Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Bài giảng quản trị sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 174 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Với mục đích giúp giáo viên và học sinh có tài liệu để giảng dạy và học tập trong lĩnh
vực quản trị sản xuất cũng nhƣ các khâu tác nghiệp trong tổ chức kinh doanh của các doanh
nghiệp, Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế - Du lịch,Trƣờng Đại học Quảng Bình
đã biên soạn bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp. Bài giảng đƣợc biên soạn dựa trên
các bài giảng đã đƣợc chỉnh lý, bổ sung của các giảng viên trong bộ môn và có tham khảo
một số tài liệu trong và ngoài nƣớc về quản trị sản xuất và điều hành. Ngoài những bài học
về lý thuyết, bài giảng còn nêu ra một số ví dụ cụ thể để giúp giảng viên và học sinh dễ hình
dung hơn trong thực tế.
Bài giảng gồm các nội dung:
Chƣơng 1: Giới thiệu chung về quản trị sản xuất và tác nghiệp
Chƣơng 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Chƣơng 3: Thiết kế sản phẩm, lựa chọn công nghệ và hoạch định công suất
Chƣơng 4: Định vị doanh nghiệp
Chƣơng 5: Bố trí mặt bằng
Chƣơng 6: Hoạch định tổng hợp
Chƣơng 7: Lập lịch trình sản xuất
Chƣơng 8: Quản trị hàng dự trữ
Chƣơng 9: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Chƣơng 10: Hoạch định dự án sản xuất
Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhƣng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý độc giả và sinh viên có những đóng góp để những lần biên soạn sau đƣợc hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 8 năm 2016
BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ
SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP


I. THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP
1.1 Khái niệm
Quản trị sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố
đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa thành các kết quả ở đầu ra là
các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất, đạt đƣợc các lợi ích lớn nhất.
Có thể hình dung quản trị qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP
Biến đổi
ngẫu nhiên
Đầu vào

Quá trình biến đổi

Thông tin
Phản hồi

Đầu ra

Thông tin
Kiểm tra Phản hồi

1.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất
Mục tiêu tổng quát là bảo đảm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử
dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất.
Mục tiêu cụ thể:
- Bảo đảm chất lƣợng sản phẩm dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất tính bình quân cho một đơn vị đầu ra.
- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.
1.3 Sự khác nhau giữa quản trị hoạt động sản xuất và các hoạt động dịch vụ:

- Đặc tính của đầu vào và đầu ra.
- Khoảng cách giữa khách hàng và ngƣời sản xuất hoặc ngƣời làm dịch vụ.
- Sự tham gia của khách hàng trong quá trình biến đổi.
- Khả năng đo lƣờng đánh giá năng suất và chất lƣợng của quá trình sản xuất và
dịch vụ


1.4 Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất tác nghiệp với các chức năng
quản trị khác.
Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cở bản là quản trị tài
chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất đƣợc
coi là khâu quyết định đến việc tạo ra năng suất, chất lƣợng sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đánh giá vai trò quyết định của quản trị sản xuất không có nghĩa là xem
xét nó một cách biệt lập, tách rời các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các chức năng
quản trị đƣợc hình thành nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Quản trị sản xuất có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng khác
nhƣ quản trị Marketing, quản trị tài chính và với các chức năng hỗ trợ trong doanh
nghiệp. Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cùng nhau phát
triển lại vừa mâu thuẩn nhau.
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC XU HƢỚNG VẬN ĐÔNG CỦA QUẢN TRỊ
SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các lý thuyết quản trị sản xuất
Các lý thuyết về quản trị sản xuất và dịch vụ đã đƣợc nhiều nhà kinh tế đặt nền tảng và
đƣợc bổ xung không ngừng từ năm 1776 bởi ADAM SMITH và các nhà kinh tế khác.
Trong suốt thời kỳ phát triển đó có những sự kiện đáng quan tâm:
- Năm 1800, Eli Whitney là ngƣời đầu tiên đề xuất về lý luận và tiêu chuẩn hóa
sản xuất và kiểm soát chất lƣợng.
- Năm 1881, Federick W.Taylor đƣợc xem là ngƣời khai sinh ra lý thuyết quản trị
lao động khoa học. Taylor đã xây dựng những tiêu chuẩn lựa chọn lao động,

nghiên cứu việc hoạch định và lập lịch tiến độ lao động, nghiên cứu các nguồn
lực thúc đẩy ngƣời lao động tăng năng suất lao động, nghiên cứu hợp lý hóa các
thao tác, động tác và định mức lao động. Taylor và những ngƣời đồng nghiệp của
ông nhƣ Henrry L.Gantt, Frank, Lilian, Gilberth là những ngƣời đầu tiên tìm
kiếm có hệ thống những phƣơng pháp tốt nhất để sản xuất.
- Năm 1913, Henry Ford và Charles Sorenso đã kết hợp những lý thuyết về sự
chuyên môn hóa lao động để thực hiện phƣơng pháp dây chuyền trong hoạt động
đóng gói và phân phối thịt theo đơn hàng. Từ đó, khái niệm về dây chuyền sản
xuất ra đời.


- Năm 1924, lý thuyết về kiểm tra chất lƣợng sản phẩm đã ra đời bởi Walter
Scheuhart. Lya thuyết này đƣợc đề ra dựa vào sự kết hợp những kiến thức về toán
thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu về kiểm soát chất lƣợng và nó đã cung cấp những
nền tảng cho việc chọn mẫu thống kê và kiểm soát chất lƣợng.
- Năm 1938 ngƣời ta đã bắt đầu ứng dụng Computer vào quản trị sản xuất và điều
hành.
- Năm 1957 ngƣời ta bắt đầu ứng dụng sơ đồ PERT và CPM vào sản xuất đã mang
lại nhiều lợ ích lớn lao về tiền của cũng nhƣ thời gian.
- Năm 1970 ngƣời ta đã bắt đầu hoạch định nhu cầu vật tƣ bằng máy tính ( MRP)
- Năm 1975 hệ thống thiết kế bằng computer đã đƣợc thực hiện.
- Năm 1980 bắt đầu ứng dụng hệ thống sẳn xuất tự động.
- Năm 1985 hệ thống sản xuất liên hợp bằng Computer đã đƣợc thực hiện.
2.2 Xu hƣớng phát triển của quản trị sản xuất
Khi xác định phƣơng hƣớng phát triển của quản trị sản xuất cần phân tích đánh giá
đầy đủ những đặc điểm của môi trƣờng kinh doanh hiện tại và xu hƣớng vận động của
nó.

Những đặc điểm cơ bản của môi trƣờng kinh doanh hiện nay là:
- Toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế. Tự do trao đổi thƣơng mại và hợp tác kinh

doanh.
- Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho tốc độ đổi
mới công nghệ nhanh, chu kỳ sản phẩm giảm.
- Sự chuyển định cơ cấu kinh tế của nhiều nƣớc theo hƣớng tăng tỷ trọng dịch vụ
trong giá trị tổng sản phẩm.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế.
- Các quốc gia tăng cƣờng kiểm soát và đƣa ra những quy định nghiêm ngặt về bảo
vệ môi trƣờng.
- Những tiến độ nhanh chóng về kinh tế, xã hội dẫn đến sự thay đổi nhanh của nhu
cầu.
Để thích ứng với những biến đổi trên, ngày nay hệ thống quản trị sản xuất của
các doanh nghiệp tập trung vào những hƣớng chính sau:
- Tăng cƣờng chú ý đến quản trị chiến lƣợc các hoạt động tác nghiệp.
- Xây dựng hệ thống sản xuất năng động linh hoạt.
- Tăng cƣờng kỹ năng quản lý sự thay đổi.


- Tìm kiếm và đƣa ra vào ứng dụng những phƣơng pháp quản lý hiện đại nhƣ JIT,
Kaizen, MRP, Kanban...
- Tăng cƣờng các phƣơng pháp và biện pháp khai thác tiềm năng vô tận của công
ngƣời, tạo ra sự tích cực, tinh thần chủ động sáng tạo và tự giác trong hoạt động
sản xuất.
- Thiết kế lại hệ thống sản xuất của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian trong
thực hiện hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh về thời gian.
III.

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Thực chất của quản trị sản xuất là quá trình lựa chọn các chiến lƣợc, ra các quyết định
quản trị và tổ chức điều hành việc thực hiện các quyết định đó. Những quyết định quan

trọng đó gồm:
3.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Tìm hiểu,
nghiên cứu tình hình thị trƣờng, dự báo nhu cầu sản phẩm để trả lời câu hỏi cần sản xuất
sản phẩm gì? bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của
sản phẩm là gì? Kết quả dự báo cho thấy số lƣợng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời
ký. Trên cơ sở đó xác định các kế hoạch sản xuất sản phẩm và khả năng sản xuất cần có.
3.2 Thiết kế sản phẩm, lựa chọn công nghệ và hoạch định công suất
Sau những thông tin thu đƣợc từ dự báo, doanh nghiệp tiến hành công tác thiết kế sản
phẩm, lựa chọn quy trình công nghệ và hoạch định công suất. Làm thế nào để thiết kế sản
phẩm phù hợp với nhu cầu thị trƣờng? Để sản xuất sản phẩm đƣợc thiết kế nhƣ trên, cần
chọn loại công nghệ nào cho phù hợp? Với các loại công nghệ nhƣ trên cần lựa chọn công
suất nhƣ thế nào để vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai,
lại sử dụng hết công suất của nhà máy là một bài toán hóc búa cho các doanh nghiệp hiện
nay. Để giải quyết vấn đề trên, chƣơng ba sẽ giới thiệu cách tổ chức thiết kế sản phẩm, lựa
chọn công nghệ và trình tựu cũng nhƣ phƣơng pháp hoạch định công suất doanh nghiệp.
3.3 Định vị doanh nghiệp
Quyết định vị trí doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biết quyết định lợi thế ngay từ
đầu cho doanh nghiệp.
Chƣơng ― Định vị doanh nghiệp‖ sẽ giới thiệu các bạn 4 phƣơng pháp lựa chọn vị trí
doanh nghiệp và các tiêu chuẩn lựa chọn nhằm giảm bớt những rủi ro trong suốt thời kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp.


3.4 Bố trí mặt bằng
Trên cơ sở vị trí đã đƣợc xác định, chƣơng ― Bố trí mặt bằng‖ sẽ giúp chúng ta nên
sắp xếp mặt bằng sản xuất, mặt bằng văn phòng hay nơi sản xuất nhƣ thế nào cho hợp lý để
giảm thiểu thời gian đi lại, vận chuyển đồng thời phù hợp với quy trình công nghệ( trong
sản xuất), với tâm lý khách hàng( trong dịch vụ).
3.5 Quyết định sử dụng các nguồn lực

Quyết định sử dụng các ngồn lực là quyết định kết hợp việc sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp vào trong quá trình sản xuất.
Bằng các mô hình toán và kỹ thuật phân tích, chƣơng ―Hoạch định tổng hợp‖ sẽ giúp các
bạn phƣơng thức lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực nhƣ thế nào để chi phí sản xuất đạt
thấp nhất, sản xuất ổn định nhất.
3.6 Lập lịch trình sản xuất
Lập lịch trình sản xuất là những hoạt động xây dựng lcihj trình sản xuất trong từng
đơn vị cơ sở, từng công việc cụ thể thậm chí từng ngƣời lao động trong hệ thống sản xuất.
Chƣơng ― Lập lịch trình sản xuất‖ sẽ giới thiệu các bạn đọc cách lập trình sản xuất và
phƣơng pháp phân công điều độ công việc một cách cụ thể. Đây
Cũng là quá trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng ngƣời, từng công
đoạn sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra.
3.7 Quyết định về tồn kho
Gía trị hàng tồn kho chiếm hơn 40% tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp.
Trình độ quản trị của một doanh nghiệp có thể đánh giá thông qua công tác quản trị
tồn kho. Chƣơng ― Quản trị tồn kho‖ sẽ giới thiệu với các bạn 5 mô hình tồn kho rất thú vị
để các bạn có thể ứng dụng trong các tình hƣớng khác nhau nhằm đảm bảo sản xuất liên tục
mà không bị ứ đọng.
3.8 Hoạch định nhu cầu vật tƣ
Quyết định về nhu cầu vật tƣ là quyết định về chiến lƣợc cung ứng vật tƣ, phụ tùng,
bán thành phẩm. Chƣơng ― Hoạch định nhu cầu vật tƣ‖ bằng máy MRP sẽ giới thiệu
phƣơng pháp và trình tự tính toán trên máy tính cũng nhƣ cách thức cung cấp nhƣ thế nào
cho kinh tế nhất.
3.9 Quản trị dự án
Khác với các công việc sản xuất, dự án sản xuất thƣờng không lặp lại. Làm thế nào
để hoạch định chính xác thời gian tiến hành, chi phí của từng công việc nhằm hoàn thành


tốt nhất kế hoạch đề ra với mức hao phí nguồn lực thấp nhất.
Ứng dụng sơ đồ mạng để lập trình và điều khiển nó sẽ mang lại nhiều lợi ích về cả

thời gian và tiền bạc cũng nhƣ những nguồn lực khác trong quản trị sản xuất.


Chương 2

DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI
1.1 Khái niệm dự báo
Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng
lai. Nó có thể là lấy các dữu liệu đã qua để làm kế hoạch cho tƣơng lai nhờ một mô
hình toán học nào đó. Nó có thể là cách suy nghĩ chủ quan hay trực giác để tiên
đoán tƣơng lai hoặc nó có thể là sự phối hợp của những cách trên. Có nghĩa là
dùng mô hình toán học rồi dùng phán xét kinh nghiệm của ngƣời quản trị để điều
chình lại.
1.2 Các loại dự báo
1.2.1 Căn cứ vào thời gian
Dựa vào thời gian có 3 loại dự báo nhƣ sau:
a. Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo ngắn hạn thƣờng không quá 3
tháng. Loại dự báo này đƣợc dùng trong xây dựng kế hoạch mua hàng, điều độ
công việc, cân bằng nhân lực.
b. Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo trung hạn thƣờng từ 3 tháng đến 3
năm. Nó đƣợc dùng để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân
sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực và tổ chức các hoạt động tác
nghiệp.
c. Dự báo dài hạn: thời gian dự báo từ 3 năm trở lên. Dự báo dài hạn là cơ sở để
lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, định vị doanh nghiệp, mở rộng quy mô
doanh nghiệp...
1.2.2 Căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo
Dựa vào nội dung công việc cần dự báo có thể chia ra các loại dự báo nhƣ sau:
a. Dự báo kinh tế: Dự báo kinh tế do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ

thông tin, các bộ phận tƣ vấn kinh tế của Nhà nƣớc thực hiện. Dự báo kinh tế
nhằm cung cấp các số liệu về:
- Tƣơng lai của các hoạt động kinh doanh.
- Chủ trƣơng, chính sách kinh tế của Nhà nƣớc.
- Số liệu tổng quát về lạm phát.


- Nguồn cung ứng tiền tệ
- Tỷ lệ thất nghiệp.
- Tổng sản phẩm quốc gia.
Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung, dài
hạn của các doanh nghiệp.
b. Dự báo kỹ thuật và công nghệ: Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa
học, kỹ thuật, công nghệ trong tƣơng lai. Loại dự báo này rất quan trọng đối
với các doanh nghiệp có hàm lƣợng kỹ thuật cao nhƣ: năng lƣợng nguyên tử,
tàu vũ trụ, máy tính điện tử...
c. Dự báo nhu cầu: Thực chất của dự báo nhu cầu là tiên đoán về doanh số bán
ra của doanh nghieepk. Dự báp nhu cầu giúp cho các doanh nghiệp xác định
đƣợc các loại và số lƣợng sản phẩm, dịch vụ mà họ cần tạo ra trong quy mô
sản xuất của công ty, xây dựng chính sách tài chính, xây dựng nguồn nhân
lực, quyết định chính sách bán hàng...
II.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ BÁO NHU CẦU

2.1 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan hay còn gọi là các nhân tố bên trong nội bộ doanh nghiệp
bao gồm:
- Chất lƣợng thiết kế.
- Cách thức phục vụ khách hàng.

- Chất lƣợng sản phẩm.
- Gía bán.
Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng chủ động điều chỉnh, kiểm soát
đƣợc.
2.2 Các nhân tố khách quan
Nhân tố thị trƣờng:
- Cảnh tỉnh của ngƣời tiêu dùng.
- Quy mô dân cƣ.
- Sự cạnh trnh.
- Các nhân tố ngẩu nhiên.
Nhân tố môi trƣờng kinh tế
- Luật pháp


- Thực trạng nền kinh tế
- Chu kỳ kinh doanh
Doanh nghiệp không thể kiểm soát các nhân tố khách quan nói trên nhƣng nhất thiết
phải nắm vững trƣớc khi tiến hành dự báo.

III.

TÁC ĐỘNG CỦA CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM ĐỐI VỚI DỰ BÁO
Phần lớn các sản phẩm đƣợc chấp nhận trên thị trƣờng có chu kỳ sống trải qua 4
giai

đoạn, đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Doanh số

Chín muồi

Phát triển
Suy tàn
Thời gian
Hình 2.1. Chu kỳ sống của sản phẩm
Trong giai đoạn đầu cảu chu kỳ sống của sản phẩm, ta chƣa có đủ số liệu thậm chí
Giới thiệu

không có số liệu để dự báo. Vì vậy, phƣơng pháp dự báo trong giai đoạn này thƣờng dựa
vào kết quả điều tra thực tế trên thị trƣờng, dựa vào nhận xét phán đoán của các chuyên gia
hoặc phân tích các sản phẩm tƣơng tự khác.
Trong giai đoạn sau, các số liệu thống kê về lƣợng sản phẩm bán ra đầy đủ hơn, vì
vậy có thể sử dụng các phƣơng pháp thống kê để dự báo.
Trong giai đoạn suy thoái, mặc dù nguồn số liệu thống kê rất dồi dào nhƣng chúng
lại không giúp ích gì cho việc dự báo suy giảm. Lúc này ta phải sử dụng phƣơng pháp điều
tra thị trƣờng , phƣơng pháp chuyên gia phân tích sản phẩm tƣơng tự đã làm ở giai đoạn
đầu.
IV.

CÁC PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU
Có hai cách tiếp cận dự báo chính: Phƣơng pháp dự báo định tính và phƣơng pháp

dự báo định lƣợng.


Phƣơng pháp dự báo định tính dựa vào suy đoán và cảm nhận. Nó phụ thuộc
nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị để dự báo và đƣợc áp
dụng trong trƣờng hợp khi chƣa có đủ các số liệu thống kê (giai đoạn đầu của chu kỳ sống
của sản phẩm). Ngoài ra nó còn đƣợc dùng để xem xét thêm các kết quả dự báo bằng
phƣơng pháp định lƣợng.
Các phƣơng pháp dự báo định lƣợng chủ yếu dựa vào mô hình toán học trên cơ sở

những dữ liệu, tài liệu đã qua thống kê đƣợc.
4.1 Phƣơng pháp dự báo định tính
Có 4 phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong thực tiễn. Chúng bao gồm:
a. Lấy ý kiến của ban điều hành
Theo phƣơng pháp này, một nhóm nhỏ các cán bộ điều hành cao cấp sử dụng tổng
hợp các số liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của câc cán bộ điều hành
Marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất để đƣa ra những con số dự báo về nhu cầu sản
phẩm trong thời gian tới. Phƣơng pháp này sử dụng đƣợc trí tuệ và kinh nghiệm của những
cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là có tính chủ quan và ý kiến của ngƣời có
chức vụ cao nhất thƣờng chi phối ý kiến của ngƣời khác.
b. Lấy ý kiến hổn hợp của lực lƣợng bán hàng
Những ngƣời bán hàng là những ngƣời hiểu rõ nhu câù và thị hiếu của ngƣời tiêu
dùng. Họ có thể dự đoán đƣợc lƣợng hàng có thể bán ra trong tƣơng lai tại khu vực mình
bán.
Tập hợp ý kiến của nhiều ngƣời bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau ta có đƣợc
lƣợng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm .
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của ngƣời
bán hàng. Một số có khuynh hƣớng đánh giá thấp lƣợng hàng bán ra của mình. Ngƣợc lại,
một số khác lại có xu hƣớng đánh giá quá cao để nâng cao danh tiếng.
c. Lấy ý kiến ngƣời tiêu dùng
Đây là phƣơng pháp lấy ý kiến của khách hàng hiện tại và tiềm tàng cho kế hoạch
tƣơng lai của công ty . Việc nghiên cứu do phòng nghiên cứu thị trƣờng thực hiện bằng
nhiều hình thức nhƣ: phỏng vấn trực tiếp khách hàng, phỏng vấn khách hàng qua điện
thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng...
Phƣơng pháp này không những giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị dự báo mà còn có


thể hiểu đƣợc những đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty để có cải tiến, hoàn
thiện cho phù hợp.

Hạn chế của phƣơng pháp này là chi phí về tài chính và thời gian lớn, chuẩn bị
công phu và đôi khi ý kiến của khách hàng không thực sự xác thực hoặc lý tƣởng quá.
d. Phƣơng pháp Delphi
Phƣơng pháp này bao gồm một nhóm các quá trình thực hiện nhằm đảm bảo việc
nhất trí dự báo trên cở sở tiến hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc nghiên
cứu, lấy ý kiến của các chuyên gia. Nó huy động đƣợc trí tuệ của các chuyên gia ở các vùng
địa lý khác nhau để xây dựng dự báo.Ba nhóm chuyên gia sau là đối tƣợng đƣợc tham gia
quá trình phỏng vấn:
- Những ngƣời ra quyết định
- Các điều phối viên
- Các chuyên gia thuộc các ngành chuyên sâu.
Các bƣớc để tiến hành dự báo theo phƣơng pháp này:
1. Chọn ra các đối tƣơng (chuyên gia) sẽ đƣợc lấy ý kiến.
2. Xây dựng bảng câu hỏi và gửi bảng câu hỏi đến các chuyên gia.
3. Thu thập, phân tích và hệ thống các câu trả lời của các chuyên gia.
4. Soạn thảo bảng câu hỏi lần hai và lại gửi đến các chuyên gia.
5. Thu thập, phân tích và hệ thống các câu trả lời lần thứ hai của các chuyên gia.
6. Viết lại, gửi đi và phân tích kết quả điều tra.
.....
Các bƣớc trên đƣợc dùng lại khi kết quả dự báo thỏa mãn những yêu cầu của điều tra.
4.2 Phƣơng pháp dự báo định lƣợng
Phƣơng pháp dự báo định lƣợng bao gồm các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian và
hàm số nhân quả. Dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học đƣợc
thiết lập để dự báo nhu cầu cho tƣơng lai.
Dù phƣơng pháp nào thì dự báo định lƣợng cũng cần thực hiện qua 8 bƣớc sau đây:
- Xác định mục tiêu của dự báo
- Chọn lựa các loại sản phẩm cần dự báo
- Xác định độ dài thời gian dự báo
- Chọn mô hình dự báo
- Thu thập các số liệu cần thiết



- Phê chuẩn mô hình dự báo
- Tiến hành dự báo
- Áp dụng kết quả dự báo.
Các bƣớc trên đây đƣợc tiến hành một cách có hệ thống và thống nhất từ khi tìm
hiểu, thiết kế đến áp dụng hệ thống dự báo.
4.2.1 Dự báo theo dãy số thời gian
Nhu cầu thị trƣờng luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất
định nó thƣờng biến động theo một xu hƣớng nào đó. Để phát hiện đƣợc xu hƣớng phát
triển của nhu cầu, ta cần thu thập các số liệu trong quá khứ để có đƣợc một dãy số thời gian.
Thời gian ở đây có thể là tháng, quý hoặc năm.
Khi đã có dãy số thời gian ta có thể xác định đƣợc xu hƣớng phát triển của nhu cầu.
Từ đó, ta có thể dự báo cho các thời kỳ trong tƣơng lai.
Các biến động của nhu cầu theo thời gian có thể xảy ra mấy trƣờng hợp sau:
1. Có khuynh hƣớng tăng (giảm) rõ rệt trong suốt thời gian nghiên cứu (Ký hiệu là T
– Trend)
2. Biến đổi theo mùa (S-Seasonality).
3. Biến đổi có chu kỳ (C-Cycles).
4. Biến đổi ngẫu nhiên (R-Random Variations).
Trong khi dự báo, các biến đổi ngẫu nhiên thƣờng bị loại ra khỏi các mô hình dự
báo hoặc đƣợc xem xét đồng thời với các biến đổi theo mùa, theo khuynh hƣớng và chu kỳ.
Hình dƣới đây sẽ cho chúng ta hình ảnh của những biến đổi nói trên.
Nhu cầu sp
Đƣờng xu hƣớng

Đỉnh thời vụ
Đƣờng NC thực tế

Năm

Phƣơng pháp bình quân di động
Phƣơng pháp này thƣờng dùng khi các số liệu trong dãy số biến động không lớn


lắm. Các số bình quân di động đƣợc tính từ các số liệu của dãy số thời gian có khoảng cách
đều nhau.

Chẳng hạn có dãy số y1, y2, y3 ...yn. Nếu tính số bình quân di động theo từng nhóm
3 tháng một ta cố công thức tính nhƣ sau:

y1 +y2 + y3
3

Y1=

y1 +y2 + y3
3

Yn=
Mục đích
của việc lấy số bình quân di động là để san bằng những
biến động bất thƣờng trong dãy số thời gian, Dựa vào số liệu tính toán đƣợc để dự báo nhu
cầu cho các tháng tiếp theo.
Ví dụ 2.1: Cửa hàng A có số liệu về lƣợng áo sơ mi bán ra trong 6 tháng qua nhƣ sau
9 bảng 21). Hãy dùng phƣơng pháp bình quân di động 3 tháng 1 để dự báo nhu cầu cho
tháng thứ 7.
Bảng 2.1
Lƣợng bán thực tế
Tháng
Dự báo ( chiếc áo)

( Chiếc áo)
1
45
2
50
3

52

4
5

56
58

(45 + 50 + 52) : 3 = 49
(50 + 52 + 56) : 3 = 53

6

64

(52 + 56 + 58) : 3 = 55

7
4.2.1.1

(56 + 58 + 64) : 3 = 59
Phƣơng pháp bình quân di động có trọng số


Đây là phƣơng pháp bình quân nhƣng có tính đến ảnh hƣởng khác nhau của từng
giai đoạn đến nhu cầu thông qua việc sử dụng các trọng số
Nhu cầu tính theo số
∑( Trọng số thời kỳ n x Nhu cầu thời kỳ n)
b.quân di
= động

trọng số
∑ các trọng số
Ví dụ: Cũng ví dụ trên, cửa háng A
quyết đinh áp dụng mô hình dự báo bình quân di động 3 tháng có trọng số cho các tháng
nhƣ sau:
Giai đoạn

Trọng số áp dụng


Tháng vừa qua

0.50

2 tháng trƣớc đây

0.35

3 tháng trƣớc đây

0.15

Tổng trọng số


1.00

Kết quả dự báo theo mô hình dự báo bình quân di động 3 tháng có trọng số nhƣ sau:
Bảng 2.2
Lƣợng bán thực tế
Tháng
Dự báo ( chiếc áo)
(Chiếc áo)
1
45
2
50
3
52
4
56
( 4.5 x 0.15 ) + ( 50 x 0.35 ) + ( 52 x 0.50 ) = 50
5
58
( 50 x 0.15 ) + ( 52 x 0.35 ) + ( 56 x 0.50 ) = 54
6
64
( 52 x 0.15 ) + ( 56 x 0.35 ) + ( 58 x 0.50 ) = 56
7
( 56 x 0.15 ) + ( 58 x 0.35 ) + ( 64 x 0.50 ) = 61
4.2.1.2 Phƣơng pháp san bằng số mũ
a. Phƣơng pháp san bằng số mũ giản đơn
Công thức tính nhu cầu tƣơng lai bằng phƣơng pháp này nhƣ sau:
Ft = F(t-1) + α ( A(t-1) - F(t-1))

Trong đó:
Ft : Dự báo nhu cầu giai đoạn t
F(t-1) : Dự báo nhu cầu giai đoạn t-1
A(t-1): số liệu về nhu cầu thực tế ở giai đoạn t-1
Ví dụ: Vẫn số liệu về lƣợng bán áo sơ mi của cửa hàng A, bây giờ cửa hàng quyết
định dùng phƣơng pháp dự báo san bằng số mũ giản đơn với α = 0.6 và lƣợng dự
báo của tháng 1 bằng với số thực tế của tháng đó (45). Sử dụng số liệu và phƣơng
pháp dự báo trên, ta có thể tính đƣợc số dự báo cho các tháng tiếp theo nhƣ sau:
Bảng 2.3
Tháng

Lƣợng bán thực tế
(Chiếc áo)
45
50
52
56
58
64

Dự báo ( chiếc áo)

1
45
2
45 +0.6 ( 45 – 45) = 45
3
45 +0.6 ( 50 – 45) = 48
4
48 + 0.6 ( 52 – 48) = 50.4 = 50

5
50 + 0.6 ( 56 – 50) = 53.6 = 54
6
54 + 0.6 ( 58 – 54) = 56.4 = 56
7
56 + 0.6 ( 64 – 56) = 60.8 = 61
Trong mô hình, chúng ta thấy hệ số san bằng α có thế lấy tùy ý miễn là chúng thỏa
mãn điều kiện 0< α<1. Vì vậy, sẽ có rất nhiều số α đƣợc lựa chọn để dự báo. Tuy nhiên,
việc chọn hệ số α có vai trò rất quan trọng đến kết quả dự báo.1


Để chọn α, ta sử dụng độ lệch tuyệt đối bình quân MAD ( Mean Absolute
Deviation). Độ lệch tuyệt đối bình quân đƣợc tính nhƣ sau

MAD =



|

|
N

MAD có giá trị càng nhỏ thì trị số α càng hợp lý vì nó cho kết quả ít sai lệch.
Ví dụ: Cũng với ví dụ trên, để lựa chọn hệ số san bằng α, chúng ta sẽ dự báo nhu cầu áo sơ
mi với giá trị α = 0.6 và α = 0.9. Kết quả dự báo đƣợc trình bày ở bảng sau:
Lƣợng bán
Tháng

Thực tế

( Chiếc áo)

Với α = 0.6

Với α = 0.9

F

AD

F

AD

1

45

45

0

45

0

2

50


45

5

45

5

3

52

48

4

50

3

4

56

50

6

52


4

5

58

54

4

56

2

6

64

56

8

58

6

Cộng AD

27


20

Từ số liệu tính toán đƣợc trong biểu, ta có:

MAD(α=0.6)=

= 4.5

MAD(α=0.9)=

= 3.3

Vậy α = 0.9 cho kết quả dự báo chính xác hơn so với α = 0.6. Do đó ta dùng α = 0.9 để dự
báo cho tháng tiếp theo. Kết quả dự báo nhu cầu tháng 7 là:
58 + 0.9 ( 64 – 58 ) = 63
b. San bằng số mũ có hiệu chỉnh xu hƣớng
Phƣơng pháp san bằng giản đơn không thể hiện rõ xu hƣớng. Để phản ánh tootd
hơn xu hƣớng vận động của nhu cầu, ta sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hƣớng. Các
bƣớc tiến hành nhƣ sau:
Bƣớc 1: Sử dụng công thức dự báo theo phƣơng pháp san bằng số mũ giản đơn.
Bƣớc 2: Xác định lƣợng điều chỉnh theo xu hƣớng
Tt = Tt-1 + β (Ft - Ft-1)
Trong đó:
- Tt: Lƣợng điều chỉnh theo xu hƣớng thời kỳ t


- Tt-1: Lƣợng điều chỉnh theo xu hƣớng thời kỳ t-1
- β: Hệ số san bằng xu hƣớng mà ta lựa chọn ( 0< β<1)
Bƣớc 3: Xác định dự báo nhu cầu theo xu hƣớng
FIT = Ft + Tt

FITt: Dự báo theo khuynh hƣớng (Forecast inchiding trend) của giai đoạn t
Ví dụ: Trở lại ví dụ trên ta lập đƣợc bảng dự báo nhu cầu theo phƣơng pháp san bằng số mũ
có điều chỉnh xu hƣớng với β = 0.4 và α = 0.9. Kết quả nhƣ sau:
Lƣợng bán
Tháng

thực tế
( Chiếc áo)

Dự báo

Điều chỉnh xu hƣớng (Tt)

(Ft)

với β = 0.4

Dự báo có xu hƣớng

1

45

45.0

0

0 + 45.0 = 45.0

2


50

45.0

0 + 0.4 ( 45 - 45) = 0

0 + 45.0 = 45.0

3

52

49.5

0 + 0.4( 49.5 - 45) = 1.8

49.5 + 1.8 = 51.3

4

56

51.7 1.8 + 0.4( 51.7 – 49.5) = 2.7

49.5 + 1.8 = 51.3

5

58


55.6 2.7 + 0.4( 55.6 – 51.7) = 4.3

51.7 + 2.7 = 54.4

6

64

57.7 4.3 + 0.4( 57.7 – 55.6) = 5.1

55.6 + 4.3 = 59.9

7

?

63.3 5.1 + 0.4( 63.3 – 57.7) = 7.3

63.3 + 7.3 = 70.6

4.2.1.3

Phƣơng pháp hoạch định theo xu hƣớng

Phép hoạch định theo xu hƣớng giúp ta dự báo nhu cầu trong tƣơng lai dựa trên
một tập hợp các dữ liệu quá khứ. Bằng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất, ngƣời ta có thể
xác định đƣợc đƣờng khuynh hƣớng lý thuyết của nhu cầu. Dựa vào đƣờng khuynh hƣớng
này để dự báo nhu cầu cho tƣơng lai ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Ví dụ 2.2: Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng thống kê đƣợc lƣợng giày vải bán ra từ năm thứ

nhất đến năm thứ 10 nhƣ trong bảng. Hãy dùng phƣơng pháp hoạch định theo xu hƣớng để
dự báo nhu cầu cho 3 năm tiếp theo.
Năm thứ

Lƣợng giày đã bán
ra ( ngàn đôi)

Năm thứ

Lƣợng giày đã bán
ra ( ngàn đôi)

1

38

6

47

2

39

7

45

3


38

8

48

4

40

9

49

5

43

10

50


Trƣớc hết ta đƣa dãy số liệu lên đồ thị
ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN XU HƢỚNG BIẾN ĐỘNG
CỦA LƢỢNG GIÀY BÁN RA
Ngàn đôi
60
50
40

30
20
10
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Năm

Theo xu hƣớng biến động trên, mô hình sẽ có dạng: Yc = a + bt
Trong đó: Yc : nhu cầu giày tính theo giai đoạn t ( ngàn đôi)
t : Biến số của mô hình (năm)
a,b: là các hệ số của mô hình

Hệ số a và b của phƣơng trình sẽ đƣợc xác định theo công thức sau

b=









a = Y – bt
Ta lập bảng tính toán nhƣ sau:
Bảng 2.6
Lƣợng giày đã
Năm thứ

bán ra (Y)
(ngàn đôi)

Các cột tính toán
t

t2

yt

1


38

1

1

38

2

39

2

4

78

3

38

3

9

114

4


40

4

16

160

5

43

5

25

215

6

47

6

36

282

7


45

7

49

315

8

48

8

64

384

9

49

9

81

441


10


50

10

100

500

ƩY = 437

Ʃt = 55

Ʃt2 = 385

Ʃyt = 2527

y=

= 43.7

t=

= 5.5

Qua bảng tính trên ta tính đƣợc các hệ số của phƣơng trình sau:

b=

= 1.497


a = 43.7 – 1.497*5.5 = 35.467
Phƣơng trình đƣờng khuynh hƣớng lý thuyết sẽ là:
YC = 35,467 + 1,497 t
Dự báo nhu cầu giày cho các năm tiếp theo sẽ là:
Y11 = 35,467 + 1,497 x 11 = 51,933 ngàn đôi
Y12 = 35,467 + 1,497 x 12 = 53,430 ngàn đôi
Y13 = 35,467 + 1,497 x 13 = 54,927 ngàn đôi
4.2.1.4

Dự báo nhu cầu theo mùa

Có nhiều loại mặt hàng có nhu cầu biến đổi theo mùa nhƣ: áo quần, quạt, máy móc
và vật tƣ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp... Vì vậy, ngoài việc dự báo theo các mô hình
trên, ngƣời ta còn dùng chỉ số thời vụ để điều chỉnh số liệu cho chính xác.
Chỉ số thời vụ đƣợc tính theo công thức:

Chỉ số mùa =
Ví dụ 2.3: Công ty vật tƣ Đà Nẵng có số liệu thống kê về lƣợng phân NPK bán ra trong
các tháng của hai năm nhƣ trong bảng. Đồng thời bằng các phƣơng pháp dự báo đã học ở
trên, Công ty đã dự báo nhu cầu cho năm thứ 3 là 7000 tấn NPK. Hãy dự báo nhu cầu của
các tháng trong năm thứ 3.
Dựa vào công thức tính chỉ số mùa ở trên chúng ta lập đƣợc bảng sau:

Bảng 2.7
Tháng

Nhu cầu khách
hàng


N.cầu TB của các

N.cầu TB của tất cả

Chỉ số

tháng cùng tên

các tháng trong năm

mùa

Năm 1

Năm 2

1

700

650

675

510

1,322

2


400

300

350

510

0,686


3

300

400

350

510

0,686

4

500

600

550


510

1,078

5

800

800

800

510

1,567

6

250

300

275

510

0,539

7


250

200

225

510

0,441

8

700

800

750

510

1,469

9

800

600

700


510

1,371

10

400

300

350

510

0,686

11

400

200

300

510

0,588

12


800

800

800

510

1,567

Từ số liệu tính toán đƣợc của bảng, ta dự báo nhu cầu của các tháng trong năm thứ 3 nhƣ
sau:
Tháng
Dự báo nhu cầu
Tháng
Dự báo nhu cấu
1
7000 : 12 x 1,322 = 771,43
1
7000 : 12 x 0,441 = 257,14
2
7000 : 2 x 0,686 = 400,00
2
7000 : 12 x 1,469 = 857,14
3
7000 : 12 x 0,686 = 400,00
3
7000 : 12 x 1,371 = 800,00
4

7000 : 12 x 1,078 = 628,57
4
7000 : 12 x 0,686 = 400,00
5
7000 : 12 x 1,567 = 914,29
5
7000 : 12 x 0.588 = 342,86
6
7000 : 12 x 0,539 = 314,29
6
7000 : 12 x 1,567 = 914,29
4.2.2

Phƣơng pháp dự báo nhân quả ( Phƣơng pháp hồi quy và phân tích tƣơng
quan)

Để nghiên cứu mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc,
chúng ta thực hiện theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Dự kiến mô hình
Bƣớc 2: Xác định hệ số của mô hình
Bƣớc 3: Xác định sai chuẩn
Bƣớc 4: Xác định hệ số tƣơng quan.
Để minh họa cho các bƣớc trên, ta đi vào ví dụ:
Ví dụ 2.4: Một công ty sản xuất xe máy nhận thấy doanh số bán ra của Công ty phụ
thuộc vào thu nhập của dân cƣ trong khu vực họ hoạt động. Số liệu thống kê đƣợc trong 10
năm về mối quan liên hệ tƣơng quan này đƣợc trình bày nhƣ bảng sau. Hãy báo doanh số
của Công ty nếu thu nhập bình quân của cƣ dân trong vùng là 15 triệu đồng/1 năm.
Bảng 2.9
Năm
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thu nhập của
9,0
9,5
9,7 10,0 10,2 10,6
12
14
12,5 13
dân cƣ (tr.đ)
Doanh số của
20
22
25
27
30
30
31
34
32
33
công ty (tỷ đồng)



Để xem giữa doanh số của công ty với thu nhập của dân cƣ có mối quan hệ hay
không, ta thực hiện theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Đƣa số liệu lên đồ thị
Để xác minh giữa các biến mà chúng ta dự kiến đƣa ra có quan hệ tƣơng quan với
nhau hay không, ngƣời ta đƣa dãy số liệu thu thập đƣợc lên biểu đồ. Dựa vào sự biến đổi của
dãy số liệu trên biểu đồ để dự kiến dạng của mô hình.
QUAN HỆ TƢƠNG QUAN GIỮA TN DÂN CƢ VỚI
DS CỦA CÔNG TY
Nhƣ vậy , rõ ràng giữa thu nhập của dân cƣ và doanh số bán ra của Công ty có mối
quan hệ tƣơng quan theo dạng Y = a + bx.
Trong đó:
YC : trị số của biến phụ thuộc ( ở đây là lƣợng hàng bán ra)
x

: Biến độc lập

a,b : là các hệ số hồi quy.
Bƣớc 2: Xác định hệ số của mô hình
Bằng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất, ta có thể xác định đƣợc hệ số hồi quy của
phƣơng trình trên theo các công thức sau:

Năm

Doanh số bán ra
của công ty ( Tỷ
đồng) (Y)

Thu nhập của dân cƣ ( Triệu
đồng) (x)



Phƣơng trình biểu diễn mối quan hệ tƣơng quan giữa doanh số bán ra của công ty với thu
nhập của dân cƣ trong vùng là:
Yc = 1,035 + 2,467x
α = 28,4 – 2,476 x 11,05 = 1,035
Bƣớc 3: Tính sai số chuẩn của dự báo
Để đo độ chính xác của dự báo bằng phƣơng pháp hồi quy, ta đi tính sai số chuẩn
của dự báo Syx. Trị số này đƣợc gọi là độ lệch chuẩn của hồi quy và đƣợc tính bằng phƣơng
trình:

Trong đó:

-

Số lƣợng số liệu thu thập đƣợc

Công thức trên có thể biến đổi thành:




, nếu
sử dụng nhiều phƣơng pháp dự báo thì phƣơng pháp nào có sai chuẩn nhỏ nhất sẽ đƣợc
chọn dùng.
Bƣớc 4: Xác định hệ số tƣơng quan
Hệ số tƣơng quan cho biết mức độ hay cƣờng độ của mối liên hệ tƣơng quan. Nó
đƣợc ký hiệu là r và có trị số nằm khoảng -1 và 1 (-1≤ r ≤ 1). Công thức tính hệ số tƣơng
quan nhƣ sau:
r=


a.
b.
c.
d.


Khi r = ± 1 chứng tỏ giữa x và y có mối quan hệ tƣơng quan chặt chẽ
Khi r = 0 chứng tỏ giữa x và y không có mối liên hệ gì
Khi trị số của r càng gần đến ± 1 liên hệ tƣơng quan giữa x và y càng chặt chẽ.
Khi r mang dấu dƣơng ta có tƣơng quan thuận khi r mang dấu âm, ta có tƣơng
quan nghịch.

Trở lại ví dụ trên, ta tính đƣợc hệ số tƣơng quan:
r=


Chứng tỏ giữa x và y có quan hệ tƣơng quan chặt chẽ.

V.

= 0,887

GIÁM SÁT VÀ KIẾM SOÁT DỰ BÁO

Để giám sát và kiểm soát dự báo, một trong những cách đã đƣợc thể hiện


trong các phần trên là tính toán các giá trị số độ lệch tuyệt đối bình quân
(MAD). Phƣơng pháp dự báo nào có giá trị MAD càng nhỏ thì kết quả dự

báo cangg chính xác.
Trong trƣờng hợp sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, ta dùng hệ số tƣơng
quan r và hệ số xác định R2.
Có một cách khác để giám sát và kiểm soát dự báo là sử dụng tín hiệu theo
dõi.
Qua từng thời kỳ, các số liệu thực tế có thể không khớp với số liệu dự
báo. Vì vậy, cần tiến hành công tác theo dõi, giám sát và kiểm soát dự báo.
Nếu mức độ chênh lệch giữa thực tế và dự báo nằm trong phạm vi cho phép
thì không cần phải xem xét lại phƣơng pháp dự báo đã sử dụng. Ngƣợc lại,
nếu chênh lệch này quá lớn vƣợt khỏi phạm vi cho phép thì cần nghiên cứu,
sửa đổi phƣơng pháp dự báo cho phù hợp.
5.1 Tín hiệu theo dõi
Việc theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với số liệu
thực tế đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở tín hiệu theo dõi.
Tín hiệu theo dõi đƣợc tính bằng ― Tổng sai số dự báo dịch chuyển‖
(Running Sum of the Forecast Error – RSFE) chia cho độ lệch tuyệt đối trung
bình ( MAD).
Tín hiệu theo dõi =
Trong đó:
RSFE = Ʃ( Nhu cầu thực tế trong thời kỳ i – Nhu cầu dự báo cho thời kỳ i)
MAD =
Tín hiệu theo dõi dƣơng cho ta biết nhu cầu thực tế lớn hơn dự báo. Ngƣợc lại, nếu tín
hiệu này âm thì có nghĩa là nhu cầu thực tế thấp hơn dự báo.
Tín hiệu theo dõi đƣợc xem là tốt nếu có RSFE nhỏ và có số sai dƣơng bằng số sai âm.
Lúc này, tổng sai số âm và dƣơng sẽ cân bằng nhau vì SRFE nhỏ nên tín hiệu theo dõi
bằng 0.
4.3

Giới hạn kiểm tra


Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo, doanh nghiệp cần đƣa ra giới
hạn kiểm soát. Giới hạn kiểm soát dự báo bao gồm giới hạn kiểm tra trên và giới hạn kiểm
tra dƣới. Một khi tín hiệu dự báo vƣợt quá giới hạn cho phép là có báo động. Lúc này
phƣơng páp dự báo đã sử dụng không còn thích hợp nữa mà cần có điều chỉnh, sửa đổi.
Hình sau đây mô tả lƣợc đồ kiểm soát dự báo thông qua việc sử dụng tín hiệu theo
dõi và kiểm tra.
Giới hạn kiểm tra trên
Tín hiệu báo động


Phạm vi chấp
nhận

Giới hạn kiểm tra dƣới
Hình 2.3
Việc xác định phạm vi chấp nhận đƣợc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sao cho không
quá hẹp cũng không quá rộng. Nếu quá hẹp thì với một sai số nhỏ đã phải điều chỉnh
phƣơng pháp dự báo. Nếu quá rộng thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất
nhiều.
Ví dụ: Trở lại ví dụ 2.1, ta đã xác định đƣợc các số liệu dự báo theo phƣơng pháp xan
bằng số mũ với α = 0,9 và số liệu thực tế thống kê đƣợc qua 6 quý. Hãy xác định tín hiệu
theo dõi và cho biết vƣợt quá phạm vi cho phép ± 4MAD hay chƣa?
Tín
Lƣợng

Lƣợng
hiệu
|
Tháng bán thực
Sai số

RSFE |
MAD
|
|
dự báo
theo
tế
dõi
1
45
45
0
0
0
0
0
0
2
50
45
5
5
5
5
2,5
2
3
52
50
2

7
2
7
2,33
3
4
56
52
4
11
4
11
2,75
4
5
58
56
2
13
2
13
2,60
5
6
64
58
6
19
6
19

3,17
6
Nhƣ vậy phƣơng pháp dự báo trên đã vƣợt quá giới hạn cho phép, cần phải thay đổi lại.

Chương 3
THIẾT KẾ SẢN PHẨM, LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ, HOẠCH
ĐỊNH CÔNG SUẤT
I. THIẾT KẾ SẢN PHẨM
1.1 Sự cần thiết khách quan
Trong việc kế hoạch hóa hệ thống sản xuất, các quyết định đƣợc xây dựng có liên quan
đến việc thiết kế quá trình công nghệ để sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
Chu kỳ đời sống sản phẩm đi qua một loạt các giai đoạn: Giowis thiệu sản phẩm, giai
đoạn phát triển, hƣng thịnh và suy giảm. Chúng ta sẽ xem xét một vài hoạt động chính phát
triển cùng với sự phát triển của chu kỳ sống của sản phẩm ở bảng 3.1.
Nhƣ vậy, chu kỳ sống của sản phẩm đƣợc chia ra thành bốn giai đoạn nhƣ đƣợc chỉ ra


trong hình. Vì vậy, chiến lƣợc hoạt động và chuyển giao công nghệ phải phù hợp với từng
giai đoạn và chu kỳ sống do đặc tính của sản phẩm, số lƣợng, cơ cấu thị trƣờng, và hình
thức của cạnh tranh đã thay đổi.
Bảng 3.1
Giới thiệu
sản phẩm
Đặc tính sản
phẩm
Số lƣợng s.phẩm

Phân biệt lớn

Phát triển


Hƣng thịnh

Suy giảm

Tăng cƣờng tiêu
chuẩn hóa

Xuất hiện một
mẫu thiết kế
thống trị

Mang đặc tính
hàng hóa và
đƣợc tiêu chuẩn
hóa cao
Cao

Thấp
Tăng dần
Cao
Các doanh
Tan ra và hợp Một vài công ty
Cơ cấu thị trƣờng
nghiệp nhỏ
nhất
lớn
Hình thức của
Đặc điểm sản Chất lƣợng sản
Gía cả sự tin

cạnh tranh
phẩm
phẩm
dùng
1.2 Khái niệm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

―Surviors‖
Gía cả

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là những cố gắng của doanh nghiệp trực tiếp bƣớc
vào đổi mới sản phẩm và công nghệ. Nó bao gồm các bộ phận: Nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng, phát triển sản phẩm mới, đƣa sản phẩm mới ra thị trƣờng.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể diễn ra theo hai hƣớng: Phát triển một Loại
sản phẩm mới ( xét về mặt hình thức) và đổi mới sản phẩm hiện có ( xét về mặt chất lƣợng).
Tuy có nhƣng đặc điểm, tính chất khác nhau nhƣng trên thực tế hai hình thức này thƣờng
đan kết với nhau, thậm chí thƣờng đƣợc thực hiện kết hợp với nhau một cách có ý thức.
Trong trƣờng hợp thứ nhất, sản phẩm mới chỉ khác biệt so với sản phẩm cũ ở kích
thƣớc, hình dáng, kiểu lắp ghép,... Những chi tiết, bộ phận và chức năng công dụng đã đƣợc
biết đến thƣờng đƣợc bảo tồn, củng cố, thậm chí có thể đƣợc cải tiến, nâng cấp thêm. Mục
đích của việc đổi mới sản phẩm trong trƣờng hợp này là để khai thác triệt để thị trƣờng sản
phẩm.
Trong trƣờng hợp thứ hai, sự đổi mới sản phẩm gắn với việc thiết kế những sản phẩm
mới hoàn toàn hoặc cải tiến về cơ bản những sản phẩm đã đƣợc biết đếntheo hƣớng tạ cho
sản phẩm những chức năng mới, những giá trị sử dụng mới, làm cho sản phẩm có chất
lƣợng cao hơn hẳn, hoặc làm cho nó có kết cấu khác biệt rõ ràng, hoặc làm giảm chi phí sản
xuất một cách đáng kể.
1.3 Các thành phần trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Có bốn thành phần cơ bản trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đó là:
a. Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu những vấn đề có tính lý thuyết làm nền tảng cho
nghiên cứu ứng dụng.

b. Nghiên cứu ứng dụng là viêc vận dụng các kết quả của nghiên cứu cơ bản vào thực
tế để tạo ra những sản phẩm cụ thể.
c. Phát triển là các hoạt động liên quan đến việc thiết kế xây dựng hình mẫu ban đầu
sản phẩm, xác định các loại máy móc, thiết bị và phát liệu để sản xuất các sản
phẩm từ kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển.
1.4 Tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới


×