Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

BÀI GIẢNG địa lí KINH tế xã hội đại CƯƠNG 1 (dành cho sinh viên ngành CĐSP địa – giáo dục công dân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐẠI CƢƠNG 1
(Dành cho Sinh viên ngành CĐSP Địa – Giáo dục công dân)

Tác giả: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Năm 2016


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................................5
1.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐLKTXH .......................................................5
1.1.1. Theo các nhà địa lý phƣơng Tây ......................................................................5
1.1.2. Theo các nhà địa lý Xô Viết .............................................................................5
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐLKTXH .......................................................6
1.2.1. Quan điểm hệ thống ..........................................................................................6
1.2.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ .........................................................................6
1.2.3. Quan điểm sinh thái...........................................................................................6
1.2.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh ..........................................................................7
1.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ KT - XH7
1.3.1. Phƣơng pháp luận ..............................................................................................7
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ĐLKTXH .................................................................7
1.4. THỰC HÀNH: THẢO LUẬN THEO TỔ, LỚP .....................................................9
1.4.1. ĐLKTXH và các khoa học có liên quan ...........................................................9


1.4.2. Vận dụng các quan điểm cơ bản trong dạy học ĐLKTXH ở trƣờng THCS ...10
CHƢƠNG 2. MÔI TRƢỜNG, TÀI NGUYÊN VÀ NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI .............11
2.1. MÔI TRƢỜNG ĐỊA LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI XÃ HỘI LOÀI NGƢỜI ......11
2.1.1. Khái niệm: Môi trƣờng địa lí ..........................................................................11
2.1.2. Quan hệ biện chứng giữa môi trƣờng địa lý và xã hội loài ngƣời ..................12
2.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ...................................13
2.2.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên ...............................................13
2.2.2. Các loại tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng .........................................15
2.3. MÔI TRƢỜNG – TÀI NGUYÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ...............25
2.3.1. Những vấn đề chủ yếu của môi trƣờng, tài nguyên và sự phát triển bền vững
...................................................................................................................................25
2.3.2. Vấn đề bảo vệ môi trƣờng ...............................................................................25
CHƢƠNG 3: ĐỊA LÝ DÂN CƢ VÀ QUẦN CƢ .............................................................27
3.1. SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ ....................................................................................27
3.1.1. Khái niệm ........................................................................................................27
3.1.2. Các chỉ số đo sự biến động dân số ..................................................................27
3.2. SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ. NGUYÊN NHÂN
VÀ HẬU QUẢ ..............................................................................................................35
3.2.1. Xu hƣớng biến động dân số ở các nƣớc phát triển ..........................................36
3.2.2. Xu hƣớng biến đổi dân số ở các nƣớc đang phát triển ....................................37
3.2.3. Vấn đề di dân trên thế giới ..............................................................................39
3.3. KẾT CẤU DÂN SỐ ...............................................................................................41
3.3.1. Khái niệm ........................................................................................................41
3.3.2. Phân loại ..........................................................................................................41
3.4. PHÂN BỐ DÂN CƢ ..............................................................................................47
3.4.1. Khái niệm ........................................................................................................47
3.4.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phân bố dân cƣ ...............................................49
3.4.3. Tình hình phân bố dân cƣ trên thế giới ...........................................................52
3.5. CÁC DẠNG QUẦN CƢ ........................................................................................58
3.5.1. Khái niệm và phân loại....................................................................................58

3.5.2. Quần cƣ nông thôn ..........................................................................................58
3.5.3. Quần cƣ thành phố và đô thị hóa.....................................................................59

2


CHƢƠNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA LÝ XÃ HỘI ..................................................65
4.1. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................65
4.2. ĐỊA LÍ TÔN GIÁO ................................................................................................65
4.2.1. Quan niệm, chức năng tôn giáo .......................................................................65
4.2.2. Tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội ......................................................66
4.2.3. Các tôn giáo chủ yếu trên thế giới ...................................................................67
4.3. ĐỊA LÝ NGÔN NGỮ ............................................................................................68
4.3.1. Khái niệm ........................................................................................................68
4.3.2. Phân bố ngôn ngữ ............................................................................................68
4.3.3. Chữ viết ...........................................................................................................68
4.4. CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƢ..............................................................69
4.4.1. Quan niệm, các chỉ tiêu đánh giá ....................................................................69
4.4.2. Sự phân hoá chất lƣợng cuộc sống theo chỉ số HDI .......................................72

3


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 1 là giáo trình dành cho sinh viên
ngành CĐSP Địa lí chuyển tải nội dung tập trung ở môn Địa lý THCS trong chương trình
phổ thông hiện hành.
Nội dung giáo trình bao gồm 4 chương với nội dung chính trình bày về Đối tượng,
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và
nền sản xuất xã hội; Địa lí dân cư và quần cư; Một số vấn đề của Địa lí xã hội. Ngoài

phần lý thuyết, trong nội dung của giáo trình có hệ thống câu hỏi ôn tập, các bài tập thực
hành, xây dựng một số loại biểu đồ, phân tích và nhận xét số liệu, biểu đồ liên quan
nhằm góp phần rèn luyện những kỹ năng cần thiết và củng cố cho sinh viên.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo
và luôn cập nhật sự thay đổi của các số liệu thống kê. Xin chân thành cảm ơn các nhà
khoa học, các cơ quan về những kết quả nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng và đưa vào
giáo trình.
Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 1 chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót, nhất là thiếu sự cập nhật số liệu mới. Hi vọng rằng giáo trình sẽ là tài liệu bổ ích cho
sinh viên chuyên ngành cũng như những người quan tâm khác.

4


CHƢƠNG 1.
ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐLKTXH
Lãnh thổ và hoạt động KTXH của con ngƣời luôn gắn bó mật thiết với nhau. Bởi
vậy, nghiên cứu lãnh thổ nhằm phục vụ cho hoạt động KTXH ngày càng trở nên có vai
trò quan trọng đối với con ngƣời và xã hội.
1.1.1. Theo các nhà địa lý phƣơng Tây
- Theo A.Vebơ: Địa lí kinh tế nghiên cứu lý thuyết về sự phân bố các hoạt động
kinh tế theo không gian.
- Theo U.Smith: đối tƣợng nghiên cứu của địa lý kinh tế là sự phân bố các dạng đời
sống kinh tế.
Nhìn chung, các nhà địa lý phƣơng Tây coi đối tƣợng nghiên cứu chỉ bó hẹp trong
phạm vi sản xuất hoặc kinh tế.
1.1.2. Theo các nhà địa lý Xô Viết
Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc nâng dần từ thấp đến cao và ngày càng trở nên hoàn

thiện. Có thể tóm tắt qua 3 giai đoạn:
− Trƣớc năm 1955:
N.N. Baranxki cho rằng ĐLKT nghiên cứu sự đa dạng về kinh tế ở các nƣớc, các
vùng và những khác biệt không gian của nó trên bề mặt Trái Đất. V.A. Anusin thì chú
trọng đến xã hội loài ngƣời và các hoạt động kinh tế của họ diễn ra trên môi trƣờng địa
lý.
− Từ năm 1955 cho tới giữa thập niên 70 của thế kỉ XX:
Đại hội lần II của Hội Địa lý Liên Xô (1955) xác định: địa lý kinh tế là 1 khoa học
xã hội nghiên cứu sự phân bố địa lý của sản xuất (hiểu là sự thống nhất giữa sức sản xuất
và quan hệ sản xuất), các điều kiện và đặc điểm phát triển của nó ở các nƣớc, các vùng
khác nhau.
Vào nửa đầu thập niên 70, cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và đạt
đƣợc nhiều thành tựu. Trƣớc thực tế đó, Iu.G.Xauskin đã đặt vấn đề xem xét lại đối
tƣợng nghiên cứu của Địa lý kinh tế: Địa lý kinh tế là 1 khoa học về các quá trình hình
thành, phát triển và hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ và việc điều
khiển các hệ thống đó.
2 quan niệm này không mâu thuẫn với nhau mà mỗi quan niệm có những ƣu thế
riêng và cùng tồn tại song hành.
− Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay:
Theo quan điểm hiện đại, ĐLKTXH là một ngành khoa học nghiên cứu không gian
lãnh thổ KTXH trong một hệ thống của các mối quan hệ qua lại giữa môi trƣờng địa lý,
sự phát triển dân số, cùng với các yếu tố xã hội liên quan tới hoạt động kinh tế và sự phân
bố các ngành kinh tế trên lãnh thổ.
Quan điểm trên về đối tƣợng nghiên cứu ĐLKTXH có khác so với trƣớc, nhấn
mạnh đến bốn vấn đề lớn sau đây:
1. Các hiện tƣợng kinh tế đƣợc xem xét trong mối quan hệ với hệ thống xã hội,
chính trị đƣợc bắt đầu từ sản xuất.
2. Có chú ý nhiều hơn về mặt xã hội trong phân hoá lãnh thổ.

5



3. Thuật ngữ mới (ĐLKTXH) đáp ứng đƣợc đầy đủ hơn về tình hình hiện nay và
tƣơng lai của ĐLKT về nhiệm vụ.
4. Nhấn mạnh đến vấn đề sản xuất gắn với các hoạt động dịch vụ và các hoạt động
khác.
Nhƣ vậy, ĐLKTXH có tính chất nghiên cứu bao trùm hơn, đầy đủ hơn so với trƣớc
đây (trƣớc thập kỷ 70).
ĐLKTXH là một khoa học nghiên cứu sự hình thành, phát triển các hệ thống lãnh
thổ KTXH theo lãnh thổ đƣợc xây dựng trên bề mặt đất nhƣ là phản ánh sự phân công xã
hội. Hệ thống lãnh thổ KTXH là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, nó bao gồm điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội của lãnh thổ liên quan tới hoạt động
sản xuất, nghỉ ngơi của con ngƣời với việc bảo vệ môi trƣờng sống.
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐLKTXH
1.2.1. Quan điểm hệ thống
Đối tƣợng nghiên cứu của ĐLKTXH là các hệ thống KTXH có cấu trúc phức tạp.
Do đó, khi nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình KTXH đều phải đặt chúng trong mối
quan hệ với các hiện tƣợng và quá trình khác. Chỉ cần nêu ra một trong những bộ phận cơ
bản của hệ thống phức tạp này là hệ thống kinh tế. Hệ thống kinh tế này đƣợc trình bày
nhƣ là tập hợp của các nhóm tạo nên nó bao gồm:
- Các tài nguyên thiên nhiên;
- Các nguồn vật chất, trong đó có thiết bị sản xuất;
- Nguồn lao động;
- Nguồn thông tin (tri thức KHKT)
Rõ ràng, các hệ thống KTXH luôn chứa trong mình các thành phần cấu tạo và
những mối quan hệ giữa chúng với nhau.
1.2.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Trong khi nghiên cứu ĐLKTXH, quan điểm này đƣợc vận dụng để phát hiện cấu
trúc bên trong và động lực của các hệ thống KTXH bởi các động lực nội tại và các mối
liên hệ tạo ra. Quan điểm này đƣợc vận dụng sau khi phân tích hoạt động của từng thành

phần (yếu tố, ngành) để đi đến vùng lãnh thổ nhằm phác hoạ một tổng thể KTXH trên
lãnh thổ nghiên cứu với các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau (kể cả mối quan hệ
giữa tổng thể KTXH với môi trƣờng bên ngoài).
Bên cạnh đó còn có sự phân hoá lãnh thổ về dân cƣ, kinh tế. Nghiên cứu những sự
khác biệt này để nhằm phát hiện các mối quan hệ cơ bản trong một tổng thể hoặc đã đƣợc
phân hoá hoặc đang trên đƣờng phân hoá sang một tổng thể thống nhất đa dạng khác.
Nghiên cứu sự khác biệt lãnh thổ cùng nhằm tìm ra các đặc trƣng quan trọng nhất, chuẩn
bị cho việc quy hoạch, thiết kế không gian sản xuất và sinh sống trong các hoạt động của
lãnh thổ trong một cấu trúc hợp lý nhất.
1.2.3. Quan điểm sinh thái
Quan điểm này ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu ảnh hƣởng của
tự nhiên và mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời với tự nhiên.

6


Đối với ĐLKTXH trong bất kỳ phƣơng án quy hoạch phát triển một hệ thống
KTXH nào cũng đều phải tính toán mối tác động qua lại giữa con ngƣời và tự nhiên (hệ địa
sinh thái) sao cho sự phát triển KTXH không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trƣờng. Nói
cách khác, con ngƣời phải luôn tổ chức và điều khiển các hệ thống KTXH đạt hiệu quả cao
nhất về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Vận dụng quan điểm sinh thái và phát triển bền vững các nhà khoa học Việt Nam đã
và đang nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế – môi trƣờng tại một số vùng sinh thái điển
hình ở nƣớc ta nhằm phục vụ cho quá trình khai thác lãnh thổ đạt hiệu quả cao nhất về
các mặt.
1.2.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Theo quan điểm này khi nghiên cứu nền sản xuất của một lãnh thổ thì phái đặt nó
trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, nhất định. Đồng thời, hoạt động của lãnh thổ hiện tại ít
nhiều có sự đóng góp của quá khứ. Do đó, nghiên cứu sự biến động của các hệ thống
KTXH trong những điều kiện nhất định và trong những thời gian nhất định với những xu

hƣớng nhất định, quá khứ, hiện tại để đi đến tƣơng lai đều có mối quan hệ nhân quả diễn
ra trong những chu trình khép kín.
1.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ KT - XH
1.3.1. Phƣơng pháp luận
Phƣơng pháp luận là lý luận về phƣơng pháp, khoa học về phƣơng pháp. Khoa học
lựa chọn, xác định, xây dựng phƣơng pháp đúng. Muốn vậy phải nắm vững phép biện
chứng, quy luận vận động của cuộc sống.
Những tiền đề triết học, xã hội học và kinh tế chính trị học:
Triết học Mác – Lênin hình thành cơ sở phƣơng pháp luận cho các khoa học bộ
phận, trong đó có ĐLKTXH. Không thể nghiên cứu tự nhiên và xã hội một cách thực sự
khách quan nếu thiếu tri thức sâu sắc về duy vật biện chứng. Đồng thời, cũng không thể
nghiên cứu các hiện tƣợng và các quá trình xã hội mà không lƣu ý đến các luận điểm và
kết luận của duy vật lịch sử.
Một nền tảng quan trọng của phƣơng pháp luận ĐLKTXH là kinh tế chính trị học
Mác – Lênin. Kinh tế chính trị học nghiên cứu quan hệ sản xuất – xã hội, nghĩa là quan
hệ kinh tế. Nó tạo nên cơ sở lý luận cho tất cả các ngành khoa học kinh tế ngành và bộ
phận. Những mặt khác nhau của các quan hệ; sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng,
hợp thành một thể thống nhất. Chính điều này làm cho kinh tế chính trị học Mác – Lênin
trở thành cơ sở vững chắc, hoàn chỉnh để nghiên cứu các hiện tƣợng ĐLKTXH.
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ĐLKTXH
1.3.2.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu là hệ thống các thủ pháp thu thập, xử lý và trình bày để
giải quyết một cách có kế hoạch và có mục đích những nhiệm vụ lý luận hoặc thực tiễn.
1.3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ĐLKTXH
a. Phương pháp phân tích và tổng hợp
ĐLKTXH có đối tƣợng nghiên cứu khá rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề, sử
dụng nhiều số liệu thống kê, nhiều dữ kiện. Vì vậy, cần phải phân tích, lựa chọn những

7



sự kiện đặc trƣng, phát hiện ra mỗi liên hệ giữa các sự vật và hiện tƣợng để rút ra nhƣng
kết luận cần thiết.
b. Phương pháp bản đồ
Bản đồ có ý nghĩa to lớn đối với ĐLKTXH. Nghiên cứu bằng bản đồ để xây dựng
thêm bản đồ chuyên dùng minh hoạ, làm rõ nội dung nghiên cứu, phản ánh đƣợc quy luật
phân bố sản xuất trong không gian một cách trực quan, cụ thể, nêu lên sự kết hợp và sự
tác động lẫn nhau giữa các hiện tƣợng, làm cho các công trình nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
địa lý vì tính địa lý có ngay trên bản đồ. Bản đồ ĐLKTXH chuyên ngành còn thể hiện
tính hiện đại, tính khoa học, định lƣợng ở mức độ chính xác, trực quan do chuyển hoá số
liệu, thống kê lên bản đồ có giới hạn và liên hệ trong không gian.
c. Phương pháp mô tả
Phƣơng pháp mô tả thƣờng đƣợc dùng trong các trƣờng hợp mô tả bằng thuật ngữ
ĐLKTXH và hệ thống ký hiệu riêng biệt. Nội dung cần mô tả chính là các yếu tố địa lý
quan trọng nhất ảnh hƣởng tới sản xuất, tới lãnh thổ đã chọn, tới các mối quan hệ đƣợc
phát hiện trong không gian sản xuất.
d. Phương pháp quan sát
Trong ĐLKTXH quan sát trực tiếp là phƣơng thức thu thập thông tin ban đầu về đối
tƣợng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp toàn bộ các dấu hiệu đặc trƣng và có giá trị về
phƣơng diện mục đích nghiên cứu. Quan sát không chỉ là việc thu thập nguồn thông tin
ban đầu mà con là tiêu chuẩn đánh giá các kết quả nghiên cứu. Quan sát cho phép tại chỗ
những đặc trƣng dạng khối không nhìn thấy đƣợc trên bản đồ của các đối tƣợng, cho
phép nghiên cứu các cấu trúc không gian và đặc điểm của môi trƣờng xung quanh.
Tuy thế, phƣơng pháp quan sát cũng còn nhiều nhƣợc điểm do tri giác của ngƣời bị
hạn chế và phƣơng pháp này luôn đòi hỏi có chi phí rất cao. Hơn nữa chỉ có thể quan sát
đƣợc các sự kiện hiện tại, chứ không phải các sự kiện quá khứ và tƣơng lai. Để khắc phục
các nhƣợc điểm này, cần phải tổ chức quan sát nhiều lần.
e. Phương pháp thống kê và toán học
ĐLKTXH sử dụng phƣơng pháp thống kê và toán học để tăng hiệu quả định lƣợng
của các công trình nghiên cứu. Bằng lý giải lô gích và sử dụng kiến thức toán học, lập các

công thức tính toán, tính hiệu quả bằng số liệu... khi giải các bài toán về năng suất, về sản
lƣợng, về mọi biến động của các đối tƣợng nghiên cứu. Nhờ có toán học mà có thể kiểm
tra các phƣơng án tổ chức lực lƣợng sản xuất trên lãnh thổ, chọn đƣợc phƣơng án tối ƣu.
f. Phương pháp mô hình hoá
Mô hình hoá là mẫu hình đƣợc cấu tạo để tái tạo lại hiện thực một cách đơn giản
hoá, phản ánh những đặc điểm hoặc mối liên hệ qua lại chủ yếu của hiện thực dƣới hình
thức khái quát. Vì thế, mô hình hoá trong nghiên cứu ĐLKTXH cho ta nhận thức về bản
chất, quy luận và đặc điểm chung của các đối tƣợng. Các phép toán lô gích, mà trên công
thức toán đặt ra cho việc nghiên cứu ĐLKTXH là thuộc hệ thống mô hình hoá cao nhất
đang phát triển.
g. Phương pháp hệ thống hoá
Hệ thống hoá là một vấn đề chung và rộng nhất về sự sắp xếp các đối tƣợng trên cơ
sở các quy luật, nguyên tắc hoặc quy tắc nhất định.

8


Về mặt lý luận và thực tiễn của ĐLKTXH thì hệ thống hoá khoa học có ý nghĩa to
lớn. Bởi vì hệ thống hoá cho phép theo dõi trật tự nhất định trong các hiện tƣợng đang
nghiên cứu, cho phép đúc kết kiến thức về sự giống nhau và khác nhau của các hiện
tƣợng ấy, đồng thời làm dễ dàng cho quá trình nghiên cứu các địa hệ phức tạp và tạo nên khả
năng phát hiện nhanh chóng hơn các quy luật bên trong chúng. Mặt khác quá trình hệ thống
hoá còn tạo nên tính thuần nhất bên trong của các nhóm đƣợc phân chia và sự khác biệt lớn có
thể giữa các nhóm.
Chính vì thế mà trong nghiên cứu địa lý nói chung và ĐLKTXH nói riêng, hệ thống
hoá là cơ sở và giai đoạn đầu tiên của bất kỳ công tác phân vùng ngành hoặc phân vùng
tổng hợp nào.
h. Phương pháp phân vùng
Phân vùng là một quá trình có tính chất phƣơng pháp hệ về việc phân lãnh thổ thành
những bộ phận tƣơng đối hoàn chỉnh. Phân vùng cũng là một loại hệ thống hoá theo lãnh

thổ và nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với việc kế hoạch hoá lãnh thổ về mặt hành
chính và điều khiển các quá trình KTXH.
i. Phương pháp khảo sát không ảnh (viễn thám)
Quán sát và chụp ảnh từ trên không có tác dụng đặc biệt đối với các lãnh thổ rộng
lớn. Các bức ảnh đƣợc chụp đó sẽ giúp cho việc nghiên cứu phát hiện nhanh chóng đƣợc
những hiện tƣợng, những mối liên hệ khó nhìn ra trên mặt đất.
Tóm lại trong nghiên cứu ĐLKTXH, các phƣơng pháp chung và riêng đều đƣợc sử
dụng, căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu, tích luỹ lâu dài
các tài liệu đó, nghiên cứu toàn diện theo một quá trình nhận thức lý thuyết và thực hành,
đảm bảo cho việc phân tích, tổng hợp đƣợc đầy đủ các hiện tƣợng để có kết luận xác
đáng, phát hiện các đặc điểm, quy luật phát triển sức sản xuất và hình thành các hình thái
sản xuất.
1.4. THỰC HÀNH: THẢO LUẬN THEO TỔ, LỚP
1.4.1. ĐLKTXH và các khoa học có liên quan
1.4.1.1. Quan hệ của ĐLKTXH với một số khoa học xã hội
- Quan hệ với kinh tế chính trị học:
Kinh tế chính trị học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các khoa học kinh tế,vì
lý luận của nó soi đƣờng cho các khoa học này. Kinh tế chính trị học cung cấp cho
ĐLKTXH khả năng xác định các quy luật phát triển và phân bổ các thể tổng hợp sản xuất
lãnh thổ.
- Quan hệ với khoa học lịch sử:
Khoa học lịch sử nghiên cứu phải chú ý đến môi trƣờng địa lý trong đó diễn ra các
sự kiện lịch sử. Ngƣợc lại, ĐLKTXH khi nghiên cứu nền sản xuất của một địa phƣơng,
một nƣớc đều phải đặt nền sản xuất đó trong một bối cảnh lịch sử nhất định cụ thể.
1.4.1.2. Quan hệ của ĐLKTXH với một số ngành khoa học tự nhiên – kỹ thuật
- Quan hệ với toán học và thống kê học:
ĐLKTXH sử dụng các số liệu, các tài liệu thống kê để làm cơ sở phân tích, lập luận,
so sánh và từ đó rút ra các nhận định, đánh giá tình hình sản xuất và phát triển sản xuất

9



của một địa phƣơng, nhìn rõ đƣợc bản chất và phƣơng hƣớng phát triển của địa phƣơng
đó trên các mặt kinh tế, xã hội, dân cƣ.
Mặt khác, nhờ số liệu thống kê mà các phƣơng pháp toán học ngày càng đƣợc áp
dụng nhiều trong ĐLKTXH làm cho các công trình nghiên cứu có chất lƣợng ngày càng
cao hơn.
- Quan hệ với một số ngành KHKT:
Cách mạng KHKT phát triển có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thay đổi môi trƣờng
địa lý, trong đó có các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ phát triển ngày càng phong phú, đa
dạng.
Các ngành KHKT càng phát triển thì các phƣơng pháp mới, kỹ thuật mới đƣợc
đƣa vào sản xuất để khai thác môi trƣờng tự nhiên càng nhiều. Do đó, ĐLKTXH
khi nghiên cứu tổ chức sản xuất không thể không có các kiến thức về KHKT.
- Quan hệ với bản đồ học:
ĐLKTXH có quan hệ chặt chẽ với bản đồ học. Bản đồ học là công cụ không thể
thiếu của các nhà nghiên cứu ĐLKTXH. Còn các kết quả nghiên cứu ĐLKTXH sẽ giúp
cho ngành bản đồ học tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao hơn đáp ứng nhu cầu phát
triển KTXH của đất nƣớc.
Tóm lại: ĐLKTXH là một ngành khoa học độc lập có mục đích, đối tƣợng và nhiệm
vụ nghiên cứu riêng; nhƣng luôn có quan hệ chặt chẽ với các ngành KHTN và KHXH
khác. Mối quan hệ này có tính chất tƣơng hỗ thể hiện ở chỗ sự phát triển của ngành khoa
học này sẽ thúc đẩy ĐLKTXH tiến lên và ngƣợc lại.
1.4.2. Vận dụng các quan điểm cơ bản trong dạy học ĐLKTXH ở trƣờng THCS
1.4.2.1. Thảo luận
+ Xác định các phần kiến thức về Địa lý kinh tế - xã hội đƣợc giảng dạy trong
chƣơng trình môn Địa lí ở THCS.
+ Làm rõ các quan điểm cơ bản (tổng hợp, lịch sử, hệ thống, kinh tế, phát triển bền
vững) đƣợc vận dụng nhƣ thế nào trong việc giảng dạy phần Địa lí kinh tế - xã hội. Cho
ví dụ cụ thể minh họa.

1.4.2.2. Các bước tiến hành
- Chia lớp thành 4 nhóm với các chủ đề khác nhau:
+ Nhóm 1,3: Vận dụng các quan điểm cơ bản trong việc giảng dạy Địa lí lớp 9.
+ Nhóm 2,4: Vận dụng các quan điểm cơ bản trong việc giảng dạy phần Địa lí kinh tế xã hội của các lớp còn lại ở THCS.
- Các nhóm làm việc theo từng chủ đề đã đƣợc phân công.
- Đại diện từng nhóm trình bày ngắn gọn trƣớc lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. Các
thành viên trong nhóm có thể bổ sung. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Giáo viên tổng kết.

10


CHƢƠNG 2.
MÔI TRƢỜNG, TÀI NGUYÊN VÀ NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI
2.1. MÔI TRƢỜNG ĐỊA LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI XÃ HỘI LOÀI NGƢỜI
2.1.1. Khái niệm: Môi trƣờng địa lí
2.1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo nghĩa rộng nhất thì môi trƣờng của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các
điều kiện bên ngoài có ảnh hƣởng tới vật thể và sự kiện đó. Bất cứ một vật thể hoặc một sự
kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trƣờng.
Định nghĩa của UNESCO (1981): Môi trƣờng đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống
tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh
sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo
nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người”.
Trong quyển “Môi trường và tài nguyên Việt Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật,
1984, đã đƣa ra định nghĩa : “Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng
có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một
xã hội”.
R.C.Sharma (1988) đƣa một định nghĩa ngắn gọn hơn: “Môi trường là tất cả những
gì bao quanh con người”.

Trong Luật Bảo vệ môi trường đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam
khoá IX, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa môi trƣờng nhƣ sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1, Luật Bảo vệ môi trƣờng).
2.1.1.2. Môi trường sống
Khái niệm chung về môi trƣờng nói trên đƣợc cụ thể hoá đối với từng đối tƣợng và
mục đích nghiên cứu.
Đối với cơ thể sống thì môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có
ảnh hƣởng tới sự sống và phát triển của chúng.
Đối với con ngƣời thì môi trường sống của con người là tổng hợp cá điều kiện vật
lý, hoá học, sinh hoặc, xã hội bao quanh con ngƣời và có ảnh hƣởng tới sự sống và phát
triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài ngƣời trên Trái đất.
Môi trƣờng sống của con ngƣời là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là
những bộ phận có ảnh hƣởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Theo quan điểm môi trƣờng hiện
đại thì trái đất có thể xem nhƣ một con tàu vũ trụ lớn mà loài ngƣời là những hành khách.
Liên quan đến khái niệm môi trƣờng, còn có khái niệm hệ sinh thái. Đó là hệ thống
các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trƣờng nhất định, có
quan hệ tƣơng tác với nhau và với môi trƣờng đó.
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu của môi trƣờng sống của con ngƣời, thƣờng đƣợc gọi
tắt là môi trƣờng, còn đƣợc phân thành môi trƣờng thiên nhiên, môi trƣờng xã hội và môi
trƣờng nhân tạo.

11


Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời, hoặc ít chịu sự chi phối của con ngƣời.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời tạo nên sự thuận lợi
hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con ngƣời.

Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả những nhân tố vật lý,sinh học, xãhội do con
ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời.
Trong thực tế, cả ba loại môi trƣờng trên cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau, tƣơng tác
với nhau hết sức chặt chẽ.
2.1.1.3. Môi trƣờng địa lý
Môi trƣờng địa lý là môi trƣờng tự nhiên bao quanh bị thu hút ở một mức độ vào
nền sản xuất xã hội.
“Môi trường địa lý là bộ phận tự nhiên của trái đất bao quanh con người, mà ở một
thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi
trường có quan hệ một cách gần gũi với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”
(X.V.Kalexnik, 1970).
Môi trƣờng địa lý có các đặc điểm sau:
- Môi trƣờng địa lý chịu sự tác động của cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội.
Nhƣ vậy, môi trƣờng tự nhiên và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau và không
thể tách rời nhau thể hiện ở chỗ:
+ Có xã hội mới có môi trƣờng địa lý;
+ Muốn có môi trƣờng địa lý thì cần phải có xã hội.
- Môi trƣờng địa lý luôn luôn đƣợc mở rộng và phong phú thêm. Nói cách khác
(trên quan điểm lịch sử) môi trƣờng địa lý luôn có sự thay đổi, mở rộng do sự can thiệp
trực tiếp và gián tiếp của con ngƣời. Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi
môi trƣờng địa lý là KHKT – CN.
2.1.2. Quan hệ biện chứng giữa môi trƣờng địa lý và xã hội loài ngƣời
2.1.2.1. Vai trò của môi trường địa lý trong sự phát triển xã hội loài người
Môi trƣờng địa lý là cơ sở vật chất, điều kiện thƣờng xuyên và cần thiết để phát
triển xã hội loài ngƣời. Môi trƣờng địa lý không ngừng cung cấp nguyên liệu, năng lực
cho sự phát triển xã hội, đồng thời là nơi sinh sống và phân bố dân cƣ, cung cấp nƣớc,
không khí, nhiệt ẩm, đất cho xí nghiệp... Xét về mặt này thì ở giai đoạn hiện nay của sản
xuất xã hội, nhân loại ngày càng phụ thuộc vào tự nhiên. Song bên cạnh đó, môi trƣờng địa lý
cũng có gây cản trở nhiều mặt cho các hoạt động của con ngƣời nếu môi trƣờng địa lý bị phá
huỷ, ví dụ nhƣ sự cạn kiệt về trữ lƣợng dầu mỏ, khoáng sản kim loại, sự thiếu hụt nguồn nƣớc

ngọt...
Khi xác định ảnh hƣởng của môi trƣờng địa lý đến sự pát triển của xã hội loài
ngƣời, cần phân biệt ảnh hƣởng trực tiếp và ảnh hƣởng sẽ xảy ra sau một thời kỳ nhất
định, có thể trong tƣơng lai xa.
Nhƣ vậy, ảnh hƣởng của môi trƣờng địa lý đến sự phát triển xã hội loài ngƣời mang
tính tổng hợp. Vì vậy, cần phải có quan điểm tổng hợp khi đánh giá ảnh hƣởng này.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của xã hội loài người đến môi trường địa lý

12


Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển cuả xã hôi loài ngƣời, con ngƣời không
ngừng khai thác, tác động vào tự nhiên để tạo các giá trị vật chất lẫn tinh thần phục vụ
cho nhu cầu cuộc sống của mình. Tác động của xã hội loài ngƣời đến môi trƣờng địa lý
có tính chất hai mặt.
Về mặt tích cực, sản xuất xã hội đã sử dụng ngày càng nhiều các tài nguyên và lực lƣợng
tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con ngƣời; xây dựng các thành phố, làng mạc, ruộng
đồng, các nhà máy, xí nghiệp... Tất cả các hoạt động đó của sản xuất xã hội đã làm cho bản
thân tự nhiên thay đổi theo chiều hƣớng có lơị (tích cực), đƣợc hiểu là phù hợp hơn với sự
sống của con ngƣời.
Nhƣng cũng chính việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, tách chúng ra khỏi sự
trao đổi vật chất và năng lƣợng với môi trƣờng địa lý. Điều này không tránh khỏi làm
biến đổi tự nhiên. Trong số hàng loạt các biến đổi đó, có những biến đổi xấu, không phù
hợp với sự sống của con ngƣời và gây cản trở cho nền sản xuất xã hội, thậm chí ngày nay
đã có dấu hiệu khá rõ ràng về cuộc khủng hoảng sinh thái trên trái đất.
2.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG
2.2.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.1. Khái niệm tài nguyên
Dƣới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, khái niệm tài
nguyên đƣợc mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con ngƣời.

Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng, thông tin có trên trái đất và không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử
dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình.
Theo bản chất, tài nguyên đƣợc phân ra tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân
văn. Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên. Còn tài nguyên nhân
văn gắn liền với các nhân tố về con ngƣời và các giá trị (vật chất và tinh thần) do con
ngƣời tạo ra trong quá trình phát triển lâu dài của mình.
2.2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Khái niệm:
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố tự nhiên có quan hệ trực tiếp với hoạt động
kinh tế của con ngƣời. Nói cách khác, tài nguyên thiên nhiên là các vật thể và lực lượng
tự nhiên, ở một trình độ phát triển lực lượng sản xuất nhất định được sử dụng nhằm thoả
mãn nhu cầu của xã hội như là phương tiện tồn tại của con người.
b. Tính chất:
Tài nguyên thiên nhiên có tính chất hai mặt:
- Tài nguyên thiên nhiên thuộc phạm trù KTXH và có quan hệ trực tiếp đến trình độ
phát triển của lực lƣợng sản xuất.
- Mặt khác, chúng là các vật chất, là lực lƣợng tự nhiên cho nên sự phân bố và tính
chất của chúng do các quy luật tự nhiên chi phối.
Tài nguyên thiên nhiên đƣợc mở rộng hay thu hẹp phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ
phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự phát triển của xã hội, nhất là sự tiến bộ của KHKT
– CN.

13


2.2.1.3. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng. Do đó, cần tiến hành phân loại
chúng. Thông thƣờng có ba cách phân loại tài nguyên thiên nhiên.
* Cách 1: Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo tính chất, đặc điểm:

- Dựa vào tính chất chung và mối quan hệ giữa chúng để chia ra các nhóm tài
nguyên: nhóm tài nguyên khoáng sản, nhóm tài nguyên khí hậu, nhóm tài nguyên nƣớc,
nhóm tài nguyên động – thựcvật...
- Dựa vào tính chất hoá học, phân ra tài nguyên vô cơ, tài nguyên hữu cơ.
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên của các yếu tố lớp vỏ địa lý, ngƣời ta phân ra: thạch
quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển...
- Dựa vào vị trí phân bố, lại chia ra: tài nguyên trong lòng đất, tài nguyên trên mặt
đất, tài nguyên biển...
Cách phân loại này còn mang tính chất khái quát, chƣa phục vụ thiết thực cho việc
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
* Cách 2: Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo tính chất kinh tế:
- Dựa vào đặc điểm sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế quốc dân,
ngƣời ta chia ra:
+ Tài nguyên thiên nhiên dành cho các ngành sản xuất vật chất nhƣ cho công
nghiệp, nông nghiệp...
+ Tài nguyên thiên nhiên dành cho lĩnh vực các ngành không sản xuất vật chất (lĩnh
vực tiêu dùng, dịch vụ).
Xuất phát từ mục tiêu kinh tế của sản phẩm các ngành trong hệ thống kinh tế quốc
dân, ngƣời ta có thể chia nhỏ ra. Chẳng hạn nhƣ, nhóm tài nguyên thiên nhiên dành cho
công nghiệp lại đƣợc chia ra: tài nguyên cho luyện kim đen, luyện kim màu, hoá chất...
- Phân loại theo mục đích sử dụng, có các loại:
+ Tài nguyên thiên nhiên sử dụng đơn thuần vào một mục đích. Ví dụ nhƣ tài
nguyên khoáng sản đƣợc khai thác nhằm mục đích chế biến.
+ Tài nguyên thiên nhiên sử dụng vào nhiều mục đích.Ví dụ nhƣ tài nguyên nƣớc,
tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật ... đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Cách phân loại này tuy có đi sâu hơn vào một số khía cạnh nhƣng vẫn chƣa toàn
diện và chƣa phục vụ tốt cho quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên.
* Cách 3: Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo tính có thể bị hao kiệt trong quá
trình sử dụng.

- Tài nguyên thiên nhiên không bị hao kiệt là những vật thể và hiện tƣợng tự nhiên
mà số lƣợng và chất lƣợng của chúng trên thực tế là không thay đổi hoặc thay đổi không
đáng kể trong quá trình sử dụng lâu dài.
Ví dụ: Năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng thuỷ triều, năng lƣợng gió, nhiệt trong lòng
đất…

14


- Tài nguyên thiên nhiên có thể bị hao kiệt là những vật thể, hiện tƣợng tự nhiên mà
số lƣợng và chất lƣợng của chúng có sự thay đổi căn bản trong quá trình sử dụng lâu lài.
+ Tài nguyên thiên nhiên không phục hồi được là những tài nguyên, thiên nhiên có
thể bị hao kiệt mà việc sử dụng lâu dài các tài nguyên này sẽ làm cạn kiệt trữ lƣợng của
chúng và trên thực tế việc bổ sung trong tự nhiên là không thể đƣợc, ví dụ nhƣ khoáng
sản.
Các tài nguyên thiên nhiên không phục hồi đƣợc có tốc độ hình thành và tích tụ
trong tự nhiên nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tiêu dùng chúng trong quá trình sản xuất.
Riêng đối với khoáng sản, ngƣời ta thƣờng chia thành hai nhóm: nhóm nhiên liệu
khoáng, khi sử dụng chúng sự tiêu hao mang tính tuyệt đối, không có khả năng phục hồi
đƣợc; nhóm khoáng sản nguyên liệu thì trong quá trình sử dụng con ngƣời đã phân tán
chúng trong các tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu tiêu dùng và trong các đối tƣợng khác, nhóm
khoáng sản này có khả năng tái sử dụng đƣợc. Trên thực tế, với sự tiến bộ của KHKT,
ngày nay con ngƣời đang nghiên cứu và tái sử dụng sắt, các kim loại khác...
+ Tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được là những tài nguyên thiên nhiên có
thể bị hao kiệt mà số lƣợng và chất lƣợng của chúng có thể đƣợc tái sản xuất bởi các quá
trình tự nhiên khi con ngƣời sử dụng các nguồn tài nguyên này một cách hợp lý. Ví dụ
nhƣ: đất đai, lớp phủ thực vật, động vật.
Một điều đáng chú ý là quan niệm về tính có thể bị hao kiệt của tài nguyên thiên
nhiên chỉ có tính chất quy ƣớc, tƣơng đối. Nó phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô (toàn cầu,
khu vực lớn hay một quốc gia, một địa phƣơng) của việc đánh giá, xem xét tài nguyên

thiên nhiên. Chẳng hạn nhƣ tài nguyên nƣớc, nếu xem xét trên quy mô toàn cầu thì nguồn
tài nguyên này không bị hao kiệt, nhƣng trên quy mô nhỏ hơn thì nó lại bị hao kiệt.
2.2.2. Các loại tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng
2.2.2.1. Tài nguyên khoáng sản, năng lượng và vấn đề sử dụng
a. Tài nguyên khoáng sản và vấn đề sử dụng
* Khái niệm:
Tài nguyên khoáng sản là những nhiên liệu tự nhiên nằm trong lòng đất và chủ yếu
phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
Khoáng sản có vai trò rất to lớn đối với sự tiến bộ của xã hội. Ngay tên gọi của một
vài thời kỳ văn hoá vật chất nhƣ thời kỳ “đồ đá”, thời kỳ “đồ đồng”, thời kỳ “đồ sắt”
cũng phản ánh rất rõ vai trò của khoáng sản trong đời sống của con ngƣời.
Tuy nhiên phải đến thời đại công nghiệp, khoáng sản mới đƣợc sự dụng rộng rãi vì
loài ngƣời biết cách chế biến, tinh luyện nó từ quặng mỏ thành các sản phẩm đáp ứng nhu
cầu sử dụng trong sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng.
* Phân loại:
Ngƣời ta chia khoáng sản thành hai nhóm chính:
- Khoáng sản kim loại, với các quặng kim loại thông thƣờng có trữ lƣợng lớn nhƣ:
sắt (Fe), nhôm (AL), mangan (Mn), magie (mg), đồng (cu), chì (Pb), kẽm (Zn)... và các
kim loại quý với trữ lƣợng nhỏ và phân tán nhƣ: vàng (Au), bạc (Ag), bạch kim (Pt), thuỷ
ngân (Hg)... kim loại hiếm (La, Ce...)

15


- Khoáng sản phi kim loại, với các quặng nhƣ: photphat, sunphat, natri, kali... các
nguyên liệu khoáng nhƣ: cát, sỏi, đá vôi... và các nhiên liệu nhƣ: than đá, dầu mỏ, khí
đốt...
 Khoáng sản kim loại
* Quặng sắt (Fe) (kim loại đen):
Sắt là kim loại đƣợc con ngƣời sử dụng nhiều nhất để làm nguyên liệu chế tạo các vật

dụng, máy móc, các phƣơng tiện vận tải, xây dựng các công trình.
Trong tự nhiên, quặng sắt khá phổ biến, chúng tồn tại dƣới dạng các oxit sắt: FeO,
Fe2O3 và Fe3O4.
Những quốc gia có diện tích khổng lồ thƣờng có rất nhiều quặng sắt:
1. Nga:

Khai thác khoảng 120 triệu tấn/năm

2. Braxin:

Khai thác khoảng 100 triệu tấn/năm

3. Trung Quốc:

Khai thác khoảng 80 triệu tấn/năm

4. Ôxtrâylia:

Khai thác khoảng 60 triệu tấn/năm

5. Hoa Kỳ:

Khai thác khoảng 35 triệu tấn/năm

6. Ấn Độ:

Khai thác khoảng 35 triệu tấn/năm

7. Canađa:


Khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm

Trên toàn thế giới hàng năm khai thác khoảng 600 triệu tấn/năm.
* Các kim loại màu:
Các hợp kim của sắt gọi là kim loại đen, còn kim loại màu gồm các thứ kim loại khá
phổ biến, bao gồm: đồng (Cu), nhôm (Al), niken (Ni), thiếc (Sn), chì (Pb), kẽm (Zn)...
-Khai thác quặng đồng:
Đồng là kim loại thƣờng tập trung ở miền núi cao. Mỏ đồng tập trung nhiều ở Châu
Mỹ trên dãy núi Coócđie và Anđét. Năm quốc gia có mỏ đồng khai thác và luyện đồng
nhiều nhất thế giới là:
1. Chilê:

1,6 tấn;

2. Hoa Kỳ:

14 triệu tấn

3. Nga:

0,9 triệu tấn;

4. Canađa:

0,7 triệu tấn

5. Dămbia:

0,5 triệu tấn.


Các nƣớc khác nhƣ: Ba Lan, Trung Quốc, Pêru, Ôxtrâylia trung bình khai thác
khoảng 0,3 triệu tấn/năm. Toàn thế giới một năm khai thác và tinh luyện khoảng 9 triệu
tấn.
- Khai thác quặng nhôm:
Quặng nhôm (boxit – Al2O3) khá phổ biến trên bề mặt bóc mòn cổ. Nó thƣờng tập
trung thành các mỏ có trữ lƣợng lớn, là tàn dƣ của quá trình san bằng địa hình boxit
thƣờng tập trung trên các bề mặt cao nguyên rộng lớn nhƣ: châu Phi, Ấn Độ, Ôxtrâylia,
Nam Mỹ...
Các nƣớc khai thác nhiều quặng boxit:
1. Ôxtrâylia:

40 triệu tấn/năm

16


2. Ghinê:

17 triệu tấn/năm

3. Giamaica:

10 triệu tấn/năm

4. Braxin:

8 triệu tấn/năm

5. Nga:


5 triệu tấn/năm

6. Ấn Độ:

4 triệu tấn/năm

Ngoài ra các nƣớc: Trung Quốc, Hy Lạp hàng năm khai thác khoảng 3 triệu tấn
boxit/năm. Các quốc gia trên thế giới khai thác khoảng 100 triệu tấn boxit/năm.
Các nƣớc luyện nhôm hàng đầu thế giới:
1. Hoa kỳ:

4 triệu tấn/năm

2. Nga:

2 triệu tấn/năm

3. Canađa:

1,5 triệu tấn/năm

4. Thổ Nhĩ Kỳ:

1,3 triệu tấn/năm

5. Ôxtrâylia:

1,2 triệu tấn/năm

Toàn thế giới hàng năm luyện đƣợc 18 triệu tấn nhôm để sử dụng trong CN.

- Quặng niken (Ni):
Các nƣớc có nhiền quặng niken và luyện kền bao gồm: Nga, Canađa, Ôxtrâylia, đặc
biệt Cu Ba là nƣớc nhỏ nhƣng có sản lƣợng niken tinh luyện hàng năm là 40 ngàn tấn.
Nƣớc sản xuất nhiều niken nhất là Canađa và Nga (khoảng 200 ngàn tấn/năm). Hằng năm
toàn thế giới sản xuất gần một triệu tấn niken, đủ dùng cho nhu cầu công nghiệp.
- Quặng thiếc (Sn):
Thiếc là kim loại đƣợc dùng nhiều trong công nghiệp điện tử (hàn linh kiện điện tử),
công nghiệp thực phẩm (đóng gói, bao bì bảo quản thực phẩm).
Mỏ thiếc trong tự nhiên thƣờng liên quan tới hoạt động của núi lửa. Đặc biệt mỏ
thiếc tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á (Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan, Trung
Quốc), Braxin, Bôilivia với sản lƣợng bình quân khoảng 15-30 ngàn tấn/năm. Thế giới
hàng năm khai thác khoảng trên 200 ngàn tấn thiếc.
* Các kim loại màu khác:
- Các kim loại màu khác nhƣ: chì, kẽm, thần sa (HgS), barits (BaSO4), cromit (Cr),
quặng mangan... thƣờng có miền núi cao, nhƣng không tạo thành các mỏ lớn. Các mỏ
đƣợc phát hiện là khai thác ngay, chỉ vài năm là cạn kiệt. Mỏ lớn cũng chỉ khai thác từ 10
tới 20 năm. Các loại khoáng sản này rất khó thống kê về số lƣợng và sự phân bổ.
* Khai thác các kim loại quý và hiếm:
Kim loại quý có tỷ lệ trọng lƣợng khá phổ biến trong thành phần của vỏ trái đất,
nhƣng sự phân bố của chúng rất phân tán vì thế việc khai thác và tinh luyện rất tốn kém,
làm cho giá thành cao. Kim loại quý gồm có vàng (Au), bạc (Ag), bạch kim (Pt)...
- Vàng (Au):
Vàng đƣợc khai thác trong các bãi cát gọi là vàng sa khoáng. Vàng còn đƣợc khai
thác ở mỏ gốc, đó là các tinh thể vàng vẩy, dạng cành cây lẫn trong các tinh thể thạch anh
của các loại đá gốc chứa vàng.

17


Hàng năm trên thế giới khai thác khoảng 2000 tấn vàng, nhiều nhất là Nam Phi

khoảng 600 tấn/năm. Nga, Bỉ, Ôxtrâylia, Canađa cũng là bốn nƣớc khai thác nhiều vàng
nhất thế giới với sản lƣợng trung bình 200-300 tấn/năm. Các nƣớc khác nhƣ Braxin,
Philippin, Chilê... có sản lƣợng từ 30-50 tấn/năm.
Vàng còn hoà tan nhiều trong nƣớc biển và đại dƣơng. Con ngƣời đã biết cách tách
vàng từ nƣớc biển nhƣng giá thành còn cao hơn nhiều so với khai thác trên lục địa.
- Bạc (Ag):
Quặng bạc thƣờng đi cộng sinh với quặng đồng (Cu) vì thế những nƣớc có nhiều
đồng thì cũng có nhiều bạc. Nƣớc khai thác nhiều bạc là Mê-hi-cô, Hoa Kỳ, Pêru,
Canađa, Nga, sản lƣợng trung bình mỗi nƣớc từ 1000-2000 tấn/năm. Toàn thế giới khai
thác một năm khoảng 15.00 tấn bạc.
- Bạch kim (Pt):
Bạch kim là kim loại màu trắng, ánh kim, đắt hơn nhiều so với vàng và bạc. Bạch
kim chủ yếu đƣợc dùng làm đồ trang sức.
- Các kim loại hiến là những kim loại có hàm lƣợng rất thấp trong vỏ trái đất.
Chúng thƣờng là các kim loại nặng, kim loại phóng xạ, các nguyên tố đứng ở cuối bảng
phân loại tuần hoàn Menđêlêép. Do rất hiếm nên các kim loại này rất đắt so với vàng.
Các kim loại nặng (hiếm) thƣờng tạo ra các khoáng vật màu lẫn trong cát. Khi đãi
cát tìm vàng ngƣời ta cũng thu hút đƣợc các khoáng vật của kim loại nặng; rutin (TiO 2),
imenhít (FeTiO2), canxiterit (SnO2), zicon (ZnSiO2)…
Các kim loại nặng, kim loại phóng xạ nhiều khi tập trung tạo ra các mỏ đất hiếm.
Đất hiếm bao gồm 15 nguyên tố kim loại phóng xạ có số thứ tự từ 57 đến 71 trong bảng
phân loại tuần hoàn Menđêlêép, đó là lantan, xeri (Ce)... scandi (Sc0), thori (Th).
Ở Việt Nam có mỏ đất hiếm ở Phong Thổ (Lào Cai).
* Khai thác các kim loại từ nước biển và đại dương:
Các kim loại hoặc muối kim loại đƣợc sử dụng trong công nghệ, không phải chỉ
hoàn toàn đƣợc khai thác trên lục địa mà một số còn đƣợc khai thác từ biển và đại dƣơng.
- Khai thác muối ăn (NaCl):
Muối ăn đƣợc mệnh danh là tinh thể của sự sống và công nghiệp. Muối ăn có thể
khai thác từ các mỏ muối trên lục địa, đó là các hồ nƣớc mặn bị khô cạn. Nhƣng chủ yếu
là đƣợc khai thác từ việc phơi khô nƣớc biển trên các cánh đồng cắt, có nhiều nắng, gió,

dọc theo bờ biển.
Muối ăn không chỉ đƣợc dùng trong đời sống mà còn đƣợc sử dụng với số lƣợng
khá lớn trong công nghiệp. Từ muối ăn ngƣời ta điều chế ra natri (Na), xút (NaOH), xôđa
(Na2CO3).
- Khai thác các kim loại khác từ nƣớc biển:
Các muối của các kim loại hoà tan trong nƣớc biển là nguồn nguyên liệu vô tận cho
xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, với khả năng kỹ thuật, kinh tế hiện tại, con ngƣời mới chỉ
khai thác ở nƣớc biển một số kim loại mang lại hiệu quả kinh tế: iot (I), flo (F), brom
(Br), magie (Mg), titan (Ti), kali (Ka). Ngoài ra vùng Au, u ran (U), nƣớc nặng
D2O3T2O... cùng với các kết hạch sắt mangan ở đáy biển cũng đang đƣợc khai thác trên
quy mô lớn.

18


 Khoáng sản phi kim loại:
Khoáng sản phi kim loại thƣờng đƣợc dùng làm nguyên liệu cho các nghiệp hoá
chất phân bón. Chúng gồm có: apatit, photphat.. Các nguyên liệu của ngành vật liệu xây
dựng cũng là các khoáng sản phi kim loại; đá vôi, đất sét, cao lanh, cát, sỏi, đá hoa
cƣơng, đá huyền vũ...
Khoáng sản phi kim loại thƣờng rất phổ biến với trữ lƣợng rất lớn nên ít khi ngƣời
ta xác dịnh trữ lƣợng của chúng. Ngành công nghiệp vật liệu của các quốc gia trên thế
giới đều sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ.
Việc khai thác đá vôi và đất sét để sản xuất xi măng thƣờng phát triển mạnh ở các
nƣớc đang phát triển, đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu
về sản lƣợng xi măng trên thế giới với sản lƣợng khoảng hơn 200 triệu tấn/năm. Hoa Kỳ,
Nga, Nhật vào khoảng 75 triệu tấn/năm; Ấn Độ, Đức, Italia khoảng 40 triệu tấn/năm;
Pháp, Hàn Quốc, Braxin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 25 triệu tấn/năm.
Về tốc độ khai thác khoáng sản thì sản lƣợng khai thác trong 20 năm cuối của thế
kỷ XX bằng sản lƣợng khi thác của 80 năm đầu thế kỷ. Khoáng sản là tài nguyên thiên

nhiên không phục hồi đƣợc, do đó với nhu cầu và tốc độ khai thác nhƣ hiện nay thì trữ
lƣợng của chúng trên Trái đất cũng sẽ cạn kiệt. Theo dự báo thì trữ lƣợng sắt, nhôm,
titan, crôm, mangan... còn lớn; trữ lƣợng vàng, thuỷ ngân, đồng, chì, kẽm... còn không
nhiều, trữ lƣợng barit, mica, imdi còn lại rất ít và nguy cơ cạn kiệt hoàn tàn sau một thời
gian ngắn. Vì thế, ngày nay ngƣời ta rất chú trọng đến việc hạn chế sự thất thoát khoáng
sản trong quá trình khai thác và cố gắng tận dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. Ví
dụ; ở Hoa Kỳ công nghệ chế tạo ô tô sử dụng đến 950.000 tấn nhôm, 1.175.000 triệu lạng
đồng, 28 triệu lạng bạc và 2,7 triệu tấn vàng. Sản xuất hàng hoá bằng vật liệu tái chế tiết
kiệm năng lƣợng rất nhiều (sản phẩm nhôm tái chế tiết kiệm đƣợc 95%, thép tái chế đƣợc
25%, kính và thuỷ tinh đƣợc 98%).
b. Tài nguyên năng lượng và vấn đề sử dụng
Khoáng sản nhiên liệu bao gồm: than đá, dầu mỏ, khí đốt, ngoài ra còn có quặng
Uran và đất hiếm, các thành tạo khoáng sản nhiên liệu thƣờng có nguồn gốc sinh vật.
Nhƣ vậy sự có mặt của chúng liên quan tới sự hình thành và phân bố các đá trầm tích
khác nhau hình thành ở môi trƣờng biển hồ.
* Khai thác than đá
Việc khai thác và sử dụng than đá là khâu quan trọng bƣớc đầu đã giúp cho xã hội
loài ngƣời chuyển từ thời đại sản xuất nông nghiệp sang thời đại công nghiệp hoá. Sau kỷ
nguyên của than đá là thời đại của việc sử dụng rộng rãi dầu mỏ và khí đốt. Ngƣời ta ƣớc
tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lƣợng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn, mà ¾ là
than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc
(tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB Nga
(vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai
bang Queensland và Niu South Wales), Ba Lan...
Than đá thƣờng có nhiều ở các quốc gia có vĩ độ ôn đới và là miền nền có địa hình
bình nguyên rộng lớn, ở đó có chế độ kiến tạo yên tĩnh nhƣ: Trung Quốc, Nga, Ba Lan,
Đức, Hoa Kỳ, Ấn Độ.
Những quốc gia dẫn đầu về sản lƣợng khai thác than đá của thế giới:
1. Trung Quốc:


Khoảng 900 triệu tấn

19


2. Hoa Kỳ:

Khoảng 800 triệu tấn

3. Nga:

Khoảng 400 triệu tấn

4. Ấn Độ:

Khoảng 200 triệu tấn

5. Ba Lan:

Khoảng 200 triệu tấn

Các nƣớc Nam Phi, Ôxtrâylia, Anh, Đức, Canađa cũng là những nƣớc có sản lƣợng
than khai thác hàng năm khá lớn (từ 40 - 170 triệu tấn).
* Khai thác dầu mỏ, khí đốt và quặng uran
- Khai thác dầu mỏ:
Vào nửa sau của thế kỷ XIX, dầu mỏ mới đƣợc khai thác từ các giếng đào thủ công
có độ sâu vài trăm mét ở Hoa Kỳ để phục vụ cho nhu cầu thắp sáng. Sang thế kỷ XX, dầu
mỏ đã đƣợc mệnh danh là vàng đen nhờ công nghệ chế biến kỹ thuật cao, tinh vi, hoàn
hảo đã tạo ra nhiều sản phẩm mới ngoài dầu hoả nhƣ; xăng, dầu, nhớt...đƣợc sử dụng làm
nhiên liệu cho các ngành vận tải,vận hành và bôi trơn các động cơ máy móc. Kể từ đây,

dầu mỏ nhanh chóng thay thế vị trí số một của than đá trong việc đáp ứng nhu cầu nhiên
liệu, năng lƣợng cho nền sản xuất xã hội.
Cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, con ngƣời mới khai thác dầu trên lục địa.
Ngoài Hoa Kỳ ra, ngƣời ra bắt đầu khai thác nhiều dầu ở Trung Đông của cácnƣớc Ảrập
Xêút... Trữ lƣợng dầu mỏ trên lục địa của toàn thế giới đƣợc đánh giá khoảng 30 tỉ tấn,
hàng năm khai thác khoảng hơn 1 tỉ tấn.
Từ năm 1960, ngƣời ta phát hiện ra dầu mỏ ở thềm lục địa có nhiều dầu. Hầu hết
các vùng thềm lục địa đều đƣợc đầu tƣ để thăm dò và dựng các giàn khoan khai thác trên
biển. Đầu tiên Liên Xô khai thác dầu trên biển Caxpiên ở Bacu.Các nƣớc ả rập: Cô oét, ả
rập Xêút, I rắc, Ôman khai thác dầu ở vịnh Pecxich, Mêhicô và Hoa Kỳ khai thác dầu ở
thềm lục địa ngoài khơi bang Luidian, Tacdat, Vênêzuêla khai thác dầu trong vịnh
Maracaibô. Ngoài ra Magienlan, Alatka... cũng bắt đầu thăm dò và khai thac dầu khí.
Ở Châu Âu, dầu đƣợc khai thác ở thềm lục địa của biển Bắc thuộc các nƣớc Anh,
Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển.
Ở Châu Á, vùng thềm lục địa Đông Á; biển Triều Tiên, biển Đông Trung Hoa, biển
Nam Trung Hoa, nhịp độ thăm dò và khai thác dầu cũng đang tiến hành khẩn trƣởng.
Thời kỳ này các nhà địa chất dầu khí cho rằng trữ lƣợng dầu của thế giới có thể đạt
từ 60 đến 150 tỉ tấn. Mức độ khai thác hàng năm trên 2 tỉ tấn. 60% trữ lƣợng dầu mỏ tập
trung ở Trung Đông của các nƣớc Ả rập; 6% ở Châu Phi; Bắc Mỹ 3%; Nam Mỹ 12%,
Tây Âu và Ôxtrâylia 4%; Liên Xô 6%.
Từ những năm 70, ngƣời ta đã phát hiện ra các mỏ dầu khí lớn ở bồn trũng giữa núi
và vùng biên giới phía Tây bắc ở Trung Quốc; trong rừng taiga lạnh giá vùng Xibêri
(Liên Xô); vùng Alatka băng tuyết của Hoa Kỳ. Đến thời kỳ này, nhà địa chất dầu khí
của Hoa Kỳ L.D. Uychxơ cho rằng trữ lƣợng dầu mỏ trên thế giới có thể đến 300 tỉ
tấn.Hằng năm thế giới khai thác trên 3 tỉ tấn (năm 1990, sản lƣợng khai thác dầu của toàn
thế giới hơn 3,1 tỉ tấn).
Từ năm 1990 đến nay, nhiều khu vực lãnh thổ mới có trữ lƣợng dầu khí đã đƣợc
thăm dò và đƣa vào khai thác, trong đó có vùng thềm lục địa phía Nam của Việt Nam,
Nga và các nƣớc Đông Âu; Cadắctan, Kitdikixtan, Udơbêkixtan, Adécbaidan. Đặc biệt Mông


20


Cổ gần đây cũng đã bắt đầu thăm dò và khai thác dầu khí, làm gia tăng đáng kể trữ lƣợng dầu
khí trên thế giới.
Dầu mỏ là nguồn năng lƣợng chính của xã hội loài ngƣời. Với mức độ khai thác
nhƣ hiện nay, tƣơng lai nguồn tài nguyên này cũng sẽ bị cạn kiệt.
- Khai thác khí đốt:
Khí đốt và dầu mỏ thƣờng đi cộng sinh với nhau, mỏ dầu thƣờng đồng thời là mỏ
khí đốt. Trên lục địa, sa mạc Trung Đông, Bắc Phi, các mỏ ở đây có nhiều dầu và ít khí.
Ngƣợc lại, vùng trũng giữa núi và rừng Taiga tuyết lạnh của Xibêri thì lƣợng khí lại
nhiều, dầu ít.
Khí đốt là nhiên liệu lý tƣởng cho các nhà máy điện dùng tuốc bin khí. Điện từ khí
đốt tƣơng đối vì thế các nƣớc có nhiều khí đốt sẽ có điều kiện phát triển ngành luyện kim
màu.
Vùng Trung Đông, Xibêri, vùng lòng chảo giữa núi của Trung Quốc, Mông Cổ,
vùng thềm lục địa vịnh biển ở Đông Nam Á , Mỹ Latinh, biển bắc, Canađa, Ôxtrâylia là
những nơi có nhiều dầu mỏ và khí đốt. Những lãnh thổ nhiều khí đốt nhất thế giới là Nga,
Hoa Kỳ và Canađa. Ngoài ra, Hà Lan, Angiêri, Anh, Inđônêxia, Na Uy đều có nhiều khí
đốt. Trữ lƣợng khí đốt trên thế giới tƣơng đƣơng với trữ lƣợng dầu mỏ.
- Khai thác quặng Uran:
Ura là khoáng sản kim loại nhiên liệu quan trọng cho các nhà máy điện nguyên tử.
Tháng 10/1789 nhà bác học Klapơrết (Đức) đã phát hiện ra nguyên tố mới đặt tên là uran.
Ngày 27/6/1954 nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới ra đời ở nƣớc Nga đã
mở ra một kỷ nguyên mới trong việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử cho hoà bình.
Nhu cầu sử dụng Uran ngày một gia tăng.
- Năm 1970 sử dụng 16.700 tấn
- Năm 1975 sử dụng 33.800 tấn
- Năm 1980 sử dụng 59.200 tấn uran. Từ năm 1980 đến nay nhu cầu Uran cho các
nhà máy điện nguyên tử tăng chậm.

Uran khá phổ biến trên lục địa, các quốc gia có trữ lƣợng U lớn nhƣ: Cônggô,
Canađa, Hoa Kỳ, Nam Phi, Pháp, Ôxtrâylia, Ấn Độ và Nga. Trong nƣớc biển và đại
dƣơng lƣợng U (muối) hoà tan cũng khá lớn. Nó có thể trở thành nguồn U vô tận cho con
ngƣời.
Tóm lại, với sự phát triển ngày càng mạnh của sản xuất dến đến nhu cầu tiêu thụ
năng lƣợng trên toàn thế giới ngày càng tăng nhanh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2.2.2.2. Tài nguyên đất và vấn đề sử dụng
Đất là nguồn tài nguyên cơ bản của mỗi quốc gia. Đất là đối tƣợng và là tƣ liệu sản
xuất của nông, lâm nghiệp và nhiều hoạt động khác.
* Khai thác – sử dụng:
Theo tài liệu quan trắc viễn thám vào khoảng cuối thập kỷ 80, tổng diện tích đất
trên trái đất là 14.777 triệu ha, trong đó 1.527 triệu ha bị băng tuyết bao phủ và 13.215
triệu ha có mặt đất. Trong diện tích đó có 12% là đất canh tác, 24% và đất đồng cỏ cho
chăn nuôi, 32% và đất rừng, 32% còn lại là đất cƣ trú và các đầm lầy ngập nƣớc ngọt

21


hoặc mặn. Tỉ lệ các loại đất thay đổi tuỳ theo điều kiện thiên nhiên và trình độ phát triển
KTXH của từng bƣớc và từng vùng.
Đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp trên toàn thế giới đƣợc ƣớc lƣợng vào
khoảng 3.200 triệu ha,vào những năm 90 mới khai thác 1.500 triệu ha, tại các nƣớc phát
triển khoảng 70% đất tiềm năng đất nông nghiệp đã đƣợc đƣa vào canh tác, còn ở các
nƣớc đang phát triển thì tỷ lệ này chỉ mới 36%. Trung bình toàn Châu Á tỉ lệ này lên tới
92%, trong lúc đó ở châu Mỹ Latinh chỉ 15%, ở châu Phi là 21%.
* Hậu quả:
Tài nguyên đất trên thế giới nhìn chung đang ở vào tình trạng bị suy thoái nghiêm
trọng do bị khai thác quá mức với những phƣơng thức không hợp lý, do phá huỷ từng
phủ thực vật gây xói mòn, rửa trôi. Theo các tài liệu, hàng năm trên thế giới có 6-7 triệu
ha đất bị xói mòn. Ở các vùng cận nhiệt đới, do mất rừng nên hiện tƣợng hoang mạc hoá

phát triển nhanh chóng, đặc biệt rõ rệt nhất ở các vùng Bắc Phi, Trung Á và Tây Ban
Nha.
* Biện pháp:
- Các biện pháp chống xâm thực thổi bay và nâng cao độ phì của đất, cụ thể:
+ Các biện pháp kỹ thuật: làm đất, trồng và chăm sóc cây, bón phân, chọn cơ cấu
cây trồng phù hợp.
+ Các biện pháp thủy lợi: cải tạo địa hình, giảm dòng chảy mạnh, phân tán sự tập
trung của nƣớc trên sƣờn dốc.
+ Sử dụng các biện pháp lâm nghiệp, nhƣ: trồng rừng, chống xói mòn trên các mỏm
đồi núi nơi đất dễ bị trƣợt lở. Nơi có điều kiện áp dụng mô hình nông – lâm kết hợp.
- Các biện pháp chống thổi bay đất ở nơi có khí hậu khô khan và gió thổi mạnh:
+ Trồng rừng chắn gió.
+ Phân bố độ dày của cây tùy thuộc đặc điểm địa hình và hƣớng gió.
- Các biện pháp chống sìn lầy và hạn chế nhiễm mặn.
+ Xây dựng hệ thống thủy lợi để tƣới tiêu hợp lý.
- Các biện pháp chống ô nhiễm đất:
+ Biện pháp phòng ngừa: xử lí các nguồn nƣớc thải chứa độc hại và các nguồn nƣớc
bẩn trƣớc khi đƣa vào đất.
+ Biện pháp thủ tiêu: sử dụng các biện pháp lí, hóa, sinh học để giảm bớt nồng độ
các chất độc hại chứa trong đất.
2.2.2.3. Tài nguyên rừng – sinh vật và vấn đề sử dụng
a. Tài nguyên rừng
Rừng là bộ phận hết sức quan trọng trong môi trƣờng sống của con ngƣời và là
nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao về mặt kinh tế.
Khi chƣa có sự can thiệp của con ngƣời, rừng chiếm diện tich khoảng 6 tỉ ha trên
mặt đất. Diện tích này chỉ còn lại khoảng 4,1 tỉ ha vào năm 1958 và 3,8 tỉ ha vào năm
1973. Hiện nay, diện tích rừng khép kín chỉ con lại khoảng 2,9 tỉ ha. Tài nguyên rừng

22



hiện đang tiếp tục bị tàn phá nặng. Hằng năm có khoảng 15 triệu ha rừng nhiệt đới ẩm
(bằng 4 lần diện tích nƣớc Thuỵ Sĩ) bị phá huỷ.
b. Tài nguyên sinh vật
Theo những số liệu nhất, đến nay con ngƣời đã biết đƣợc 1.392 loài động vật, thực
vật và vi sinh vật, nghĩa là khoảng 4,1% số lƣợng loài có thể có trên hành tinh này sống ở
trên cạn và dƣới nƣớc (Theo Solbrig, 1993; số loài đƣợc xác định là 1.392.485 trong tổng
số loài 33.525.435).
Những loài động vật trên tham gia vào nhiều bậc dinh dƣỡng trong các hệ sinh thái,
khép kín các chu trình sinh địa hoá trên phạm vi toàn cầu để tạo nên sự ổn định đến mức
bền vững của sinh quyển.
Nhiều nhóm loài đƣợc con ngƣời khai thác trực tiếp làm thức ăn từ buồi bình minh
của nhân loại nhƣ săn bắt thú rừng, đánh cá... Nhiều loài đƣợc thuần dƣỡng trở thành gia
súc, gia cầm... đóng góp nguồn thịt, sữa, trứng, da, lông... to lớn cho cuộc sống của con
ngƣời.
Nhƣ vậy, những loài động vật hoang dã bất kỳ ở đâu, mãi mãi vẫn là bộ phận cấu
thành của sinh quyển, duy trì nguồn gen quý cho nghề chăn nuôi của con ngƣời.
Tuy nhiên, do hoạt động của chính con ngƣời nhƣ săn bắt, huỷ hoại nơi sống, nhất
là thu hẹp diện tích rừng, môi trƣờng bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, việc buôn bán
động vật hoang dã đã làm cho rất nhiều loài đã bị tuyệt chủng, nhiều loài bị giảm sút sản
lƣợng tới mức bị đe doạ diệt vong, nguồn dự trữ gen bị mất mát và thu hẹp.
2.2.2.4. Tài nguyên nƣớc và vấn đề sử dụng
Nƣớc là tài nguyên có ý nghĩa quyết định đến sự sống và phát triển của con ngƣời
và xã hội loài ngƣời. Nƣớc vừa là nguồn tài nguyên vật liệu vừa là vật mang nặng lƣợng,
di chuyển các vật chất trên trái đất.
Thuỷ quyển chứa 97,2% lƣợng nƣớc trên trái đất, khoảng 1.350 tỉ km3. Khoảng
94% là nƣớc mặn, khoảng 2% là nƣớc ngọt của các núi băng và năng hà ở hai cực,
khoảng 0,6% là nƣớc ngầm, nƣớc trong khí quyển chiếm 0.001%, trong sinh quyển
khoảng 0,00007%. Thật sự con ngƣời chỉ dùng cho đời sống của mình khoảng 0,3% tổng
lƣợng nƣớc trên trái đất, dƣới dạng nƣớc ngọt. Trong phần đó thực tế mới chỉ dùng đƣợc

1%, vì 99% còn với kỹ thuật hiện nay, con ngƣời không thể xử lý đƣợc để dùng.
Sự phân bố tài nguyên nƣớc không đồng đều theo không gian và thời gian làm cho
nƣớc hết sức thiếu thốn ở từng nơi, từng mùa, mặt khác lại quá thừa thãi gây ra tai hoạ
khủng khiếp vào mùa lũ lụt.
Dân số tăng nhanh, đô thị hoá, công nghiệp hoá, nông nghiệp phát triển thi nhu cầu
về nƣớc rất lớn và tác động của con ngƣời vào chất là lƣợng của nguồn nƣớc càng mạnh.
Ví dụ, để sản xuất một tấn giấy cần 250 tấn nƣớc; một tấn phân đạm cần 600 tấn nƣớc...
Trong sản xuất nông nghiệp để có đƣợc 1 tấn nƣớc... Trong sản xuất nông nghiệp để có
đƣợc 1 tấn đƣờng hoặc một tấn tinh bột phải dùng đến 1.000 tấn nƣớc. Để đáp ứng nhu
cầu của mình tại nhiều nơi trên thế giới con ngƣời đã sử dụng đến nguồn nƣớc ngầm. So
vói 3 thập kỷ trƣớc đây, lƣợng nƣớc ngầm đƣợc khai thác đã tăng 30 lần và đến đầu thế
kỷ XXI sẽ tăng thêm 1/3 nữa.
Hiện tƣợng thiếu nƣớc đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn (Trung Đông, châu Phi). Do
chặt phá rừng mà nguồn nƣớc ngọt ở lục địa bị suy giảm nhanh chóng, dòng sông không

23


có nƣớc vào mùa khô. Trên thế giới ƣớc tính khoảng 2 tỉ ngƣời đang đối mặt với nguy cơ
thiếu nƣớc và khoảng trên 1,5 tỉ ngƣời phải sử dụng nguồn nƣớc bị ô nhiễm.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước trên thế giới:
- Do sự phân bố nƣớc không đồng đều theo không gian và thời gian.
- Do nguồn nƣớc thải sinh hoạt từ các thành phố lớn, khu dân cƣ.
- Nƣớc thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
- Do diện tích rừng trên Trái đất đang bị thu hẹp làm giảm quá trình chuyển hóa
nƣớc mặt sang nƣớc ngầm.
- Do con ngƣời sử dụng nhiều chất kích thích, thuốc trừ sâu, phân hóa học.
2.2.2.5. Vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển, ven biển
Biển và đại dƣơng chiếm 71% diện tích hành tinh, với độ sâu trung bình 3.710m, độ
sâu cực đại 11.023m (vực sâu Marian, Thái Bình Dƣơng) và tổng khối nƣớc là

1.370.000.000km3. Biển và đại dƣơng là những hệ sinh thái khổng lồ, cùng với lục địa,
khí quyển tạo nên tính cân bằng ổn định cho toàn sinh quyển và hành tinh.
Nguồn lợi của biển và đại dƣơng rất đa dạng và phong phú, song không phải là
không có giới hạn. Nó bao gồm các nguồn lợi lớn sau.
1. Nguồn lợi sinh vật.
2. Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nƣớc trên mặt và dƣới đáy
biển.
3. Nguồn nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt.
4. Nguồn năng lƣợng sạch (nhiệt biển, dòng triều, gió).
5. Mặt biển và ven bờ là phƣơng tiện giao thông hàng hải.
6. Biển và bờ biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho sự phát triển du lịch, tham quan
và nơi nghỉ ngơi, giải trí.
Nguồn lợi sinh vật biển :
Sinh vật biển trở thành nguồn lợi quan trọng nhất của loài ngƣời từ xƣa. Sinh vật
biển bao gồm hàng loạt các nhóm loài động vật, thực vật và vi sinh vật, trong đó hai
nhóm đầu có tới 200.000 loài. Theo đánh giá của các nhà khoa học, sản lƣợng sinh vật
của biển và đại dƣơng nhƣ sau : thực vật nổi 550 tỉ tấn, thực vật đáy 0,2 tỉ tấn động vật
nổi 53,0 tỉ tấn động vật đáy 3,0 tỉ tấn và các động vật tự bơi (cá, mực, thú...) 0,2 tỉ tấn.
Năng suất sinh học của biển và đại dƣơng phân bố không đều. Vùng khơi xa của đại
dƣơng cũng nghèo nàn nhƣ vùng sa mạc ở trên cạn, còn nơi giàu có là những vùng nƣớc
sát bờ, nhất là vùng thềm và một phần dốc lục địa, nơi xảy ra tƣơng tác giữa lục địa - biển
– khí quyển. Bởi vậy vùng này nói chung (90% số hải sản khai thác tập trung chủ yếu ở
vùng thềm và một phần dốc lục địa) và vùng bờ nói riêng, đóng vai trò quan trọng nhất
của biển và đại dƣơng.
Vùng bờ bao gồm phần đồng bằng ven biển, các thềm đất ngập triều và cửa sông...
là những nơi có năng suất sinh vật cao nhất.
Con ngƣời đã sớm khai thác biển bằng nghề đánh cá. Hiện tại, cá cung cấp 6%
lƣợng đạm tiêu thụ. Nếu tính cả lƣợng đạm dùng gián tiếp ở dạng bột cá sử dụng trong
chăn nuôi thì nó đảm bảo cung cấp tới 24% lƣợng đạm động vật trên toàn thế giới.


24


Trong số 20.000 loài cá đã biết. 9.000 loài nằm trong đối tƣợng khai thác, song chỉ
có 22 loài cho sản lƣợng trên 100.000 tấn (thuộc 5 nhóm: cá trích Đại Tây dƣơng, cá
tuyết, cá nục, cá hồng và cá thu ngừ) với tổng sản lƣợng khoảng 50% lƣợng cá khai thác
hằng năm.
Từ năm 1950 đến năm 1984 sản lƣợng thuỷ sản tăng bốn lần, từ 20 triệu tấn lên 82
triệu tấn (1984) và 84 triệu tấn vào năm 1985, trong đó hải sản chiếm trên 90%.
Vùng nƣớc ven bờ duy trì nguồn lợi và tính đa dạng sinh học cho biển và đại dƣơng
do sự giàu có về nguồn dinh dƣỡng, sự đa dạng về nơi sống. Song ở đây cũng là nơi chịu
sức ép lớn nhất của con ngƣời.
2.3. MÔI TRƢỜNG – TÀI NGUYÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.3.1. Những vấn đề chủ yếu của môi trƣờng, tài nguyên và sự phát triển bền vững
2.3.1.1. Ở các nước phát triển
Đối với các nƣớc có nền kinh tế phát triển vấn đề suy thoái môi trƣờng có liên
quan tới hoạt động mạnh mẽ của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp và ở mức độ thấp
hơn là sự tập trung dân cƣ đông đúc trong các thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn,
các phƣơng tiện vận tải, đặc biệt là ô tô.
Trong những năm qua, mặc dù các nƣớc công nghiệp phát triển chỉ chiếm 25%
dân số thế giới nhƣng đã sử dụng 75% tổng số năng lƣợng tiêu thụ, 79% tổng số nhiên
liệu thô, 85% tổng sản phẩm gỗ, 72% sản phẩm théo và thải ra 75% tổng lƣợng khí CO2.
Nhƣ vậy, sự phát triển kinh tế của các nƣớc thuộc nhóm này gắn liền với quá trình
công nghiệp hoá và đô thị hoá dẫn đến vấn đề suy thoái môi trƣờng, sự cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên ở mức độ lớn.
2.3.1.2. Ở các nước đang phát triển
Ở các nƣớc đang phát triển, vấn đề tài phá môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên lại
liên quan tới mức gia tăng dân số tự nhiên nhanh.
Dân số càng đông, môi trƣờng tài nguyên bị phá huỷ càng mạnh. Môi trƣờng, tài
nguyên càng bị huỷ hoại, con ngƣời lại phải khai thác chúng mạnh hơn nữa thì mới có đủ

những sản phẩm cần thiết phục vụ đời sống và sản xuất. Cứ nhƣ vậy, năm nay qua năm
khác, thế hệ này qua thế hệ khác, môi trƣờng tài nguyên đang đứng trƣớc nguy cơ suy
thoái nghiêm trọng. Đây là hiện tƣợng đƣợc mang tên là ô nhiễm do đói nghèo, hiện
tƣợng này đang xảy ra phổ biến ở các nƣớc đang phát triển. Hay nói cách khác, tình trạng
nghèo đói và ô nhiễm môi trƣờng là bạn đồng hàng hết sức nguy hiểm ở các nƣớc thuộc
nhóm này.
2.3.2. Vấn đề bảo vệ môi trƣờng
2.3.2.1. Khái niệm bảo vệ môi trường :
Khái niệm bảo vệ môi trƣờng đƣợc hiểu nhƣ sau : “Bảo vệ môi trường được quy
định là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường,
đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của chức năng người
và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên”. (Điều 1, chƣơng I, Luật bảo vệ môi trƣờng).

25


×