cảnh quốc tế và trong nước đã tạo ra những thời cơ, thuận lợi đồng
thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức trong công tác đào tạo của
Trường TCN hiện nay.
2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp nhề Công
nghệ và Vận tải.
2.2.1. Khái quát về Trường Trung cấp nghề Công nghệ và
Vận tải Phú Thọ


13


Trường Trung cấp nghề Công nghệ và Vận tải Phú Thọ là đơn vị thuộc
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ, được thành lập theo Quyết
định số 1490/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
trên cơ sở nâng cấp Trung tâm dạy nghề Phú Thọ. Nhiệm vụ chính của trường
là tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề; tổ
chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật theo quy định của
pháp luật; liên kết với các trường đại học, cao đẳng tổ chức tuyển sinh đào tạo
đại học, cao đẳng, trung học hệ vừa học vừa làm góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.


14

2.2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà trường.
Chi uỷ

Các đoàn thể

Hội đồng trường

Ban Giám hiệu

Công đoàn

Các hội đồng tư vấn

Khoa Cơ bản

Đoàn thanh niên

Khoa GTVT

Hội Cựu chiến
binh

Khoa NLTS

Phòng Đào tạo

Phòng Tổ chức
-Hành chính

Các Phòng

Các Khoa

Phòng Tuyển sinh
và QHDN

Phòng Kế hoạch

Trung tâm

- Tài vụ

thực nghiệm
Trung tâm LKĐT
&NCKH

Các lớp học


2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
+ Chức năng:
- Đào tạo nghề: Trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề
dưới 3 tháng theo danh mục nghề đã được phê duyệt


15

- Giới thiệu việc làm: Tập trung giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh
viên sau khi tốt nghiệp tại trường và lao động trên địa bàn tỉnh vào làm việc
tại các doanh nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Du học và Xuất khẩu lao động: Thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh học
sinh du học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học ở các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc...
- Ngoài ra, căn cứ các Quy định hiện hành, Nhà trường tổ chức liên kết
với các trường đại học, cao đẳng mở các lớp đào tạo ở trình độ đại học, cao
đẳng cho học sinh tại Phú Thọ theo học nhằm giảm bớt kinh phí học tập cho
học sinh. Bên cạnh đó, Nhà trường ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để
cung cấp học sinh của Nhà trường sau khi tốt nghiệp vào làm việc hoặc ký
hợp đồng đào tạo nghề cho các doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở
trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực
thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức nghề
nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có
khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn,
đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình,
học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt
nghiệp; cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội.
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường
đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy
định của pháp luật.


16

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo
quy định của pháp luật.
- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.
- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học
nghề trong hoạt động dạy nghề.
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia
các hoạt động xã hội.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy
nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động
tài chính.
- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật
có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên
quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy
định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
2.2.2 Tình hình đào tạo nghề của trường Trung cấp nghề Công nghệ
và Vận tải hiện nay.
2.2.2.1. Ngành nghề đào tạo.
Hàng năm, Nhà trường đã tiến hành khảo sát nhu cầu của người học và
nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng kế
hoạch đào tạo cho các nghề, vì vậy các nghề Nhà trường đào tạo đều là những
nghề có nhu cầu lớn từ thị trường lao động, bên cạnh đó nhà trường cũng


17

không ngừng nghiên cứu nhu cầu xã hội, mở rộng ngành nghề đào tạo để phù
hợp với nhu cầu người học.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
13
14
16
17

18
19
20
21
22

Ngành nghề đào tạo
Điện Công nghiệp
Thú y
May thời trang
Điều khiển phương tiện thủy nội địa
Bảo vệ thực vật
Công tác xã hội
Hàn
Chăn nuôi thú y
Vận hành máy Cẩu - Xúc
Tin học văn phòng
Sửa chữa máy nông nghiệp
Trồng rau an toàn
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
Nuôi và phòng trị bệnh cho gà
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò
Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp
Thuyền trưởng thủy nội địa
Máy trưởng thủy nội địa
Chứng chỉ chuyên môn thủy nội địa

Cấp trình độ
TCN

SCN
Khác
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

Nguồn: giấy đăng ký hoạt động dạy nghề của Sở Lao động TB&
XH Phú Thọcấp năm 2009 - 2014
2.2.2.2 Công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh dạy nghề đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời

của ban Giám đốc, các phòng ban chức năng của sở Lao động TBXH và trực
tiếp là phòng đào tạo nghề - Sở LĐTBXH, cấp Ủy và Ban giám hiệu nhà
trường cùng cán bộ giáo viên trong nhà trường đã xác định rõ và cùng đồng
thuận xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm của nhà trường trong công tác


18

tuyển sinh dạy nghề để đáp ứng nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh như Nghị quyết của Tỉnh, Đảng bộ đề ra.
Trình độ/
STT

hình thức đào
tạo

I. Chính qui
A. Đào tạo chính qui
1
Sơ cấp nghề
2
Trung cấp nghề

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học


Năm học

Ghi

2011

2012

2013

2014

2015

chú

1.411
300

1.480
289

1.412
322

1.158
246

1.093

281

Nguồn: Báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2011-2015
2.2.2.3. Công tác tổ chức đào tạo:
Hằng năm Nhà trường đào tạo các hệ: Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề,
theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao trong giai đoạn 2011 đến 2015 đào tạo
được 6.554 học sinh hệ Sơ cấp nghề và 1.438 học sinh hệ Trung cấp nghề.
Công tác tổ chức được thực hiện quy định hiện hành theo các bước:
Bước 1 tuyển sinh và xét tuyển, bước 2 khai giảng và tổ chức đào tạo các môn
chung, bước 3 tổ chức đào tạo các môn chuyên nghành, bước 4 thực tập tốt
nghiệp tại doanh nghiệp, bước 5 tổ chức ôn luyện kiến thức, kỹ năng và thi tốt
nghiệp, bước 6 giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp sử dụng lao động.
2.2.2.4. Về đội ngũ giáo viên:
Tổng số cán bộ giáo viên: 42 người. Trong đó biên chế: 37 người chiếm
88%, hợp đồng dài hạn: 05 người chiếm 12%.
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 03 người chiếm 7.2%. Đại học: 33
người chiếm 78.5% .Cao đẳng: 03 người chiếm 7.2%.Trung cấp, CNKT: 03
người chiếm 7.1%.


19

2.2.2.5. Cơ sở vật chất:
- Tổng diện tích đất sử dụng: 94.984 m2 ; Chủ sở hữu: 94.984 m2
Trong đó: Trụ sở chính: 2.810 tại Phường Thanh Miếu – T/P Việt Trì
Phú Thọ
Cơ sở 2: Xã Thanh Uyên - Tam Nông - Phú Thọ: 84.399 m2
Cơ sở dạy nghề Đường thủy nội địa: 7.775 m2
Hạng mục,


TT
I

Tổng

công trình

(m2)

Trụ sở chính- Phường Thanh

II

Miếu- Việt Trì- PT
Khu hiệu bộ
Phòng học lý thuyết
Phòng học thực hành
Khu phục vụ
Thư viện
Ký túc xá
Nhà ăn
Khu thể thao
Tổng
Trường mới đang XD- tại xã

1
2

Trưng Vương- Việt Trì- PT
San nền

Phòng học lý thuyết

1
2
3
4
4.1
4.2
4.3
4.4

- S đất xây dựng
3

Diện tích
Đang xây dựng
Đã xây
Diện tích
Thời gian
dựng (m2)
(m2)
hoàn thành

- Tổng S sàn
Các hạng mục khác

1246
1469
540
180

250
54
350
4089

1246
1469
540
180
250
54
350
4089

70.290

70.290

394
1080

-

-

394
1080 Năm 2015
Chưa xây

Nguồn :Báo báo cơ sở vật chất năm 2009-2015.

2.2.2.6. Những thành tích nổi bật:
- Năm 2010 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng
Bằng khen có thiết bị tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc đạt
giải Nhì
- Năm 2011 Được UBND tặng Bằng khen


20

- Năm 2011:Là một trong 10 đơn vị được UBND tỉnh Phú Thọ giới
thiệu đề nghị Ban Tổ chức “Biểu tượng vàng Nguồn lực Việt Nam” lần thứ nhất
– 2011 xét tặng “ Biểu tượng vàng nguồn nhân lực việt nam” lần thứ nhất –
2011.
- Năm 2015: Được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen
* Về chất lượng học sinh đầu vào
Hiện nay, phần lớn các trường TCN đều có xu hướng đào tạo đa
ngành, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nguồn
tuyển sinh chất lượng tuyển sinh chưa cao. Trong những năm gần đây nhà
trường có năm tuyển không đủ tổng chỉ tiêu nhất là hệ TCN. Ở khâu tuyển
sinh các trường hiện vẫn phải xét tuyển trên học bạ THCS, hoặc bằng THPT.
• Công tác đào tạo
Theo sự phân cấp của nhà trường, các Khoa chuyên môn đã chủ động
điều hành các hoạt động đào tạo như: giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tổ chức
thi và chấm thi, công tác quản lý giảng dạy, công tác học sinh - sinh viên,...
Cùng với nhà trường đã xây dựng khung chương trình đào tạo; đã hoàn
thành đề cương chi tiết của tất cả các môn học theo chương trình niên chế.
Chỉ đạo và tổ chức tốt công tác giảng dạy, thực tập và thực tập tốt nghiệp cho
các lớp trong và ngoài trường. Phần lớn giáo viên thực hiện việc giảng dạy
theo đúng nội quy, quy chế. Tổ chức tốt công tác dự giờ cho các giáo viên
trong Khoa. Tổ chức hội giảng thường niên nghiêm túc, có chất lượng cao

qua các năm.
* Nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo qui định hệ thống những kiến thức cơ bản, cơ sở
và chuyên ngành; quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gắn
liền với nghề nghiệp tương lai của học sinh.
- Các chương trình đào tạo hiện đang áp dụng trong trường tuân theo
chuẩn chương trình khung đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban
hành. Nội dung một số học phần được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương


×