Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giáo án lớp chồi tuần 19 chủ đề động vật sống trong rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.27 KB, 14 trang )

GIÁO ÁN LỚP CHỒI
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG.
I. Yêu cầu:
- Có khả năng thực hiện được một số vận động và phối hợp vận động: Trườn, trèo qua vật
cản, trèo lên, trèo xuống, tung bắt bóng; Mô tả vận động của một số con vật…
- Biết tên các con vật, đặc điểm nổi bật về cấu tạo, vận động, thức ăn của một số loại động
vật sống trong rừng.
- Biết quan sát những điểm giống và khác nhau rõ nét của hai con vật.
- Nhận ra mối liên hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, với vận đọng hoặc cách kiếm ăn của
một số con vật sống trong rừng.
- Biết được động vật nào thuộc loại quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn phá rừng
, săn bắt. Từ đó hiểu lý do vì sao phải bảo vệ các loài vật quý hiếm, chống nạn phá rừng, săn
bắt thú…
- Biết sử dụng các số từ 1 - 4 để chỉ số lượng, số thứ tự các con vật. Biết sử dụng các từ
nhiều hơn - ít hơn, cao hơn - thấp hơn, to hơn - nhỏ hơn để so sánh các nhóm con vật.
- Thấy được vẻ đẹp của các con vật sống trong rừng. Thể hiện những cảm xúc phù hợp qua
các câu chuyện, bài thơ, bài hát, các sản phẩm tạo hình về các con vật.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN.
Thứ
Các

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu



hoat
động

Đón trẻ, trò - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất tư trang cá nhân.
chuyện

- Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động ở góc găn với chủ đề.
- Trò chuyện về chủ đề nhánh, về nội dung của chủ đề khám phá trong tuần.
Về các con vật sống trong rừng.
- Chơi theo ý thích hoặc xem tranh chuyện về các con vật sống trong rừng.


-Khởi động: Đi ra sân kết hợp bài hát “ Chú voi con ở bản Đôn”, đi các tư
thế…rồi tách làm 3 hàng.
- Trọng động:
Thể dục
sáng- điểm
danh

+ Hô hấp: Tiếng của ong kêu “ vù vù…”
+ Tay: Tay giơ cao ngón chạm vai.
+ Chân: Tay chống hông, chân đưa ra trước khuỵu gối.
+ Bụng: Đứng cúi người ngón tay chạm ngón chân.
+ Bật: Bật bước đệm trên một chân.
- Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng quanh sân.
* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn
nào. Cô tổng hợp và báo ăn.

KPKH


PTTC

Hoạt động

Con gì sống

Những nghệ

có chủ đích

trong rừng?

PTNN

PTNT

PTTM

- Chuyện

So sánh độ

Hát: Đố bạn.

sỹ của rừng

Chú Dê đen.

lớn của 2 đối Nghe: Ta đi


- Trò chơi:

xanh.( Bật

Chơi: Bịt

tượng.

vào rừng

Bắt chước tạo

liên tục qua

mắt bắt Dê.

Chơi: Tìm

xanh.

dáng.

các vòng)-

nhà cho các

Chơi: Ai

Ném đích


con vật.

nhanh hơn.

- Quan sát

Quan sát con

Quan sát thời

ngang.

Quan sát con

- Quan sát

Hoạt động

voi( qua máy). con trăn qua

hình ảnh con

sóc

tiết.

ngoài trời.

Chơi: Đi như


tranh.

sư tử. Chơi:

Chơi: Sóc

Chơi: Nóng

gấu-bò như

Chơi:Bắt

Cáo và Thỏ - con tìm mẹ -

chuột.

chước tiếng

Rồng rắn.

kêu của các
con vật chơi theo ý
thích.

quá - lạnh

chi chi chành quá.
chành.


Chơi theo ý
thích.


PV: Cửa hàng bán thú nhồi bông - Cửa hàng bán thức ăn cho sở thú - Bác sỹ
Hoạt động
góc

thú y - rạp xiếc.
XD ; Xây sở thú - công viên cho các con vật sống trong rừng- khu nuôi thú .
TH ; Vẽ, nặn các con vật sống trong rừng …
AN: Hát múa, đọc thơ về các con vật, nghe âm thanh của nhạc cụ.
Khám phá: Nhận biết 1 số động vật trong rừng, phân loại động vật theo tính
cách, kích thước.
Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về các hoạt động của
các động vật trong rừng.

Chăm sóc
nuôi dưỡng

Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, lưu tâm những trẻ mẫn cảm với
thời tiết, đến những trẻ ăn chậm , ăn ít, biếng ăn: ( Cháu Thúy, Văn, Vân,
Quỳnh...
- Nhắc phụ huynh mang thêm chăn cho trẻ, đảm bảo trẻ không bị rét.

Hoạt động
chiều

Cho trẻ làm


Hướng dẫn

Làm quen

Sinh hoạt

Bé thích con

quen và tập

trẻ kỹ năng

bài hát “ Voi

văn nghệ

vật nào?

hát bài “ta đi

cầm bút, kỹ

làm xiếc”.

cuối tuần.

GDTM:

- Vận động Đi vào rừng
như gấu bò


năng tô.

xanh”.

Bình xét bé
ngoan

như chuột.

Cho trẻ đọc một số bài thơ về các con vật sống trong rừng. - Rèn các kỹ
Trả trẻ

năng ngồi học, kỹ năng cầm bút tô, vẽ…
Nhân xét cuối ngày. Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.
Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình của trẻ, và những thay đổi nếu có.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
Thứ hai
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
KPKH: CON GÌ SỐNG TRONG RỪNG

I. Yêu cầu:
- Trẻ gọi đúng tên, nhận xét được những đặc điểm rõ nét( màu sắc của lông, hình dạng, vận
động, thức ăn, sinh sản…) của một số con vật sống trong rừng.
- Biết lợi ích của một số con vật sống trong rừng.
- Biết so sánh, nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 con vật.
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ các con vật sống trong rừng( không săn bắn, giết hại, đốt phá

rừng…).
II. Chuẩn bị:
Mô hình công viên có các con vật: Gấu, Voi, Khỉ, Hổ, Hươu, Sóc…
Hình ảnh một số con vật sống trong rừng cài trong máy cho trẻ quan sát.
Một số cây có các con vật đứng dưới gốc ( làm chuồng có rào
chắn phía ngoài). Lô tô các con vật trong rừng.
III. Tiến trình tổ chức:
Hoạt động 1:
Cho trẻ hát bài “ Đố bạn” kết hợp mô phỏng động tác về các con vật có trong bài hát.
Bài hát nói về cái gì? Có những con vật nào được nhắc đến trong bài hát? Bạn nào đã nhìn
thấy các con vật đó? Nhìn thấy ở đâu?...
Hoạt động 2:
Chia trẻ làm 4 nhóm, mỗi nhóm một con vật yêu cầu trẻ thảo luận, trao đổi trò chuyện về
con vật của nhóm mình và các con vật mà nhóm biết, vận dụng sự hiểu biết của mình mô tả
đặc điểm, hình dáng nổi bật, vận động, tính cách…cảu các con vật đó.
* Các nhóm trao đổi cùng cô:
Nhóm 1 vừa cùng trao đổi về con gì?
Con có nhận xét gì về con hổ( Các nhân nêu nhận xét đặc điểm, cấu tạo, vận động, môi
trường sống…).
Bạn có thể mô phỏng 1 vài đặc điểm của con Hổ không? ( trẻ mô phỏng).


Bạn mô phỏng có giống không?
Còn ai có nhận xét khác về con Hổ không? Ai bổ sung ý kiến cho bạn? Nhóm khác có bổ
sung cho nhóm của bạn không?..
Cô bổ sung ý kiến cho các nhóm: Con Hổ có bộ lông vằn, là động vật sống trong rừng, rất
hung dữ, Hổ thích ăn thịt những con vật bé hơn mình, Hổ có 4 chân đẻ con, tiếng Hổ gầm rất
ghê, tuy nhiên Hổ là động vật quý hiếm cần được bảo về và bảo tồn…
Tiếp tục dùng câu đố, tiếng kêu, trò chơi để trò chuyện về các con vật khác như: Voi, Khỉ,
Gấu…

* So sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 con Hổ - Voi.
- Chơi: Con vật nào xuất hiện. Cho trẻ quan sát và so sánh.
+ Giống nhau: Đều là con vật sống trong rừng, đều có 4 chân đẻ con.
+ Khác nhau: Hổ là con vật hung dữ - Voi là con vật hiền lành: Hổ ăn thịt các con vật yếu
hơn , bộ lông vằn vện- Voi ăn cỏ, có vòi dài, 4 chân và tai rất to…
Mở rộng thêm về các con vật khác sống trong rừng: Dê, Báo, Nhím, Dúi, Tê tê, Trăn…
* Giáo dục: Những con vật mà chùng mình vừa trò chuyện đều là những con vật sống trong
rừng, ngày nay chúng là những con vật quý hiếm cần được bảo vệ. Những người săn bắt
những con thú này là vi phạm pháp luật của nước Việt Nam…
Chơi trò chơi; Thả các con vật về rừng.
Chia trẻ làm hai đội, khi có hiệu lệnh lần lượt từng người lên chọn lô tô con vật về thả đúng
về khu rừng có con vật tương ứng, thời gian thi là bản nhạc, khi kết thúc bản nhạc đội nào thả
được nhiều con vật về đúng chuồng là đội thắng cuộc.
Hoạt động 3:
Thi hát và đọc thơ về các con vật trong rừng. Chuyển hoạt động tiếp.
PTTM: Bé thích con vật nào?
( Nặn thú rừng)

Yêu cầu:
- Biết sử dụng các kỹ năng đã học để nặn được một số con vật sống trong rừng.
- Rèn cho trẻ các kỹ năng: Xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, vuốt nhọn, bẻ cong, gắn nối các chi
tiết.
- Luyện tập cách sáng tạo dáng các con vật trong tư thế vận động.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ những động vật quý hiếm.


Chuẩn bị:
Một số vật mẫu của cô - Đất nặn các màu - Tăm que - Băng con - khăn lau tay.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:

Cho trẻ hát và vận động bài “ Đố bạn”.
Bài hát nói đến những con vật nào? Những con vật đó sống ở đâu? Ngoài những con vật có
trong bài hát các bạn còn biết có những con vật nào cũng sống ở trong rừng nữa?
Hoạt động 2:
Các bạn biết rất nhiều, cô có quà tặng cho cả lớp mình, ai có thể đoán được cô tặng quà gì? (
Hỏi trẻ cho trẻ đoán, và lên mở quà).
Cái gì thế nhỉ? ( các con vật). Các con vật này được tạo ra từ nguyên vật liệu gì?
Đây là con gì? Ai có nhận xét gì về con voi? ( 4 chân to, vòi dài, tai to, có 2 ngà trắng và
nhọn…).
Ai biết cô đã làm như nào để có được con voi như này?.
Nhắc cho trẻ nếu trẻ không trả lời được ( Thân voi lấy phần đất to, xoay tròn rồi lăn dọc,
vuốt cho mịn… Đầu voi lấy phần đất nhỏ hơn xoay tròn, vuốt nhọn, gắn thêm chi tiết mắt,
mồm, tai, cuối cùng gắn vòi….gắn các bộ phận bằng tăm.).
Các con vật khác cũng làm từng bộ phận rồi gắn nối lại với nhau..
Muốn nặn được các con vật cần phải có gì? Trong những con vật sống trong rừng con thích
con vật nào? Nếu được nặn con sẽ nặn con gì?...
Hãy chia xẻ cho các bạn biết ý định của mình sẽ nặn con gì?
Cách nặn con thú đó như thế nào?
Cho trẻ về chỗ ngồi nặn con vật mà trẻ thích. Cô bao quát tre nặn và giúp đỡ khi
trẻ cần.
Trưng bày sản phẩm.
Ai có nhận xét gì về các con thú của bạn? ( Cho trẻ nêu nhận xét của cá nhân về sản phẩm
của bạn, chỉ ra những sản phẩm đep, những sản phẩm cần bổ sung...
Cô tổng hợp, nêu những sản sẩm đẹp, độc dáo, sáng tạo, của một số sản phẩm...
* Các bạn đã làm ra được rất nhiều các con thú, bây giờ các bạn hãy giúp cô phần loại chúng
ra thành 2 nhóm hung dữ và hiền lành. Đếm xem mỗi nhóm có mấy con thú...
Hoạt động 3:
Chơi “ Bắt chước tạo dáng”, thu don đồ dùng chuyển hoạt động tiếp.



Đánh giá cuối buổi:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
......................................


THỨ BA
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
PTTC: NHỮNG NGHỆ SỸ CỦA RỪNG XANH.
I. Yêu cầu:
- Bật liên tục qua các vòng, không chạm vòng, bật xong nhặt túi cát ném trúng đích nằm
ngang; Biết vận động của một số con vật sống trong rừng.
- Luyện cho trẻ sự khéo léo khi tập bài tập. Biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng, kỹ năng
thực hiện vận động liên hoàn.
- Giáo dục trẻ thể dục sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh, hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
Xắc xô, vòng thể dục, túi cát, hai vòng làm đích đường kính 40cm cách vạch chuẩn 1,5m.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:
Trò chuyện về chủ đề, về các con vật sống trong rừng, kể tên các con vật trong rừng mà trẻ
biết, mô tả vận động.
Hoạt động 2:
* Khởi động: (Màn chào hỏi của những nghệ sỹ). Cho trẻ đi quanh sân kết hợp lời bài hát “
Chú voi con ở bản Đôn”, kết hợp đi các tư thế ( đi thường nhanh dần, chạy, đi kiễng gót...) rồi
đứng thành 3 hàng.

* Trọng động:
Bài tập phát triển chung. (Bài thể dục đồng diễn).
Hô hấp: Đưa tay ra trước lên cao.
Chân: Đứng co một chân.
Bụng: Đứng cúi người về phái trước.
Bật: Luân phiên chân trước chân sau.
Vận động cơ bản: ( Những nghệ sỹ trổ tài).
Giới thiệu bài tập, tập mẫu cho trẻ quan sát.
Lần 1: Không phân tích động tác.
Lần 2: Phân tích: Đứng dưới vạch, tai chống hông nhún bật chụm chân vào ô đầu tiên, tách
chân ở ô thứ 2, tiếp tục chụm chân ở ô tiếp...khi tiếp đất dáp xuống nhẹ nhàng, mũi chân tiếp
đất trước gót chân.Tiếp tục đi đến cúi nhặt túi cát đưa ra trước
vòng ra sau đưa cao qua đầu và ném vào vòng tròn...


Trẻ thực hiện lần 1 cho từng đôi lên tập 1 lượt.
Chia trẻ thành 2 đội xanh và đỏ thi đua nhau 2 lần, mỗi người tập đúng sẽ được thưởng 1 lá
cờ, sau mỗi vòng đội nào được nhiều cờ hợp lệ sẽ là đội thắng. Sau hai vòng thi đội nào ghi
nhiều điểm là đội chiến thắng.
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng quanh sân. ( Đi nhẹ như sóc) .
Hoạt động 3:
Hát “ Đố bạn” chuyển hoạt động tiếp.
Đánh giá cuối buổi:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

......................................

Thứ tư
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
PTNN: CHUYỆN CHÚ DÊ ĐEN.

I. Yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên chuyện tên các nhân vật trong chuyện, hiểu được
tính cách của nhân vật trong chuyện( Dê trắng, Dê đen, Chó sói).
- Đánh giá tính cách của các nhân vật: Dê trắng nhút nhát, Dê đen dũng cảm, Chó sói hung
dữ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng tập trung chú ý, lắng nghe, trả lời câu hỏi, kỹ năng khám
phá trải nghiệm , biết Dê là động vật sống trong rừng, tính cách hiền lành.
- Giáo dục trẻ luôn bình tĩnh sử lý khi gặp tình huống khó khăn, dũng cảm không nhút nhát.
- Mở rộng thêm cho trẻ biết ngày nay Dê là động vật được nuôi rất nhiều và là nguồn thực
phẩm giàu chất đạm.


II. Chuẩn bị:
- Mô hình vườn bách thú có các con vật sống trong rừng - Tranh minh họa nội dung câu
chuyện - tranh con Dê đen - Một số tranh môi trường khác để trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:
Chơi trò chơi nhìn hình đoán tên bài hát.( che tranh bên trong bằng các tranh con vật, muốn
gỡ tranh trẻ phải hát bài hát nói về các con vật tương ứng).
Phía sau là hình ảnh của con gì? Ai biết gì về con Dê? Có câu chuyện nào nói về con Dê mà
các bạn đã được nghe kể? ( Trẻ kể).
Hoạt động 2:
Con Dê là con vật rất hiền lành, nên thường bị các con vật khác bắt nạt, những cũng có
những con Dê rất thông minh dũng cảm, chính sự thông minh của nó đã khiến cho những con

vật hung dữ sợ đấy, câu chuyện sau đây sẽ giúp cho các con hiểu thêm về chú Dê dũng cảm
nhé.
- Kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện, thể hiện ngữ điệu diễn cảm, kể xong nói tên chuyện
cho trẻ biết.
- Kể minh họa tranh cho trẻ.
Qua câu chuyện cô vừa kể ai có thể đặt tên cho câu chuyện? ( Cho trẻ tự đặt tên sau đó cô
giới thiệu tên chuyện là “ Chú Dê đen”.
- Trong chuyện có những ai? Chó sói là ngưởi như nào? Dê trắng là người thế nào? Còn Dê
đen thì sao?
- Dê trắng vào rừng làm gì? Gặp ai? Chó sói quát Dê trắng như nào? Dê trắng trả lời chó sói
làm sao? Cuối cùng chó Sói đã làm gì Dê trắng?
Tiếp tục đàm thoại hết nội dung câu chuyện, về Dê đen...
- Cho trẻ đặt tên theo tính cách của nhân vật: Chó sói, Dê trắng và Dê đen.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ chơi: “Chọn con vật theo đặc điểm tính cách” ( hung dữ - hiền lành).
Chia trẻ làm 2 đội trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào tìm được nhiều và đúng sẽ chiến
thắng.
Hoạt động 4:
Hát đọc thơ về chủ điểm - tô màu các con vật - Nhận xét chung.
Đánh giá cuối buổi:


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
......................................


Thứ năm
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
PTNT: SO SÁNH KÍCH THƯỚC CỦA HAI CON VẬT.
( LỚN HƠN - BÉ HƠN)
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau về độ lớn của hai con vật, sử
dụng đúng từ “ Lớn hơn - bé hơn”.
- Biết tìm hiểu dấu hiệu chung và phân loại các con vật, đếm và so sánh các con vật trong
phạm vi 4.
- Biết gắn số lượng con vật và gắn số tương ứng trong phạm vi 4.
II. Chuẩn bị:
- Hai con voi có kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau.
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng tranh lô tô các con vật nuôi và cac con vật sống trong rừng có số lượng
khác nhau. Các số từ 1 - 4.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:
Hát bài “ Đố bạn”.
Bài hát hát về những con vật nào? ( trẻ kể). Ai đã nìn thấy chúng rồi, nhìn thấy ở đâu? Hãy
tạo dáng các con vật đó.
Hoạt động 2:
* So sánh kích thước của hai con vật.
Hôm nay lớp mình có ai đến thăm, ai vậy nhỉ? Cô đưa 2 con voi có màu sắc, kích thước
khác nhau trẻ nói tên.


Các bạn có nhận xét gì về 2 con voi này? ( Cá nhân nêu nhận xét). Cô gợi ý để trẻ nhận xét
kích thước ( Độ lớn) của 2 con voi.
Voi đen lớn hơn - Voi trắng bé hơn.
Cho các nhân lên sắp xếp thứ tự : Lớn hơn - bé hơn và ngược lại. Yêu cầu trẻ khác nhận xét

cách làm của bạn, nêu ý tưởng và cách làm của mình.
* Phân loại các con vật nuôi và các con vật sống trong rừng, đếm và gắn số lượng.
Trẻ lấy rổ về chỗ ngồi hàng ngang theo tổ.
Trong rổ của các bạn có gì? Các con vật đó có dấu hiệu nào chung không?
Hãy tìm những con vật có cùng dấu hiệu chung ( hai chân - bốn chân), ( Nuôi trong gia đình
- sống trong rừng).
Đếm xem có mấy nhóm? Mỗi nhóm có mấy con? Tương ứng với số mấy?
* Tìm bạn cho các con vật: Chia trẻ làm hai đội, yêu cầu trẻ lên tìm con vật có dấu hiệu
tương ứng với con vật trong tranh gắn vào nhóm đó, trong 5 phút đội nào tìm được nhiều con
vật có chung đặc điểm đội đó sẽ chiến thắng.
Hoạt động 3:
Đọc thơ, hát bài hát về các con vật.
Đánh giá cuối buổi:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
......................................


Thứ sáu
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG

PTTM: Hát :
Yêu cầu:
- Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát “ Đố bạn”. Hát kết hợp với vận động theo
nội dung bài hát.

- Chú ý nghe hát, hưởng ứng cùng cô khi nghe hát, có thể hát cùng cô bài hát “ Vào rừng
xanh”.
- Rèn cho trẻ kỹ năng thể hiện tình cảm, cảm xúc khi hát các bài hát.
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật.
Chuẩn bị:
- Một số dụng cụ: Phách, xắc xô, đài, mũ một số con vật.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:
Chơi “ Bắt chước tạo dáng”, trò chuyện về đặc điểm nổi bật của các con vật đã tạo được
dáng của nó…
Hoạt động 2:
* Dạy hát: “Đố bạn”
Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 - 2 lần, nói tên bài hát, tên tác giả.
Dạy trẻ hát tiếp nối từ đầu đến cuối bài hát.
Khi trẻ thuộc bắt nhịp cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
Luân phiên giữa các tổ, nhóm, các nhân biểu diễn. Khuyến khích những nhóm, cá nhân hát
kết hợp minh họa.
* Nghe hát: “ Vào rừng xanh”.
Cô đọc câu đố về con voi cho trẻ đoán xem câu đố nói về con gì?
Hát cho trẻ nghe toàn bộ bài hát, kết hợp mô phỏng động tác hoặc gõ đệm bằng xắc xô 1 - 2
lần.
Cho trẻ hát và gõ đệm cùng cô, kết hợp làm một số động tác minh họa theo nội dung của bài
hát.


* Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. Vẽ những vòng tròn ở giữa lớp, số vòng ít hơn số trẻ, khi vỗ
xắc xô chậm đi ngoài vòng kết hợp hát về các con vật, khi cô vỗ xắc xô nhanh trẻ chạy nhanh
vào vòng, mỗi vòng chỉ dành cho một người…nếu ai không vào được
vòng sẽ phải nhảy lò cò.
Hoạt động 3:

Hát và vận động bài hát “ Đố bạn”.
Nhận xét giờ hoạt động.
Đánh giá cuối buổi:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..........................................................................................................



×