Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Câu hỏi vật chất di truyền cấp độ phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.14 KB, 30 trang )

VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

LÝ THUYẾT VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
Câu 1: (Đề thi thử trường THPT Yên Định năm 2016)
Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :
A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc
B. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động
C. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc
D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành
Câu 2: (Đề thi thử trường THPT Yên Dũng năm 2016)
Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
Câu 3: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này
A. làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.
B. tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polipeptit mà gen này mã hóa.
C. làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
D. làm tăng số lượng nucleotit của phân từ mARN mà gen đó mã hóa.
Câu 4(Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?
A. Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật
B. Mã di truyền mang tính bán bảo toàn , trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa
C. Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau
D. Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định
Câu 5(Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Các bộ ba trên ADN khác nhau bởi:
1. Số lượng nuclêôtít
2. Thành phần nuclêôtit


3. Trình tự các nuclêôtit
4. Số lượng liên kết Photphodieste
Câu trả lời đúng là:
A. 1 và 3
B. 1 và 4
C. 3 và 4
A.2 và 3
Câu 6: (ID:116337)Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN, người ta đưa ra một
số nhận xét sau đây:
1. ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.
2 ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.
3 Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

1


4. ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là:
A. Về cấu trúc gen
B. Về khả năng phiên mã của gen
C. Chức năng của protein do gen tổng hợp
D. Về vị trí phân bố của gen
Câu 8: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)

Gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
Vùng mã hóa gồm bộ ba có các đặc điểm:
A. Mang thông tin mã hóa axit amin
B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã
C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã
D. Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã
Câu 9:(Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Đặc điểm di truyền của các đoạn intrôn là gì?
A. Đoạn gen chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch gốc của gen để tiến hành
phiên mã
B. Những trình tự nucleotit có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã
C. Đoạn trình tự nucleotit mang thông tin di truyền có trên mạch mã gốc của gen
D. Các đoạn gen mã hóa các axit amin không có khả năng phiên mã nhưng được dùng để dịch mã
Câu 10: (Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?
(1) là mã bộ 3

(2) gồm 62 bộ ba mã hóa aa

(3) có 3 mã kết thúc

(4) được dùng trong quá trình phiên mã

(5) mã hóa 25 loại axit amin

(6) mang tính thoái hóa

A. 5
B. 3
C. 2

D. 4
Câu 11: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
B. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 12: (ID:113969)Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. Gen tăng cường.
B. Gen điều hòa.
C. Gen đa hiệu.
D. Gen trội.
Câu 13: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
B. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
C. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
D. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

2


cấu trúc thay đổi
Câu 14: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Sự điều hòa hoạt động của ôperon Lac ở E. coli dựa vào tương tác của protein ức chế với
A. Vùng vận hành. B. Gen điều hòa.
C. Vùng khởi động.
D. Nhóm gen cấu trúc.
Câu 15: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)

Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng ?
A. Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin.
B. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X.
C. Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa.
D. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’3’ trên mạch mang mã gốc.
Câu 16: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là
A. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào
hình thành nên tính trạng.
C. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.
D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.
Câu 17: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng
A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
B. mang thông tin mã hoá các axit amin.
C. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
D. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Câu 18: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì ?
A. Prôtêin và cacbohiđrat.
B. Prôtêin và lipit.
C. Cacbohyđrat và lipit.
D. Prôtêin và axit nuclêic.
Câu 19(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn
tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính
A. tính đặc trưng.
B. tính phổ biến.
C. tính thoái hóa.

D. tính đặc hiệu.
Câu 20(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. chứa các codon mã hoá các axit amin.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin mã hoá một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
D. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
Câu 21(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng
A. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
B. mang thông tin mã hoá các axit amin.
C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
D. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
Câu 22(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

3


Nói về bộ mã di truyền ở sinh vật có một số nhận định như sau:
(1) Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng cho sinh vật đó.
(2) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
(3) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ → 3’.
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền.
(5) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
(6) Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.
(7) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG
và UGG.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng ?
A. 2.

B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 23(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Loại axit nuclêic tham gia cấu tạo nên bào quan ribôxôm là
A. mARN.
B. ADN.
C. rARN.
D. tARN.
Câu 24 (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh năm 2016)
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
Câu 26 (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh năm 2016)
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1)Một mã di truyền luôn mã hóa cho một loại axit amin.
(2)Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G,X.
(3)Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin.
(4)Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.
(5)Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất.
(6)Ở trong một tế bào, AND là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 27 (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Giang năm 2016)
Cho các thành phần:
(1) mARN.

(2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X. (3) ARN pôlimeraza.
(4) ADN ligaza. (5) ADN pôlimeraza. (6) Restricaza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã của gen là
A. (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (3),(5) và (6).
Câu 28(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Cơ thể các sinh vật đều cấu tạo từ tế bào.
B. Ti thể, lục lạp được tiến hoá từ vi khuẩn.
C. Cơ quan thoái hoá không gây hại gì cho cơ thể sinh vật.
D. Các sinh vật đều có ADN, prôtêin giống nhau.
Câu 29(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Kiên Giang năm 2016)
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1)Mã di truyền là mã bộ ba nghĩa là cứ 3 nucleotit trên mạch mã gốc của gen mã hóa cho 1 axit amin trong
phân tử protein hoặc phát tín hiệu kết thúc phiên mã.

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

4


(2)Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin, trừ
AUG và UGG.
(3)Trong quá trình nhân đôi ADN, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(4)Bộ ba mã mở đầu trên mARN là 5’AUG 3’ có chức năng khởi đầu phiên mã và mã hóa axit amin
mêtiônin (ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin).
A. 4 B. 2
C. 1
D. 3
Câu 30(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Kiên Giang năm 2016)
Bộ ba đối mã (anticodon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là:

A. 3’ AUG 5’
B. 3’XAU 5’ C. 5’XAU 3’ D. 5’AUG3’
Câu 31: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh năm 2016)
Đột biến điểm ở một gen chắc chắn sẽ làm thay đổi những sản phẩm nào của gen?
A. Gen. ARN, protein B. Gen, ARN.
C. ARN, protein.
D. Gen. prôtêin.
Câu 32: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh năm 2016)
Cho các đặc điểm sau:
1. Là tín hiệu kết thúc cho quá trình dịch mã.
2. Là bộ ba mã hóa cho loại axit amin metitonin.
3. Là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã.
4. Là bộ ba mã hóa cho axit amin lizin.
5. Là trình tự nucleotit nằm tại vị trí đầu tiên trong vùng vận hành của operon.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng về bộ mã 5’AUG3’?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 33(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016)
Trong quá trình điều hòa hoạt động của Operon. Khi môi trường không có Lactozơ thì protein ức chế bám
vào vùng nào của Operon Lac?
A. Vùng khởi động (P)
B. Vùng vận hành (O)
C. Vùng gen cấu trúc Z, Y, A
D. Vùng gen điều hòa
Câu 34(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016)
Cấu trúc chung của một gen cấu trúc theo chiều 3' đến 5' bao gồm những vùng theo thứ tự:
(1). Vùng mã hóa
(2). Vùng mở đầu

(3). Vùng điều hòa
(4). Vùng kết thúc
A. (3) → (1) → (4) B. (1) → (2) → (4)
C. (2) → (1) → (4)
D. (1) → (3) → (4)
Câu 35(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016)
Chọn phát biểu không đúng?
A. Đột biến mất đoạn được ứng dụng để xác định vị trí của gen trên NST
B. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp T – A ở bộ ba thứ 6 của
gen β-hemôglôbin đã làm thay thế axit amin Glutamin bằng Valin trên phân tử prôtêin
C. Đột biến đảo gây nên sự sắp xếp lại của các gen, góp phần tạo sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong
cùng một loài
D. Dùng dòng côn trùng mang đột biến mất đoạn nhỏ làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng liệu pháp gen
Câu 36 : (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Ninh năm 2016)
Ở sinh vật nhân sơ, Opêron là
A. nhóm gen cẩu trúc có liên quan về chức năng phân bố thành từng cụm có chung một cơ
chế điều hoà.
B. nhóm các gen chi huy cùng chi phối các hoạt động của một gen cấu trúC.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

5


C.nhóm các gen cấu trúc có chức năng khác nhau phân bố thành từng cụm có chung một cơ
chế điều hoà,
D. Nhóm gen cấu trúc phân bố liền nhau tập trung thành từng cụm.
Câu 37: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Ninh năm 2016)
Đặc điểm nào sau đây có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân ?
A. Không bị đột biến.


B. Có số lượng lớn trong tế bào.

C. Hoạt động độc lập với NST.

D.Được chứa trong NST.

Câu 38 : (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Ninh năm 2016)
Bộ ba đổi mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 3’XAU5’.

B. 3'AUG5

C. 5'AUG3

D. 5'XAU3'.

Câu 39: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Chí Thanh năm 2016)
Có bao nhiêu phát biểu là đúng khi nói về gen cấu trúc?
(1) Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit
amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
(2) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng
kết thúc.
(3) Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit
amin (intron).
(4) Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
phiên mã.
A. 2 B. 4
C. 3
D. 1
Câu 40: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Chí Thanh năm 2016)

Có bao nhiêu ý kiến về đặc điểm của mã di truyền là đúng ?
(1) mã di truyền có tính phổ biến ở hầu hết các loài, trừ 1 vài ngoại lệ.
(2) mã di truyền có tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
(3) mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba nucleotit .
(4) mã di truyền mang tính thoái hóa tức là có 3 bộ ba không mã hóa axit amin.
A. 1 B. 3
C. 2
D. 4
Câu 41: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Gen đa hiệu là
A. gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao, hoạt động tốt.
B. gen tạo ra nhiều loại mARN.
C. gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng tới nhiều tính trạng khác nhau.
D. gen mà điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau.
Câu 42: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A. 5’AUG3’.
B. 5’UAA3’.
C. 5’UAG3’.
D. 5’UGA3’.
Câu 43 : (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN?
A. Ađênin.
B. Timin.
C. Uraxin.
D. Xitôzin.
Câu 44(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trong phân tử AND là ?
A. Đặc trưng cho từng gen.
B. Đặc trưng cho từng loài.

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

6


C. Đặc trưng cho từng quần thể.
D. Đặc trưng cho từng cá thể.
Câu 45: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Ở sinh vật nhân thực, gen nằm ở vị trí nào sau đây tồn tại thành từng cặp alen?
A. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.
B. Gen trong ti thể.
C. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.
D. Gen trong lục lạp.
Câu 46 (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Bộ ba nào sau đây quy định mã mở đầu tổng hợp aa mở đầu ở sinh vật nhân thực?
A. UGA
B. UAA
C. AUG
D. GAU
Câu 47(Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Khi nói về bộ ba mở đầu trên mARN, hãy chọn kết luận đúng.
A. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG.
B. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đâu, bộ ba này nằm ở đầu 3’ của mARN.
C. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mã mở đầu.
D. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu.
Câu 48(Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Phát biểu nào sau đây về gen theo quan nhiệm hiện nay là sai?
I. Hệ gen của sinh vật nhân sơ được mã hóa liên tục, còn hệ gen của sinh vật nhân thực được mã hóa không
liên tục, xen kẽ giữa những vùng không mã hóa exon là các vùng mã hóa intron.
II. Sinh vật nhân thực hệ gen được chia thành 3 vùng cơ bản là vùng mở đầu nằm ở đầu 3’, vùng kết thúc

nằm ở đầu 5’ của mạch bổ sung và vùng mã hóa.
III. Gen ở sinh vật nhân thực thường có đặc điểm là nhiều gen chung nhau 1 promoter trong khi ở sinh vật
nhân sơ thì mỗi gen có riêng 1 promoter nên được gọi là operon.
Đáp án đúng là:
A. I B. I, II, III
C. II, III
D. I, III
Câu 49: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Trãi năm 2016)
Khi nói về di truyền cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có ADN mới có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân còn ARN thì không.
B. ARN là vật chất di truyền chủ yếu của sinh vật nhân sơ.
C. ADN làm khuôn để tổng hợp ADN và ARN.
D. Trong tái bản ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 50: (Đề thi thử trường chuyên Quốc học Huế năm 2016)
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mã di truyền ?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin khác nhau.
B. Trên phân tử mARN, bộ ba mở đầu 5’AUG 3’ mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thựC.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cũng mã hóa một loại axit amin.
D. Mã di truyền có tính phổ biến, chứng tỏ tất cả các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên
chung.
Câu 51: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ năm 2016)
Loại nuclêôtit nào sau đây không tham gia vào cấu trúc phân tử ARN?
A. Ađênin.
B. Uraxin.
C. Timin.
D. Xitôzin.
Câu 52(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến nhưng không thể di truyền cho thế hệ sau.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!


7


B. ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong nhiễm sắc thể.
C. ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng.
D. ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con.
Câu 53: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Phát biểu nào đúng khi nói về ARN.
A.Cấu tạo từ một hay hai chuỗi polinuleotit.
B.Có bốn loại đơn phân A,T,G,X.
C.Có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
D.Đơn phân gồm ba thành phần: H3PO4, bazơ nitơ, C5H10O5.
Câu 54: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Bộ ba trên ADN mã hóa cho bộ ba mở đầu trên mARN là:
A.3’UAX5’.

B.3’GTA5’.

C.5’GUA3’.

D.3’TAX5’.

Câu 55: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Ở sinh vật nhân thực tARN mang axit amin Metiônin có bộ ba đối mã
A. 3’TAX5’.
B. 5’UAX3’.
C. 3’UAX5’.
D. 5’TAX3’.
Câu 56(Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)

Ý nào sau đây không đúng khi nói về virut HIV?
A. Sau khi phiên mã ngược phân tử ADN virut cài xen vào ADN của tế bào vật chủ.
B. Vật chất di truyền của virut gồm hai phân tử ARN.
C. Virut kí sinh trong tế bào bạch cầu.
D. Vật chất di truyền của virut HIV hoạt động độc lập với hệ gen của tế bào vật chủ.
Câu 57: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Côđon là tên gọi bộ ba mã hóa trên
A. ADN.
B. chuỗi pôlipeptit.
C. tARN.
D. mARN.
Câu 58: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Khi nghiên cứu ở cấp độ phân tử, nhận thấy một gen ở người và tinh tinh cùng quy định một chuỗi
pôlipeptit nhưng có trình tự nuclêôtit khác nhau. Điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Tính liên tục.
B. Tính phổ biến.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính thoái hóA.
Câu 59: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
ở sinh vật nhân thực , điểm giống nhau giữa phân tử ADN và phân tử tARN là:
A. Có cấu trúc dạng xoắn kép
B. Cấu tạo từ 1 chuỗi polinucleotit
C. Có liên kết hidro
D. Đơn phân cấu tạo nên phân tử gồm Adenine, Timin, Guanine,Xitozin
Câu 60. (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Trong các bộ mã di truyền, với hầu hết các loài sinh vật ba codon nào dưới đây không mã hóa cho các
axit amin?
A. UGU, UAA, UAG

B. UUG, UGA, UAG


C. UAG, UAA, UGA
D. UUG, UAA, UGA
Câu 61 (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mã khác nhau?
A.4.

B. 64.

C. 61.

D. 60.

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

8


Câu 62(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, T, G, X.
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.
D. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.
Câu 63: (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
ARN là hệ gen của đối tượng sinh vật nào dưới đây?
A. Vi khuẩn
B. Virus
C. Một số loại virus D. Vi sinh vật cổ
Câu 64: (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)

Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở:
A. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
B. Các bộ ba nằm kế tiếp, không gối lên nhau.
C. Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
D. Nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 65(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm
biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của
tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây
(1)Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau.
(2)Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép.
(3)Mỗi phân tử đều có thể tồn tại từ thế hệ phân tử này đến thế hệ phân tử kháC.
(4)Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu.
(5)Được tổng hợp nhờ phản ứng loại nước và hình thành liên kết phosphoeste.
(6)Đều có khả năng chứa thông tin di truyền.
Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực thể hiện qua số nhận xét là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 66(Đề thi thử trường THPT Yên Định năm 2016)
Bộ ba đối mã (anticođon) của tARN vận chuyển axit amin metiônin là
A. 5'XAU3'.
B. 3'XAU5'.
C. 3'AUG5'.
D. 5'AUG3'.
Câu 67: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
A. 5’AUG3’
B. 3’UAX5’

C. 3’AUG5’
D. 5’UAX3’
Câu 68: (Đề thi thử khối Chuyên Đại học khoa học Huế năm 2016)
Loại phân tử nào sau đây không chứa liên kết hidro?
A. Protein
B. tARN
C. mARN
D. AND
Câu 70: (Đề thi thử khối Chuyên Đại học khoa học Huế năm 2016)
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mã di truyền là đúng?
(1)Có 64 mã bộ ba mã hóa, mã hóa cho khoảng 20 loại axit amin khác nhau
(2)Các mã di truyền có nucleotit thứ hai giống nhau luôn cùng mã hóa cho một axit amin
(3)Các mã di truyền cùng mã hóa cho một axit amin chỉ sai khác ở nucleotit thứ 3 trong bộ mã hóa
(4)Trên 1 mARN ở sinh vật nhân sơ có thể có nhiều bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
(5)Mã di truyền luôn được đọc liên tục trên mARN theo một chiều xác định từ 5’-3’ và không gối lên nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử - Địa tốt nhất!

9


Câu 71(Đề thi thử trường THPT Yên Lạc năm 2016)
Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng ba loại nucleotit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân
tử mARN này chỉ có thể thực hiện dịch mã được khi ba loại nucleotit được sử dụng là
A. U, G, X.
B. U, A, X.

C. G, X, A.
D. G, A, U.
Câu 72: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)
Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit
amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’

B. 5’AAX3’, 5’AXG3’

C. 5’UUU3’, 5’AUG3’.

D. 5’XAG3’, 5’AUG3’.

CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO CỦA ADN
Câu 1(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb
nguyên phân liên tiếp hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211
nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 2: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Một alen có 915 nuclêotit Xytôzin và 4815 liên kết hiđrô. Gen đó có chiều dài là:
A. 6630A0

B. 5730A0
C. 4080A0
D. 5100A0
Câu 3: (Đề thi thử trường chuyên Phan Bội Châu năm 2016)
Một gen cấu trúc dài 4165 Ao trong đó có 455 nucleotit loại Guanin. Tổng số liên kết hidro của gen là:
A. 2905
B. 2850
C. 2950
D. 2805
Câu 4: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Xét một cặp NST tương đồng, mỗi NST chứa một phân tử ADN dài 0,102mm. Phân tử ADN trong NST có
nguồn gốc từ bố chứa 22% ađênin, phân tử ADN trong NST có nguồn gốc từ mẹ chứa 34% ađênin. Biết
rằng không xảy ra đột biến NST trong quá trình phát sinh giao tử.
Tế bào chứa cặp NST đó giảm phân cho các loại giao t, trong đó có một loại giao tử chứa 28% ađênin.
Xét về số lượng từng loại nucleotit trong các giao tử do cơ thể con sinh ra, có các phát biểu như sau:
1. Đã xảy ra hoán vị gen ở cơ thể con, tạo ra 3 loại giao tử.
2. Đã xảy ra hoán vị gen ở cơ thể con, tạo ra 4 loại giao tử.
3. Giao tử không hoán vị gen mang có số nucleotit từng loại là: A = T = 132.000; G = X = 168.000.
4. Giao tử không hoán vi gen có số nucleotit từng loại là: A = T = 204.000; G = X = 96.000.
5. Các giao tử có hoán vị gen đều có số nucleotit từng loại là: A = T = 132.000; G = X = 168.000.
Số phát biểu sai là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 5: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016)
Để mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 300 axitamin, tối thiểu gen phải có bao nhiêu bộ ba mã
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

10



hóa?
A. 298
B. 299
C. 302
XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ TRÊN MẠCH NUCLEOTIT

D. 300

Câu 1: (Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016)
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Adenine, Uracine và Guanine. Nhóm các bộ ba nào sau
đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
A. AAG, GTT, TXX, XAA.

B. ATX, TAG, GXA, GAA.

C. AAA, XXA, TAA, TXX. D. TAG, GAA, AAT, ATG.
Câu 2(Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. AUG , UGA, UAG
B. AUG , UAA, UGA
C. AUU, UAA , UAG
D. UAG , UAA, UGA
Câu 3: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Một phân tử ARN chỉ chứa 3 loại ribonu là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể
có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử ARN nói trên?
A. AAG, GTT, TXX, XAA
B. ATX, TAG, GXA, GAA
C. AAA, XXA, TAA, TXT

D. TAG, GAA, ATA, ATG
Câu 4: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)
Một đoạn ADN có trình tự mạch mã gốc như sau
3’ ATG TAX GTA GXT…….. 5’.
Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN sơ khai được tổng hợp từ gen trên:
A. 5’ UAXAUGXAUXGA 3’….
B. AUGXAUXGA….
C. 5’TAXATGXATXGA5’
XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NUCLEOTIT

D. AUGUAXGUAGXU….

Câu 1: (Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016)
Phân tử ADN ở vùng nhân của E.Coli có tổng số là 3450 liên kết hidro. Trên mạch 1 có số lượng nu loại G bằng
loại X và số X gấp 3 lần nu loại A trên mạch đó. Số lượng nu loại A trên mạch 2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch
1. Xác định phương án trả lời sai:
A. mạch 2 có số lượng các loại nu T= 575; A=115; G= 345; X= 345.
B. khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nu loại A và 2070 nu loại X.
C. số lượng liên kết hóa trị giữa các nu trong phân tử ADN trên là 2758.
D. phân tử ADN có A = T = G = X = 690.
Câu 2: (Đề thi thử trường THPT Yên Dũng năm 2016)
Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại
T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số
nuclêôtit loại A của gen là
A. 336.
B. 224.
C. 448.
D. 112.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!


11


Câu 3: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại
T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số
nuclêôtit loại A của gen là
A. 336
B.224
C. 448
D.112
Câu 4: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra gọi là nhiệt độ nóng chảy của AND. Có 4 phân tử
AND đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại Nu khác nhau. Phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy
cao nhất?
A. Phân tử AND có nucleotit loại A chiếm 10%
B. Phân tử AND có nucleotit loại A chiếm 20%
C. Phân tử AND có nucleotit loại A chiếm 40%
D. Phân tử AND có nucleotit loại A chiếm 30%
Câu 5: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba nucleotit thì
trong dung dịch này có bộ ba mã hóa isoleucin( AUU, AUA) chiếm tỉ lệ
A. 51,2% B. 38, 4% C. 24% D. 16%
Câu 7: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Gen cấu trúc ở sinh vật nhân thật có số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit là 2998, hiệu số giữa A với một
nuclêôtit khác là 10%. Trong đó các đoạn intron số nuclêôtit loại A = 300; G= 200. Trong đoạn mã hóa axit
amin của gen có số lượng từng loại nuclêôtit là:
A. A= T = 300 ; G = X = 700
B. A= T = 600 ; G = X = 400
C. A= T = 300 ; G = X = 200

D. A= T = 150 ; G = X = 100
Câu 6(Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016)
Phân tử mARN có tỉ lệ loại nuclêôtit như sau A: G: X = 3:1:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba có chứa 2
nuclêôtit loại A là:
B. 27,36%
C. 8,79%
D. 7,98%
A. 26,37%
Câu 8: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit
của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số
nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng
A. 2550 µm .
B. 0,255 µm .
C. 0,51 µm .
D. 5100 µm .
Câu 9: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15% A, 20% G, 30% U, 35 % X. Hãy cho biết
đoạn phân tử ADN sợi kép mã hóa phân tử ARN này có thành phần như thế nào?
A. 17,5% G; 17,5% X; 32,5% A và 32,5 % T. B. 22,5% T; 22,5% A; 27,5% G và 27,5 % X.
C. 15% T; 20% X; 30% A và 35 % G.
D. 15% G; 30% X; 20% A và 35 % T.
Câu 10: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Vùng mã hoá của hai phân tử mARN (a và b) ở một loài vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
Thành phần các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau:
mARN
a
b

A%

17
27

X%
28
13

G%
32
27

U%
23
33

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

12


Nếu phân tử mARN b có 405 nuclêôtit loại A thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen a (ở vùng mã hoá)

A. A= T = 450; G = X = 1050.
B. A= T = 405; G = X = 1095.
C. A= T = 900; G = X = 600.
D. A= T = 600; G = X = 900.
Câu 11: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Giang năm 2016)
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ nucleotit loại
Ađênin chiếm 10% thì tỉ lệ nucleotit loại Guanin của phân tử ADN này là
A. 40%. B. 25%. C. 20%. D. 10%.

Câu 12:(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch của 1 gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T,
số nucleotit loại G gấp hai lần số nucleotit loại A, nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit
loại A của gen là:
A. 224 B. 336 C. 112 D. 448
Câu 13(Đề thi thử trường chuyên Khoa học tự nhiên năm 2016)
Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có (T + X)/ (A + G) = 4 làm khuôn để tống hợp nhân
tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng h ợp này là:
A. A + G = 75%; T + X = 25%.

B. A + G = 25%; T + X = 75%.

C. A + G = 20%; T + X = 80%

D. A + G = 80%; T + X = 20%.

Câu 14(Đề thi thử trường chuyên Khoa học tự nhiên năm 2016)
Mạch 1 của gen có hiệu số giữa G va A (G - A) bằng 10% tống số nucleotit cùa mạch. Trên
mạch 2, hiệu số giữa A và X (A - X) bằng 10% và giữa X và G (X - G) bằng 20% số nucleotit
của mạch Tỷ lệ % từng loại nucleotit của gen trên là:
A A = T = 20%; G = X = 30%

B. A = T = 25%; G = X = 25%

A. A = T = 30%; G = X = 20%

D . A = T = 35%; G = X = 15%

Câu 15: (Đề thi thử trường chuyên Quốc học Huế năm 2016)

Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có 4 đoạn exon và 3 đoạn intron. Số nucleotit loại A và loại G trên các
đoạn exon và intron lần lượt là
exon 1

exon 2

exon 3

exon 4

intron 1 intron 2 intron 3

số nu loại A

235

120

111

203

435

524

469

số nu loại G


211

156

98

198

400

558

500

Biết rằng không có đột biến xảy ra và mARN sinh ra có đủ exon. Khi gen này dịch mã thì số axit amin môi
trường cung cấp để tổng hợp 1 chuỗi polypeptit chưa hoàn chỉnh là
A. 443
B. 221.
C. 442
D. 220
Câu 16: (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 thì tỉ lệ
nucleotit loại G của phân tử ADN này là:
A. 10%
B. 25%
C. 20%
D. 40%
Câu 17: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Ninh năm 2016)
Một phân tử mARN dài 2040A0 được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nucleotit A, G. U và X
lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN làm khuôn để tổng hợp nhân tạo

một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử : ARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

13


cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là
A. G = X= 320, A = T = 280.

B. G = X = 240, A = T = 360.

C.G = X = 360, A = T = 240.

D. G = X = 280, A = T = 320.

Câu 18: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016)
Biết mã di truyền là mã bộ ba. Giả thiết một phân tử ARN thong tin của một loài vi khuẩn chỉ cấu tạo bởi
ba loại nuclêôtit là: Ađênin, Guanin và Uraxin. Theo lí thuyết phân tử ARN này có tối đa bao nhiêu bộ ba
mã hóa axit amin ?
A. 26
B. 64
C. 27
D. 24
Câu 19: (Đề thi thử trường THPT Yên Định năm 2016)
Một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo từ một dung dịch chỉ chứa U và G với số lượng U lớn hơn G.
Biết tỉ lệ của nhóm bộ ba có chứa 2 ribônuclêôtit loại này và 1 ribônuclêôtit loại kia là 9/64. Tỉ lệ U và G
trong dung dịch là:
A. U:G = 1:3
B. U:G = 3:1
C. U:G = 2:3

D. U:G = 3:2
Câu 20: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại Nu A, U, G. Số loại bộ ba mã hóa
axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:
A. 27.
B. 9.
C. 24.
D. 61.
Câu 21: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Giả sử một gen ở vi khuẩn có 3000 nuclêôtit. Hỏi số axit amin có trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ
gen trên là bao nhiêu?
A. 498
B. 502
C. 495
D. 500
Câu 22: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại Nu A, U, G. Số loại bộ ba mã hóa
axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:
A. 27.
B. 9.
C. 61.
D. 24.
Câu 23(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Trong 1 ống nghiệm chứa các loại nuclêôtit A, U, G, X với tỉ lệ tương ứng là 2: 2: 1: 2. Từ 4 loại nuclêôtit
này, người ta tổng hợp một phân tử ARN nhân tạo. Tính theo lí thuyết, xác suất xuất hiện bộ ba AUG trên
phân tử ARN nhân tạo là
4
8
4
2

A.
.
B.
.
C.
.
D. .
343
49
49
7
Câu 24(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Nam năm 2016)
Trong một ống nghiệm, có 4 loại nu với tỉ lệ lần lượt là A: U: G: X = 1: 2: 1: 2. Từ 4 loại nu này người ta
đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Nếu phân tử mARN này có 2700 bộ ba thì theo lí thuyết sẽ
có bao nhiêu bộ ba chứa U, X, A?
A. 100
B. 150
C. 75
D. 300
Câu 25: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Ở sinh vật nhân sơ , 1 phân tử tARN có tỉ lệ các loại nucleotit A:U:G:X=2:3:5:7. Phân tử ADN được dùng
làm khuôn để tổng hợp nên phân tử tARN có tỉ lệ A/G là:
A. 5/12
B. 5/17
C. 2/5
D. 3/7
Câu 26: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Một đoạn phân tử protein có trình tự axit amin Val-Tyr-IIe-Lys. Biết các axit amin được quy định bởi:
Val: GUU, GUX, GUA, GUG
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!


14


Tyr: UAU, UAX
IIe: AUU, AUX, AUA
Lys: AAA.AAG
Theo lí thuyết có bao nhiêu đoạn phân tử ADN khác nhau cùng quy định đoạn phân tử protein nói trên:
A. 24
B. 11
C. 48
D. 32
Câu 27: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016)
Loại vật chất di truyền của chủng vi rút có thành phần nucleotit nào sau đây thường kém bền vững nhất ?
A. Chủng vi rút có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X.
B. Chủng vi rút có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.
C. Chủng vi rút có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.
D. Chủng vi rút có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.
Câu 28: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Một phân tích hóa sinh cho thấy tỷ lệ % các loại nucleotit của AND ở các loài sinh vật như sau:
Nucleotit

A

G

T

X


U

I

21

29

21

29

0

II

29

21

29

21

0

III

21


21

29

29

0

IV

21

29

0

29

21

V

21

29

0

21


29

Loài

Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Loài I và II đều mang phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch
B. Loài V mang phân tử ARN 1 mạch.
C. Loài III mang phân tủ ADN có cấu trúc 1 mạch.
D. Loài IV và loài V đều mang phân tử ARN 2 mạch.
ĐÁP ÁN : LÝ THUYẾT VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
Câu 1:Lời giải
Một operon gồm : Promoter ( vùng khởi động ) => Operator ( vùng vận hành ) => Nhóm gen cấu trúc
Đáp án C
Câu 2:Lời giải
Phát biểu đúng là B
Hợp tử được thừa hưởng toàn bộ tế bào chất trong tế bào trứng của mẹ nên nhận toàn bộ gen ngoài nhân
của mẹ nên di truyền giống mẹ
A sai, gen ngoài nhân nằm trong ti thể/lục lạp , khi phân bào không được phân chia đều cho các tế bào con
C sai, gen ngoài nhân nằm trên ADN dạng vòng, do đó chỉ cần 1 gen là biểu hiện ra kiểu hình
D sai, gen nằm trong ti thể/ lục lạp, có trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể, biểu hiện ở cả 2 giới
Câu 3:Lời giải
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

15


Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp giảm tính có hại của đột biến vì nếu bị đột biến ở
vùng không mã hóa aa thì sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen
Đáp án A
Câu 4:Lời giải

Mã di truyền có các đặc điểm sau
- Mã di truyền có tính liên tục
- Mã di truyền mang tính đặc hiệu , mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin
- Mã di truyền mang tính thống nhất , hầu hết tất cả các sinh vật cùng chung một bộ ba di truyền
- Mã di truyền mang tính thoái hóa, nhiều bộ mã di truyền cũng mang thông tin mã hóa cho 1 aa
 B không phải là đặc điểm của mã di truyền
Đáp án B
Câu 5:Lời giải
Các bộ ba trên ADN khác nhau ở trình tự thành phần nucleotit
Đáp án A
Câu 6:Lời giải
Các đặc điểm khác nhau giữa AND và ARN gồm có
- ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.=> ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn
ARN, 1 và 4 đúng
- Đơn phân của ADN có đường là deoxyribose và có các bazo nito A, T , G , X. Đơn phân của ARN gồm
có ribose và các bazow nito A, U, G , X => 3 đúng
2 Sai , trong tARN và rARN đều có hiện tượng bổ sung
Đáp án C
Câu 7:Lời giải
Điểm khác nhau giữa gen điều hòa và gen cấu trúc là gen điều hòa thì tổng hộp protein điều hòa quá trình
phiên mã và dịch mã , gen cấu trúc thì tổng hopwj các protein cấu trúc lên các thành phần của tế bào
Đáp án C
Câu 8:Lời giải
Vùng mã hóa là vùng gồm các bộ ba mang thông tin mã hóa cho axit amin
Đáp án A
Câu 9:Lời giải
Đoạn intron là những đoạn trình tự nucleotit không mang thông tin mã hóa axit amin , nhưng vẫn được
phiên mã
Đáp án B
Câu 10:Lời giải

Trong mã di truyền có 64 bộ ba và có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin
 có 61 bộ ba mã hóa axit amin
Mã di truyền là mã bộ ba có các đặc điểm sau đây :
Mã di truyền mang tính thoái hóa , 61 bộ ba nhưng mã hóa cho 20 axit amin → nhiều bộ ba cùng mã hóa
cho 1 aa
Mã di truyền mang tính phổ biến
Mã di truyền mang tính đặc hiệu
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

16


Phát biểu đúng là 1,3,6
Đáp án B
Câu 11:Lời giải
Đáp án B
Operon Lac của vi khuẩn E.Coli có trật tự : vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
Gen điều hòa R không nằm trong Operon Lac
Câu 12:Lời giải
Gen chi phối đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng đưuọc gọi là gen đa hiệu
Đáp án C
Câu 13:Lời giải
Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
Đáp án A
Câu 14:Lời giải
Sự điều hòa hoạt động của ôperon Lac ở E. coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng vận hành.
Protein ức chế bám vào vùng vận hành làm cản trở mARN không thể bám vào ADN, khiến nó không thể
phiên mã được
Đáp án A

Câu 15:Lời giải
Nhận định không đúng là D
Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’3’ trên mARN ( bộ ba codon)
Đáp án D
Câu 16:Lời giải
Theo F.Jacôp và J.Mônô vùng vận hành của operon Lac là
Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Đáp án A
Câu 17:Lời giải
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng mang tín hiệu kết thúc phiên mã, không mang thông tin mã
hóa các axit amin hay khởi động phiên mã
Đáp án C
Câu 18:Lời giải
Axit nucleic để thực hiện chức năng truyền đạt và lưu giữ thông tin di truyền và sinh sản.
Protein là đại phân tử hữu cơ giúp cơ thể thực hiện các phản ứng trao đổi chất và điều chỉnh các hoạt động
sống của tế bào và cơ thể
Đáp án D
Câu 19: Các loài sinh vật cùng dùng chung một bộ mã di truyền( trừ 1 vài ngoại lệ), cùng một bộ ba sẽ
tổng hợp cùng 1 axit amin => mARN trưởng thành của người vào vi khuẩn sẽ được dịch mã thành protein
thực hiện chức năng
Đáp án B
Câu 20: Gen là một đoạc của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử
ARN
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

17


Đáp án C
Câu 21 : Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng là mang tín hiệu kết thúc cho quá trình phiên mã

Đáp án A
Câu 22 : Các nhận định không đúng là :1,4, 5
1, Hầu hết các loài sinh vật đều sử dụng chung 1 bảng mã di truyền
4, Tính đặc hiệu của mã di truyền là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho duy nhất 1 axit amin
5, Tính phổ biến của mã di truyền là hầu hết các loài sinh vật đều sử dụng chung 1 bảng mã di truyền
7. UGG mã hóa cho Trp và AUG mã hóa cho Met
Đáp án C
Câu 23:
Riboxom cấu tạo từ các thành phần chính là rARN và protein
Đáp án C
Câu 24.
Mã di truyền có tính phổ biến có nghĩa là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền (chỉ trừ một
số trường hợp đặc biệt)
Mã di truyền là mã bộ ba, có tính thoái hóa, tính đặc hiệu, tính liên tục, tính phổ biến
Đáp án D
Câu 26.
Một mã di truyền có thể không mã hóa axit amin ( bộ ba kết thúc) nên 1 sai
Đơn phân cấu trúc ARN gồm 4 loại nu A,U,G,X => 2 đúng
Axit amin mở đầu cho chuỗi polypeptid ở sinh vật nhân thực là methyonin, ở nhân sơ là foocmin –
methyoninm=> 3 đúng
tARN và rARN có cả đoạn mạch đơn - 4 sai
rARN chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại ARN trong tế bào nên 5 đúng
6 – đúng
Đáp án C
Câu 27:Lời giải
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã của gen là: 2,3
mARN là sản phẩm của quá trình phiên mã
AND ligaza, AND pol tham gia vào quá trình nhân đôi AND
Restricaza là enzim tham gia cắt nối AND trong ứng dụng kĩ thuật di truyền
Đáp án A

Câu 28 : Nhận định không đúng là D
Mỗi sinh vật đều có một bộ gen khác nhau, tức là có một bộ ADN khác nhau, do đó, protein cũng khác
nhau vì ADN qui định tổng hợp protein
ADN của các sinh vật đặc trưng theo loài
Đáp án D
Câu 29: Các phát biểu đúng là 2 , 3
1- Sai vì phải là 3 nucleotit liền kề nhau mới là một bộ ba
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

18


4. 5’AUG 3’ là mã mở đầu dịch mã
Đáp án B
Câu 30: Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin mêtiônin là 5’ AUG3’ => Bộ ba đối mã là 3’UAX5’
Đáp án C
Câu 31:Lời giải
Đột biến điểm ở 1 gen chắc chắn thay đổi các sản phẩm của gen là gen và ARN
Đáp án B
Có thể protein do gen đó qui định không bị thay đổi vì tính thoái hóa của mã di truyền, tức là 1 acid amin
do nhiều bộ ba qui định
Câu 32:Lời giải
Các đặc điểm đúng về bộ mã 5’AUG3’ là 2, 3
1 sai, 5’AUG3’ là bộ ba mở đầu
4 sai
5 sai, AUG là bộ ba nằm tại vị trí ứng với vị trí đầu của vùng mã hóa của Operon
Đáp án A
Câu 33Đáp án B
Câu 34:Một gen cấu trúc gồm các phần theo trình tự : Vùng điều hòa- Vùng mã hóa - Vùng kết thúc
Đáp án A

Câu 35
A- , B,C đúng
Đáp án D sai vì ở côn trùng làm công cụ phòng trừ sâu hại chỉ cần làm mất đoạn ,
Liệu pháp gen là phương pháp chữa bệnh ở người không sử dụng cho động vật
Đáp án D
Câu 36:Lời giải
Operon là nhóm gen cấu trúc có chức năng giống nhau được tập hợp thành cụm, có chung cơ chế điều hòa,
để khi cần các sản phẩm này đồng thời được tạo ra phục vụ cho quá trình tổng hợp hoặc phân giải sản phẩm
nào đó, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng
Đáp án A
Câu 37:Lời giải
ADN ngoài nhân có mạch kép vòng, hoạt động độc lập với NST
ADN nhân là thành phần cấu tạo nên NST => hoạt động của AND trong nhân có liên quan trực tiếp đến
NST , AND nhân đôi để chuẩn bị cho NST nhân đôi
ADN ngoài nhân rất dễ đột biến
Đáp án C
Câu 38:Lời giải
Chú ý là anticodon ( bộ ba đối mã trên t ARN ) chứ không phải codon, chú ý chiều, trên mARN là
chiều 5’ AUG 3’ thì tARN là 3’ UAX 5’
Đáp án D
Câu 39:Các phát biểu đúng là : (1) (2) (3) (4)
Đáp án B
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

19


Câu 40:Các ý kiến đúng là : (1) (2) (3)
4- Sai, Tính thoái hóa của mã di truyền là 1 acid amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Đáp án B

Câu 41:Lời giải
Gen đa hiệu là : gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng tới nhiều tính trạng khác nhau
Đáp án C
Câu 42:Lời giải
Codon qui định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã là : 5’AUG3’- mã hóa cho Met ở sinh vật nhân thực và
fMet ở sinh vật nhân sơ .
Đáp án A
Câu 43 :Lời giải
Loại nu không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN là Timin
Đơn phân cấu tạo nên m ARN gồm có : Ađênin. Uraxin.Xitôzin. Guanin
Đáp án B
Câu 44: Đáp án B
Câu 45:Lời giải
Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y tồn tại thành từng cặp alen
B, D sai, gen trong ti thể, lục lạp là có thể là gen đơn alen ( nếu có 1 bản sao ) đa alen nếu có nhiều bản sau
. Nhưng không chắc chắn luôn tồn tại thành cặp alen trong tế bào
C sai, ở giới dị giao XY , gen trên vùng không tương đồng của NST giới tính X đứng một mình
Đáp án A
Câu 46:Lời giải
Bộ ba mở đầu ở sinh vật nhân thực là 3’AUG 5’ quy định axit amin Met
Đáp án C
Câu 47:Lời giải
Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG, nhưng chỉ có một bộ ba AUG mang tín hiệu khởi đầu
phiên mã. Nếu không thì trong tất cả các phân tửu protein sẽ không có Met vì axit amin mở đầu sẽ bị cắt bỏ
Bộ ba mở đầu nằm ở đầu 5’ của mARN
Đáp án C
Câu 48:Lời giải
1 vùng mã hóa là exon, không mã hóa là intron
2 vùng mở đầu nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc
3 gen sinh vật nhân sơ mới có đặc điểm nhiều gen chung một promoter

Tất cả các quan niệm trên đều sai
Đáp án B
Câu 49:Lời giải
Phát biểu đúng là : C
Đáp án C
A sai, ARN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
B sai, ADN là vật chất di truyền chủ yếu của sinh vật nhân sơ
ARN là vật chất di truyền hay gặp ở virus hơn
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

20


D sai, enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’→ 3’
Câu 50:Lời giải
Phát biểu không đúng là A
Mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho 1 acid amin; 1 aa có thể được mã hóa
bởi nhiều bộ ba ( tính thoái hóa của mã di truyền )
Đáp án A
Câu 51:Lời giải
Loại nu không tham gia vào cấu trúc của phân tử ARN là Timin (T), Timin là đơn phân cấu tạo phân tử
ADN.
Đáp án C
Câu 52:Lời giải
Gen ngoài nhân dễ đột biến và có thể di truyền cho đời sau
AND ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với NST
AND plasmid dạng vòng
AND ngoài nhân không phân bố đều cho tế bào con
Đáp án B
Câu 53:Lời giải

Phát biểu đúng là D .
Đáp án D
Câu 54:Lời giải
Bộ ba trên ADN mã hóa cho bộ ba mở đầu 5’AUG3’ trên mARN là 3’TAX5’
Đáp án D
Câu 55:Lời giải
Ở sinh vật nhân thực tARN mang acid amin Methionin có bộ ba đối mã là 3’UAX5’
Đáp án C
Câu 56 : Ý không đúng là D
Virut HIV sẽ gắn vật chất di truyền của chúng ( là 1 đoạn ADN được tổng hợp từ ARN qua quá trình phiên
mã ngược) vào hệ gen của tế bào chủ, từ đó bắt tế bào chủ tổng hợp nên các sản phẩm mà virut HIV cần
Đáp án D
Câu 57:Lời giải
Codon là tên gọi của bộ ba mã hóa trên mARN
Đáp án D
Câu 58:Lời giải
Điều trên thể hiện tính thoái hóa của mã di truyền :
Nhiều bộ ba cùng qui định 1 acid amin
Đáp án D
Câu 59:Lời giải
Điểm giống nhau giữa phân tử DNA và tRNA là đều có liên kết hidro
A- Chỉ có ở AND /B chỉ có ở tARN ,D đon phân của AND và tARN khác nhau
Đáp án C
Câu 60:Lời giải
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

21


Các codon không mã hóa cho acid amin ( mã hóa cho các bộ ba kết thúc là ) UAG, UAA, UGA

Đáp án C
Câu 61:Lời giải
Có 64 bộ ba nhưng có 3 bộ ba kết thúc, còn lại 61 bộ ba ứng với 61 phân tử tARN mang các bộ ba này.
Thực tế một tARN có thể mang nhiều hơn một bộ ba
Đáp án C
Câu 62:Lời giải
Phát biểu không đúng là D
Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân nằm trong tế bào chất, được di truyền cho đời con. Tế bào(
nhóm tế bào) tách ra từ cơ thể mẹ sẽ nhận gen trong nhân và gen trong tế bào chất của mẹ .
Đáp án D
Câu 63: RNA là hệ gen của một số loại virus . ví dụ như virus HIV
Một số virus có hệ gen là DNA
100% vi khuẩn có hệ gen là DNA
Đáp án C
Câu 64: Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin
Đáp án C
Câu 65: Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực :
(3) (4) (5) (6)
Đáp án B
1 sai, các đơn phân khác nhau nucleotide và ribonucleotide
2 sai, RNA thường không có dạng mạch kép
Câu 66:Lời giải
 Trên mARN : 5'AUG3' => trên tARN : 3'UAX5'
 Đáp án A
Câu 67:Lời giải
Bộ ba mã hóa trên mARN và bộ ba đối mã trên tARN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết
với U và G liên kết với X và ngược lại :
Ở mARN là 5’ AUG 3’ nên ở tARN là 3’ UAX 5’
Đáp án B
Câu 68:Lời giải

Loại phân tử không chứa liên kết hidro là mARN
Protein có liên kết H giữa các axit amin
tARN có liên kết H do phân tử là 1 chuỗi đơn nucleotit xoắn lại, các nucleotit trong chuỗi bắt cặp với nhau
, tạo cấu trúc cuộn thùy .
AND có liên kết H giữa 2 mạch đơn
Đáp án C
Câu 70:Lời giải
Các phát biểu đúng là : 4,5
1 sai, có 64 bộ ba chứ không phải 64 bộ ba mã hóa. Chỉ có 61 bộ ba mã hóa mà thôi
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

22


2 sai, ví dụ : AUG mã hóa cho Met còn AUX mã hóa cho Ile
3 sai, có thể sai khác ở nu thứ nhất : UUG và XUA mã hóa cho Leu
4 đúng – ví dụ điển hình là hiện tượng Operon Lac .
Đáp án C
Câu 71: Để dịch mã được cần có bộ ba mở đầu AUG => cần G, U.A
Đáp án D
Câu 72
Mã AUG không có tính thoái hóa => loại đáp án A,D, C
Đáp án B
ĐÁP ÁN : CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO CỦA AND
Câu 1: Đổi 221nm = 2210 A0
Xét gen B :
Số lượng nucleotit trong gen B là 2210 : 3.4 x2 = 1300
H = 1669 => G = X = 1669 – 1300 = 369 ; A = T = 281
Xét cặp Bb có
Số lượng nucleotit loại T là : 1689 : 3 = 563=> số T trong gen b là: 563 – 281 = 282

Số lượng nucleotit loại X là : 2211 : 3 = 737=> số X trong gen b là : 737 – 369 = 368
 Gen B bị đột biến thay thế một gặp G- X bằng 1 cặp A-T để trở thành gen b => 1 đúng
 Gen b có số liên kết hidro là 1668 => 2 sai
 3 , 4 đúng
 1,3,4 đúng
 Đáp án C
Câu 2:Lời giải
Số nucleotiti trong gen là : 4815 – 915 = 3900 ( nucleotit)
 Chiều dài của gen đó là 3900 : 2 x 3.4 = 6630 A0
 Đáp án A
Câu 3:Số nu của gen: 4165 x 2 : 3,4 = 2450 nu
Số liên kết hidro: 2450 + 455 = 2905
Đáp án A
Câu 4:Lời giải
Mỗi phân tử ADN có tổng số nu là 1020 000 : 3,4 x 2 = 600 000
22%  34%
Ta có 28% 
2
Như vậy đã xảy ra hoán vị gen, tạo ra 4 loại giao tử
Giao tử không mang gen hoán vị
Có nguồn gốc từ bố có số loại nu là : A = T = 0,22 x 600 000 = 132000
G = X = 168 000
Có nguồn gốc từ mẹ có số loại nu là : A = T = 0,34 x 600 000 = 204 000
G = X = 96 000
Giao tử mang gen hoán vị có số lượng các loại nu là :
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

23



A = T = 0,28 x 600 000 = 168 000
G = X = 132 000
Các phương án sai là 1, 5
Đáp án A
Câu 5:Lời giải
Chuỗi polypeptid hoàn chỉnh có 300 axit amin .
Chuỗi polypeptit sơ khai có 300 + 1 = 301 axit amin
m ARN có số bộ ba mã hóa axit amin là 301 mã di truyền
 Số bộ ba trong phân tử mARN là : 301 + 1 = 302 ( mã )
 Đáp án C
ĐÁP ÁN: XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ TRÊN MẠCH NUCLEOTIT
Câu 1: Mạch bổ sung của gen có thứ tự các nu giống trên mARN chỉ khác U được thay bằng T nên mạch
bổ sung chỉ có A,T,G, không có X
Đáp án D
Câu 2:Lời giải
Trong 64 bộ ba mã di truyền thì có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin .
Ba bộ ba đó là UAG , UAA, UGA
Đáp án D
Câu 3:Lời giải
Mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN này có trình tự giống hệt mARN, chỉ khác U được
thay bằng T. Do đó, nếu mARN chỉ có A,U và G thì mạch bổ sung này sẽ chỉ chứa A,T và G, không chứa
X
Đáp án D
Câu 4:Lời giải
Đoạn mạch gốc có trình tự :
3’ ATG TAX GTA GXT…….. 5’.
Đoạn mARN được dịch mã ra :
5’ UAX AUG XAU XGA …….. 3’
Đáp án A
ĐÁP ÁN : XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NUCLEOTIT

Câu 1: G1 = X1 = 3A1 và A2 = T1 = 5A1
Do đó: A = T = A1 + T1 = 6A1
G = X = 6A1
Số liên kết hidro: 2A + 3G = 12A1 + 18A1 = 30A1 = 3450 => A1 = 115
Mạch 2 có số nu các loại : A2 = 5 x 115 = 575, T2 = A1 = 115. Do đó A sai
Khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần lấy của môi trường: A = X = 6A1 x 3 = 2070 nu
Số liên kết hóa trị : 6A1 x 4 – 2 = 2758
Số nu từng loại : A = T = G = X = 6A1 = 690
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

24


Đáp án A
Câu 2:Lời giải
Gen có 2128 liên kết Hidro  2A + 3G = 2128
Mạch 1 có :
A1 = T1 = x
G1 = 2A1 = 2x
X1 = 3T1 = 3x
Vậy trên toàn gen có :
A = T = A1 + T1 = 2x
G = X = G1 + X1 = 5x
Có 2A + 3G = 2128
Vậy giải ra, A = 224
Đáp án B
Câu 3:Lời giải
Gen có 2128 liên kết Hidro ó 2A + 3G = 2128
Mạch 1 có :
A1 = T1 = x

G1 = 2A1 = 2x
X1 = 3T1 = 3x
Vậy trên toàn gen có :
A = T = A1 + T1 = 2x
G= X = G1 + X1 = 5x
Có 2A + 3G = 2128
Vậy giải ra, A = 224
Đáp án B
Câu 4:Lời giải
Nhiệt độ nóng chảy lên quan đến số lượng liên kết hidro trong phân tử AND , lien kết hidro càng nhiều thì
nhiệt độ nóng chảy cảng cao .
Xét các gen cùng chiều dài thì các gen có chứa nhiều G-X nhất => ít AT nhất thì nhiệt đột nóng chảy cao
nhất ( vì G – X liên kết với nhau = 3 liên kết H trong khi A- T liên kết với nhau = 2 liên kết H )
 Đáp án A
Câu 5:Lời giải
Ta có A= 0,8 và U = 0,2
Tỉ lệ các bộ ba isoleucin( AUU, AUA) chiếm tỉ lệ :
0,8 x 0,2 x 0,2 + 0,8 x 0,8 x 0,2 = 0,8 x 0,2 ( 0,2 + 0,8 ) = 0,16
Đáp án D
Câu 6:Lời giải
Tỉ lệ bộ ba chứa 2 A và 1 nucleotit khác là
3/8 x 3/8 x 1/8 x 3 + 3/8 x 3/8 x 4/8 x 3 ≈26,37%
Đáp án A
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn – Anh- Sử tốt nhất!

25


×