Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

GIÁO TRÌNH các vấn đề địa lí KINH tế THẾ GIỚI HIỆN NAY (dành cho sinh viên ngành cao đẳng sư phạm địa lý)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.24 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ KINH TẾ
THẾ GIỚI HIỆN NAY
(Dành cho Sinh viên ngành Cao đẳng Sƣ phạm Địa lý)

Tác giả: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Năm 2016
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG .................................................................................. 4
1.1. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 5
1.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.1.3. Quan điểm nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.2. KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY TRÊN
THẾ GIỚI ............................................................................................................... 6
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .................................................................................... 7
CHƢƠNG 2. SỰ THAY ĐỔI BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI .................................... 12
2.1. TRƢỚC, TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ............. 12
2.2. TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ............................... 14
2.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TAN RÃ HỆ THỐNG XHCN THẾ GIỚI .... 16
2.4. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ HÕA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH LÀ ĐIỀU KIỆN
CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỖI QUỐC GIA ..................................................... 17


CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ HIỆN
ĐẠI .................................................................................................................................... 19
3.1. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT (KHKT) HIỆN ĐẠI ............. 19
3.1.1. Khái quát về cuộc cách mạng KHKT hiện đại ................................................ 19
3.1.2. Tác động của CM KHKT hiện đại đến nền KT – XH thế giới ....................... 22
3.2. MỘT SỐ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN KT – XH TRÊN THẾ GIỚI TRONG
NHỮNG THẬP KỶ GẦN ĐÂY ............................................................................ 24
3.2.1. Xu hƣớng ƣu tiên cho phát triển kinh tế đang lôi cuốn cả cộng đồng ............ 24
3.2.2. Xu thế đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của tất cả các nƣớc............................. 24
3.2.3. Xu hƣớng tăng cƣờng hợp tác khu vực (khu vực hóa) ................................... 25
3.2.4. Xu hƣớng tăng cƣờng sự quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ............................. 25
3.2.5. Xu hƣớng quốc tế hóa - tồn cầu hóa ngày càng tăng .................................. 25
3.2.6. Xu hƣớng phát triển bền vững ........................................................................ 26
3.3. MỘT SỐ TỔ CHỨC HỢP TÁC KINH TẾ - XÃ HỘI TIÊU BIỂU .................. 29
3.3.1. Tổ chức Liên Hiệp Quốc – United Nations Organization............................... 29
3.3.2. Chƣơng trình phát triển của Liên Hiệp Quốc – United Nations Development
Program (UNDP) ....................................................................................................... 29
3.3.3. Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (International Moneytary Fund) ............................ 29
3.3.4. Ngân hàng thế giới – World Bank (WB) ........................................................ 30
3.3.5. Ngân hàng phát triển châu Á – Asia Development Bank ............................... 30
3.3.6. Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc – Food and
Agriculture Organization of the United .................................................................... 30
3.3.7. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - Organization for Economic
Cooperation and Development .................................................................................. 30

2


3.3.8. Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ - Organization of Petroleum Exporting
Countries ................................................................................................................... 30

3.3.9. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc – United Nations
Educational, Scientifics and Cultural Organization .................................................. 31
3.3.10. Tổ chức y tế thế giới – World Health Organization ...................................... 31
3.3.11. Tổ chức thƣơng mại thế giới – World Trade Organization .......................... 31
3.3.12. Liên minh châu Âu (European Union) .......................................................... 32
3.3.13. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Area NAFTA) .................................................................................................................... 33
3.3.14. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (Asia Pacific Economic
Cooperation – APEC)................................................................................................ 33
3.3.15. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – (Asoociation of South – East Asian
Nations – ASEAN) .................................................................................................... 34
CHƢƠNG 4. SỰ BÀNH TRƢỚNG CỦA CÁC QUỐC GIA LỚN TRÊN THẾ GIỚI .. 36
4.1. SỰ TƢƠNG PHẢN NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƢỚC PHÁT TRIỂN VÀ
CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ....................................................................... 36
4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các nƣớc phát triển ......................................... 36
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các nƣớc đang phát triển ................................ 37
4.2. SỨC ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC QUỐC GIA LỚN TRÊN THẾ GIỚI ............... 38
4.2.1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ................................................................................. 38
4.2.2. Liên Bang Nga ................................................................................................ 38
4.2.3. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ................................................ 39
4.2.4. Pháp ................................................................................................................. 39
4.2.5. Vƣơng Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ................................................... 40
4.2.6. Nhật Bản .......................................................................................................... 40
4.2.7. Ấn Độ .............................................................................................................. 40
4.3. CÁC SIÊU CƢỜNG HIỆN NAY VÀ ĐANG NỔI LÊN TRÊN THẾ GIỚI ....... 41
4.3.1. Các vấn đề chung ............................................................................................ 41
4.3.2. Những siêu cƣờng hiện nay............................................................................. 41
4.3.3. Những siêu cƣờng mới nổi lên ........................................................................ 40
CHƢƠNG 5. VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ VÀ AN SINH XÃ HỘI ................................................. 46
5.1. NHỮNG BẤT ỔN CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ ........ 46
5.2. Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ............................................................................ 47

5.3. BÙNG NỔ DÂN SỐ ....................................................................................... 47
5.4. Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG .............................................................................. 48
5.5. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI KHÁC....................................................................... 52
5.5.1. Vấn đề thƣơng mại quốc tế ............................................................................. 52
5.5.2. Hệ thống tín dụng quốc tế ............................................................................... 52
5.5.3. Sự phân hóa giàu nghèo .................................................................................. 52

3


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình Các vấn đề địa lí kinh tế thế giới là giáo trình dành cho sinh viên
ngành CĐSP Địa lí. Nội dung giáo trình bao gồm 5 chương đề cập đến Khái quát chung;
Sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới; Tình hình kinh tế - xã hội thế giới trong thời kỳ hiện
đại; Sự bành trướng của các quốc gia lớn trên thế giới và Vấn đề đơ thị và an sinh xã
hội.
Trong q trình biên soạn giáo trình, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo
và luôn cập nhật sự thay đổi của các số liệu thống kê. Xin chân thành cảm ơn các nhà
khoa học, các cơ quan về những kết quả nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng và đưa vào
giáo trình.
Giáo trình Các vấn đề địa lí kinh tế thế giới chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót,
nhất là thiếu sự cập nhật số liệu mới. Hi vọng rằng giáo trình sẽ là tài liệu bổ ích cho
sinh viên chuyên ngành cũng như những người quan tâm khác.

4


CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC
1.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Học phần Các vấn đề địa lý kinh tế thế giới hiện nay là một bộ phận của Địa lý
kinh tế - xã hội, nó nghiên cứu những vấn đề khái quát chung của nền kinh tế thế giới,
đặc điểm, các quá trình phát triển và những vấn đề nổi bật của thế giới trong thời gian
gần đây. Trong đó, có sự phân chia bản đồ chính thế giới hiện đại; các xu hƣớng liên kết
tiêu biểu và các tổ chức khu vực; sự bành trƣớng, sức mạnh của các quốc gia lớn trên thế
giới và các vấn đề toàn cầu hiện nay. Không gian của Các vấn đề địa lý kinh tế thế giới
hiện nay đƣợc xác định là các quốc gia, nhóm các quốc gia và tồn bộ thế giới.
1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu, dạy và học những vấn đề kinh tế - xã hội thế giới chủ yếu
trong thời kỳ hiện đại nhƣ bản đồ chính trị thế giới; đặc điểm và tác động của cuộc Cách
mạng Khoa học kỹ thuật (KHKT) đến nền kinh tế - xã hội thế giới; những biến động
chính trị xã hội môi trƣờng; những đặc điểm phát triển kinh tế nổi bật của các nƣớc phát
triển và nƣớc đang phát triển; một số xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội; một số tổ chức
hợp tác kinh tế - xã hội tiêu biểu; sự bành trƣớng của các quốc gia lớn và các vấn đề đô
thị, an sinh xã hội cần đƣợc giải quyết trên phạm vi toàn cầu.
1.1.3. Quan điểm nghiên cứu
1.1.3.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Các hiện tƣợng kinh tế - xã hội luôn tồn tại trong sự vận động và phát triển không
ngừng theo các quy luật khách quan, trong mối quan hệ qua lại biện chứng. Vì vậy, khi
nghiên cứu các vấn đề địa lý kinh tế - xã hội thế giới cần phải nghiên cứu trong mối quan
hệ qua lại biện chứng, trong sự vận động và phát triển giữa các nguồn lực với sự phát
triển kinh tế - xã hội, giữa các ngành kinh tế, trong các ngành của từng quốc gia, giữa các
quốc gia, trong mỗi khu vực cũng nhƣ quy mơ trên tồn cầu. Các vấn đề cần nghiên cứu
trong quá khứ, hiện tại và dự báo sự phát triển trong tƣơng lai, từ đó rút ra những đặc
điểm chung, những quy luật phát triển. Nguồn thông tin tƣ liệu nghiên cứu cần phải chính
xác và cập nhật.
1.1.3.2. Quan điểm hệ thống
Các vấn đề địa lý kinh tế thế giới hiện nay là một khoa học bộ phận của khoa học
địa lý và có quan hệ với một số khoa học khác nhƣ: khoa học mơi trƣờng, kinh tế, lịch sử,
triết học, tốn học… Vì vậy, khi nghiên cứu, học tập địa lý kinh tế thế giới hiện nay cần

vận dụng, kế thừa kiến thức lý luận và thực tiễn của các khoa học địa lý bộ phận nhƣ địa
5


lý tự nhiên, địa lý dân cƣ, địa lý giao thơng vận tải… cũng nhƣ các ngành khoa học có
liên quan khác.
Quan điểm hệ thống còn đƣợc vận dụng trong việc sắp xếp, xử lý các thông tim,
tri thức của môn học. Các tri thức đƣợc sắp xếp trƣớc bao giờ cũng là cơ sở nền tảng cho
việc xây dựng các tri thức sau, tri thức định lƣợng đƣợc sắp xếp trƣớc tri thức định tính.
Kiến thức chung, khái quát thƣờng đƣợc sắp xếp trƣớc kiến thức riêng, kiến thức cụ thể.
1.1.3.3. Quan điểm lãnh thổ tổng hợp và chuyên mơn hóa
Phƣơng pháp luận của Các vấn đề địa lý kinh tế thế giới hiện nay là dựa vào quan
điểm lãnh thổ. Con ngƣời ở bất kỳ nơi nào trên bề mặt Trái Đất cũng đều tiến hành khai
thác tài nguyên, cải tạo thiên nhiên, sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống và
sự phát triển của xã hội lồi ngƣời, do đó đã hình thành nên thể tổng hợp sản xuất lãnh
thổ, chính là các mối quan hệ kết hợp sản xuất và lãnh thổ. Các mối quan hệ này đƣợc
biểu hiện qua hệ thống sản xuất ngành và sản xuất theo từng vùng lãnh thổ. Giữa các
ngành sản xuất cũng nhƣ các vùng sản xuất đều có mối quan hệ tƣơng tác với nhau tạo
nên lãnh thổ sản xuất riêng biệt.
Các đối tƣợng địa lý kinh tế thế giới hiện nay khi nghiên cứu cần đƣợc xác định rõ
vị trí phân bố trong khơng gian, và xem xét việc tổ chức không gian lãnh thổ về dân cƣ
cũng nhƣ kinh tế có hợp lý và mang lại hiệu quả cao về các mặt hay không.
1.1.3.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Phát triển bền vững
trong những năm gần đây đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia cũng nhƣ tồn thế giới. Vì vậy, ngƣời học cần vận dụng cơ sở lý luận phát triển bền
vững để nghiên cứu, luận giải các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thế giới. Từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng nhƣ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc.

1.1.3.5. Quan điểm kế thừa
Khi nghiên cứu, học tập các vấn đề địa lý kinh tế thế giới hiện nay, ngƣời học cần
kế thừa quan điểm, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn thơng tin, số liệu từ những cơng
trình nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội đã có cũng nhƣ tài tiệu, cơng trình nghiên cứu của
những khoa học có liên quan khác.
1.2. KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
Các vấn đề địa lý kinh tế hiện nay trên thế giới khá rộng lớn, phức tạp và đầy biến
động. Thế giới bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về quy mơ diện tích,
6


dân số, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, trình độ sản xuất, thu nhập quốc
dân…Thế giới lại phân chia ra những nƣớc phát triển và những nƣớc đang phát triển.
Trong đó, có những nƣớc mặc dù nghèo tài nguyên thiên nhiên nhƣng với bƣớc đi đúng
đắn trong thời gian ngắn đã trở thành nƣớc giàu có, phồn vinh (Nhật Bản).
Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng KHKT và nền kinh tế tri thức
nhƣ hiện nay, với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,
yếu tố thành công hay thất bại của một nƣớc là hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế, là khả năng tạo dựng và củng cố vị trí của mình trong phân cơng lao động quốc
tế… Tham gia tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất
yếu đối với tất cả các nƣớc, góp phần củng cố an ninh chính trị của mỗi quốc gia. Vì vậy,
khơng một nƣớc nào muốn phát triển mà lại đứng ngoài xu hƣớng chung của nhân loại.
Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, một trật tự thế giới mới đƣợc hình thành kéo
theo đó là sự xuất hiện của một loạt các quốc gia độc lập trẻ tuổi. Các nƣớc với các bƣớc
đi khác nhau về chủ trƣơng, chính sách trong phát triển kinh tế xã hội. Có những nƣớc
với bƣớc đi đúng đắn đã trở thành các cƣờng quốc kinh tế nhƣ Hoa Kỳ trở thành siêu
cƣờng kinh tế, hay Trung Quốc, Ấn Độ là những siêu cƣờng mới nổi có sức ảnh hƣởng to
lớn đến tình hình kinh tế xã hội trên toàn thế giới.
Trái Đất là một thực thể thống nhất (về cấu trúc địa chất, vật lý địa cầu, môi
trƣờng sinh thái) nhƣng lại rất đa dạng, phong phú (về các yếu tố tự nhiên, sự rộng lớn về

mặt không gian lãnh thổ, sự phức tạp về mặt kinh tế xã hội…). Những vấn đề có tính chất
tồn cầu là những vấn đề có liên quan đến lợi ích và sự sống còn của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Nó hình thành và phát triển một cách khách quan trên cơ sở tự phát huy tác
dụng của các quy luật tự nhiên và KTXH. Nó khơng phụ thuộc ý muốn khách quan của
con ngƣời lại chính là tác nhân quan trọng đƣa đến sự hình thành và phát triển các vấn đề
có tính chất tồn cầu. Các vấn đề có tính chất tồn cầu phản ánh trình độ ngày càng cao
của nền kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế, thể hiện tính thống nhất và tùy
thuộc lẫn nhau của quá trình tồn tại và phát triển giữa các nƣớc trên thế giới.
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ
Ý nghĩa thực tiễn của địa lý kinh tế đối với xã hội bị thay đổi từ thời kỳ lịch sử
này đến thời kỳ lich sử khác, nó đƣợc biểu hiện khác nhau trong những nƣớc khác nhau,
nó phụ thuộc vào chế độ xã hội, trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất và các điều kiện
khác, kể cả trạng thái của chính khoa học, lực lƣợng của các trƣờng phái khoa học…
Nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa đã đặt ra những vấn đề phân
vùng kinh tế, quy hoạch vùng, phát triển vùng kinh tế tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ

7


(TPK) những hệ thống năng lƣợng của các vùng và giữa các vùng, những cụm công
nghiệp và các vùng phân bố và chun mơn hố nơng nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Trong các nƣớc tƣ bản phát triển, địa lý kinh tế đã đặt ra những nhiệm vụ thực
tiễn, chủ yếu là sự phân bố khu vực phục vụ dân cƣ, đặc biệt là thƣơng nghiệp, xây dựng
thành phố, và quy hoạch thành phố, phân bố mạng lƣới ống dẫn nƣớc, tổ chức các mạng
lƣới đƣờng ơ tơ chính và sự hoạt động của ô tô.
Trong hệ thống các ngành khoa học phục vụ nhu cầu thực tiễn của chủ nghĩa tƣ
bản độc quyền hiện đại, thì địa lý kinh tế chiếm một vị trí rõ rệt. Nhƣng qua ví dụ về địa
lý kinh

tế ta thấy rẩt rõ là những nhu cầu thực tiễn của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền


đang mâu thuẫn với chính bản chất của khoa học này nhƣ thế nào.
Địa lý kinh tế có thể cung cấp cho thực tiễn một quan điểm rộng rãi đối với
những mối liên hệ không gian - thời gian của những hiện tƣợng - từ tự nhiên đến khoa
học và văn hố, cịn chủ nghĩa tƣ bản độc quyền thì lại thoả mãn với những quan điểm
cục bộ hẹp hơn.
Địa lý kinh tế đang bị xới lên mạnh mẽ trong việc nghiên cứu các khơng gian
khơng có những ngăn cách tƣ hữu. Địa lý kinh tế là một ngành khoa học thù ghét tất cả
các loại rào dậu, còn chủ nghĩa tƣ bản thì đã phân chia, phần thế giới cịn lại của nó bằng
hàng triệu địa giới sở hữu cá nhân, kể cả những khu dầu khí cơ bản ở những thềm lục
địa. Đến cả biển, các độc quyền dầu mỏ khổng lồ cũng đã phân chia với nhau cả rồi.
Địa lý kinh tế trong các nƣớc xã hội chủ nghĩa nhìn thấy mục đích của mình
trong việc làm sáng tỏ những hệ thống tồn tại khách quan của các vùng kinh tế và những
hệ thống phức tạp của mỗi một vùng, để sử dụng phân vùng vào những mục đích thực
tiễn đối với sự phát triển tổng hợp của các nƣớc và các vùng, đối với những quy hoạch
vùng, đối với việc sử dụng đầy đủ các tổng thể tự nhiên, lao động và các nguồn vật tƣ kỹ
thuật. Các độc quyền tƣ bản đối lập với lý thuyết và thực tiễn của phân vùng kinh tế tổng
hợp ở cấu trúc tổ chức, kỹ thuật và kinh tế của mình. Vì thế mà địa lý kinh tế tƣ sản phủ
nhận sự tồn tại khách quan của các vùng kinh tế.
Vậy ý nghĩa thực tiễn của địa lý kinh tế đƣợc biểu hiện cụ thể bằng cái gì trong
những điều kiện của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền.
Khi tác giả cuốn sách này đến thăm “Đế quốc Ford” gần thành phố Detroi (Mỹ),
năm 1961, thì mới hiểu rằng trong bang của cơng ty Ford có chun viên địa lý kinh tế.
Thực ra thì chuyên viên này làm việc theo lập luận địa lý tiêu thụ ô tô, nghiên cứu cácthị
trƣờng tiêu thụ chúng. Chính vì giành thị trƣờng tiêu thụ mà nổ ra cuộc đấu tranh giữa
các độc quyền tƣ bản, và trong cuộc đấu tranh đó chúng càng cần có sự giúp đỡ của
địa lý kinh tế. Nếu nghiên cứu kỹ những tác phẩm nghiên cứu địa lý kinh tế xuất bản ở
8



Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và các nƣớc tƣ bản phát triển khác (nhiều tácphẩm có ý nghĩa phục
vụ thì khơng thấy xuất hiện trong phát hành rộng rãi) thì thấy rõ ràng, những vấn đề
đƣợc để lên hàng đầu là những vấn đề có liên quan với sự tiêu thụ sản phẩm, với những
nhu cầu của nó. Chúng gây nên “những phản ứng dây chuyền” tiến tƣơng đối xa trong
những cuộc nghiên cứu thực dụng. Một số ngành sản xuất này là thị trƣờng tiêu thụ của
cácngành sản xuất khác, bởi vậy những vấn đề nhu cầu sản xuất là những vấn đề cấp
bách trong cuộc đấu tranh giữa các độc quyền. Và khi các nhà điạ lý kinh tế của các
nƣớc tƣ bản nghiên cứu địa lý các ngành kinh tế quốc dân, thì phần lớn họ xem các
ngành đó nhƣ những ngƣời tiêu dùng với nhau, nhƣ một hệ thống những thị trƣờng tiêu
thụ lẫn nhau.
Cả sự phân tích địa lý kinh tế về dân cƣ và hệ thống các điểm cƣ dân chủ yếu
cũng phụ thuộc vào chính quan điểm tiêu thụ đó. Địa lý thƣơng nghiệp bán buôn và bán
lẻ cũng đƣợc đặc biệt chú ý. Từ quan điểm thị trƣờng tiêu thụ thành phẩm, ngành du lịch
cũng đƣợc nghiên cứu ở khía cạnh địa lý (tiêu thụ ván trƣợt tuyết, thuyền thoi, lều bạt và
những trang bị khác).
Nhƣ ta đã biết, những tác phẩm địa lý kinh tế đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ
XVI, đều ghi lại cuộc đấu tranh giành những thành phố thƣơng nghiệp. Cịn bây giờ
thì, ở trình độ mới, cácđộc quyền lớn nhất lại quan tâm đến những tác phẩm địa lý kinh
tế viết về các đối thủ kinh tế - thực tế và có tiềm lực. Thật là lạ. Những độc quyền khổng
lồ Mỹ đã xuất bản những tác phẩm địa lý kinh tế riêng dành cho những ngành công
nghiệp Liên Xô.
Những tác phẩm địa lý kinh tế ở các nƣớc tƣ bản phát triển có một ý nghĩa thực
tiễn đối với các ngành kinh tế quốc dân do Nhà nƣớc đỡ đầu. Việc nghiên cứu thành lập
các mạng lƣới đƣờng ơ tơ chính đƣợc đặt lên hàng đầu. Trong một số nƣớc phải chú ý
đến việc nghiên cứu tính chất ứng dụng nhằm phát triển các ngành cơng nghiệp đã đƣợc
quốc hữu hóa.
Trong những điều kiện của nền kinh tế có kế hoạch của các nƣớc xã hội chủ
nghĩa, địa lý kinh tế có một tính chất khác về nguyên tắc. Trong lĩnh vực ứng dụng thực
tiễn nó là kế hoạch hóa lãnh thổ và quản lý lãnh thổ bằng sự phát triển kinh tế của đất
nƣớc, bao gồm cả quan điểm lãnh thổ của sự phân công lao động quốc tế.

Ở Liên Xô cũng nhƣ ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác, các nhà địa lý kinh tế
đang giải quyết những vấn đề có liên quan tới sự phân bố các ngành công nghiệp, sự
chuyên môn hóa các xí nghiệp cơng nghiệp và nơng nghiệp trong các vùng khác nhau,
tới những lập luận xây dựng các tuyến đƣờng mới và cải tạo các đƣờng cũ, phát triển và
quy hoạch các thành phố, phân bố các cơ quan thuộc lãnh vực phục vụ, tới những giải
pháp xây dựng các cơng trình thủy lợi kỹ thuật đảm bảo lao động cho các vùng mới xây
9


dựng, tới việc đặt các ống dẫn nƣớc và các đƣờng dây tải điện v.v… Tất cả những lĩnh
vực hoạt động thực tiễn cần cho các nhà địa lý kinh tế, khó mà kể hết đƣợc. Ví dụ, một
số loại tác phẩm mới nổi lên trong những thời gian gần đây nhất của những nhà địa lý
kinh tế trẻ tốt nghiệp trƣờng đại học tổng hợp Maxcơva: việc thiết kế những thành phố
khoa học; việc thiết kế những hệ thống lãnh thổ du lịch và nhà nghỉ ngơi cho thiếu nhi;
việc thiết kế những hệ thống lãnh thổ tối ƣu phục vụ y tế dân cƣ.
Những lĩnh vực ứng dụng thực tiễn khác nhau nhƣ vậy trong tác phẩm của các
nhà địa lý kinh tế có thể gây nên sự lo ngại, nếu khơng có một cơ sở chung, một cƣơng
lĩnh khoa học chung đối với những lĩnh vực đó. Đa số những giải quyết thực tiễn đó đều
dựa vào sự phân tích và dự báo, phát triển hệ thống các vùng kinh tế tồn tại khách quan,
mà mỗi vùng trong hệ thống đó đến lƣợt mình lại là một hệ thống lãnh thổ nguyên vẹn.
Khi giải quyết mỗi một vấn đề thực tiễn cụ thể, nhà địa lý kinh tế chú ý tới hai laọi hệ
thống đó, phải tuân theo những quy luật phát triển của chúng, trƣớc hết là những quy
luật phân công lao động theolãnh thổ, phát triển tổng hợp nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy
thậm chí những đề nghị riêng về sự xây dựng một xí nghiệp thuộc một ngành cơng
nghiệp hẹp nào đó, về sự phát triển một thành phố nhỏ, về sự phát triển du lịch ở một địa
phƣơng nào đó, về các khu vực tiêu thụ một sản phẩm này hay khác v.v… đều đƣợc
nhà địa lý kinh tế xem nhƣ là một khâu của “giây xích” của những hệ thống lãnh thổ sản
xuất lớn hay nhỏ.
Trong q trình cơng tác thực tiễn đối với nền kinh tế quốc dân, những nhà địa lý
kinh tế Liên Xô và các nƣớc XHCN khác phải tính đến cả những hiện tƣợng tiêu cực

khác nhƣ tính chất bản vị và địa phƣơng …
Trong cuộc sống những hiện tƣợng tiêu cực thƣờng liên kết lại với nhau. Việc
giải quyết ngành hẹp của vấn đề về sự phân bố, ví dụ của các xí nghiệp cơng nghiệp kỹ
thuật ánh sáng sẽ trở nên không đúng, nếu việc giải quyết đó khơng đƣợc xem xét đồng
thời trên quan điểm phát triển tổng hợp toàn bộ nền kinh tế quốc dân của đất nƣớc, của
sự phát triển vùng kinh tế tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ (TPK) các vùng kinh tế, và
thậm chí trên quan điểm khả năng phát triển dân cƣ và sản xuất của các cụm cơng
nghiệp nào mà trong đó đƣợc dự kiến phân bố những xí nghiệp đó. Cả những giải quyết
địa phƣơng đều không xác đáng khi mà các cán bộ của các nƣớc cộng hồ, hay của khu
vực nào đó u cầu các cơ quan kế hoạch Nhà nƣớc và các tổ chức khác của Nhà nƣớc
giải quyết phân bố trên lãnh thổ của họ những xí nghiệp, mà đối với sự phát triển của
chúng trong các nƣớc cộng hồ đó (khu vực) khơng dựa vào quan điểm lợi ích của đất
nƣớc nói chung và sự hình thành TPK của các vùng kinh tế và sự phát triển của cụm
công nghiệp của nó.
* Dự báo trong địa lý kinh tế
10


Khi ta nhìn vào tƣơng lai càng hiện thực và chính xác hơn, ta càng chú ý nhiều
hơn đến những mầm mống hiện tại của tƣơng lai đó.
Nhiều khi những mầm mống ấy lại vƣợt xa trình độ phát triển chung. Rất quan
trọng đói với phƣơng pháp dự báo là việc thực hiện một loạt “những liên hệ cứ điểm”
nghĩa là sự chú ý tới các phƣơng pháp và kết quả của dự báo trong những lĩnh vực liên
quan.
Sự có mặt vô vàn “những liên hệ cứ điểm” và các chỉ tiêu do những đại diện của
nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu thực ra vẫn chƣa xây dựng đƣợc một dự
báo địa lý kinh tế. Dự báo địa lý kinh tế không phải là tổng số dự báo của các ngành
khoa học liên quan. Tất cả “những liên hệ cứ điểm” và chỉ tiêu này cần phải đƣợc giải
thích thơng qua một dự báo có ý nghĩa độc lập của tổ chức sinh hoạt xã hội theo lãnh
thổ. Dự báo có tính chất tồn Trái đất dƣợc xác định trên những đặc điểm của các nhóm

nƣớc khác nhau và của các nƣớc riêng biệt. Dự báo theo từng nƣớc nói chung đƣợc xác
định trên những đặc điểm của các nhóm khác nhau của các vùng kinh tế và các vùng
riêng biệt, các vùng thứ cấp, các đầu mối cơng nghiệp, v.v...của nƣớc đó.
Những sự chỉnh lý nảy sinh trong những “xác định” tƣợng tự quan trọng đến nỗi
do đó mà ngƣời ta đang đánh giá lại cả những chỉ tiêu có tính chất tồn Trái đất (hoặc
trung bình theo từng nƣớc). Nhƣ vậy, địa lý kinh tế đƣa sự xác định theo khu vực vào dự
báo chung.
Cần chú ý là những vùng nằm trong một hệ thống lãnh thổ nhất định thƣờng phản
ánh các giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau. Bởi vậy trong khi phân tích các thiết đồ
khơng gian,có thể hình dung cả đƣờng cong phát triển theo thời gian. X.t. Xtrumilin đã
viết về sự áp dụng biện pháp so sánh không gian, thời gian cho công tác dự báo (các tỉ lệ
sử dụng): “chúng ta không thể liếc mắt vào tƣơng lai mà xác định những tỉ lệ rất xa lạ
này đối với chúng ta”. Song điều đó khơng quan trọng. Vấn đề là ở chổ: những biến
chuyển cấu trúc gian thì chúng ta đã đƣợc cung cấp vào thời điểm lập kế hoạch – trong
khơng gian. Những biến chuyển ấy có hàng loạt ở bất kì thời điểm nào trong các nhóm
dân cƣ có “mức tiện nghi khác nhau”. Việc sử dụng các phƣơng pháp so sánh không
gian, thời gian đối với công tác dự báo kinh tế có thể là khá rộng rãi. Nhƣng dầu sao
cũng cần có khái niệm rõ ràng về tính giai đoạn của một q trình nào đó và về tính liên
kết của từng giai đọan phát triển gắn với những đặc điểm lãnh thổ nào đó, với vị trí địa
lý kinh tế, với “bức tranh” khơng gian.

11


CHƢƠNG 2. SỰ THAY ĐỔI BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
2.1. TRƢỚC, TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Những cuộc phát kiến lớn về địa lý vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI mở
đầu cho việc xâm chiếm thuộc địa. Đi đầu trong cuộc xâm chiếm này là các nƣớc Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đến giữa thế kỷ XVI hai nƣớc nói trên đã trở thành các
cƣờng quốc thuộc địa. Đầu thế kỷ XVII, Hà Lan cũng bắt đầu xâm chiếm thuộc địa.

Từ nửa cuối thế kỷ XVII, nƣớc Anh cũng bắt đầu tham gia cuộc chiến tranh giành
thuộc địa. Tiếp đó là Pháp và một số nƣớc TBCN khác nhƣ Đức, Mỹ, Nhật Bản, Bỉ…
cũng đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.
Từ cuối thế kỷ XIX các đế quốc Mỹ, Đức lúc bấy giờ chiếm ƣu thế về kinh tế,
giữ các vị trí số 1 và số 2 về sản xuất cơng nghiệp trên thế giới. Lực lƣợng giữa các
đế quốc lớn đã thay đổi, mâu thuẫn giữa các nƣớc đó ngày càng trầm trọng và cuộc
đấu tranh nhằm chia lại thị trƣờng thế giới ngày càng trở nên gay gắt. Hai khối đế
quốc, một khối do Anh, Pháp, Nga làm nòng cốt và một khối do Đức, Áo - Hung
đứng đầu đã hình thành trong hồn cảnh lịch sử đó.
Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc đấu tranh nhằm
chia lại thị trƣờng thế giới và phạm vi giữa các nƣớc đế quốc là nguyên nhân chủ yếu
của cuộc chiến tranh này. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất đế quốc
chủ nghĩa rõ rệt. Trên 30 nƣớc, với số dân là 1,5 tỷ ngƣời đã bị lôi cuốn vào chiến
tranh. Cuối năm 1918, chiến tranh kết thúc với sự thất bại của Đức và các đồng minh
của Đức.
Trong khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn biến thì ở Nga cuộc Cách
mạng XHCN tháng Mƣời vĩ đại nổ ra và thành công. Cuộc cách mạng có ý nghĩa lịch
sử tồn thế giới này đã mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi của tƣ tƣởng Mác Lênin thời đại sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ). Chiến tranh thế giới thứ nhất và
Cách mạng tháng Mƣời đã đánh dấu giai đoạn thứ nhất cuộc tổng khủng hoảng của
CNTB. Những thay đổi to lớn bắt đầu diễn ra trên bản đồ chính trị thế giới.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, Hội nghị Hịa bình đƣợc triệu tập ở Vecxây. Hệ
thống hịa ƣớc Vecxây đƣợc ký kết. Những nƣớc thua trận chịu khá nhiều thiệt thòi,
còn những nƣớc thắng trận, đặc biệt là Anh và Pháp đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi. Đức
mất toàn bộ thuộc địa của mình. Các thuộc địa của Đức ở châu Phi theo nghị quyết của
Hội Quốc Liên thuộc quyền ủy trị của Anh, Pháp, Bỉ và Liên bang Nam Phi. Các thuộc
địa của Đức ở châu Đại dƣơng chủ yếu thuộc quyền ủy trị của Nhật. Đức phải trả lại
cho Pháp hai tỉnh Andat và Loren mà Đức đã chiếm từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ
(1870 - 1871), mặt khác phải nhƣợng vùng Xa cho Pháp trong thời hạn 15 năm.
12



Ngồi ra, Đức cịn phải trả lại cho Bỉ, Đan Mạch và Ba Lan một số vùng đất đai
mà trƣớc đây Đức chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của mình. Diện tích nƣớc Đức so
với trƣớc chiến tranh giảm đi 1/3. Nƣớc Ba Lan sau chiến tranh đã có một lối hẹp
thơng ra biển Ban Tích. Những năm 1917 - 1918, các nƣớc Ba Lan, Phần Lan và các
nƣớc giáp biển Ban Tích (Extonia, Latvia, Litva) nguyên là các bộ phận lãnh thổ của
đế quốc Nga trƣớc đây đã trở thành các nƣớc cộng hòa tƣ sản. Lợi dụng lúc nƣớc Nga
Xơ Viết gặp phải mn vàn khó khăn, nhà nƣớc Địa chủ tƣ sản Ba Lan đã cho qn
chiếm đóng miền Tây Ukrana và miền Tây Bêlarus, cịn Rumani thì chiếm miền
Betxarabi (thuộc Mơnđavia) và miền Bắc Bucơvin (thuộc Ukraina).
Tại miền Trung Âu, đế quốc Áo - Hung tan rã và các quốc gia mới đã ra đời
là Tiệp Khắc, Áo, Hungari. Trên miền Tây bán đảo Bancăng, nƣớc Nam Tƣ cũng đã
xuất hiện trên cơ sở sự thống nhất lãnh thổ giữa Secbia, và một số vùng đất đai của
ngƣời Slavơ tại miền Nam đế quốc Áo - Hung trƣớc đây.
Bungari là đồng minh trong chiến tranh của Đức, ở vào địa vị nƣớc thua trận
nên đã bị cắt một phần đất phía nam cho Hy Lạp, do đó khơng cịn lối thơng ra biển
Angiê nữa.
Đế quốc Ôttôman mà trung tâm là Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã suy yếu từ thế kỷ XVII,
nay sụp đổ hoàn toàn. Là nƣớc thua trận, Thổ Nhĩ Kỳ mất toàn bộ các thuộc địa cũ của
mình. Những thuộc địa này ở châu Phi, Trung Cận Đông đƣợc chuyển giao cho Anh
và Pháp dƣới hình thức đất đai ủy trị. Bị quân đội nƣớc ngồi chiếm đóng, đứng trƣớc
nguy cơ trở thành thuộc địa của CNĐQ, nhƣng cuộc Cách mạng Tƣ sản Thổ Nhĩ Kỳ
(1923) đã cứu nƣớc này thoát khỏi nguy cơ đó và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nƣớc cộng hòa
tƣ sản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh và Pháp có thêm cơ hội để mở rộng hơn
nữa các hệ thống thuộc địa của mình, vì phần lớn các thuộc địa trƣớc đây của nƣớc
Đức đƣợc Hội Quốc Liên giao cho hai nƣớc này cai trị.
Hội Quốc Liên là một tổ chức quốc tế ra đời năm 1919. Tổ chức này theo quy
định có nhiệm vụ ngăn ngừa chiến tranh, duy trì hịa bình trên thế giới, nhƣng trên
thực tế đã trở thành công cụ bảo vệ những thành quả mà các nƣớc thắng trận đã giành

đƣợc chiến tranh, là công cụ để củng cố các hệ thống thuộc địa của các đế quốc Anh
và Pháp.
Việc phân chia lại thế giới trên cơ sở hệ thống hòa ƣớc Vec xây mang tính chất
tạm thời. Mâu thuẫn giữa hệ thống XHCN và hệ thống TBCN không ngừng tăng lên.
Liên Xô, nƣớc XHCN đầu tiên trên thế giới ngày càng trở nên vững mạnh. Trong khi
đó, hệ thống TBCN thế giới những mối mâu thuẫn, kể cả mâu thuẫn giữa các nƣớc
13


thắng trận và các nƣớc bại trận ngày càng gay gắt. Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929
- 1933 làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế nhiều nƣớc tƣ bản và làm cho hệ thống
TBCN thế giới thêm suy yếu.
Đƣợc sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các nƣớc phƣơng Tây, chủ nghĩa quân phiệt
Đức nhanh chóng đƣợc phục hồi, tiềm lực kinh tế và quân sự của nƣớc này ngày càng
đƣợc tăng cƣờng. Sau khi chế độ phát xít Hitle đƣợc thiết lập (1933), nƣớc Đức ngày
càng lộ rõ ý đổ đòi chia lại thị trƣờng thế giới một lần nữa và đẩy mạnh việc chuẩn bị
chiến tranh thế giới mới.
Trục Beclin - Rooma - Tôkyô đƣợc thành lập và sau đó khơng lâu, các nƣớc
phát xít Đức, Ý, Nhật bắt đầu tiến hành xâm chiếm đất đai một số nƣớc. Ở miền Viễn
Đông châu Á, ngay từ năm 1931 Nhật đã chiếm miền Đông Bắc của Trung Quốc và
đến năm 1937 mở rộng cuộc chiến tranh xâm lƣợc nƣớc này. Năm 1935, quân đội phát
xít Ý xâm chiếm Êtiôpia. Năm 1939, Ý tấn công Anbani. Bọn phát xít Hitle ngày càng
tăng cƣờng những hành động xâm lƣợc, năm 1938 thơn tính nƣớc Áo, năm 1939
chiếm đóng nƣớc Tiệp Khắc và tỉnh Claipet của Litva.
Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng tăng và thực tế, việc
phân chia lại thị trƣờng thế giới giữa các nƣớc đế quốc đã bắt đầu.
Nhƣ vậy sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế thế giới bắt đầu chia
thành hai hệ thống XHCN và TBCN, song sức mạnh kinh tế vẫn thuộc về các nƣớc
TBCN (Mỹ chiếm 35%, Anh 15%, Đức 10,5%, Pháp 5%, Nhật 4,5%, Ý 3,6% sản
lƣợng công nghiệp thế giới). Hệ thống XHCN lúc này mới chỉ có một nƣớc đó là Liên

Xơ.
2.2. TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Sự phân chia đất đai sau CTTG I làm cho bản đồ chính trị thế giới có nhiều biến
đổi sâu sắc, sau đó tạm thời ổn định. Nhƣng sự ổn định khơng lâu bền. Mâu thuẫn giữa
các nƣớc đế quốc ngày càng tăng. Anh, Pháp là những nƣớc thắng trận nhƣng lại suy
yếu về nhiều mặt, bƣớc vào thời kỳ đình đốn. Trong khi đó Hoa Kỳ vƣơn lên trở thành
nƣớc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất, thay thế địa vị của Anh ở những thế kỷ
trƣớc. Khi có tiềm lực, Mỹ giúp Đức khôi phục kinh tế, ráo riết chuẩn bị chiến tranh
phục thù để chia lại thị trƣờng thế giới. Năm 1937 trục phát xít Đức - Ý - Nhật
chiếm các nƣớc khác trên lãnh thổ châu Âu và châu Á, tấn công Liên Xô. Đến cuối
năm 1941 các nƣớc bị lôi cuốn vào cuộc chiến hao ngƣời, tốn của do phe phát xít gây
ra. Phe đồng minh chống phát xít gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga. Chiến tranh kết thúc với
thắng lợi của Đồng minh (1945). Phát xít Đức - Nhật đầu hàng vơ điều kiện, bị bại
trận và mất thuộc địa. Hồng quân Liên Xô giúp nhiều nƣớc châu Âu (Đông Âu) và
14


châu Á giải phóng đất nƣớc đi theo con đƣờng XHCN. Bản đồ chính trị thế giới một
lần nữa thay đổi đáng kể, biên giới các quốc gia lại đƣợc phân chia lại.
Từ năm 1945, nền kinh tế và chính trị thế giới chia thành hai hệ thống. CNXH
trƣớc đây chỉ có một nƣớc, nay thành hệ thống từ châu Âu sang châu Á bao gồm 7
nƣớc Đông Âu: Ba Lan, Hunggari, Anbani, Bungari, Rumani, Tiệp Khắc, CHDC Đức.
Châu Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam. Tây Bán Cầu có Cu Ba
(1959). Hai hệ thống này phát triển song song với nhau, tuân theo quy luật riêng của
mình, tác động với nhau qua thị trƣờng tồn thế giới.
Các nƣớc XHCN thực hiện công hữu tƣ liệu sản xuất, kế hoạch hóa tồn diện
dƣới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, nền kinh tế khép kín, giữa các nƣớc này hình
thành một tổ chức kinh tế là Hội đồng Tƣơng trợ Kinh tế (Khối SEV), hoạt động
không hiệu quả đã giải tán.
Các nƣớc TBCN: Đặc trƣng tƣ hữu tƣ liệu sản xuất, nền kinh tế thực hiện theo

cơ chế thị trƣờng tự do, có sự phân hóa khác nhau về trình độ phát triển sức sản xuất.
Cơ cấu ngành và sự phân bố sản xuất luôn đƣợc điều chỉnh theo lợi nhuận của các
công ty tƣ bản lớn. Tình trạng này dẫn đến sự phát triển kinh tế trong mỗi nƣớc mất
cân đối giữa các ngành và các vùng. Có những vùng phát triển kinh tế ở trình độ cao
và tạo ra giá trị chủ yếu trong tổng thu nhập quốc dân nhƣ vùng Đông Bắc Hoa Kỳ,
vùng Pari - Lyon của Pháp, vùng Rua của Đức, vùng Đơng Nam của Anh… Đây là
những vùng có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, còn
những vùng khác điều kiện tự nhiên khó khăn khơng đƣợc đầu tƣ phát triển.
Trong hệ thống các nƣớc TBCN đã hình thành các tổ chức kinh tế hoạt động có
hiệu quả phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, đó là Khối thị trƣờng chung châu Âu
(EEC) là cơ sở để hình thành Liên minh châu Âu (EU) ngày nay Hiệp hội các Quốc
gia Đơng Nam Á (ASEAN), Khối chun ngành có tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu
mỏ (OPEC)…
Một đặc điểm của thời kỳ này là sự ra đời và giành độc lập của hàng loạt các
quốc gia nằm trong hệ thống thuộc địa ở châu Á, Phi và Mỹ la tinh. Phong trào đấu
tranh giành độc lập ngày càng lên cao và giành thắng lợi từ sau CTTG II. Đến năm
1990, hệ thống thuộc địa cơ bản đã chấm dứt, chỉ còn một số bộ phận lãnh thổ còn chế
độ thuộc địa không đáng kể: Ma Cao, Hồng Kông và đã đƣợc trao trả cho Trung Quốc
tháng 7/1997 và tháng 12/1999. Nhà nƣớc XHCN Xơ Viết và các nƣớc XHCN khác đã
đóng góp to lớn đến q trình đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế
quốc và giành độc lập của các nƣớc nằm trong hệ thống thuộc địa. Từ năm 1960 của

15


thế kỷ XX đã xuất hiện khái niệm “Thế giới thứ ba, và hình thành nên nhóm kinh tế
các nƣớc đang phát triển”.
Thế chiến thứ II đã dẫn đến những hệ quả to lớn: Hệ thống TNCN trở nên suy
yếu. Hệ thống XHCN gồm các nước ở châu Âu và châu Á được hình thành. Phong trào
GPDT có phát triển mạnh mẽ, dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa CNĐQ, các

quốc gia độc lập trẻ tuổi xuất hiện.
2.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TAN RÃ HỆ THỐNG XHCN TRÊN THẾ
GIỚI
Trong những năm sau CTTG II, các nƣớc XHCN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu
to lớn trong nhiều lĩnh vực, đã làm thay đổi bộ mặt đất nƣớc, làm chỗ dựa cho nhiều
dân tộc. Mơ hình kinh tế XHCN trong suốt thời gian dài đã thể hiện nhiều ƣu việt và
huy động tối đa nguồn lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân lao
động. Sự quản lý thống nhất và có kế hoạch đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng nền
kinh tế nhiều nƣớc nhƣ: Nga trƣớc CM tháng Mƣời là nƣớc lạc hậu, kém xa so với
nhiều quốc gia Tây Âu, đến đầu thập kỷ 70 trở thành cƣờng quốc công nơng nghiệp
hiện đại và trình độ KHKT tiên tiến hàng đầu thế giới.
Nhƣng từ đầu thập kỷ 80 (thế kỷ XX), hệ thống các nƣớc XHCN đã bƣớc vào
thời kỳ khủng hoảng, khó khăn do cơ chế bao cấp, quan liêu, mệnh lệnh, bộc lộ nhiều
hạn chế và nảy sinh nhiều mâu thuẫn cản trở sự phát triển sản xuất. Cơ cấu kinh tế
chƣa hợp lý, hàng hóa khan hiếm (hàng tiêu dùng, lƣơng thực) chậm đổi mới về quản
lý, kỹ thuật cơng nghệ, nền kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân giảm sút. Trong những
năm cuối thập kỳ 80 đầu 90 (thế kỳ XX), với những khó khăn và khủng hoảng trên đã
làm cho các nƣớc XHCN châu Âu (Đông Âu và Liên Xô cũ) bị sụp đổ, khi mở cửa ra
thế giới bên ngoài, hệ thống XHCN tỏ ra có nhiều mặt yếu kém, thua các nƣớc khác,
bản đồ thế giới một lần nữa thay đổi, Liên Xô tách ra thành 15 quốc gia độc lập, Tiệp
Khắc chia thành 2, Liên bang Nam Tƣ phân làm 6, hai nƣớc CHDC Đức và Tây Đức
sát nhập lại thành một…
Những năm cuối thế kỷ XX trôi qua với những biến đổi dồn dập và nhanh
chóng trong đời sống quốc tế. Sau khi Liên Xô và các nƣớc XHCN Đông Âu sụp đổ,
chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu giữa hai cực khơng cịn, nhƣng mâu thuẫn vẫn
cịn đan xen lúc này hay lúc khác, nơi này hay nơi khác, nhiều vấn đề xã hội nổi cộm
diễn ra suốt thập kỷ 90 và đến đầu thế kỷ XXI, khiến lồi ngƣời phải quan tâm lo lắng.
Điều đó đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống và nền kinh tế của các quốc gia
trên thế giới.


16


2.4. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ HÕA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH LÀ ĐIỀU KIỆN
CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỖI QUỐC GIA
Thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, thế giới đang đứng trƣớc những biến động to lớn,
đan xen những xu hƣớng đối lập: đối thoại và xung đột, hợp tác và cạnh tranh, thống
nhất và phân rã. Đó là một trong những nét đặc trƣng nhất của thời đại toàn cầu hóa
khi mà những kẻ đầy tham vọng và đơn cực của chính phủ Mỹ muốn vƣợt trội hơn hẳn
lên áp đặt cho các nƣớc những tiêu chí riêng, thƣờng nảy sinh những toan tính vụ lợi,
ích kỷ của mình đã làm cho tình hình kinh tế thế giới ngày càng phức tạp hơn.
Các cuộc chiến tranh, nội chiến vẫn đan xen lúc này hay lúc khác, nơi này hay
nơi khác nhƣ cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 1 năm 1991, lần thứ 2 vào năm
2003. Cuộc chiến giữa NATO với Liên bang Nam Tƣ vì sự kiện Kơsơvơ năm 1999,
cuộc chiến ở Ápganistan năm 2001, chiến tranh giữa Israel và Li Băng (2006), giữa
Israel với Palextin và một số nƣớc Ả Rập khác tại vùng Trung Đơng nóng bỏng khơng
mấy khi đƣợc n bình. Có thể nói những cuộc nội chiến, mâu thuẫn tôn giáo, xung
đột sắc tộc, li khai diễn ra khắp nơi trên các châu lục.
Tại châu Âu: xung đột ở Bắc Au Len, Tây Ban Nha, Kơsơvơ địi tách khỏi Liên
Bang Nam Tƣ.
Châu Mỹ: Nội chiến ở Peerru, Chiapats đòi li khai.
Châu Á: Nội chiến ở Ápganistan, việc thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Căng
thẳng kéo dài giữa Israel và Palextin, giữa Ấn Độ và Pakixtan. Tỉnh Axê (Inđơnêxia),
đảo Minđanao (Philippin), phong trào địi ly khai diễn ra mạnh qua các cuộc xung đột
với quân chính phủ, bắt cóc con tin kể cả khách du lịch kiến nhiều ngƣời quan tâm lo
lắng.
Một trong những tội ác nguy hiểm và phổ biến là chủ nghĩa khủng bố nhằm phá
hoại sự ổn định kinh tế xã hội, đe dọa dân chúng, bắt giữ con tin, gây chiến, chiếm lĩnh
các trung tâm vô tuyến, phát thanh, thay đổi chế độ chính trị, lật đổ giới lãnh đại ở
nƣớc này hay nƣớc khác, gán ép những quan điểm bè phái, dân tộc chủ nghĩa và

những quan điểm khác… Gần đây những phần tử khủng bố còn lợi dụng thành quả
KHKT để thực hiện hành động khủng bố kỹ thuật cao nhƣ tấn cơng bằng vũ khí sinh
học, chất nổ. Những vụ khủng bố đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới, điển hình là vụ
11/9/2001 tại Trung tâm Thƣơng mại New York (Mỹ), khủng bố ở Ai Cập (2005)…
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề nan
giải, đƣợc xem là những thách thức, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới cùng nỗ lực hợp
tác vì sự phát triển hịa bình và thịnh vƣợng. Các nhà lãnh đạo các nƣớc ở cấp vĩ mơ
cần có những biện pháp cứng rắn và mềm dẻo, một tƣ duy chính trị tỉnh táo, một trí tuệ
17


đủ sức tìm ra những biện pháp phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề của nƣớc
mình cũng nhƣ quốc tế, tránh những điều đáng tiếc xảy ra khiến cộng đồng thế giới
phải quan tâm lo lắng, để nhân loại đƣợc sống trong hịa bình, ổn định là điều kiệ cho
sự phát triển của mỗi quốc gia.

18


CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ
HIỆN ĐẠI
3.1. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT (KHKT) HIỆN ĐẠI
3.1.1. Khái quát về cuộc cách mạng KHKT hiện đại
Cách mạng KHKT là một quá trình thay đổi cơ bản của hệ thống kiến thức về
KHKT diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội lồi
ngƣời. Cho đến nay, loài ngƣời đã trải qua 2 cuộc cách mạng KHKT. Cuộc cách mạng
KHKT gắn với cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XVIII, XIX và cuộc cách
mạng KHKT hiện đại diễn ra từ 1940 đến nay.
CMKHKT lần thứ nhất vào thế kỷ XVII ở nƣớc Anh với sự ra đời của những
chiếc máy dệt đầu tiên, máy quay xa, máy hơi nƣớc… làm cho ngành cơng nghiệp nhẹ

nhanh chóng, mau lẹ lớn nhanh và trở thành nổi tiếng, đứng đầu thế giới, tiếp theo là
các ngành khác, đƣa nƣớc Anh trở thành “Một công xƣởng của thế giới” rồi lần lƣợt là
các nƣớc Pháp, Đức, Mỹ…
CMKHKT lần thứ II diễn ra từ những năm 1940 đến những năm giữa thập kỷ 90
của thế kỷ XX, chia thành hai giai đoạn, phát triển với tốc độ nhanh, quy mô rộng, đạt
nhiều thành tựu.
Cuộc cách mạng KHKT gồm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn I (từ giữa những năm 1940 đến giữa những năm 1970)
Phù hợp với thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau những tàn phá và mất
mát bởi Chiến tranh thế giới lần II. Đặc điểm phát triển theo chiều rộng, tập trung vào
cá ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi nhiều năng lƣợng, nguyên liệu, lao động, quy mô
sản xuất theo không gian rộng lớn. Các hƣớng chủ yếu:
- Tăng cƣờng khai thac các nguồn năng lƣợng, ngun vật liệu
- Tăng cƣờng cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao động
- Chú trọng phát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều nguyên liệu nhƣ luyện
kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, dệt.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các đại dƣơng và vũ trụ.
- Nghiên cứu ứng dụng di truyền học nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật
nuôi nhằm tăng sản lƣợng lƣơng thực thực phẩm.
Kết quả: khối lƣợng sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tốc độ tăng trƣởng nền kinh
tế thế giới trung bình khá cao ( 5 – 6%), nguồn của cải vật chất dồi dào, đời sống kinh
tế xã hội đƣợc cải thiện.
19


* Giai đoạn II (từ giữa những năm 1970 đến những năm 1990)
Đây là cuộc cách mạng đƣa loài ngƣời chuyển sang một nền văn minh mới “Nền
văn minh công nghiệp”. Xu hƣớng phát triển theo chiều sâu đã làm thay đổi tính chất
của sự phát triển kỹ thuật, cách mạng KHKT hƣớng vào đổi mới công nghệ. Các
hƣớng phát triển chính:

- Thay thế và giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lƣợng, nguyên vật liệu
truyền thống bằng nguyên vật liệu mới, nhẹ, nhỏ, tính năng tốt hơn, ơ nhiễm ít hơn.
- Tăng cƣờng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp và nhiều ngành kinh tế.
- Phát triển nhanh và khơng ngừng hồn thiện kỹ thuật điện tử, tin học viễn
thông.
- Phát triển các ngành công nghệ sinh học, vũ trụ, nghiên cứu đại dƣơng, vật lý
hiện đại.
- Phát triển công nghệ môi trƣờng.
- Cuộc CM KHKT lần thứ 3 diễn ra mạnh mẽ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI
với nền kinh tế mới là nền kinh tế hậu công nghiệp: Nền kinh tế tri thức. Kinh tế thế
giới đang chuyển từ nền sản xuất hàng hóa sang nền kinh tế thơng tin. Đây là cuộc
cách mạng diễn ra sâu, rộng chƣa từng thấy.
Thế kỷ XXI, nhân loại đang tiến hành cuộc cách mạng KH và công nghệ hiện
đại, đặc trƣng là xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa trên
những thành quả khoa học mới nhất với hàm lƣợng tri thức, hàm lƣợng khoa học sáng
tạo cao nhất.
Những công nghệ trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KTXH
là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và năng lƣợng mới, công nghệ thông tin,
công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ biển và công nghệ nông nghiệp.
* Công nghệ thông tin
Hƣớng vào nghiên cứu sử dụng các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật
số hóa, cơng nghệ laze, cáp quang truyền thơng đa phƣơng diện, thơng tin vi sóng,
thơng tin di động, siêu lộ cao tốc thông tin…đã làm cho việc chuyển thơng tin khơng
những có dung lƣợng lớn, chất lƣợng tốt, diện phủ rộng, nhanh chóng, linh hoạt, an
toàn, tin cậy; thực hiện các dịch vụ truyền tin đa dạng, phức tạp đáp ứng mọi nhu cầu
truyền tin của từng cá nhân nhƣ truyền tiếng nói, hình ảnh tĩnh, động, các dữ liệu, văn
bản khắp mọi nơi, mọi miền trên Trái Đất.
* Công nghệ vật liệu và năng lượng mới
20




×