Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tiếp nhận luật la mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở việt nam hiện nay (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.02 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN HỒNG MINH

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO NHÂN TẠO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẢO NHÂN TẠO ĐỐI VỚI HÒA BÌNH,
AN NINH, KINH TẾ, THƢƠNG MẠI TẠI BIỂN ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN HỒNG MINH

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO NHÂN TẠO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẢO NHÂN TẠO ĐỐI VỚI HÒA BÌNH,
AN NINH, KINH TẾ, THƢƠNG MẠI TẠI BIỂN ĐÔNG

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LAN NGUYÊN



Hà Nội – 2017


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
Chƣơng 1: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ ĐẢO NHÂN TẠO VÀ XÂY
DƢ̣NG ĐẢO NHÂN TẠO THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ .................. 5
1.1. Khái niệm, vai trò của đảo trong viê ̣c xác đinh
̣ các vùng biể n ............... 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại đảo ............................................................... 5
1.1.2. Vai trò của đảo trong viê ̣c xác đinh
̣ các vùng biể n............................ 9
1.2. Quy chế pháp lý về đảo nhân ta ̣o theo pháp luâ ̣t quố c tế ...................... 10
1.2.1. Khái niệm, mục đích, vị trí và điều kiện xây dựng đảo nhân tạo ... 10
1.2.2. Quy chế pháp lý của đảo nhân ta ̣o và xác đinh
̣ quyề n tài phán quố c
gia đố i với đảo nhân ta ̣o ............................................................................ 19
Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG VÀ Ả NH HƢỞNG CỦ A HOA ̣T ĐỘNG
BỒI ĐẮP , XÂY DƢ̣NG CÁC ĐẢO NHÂN TẠO CỦ A CÁC NƢỚC
TRÊN BIỂN ĐÔNG ................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng xây dựng đảo nhân ta ̣o trên Biể n Đông ...... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Khái quát về Biển Đông , mục đích và chiến lược của các quốc gia
trong khu vực ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của các quốc gia tại Biển Đông

................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tác động của đảo nhân tạo đến pháp luật quốc tế và các yếu tố khác
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tác động đến pháp luật quốc tế....... Error! Bookmark not defined.


2.2.2. Tác động đến hòa bình và an ninh quốc tếError! Bookmark not
defined.
2.2.3. Tác động đến quyền tự do hàng hải , hàng không, hoạt động kinh tế
biể n và đánh bắ t hải sản ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Tác động đến môi trường biển ........ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀ I VỤ KIỆN
GIƢ̃ A PHILIPPINES

– TRUNG QUỐC Đ ẾN CÁC THỰC THỂ

ĐANG ĐƢỢC XÂY DỰNG THÀNH ĐẢO NHÂN TẠO TRÊN BIỂN
ĐÔNG VÀ MỘT SỐ K IẾN NGHI ,̣ GIẢI PHÁP Error! Bookmark not
defined.
3.1. Tổ ng quan về vu ̣ kiê ̣n và phán quyế t .... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tổ ng quan về vu ̣ kiê ̣n ...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tổ ng quan về phán quyế t ................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Tác động đối với cộng đồng quốc tế và Việt Nam sau phán quyết trọng tài
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Đối với cộng đồng quốc tế .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đối với quan hệ quốc tế khu vực .... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đối với Việt Nam ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Mô ̣t số kiế n nghi ̣và giải pháp đố i với Viê ̣t NamError! Bookmark not
defined.
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật quốc tế về đảo nhân tạoError! Bookmark not

defined.
3.3.2. Chính sách Việt Nam cần áp dụng .. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Về các bằng chứng liên quan đến đảo nhân tạoError!

Bookmark

not defined.
3.3.4. Về bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học ở Biển Đông trước
tác động của hoạt động xây dựng đảo nhân tạoError!
defined.

Bookmark

not


3.3.5. Về sử du ̣ng biê ̣n pháp tư pháp để giải quyế t tranh chấ p .......... Error!
Bookmark not defined.
3.3.6. Mô ̣t số giải pháp khác ..................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO .............................................. 25


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và hợp tác thương
mại giữa các quốc gia ngày càng đẩy mạnh thì biển, đảo ngày càng thể hiện
vai trò quan trọng của mình đối với mỗi quốc gia. Thời gian gần đây, sự tranh
chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông giữa các quốc gia ngày càng gay gắt,
ảnh hưởng đến tình hình chính trị, kinh tế, an ninh của khu vực.

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các bên liên
quan bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia ngày càng
gia tăng phức tạp. Trung Quốc không chỉ dừng lại bằng các tuyên bố chủ
quyền phi lý mà ngày càng đẩy mạnh các hoạt động cụ thể, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải tại khu vực. Hoạt động xây
dựng, cải tạo, bồi đắp đảo và các đảo nhân tạo khác tại Biển Đông được
Trung Quốc tập trung tiến hành với các trang thiết bị và công nghệ hiện đại
hỗ trợ thời gian qua đã bị cộng đồng quốc tế lên án, chỉ trích nặng nề. Tuy
nhiên, Trung Quốc vẫn bất chấp dư luận quốc tế và tiến hành các hoạt động
của mình, tuyên bố các hoạt động xây dựng, cải tạo, bồi đắp đảo, đảo nhân tạo
thuộc chủ quyền của quốc gia để cải thiện điều kiện sống, bảo vệ tốt hơn chủ
quyền của mình.
Vậy các hoạt động và tuyên bố của Trung Quốc có phù hợp với pháp
luật quốc tế hay không? Pháp Luật quốc tế đã quy định và có cơ chế giải
quyết vấn đề liên quan đến đảo nhân tạo như thế nào? Các hạn chế và giải
pháp nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến đảo và đảo nhân tạo trên biển?
Căn cứ vào tình hìn h thực tế và các vấn đề đặt ra đố i với hoạt động
nghiên cứu pháp luật quốc tế về đảo nhân tạo trên biển, dựa trên tinh thầ n tiếp
thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả trong
nước và quốc tế, học viên chọn đề tài “Quy chế pháp lý của đảo nhân tạo
1


và tác động của hoạt động xây dựng đảo nhân tạo đối với hòa bình, an
ninh, kinh tế, thƣơng mại tại Biển Đông” để làm Luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Luật quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian gần đây, khi Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động
bồi đắp, cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông thì các chính phủ,
trung tâm, học giả, các nhà nghiên cứu có các bài viết, tuyên bố, phát biểu về

vấn đề này rất đa dạng và phong phú trên tất cả các phương diện chính trị, an
ninh, pháp lý. Tại Việt Nam và một số nước trên thế giới thời gian qua đã tổ
chức nhiề u hội thảo liên quan đến quy chế pháp lý của đảo nhân tạo và các tác
động của hoạt động xây dựng đảo nhân tạo (XDĐNT) với sự tham gia, đóng
góp ý kiến của các chuyên gia, học giả hàng đầu đến từ nhiều quốc gia khác
nhau.
Qua việc tìm hiểu các bài viết, đề tài liên quan đến đảo nhân tạo
(ĐNT), tác giả nhận thấy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và các bài viết về
các vấn đề pháp lý của đảo quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tuy nhiên đối với ĐNT đến nay có rất ít các
đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Trên các trang mạng có một số
bài viết nghiên cứu của các chuyên gia, học giả viết về ĐNT nhưng mang tính
nhỏ lẻ, chỉ đề cập đến một phần của vấn đề, chưa có hệ thống ở cả lý luận và
thực tiễn. Trong đề tài này, tác giả sẽ nghiên cứu và hệ thống lý luận về ĐNT
trong luật quốc tế, các án lệ điển hình có liên quan đến công trình, ĐNT, các
tác động của ĐNT tại khu vực Biển Đông từ đó đánh giá và đưa ra các giải
pháp hợp lý cho hoạt động XDĐNT ở Biển Đông.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn các quy định
về đảo và ĐNT có trong UNCLOS 1982, các vụ án tranh chấp liên quan đến
2


đảo nhân tạo đã được giải quyết, ảnh hưởng của hoạt động XDĐNT đến an
ninh, hòa bình, kinh tế, thương mại, môi trường tại Biển Đông, tác giả đề xuất
mô ̣t số giải pháp nhằ m giải quyết các tranh chấp liên quan đến đảo nhân tạo ở
Biển Đông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật quốc tế về

đảo và ĐNT.
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của ĐNT tại Biển Đông trên các liñ h
vực cụ thể: Hòa bình, an ninh, kinh tế, chính trị, môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải
quyết các tranh chấp liên quan đến đảo, ĐNT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định về đảo và đảo nhân tạo theo
UNCLOS 1982 là chủ yếu, các vụ án giải quyết tranh chấp liên quan đến đảo
nhân tạo, các hiệp định, thỏa thuận và các văn bản quốc tế có liên quan, các
thông tin, bài báo, nghiên cứu, bài viết đã được đăng tải trên mạng và các tạp
chí chuyên ngành.
- Phạm vi nghiên cứu: Các ĐNT được xây dựng, bồi đắp và cải tạo ở
Biển Đông, các tài liệu có liên quan quy định về ĐNT trong chuyên ngành
luật biển quốc tế.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.
- Một số quan điểm của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế, pháp
luật nhân quyền quốc tế và pháp luật khu vực về ĐNT và hoạt động XDĐNT.

3


- Quan điểm của một số học giả pháp lý, nhà lập pháp và thực tiễn thi
hành pháp luật trên thế giới, khu vực và Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đồng thời kết hợp với các phương pháp cụ thể, bao gồm: phân tích, tổng hợp,
thống kê, luật học so sánh... để luận giải làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của luận

văn cũng như những vấn đề nghiên cứu được đặt ra.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Đề tài sẽ nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận của pháp luật quốc tế
về ĐNT theo hệ thống khoa học và tìm ra các vấn đề lý luận còn thiếu, chưa
hợp lý của pháp luật quốc tế liên quan đến ĐNT.
- Nghiên cứu các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi ĐNT và hoạt động
XDĐNT trên Biển Đông.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, giải quyết
tranh chấp và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông liên quan
đến ĐNT.
7. Bố cục của Luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
bao gồm 3 Chương:
Chương 1: Quy chế pháp lý về đ ảo nhân ta ̣o và xây dựng đ ảo nhân
tạo theo pháp luật quố c tế .
Chương 2: Thực trạng và ảnh hưởng của hoạt động bồi đắp, xây dựng
các đảo nhân tạo của các nước trên Biển Đông.
Chương 3: Tác động của phán quyết trọng tài vụ kiện giữa Philippines
- Trung Quốc đến các thực thể đang được xây dựng thành
đảo nhân tạo trên Biển Đông và một số kiến nghị, giải
pháp.

4


Chƣơng 1
QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ ĐẢO NHÂN TẠO VÀ XÂY DƢ̣NG ĐẢO
NHÂN TẠO THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, vai trò của đảo trong viêc̣ xác đinh
̣ các vùng biể n

1.1.1. Khái niệm và phân loại đảo
1.1.1.1. Khái niệm đảo
Trong các văn bản pháp lý, khái niệm về đảo được thống nhất và ghi
nhận lần đầu tiên trong Công ước 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp: "Một
đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này
vẫn ở trên mặt nước". Sau đó, tại Hội nghị của Liên Hơ ̣p Quốc về Luật biển
lần III đã cho ra đời UNCLOS 1982, định nghĩa đảo trong UNCLOS có sự kế
thừa theo định nghĩa đảo trong Công ước 1958.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 UNCLOS 1982, đảo được hiểu là:
“Một vùng đất hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều
lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. Định nghĩa trên của UNCLOS về đảo
đã gián tiếp đưa ra các tiêu chuẩn xác định đảo trong mối tương quan với cấu
trúc tự nhiên hay nhân tạo khác tồn tại trên biển. Trong quy định về đảo tại
Điều 121 UNCLOS, một số tiêu chuẩn về đảo cần làm rõ như sau:
- Thứ nhất, một vùng đất tự nhiên: Tiêu chuẩn này nhằm phân biệt đảo tự
nhiên với ĐNT và các công trình, thiết bị do con người xây dựng, tạo ra trên
biển với mục đích mở rộng vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của
quốc gia ven biển, ảnh hưởng đến các quyền tự do biển cả. Điều này có nghĩa là
khi cho rằng đảo là "một vùng đất” thì đảo không thể là vật thả trôi hay các tảng
băng trên biển,“vùng đất” này cũng phải gắn bó hữu cơ một cách tự nhiên với
đáy biển. Cả khoản 1 Điều 10 của Công ước 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp
và khoản 1 Điề u 121 của UNCLOS 1982 cũng khẳng định đảo phải là một vùng
đất tự nhiên. Như vậy, cả hai Công ước đều không coi thành phần cấu tạo địa
5


chất của đảo là một tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo. Yếu tố "hình thành tự
nhiên” là yếu tố được bổ sung khi xây dựng khái niệm đảo trong Công ước về
lãnh hải và vùng tiếp giáp và tiếp tục được khẳng định trong UNCLOS 1982.
- Thứ hai, có nước bao bọc xung quanh: Đây cũng là mô ̣t trong các tiêu

chuẩ n khách quan để xác đinh
̣ quy chế của đảo. Tiêu chuẩ n này đươ ̣c đưa ra để
phân biê ̣t đảo với bán đảo. Vùng đất có nước bao bọc xung quanh khi thủy triều
lên cao nhưng la ̣i nố i với lañ h thổ đấ t liề n khi thủy triề u xuố ng thấ p thì cũng chỉ
đươ ̣c coi là bán đảo chứ không phải là đảo theo quy đinh
u UNCLOS.
̣ ta ̣i Điề121
Tuy nhiên, vùng đất có nước bao bo ̣c xung quanh vẫn đươ ̣c coi là đảo nế u đươ ̣c
nố i với đấ t liề n bằ ng cầ u hoă ̣c đường hầ .mCả Công ước 1958 về lãnh hải và vùng
tiếp giáp lãnh hải và UNCLOS 1982 đều quy định, nhưng bãi cạn lúc nổi lúc chìm
thì không có quy chế đảo, các công trình nhân tạo cũng không được hưởng quy
chế đảo dù chúng có nước biển bao bọc xung quanh [19, Điều 13].
- Thứ ba, thường xuyên ở trên mặt nước lúc thủy triều lên: Công ước
1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp đã dùng tiêu chuẩn này để phân biệt những
cấu tạo tự nhiên nào được hưởng quy chế đảo và những cấu tạo nào không
được hưởng quy chế đảo. Tiêu chuẩn này có ý nghĩa quan trọng khi đã loại bỏ
tất cả bãi cạn lúc chìm lúc nổi khỏi khái niệm đảo. Theo quy định của
UNCLOS 1982, sự khác biệt cơ bản giữa đảo với bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở
chỗ đảo vẫn hiện hữu ở trên mặt nước không phụ thuộc vào mực nước thuỷ
triều lên hay xuống, trong khi đó sự xuất hiện của bãi cạn lúc nổi lúc chìm lại
phụ thuộc nhiều vào sự lên xuống của thuỷ triều [19, Điều 13]. Chính vì đặc
tính này nên bãi cạn lúc nổi lúc chìm sẽ không có vùng biển riêng biệt và sự
có mặt của chúng sẽ không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới các vùng
biển giữa những quốc gia có biển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất
định liên quan đến việc xác định đường cơ sở của quốc gia có biển, bãi cạn
lúc nổi lúc chìm cũng có thể được tính đến là điểm xuất phát hay kéo đến của
tuyến đường cơ sở.
6



- Thứ tư, có kích thước nhất định: Ngoài các tiêu chuẩn khách quan nói
trên, vấn đề một đảo phải có kích thước như thế nào mới được coi là một đảo
thật sự đã được thảo luận nhiều từ cuối thế kỷ XIX cho đến Hội nghị của Liên
Hơ ̣p Quốc về Luật biển lần I nhưng chưa đạt được những thỏa thuận cụ thể.
1.1.1.2. Phân loại đảo
Phân loại đảo cũng là một vấn đề quan trọng, cho đến nay vẫn chưa có
sự phân loại các đảo một cách cụ thể của bất kỳ cơ quan, tổ chức quốc tế nào.
Dù vậy, cũng có nhiều tiêu chí được đưa ra để phân loại đảo như: Dựa vào
kích thước, khả năng thích hợp cho cuộc sống con người hay cho đời sống
kinh tế riêng... Tuy nhiên, tiêu chí được sử dụng rộng rãi là dựa vào vị trí của
đảo. Đây là tiêu chí quan trọng bởi nó quyết định tới mức độ ảnh hưởng của
đảo đối với việc xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
của quốc gia. Mặc dù có một quy chế cho các đảo nhưng UNCLOS 1982
không đưa ra được các tiêu chí để phân loại đảo. Một số tiêu chí sử dụng để
phân loại đảo như sau:
- Thứ nhất, dựa vào khả năng thích hợp cho cuộc sống con người hay
cho đời sống kinh tế riêng của đảo, có thể chia làm hai nhóm: đảo thích hợp
cho cuộc sống con người hay cho đời sống kinh tế riêng (đảo tự nhiên) và đảo
không thích hợp cho cuộc sống con người hay cho đời sống kinh tế riêng (đảo
đá). Trên phương diện nào đó, có thể hiểu đảo sẽ thích hợp cho con người đến
ở hoặc có đời sống kinh tế riêng nếu điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa lý của
đảo cho phép ổn định cuộc sống lâu dài của những người dân trên đảo. Ngoài
ra, tài nguyên trên đảo được đánh giá là hiện hữu và có giá trị kinh tế.
Quy chế pháp lý của đảo đá được nêu tại UNCLOS 1982 như sau:
"Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc có một đời
sống kinh tế riêng thì không có vùng ĐQKT và TLĐ" [19, Điều 121]. Như
vậy, theo UNCLOS đảo đá được hiểu là những đảo đáp ứng được các tiêu
chuẩn khác của một đảo bình thường, nghĩa là chúng là một vùng đất tự nhiên
7



có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước nhưng
không đáp ứng được các tiêu chuẩn "thích hợp cho con người đến ở hoặc có
một đời sống kinh tế riêng". Về khái niệm "đảo đá", trong thực tiễn và trong
lý luận, người ta chưa thống nhất được các tiêu chuẩn nào để xác định thế nào
là một đảo đá [25].
Thuật ngữ "những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở
hoặc có một đời sống kinh tế riêng" là một thuật ngữ gây ra nhiều cách hiểu
khác nhau và không có một sự giải thích chính xác. Một đảo đá có khả năng
đã được con người đến ở nhưng sau khi đã khai thác hết tài nguyên hoặc do
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt họ có thể ra đi. Một đảo đá không thích hợp
cho con người đến ở ngày hôm nay có thể trở thành một đảo đá có người đến
ở ngày mai nhờ những tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật của con người. Bất kì
mỏm đá hay bãi cạn nào cũng có thể dùng làm nơi cư trú của con người nếu
quốc gia đầu tư thích đáng để con người có thể sinh sống ở đó. Mục đích của
quy định tại khoản 3 Điều 121 UNCLOS là để hạn chế việc áp dụng quy chế
pháp lý đầy đủ của đảo tự nhiên cho đảo đá nhằm thực hiện yêu sách chủ
quyền trên biển của các quốc gia. Do đó, tiêu chí thích hợp cho con người đến
ở có thể được hiểu là tiêu chí về địa lý, khí hậu, kinh tế, tài nguyên... cho phép
con người xây dựng và ổn định đời sống sinh hoạt xã hội lâu dài cho cộng
đồng dân cư trên đảo.
Tiêu chí xác định một đảo có đời sống kinh tế riêng cũng không rõ
ràng, bởi vì UNCLOS không nêu cụ thể các yếu tố nào là căn cứ có thể xác
định một đảo có đời sống kinh tế riêng. Đời sống kinh tế riêng ở đảo có cần
phải tự chủ hoàn toàn với lãnh thổ đất liền hay không... là rất khó xác định. Vì
vậy, đảo có đời sống kinh tế riêng là đảo đáp ứng được về mặt tài nguyên ở
trên và xung quanh đảo được đánh giá là có giá trị kinh tế, đang tồn tại trên
thực tế và được cộng đồng dân cư trên đảo tạo lập đời sống kinh tế, xã hội từ
chính các nguồn lợi đó.
8



Theo quy định của UNCLOS 1982, vùng biển của hai nhóm đảo tự
nhiên và đảo đá này rất khác nhau. Để đảm bảo chủ quyền quốc gia đối với
đảo tự nhiên, tại khoản 2 Điều 121 UNCLOS quy định dành cho các đảo tự
nhiên có đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền như lãnh
thổ đất liền của quốc gia (bao gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,
ĐQKT và thềm lục địa). Tuy nhiên đảo đá lại không có vùng biển thuộc
quyền chủ quyền là vùng ĐQKT và thềm lục địa (TLĐ). Mặt khác, mức độ
ảnh hưởng của hai nhóm này đến quá trình xác định các vùng biển thuộc chủ
quyền và quyền chủ quyền của quốc gia cũng khác nhau.
- Thứ hai, dựa vào khoảng cách của đảo đến bờ biển của quốc gia:
Dựa trên tiêu chí này có thể chia đảo thành hai nhóm là đảo ven bờ và đảo xa
bờ. Mặc dù UNCLOS 1982 không xác định rõ khoảng cách là bao nhiêu để
xác định thế nào là gần bờ hay xa bờ, tuy nhiên trong thực tiễn đảo ven bờ là
đảo cách bờ biển của quốc gia không quá hai lần chiều rộng của lãnh hải là 24
hải lý, đảo cách bờ quá khoảng cách trên sẽ được xếp vào nhóm đảo xa bờ.
1.1.2. Vai trò của đảo trong viê ̣c xác đinh
̣ các vùng biển
Sự hiện diện của các đảo hay chuỗi đảo nằm ven bờ có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định đường cơ sở của quốc gia ven biển. Theo quy định
của UNCLOS 1982, các quốc gia ven biển không phải là quốc gia quần đảo
thì có hai phương pháp xác định đường cơ sở là phương pháp đường cơ sở
thông thường và đường cơ sở thẳng. Trong đó, đường cơ sở thông thường
được xác định là ngấn nước thuỷ triều xuống thấp nhất dọc theo bờ biển, được
thể hiện trên hải đồ có tỉ lệ lớn và được quốc gia ven biển chính thức công
nhận thì đường cơ sở thẳng là đường nối các đoạn thẳng tại những điểm thích
hợp có thể được lựa chọn (điểm ngoài cùng nhô ra nhất của bờ biển khi ngấn
nước triều thấp nhất) của bờ biển, các đảo ven bờ tạo thành đường liên tiếp
gẫy khúc. Đường cơ sở thẳng được áp dụng trong ba trường hợp sau đây: Ở

những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm; ở những nơi có một
9


chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển; ở những nơi có các điều
kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện
diện của các châu thổ. Do đó, quốc gia ven biển có các đảo gần bờ có thể lựa
chọn vạch đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thẳng thay vì đường
cơ sở thông thường [19, Điều 5.7].
Đối với các đảo xa bờ : Về nguyên tắc, các đảo xa bờ sẽ không được
tính đến khi vạch đường cơ sở của quốc gia có biển. Như vậy, sự tồn tại của
đảo tự nhiên được xác định là gần bờ hay xa bờ đều có ý nghĩa nhất định
đối với việc hoạch định vùng biển của quốc gia ven biển. Trong một số
trường hợp đặc biệt, sự tồn tại của đảo, chuỗi đảo tự nhiên này có thể góp
phần mở rộng các vùng biển của quốc gia ra hướng biển.
1.2. Quy chế pháp lý về đảo nhân ta ̣o theo pháp luâ ̣t quố c tế
1.2.1. Khái niệm, mục đích, vị trí và điều kiện xây dựng đảo nhân tạo
1.2.1.1. Khái niệm đảo nhân tạo
Về phương diện lịch sử, từ thời La Mã cổ đại đã có những ghi chép sơ
khai đầu tiên về ĐNT từ gần 2.000 năm trước. Năm 47, Plinius đề cập đến
những “gò đất nhân tạo” do cư dân sống tại khu vực mà ngày nay thuộc đông
bắc Hà Lan xây dựng để tránh triều cường và sóng bão. Từ năm 1892 đến
năm 1954 với mục đích phân loại những người nhập cư vào Mỹ liên quan đến
các vấn đề về pháp lý và y tế, chính quyền liên bang Mỹ đã cho xây dựng
ĐNT Ellis Island tại Vịnh New York. Đảo Ellis Island ban đầu chỉ là một cù
lao nhỏ sau khi được cải tạo thì diện tích đã tăng gấp nhiều lần và trong quá
trình 62 năm hoạt động thì đã có 12 triệu lượt người nhập cư đến hòn đảo
nhân tạo này để kiểm tra trước khi được nhập cư vào Mỹ [68].
Xuất phát từ học thuyết TLĐ, từ lâu người ta đã công nhận thẩm quyền
của quốc gia ven biển xây dựng các cấu trúc nhân tạo nhằm mục đích thăm dò

và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình trên TLĐ của mình nhưng các
cấu trúc này không có quy chế đảo. Tại Hội nghị pháp điển hoá Luật pháp
10


quốc tế La Hay năm 1930, đại diện của Đức đã đề nghị nếu một ĐNT có
người ở thì sẽ được hưởng quy chế đảo nhưng Hội nghị đã bác bỏ. Từ đó,
không có quốc gia nào đề nghị các cấu trúc nhân tạo có quy chế đảo nữa.
Trong quá trình đàm phán để ký kết UNCLOS đã có đệ trình của một số quốc
gia liên quan tới ĐNT nhưng văn bản cuối cùng của UNCLOS chỉ định nghĩa
đảo tự nhiên tại Điều 121 mà không định nghĩa ĐNT. Việc thiếu vắng một
định nghĩa chính thức về ĐNT trong UNCLOS đã gây ra rất nhiều tranh chấp
trong việc giải thích và áp dụng quy chế pháp lý của ĐNT giữa các quốc gia
với nhau. Tại Biển Đông hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và
tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo, bồi đắp, xây dựng
ĐNT trên các đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm, rạn san hô với quy mô rộng
lớn bằng các phương tiện, máy móc hiện đại. Điều này làm cho khu vực trở
nên bất ổn, tiềm năng nhiều nguy cơ gây tranh chấp, xung đột giữa các quốc
gia. Nguyên nhân chính là do việc XDĐNT liên quan tới chủ quyền quốc gia,
quyền tài phán trên biển, phân định biên giới biển, khai thác tài nguyên biển
nếu không được giải quyết hòa bình trong khuôn khổ pháp luật quốc tế thì sẽ
tác động nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh, kinh tế của khu vực và thế giới
[22, Tr.3].
Các chuyên gia, học giả pháp lý trên thế giới đã đưa ra một số định
nghĩa về ĐNT theo quan điểm của mình như: Theo Soons, “Đảo nhân tạo là
những cấu trúc được tạo ra bằng cách đặt/đổ lên các vật chất tự nhiên như
sỏi, cát và đá; trong khi đó các công trình lắp đặt nhân tạo lại là những cấu
trúc bê tông cố định gắn với đáy biển bằng ống dẫn và các cọc” [51]. Theo
Robert Beckman, “Đảo nhân tạo là các thực thể nổi trên biển khi thủy triều
lên cao do các hoạt động cải tạo đất hoặc các hoạt động nhân tạo khác..."

Theo Heijmans, “Đảo nhân tạo là các thực thể nhân tạo được hình thành từ
nguồn tự nhiên trên nền đất của đáy biển, bao quanh bởi nước và nổi trên
biển khi thủy triều lên cao” [56]. Bách khoa toàn thư Công pháp quốc tế định
11


nghĩa: “Đảo nhân tạo là một nền tảng cố định vĩnh viễn hoặc tạm thời do con
người tạo nên, bao quanh là nước và nổi trên mặt nước trên khi thủy triều
lên”. Trong khi đó, Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống
lại sự an toàn của những công trình cố định trên TLĐ năm 1988 đã đồng nhất
khái niệm “đảo nhân tạo” với khái niệm “công trình cố định”. Theo đó,
“công trình cố định” được hiểu là “một đảo nhân tạo, thiết bị hoặc cấu trúc
được lắp đặt vĩnh cửu gắn với đáy biển nhằm mục đích thăm dò hoặc khai
thác tài nguyên hoặc nhằm các mục đích kinh tế khác”.
Về nội dung, các định nghĩa nói trên chưa phản ánh toàn diện các vấn
đề kỹ thuật và tính pháp lý của ĐNT. Vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu định nghĩa
ĐNT dựa trên tiêu chí về kỹ thuật, pháp lý và mục đích xây dựng. Tiêu chí kỹ
thuật để trả lời cho câu hỏi ĐNT được xây dựng như thế nào, tiêu chí pháp lý
để trả lời cho câu hỏi điều kiện để XDĐNT, ĐNT có quy chế pháp lý, xây
dựng nhằm mục đích gì? Tại Biển Đông hiện nay, tồn tại ba thiết lập, cấu trúc
nhân tạo đó là: (1) Các thiết lập nhân tạo nổi tạm thời; (2) Các thiết lập và cấu
trúc nhân tạo gắn kết tạm thời hoặc vĩnh viễn với đảo tự nhiên; (3) Đảo nhân
tạo được xây dựng trên các đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm, rạn san hô. Luận
văn tập trung nghiên cứu ĐNT được cải tạo, bồi đắp, xây dựng trên Biển
Đông, do đó có thể định nghĩa: "Đảo nhân tạo là công trình vĩnh cửu gắn với
đáy biển bằng các vật liệu tự nhiên, được bao quanh bởi nước biển và nổi
trên biển khi thủy triều lên cao do các quốc gia tiến hành các hoạt động bồi
đắp, cải tạo, xây dựng nhằm mục đích khẳng định hoặc yêu sách về chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên biển”. Như vậy,
khác với các công trình nhân tạo khác như nhà giàn; giàn khoan dầu, khí; hệ

thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm trên biển, ĐNT là công trình xây dựng cố
định, vĩnh cửu, thường xuyên nhô trên mặt nước biển và không thể di dời dịch
chuyển được [22, Tr.5].

12


1.2.1.2. Phân loại đảo nhân tạo
Đảo nhân tạo có thể được phân thành hai loại cơ bản dựa vào mục đích
sử dụng như sau:
Loại 1: Nơi sinh sống ổn định, lâu dài của cộng đồng dân cư trên biển
(các thành phố, làng mạc trên biển cố định hoặc nổi như các ĐNT mà UAE,
Maldives, Canada, Singapore, Mĩ, Nhật Bản… đã xây dựng) [63].
Loại 2: Các công trình nhằm mục đích dân sự như: thăm dò và khai
thác tài nguyên biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khảo cổ học, dự báo thời tiết,
điều hòa thủy triều, chống xói mòn (như các đảo của Israel xây dựng để nuôi
trồng thủy sản hoặc là các ĐNT của Hà Lan được xây dựng chủ yếu là nhằm
mục đích điều hòa thủy triều, chống xói mòn), các công trình phục vụ giao
thông vận tải như bến tàu, nhà kho, sân bay (như sân bay quốc tế Hong Kong,
Macao Trung Quốc, các sân bay Kansai, Kobe và Nagasaki của Nhật Bản
hoặc sân bay Emirate của UAE) hoặc nhằm mục đích quân sự như Trung
Quốc đang thực hiện phi pháp trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa, chủ
quyền của Việt Nam [19].
1.2.1.3. Điề u kiê ̣n chung về viê ̣c xây dựng đảo nhân tạo
Một quốc gia muốn XDĐNT thì phải đáp ứng các yêu cầu như không
được cản trở đối với giao thông hàng hải, việc đánh cá hay bảo vệ tài nguyên
sinh vật biển, đồng thời không cản trở việc nghiên cứu về hải dương học;
Điều 5.2 của Công ước 1958 về TLĐ cũng quy định quốc gia ven biển có
quyền xây dựng, duy trì và bảo dưỡng các thiết bị, công trình trên TLĐ của
mình nhằm thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy vậy,

các thiết bị và công trình đó không được làm ảnh hưởng đến các đường hàng
hải quốc tế.
UNCLOS 1982 cũng đã đề cập đến cách thức xây dựng các công trình
này. Việc xây dựng các ĐNT, thiết bị và công trình phải được thông báo
theo đúng thủ tục, phải duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có
13


mặt của các đảo; khi không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để bảo đảm an
toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung
do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra [19, Điều 60.3].
UNCLOS 1982 cho phép quốc gia ven biển khi cần có thể lập ra xung
quanh các ĐNT, các thiết bị hoặc công trình những khu vực an toàn với
kích thước hợp lý; trong các khu vực này, quốc gia ven biển có thể áp dụng
các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của
các ĐNT, các thiết bị và công trình [19, Điều 60.4]. Tất cả các tàu thuyền phải
tôn trọng các khu vực an toàn và tuân theo các quy phạm quốc tế được chấp
nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực gần các ĐNT, các thiết bị
và công trình [19, Điều 60.6].
1.2.1.4. Vị trí, mục đích và các điều kiện cụ thể về viê ̣c xây dựng đảo nhân tạo
Về nguyên tắ c , các quốc gia ven biển có quyền xây dựng ĐNT trên các
vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nô ̣i thủy và lañ h hải), trên các vùng biể n
thuô ̣c quyề n chủ quyề n và quyề n tài phán quố c g ia (vùng tiếp giáp lãnh hải ,
ĐQKT và TLĐ) và trên vùng biển quốc tế . Do ở từng vi ̣trí t hì có các chế độ
pháp lý khác nhau nên mục đích cũng như các điều kiện đối với việc xây
dựng đảo nhân ta ̣o cũng có sự khác nhau [19, Điều 56, 60].
a. Vị trí xây dựng đảo nhân tạo trong nội thủy và lãnh hải
Nô ̣i thủy và lañ h hải là lañ h thổ trên biể n của quố c gia nên các quố c gia
ven biển hoàn toàn có quyền xây dựng các đảo và công trình thiết bị nhân tạo
để khẳng định, bảo vệ và thực thi chủ quyền quốc gia. Do đó , với vi ̣trí xây

dựng ĐNT trong nô ̣i thủy và lañ h hải , về nguyên tắ c thì các quốc gia ven biển
có quyền XDĐNT nhằm bất cứ mục đích gì mà luật pháp quốc tế không cấm.
Cụ thể, quốc gia ven biển có thể XDĐNT để làm nơi sinh sống cho dân cư
hoặc phục vụ hoạt động khai thác tài nguyên, đánh bắt hải sản, nghiên cứu
khoa học biển, bảo vệ môi trường biển hoặc ứng phó với biến đổi khí hậu,
chống xói mòn, thủy triều dâng hoặc xây dựng các căn cứ quân sự trên biển
14


nhằm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia với điều kiện
tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực của luật quốc tế.
Tuy nhiên, xuất phát t ừ chế độ pháp lý của lãnh hải là tàu thuyền của
mọi quốc gia được quyền “đi qua không gây hại” nên việc XDĐNT trong
vùng biển này phải tuân thủ các quy định của UNCLOS nhằm bảo đảm
“quyền đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài. Đồng thời, việc
XDĐNT phải bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải, bảo vệ và giữ gìn môi
trường biển. Trong phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế về vụ Eo biển
Corfu (giữa UK và Albania), liên quan đến việc các tàu chiến của Anh đi qua
eo biển Corfu bị vướng mìn trong lãnh hải của Albania khiến 44 thủy thủ thiệt
mạng. Tòa án Công lý Quố c tế đã tuyên bố r ằng, mọi quốc gia có nghĩa vụ
không được sử dụng lãnh thổ của mình vào các hoạt động nếu biết rõ rằng các
hoạt động đó xâm phạm đến quyền của các quốc gia; không quốc gia nào có
quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ, bao gồm cả lãnh hải của mình
theo cách thức có thể gây phương hại tới lãnh thổ quốc gia khác. Theo đó,
Tòa đã tuyên, Albania phải chịu trách nhiệm những vụ nổ xảy ra vào ngày 22
tháng 10 năm 1946 và phải bồi thường cho Anh.
Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia đối diện hoặc tiếp giáp nhau
trong mô ṭ vùng biể n he ̣p thì ho ạt động XDĐNT phải tính đến các tác động
của việc xây dựng đó có thể gây ra đối với lãnh thổ của quốc gia khác. Do
vậy, trước khi XDĐNT, các quốc gia cần phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng

những ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng đối với quốc gia láng giềng.
Đồng thời, quốc gia xây dựng phải có nghĩa vụ đàm phán với các quốc gia
hữu quan nhằm bảo đảm việc xây dựng sẽ không ảnh hưởng hoặc giảm thiểu
sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với quốc gia khác. Một ví dụ điển hình về
việc này là vụ cải tạo đất giữa Singapore những năm đầu thế kỷ XX. Theo đó,
Singapore đã thể hiện thiện chí trong việc đảm bảo rằng nước này sẽ thông
báo và tham vấn với Malaysia trước khi tiến hành xây dựng liên kết giao
15


thông giữa Pulau Tekong, Pulau Ubin và đảo chính nếu công trình này ảnh
hưởng đến quyền đi qua khu vực này của Malaysia [22, Tr.6].
b. Xây dƣ̣ng đảo nhân ta ̣o trong vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lu ̣c điạ
Trong vùng ĐQKT và TLĐ của mình, quốc gia ven biển có đặc quyền
đối với việc “xây dựng, cho phép xây dựng, quản lý hoạt động xây dựng, vận
hành và sử dụng” các ĐNT, công trình, thiết bị trên biển. Với quy định này,
quốc gia ven biển có đặc quyền XDĐNT trong vùng ĐQKT và TLĐ. Các
quốc gia khác chỉ có thể XDĐNT trong vùng ĐQKT và TLĐ của quốc gia
ven biển khi được quốc gia ven biển “cho phép”.
Khác với vi ̣trí n ội thủy và lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ là nh ững
vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Theo quy định
tại khoản 1 Điề u 56 của UNCLOS, các quốc gia chỉ được XDĐNT nhằm mục
đích thực thi các quyền mang tính dân sự, kinh tế mà cụ thể là để thực hiện
các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác , bảo tồn và quản lý các
tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nư ớc bên trên
đáy biển, của đáy biển và lòng đất dư ới đáy biển, cũng như v ề những hoạt
động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì m ục đích kinh tế, như việc
sản xuất năng lư ợng từ nước, hải lư u và gió hoặc bồi đắp, XDĐNT nhằm mục
đích ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xói mòn, thủy triều dâng…
Cần lưu ý rằng, trong vùng ĐQKT và TLĐ chồng lấn giữa các quốc gia

chưa được phân định thì việc XDĐNT phải bảo đảm không làm ô nhiễm môi
trường biể n ; không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích chính đáng của
các quốc gia liên quan; không làm ảnh hưởng đến các quyền tự do hàng hải,
hàng không, nghiên cứu khoa học, lắp đặt và sử dụng các công trình, thiết bị
nhân tạo của các quốc gia khác theo quy định của UNCLOS. Bởi vì , viê ̣c xây
dựng các ĐNT trên các vùng biể n này sẽ không thể tránh khỏi viê ̣c tác đô ̣ng
đến cấu trúc của đáy biển , làm thay đổi hiện trạng của các thực thể địa lý
trong vùng biể n chồ ng lấ n như các baĩ ngầ m, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, các
16


đảo, đá và m ôi trường biể n . Nhấ t là trong bố i cảnh tranh chấ p lañ h thổ , các
quố c gia đang chiế m đóng , kiể m soát các đảo đá , bãi lúc chìm, lúc nổi và các
bãi ngầm vẫn phải có nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn môi trường biển . Dĩ nhiên,
khi các vùng biển chồng lấ n chưa đư ợc phân định thì việc đơn phương xây
dựng các ĐNT nhằm mục đích thay đổi hiện trạng của các vùng biển này là
hành vi vi phạm UNCLOS. Điều này đã được UNCLOS quy định rất rõ tại
Điều 74 và Điề u 83, “Việc hoạch định ranh giới vùng ĐQKT và TLĐ giữa các
quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau đư ợc thực hiện bằng con
đư ờng thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã đư ợc nêu ở Điều 38
của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng. Trong khi chờ
đợi ký kết thỏa thuận, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp
tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn
và để không phư ơng h ại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát
trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phư ơng hại đến việc
hoạch định cuối cùng”.
c. Vị trí xây dựng đảo nhân tạo trên vùng bi

ển quốc tế và đáy đại


dƣơng (la zone-Vùng)
Tinh thần và nội dung của nguyên tắc tự do biển cả được quy định cụ
thể tại Điều 87 của UNCLOS, theo đó “Biển cả đư ợc để ngỏ cho tất cả các
quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển cả đư ợc thực
hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ư ớc hay và những quy
tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia dù có biển hay
không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm: a) Tự do hàng hải; b) Tự
do hàng không; c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện
tuân thủ Phần VI; d) Tự do xây dựng các ĐNT hoặc các thiết bị khác đư ợc
pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI; e) Tự do đánh bắt
hải sản trong các điều đã đư ợc nêu ở Mục 2; f) Tự do nghiên cứu khoa học
với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và VIII…”.
17


Theo quy định của UNCLOS thì “Vùng” (Zone): là đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia [19, Điều 1].
Tinh thần và nội dung của nguyên tắc “Vùng và tài nguyên của nó là di sản
chung của nhân loại" được quy định tại Điều 136 của UNCLOS. Theo đó,
không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền
thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của
Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân
nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của
Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền
thuộc quyền chủ quyền nào cũng như m ột hành động chiếm đoạt nào đư ợc
thừa nhận. Toàn thể loài ngư ời, mà Cơ quan quy ền lực là ngư ời thay mặt có
tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này
không thể chuyển như ợng đư ợc. Còn các khoáng sản đã đư ợc khai thác từ
Vùng thì chỉ có thể chuyển như ợng theo đúng phần này và phù hợp với các
nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực. Một quốc gia hay

một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ đư ợc đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện
các quyền đối với các khoáng sản đã đư ợc khai thác ở Vùng theo đúng phần
này. Các quyền đã đòi hỏi, giành đư ợc hay đư ợc thực hiện bằng cách khác
đều không đư ợc thừa nhận. Do vậy “Trong cách xử sự chung liên quan đến
Vùng, các quốc gia tuân theo phần này, các nguyên tắc đư ợc nêu trong Hiến
chương Liên H ợp Quốc và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, với sự
quan tâm giữ gìn hòa bình và an ninh, đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế và hiểu
biết lẫn nhau”.
Tinh thần, nội dung của nguyên tắc sử dụng biển và đại dương vào mục
đích hòa bình đã được quy định cụ thể tại Điều 88 (sử dụng biển cả vào mục
đích hòa bình), Điều 141 (sử dụng vùng hoàn toàn nhằm mục đích hòa bình),
Điều 143 (nghiên cứu khoa học ở vùng nhằm mục đích hòa bình), Điều 147
(các thiết bị được sử dụng trong vùng hoàn toàn nhằm mục đích hòa bình),
18


Điều 240 (nguyên tắc chung chi phối việc chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa
học biển là nhằm mục đích hòa bình), Điều 242 (hợp tác nghiên khoa học
biển nhằm mục đích hòa bình ) và Điều 301 (việc sử dụng biển nhằm mục
đích hòa bình) [45]. Từ đó có thể kết luận rằng, trên vùng biể n quố c tế và đáy
đa ̣i dương, mọi quốc gia đều có quyền tự do XDĐNT phù hợp với quy định
của luật quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng các ĐNT trên biển quốc tế và vùng
không được làm ảnh hưởng đến các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không,
tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các ĐNT hoặc các
thiết bị khác đư ợc pháp luật quốc tế cho phép, tự do đánh bắt hải sản, tự do
nghiên cứu khoa học của các quốc gia khác đã được UNCLOS quy định tại
Điều 87 và không nhằm mục đích quân sự, phi hòa biǹ h.
1.2.2. Quy chế pháp lý của đảo nhân ta ̣ o và xác đinh
̣ quyền tài phán quố c
gia đố i với đảo nhân taọ

1.2.2.1. Quy chế pháp lý
Các công trình nhân tạo nhìn chung không được coi là đảo vì chúng rõ
ràng không phải là các vùng đất được hình thành một cách tự nhiên. Cả Công
ước 1958 về Lãnh hải và UNCLOS 1982 đều không ghi nhận quy chế đảo cho
các công trình thuộc loại này. Điều 5.4 của Công ước 1958 về TLĐ quy định
chế độ pháp lý của các công trình này như sau: "Các công trình và thiết bị này
thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển, nhưng không có quy chế như các
đảo, không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến
việc xác định biên giới lãnh hải của quốc gia ven biển".
Vấn đề quy chế của các ĐNT, thiết bị và công trình trên biển được quy
định rất rõ ràng trong UNCLOS 1982. Trong vùng ĐQKT của mình, quốc gia
ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây
dựng, khai thác và sử dụng các ĐNT, các thiết bị và công trình. Sự có mặt của
chúng không có ảnh hưởng đến việc hoạch định lãnh hải, vùng ĐQKT hoặc
TLĐ [19, Điều 60.8].
19


Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các ĐNT, các
thiết bị và công trình đó, kể cả quyền ban hành các luật và quy định về hải
quan, thuế khoá, y tế, an ninh và nhập cư [19, Điều 60.2]. Tinh thần này tiếp
tục được quy định tại khoản 2 Điề u 147 của UNCLOS, theo đó nếu các ĐNT
và công trình, thiết bị nhân tạo khác được xây dựng trong vùng thì “Các thiết
bị này không có quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng; sự có
mặt của chúng không ảnh hư ởng đến việc hoạch định ranh giới lãnh hải,
vùng đặc quyền về kinh tế hay TLĐ”.
Bên cạnh đó, việc bồi đắp, xây dựng và biến các đá theo quy định tại
khoản 3 Điều 121 của UNCLOS thành nơi có thể “thích hợp cho con người
đến ở” hoặc “cho một đời sống kinh tế riêng” thì các ĐNT này cũng không
có các vùng biển tiếp giáp lãnh hải, ĐQKT và TLĐ đư ợc hoạch định theo

đúng các quy định của Công ư ớc áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác theo
quy định tại khoản 2 Điều 121. Bởi lẽ, theo UNCLOS, các vùng biển chỉ được
tạo ra từ danh các danh nghĩa lãnh thổ tự nhiên chứ không được tạo ra từ hoạt
động xây dựng, bồi đắp nhân tạo. Mặt khác, nếu công nhận ĐNT sau khi được
bồi đắp, xây dựng có các vùng biển như đảo tự nhiên thì sẽ tạo ra các vùng
biển chồng lấn, làm phát sinh tranh chấp cũng như cổ xúy cho các quốc gia
tăng cường XDĐNT để mở rộng các vùng biển. Điều này sẽ làm đảo lộn trật
tự pháp lý của luật biển hiện nay. Do vậy, việc xây dựng ĐNT trên các đá, bãi
ngầm, bãi cạn lúc nổi lúc chìm sẽ không dẫn tới bất kỳ sự thay đổi nào về quy
chế pháp lý của thực thể này.
1.2.2.2. Vai trò của đảo nhân tạo trong hoạch định và phân định biển
Theo quy định tại Điều 11 về cảng của UNCLOS, “Để ấn định ranh
giới lãnh hải, các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một
hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nh ất, đư ợc coi là thành phần của bờ
biển. Các công trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các ĐNT không đư ợc
coi là những công trình thiết bị cảng thư ờng xuyên”. Với quy định này, nếu
20


×