Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TIẾP cận một số sự KIỆN nổi bật TRONG QUAN hệ QUỐC tế LIÊN QUAN đến VIỆT NAM THỜI kỳ hậu CHIẾN TRANH LẠNH từ góc NHÌN sử học (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.3 KB, 8 trang )

TIẾP CẬN MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU CHIẾN TRANH LẠNH
TỪ GÓC NHÌN SỬ HỌC
Lê Trọng Đại
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt: Bài viết lựa chọn và giới thiệu một số sự kiện về quan hệ quốc tế nổi bật liên quan đến
Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Bằng các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử, tác giả
phân tích và kiến giải để làm rõ bản chất của các sự kiện này. Hy vọng bài viết sẽ góp phần giúp cho
những ai quan tâm tìm hiểu chủ đề này có được một cái nhìn đúng đắn và khoa học.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thời kỳ hậu chiến tranh lạnh mới hai thập niên song lịch sử thế giới đã diễn ra
hàng loạt sự kiện lớn và phức tạp. Một trong những lĩnh vực nhạy cảm hiện nay đó là quan hệ
quốc tế, nó khiến chúng ta phải mất nhiều thời gian để suy ngẫm và lý giải. Do vốn hiểu biết, mục
đích và phương pháp tiếp cận khác nhau mà cùng một sự kiện, mỗi người có thể có cách nhận
thức và lý giải khác nhau. Với khuôn khổ của một bài báo và trình độ có hạn chúng tôi không có
tham vọng xem xét một cách toàn diện tất cả các sự kiện nổi bật của lịch sử thế giới mà chỉ tập
trung tìm hiểu một số sự kiện của quan hệ quốc tế có liên quan trực tiếp đến Việt Nam trong 2
thập kỷ vừa qua về chính trị và an ninh.
Một trong những nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu là chúng tôi đứng trên
quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử để xem xét các sự kiện trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt
trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học
lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để dựng lại bức tranh lịch sử một cách chân
thực và làm rõ bản chất của các sự kiện. Mặt khác chúng tôi còn kết hợp việc sử dụng các qui luật
kinh tế chính trị học để nghiên cứu và kiến giải các sự kiện.
2. NỘI DUNG
2.1. Vài nét khái quát về trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh
Các trật tự thế giới trong những thời kỳ lịch sử cụ thể mang những nội dung, đặc điểm khác
nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng có tính qui luật đó là sự chi phối của các đế chế, đế
quốc, cường quốc và sự đấu tranh lẫn nhau của các chủ thể này để khẳng định ảnh hưởng của


mình trong đời sống chính trị quốc tế. Chính vì vậy, sự vận động và phát triển của các trật tự thế
giới diễn ra rất phức tạp và đa dạng.
Năm 1991, Liên bang Xô Viết tan rã, CNXH liên tiếp sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô đã dẫn
tới sự tan rã của trật tự 2 cực Ianta và trật thế giới mới, hậu chiến tranh lạnh dần dần định hình. Sự
xác lập trật tự mới này cũng không nằm ngoài qui luật nói trên. Với ưu thế vượt trội về quân sự và
kinh tế, Mỹ có ý đồ thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên trong hai thập kỷ
vừa qua, Mỹ vẫn không đủ sức để thiết lập trật tự thế giới đơn cực và duy trì vai trò thống trị thế
giới của mình. Sở dĩ tham vọng của Mỹ đã không trở thành hiện thực là bởi sự phản ứng, cạnh
tranh và cả sự vươn lên của nhiều đối tượng (là những cường quốc), trước hết là Liên minh châu
Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc, Nga. Trật tự thế giới mới sau 20 năm đã bắt đầu định hình, đó là


trật tự “nhất siêu, nhiều cường quốc” song “xu thế phát triển của nó trong tương lai là tiến tới
trật tự đa cực. Nhìn trên bình diện toàn cầu 20 năm qua thì Mỹ vẫn đang là siêu cường duy nhất
song Mỹ cũng không đủ khả năng kiểm soát thực tế toàn bộ đời sống quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia trong kỷ nguyên toàn cầu hoá khiến Mỹ không đủ khả năng thiết lập một
trật tự đơn cực mà phải dựa vào các cường quốc khác và các tổ chức quốc tế” [4]. Việc tái thiết
Irắc và rút quân Mỹ khỏi Irắc khi quốc gia này vẫn đang trong tình trạng bất ổn đã chứng tỏ sự
thất bại trong việc khẳng định sức mạnh và thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới của Mỹ. Tình
hình đó buộc Mỹ và các cường quốc phải thi hành chính sách đối ngoại ôn hoà, hợp tác hơn trước
và chính điều này đã tác động chi phối tới quan hệ quốc tế trên toàn cầu. Quan hệ quốc tế từ khi
kết thúc chiến tranh lạnh đến nay đang “phát triển theo xu hướng hoà dịu nhưng năng động và
phức tạp hơn. Trước những đòi hỏi của tình hình thế giới, tất cả các quốc gia đều phải điều chỉnh
chiến lược đối nội và đối ngoại nhằm tạo cho mình một vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế.
Hoà bình và hợp tác trở thành xu thế lớn trong quan hệ quốc tế và là xu thế chủ đạo trong chính
sách đối ngoại của các quốc gia; tuy nhiên cạnh tranh và xung đột cục bộ, tình trạng bất ổn vẫn
tiếp tục diễn ra” [6; 70]; đáng chú ý là các tranh chấp, xung đột về tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ trong
đó có chủ quyền về biển, đảo đang có chiều hướng gia tăng.
Khác với các thời kỳ trước, hiện nay kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh
tổng hợp của các quốc gia, là động lực chính của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hoá. Trong bối

cảnh sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, các quốc gia đều nhận
thức vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài để
phát triển kinh tế. Nhiều quốc gia đã tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển, cải cách, đổi mới
thu được những thành công đáng kể, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế hết sức ngoạn mục. Khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương trong 20 năm qua trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động
nhất của thế giới. Đáng chú ý là Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á. Trung Quốc là
nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục dẫn đầu thế giới bình quân 10%/ năm, GDP của Trung
Quốc lần lượt vượt qua Đức rồi Nhật và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau
Mỹ. Theo các nhà nghiên cứu dự đoán với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến năm 2035,
Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về GDP. Do đó, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc cả về kinh tế
lẫn quân sự làm cho Trung Quốc có khả năng trở thành một siêu cường thứ hai. Hiện nay, Mỹ và
các cường quốc khác buộc phải coi Trung Quốc là một đối thủ tiềm tàng, một nguy cơ làm suy
giảm phạm vi ảnh hưởng của họ ở nhiều khu vực và diễn đàn quốc tế khác nhau.
2.2. Một số sự kiện quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam và kiến giải từ góc nhìn sử học
Ở nội dung này có nhiều sự kiện song bài viết của chúng tôi chỉ tập trung trình bày và kiến
giải vào 3 nhóm sự kiện sau:
2.2.1. Mỹ xoá bỏ chính sách cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam (11/7/1995)
Phải chăng sự kiện này chứng tỏ là Mỹ đã từ bỏ âm mưu tìm cách xoá bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa (CNXH) ở Việt Nam? Hoàn toàn không phải vậy bởi vì giữa Mỹ và Việt Nam vẫn tồn tại sự
đối đầu về ý thức hệ. Vì thế mà sau thất bại về quân sự, Mỹ vẫn âm mưu dùng chiến lược diễn
biến hoà bình đối với Việt Nam. Mỹ xoá bỏ chính sách cấm vận và bình thường hoá quan hệ với
Việt Nam là vì 3 lý do chính sau đây:


Thứ nhất, do chính sách cấm vận của Mỹ đã bị phá sản bởi Việt Nam thi hành chính sách
đổi mới quan hệ quốc tế, đẩy mạnh việc mở cửa thu hút đầu tư của nước ngoài gắn với thực hiện
nền kinh tế thị trường ở trong nước.
Thứ hai, do xu thế toàn cầu hoá về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam là nước có tài
nguyên khoáng sản phong phú chưa được khai thác đáng kể lại có lực lượng lao động đông đảo và
giá rẻ nên khi Việt Nam mở cửa thì đây là thị trường hấp dẫn có nhiều tiềm năng đối với các công

ty nước ngoài trong đó có các công ty của Mỹ. Đến năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán
với hầu hết các nước phát triển và các nước công nghiệp mới trên thế giới, do đó nếu Mỹ duy trì
cấm vận thì chỉ thiệt thòi cho các nhà tư bản Mỹ. Tính đến trước thời điểm Mỹ bỏ cấm vận thì
một số công ty của Mỹ đã tham gia đầu tư kinh doanh ở Việt Nam song phải thông qua các công
ty của nước thứ ba.
Thứ ba, do Mỹ muốn thông qua quan hệ làm ăn với Việt Nam để thực hiện chiến lược diễn
biến hoà bình xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua tuyên bố bình
thường hoá quan hệ với Việt Nam của Tổng thống Bill Clintơn: “Tôi tin rằng việc bình thường
hoá và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt
Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng việc cuốn
Việt Nam vào mặt trận kinh tế rộng lớn của cuộc cải cách kinh tế và mặt trận rộng lớn của cải
cách dân chủ sẽ giúp tôn vinh sự hy sinh của những người đã chiến đấu vì tự do ở Việt Nam” [1;
31-32]
2.2.2. Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức của tổ chức khu vực ASEAN (28/7/1995)
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Việc Việt
Nam tham gia ASEAN trước hết là do nhu cầu của cả Việt Nam và ASEAN. Bởi vì cả Việt Nam
và ASEAN đều có nhu cầu duy trì ở Đông Nam Á một môi trường hòa bình ổn định để tập trung
phát triển kinh tế. Mặt khác sau chiến tranh, Việt Nam và các nước ở Đông Nam Á đều muốn xây
dựng ASEAN thành một tổ chức khu vực vững mạnh bao gồm tất cả các nước trong khu vực để
khỏi phải lệ thuộc vào các cường quốc bên ngoài. Điều này được thể hiện ở điều 18 trong Tuyên
bố của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Ba Li (Inđônêxia) năm 1976. Tuyên bố này đã để ngỏ
ASEAN cho các quốc gia khác ở Đông Nam Á gia nhập ASEAN.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thi hành đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có lĩnh vực
đối ngoại. Với chính sách đối ngoại rộng mở mà trước hết là phát triển quan hệ với các nước trong
khu vực để giải quyết các vấn đề về an ninh và kinh tế của Việt Nam. Khi mà các đồng minh
truyền thống (các nước xã hội chủ nghĩa) lâm vào khó khăn và thu hẹp thì việc hướng tới các
nước láng giềng - ASEAN trở thành một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt
Nam thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Việc Trung Quốc có xu hướng mở rộng thế lực nhằm lấp chỗ trống mà Mĩ và Liên Xô để lại
trong những năm 90 ở khu vực Đông Nam Á đã khiến các quốc gia ở khu vực này rất quan ngại.

Tình hình đó buộc các nước Đông Nam Á thấy cần phải xây dựng ASEAN thành một tổ chức khu
vực vững mạnh đã trở nên cấp thiết. Đó là lý do mà các quốc gia thành viên của ASEAN đều
muốn mở rộng tổ chức khu vực này cho tất cả các nước Đông Nam Á cùng tham gia.


Việt Nam gia nhập ASEAN còn là kết quả sự tác động của xu thế hội nhập, hợp tác, hoà
bình và xu thế khu vực hóa, quốc tế hoá, toàn cầu hoá trên thế giới [6].
2.2.3. Một loạt các sự kiện ở biển Đông (còn được gọi là biển Nam Trung Hoa) mà chính quyền
Trung Quốc tiến hành từ năm 1944 đến nay
Ở nhóm sự kiện này cho thấy Trung Quốc đang chủ trương mở rộng lãnh hải sang biển
Đông mà tiêu biểu là các sự kiện gây sự tranh cãi trong vấn đề an ninh, hàng hải ở khu vực biển
Đông hoặc xung đột tại Hoàng Sa, Trường Sa, Vành Khăn…Ở nhóm sự kiện này chúng tôi tập
trung phân tích, kiến giải các sự kiện xung quanh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Trung Hoa lục địa cách quần đảo Hoàng Sa 270 hải lý và cách Trường Sa 750 hải lý” song
từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự có mặt và gây ra tranh cãi lẫn xung
đột tại 2 quần đảo nằm trên lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Để tìm hiểu nguyên nhân các sự kiện gần đây về tranh chấp tại biển Đông, chúng ta cùng
ngược thời gian về đầu thập niên 1944 để cùng xem xét.
Năm 1944, nhân cuộc tấn công của quân Đồng minh (Anh - Mỹ) ở Thài Bình Dương vào
lực lượng hải quân Nhật Bản tại Thái Bình Dương, quân đội Quốc dân đảng của Tưởng Giới
Thạch đã đánh chiếm đảo Ba Bình, là đảo lớn và có vị trí quan trọng bậc nhất trong quần đảo
Trường Sa. Chính quyền Quốc dân đảng (Đài Loan) vẫn đã và đang chiếm đóng đảo này.
Tháng 01 năm 1974, Hải quân Trung Quốc (Công hòa nhân dân Trung Hoa) đã đánh chiếm
toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đang có quân đội Việt Nam cộng hoà đóng giữ. Từ 1974 đến nay
Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa [5].
Tại quần đảo Trường Sa, hiện nay có hai quốc gia và một vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền
hoàn toàn (Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan), một số nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần
(Philippin, Brunây, Malayxia). Trên thực tế hiện nay cả Việt Nam, Philippin, Trung Quốc và Đài
Loan đều có quân đội đóng giữ ở Trường Sa [7].
Năm 1975, trong cuộc tổng tấn công giải phóng Miền Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã

tiến ra giải phóng phần lớn quần đảo này (Việt Nam đã nắm giữ tổng số 21 đảo với 4 đảo lớn, 17
đảo đá nổi, đá chìm và 33 điểm đóng quân).
Tháng 3 năm 1988, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) cho quân tấn công 3 đảo
do hải quân Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa song chỉ chiếm được đảo Gạc Ma (chưa tính 8 đảo
khác họ đang chiếm giữ). Ngay sau đó vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc tuyên bố thành lập tỉnh
Hải Nam bao gồm cả 2 quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) và Tây Sa (Trường Sa). Trong những năm
90 của thế kỷ XX, Trung Quốc nhiều lần phản đối và gây cản trở các công ty nước ngoài liên
doanh với Việt Nam trong việc khảo sát, thăm dò và khai thác dầu khí ở hải phận của Việt Nam,
nhất là ở khu vực gần Trường Sa. Tháng 2 năm 1995, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm đảo
đá ngầm Vành Khăn (Mischief reef), gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Ðông Nam Á,
đặc biệt với Philippines. Ðầu năm 1999, những cuộc tranh cãi lại tăng lên khi Philippines tuyên bố
rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang xây dựng đồn bốt quân sự trên đảo đá ngầm. Mặc dầu
những sự tranh cãi sau đó đã giảm bớt một chút song chúng vẫn là một trong những nguyên nhân
có thể gây ra một cuộc chiến lớn ở Ðông Á…[7].


Những hoạt động của Trung Quốc thời gian qua thực chất đã bất chấp luật pháp quốc tế và
dựa trên sức mạnh quân sự để mở rộng lãnh hải. Xét về mặt pháp lý, Việt Nam đã thực hiện chủ
quyền liên tục từ năm 1816 đến 1974 đối với Hoàng Sa và từ 1816 đến nay đối với Trường Sa.
Phía Trung Quốc không đưa ra được cơ sở pháp lý nào trước 1974 để chứng minh việc họ thực thi
chủ quyền ở 2 quần đảo này. Vậy việc Trung Quốc liên tục gây xung đột, đưa ra bản đồ chín đoạn
(hình lưỡi bò) nhằm xúc tiến mở rộng phạm vi lãnh hải ra Hoàng Sa, Trường Sa là do những
nguyên nhân nào? Chúng ta kiến giải các sự kiện nói trên như thế nào?
Ở nhóm sự kiện này có thể có những cách lý giải khác nhau song chúng tôi cho rằng những
sự kiện đó do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Năm 1972, Trung Quốc và Mỹ đã bí mật đàm phán và ký kết thông cáo Thượng Hải để
chống Liên Xô và hạn chế thắng lợi của Việt Nam. Mỹ đã cam kết với Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa là sẽ từ bỏ sự thừa nhận chính quyền Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) - thế lực đang giữ vai
trò đại diện của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và cải thiện quan hệ Mỹ - Trung trên tinh thần
hợp tác. Sau hiệp định Pari năm 1973, Mỹ phải rút quân khỏi Nam Việt Nam, đây là thời cơ thuận

lợi để Trung Quốc lấy cuộc tấn công Hoàng Sa làm liều thuốc thử phản ứng Mỹ. Đồng thời đánh
chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn nhằm phá thế bị bao vây bởi các đồng minh của Mỹ ở phía
Đông và Đông Nam (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều là đồng minh của Mỹ). Đó là những
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kiện tháng 1 năm 1974, quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần
đảo Hoàng Sa (do quân đội của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu kiểm soát).
Nguyên nhân thứ hai khiến Trung Quốc tìm cách đánh chiếm 2 quần đảo này là về an ninh.
Vì nếu chiếm được Hoàng Sa và Trường Sa thì Trung Quốc sẽ có được 2 tiền đồn phòng vệ từ xa,
trấn giữ con đường đi vào Đông Nam Á lục địa và còn kiểm soát hoàn toàn 2 tuyến giao thương
hàng hải quốc tế quan trọng là tuyến Đông - Tây (từ biển Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương) và
tuyến Nam - Bắc (từ châu Đại Dương qua châu Á - Thái Bình Dương đến biển Trung Hoa - Nhật
Bản và đi vào lục địa Á- Âu).
Nguyên nhân thứ ba cũng là nguyên nhân có sức nặng nhất khiến Trung Quốc xúc tiến việc
mở rộng lãnh hải ra biển Đông đó là vì vùng lãnh hải Việt Nam đang là một trong những khu vực
có nguồn lợi kinh tế rất lớn. Đặc biệt vùng biển khu vực Hoàng Sa và Trường Sa có trữ lượng dầu
mỏ và khí tự nhiên khá lớn, đó là chưa kể tới các nguồn lợi về hải sản và du lịch. Khu vực này
được xem là một trong số 4 túi dầu mỏ và khí tự nhiên lớn trên thế giới. Từ sau cuộc khủng hoảng
năng lượng năm 1973 đến nay, dầu mỏ và khí tự nhiên càng trở thành nguồn năng lượng, nguyên
liệu vô cùng quan trọng của công nghiệp. Với thành công của cải cách, mở cửa về kinh tế, trong 2
thập kỷ qua, Trung Quốc đang trở thành một nước phát triển nóng về công nghiệp. Nền công
nghiệp Trung Quốc tăng trưởng một cách nhanh chóng chưa từng có, đã đặt ra nhu cầu vô cùng
lớn về năng lượng và nguyên liệu, nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Trong khi đó, nguồn tài nguyên
của Trung Quốc không đủ đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Trung Quốc hiện
nay. Chính nhu cầu bức bách về dầu mỏ và khí đốt là một trong những nguyên nhân chính thúc
đẩy giới cầm quyền Trung Quốc buộc phải nhòm ngó tới các túi dầu mỏ trên thế giới. Túi dầu mỏ
lớn nhất thế giới nằm ở Trung Đông là nơi chủ yếu thuộc quyền chi phối khai thác của các công ty
Mỹ, Nga, Tây Âu và Nhật Bản nên Trung Quốc khó có thể nhảy vào cạnh tranh ở Trung Đông.


Túi dầu mỏ thứ hai ở vùng Bacu đã có chủ là nước Nga - một cường quốc về quân sự, do đó
Trung Quốc cũng không thể với tay tới. Túi dầu mỏ thứ ba là ở Bắc Mỹ và Mỹ La tinh cũng đã có

chủ. Như vậy chỉ còn lại túi dầu mỏ ở biển Đông là nơi chưa có một thế lực đủ mạnh quản lý, do
đó Trung Quốc có thế vươn ra để xâm chiếm mà không gặp phải trở ngại lớn như những nơi khác.
Với tiềm lực quân sự và kinh tế hiện tại của Trung Quốc thì ở Đông Nam Á chưa có một quốc gia
nào (thậm chí cả liên minh ASEAN) đủ sức đối đầu với Trung Quốc [3].
Thực tế đó khiến chúng ta cần phải nhận thức một cách đúng đắn ý đồ của Trung Quốc để
tìm cách ứng phó thật khéo léo nhằm bảo vệ được chủ quyền biển đảo nói chung và Trường Sa
nói riêng. Từ năm 1988 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xúc tiến nhiều hoạt động để
tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có việc đấu tranh đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa
và bảo vệ Trường Sa. Năm 2002, Việt Nam thông qua ASEAN đã ký với Trung Quốc "Tuyên bố
các nguyên tắc ứng xử quốc tế về biển Đông" (DOC), chủ trương giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng hoà bình.
Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục xúc tiến các hoạt động khai thác, đánh bắt
hải sải, thăm dò dầu khí và dự định phát triển du lịch tại Hoàng Sa. Trung Quốc còn bắt, giam giữ
và tước đoạt ngư cụ của ngư dân Việt Nam đến đánh bắt hải sản trên biển xung quanh Hoàng Sa
(ngư trường truyền thống của những ngư dân ấy). Việc Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia
tăng sự có mặt ở biển Đông trong 3 năm 2009, 2010, 2011 nhất là các vụ đụng độ giữa tàu Hải
giám Trung Quốc với các tàu cá, tàu thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam vào tháng 6 năm
2011 đã làm không chỉ Việt Nam mà ASEAN và dư luận quốc tế hết sức quan ngại.
Tháng 6 năm 2010, trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clintơn đã tuyên
bố: "Tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) có tầm quan trọng trong lợi ích của Hoa
Kỳ". Tuyên bố này được xem là sự cam kết ủng hộ của Mỹ đối với ASEAN nói chung và Việt
Nam nói riêng trong việc giữ vững sự ổn định ở biển Đông. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ khiến
Trung Quốc rất khó chịu nhưng cũng đã có sự thay đổi nhất định. Nhờ đó đến tháng 10 năm 2010,
trong cuộc gặp tại Côn Minh, ASEAN đã đạt được thoả thuận với Trung Quốc việc xây dựng và
tiến tới ký kết Bộ qui tắc ứng xử quốc tế trên biển Đông...
Tháng 12 năm 2010, đánh dấu một thành công của Việt Nam là đã đăng cai tổ chức thành
công Hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc,
Nga, Auxtralia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng cũng như thỏa thuận cấp cao ASEAN - Đông Á lần thứ
VI tại Inđônêxia tháng 11 năm 2011, cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đã có những động thái tích

cực theo hướng giải quyết tranh chấp bất đồng trong vấn đề biển Đông bằng phương pháp hòa
bình. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta không quá kì vọng hoàn toàn vào việc Trung Quốc sẽ thực
hiện cam kết đó mà cần phải có các biện pháp chủ động để đối phó với những khả năng xấu hơn
có thể diễn ra trong tương lai. Những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao năng lực bảo vệ chủ
quyền lãnh hải quốc gia của Đảng và Nhà nước ta từ năm 2010 trở lại đây chứng tỏ các nhà lãnh
đạo cấp cao Việt Nam đã lường tới các diễn biến xấu của tình hình trong thời gian tới để không
rơi vào trạng thái bị động. Trong năm 2010, Việt Nam đã đề ra chiến lược về biển đảo, xúc tiến
việc mua phương tiện kỹ thuật, vũ khí và tàu ngầm để hiện đại hoá quân đội và hải quân, thành


lập các lực lượng cảnh sát biển, và hải giám Việt Nam là những động thái nhằm tăng cường khả
năng bảo vệ chủ quyền và anh ninh quốc gia..
Nhìn lại những thành công gần đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong điều kiện hiện
nay việc tăng cường quan hệ với tất cả các nước lớn kết hợp với việc dựa vào cả các nước láng
giềng ASEAN để giải quyết tranh chấp ở biển Đông là việc làm đúng đắn khoa học mà Việt Nam
cần đẩy mạnh.
Tóm lại, đứng trước các sự kiện nhạy cảm và phức tạp của quan hệ quốc tế, các nhà lãnh đạo
quốc gia cần tìm hiểu đúng bản chất của chúng, đề ra được chiến lược và sách lược phù hợp để
bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.
3. KẾT LUẬN
Nghiên cứu quan hệ quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh lạnh chúng tôi thấy rằng lời nhận định
của các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế dưới đây là một chân lý: "Trong quan hệ quốc tế không
có đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn"
[2]. Chúng tôi tin rằng các nhà lãnh đạo quốc gia chúng ta đã hiểu sâu sắc chân lý trên và sẽ vận
dụng nó một cách phù hợp vào việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc một cách hiệu quả. Mặc dù
hiểu biết có hạn song với hy vọng góp phần tìm hiểu bản chất một số sự kiện về quan hệ quốc tế
nổi bật liên quan đến Việt Nam mà chúng tôi mạnh dạn công bố một số kết quả nghiên cứu của
mình. Tác giả bài viết rất mong nhận được sự góp ý và thảo luận của các đồng nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Xuân Đạm (1998), "Quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại",

Đề cương bài giảng Quan hệ quốc tế, tr 203-218..
[2] Hoàng Văn Hiển (1998), Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1995, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
[3] Samuel Shungtington (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, HN.
[4] Thomas J. Cormick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh,
(Thuỳ Dương-Thanh Thuỷ- Minh Long- Hồng Hạnh dịch) Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
[5] Lê Văn Thự, "Sự thật về Hải chiến Hoàng Sa", Báo Thời luận - Lôt Angeles, (số tháng 3/2004).
[6] Trần Thị Vinh (2007), Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại Q II, Nxb Đại học sư phạm.
[7] Nguồn Websi: BBC, Hải chiến Trường Sa 1988.

APPROACHING SOME OUTSTANDING EVENTS IN THE INTERNATIONAL
RELATIONS RELATING TO VIETNAM IN THE POST - COLD WAR PERIOD
FROM THE PERSPECTIVE OF HISTORY
Le Trong Đai
Quang Binh University
Abstract: This article selects and introduces some outstanding events in the international
relations relating to Vietnam in the post – cold war period. Using the scientific study methods of History,
author analyzes and describes clearly the nature of these events. Hopefully the article will help those who
are interested in studying this topic have a correct and scientific insight.




×