Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giáo án lớp lá tuần 21 chủ đề động vật biết bay và côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.63 KB, 16 trang )

GIÁO ÁN LỚP LÁ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG- CHIM
Lĩnh vực phát triển: TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
Hoạt động học: TRÕ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ CÔN TRÙNG - CHIM

I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ thích khám phá về thế giới động vật tìm hiểu về một số côn trùng gần gủi mà trẻ biết những
con vật đó sống như thế nào như thế nào, và lợi ích tác hại của các loại côn trùng đối với mọi người.
- Cháu dùng một số kỹ năng giao tiếp để tìm hiểu về một số loài côn trùng mà trẻ biết và tìm hiểu
về đặc điểm của chúng.
- Có ý thức chờ đợi, tuần tự trong khi tham gia các hoạt động. ( CS 47)
- Biết nhắc nhở các bạn chờ đến lượt.
- Giáo dục cháu biết lợi ích và tác hại của các loại côn trùng để không lại gần các con vật nguy
hiểm và bảo vệ côn trùng có lợi.
II. Chuẩn bị.
- Của cô: Tranh về một số côn trùng, chim trên máy tính.
- Của trẻ: Tranh bé chăm sóc và thả chim, tranh bé bắn chim.
III. Tiến hành:
1. Trò chuyện.
Cô dắt cháu dạo chơi hát bài hát “ Chị ong nâu ” trò chuyện về bài hát:
- Bài hát nói về điều gì? ( Con ong bay tìm mật)
- Các bạn biết con ong thuộc nhóm động vật nào? ( Côn trùng )


- Các bạn thấy con ong chưa? ( Cháu trả lời )
- Các bạn thấy con ong có như thế nào?( Cháu kể )
- Ong là côn trùng có lợi hay có hại? ( Cháu kề )
- Vậy các bạn làm gì để bảo vệ chúng? ( Cháu trả lời )
Giáo dục trẻ biết yêu quí và không được bắt ong để chơi vì con ong rất có ích giúp hoa thụ phấn
và có trái niếu không có con ong thì hoa sẽ không nở hoa đẹp và chúng ta sẽ không có trái chín để ăn


nữa!
2. Quan sát tranh đàm thoại.
Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Ong và bướm”, dắt cháu lại xem tranh trên máy.
Khi ngồi quan sát tranh các con phải ngồi ngay ngắn cho ngây hàng không được tranh dành sô
đẩy bạn nhe! Khi muốn phát biểu các con đưa tay xin phát biểu tránh ồn ào khi quan sát tranh, phải
chờ đến lượt mình nói không ngất ngang lời bạn và cô đang nói nhe!
- Các bạn nhìn xem trong vườn cô có những con vật gì? ( Cháu trả lời )
- Con bướm và con ong đang làm gì? ( Hút nhị hoa )
- Con bướm có màu gì? (Màu vàng, xanh, cam…)
- Bướm có những bộ phận nào? ( Đầu, mình, chân, râu, mắt).
- Bướm thường sống ở đâu? (Bướm thường đậu trên hoa).
- Tại sao bướm lại thích đậu trên hoa? ( cô gợi ý cho trẻ trả lởi: Vì bướm giúp hoa thụ phấn để
hoa nở đẹp tạo môi trường trong sạch và thoải mái cho chúng ta).
- Vậy bướm là loài côn trùng có lợi hay có hại? ( Bướm là loài côn trùng có lợi). Con làm gì để
bảo vệ các loại bướm? ( trẻ trả lời).
Cô cho trẻ quan sát con ong và cho trẻ nói đặc điểm lợi ích của loại ong:
- Ong gồm có những bộ phận nào? (Đầu, mình, chân, cánh, kim nhọn ...)
- Ong cũng thường bay đậu ở đâu? (Bay đâu trên hoa để hút mật làm thức ăn).
- Vậy ong có lợi ích gì cho ta? ( ong cho ta mật để cho ta sử dụng…).
Giáo dục cháu không được bắt bướm để bướm thụ phấn cho hoa để hoa kết trái, không được bắt
ong để ong cho mật cho chúng ta uống, ngoài ra mật ong còn là nguồn dược phẩm để trị bệnh và làm
đẹp nữa. Nếu các con chọc phá ong thì chúng sẽ chit chúng ta rất nhức, nếu trường hợp nặng có thể
dẫn đến tử vong nữa đấy!
* Đọc câu đố về con ruồi “ Co gì bằng hạt đỗ…cả làng ”
- Ruồi có những bộ phận nào? (Đầu, mình, cánh, nhiều chân).
- Ruồi ăn gì? (Cháu kể các loại).
- Ruồi sống ở đâu? (Ruồi sống ở khắp nơi kể cả nơi dơ và sạch).


- Vậy ruồi là loại côn trùng như thế nào? (La loại côn trùng có hại).

- Tại sao con biết ruồi là loài côn trùng có hại? ( trẻ trả lời).
Giáo dục cháu ruồi là loài côn trùng có hại, ruồi là động vật trung gian truyền bệnh dịch tả...
Nên khi ăn uống các con nhớ ăn xong phải được đậy cẩn thậncác thức ăn tránh để ruồi đậu và mất vệ
sinh và có thể gây dịch tả.
* Cô đọc câu đố con muỗi
- Con muỗi gồm có những bộ phận nào? (Đầu , mình, chân, vòi chích…)
- Con biết từ con gì mà thành con muỗi không? (Từ con lăng quăng).
- Nếu con bị muỗi đốt thì sẽ như thế nào? (Thì bị bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét).
- Muổi là loài côn trùng như thế nào? ( muổi là loài côn trùng có hại).
- Phòng tránh muỗi bằng cách nào? (Dùng nhang trừ muỗi và ngủ mùng kể cả ban ngày...).
Giáo dục cháu nên dọn dẹp vệ sinh khu vực gần nhà, không để bụi rậm, ao nước động giúp
phòng tránh muỗi sinh sản và góp phần bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ, chúng ta sẽ có cuộc sống và
sức khỏe tốt hơn.
Cô cho trẻ kể về một số côn trùng khác và phân loại côn trùng có ích và côn trùng có hại.
* Cô diễn tả về con chim cho trẻ đoán.
- Chim sống ở đâu vậy các con ? (Thường bay khắp nơi và sống trên cây…)
- Chim gồm có những bộ phận nào? (Cháu kể)
- Thức ăn của chim là gì? (Lúa, gạo, quả…)
- Nhà con có nuôi những loại chim nào?(Cháu kể)
- Con hày kể một số loài chim con biết? (Con vẹt, con chim sáo, Chim chích bông…)
- Con thấy chim có đẹp không? ( dạ đẹp).
- Vậy con làm gì để bảo vệ các loại chim? ( trẻ trả lời).
Giáo dục trẻ không săn bắn chim bừa bãi, phá hoại tổ chim, phải biết chăm sóc và bảo vệ các
loại chim quí hiếm. Ở Tỉnh Đồng Tháp của chúng ta có Vườn Quốc Gia Tràm Chim trong đó có rất
là nhiều loại chim quí như: Siếu đầu đỏ,...Nếu ai săn bắn và bắt các loại chim này đem bán sẽ bị bắt
và phạt tiền nữa đấy các con ạ!
3. Trò chơi: Ai làm đúng?.
- Cô cho trẻ quan sát 2 tranh, sau đó cô mời vài trẻ lên nói nhận xét của mình về hành vi của các
bạn nhỏ trong tranh xem bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai vì sao?
- Cô cho cháu chơi vài lần.

Trò chơi: Về đúng tổ.


Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và phát cho mỗi trẻ một tranh lô tô các con côn trùng, chim, tổ
là những con côn trùng-chim giống như tranh lô tô của trẻ. Sau đó cô cùng trẻ đi vòng tròn hát các
bài hát về côn trúng – chim khi hát hết bải hát trẻ chạy ngay về tổ của mình. Khi về đến tổ các bạn
phải nói đúng tên các con cô trùng – chim và lợi ích, tác hại của chúng, nơi sống của chúng. Bạn nào
về sai tổ sẽ bị phạt làm động tác giống các con vật.
Trẻ chơi cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải chơi trung thực, phải biết chở đến lượt của mình không
được tranh dành sô đẩy bạn.
Cô cho trẻ chơi vài lần.
Cô nhận xét – tuyên dương trẻ.
Kết thúc./.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: THỂ CHẤT
Đề tài: CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG QUA ĐẦU, QUA CHÂN.

I/ Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết chuyền và bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Trẻ biết dùng tay khéo léo nhịp nhàng và khả năng phản xạ nhanh nhẹn để bắt bóng từ tay
bạn.
- Biết rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. ( CS 15).
- Giáo dục trẻ khi chuyền và bắt bóng không được đùa giởn. Tập thể dục thường xuyên cho cơ
thể khỏe mạnh, ngoài ra còn phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thì cơ thể mới phát triển khỏe
mạnh thông minh.
II/ Chuẩn bị:
- Của cô: Sân rộng, sạch sẻ, thoáng mát tránh nơi nguy hiểm.
- Của cháu: 10 quả bóng. Sọt đụng bóng.

III/ Tiến hành:
1/ Khởi động:
Cô cho cháu đọc bài thơ “ Tập hợp nhanh ” tập hợp 3 hàng dọc chuyển đội hình thành vòng
tròn và hát bài “ con chuồng chuồng ” đi các kiểu đi, chân (Nhón gót, bằng gót chân, chạy chậm,
nhanh, nâng cao đùi...) quay mặt vào trong chuẩn bị BTPTC.
2/ Trọng động.
a/ Bài tập phát triển chung.
* Cơ tay và cơ bả vai: Đưa ra phía trước sang ngang.
* Cơ lưng bụng: Đứng nghiên người sang hai bên.
* Cơ chân: Bật tiến về trước.
b/ Vận động cơ bản: Tréo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m.
Cô cho trẻ ngồi thành hai hàng ngang đối diện nhau cách nhau 3m.


Cô cho trẻ xem tranh bé bắt sâu.
Cô trò chuyện cùng trẻ:
- Trong tranh vẽ gì? ( bé bắt sâu)
- Bé bắt sâu làm gì? ( cho cây tươi tốt).
- Sâu là côn trùng như thế nào? ( côn trùng có hại).
- Sau khi bắt sâu, nhổ cỏ cho cây tươi tốt con phải làm gì? ( rữa tay cho sạch).
- À! Đúng rồi các bạn ơi, sau khi tay bẩn thì chúng ta phải rữa tay cho sạch để các vi khuẩn
không vào cơ thể chúng ta được nhe! Ngoài ra các bạn còn rữa tay khi nào? ( Trẻ trả lời).
- Để cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh các con phải làm gì? ( ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và
kết hợp tập thể dục thường xuyên.
- Các con nhìn xem hôm nay lớp mình có gì lạ không? ( trẻ trả lời)
- Các con thấy cô có chuẩn bị gì cho các con chơi đây? ( quả bóng).
- Con đếm xem có bao nhiêu quả bóng? ( Cháu đếm).
- Con biết con sẽ chơi với những quả bóng này như thế nào? ( ném, đá, đập...)
- Vậy các con có thích chơi với những quả bóng này không này không?
( Thích ).

- Đúng rồi hôm nay các con sẽ được chơi những quả bóng này bằng cách các con phải “
chuyển và bắt bóng qua đầu, qua chân”.
Cô giới thiệu bài tập: “Chuyền và bắt bóng qua đầu, qua chân”.
Cô mời 3 trẻ lên làm mẫu lần 1 trẻ quan sát.
Trẻ làm mẫu lần 2 giải thích từng động tác chậm, rõ ràng : các bạn cằm bóng bằng hai tay, đưa
bóng qua đầu và bạn đứng kế bên bắt bóng bằng hai tay sau đó lại đưa tiếp cho bạn đứng kế. Lần
lượt đổi động tác đưa bóng qua chân, qua trái, qua phải.
Cô cho trẻ đứng thành hai hàng dọc thực hiện chuyền bóng qua đầu, qua chân, qua trái, qua
phải.
Khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát sữa sai cho trẻ để trẻ thực hiện cho tốt hơn. Cô nhắc nhở trẻ
khi chuyền bóng phải cẩn thận không được đùa giởn làm rơi bóng xuống đất.
Cô cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc thực hiện với hình thức thi đua xem đội nào chuyền bóng
nhanh, không bị rơi bóng xuống dất.
c/ Trò chơi: “ ném bóng vào sọt”.
* Luật chơi: Đội nào có nhiều bóng hơn sẻ thắng cuộc. Đội thua cuộc sẻ bị phạt nhảy lò cò
xung quanh lớp.


- Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội đứng thành hai hàng dọc. Cô chuẩn bị cho cháu hai cái
sọt đựng bóng hai bên, hai trẻ đứng đầu hàng ném bóng vào sọt rồi quay về cuối hàng đứng cho hai
bạn kế tiếp lên thực hiện, lần lượt cho đến khi hết nhạc hai đội dừng lại không ném bóng nữa. Cô
cùng trẻ đếm xem đội nào có số bóng nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi thử. Cô cho trẻ chơi vài lần.
- Trẻ chơi cô quan sát nhắc nhở trẻ chơi trung thực không chen lấn tranh dành với bạn đứng
thẳng hàng không sô đẩy nhau.
- Cô nhận xét-tuyên dương trẻ.
3/ Hối tĩnh:
- Cho cháu chuyển thành vòng tròn đi nhẹ nhàn vài vòng. Cho cháu chơi trò chơi “uống nước”
- Nhận xét lớp và tuyên dương trẻ.
- Cô giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khõe mạnh thông minh.

- Kết thúc./.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: THƠ “ CHIM CHÍCH BÔNG ”

I/Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và thuộc nội dung bài thơ “Chim chích bông”.
- Trẻ đọc thơ cùng cô rỏ ràng mạch lạc.
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
( cs 64)
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loại côn trùng có lợi và các loại chim, tiêu diệt các con
côn trùng có hại.
II/ Chuẩn bị:
- Của cô: Tranh nội dung bài thơ, tranh chữ to bài thơ “ Chim chích bông ”.
- Của cháu: Mũ chim
III/ Tiến hành:
HĐ 1: Ổn định – trò chuyện:
Hát “ chị ong nâu ” trò chuyện về bài hát:
- Các con vừa hát bài gì? (chị ong nâu).
- Bài hát nói về điều gì? ( chị ong chăm chỉ bay đi tìm mật )
- Ong là loài côn trùng như thế nào? ( có lợi)
- Tại sao các con biết ong là loài côn trùng có lợi? ( trẻ trả lời)
- Cô cũng có một bài thơ nói về con vật nhỏ bé nhưng lại rất có lợi cho chúng ta đấy các bạn ạ!
Bài thơ này của tác giả “ Nguyễn Viết Bình ”, muốn biết bài thơ nói về con vật bé nhỏ như thế nào?
các con lắng nghe cô đọc thơ nhe!


HĐ 2: Đọc thơ trẻ nghe.

Cô đọc thơ lần 1 tóm nội dung bài thơ: nói về chú chim chích bông bé nhỏ giúp chúng ta bắt sâu
cho luốn rau của chúng ta tươi tốt và chú chích bông rất thích giúp các bạn nhỏ nên luôn mồm kêu “
thích, thích, thích”
Cô cho trẻ biết : khi đọc thơ các con phải đọc thơ nhịp nhàn diễn cảm theo nhịp nội dung bài thơ.
Cô đọc thơ lần 2 trích dẩn theo tranh từng nội dung bài thơ.
Trích dẩn làm rỏ ý:
Bài thơ chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu .... sang bụi duối. ( nói về hình dáng và sở thích của chim chích bông).
- Đoạn 2 : Em vẫy gọi..... có thích không. ( Các bạn nhỏ nhờ chim chích bông xuống bắt sâu
giùm vì luốn rau xanh của các bạn nhỏ bị sâu phá).
- Đoạn 3: Phần còn lại. ( chích bông thích thú giúp các bạn nhỏ bắt sâu).
- Đoạn 4: Khi ông mặt trời.... cho tới hết. ( kết cuộc cả hai anh em mèo không có gì để ăn và
ôm nhau khóc).
* Giả thích từ mới :
- Tẻo teo: nhỏ bé.
- Cành na: cành cây mảng câu.
- Xà xuống: bay thẳng xuống.
- Bài thơ này còn được thể hiện trên tranh chữ nữa các con cùng đến xem tranh chữ bài thơ với
cô nhe!
Cô đọc thơ lần 3 cùng tranh chữ bài thơ “ Chim chích bông ”
Cô vừa đọc vừa hỏi trẻ từng đoạn của bài thơ.
- Chim chích bông như thế nào? ( bé tẻo teo).
- Chích bông đang làm gì? ( đang chuyền từ cành na, sang buội duối...).
- Luốn rau xanh đang bị gì? ( Sâu đang phá).
- Chích bông có giúp các bạn nhỏ không? ( dạ có). Giúp như thế nào? ( bắt sâu...)
 Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô hỏi trẻ những hình ảnh đính trên tranh bài thơ, gợi ý cách đọc thơ: đọc tựa bài thơ trước
sau đó đọc nội dung bài thơ là từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, khi hết hàng thì xuống dòng đọc
từ bên trái qua phải.
- Khi đọc thơ phải đọc diễn cảm không đọc nhanh ồn ào phải thể hiện nội dung bài thơ.

- Cô mời lớp đọc vài lần – nhóm – cá nhân.


- Cô chú ý sửa sai cho cháu và chỉ cháu cách đọc.
HĐ 3. Câu hỏi đàm thoại.
- Bài thơ có tên là gì? ( Chim chích bông ).
- Do ai sáng tác? ( Nguyễn Viết Bình).
- Bài thơ nói về nội dung gì? ( về việc chích bông giúp các bạn nhỏ bắt sâu ).
- Chích bông như thế nào? Sở thích chích bông là gì? ( trẻ trả lời).
- Qua bài thơ con có cảm nghĩ như thế nào về chú chích bông? ( trẻ trả lời theo cảm nghỉ của
mình).
Cô nhận xét – tuyên dương trẻ.
- Để thưởng cho các bạn học ngoan cô sẽ cho các con chơi trò chơi nhe!
HĐ 4: Trò chơi “ Chích bông biết nói”
* Cách chơi: Cô cho trẻ đội mảo chim chích bông và làm những chú chim chích bông đọc thơ.
Cô cho trẻ đọc từng câu thơ cho đến hết bài thơ. Trẻ nào đọc không được bị mất 1 lượt chơi phải bắt
giả làm tiếng kêu của chim chích bông.
Cô giáo dục trẻ phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại chim, yêu thích thiên nhiên.
Cô nhận xét lớp – tuyên dương trẻ
Hát “ chim chích bông”
Kết thúc./.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: THẪM MỸ
Hoạt động học: NẶN “MỘT SỐ CÔN TRÙNG”

I/ Mục đích – yêu cầu:
- Cháu sử dụng đôi bàn tay khéo léo kết hợp với kĩ năng nặn để nặn được các con vật có
nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Biết nhận xét về hình dạng, màu sắc của các con vật.

- Thể hiện một số hành vi bảo vệ môi trường.Giữ gìn vệ sinh chung:Bỏ rác đúng nơi quy định,
cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi, sắp xếp đồ dùng gọn gang, tham gia quét, lau chùi nhà
cửa.Sử dụng tiết kiệm điện, nước: tắt điện khi ra khỏi phòng; sử dụng tiết kiệm nước trong sinh
hoạt.( cs 57)
- Giáo dục cháu tạo ra sản phẩm đẹp, khi nặn không được đùa giởn và bôi đất vào áo. Khi nặn
xong phải rửa tay sạch và dọn đồ dùng vào nơi quy định..
II. Chuẩn bị:
- Tranh các con vật
- Mẫu nặn của cô.
- Đất nặn đủ cho cháu.
- Khu trưng bày sản phẩm.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Trò chuyện.
- Cô và trẻ hát bài “ con bướm vàng ”. Cho trẻ quan sát tranh.
- Tranh vẽ gì?(con bướm, con ong, con sâu..)
- Các con vật này thuộc nhóm gì?( côn trùng)
- Ngoài những con vật này ra các con còn biết thêm những con nào thuộc nhóm côn trùng nữa? (
ruồi, muỗi, dán…)
- Những con vật có lợi và những con vật có hại?( trẻ trả lời)
- Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường và biết giữ gìn vệ sinh.
- Cô thấy những con vật này rất đẹp, nên cô đã nặn lại những con vật này cho các con xem . Các
con xem thử xem cô đã nặn những con gì nha!


2. Quan sát gợi ý của cô.
* Con bướm
- Đây là con gì? ( con bướm ).
- Con bướm có màu gì? ( Trẻ kể ).
- Con bướm có những bộ phận nào? ( cánh, mình, .. ).
* Con ong

- Con ong có những bộ phận nào? ( đầu, mình, cánhi ).
- Đầu con onng hình gì? ( hình tròn)
- Cánh ong như thế nào? ( trẻ trả lời)
* Con sâu
- Đây là con gì? ( con sâu ).
- Con sâu có những bộ phận nào? ( trẻ trả lời ).
- Cô cho trẻ xem thêm một số con vật khác.
3. Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi trẻ thích nặn con vật nào?
- Cho cháu về chổ ngồi, cho trẻ nhắc lại các kỹ năng nặn.
- Đúng rồi để nặn được những con vật này thì trước tiên các con phải nhào đất cho thật mềm,
sau đó dùng các kĩ năng như Xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹp, kết dín, dán mỏng .
- Giáo dục cháu: Khi ngồi nặn thì các con nên ngồi thẳng lưng, không được đùa giỡn, không
được lấy đất trây vào quần áo, khi tay bẩn thì các con nên rửa tay sạch.
- Cô nhắc cháu cách rửa tay và dặn cháu phải biết tiết kiệm nước khi rửa tay xong thì biết khóa
nước lại.
.- Cô quan sát, nhắc nhở, động viên tạo nặn ra sản phẩm.
4. Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho cháu đem sản phẩm lên trưng bày, mời vài cháu lên chọn sản phẩm mình thích? Vì
sao cháu thích?
- Cô nhận xét vài sản phẩm tuyên dương khuyến khích trẻ ( nếu trẻ nặn chưa được đẹp,
khuyến khích trẻ cố gắng lần sau).
- Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng cất đồ dùng đúng vào nơi qui định.
- Kết thúc cô và cháu làm động tác “ chi ong nâu ”.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NHẬN THỨC
Hoạt động học: ÔN CÁC KHỐI
I. Mục đích – Yêu cầu:

- Cháu nhận biết phân biệt chỉ ra được các vật có dạng các khối theo yêu cầu của cô.
- Lấy ra hoặc chỉ được các hình khối có màu sắc, kích thước khác nhau khi được yêu cầu.Nói
được hình dạng tương tự của một số đồ chơi, đồ vật quen thuộc khác ( cs 107)
- Giáo dục: Cháu biết yêu quí các yêu quý các con không bắt các con vật, biết chăm sóc và bảo
vệ các con côn trùng, chim.
II/ CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ một khối vuông, khối chữ nhật. khối cầu, khối trụ.
- Các hình vuông, hình chữ nhật, các đồ chơi có dạng hình cầu, hình trụ bằng giấy màu
để dán lên các mặt của các khối .
- Một số đồ dùng có dạng các khối để quanh lớp để xung quanh lớp.
III/ HOẠT ĐỘNG:
- Lớp hát “kìa con bươm vàng”
- Các con vừa hát bài gì?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
1/ luyện tập nhận biết khối vuông, khối chữ nhật.
- Cho trẻ chọn khối giơ lên theo tên gọi, trẻ vừa giơ khối lên vừa nhắc lại tên khối,
cô yêu cầu nhanh dần, gọi xen kẻ các khối để trẻ chọn.
- Cho trẻ đặt rổ đồ chơi đựng các khối ra sau lưng, dùng tay sờ để chọn khối theo tên gọi
trẻ giơ khối và nhắc lại tên, màu sắc khối.
2/ Nhận biết phân biệt các khối.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “cái túi kì lạ”
- Từng nhóm 3 trẻ lên thi chọn khối theo yêu cầu
- Chọn khối theo đúng tên gọi.
- Chọn khối có 6 mặt sau đó trẻ nói tên khối.
- Chọn khối có các mặt đều là hình vuông.
- Chọn khối có các mặt là hình chữ nhật.
- Chọn khối có đường bao tròn, nhẵn, lăn được.
- Chọn khối có mặt trên và mặt đáy bằng, nếu dựng lên thì không lăn được, để



nằm thì lăn được.
- Yêu cầu trẻ chọn hết một loại khối nào đó theo các yêu cầu trên.
- Cho trẻ so sánh:
+ Khối vuông – khối chữ nhật (khối vuông – các mặt là hình vuông, khối chữ nhật
– các mặt là hình chữ nhật)
+ Khối cầu – khối trụ ( khối cầu – có đường bao tròn lăn được, khối trụ có 2 mặt
trên, đáy phẳng đứng thì không lăn được)
- Cho trẻ thi đua chọn khối thi xem ai chọn được nhiều khối theo các yêu cầu trên
- Cho trẻ dùng đất nặn lần lượt nặn từng khối một theo thứ tự: khối cầu, trụ, vuông,
chữ nhật.
3/ luyện tập:
- Cho trẻ tìm các đồ chơi có dạng các khối.
- Cho trẻ dùng các hình dán vào các khối.
- Cho trẻ dùng các khối xếp hình mà cháu thích.
- Trẻ tiến hành chơi.
- Giáo dục trẻ tiết kiệm điện, nước.
- Nhận xét – kết thúc.


KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – GIÁO D C TUẦN
Chủ đề nhánh: 4 CÔN TRÙNG - CHIM
Tuần thứ:4 thực hiện từ ngày 2 /10 đến ngày 02/11/2O12

Tên hoạt

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4


Thứ 5

Thứ 6

động
Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh:
- Đón trẻ vào lớp trò chuyện, cô hướng trẻ xem tranh ảnh về chủ đế mới.
- Trò chuyện cùng trẻ về các con vật thuộc nhóm côn trùng chim.
- Giáo dục trẻ hành vi lể phép khi tiếp xúc với người lớn.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương các con vật, chăm sóc và cho các con vật ăn.
LVPT:

LVPT:

LVPT:

LVPT:

LVPT:

Hoạt

Thể chất

Ngôn ngữ

Nhận thức

Thẩm mĩ


TC - KNXH

động học

Đề Tài:

Đề Tài:

Đề Tài:

Đề Tài:

Đề Tài:

- chuyền vá

- Thơ: chim

- toán ôn các

- nặn các con

- Một số loại

bắt bóng qua

chích bông.

khối


côn trùng

côn trùng

đầu qua chân

chim.

Hoạt

- T/C:

- T/C:

- T/C:

- T/C:

- T/C:

động

Mèo và chim

Rồng rắn lên

Bịt mắt bắt dê

Mèo đuổi


Kéo co.

ngoài gi

sẽ

mây.

Thể dục gi a gi :
-

Hô hấp: Ngữi hoa.

-

Tay, vai: Hai tay đưa ra trước lên cao.

-

Bụng, lườn: Hai tay chống hong, quay người sang hai bên.

-

Chân: Bật luân phiên từng chân

chuột


Hoạt


- Thư viện:

- Âm nhạc:

- Phân vai: bán

- Thư viện:

- Âm nhạc:

động góc

Xem tranh

Trang trí sân

hàn

Xem tranh

Trang trí sân

- Tạo hình:

khấu.

- Tạo hình:

- Tạo hình:


khấu.

Tô màu các

- Phân vai:

Vẽ các con vật.

Tô màu các

- Phân vai:

con vật

Bán thức ăn

- Xây dựng:

con vật

Bán hàn

- phân vai: bán

gia súc.

xây trang trại

- phân vai:


- Tạo hình:

hàn

- Tạo hình:

bán hàng

Vẽ các con

Vẽ các con

vật

vật.
Nêu
gương,

- Cô cho trẻ đọc thơ “ nêu gương”. Cô mời các tổ nhận xét bạn, cô nhận xét. Cô cho

Trả trẻ

trẻ cắm cờ bé ngoan.
- Trả trẻ.



×