Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.27 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Lê Thanh
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng cây trồng vụ xuân qua 3 năm
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của các hộ điều tra
Bảng 2.4 : Chi phí bình quân trên 1 sào vụ đông xuân 2016
Bảng 2.5: Tình hình chăn nuôi gà và lợn trên địa bàn xã qua 3 năm 2014- 2016
Bảng 2.6: Cơ cấu giống gà nuôi thịt tại xã Lê Thanh
Bảng 2.7: Quy mô năng suất hộ chăn nuôi gà
Bảng 2.8: Năng suất chăn nuôi lợn thịt
Bảng 2.9 Chi phí sản xuất bình quân/tạ lợn thịt
Bảng 2.10 Tình hình tiêu thụ gà
Bảng 2.11: Hiệu quả sản xuất BQ tính trên 1 sào của các hộ nông dân
Bảng 2.12 Hiệu quả sản xuất tính trên 1 tạ lợn thịt và trên 100kg gà

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1

DT

Diện tích


2

ĐVT

Đơn vị tính

3

GT

Giá trị

4

NS

Năng suất

5

SL

Sản lượng

6

UBND

Uỷ ban nhân dân


7

QML, QMV, QMN

Quy mô lớn, quy mô nhỏ,
quy mô vừa.

3


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.
Tính cấp thiết
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trên 65% dân
số sinh sống ở vùng nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm sinh kế chính. Tuy
nhiên, sản xuất mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao và còn thấp.
Những năm vừa qua, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức về thời tiết về dịch bệnh, thị trường... Song qua nhiều lần đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế ngành nông nghiệp đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Từ chỗ một
nước nhập khẩu gạo, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 thế giới, nhiều mặt hàng nông sản khác cũng không ngừng tăng lên. Phát
triển song song với ngành trồng trọt là ngành chăn nuôi, bởi chăn nuôi cung cấp
cho cây trồng một lượng phân bón đáng kể, giải quyết lao động nhàn rỗi, tái cơ
cấu ngành nông nghiệp.
Xã Lê Thanh là một xã thuộc huyện Mỹ Đức với số lượng dân cư tương
đối lớn đa số người dân quanh năm sinh sống và gắn bó chủ yếu với nông
nghiệp. Hầu hết diện tích đất đai địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp màu mỡ thuận lợi cho
cây trồng phát triển, hệ thống kênh mương phục vụ cho công tác tưới tiêu. Từ
những thuận lợi đó giúp cho người dân nơi đây phát triển cây lúa và một số cây

ngắn ngày mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Trong cơ cấu kinh tế nông
thôn ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao, trong đó chăn nuôi giữ
một vai trò khá quan trọng với các hộ trên địa bàn bàn xã đặc biệt là chăn nuôi
lợn. Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số các hộ gia đình như có diện
tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, tiết kiệm thời gian lúc làm nông nhàn.

4


Chính vì vậy chủ trương những năm tới của xã phải tăng quy mô chăn nuôi nhất
là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng trang trại.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố
chủ quan lẫn yếu tố khách quan. Trước hết sản xuất gặp những khó khăn về vốn,
điều kiện khí hậu, khoa học kĩ thuật,.. Xuất phát từ những điều kiện và nhu cầu
thực tiễn trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Tình hình sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình sản xuấtnông nghiệp tại xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy việc phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã trong thời
gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp
tại địa bàn xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn xã Lê Thanh trong các năm tiếp theo
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất, các đối tượng tiếp cận là các hộ nông dân tham gia sản xuất nông
nghiệp tại xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Lê Thanh, huyện
Mỹ Đức, Hà Nội.
5


- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 4/5/2017 đến 16/5/2017
trên địa bàn xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích tình hình sản xuất
nông nghiệptrên địa bàn xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn 2 thôn Lê Xá và Đức Thụ trong xã Lê Thanh là điểm nghiên cứu. Vì
đây là hai thôn các hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn,
đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ vào sản xuất nông nghiệp.
1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin
1.4.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo,
internet, các báo cáo tổng kết của Trạm khuyến nông xã Lê Thanh về tình hình
kinh tế,xã hội, đất đai, dân số lao động,... của xã và những vấn đề có liên quan.
1.4.2.2 Thông tin sơ cấp
Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp. Điều tra theo phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn kết hợp với trao đổi với hộ nông dân và các thành
viên tham gia vào quá trình sản xuất có sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu những
khó khăn trong từng khâu sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn xã Lê
Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Theo đó, người phỏng vấn sẽ sử dụng bảng câu hỏi (phiếu điều tra) khác nhau

để phỏng vấn với các đối tượng tham gia sản xuất.

6


Sự đánh giá của các hộ chăn nuôi, trồng trọt... một cách chính xác sẽ giúp
đánh giá đúng về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lê Thanh, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
1.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: được dùng để miêu tả những đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, xã hội nổi bật ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất nông
nghiệp.
- Phương pháp phân tích so sánh: dùng để phân tích, đánh giá và so sánh sự
thay đổi sản lượng, năng suất qua các năm
1.4.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chính
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô trồng trọt, chăn nuôi của các nông hộ:

+ Cơ cấu trên hộ, trên quy mô qua các năm.
+ Cơ cấu vốn đầu tư cho chăn nuôi /hộ,trồng trọt/hộ, trang trại.
+ Tổng số cây, đàn, con qua các năm
+ Diện tích chuồng BQ/hộ, Số lứa BQ/hộ/năm, Kinh nghiệm chăn nuôi
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, chi phí

+Tổng giá trị sản xuất (GO), Chi phí trung gian (IC), Giá trị gia tăng (VA )
+Chỉ tiêu diện tích gieo trồng (DTGT), Chỉ tiêu năng suất, Chỉ tiêu sản lượng
cây trồng
+Tổng chi phí (TC)
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

+ Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC)


7


+ Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC)
+ Thu nhập hốn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC)

PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Lê Thanh nằm ở phía Bắc huyện Mỹ Đức cách trung tâm thị trấn Đại
Nghĩa khoảng 5km
-

Phía Bắc giáp huyện Ứng Hòa ( ranh giới tự nhiên là sông Đáy).
Phía Nam giáp xã Hợp Tiến.
Phía Đông giáp xã Xuy Xá.
Phía Tây giáp xã Hồng Sơn.
Là vùng ven sông Đáy, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần đều về

phía Nam.
2.1.1.2 Điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu
a. Điều kiện đất đai
Đất đai màu mỡ chủ yếu là đất phù sa với tổng diện tích đất tự nhiên là
757,89ha ; trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất 552,43ha (chiếm
72,89% tổng diện tích tự nhiên); diện tích đất phi nông nghiệp là 136,35ha còn
lại là đất khu dân cư nông thôn

8



Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Lê Thanh
STT Chỉ tiêu
Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
757,89
100
1
Đất nông nghiệp
522,43
72,89
1.1
Đất trồng lúa
366,89
48,41
1.2
Đất trồng cây ngắn ngày
124,82
16,47
1.3
Đất trồng cây lâu năm
2,54
0,34
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
58,18
7,68
2
Đất phi nông nghiệp

136,35
17,99
3
Đất khu dân cư nông thôn
69,11
9,12
(Nguồn: phòng thống kê nông nghiệp Lê Thanh)
b. Thời tiết khí hậu

Xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao nhất từ 38-40 độ C vào
tháng 6-7, thấp nhất 6-8 độ C vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Lượng mưa
trung bình năm khoảng 1.600-1.800mm.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1
Đặc điểm về dân số và lao động

Tổng xã có 2728 hộ với 11859 nhân khẩu. Lao động trong độ tuổi: 6613
người, chiếm 55,7% dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp là chủ yếu: 5000
người chieems75,6%, lao động nghành nghề, dịch vụ thương mại là 1613 người
chiếm 24,4% so với tổng lao động. Nghề sống chủ yếu của người dân lao động là
canh tác nông nghiệp, trình độ hiểu biết xã hội và nhận thức khoa học kĩ thuật
còn nhiều hạn chế, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu… Việc sử dụng đất đai
còn nhiều hạn chế - chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa, sản xuất tự cung tự cấp
là chủ yếu. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao.
2.1.2.2
Đặc điểm cơ sở hạ tầng
 Giao thông:

9



+ Đường trục thôn: Hiện có 19 tuyến với tổng chiều dài 14,76km; tỷ lệ
cứng hóa đạt 100%, chất lượng đường tốt. Tuy nhiên hệ thống rãnh thoát nước
dọc theo đường chưa đảm bảo toàn bộ là hệ thống rãnh hở, tiết diện nhỏ.
+ Đường ngõ xóm: Có 108 tuyến với tổng chiều dài 18,72km đã cứng hóa
12,36km (đạt 69%) với rộng mặt đạt 3-4m. Hiện nay chất lượng các tuyến đường
này cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân nhưng hệ thống rãnh
theo đường không đảm bảo; còn lại là 5,45km đường đất việc đi lại của người
dân gặp nhiều khó khăn
+ Đường trục chính nội đồng: Có 34 tuyến với tổng chiều dài 28,04km.
Trong đó, có 25,29km đường nội đồng trên diện tích đất lúa và 2,75km đường
nội đồng trên diện tích đất màu.

-

Thủy lợi:
Tổng diện tích đất tưới tiêu chủ động toàn xã: 550,57ha
Tổng số có 3 trạm bơm với tổng công 8800m3/h
Hệ thống kênh mương cấp 3 do xã quản lý:
+ Các tyến kênh mương có tổng chiều dài là 10,9km; đã kiên cố hóa được

3,5km đạt 30%; 7,4km còn lại là kênh đất
+ Hệ thống kênh tưới tiêu có tổng chiều dài 16,6km đã kiên cố được
0,5km hiện đã xuống cấp . Hệ thống kênh tiêu có 5 tuyến với tổng chiều dài
6,8km hiện toàn bộ là kênh đất.
+ Tổng số có 143 cống trên kênh, còn tốt là 120 chiếc, cần cải tạo thay
mới 23 chiếc
 Điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc:

10



Toàn xã có 8 trạm biến áp phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống trục hạ
thế 3 pha ài 17km và đường nhánh dài 16km. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường
xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 100%.
2.1.2.3
Đặc điểm văn hóa xã hội và các lĩnh vực khác
 Về y tế:

+ Trạm y tế xã có diện tích khuôn viên 1220m 2. Hiện trạm có 10 phòng
gồm phòng dược, phòng đẻ, phòng phụ khoa, phòng lưu bệnh nhân, phòng tiêm,
phòng vào sổ khám bệnh…
+ Các công trình phụ trợ: Chưa có nhà vệ sinh, nhà để xe, nhà bảo vệ, bếp
ăn, hệ thống nước sạch, hệ thống xử lý rác thải y tế, hệ thống tường bao chưa
được xây dựng hoàn thiện. Trạm còn thiếu trang thiết bị cần mua sắm đầy đủ.
 Về giáo dục:

Hiện nay cả xã gồm có 5 trường học, hai trường mầm non, hai trường tiểu
học và một trường trung học cơ sở. Hầu hết trẻ em trong vùng đều được đến
trường, trang thiết bị dành cho giáo dục cũng dần được cải thiện và nâng cấp
nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học cho con em nông dân trong địa bàn.
 Về thông tin văn hóa:

+ Toàn xã 2/4 thôn có nhà văn hóa tuy nhiên diện tích xây dựng còn nhỏ,
cơ sở hạ tầng xuống cấp và các công trình phụ trợ còn thiếu.
+ Hệ thống đài truyền thanh của xã được xây dựng năm 2009 với hệ thống
truyền thanh không dây, có 15 cụm với 30 loa được treo trên cột điện cũ. Các
trang thiết bị cho phòng đài cần cải tạo nâng cấp hệ thống truyền thanh
 Về môi trường:
11



+ Tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 80,3% hộ có nước giếng
khoan, giếng đào nhưng tỷ lệ hợp vệ sinh khoảng 67%
+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt 89%
+ Xã đã thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp như
vệ sinh thôn xóm, thu gom rác thải, trồng cây xanh, hưởng ứng và thực hiện
chương trình giờ trái đất… nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ gia đình vẫn
chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, phát triển
môi trường bền vững nên còn các hoạt động gây suy giảm môi trường như vứt
rác thải bừa bãi…
2.2 Thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp xã Lê Thanh
2.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp

A, Ngành trồng trọt
 Tình hình sản xuất cây trồng trên địa bàn xã

Lê Thanh là xã có diện tích đất tự nhiên rộng, dân số đông, số người trong
độ tuổi lao động lớn (chiếm 55,7% dân số). Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, vùng
đất bãi ven sông thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngoài sản xuất lúa là cây
chủ lực, các hộ nông dân tham gia sản xuất trồng hoa màu và cây công nghiệp
ngắn ngày như ngô,lạc, dưa… đều cho năng suất cao.

12


Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng cây trồng vụ xuân qua 3 năm
Năm
2014


2015

2016

Cây
trồng
Lúa
Ngô
Lạc
Tổng
Lúa
Ngô
Lạc
Tổng
Lúa
Ngô
Lạc
Tổng

DT
(ha)
333,1
36
9
378,1
333,1
43
20
396,1
334,8

43
20
397,8

tỉ lệ
(%)
88,1
9,5
2,4
100
84,1
10,86
5,04
100
84,16
10,8
5,04
100

SL (tấn) tỉ lệ
(%)
2381,6
91
216
8,3
19,8
0,7
2617,4
100
2301,72 88,08

266,6
10,2
45
1,72
2613,32 100
2327,6
88,2
266,6
10
44
1,8
2638,2
100

NS
(tạ/sào)
71,5
60
22
135,5
69,1
62
22,5
153,6
69,52
62
22
153,52

(Nguồn: phòng thống kê nông nghiệp xã Lê Thanh)

Qua bảng số liệu, ta thấy diện tích cây trồng của xã đều có xu hướng tăng.
Năm 2014 diện tích đất trồng lúa là 333,1 ha chiếm 88,1% đạt 2381,6 tấn. Đến
năm 2016, diện tích lúa tang lên 84,16%, sản lượng bình quân là 69,52 tạ/sào.
Tương tự, cây ngô và lạc cũng được người dân tham gia sản xuất, mở rộng
diệntíchđât gieo trồng. Do điều kiện đấtđai, khí hậu thuận lợi nên việc gieo trồng
cũng cho năng suất cao. Năm 2016, sản lượng ngô là 266,6 tấn đạt 62 tạ/sào .
Năng suất lạc qua các năm ở vụ xuân có sự tăng giảm khác nhau. Năng suất lạc
năm 2014 là 22 tạ/ha tăng lên so với 2015 là 22,5 tạ/ha tương đương tang 2,27%,
sau đó giảm xuống còn 22 tạ/ha năm 2016.
13


Nhìn chung, diện tích gieo trồng và diện tích trồng lúa trong 3 năm (20142016) không đổi, nhưng năng suất và sản lượng tăng không đáng kể, thậm chí là
giảm (năm 2015 giảm so với năm 2014). Đối với năng suất lạc qua các năm ở
vụ xuân có sự tăng giảm khác nhau. Năng suất lạc năm 2014 là 22 tạ/ha tăng lên
so với 2015 là 22,5 tạ/ha tương đương tang 2,27%, sau đó giảm xuống còn 22
tạ/ha năm 2016. Năng suất giảm như vậy là do nguyên nhân chủ yếu đầu vụ rét
bất thường, kết hợp mưa nhiều cây lạc có hiện tượng thối thân và chết nhiều diện
tích. Năng suất tăng giảm không đều kéo theo sản lượng cũng tăng giảm không
đều. Năm 2015 sản lượng lạc tăng lên 45 tấn so với tương đương với tăng
27,27%. Đến năm 2016 sản lượng lạc giảm đi 2,22% xuống còn 44 tấn.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của các hộ điều tra
Lúa
Ngô
Lạc

Chỉ tiêu
Diện tích BQ/hộ
Sản lượng BQ/hộ
Năng suất BQ/ hộ

Diện tích BQ/ hộ
Sản lượng BQ/hộ
Năng suất BQ/ hộ
Diện tích BQ/ hộ
Sản lượng BQ/ hộ
Năng suất BQ/ hộ

ĐVT
sào
tạ
tạ/sào
sào
tạ
tạ/sào
sào
tạ
tạ/sào

Quy mô nhỏ
Quy mô lớn
Bình quân
3,5
9
6,64
7
19,5
14,2
2,1
2,15
2,09

1,5
3,75
2,78
2,87
7,8
4,3
1,9
2,1
2
1,6
4,6
3,1
3,08
9,65
6,4
1,9
2,1
2,06
(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra hộ, 2016)

Đối với nhóm hộ có quy mô lớn, diện tích bình quân cao nhất đạt gần gấp
3 lần diện tích của những hộ sản xuất với quy mô nhỏ. Về sản lượng bình quân
các hộ trồng lúađạt 14,2 tạ, trồng ngôđạt 4,3 tạ và trồng lạc là 6,4 tạ.Những hộ
quy mô sản xuất lớn luôn đi liền với sản lượng lớn, đồng thời cũng đem đến lợi
nhuận cho nông dân giúp đưa nền kinh tế nông nghiệp của xã ngày càng phát
triển. Năng suất bình quân nhìn chung của các hộ trồng lúa là 2,09 tạ/ sào, ngô là
14


2 tạ/sào và lạc là 2,06 tạ/sào. Qua số liệu phân tích, có thể thấy rằng lúa vẫn là

cây đem lại sản lượng cao so với các cây trồng khác.
Như vậy, sản xuất theo quy mô lớn đạt hiệu quả hơn sản xuất quy mô nhỏ,
vì vậy các hộ nông dân xã Lê Thanh nên mở rộng diện tích gieo trồng, đầu tư sản
xuất để tăng năng suất.
 Chi phí sản xuất lạc của các hộ điều tra

Các hộ nông dân sản xuất lạc khác nhau có mức đầu tư thâm canh khác
mhau, nó phụ thuộc vào yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lạc.Người đầu tư có thể
đầu tư thâm canh vào giống, nguyên liệu hoặc kĩ thuật và công nghệ để tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm cho lạc sản xuất ra.
Cũng như đối với những cây trồng khác, chi phí sản xuất lạc của hộ được
cấu thành bởi hai thành phần chính. Thứ nhất là chi phí mà hộ phải đầu tư để
thuê, mua ngoài (giống, vật tư, thuê lao động). Thứ hai là một số chi phí của bản
thân hộ như phân chuồng, lao động gia đình.
Qua bảng điều tra chi phí cho 1 sào lạc tính bình quân các hộ theo quy mô
ta thấy các hộ trong quy mô lớn có mức đầu tư nhiều hơn các hộ quy mô nhỏ cụ
thể như sau:

15


Bảng 2.4 : Chi phí bình quân trên 1 sào vụ đông xuân 2016 (ĐVT: 1000Đ)
Chi phí
Chi phí giống
Kali
NPK
Đạm
Thuốc BVTV
Cày bừa
Thủy lợi

Thu hoạch
Tổng

Cây trồng
Lúa
40
113

Ngô
96,9
11,28
37,56
50,36
4,07
30
230,17

19
99
86
357

Lạc
243,8
49,4
59
15
64
38,2
469,4


(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ dân)

Qua bảng chi phí ở trên, có thể thấy chi phí dành cho phân bón là cao nhất,
đa số các hộ dùng khoảng 6kg đạm, 15kg lân, và 6kg kali trên một sào lúa, với
chi phí trung bình khoảng 113 nghìn đồng/sào/vụ (chiếm 31,65% tổng chi phí).
Một số hộ dân bỏ kĩ thuật bón đơn: đạm, lân, kali, mà sử dụng biện pháp bón
tổng hợp NPK nên chi phí ít hơn chỉ vào khoảng 75 nghìn đồng/sào/vụ. Đứng
thứ hai là chi phí cho cày bừa (chiếm 27,73% tổng chi phí sản xuất), với mức chi
phí cao nhất là 120.000 đồng/sào/vụ, thấp nhất là 70.000 đồng/sào/vụ. Tiếp theo
là chi phí thu hoạch. Đa số các hộ dân ở đây đều thuê máy gặt với mức phí
100.000-120.000 nghìn đồng/ sào.
Đối với cây lạc bình quân chung các hộ chi ra cho giống là 243,8 nghìn
đồng. Phân bón hóa học bao gồm phân đạm, phân kali, phân NPK. Hầu hết các
hộ nông dân sản xuất lạc trên địa bàn xã đều sử dụng những giống cho năng suất
cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Lượng giống sử dụng bình quân của hộ là 6,3
kg/sào. Trong đó, các hộ có quy mô lớn sử dụng 6,4kg/sào.Lượng phân đạm,
phân kali, phân NPK, phần chuồng các hộ sử dụng cũng không chênh lệch

16


nhau.Bình quân các hộ sử dụng phân kali là 6,1kg/sào, phân chuồng là
130,4kg/sào.
Với ngô chi phí giống chiếm tỷ trọng cao nhất (42,1%), tiếp theo đó là chi
phí phân bón(43,1%). Trong phân bón tỷ trọng đạm được người dân đưa vào sản
xuất nhiều hơn so với kali và NPK,tiếp theo là chi phí trả cho thủy lợi chiếm tỷ
trọng 13,03% và chi phí dùng cho thuốc bảo vệ thực vật là thấp nhất chiếm tỉ
trọng là (1,77%)
B, Ngành chăn nuôi

 Thực trạng chung của xã:

Từ nhiều năm trở lại đây ngành chăn nuôi của xã Lê Thanh có sự thay đổi rõ rệt
cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chăn nuôi gà và lợn thịt. Nhiều hộ gia
đình nhận thức được rõ vai trò qua trọng của chăn nuôi trong phát triển kinh tế,
do đó chăn nuôi đã và đang trở thành nghề nghiệp chính góp phần làm tăng thu
nhập và tạo việc làm cho nhiều nông dân.
Qua bảng số liệu ta thấy: Số gà và lợn tăng khá qua các năm, chất lượng từng
bước được cải thiện. Tỷ lệ tăng của đàn lợn lớn hơn tỷ lệ tăng của đàn gà từ năm
2014-2016 là 0,19%. Tuy nhiên, việc chăn nuôi của xã chưa phát triển xứng với
tiềm năng. Việc áp dụng tiến bộ công nghệ trong công tác giống, kỹ thuật còn
hạn chế,chưa ổn định.

Loại gia cầm

Năm
2014

1. Đàn gà

2015

So sánh(%)
2016

11.893 12.714 13.993
17

2015/2014 2016/2015 2016/2014
1,07


1,1

1,18


- Gà thương phẩm 10.129 11.321 12.836
- Gà sinh sản
1.764 1.393 1.157
2. Tổng số đầu
2574
2836
3532

1,12
0,79
1,1

1,13
0,83
1,25

1,27
0,66
1,37

lợn thịt
Bảng 2.5. Tình hình chăn nuôi gà và lợn trên địa bàn xã qua 3 năm
(Nguồn: phòng thống kê nông nghiệp xã Lê Thanh)
 Giống


A/Gà
Bảng 2.6 Cơ cấu giống gà nuôi thịt tại xã Lê Thanh
TT
1
2
3
Tổng

Giống gà
Gà lai Đông Tảo
Gà ta
Gà lai khác

Tỷ lệ %
81
7
2
100
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2016)

Qua bảng trên cho thấy giống gà được nuôi thịt tại xã Lê Thanh chủ yếu là gà lai
Đông Tảo (81%), loại giống gà này chủ yếu được nuôi theo phương thức bán
công nghiệp. Một số ít hộ nuôi gà ta theo phương thức tự nhiên, chăn thả…
chiếm 7%.
Trong các hộ chăn nuôi gà tại xã, phần lớn họ chọn loại giống cho năng suất cao,
thích hợp với điều kiện tự nhiên.
B/ Lợn
Theo kết quả điều tra, bình quân chung nguồn cung cấp giống lợn từ lợn nái
của gia đình chiếm 75%, từ các công ty phân phối giống địa phương là 20%, còn

lại 5% từ một số nguồn khác như: các nhà bán lẻ khác trong xã, từ ngoại tỉnh,…
Hiện nay giá mỗi con giống khá cao, qua khảo sát tôi thấy một con giống từ 1012kg có giá 1,2-1,4 triệu đồng.

18


 Tình hình thức ăn

A/ Gà
Qua tìm hiểu, các hộ chăn nuôi tại xã Lê Thanh vẫn dùng thức ăn thô, tự
chế biến là chính và chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp viên hoàn chỉnh trong thời gian
ngắn (từ 1 ngày – 20 ngày tuổi) sau đó chuyển sang sử dụng thức ăn đậm đặc có
bán trên thị trường và phối trộn với ngô nghiền, cám gạo. Tuy nhiên, do điều
kiện và phương thức nuôi của các hộ có khác nhau nên tỷ lệ pha trộn của các hộ
là khác nhau. Nhìn chung tỷ lệ pha trộn của các hộ là còn chênh lệch thấp từ 5 –
7% so với nhu cầu của gia cầm nuôi.
B/ Lợn
Những hộ QML, QMV họ chăn nuôi hầu hết theo phương thức chăn nuôi công
nghiệp, trong thành phần thức ăn hàng ngày mà hộ sử dụng chủ yếu là thức ăn
tinh và thức ăn công nghiệp có đủ hàm lượng dinh dưỡng làm cho lợn tăng trọng
nhanh hơn.. Các hộ chăn nuôi QMN hầu hết sử dụng thức ăn xanh theo kiểu thức
ăn tạn dụng nên lợn tăng trưởng chậm hơn. Đối với các hộ QML để tăng trọng 1
kg lợn cần 2,8kg thức ăn tinh gồm có gạo, ngô và cám., 1 kg thức ăn xanh và 0,2
kg thức ăn công nghiệp. Với lượng thức ăn này 1 tháng ở hộ QML 1 con lợn sẽ
tăng trọng 31,4kg. . Đối với các hộ QMN để tăng trọng 1 kg lợn cần 2,5kg thức
ăn tinh gồm có gạo, ngô và cám., 2 kg thức ăn xanh và 0,1 kg thức ăn công
nghiệp. Với lượng thức ăn này 1 tháng ở hộ QMN 1 con lợn sẽ tăng trọng 25kg.
 Quy mô năng suất

A/Gà

Để thuận lợi cho việc phân tích, quy mô chăn nuôi cảu các hộ được xác
định dựa trên số lượng gà. Quy mô được đánh giá theo 5 nhóm:
Bảng 2.7: Quy mô năng suất hộ chăn nuôi gà
Số lượng
Từ 1- 200

Số mẫu
43

19

Tỷ lệ (%)
70,5


Từ 201 – 500
Từ 501 – 1000
Từ 1001 – 1999
Trên 2000

10
6
1
1

16,4
9,8
1,65
1,65
Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2016


Qua bảng thống kê số liệu trên cho thấy hộ nuôi gà tại huyện có quy mô vừa và
nhỏ, chỉ có 2 hộ quy mô lớn trên 1000 con chiếm 3,3%, phần lớn là các hộ chăn
nuôi nhỏ chiếm 70,5% với 43 hộ.
B/ Lợn
Bảng 2.8: Năng suất chăn nuôi lợn thịt
Chỉ tiêu
-Số lượng lợn/lứa
-Thời gian nuôi/lứa
-Trọng lượng BQ mỗi con lợn giống
-Trọng lượng BQ mỗi con lợn xuất chuồng
-Trọng lượng tăng trọng BQ/con/tháng

DVT
con
tháng
Kg
Kg
Kg

QMN
14
4,2
11,6
97
20,2

QMV
57
3,5

10,5
100
25,6

QML
120
3,01
12
107
31,4

BQ
63,67
3,57
11,37
101,33
25,73

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2016)
Những hộ chăn nuôi theo QML có sự đầu tư về vốn cao và có yêu cầu nghiêm
ngặt về chất lương con giống cũng như kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng điều kiện
vệ sinh chuồng trại, phòng dịch bệnh nên khả năng tăng trọng của lơn đạt
31,4kg/tháng, trong khi đó chăn nuôi QMV là 20,2 kg/tháng và chăn nuôi QNM
là 25,6 kg/tháng.
Chăn nuôi QMN đồng nghĩa với ít vốn nên trọng lương giống nhập thấp, thời
gian nuôi/lưa kéo dài hơn 4 tháng, và chỉ xuất chuồng 3 lứa/năm. Còn những hộ
chăn nuôi QMV cũng có sự đầu tư nhất định, họ đã có sư kết hơp giữa việc tận
dụng sản phẩm phụ của trồng trọt trong gia đình với nguồn thức ăn đậm đặc bổ
sung thích hợp. Vì vậy, các chỉ tiêu về mức tăng trọng/tháng, trọng lương xuất
chuồng bình quân/con không quá thấp, và thời gian nuôi 1 lứa tầm 3,5 tháng,

mỗi năm sẽ nuôi được hơn 3 lứa.
 Chi phí trong chăn nuôi

A/ Chăn nuôi gà

20


Trong mô hình phân tích ta đề cập đến các khoản chi phí chủ yếu sau: chi phí
thức ăn, chi phí thú y, chi phí giống, chi phí chuồng trại, chi phí công cụ dụng cụ,

-

Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất, có thể quyết định được lợi nhuận của
hộ chăn nuôi. Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy tổng chi phí thấp nhất là
14 triệu đồng, cao nhất là 156 triệu đồng trên một lứa (một con gà trên 1 lứa
ăn hết 70.000 - 110.000đồng). Loại cám được sử dụng chủ yếu là Higro có

-

giá từ 230.000 – 280.000đ/ bao 25kg .
Chi phí giống : thấp nhất là dưới 1 triệu đồng ,cao nhất là 60 triệu đồng
(giátừ 10.000 – 16.000đ/con), chi phí này phụ thuộc vào số lượng nuôi và

-

giá con giống.
Chi phí chuồng trại: đầu tư thấp nhất là 20 triệu đồng, cao nhất là 2 tỷ đồng.
Ở đây chi phí chuồng trại có sự chênh lệch lớn như vậy trước hết là do số


-

lượng nuôi khác nhau giữa các hộ.
Chi phí khác như thú y, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí điện nước,…tổng
các loại chi phí này chiếm tỷ trọng không nhiều. Sau chi phí thức ăn và chi
phí con giống, chi phí lao động nhà cũng có tác động lớn đối với lợi nhuận
hộ. Loại chi phí này ít được hộ tính đến do đó không thể thống kê được
chính xác chi phí đã bỏ ra.

B/ Chi phí chăn nuôi lợn:
Bảng 2.9 Chi phí sản xuất bình quân/tạ lợn thịt
Diễn giải
Tổng chi phí
1.Chi phí trung gian
Giống
Thức ăn
Thuốc thú y
Điện, nước
2.Khấu hao TSCĐ (A)( chuồng trại, máy móc,….)
3.Chi phí lao động
21

QMN
3,585
3,51
1,15
2,2
0,13
0,03
0,075

0,42

QMV
3,589
3,5
1,25
2,0
0,2
0,05
0,089
0,22

QML
3, 797
3,6
1,35
1,9
0,25
0,1
0,097
0,175


Lao động gia đình
Lao động thuê

0,42
0,22
0,075
0

0
0,1
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2016)

Kết quả điều tra cho thấy, loại hình chăn nuôi ở các hộ QML đem lại hiệu quả tốt
hơn các hộ QMV và QMN. Trong cơ cấu chi phí trung gian thì các hộ chăn nuôi
QML có chi phí về giống là cao nhất 1,35 triệu đồng, cao hơn với các hộ QMN
là 100 nghìn đồng/tạ. Mức đầu tư thức ăn của các hộ QML thấp nhất vì các hộ
này thường lấy số lượng lớn mỗi lần từ đại lý phân phối nên có sự chênh lệch về
giá so với lấy số lượng ít. Các chi phí còn lại như thuốc thú y, điện nước chiếm
tỷ trọng không quá lớn.
Chi phí lao động bỏ ra cho 1 tạ lợn là không lớn: QML là 175 nghìn đồng thấp
hơn 245 nghìn đồng so với các hộ QMN nhưng lao động thuê lại ngược lại vì các
hộ QMN không thuê thêm người lao động ngoài.
Khấu hao TSCĐ của các hộ QML lớn hơn 22 nghìn đồng so với QMN do sự
chênh lệch về số lượng nuôi trên một lứa của hộ. Chi phí đầu tư của các hộ QMN
không lớn, họ tận dụng tối đa các nguồn lực để giảm chi phí, tăng hiệu quả chăn
nuôi.
 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các hộ điều tra

A/ Gà
Với hình thức chăn nuôi tập trung, mỗi năm trung bình một hộ nuôi từ 2 đến 3
vụ gà thịt, 1 vụ gà trứng. Trung bình mỗi con khi xuất chuồng từ 1,8kg – 3kg.
Hầu hết các hộ chăn nuôi đều bán cho thương lái, vì họ có xe chuyên dùng, đi
đến nơi để bắt. Khi kết thúc một đợt nuôi hoặc thấy thời điểm có giá người chăn
nuôi chủ động tìm tới những thương lái để bán. Dựa vào bảng dưới đây ta thấy
rõ tỷ lệ mà các nông hộ bán sản phẩm cho các đối tượng khác nhau:
Bảng 2.10 Tình hình tiêu thụ gà
Nơi tiêu thụ
Thương lái

Lò ấp

Giá bán
75.000 – 85.000/kg
2.200 – 3.200/quả
22

Tỷ lệ bán (%)
89,5
9,3


Bán lẻ

85.000 – 110.000/kg
1,2
Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016

B/ Lợn
Các hộ chăn nuôi QML thì 100% bán trực tiếp cho các trung tâm tiêu thụ, các hộ
chăn nuôi QMV thì 90,5% bán trục tiếp cho trung tâm tiêu thụ và 9,5% bán cho
thương lái. Còn các hộ chăn nuôi QMN chủ yếu bán cho các tư nhân giết mổ, các
hộ chăn nuôi QMV và QMN thì bán qua trung gian nên giá bán thường bị thấp
hơn các hộ QML từ 2000-5000 đồng/kg.
Về giá cả biến động trong khoảng từ 40-45 nghìn đồng/kg(năm 2016). Nhưng
hiện tại năm 2017 giá lợn chỉ dừng lại ở 30-35 nghìn đồng/kg. Giá cả biến động
như vậy ảnh hưởng rất lớn đến người dân chăn nuôi. Nếu nhà nước không có
biện pháp hỗ trợ nào thì người chịu thiệt thòi nhất chính là người nông dân.
 Về thú y


Mạng lưới thú ý ở xã đã được mở rộng hơn trước theo như nhận xét của
một số hộ trong vùng nghiên cứu. Nhìn chung các hộ đã có nhận thức hơn trong
vấn đề tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại.
Qua điều tra thực tế, chăn nuôi gà trên địa phương thường mắc các loại
bệnh như Gum, phân lỏng, phân xanh, đầu đen, ecoli,…Khi đó, hộ nông dân mời
bác sĩ thú y đến chuẩn đoánvà điều trị hoặc ra hiệu thuốc thú ymua thuốc về để
tự điều trị.
Để đảm bảo cho đàn lợn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn
mà vẫn đạt tỷ lệ nạc cao cần phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng
theo đúng quy trình kỹ thuật và công tác thú y phải đầy đủ. Tuy nhiên các hộ ở
cả 3 quy mô đều tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn nhưng vẫn không tránh khỏi các
bênh thường xảy ra như dịch tả, bệnh suyễn và tụ huyết trùng,…
Các bệnh này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất đàn lợn
nhưng nó cũng giảm một phần hiệu quả năng suất không nhỏ.
23


2.2.2

Tình hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Qua nghiên cứu điều tra tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa

bàn xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức cho thấy hình thức tổ chức sản xuất lạc chủ yếu
là quy mô hộ gia đình, chỉ có một hợp tác xã tham gia. Các hộ tham gia sản xuất
nông nghiệp chủ yếu tận dụng lao động gia đình với quy mô khác nhau. Tuy
nhiên vẫn có hộ thuê thêm lao động khi lạc chính vụ.
Khối lượng sản phẩm sx ra của hộ tiêu thụ chủ yếu qua 2 hình thức: hình
thức trực tiếp và hình thức gián tiếp. Hình thức trực tiếp là người sản xuất đưa
sản phẩm đến tận tay người tiêu dung còn hình thức gián tiếp thì người sản xuất
bán sản phẩm cho các tác nhân: người thu gom, người bán buôn sau cùng mới

đến người tiêu dùng. Qua điều tra, các hộ ở những quy mô khác nhau có điểm
chung chủ yếu bán cho người bán buôn, một số rất ít bán cho người tiêu dùng.
Sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau, bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: các loại sản phẩm sau thu hoạch đều có
tình trạng tồn đọng; điều kiện trao đổi hàng hóa bất lợi cho nông dân; sản xuất
nhiều loại sản phẩm nhưng người dân vẫn chưa bán sát nhu cầu thị trường...
trong cả ngành trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn xã Lê Thanh.
2.2.3

Hiệu quả kinh tế trong trồng trọt của hộ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dù ở lĩnh vực nào thì sản xuất chỉ

phát triển khi lĩnh vực đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.Qua bảng 2.2.8ta thấy
được các chỉ tiêu cơ bản đó là giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng
của từng nhóm hộ điều tra trên 1 sào. Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ những giá
trị thu được sau một quá trình sản xuất.
Bảng 2.11: Hiệu quả sản xuất BQ tính trên 1 sào của các hộ nông dân
24


Chỉ tiêu
GO
IC
VA
GO/IC
VA/IC

ĐVT
1000đ
1000đ

1000đ
Lần
Lần

Lúa
Ngô
Lạc
1320
1961,5
2756,3
396
225,6
469,7
924
1735,9
2286,6
3,29
8,7
5,86
2.29
7,7
4,86
(Nguồn: số liệu điều tra các hộ nông dân)

Năm 2016, giá trị sản xuất bình quân của lúa là 1320 nghìn đồng, ngô là
1961,5 nghìn đồng và của lạc là 2848,65 nghìn đồng/sào, qua đó có thể thấy lạc
có giá trị sản xuất cao nhất.
Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí biến đổi có liên quan ảnh hưởng tới
năng suất lạc. Sự tăng giảm chi phí trung gian ảnh hưởng tới tăng giảm về năng
suất, đó là chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…Mức chi phí này,

các hộ sử dụng chênh lệch nhau, nhóm hộ sản xuất lạc có mức chi phí bình quân
lớn nhất là 469,7 nghìn đồng. Giá trị gia tăng VA chính là phần giá trị sản xuất
GO khi đã trừ đi chi phí trung gian IC.
Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC đều phản ánh hiệu quả của quá trình
sản xuất hay đó là hiệu quả đầu tư vốn. Ở những hộ nông dân sản xuất lúabình
quân cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 3,92 đồng giá trị sản xuất; 2,29 đồng
giá trị gia tăng. Những nông dân sản xuất trồng ngô thì cứ một đồng chi phí
trung gian tạo8,7 đồng giá trị sản xuất; 7,7 đồng giá trị gia tăng. Bình quân
chung, các hộ sản xuất trồng lạc cứ một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 5,86
đồng giá trị sản xuất, 4,86 đồng giá trị gia tăng.
2.2.4

Hiệu quả sản xuất chăn nuôi
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dù ở lĩnh vực nào thì sản xuất chỉ

phát triển khi lĩnh vực đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

25


×