Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

vitamin H

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.42 KB, 5 trang )

Đề tài: Biotin và bệnh lí ở người
BIOTIN VÀ BỆNH LÍ Ở NGƯỜI
I. Giới thiệu:
Ngày nay vấn đề làm thế nào để đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng trong bữa
ăn hàng ngày là một vấn đề được con người đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nếu
trong các bữa ăn hàng ngày chỉ cung cấp các chất như cacbohydrat, lipid hay
protein… và muối khoáng mà không có mặt của vitamin thì cơ thể người và động
vật không thể sống và tồn tại được. Hiện nay có rất nhiều vitamin đã được tìm
thấyvà đã được dung trong các loại thức ăn hay nước uống trong bữa ăn hàng
ngày để bổ sung cho cơ thể. Trong những loại đó có những loại rất dễ thiếu nhưng
cũng có những loại rất ít thiếu trong cơ thể và mỗi loại điều có những tác dụng
riêng đối với cơ thể sinh vật. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung mà tất cả mọi cơ
thể sinh vật là hầu như không có khả năng tổng hợp được các vitamin mà phải bổ
sung quan con đường ăn uống. Trong các loại vitamin đã được tìm thấy và được
sử dụng có một loại được con người sử dụng và đặc cho nó với tên gọi là “vitamin
của sắc đẹp”. Đó là vitamin H, vitamin H hay còn gọi là biotin. Biotin dễ tan trong
nước, là coenzim của nhiều enzim quan trọng, Thiếu biotin có thể làm cho tóc
rụng, da khô, ăn không ngon, suy nhược thần kinh….
Trang
1
Đề tài: Biotin và bệnh lí ở người
II. Nội dung:
1. Khái niệm:
Những tính chất của Biotin được người ta biết đến trong những năm đầu của thế
kỷ XX. Song việc chế xuất được chế phẩm tinh thể thì mãi đến năm 1936, người ta
mới làm được từ lòng đỏ trứng gọi là Biotin.
Biotin hay còn được gọi là vitamin H, đó là acid monocacboxylic có cấu tạo dị
vòng imidazol và thiophen còn mạch nhánh là acid valeric.
2. Cấu tạo và đặc tính:
2.1 Cấu tạo
Biotin là một chất có cấu trúc vòng và một mạch nhánh có mang nhóm carboxyl.


Trong cơ thể sống, biotin thường gắn chặt với phần apoprotein tạo ra một phức
hợp biotin-enzim. Khi phân tách biotin ra khỏi enzim, thường thấy chất này được
tách ra cùng với gốc lyzin của phần protein.
2.2 Tính chất:
Biotin là tinh thể hình kim, không màu, tan trong nước và dung dịch kiềm, ít tan
trong môi trường acid hoặc những dung môi hữu cơ. Nó ổn định với nhiệt và dung
môi nước, ít nhạy cảm với oxy hóa. Vitamin H bị phá hủy bởi các yếu tố như:
H
2
O
2
, HCl và các chất kiềm đặc biệt là bị phá hủy bởi tia cực tím. Biotin có nhiều
đặc tính giống với aviđin hay glycoprotein của long trắng trứng. Biotin có nhiều
trong trứng, men bia, cải bông….
2.3 Những biểu hiện sinh lý:
Biotin hay còn được gọi là vitamin H được mệnh danh là “vitamin của sắc
đẹp”. Bởi lẽ, thiếu biotin có thể làm cho tóc rụng, da khô và xấu đi, ăn không ngon
và suy nhược thần kinh….Ngoài ra, do một số thói quen xấu sẽ làm hại đến những
tác dụng của biotin và dẫn đến việc thiếu biotin.


Trang
2
H
2
C
NH
O
C
HN

HC
S
CH
NH
Lys
Protein
C O
CH – CH
2
– CH
2
– CH
2
– CH
2
CH – (CH
2
)
3
– CH
2
H
2
C
NH
O
C
HC
S
CH

NH
Lys
Protein
C O
O
O C N
Đề tài: Biotin và bệnh lí ở người
Triệu chứng thiếu B8:
Biotin có nhiều trong tự nhiên do đó chế độ ăn hợp lý sẽ bảo đảm đủ nhu cầu. Tình
trạng thiếu B8 ít xảy ra ở người trưởng thành, chỉ gặp trong những tình huống đặc
biệt.
Thiếu B8 và tình trạng lệ thuộc vitamin được biểu hiện trong:
-Triệu chứng thần kinh: rối loạn tri giác, hôn mê, tinh thần chậm chạp, co giật.
-Những dấu hiệu về tiêu hóa: chán ăn, nôn mửa.
-Những chứng về da: rụng long, thưa long mi và long mày, hoặc viêm da trội
quanh các lỗ tự nhiên, viêm lưỡi, viêm kết mạc, nhiễm nấm candida, viêm móng
và quanh móng.
Tình trạng thiếu hụt biotin ở trẻ em thường gặp hơn và dẫn đến những bệnh trạng
về da như viêm da tăng tiết bã nhờn và đỏ da tróc vảy (Leiner).
Từ những triệu chứng lâm sang này, người ta nhận thấy tăng sản xuất một chất
acid được tiết trong nước tiểu.
Một loạt khám xét cho phép kiểm tra chuyển hóa của biotin, nhưng đặc tính định
lượng trong máu hay nước tiểu ít được sử dụng, vì lâu và đắt tiền.
Những nhóm nguy cơ:
Không có tình trạng thiếu B8 ở những người bình thường và chế độ ăn uống bình
thường. Nhưng có hai tình huống rất đặc biệt gây ra tình trạng thiếu B8 là:
-Chế độ nuôi dưỡng nhân taọ kéo dài không cung cấp vitamin.
-Chế độ ăn nhiều một cách bất thường lòng trắng trứng sống.
Ngoài ra, có một bệnh bẩm sinh không phải vì thiếu biotin, nhưng lệ thuộc vào
vitamin này, do thiếu nhiều carboxylase. Chứng thiếu này được mô tả lần đầu tiên

vào năm 1979. Khi bệnh được phát hiện, nó có thể chữa dễ dàng.
Nguy cơ quá liều:
Hiện nay, chưa tìm thấy dấu hiệu ngộ độc B8 do quá liều.
Cách khắc phục:
Chỉ định đầu tiên là thiếu nhiều carboxylase, biotin sẽ chữa khỏi và bảo đảm cho
đời sống bình thường của bệnh nhân (B8 phải được uống suốt đời). Dùng B8 để
điều trị rụng lông cùng những bất thường về lông và móng hoặc viêm da nhờn ở
mặt và da đầu, trứng cá, viêm lợi. Nhưng ở người, thiếu B8 là một ngoại lệ và
những chỉ định này không được xác nhận bởi các nghiên cứu.
Ngoài ra, nên dùng biotin trong những trường hợp bị nhiễm nấm Candida albican
vì người ta nghĩ rằng biotin có thể ngăn cản Candida không chuyển thành dạng
nấm nhiễm hoạt động.
Biotin còn được dùng trong điều trị tình trạng móng giòn, dễ gãy, mụn trứng cá,
rụng tóc và hói đầu.
Đối với bệnh do nuôi dưỡng nhân tạo kéo dài hoặc ăn lòng trắng trứng sống kéo
dài thì khi trở lại chế độ ăn bình thường sẽ thiết lập lại được trạng thái cân bằng.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, biotin có khả năng làm giảm tăng
đường máu. Nó được dung bởi liệu pháp dinh dưỡng, Kết hợp với vitamin nhóm B
khác và magesi để hổ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Trang
3
Đề tài: Biotin và bệnh lí ở người
2.4 Đặc điểm sinh hóa của Biotin:
Biotin đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Nó
được xem là coenzyme của tất cả gia đình enzyme, carboxylase. Nó can thiệp gián
tiếp vào quá trình tổng hợp lipid cùng 1 vài acid béo cũng như vài acid amine và
đường trong chu trình sản xuất ra enzym.
Những xúc tác của Biotin dưới 2 dạng phản ứng sau:
- Những phản ứng
β

-carboxyl hóa hay cố định CO
2
, gắn liền với sự phân giải
ATP.
Ví dụ: Carboxyl hóa pyruvic acid và acetyl CoA trong phản ứng có sự tham gia
của ATP, carboxyl-Biotin được tạo thành.
- Phản ứng chuyển carboxyl hóa, xảy ra không có sự phân hủy ATP, mà trong đó
sự carboxyl hóa cơ chất này được xảy ra đồng thời decarboxyl hóa hợp chất khác.
Cơ chế:
Dưới tác dụng của acetylcoA carboxylase nhóm CO
2
trên phức hợp enzyme-Biotin
được vận chuyển đến acetyl-CoA để tạo thành malonyl-CoA. Đây là bước mở đầu
quan trọng của quá trình tổng hợp acid béo ngoài ty thể. Còn dưới tác dụng của
propionyl-CoA carboxylase Biotin vận chuyển nhóm CO
2
đến propionyl-CoA tạo
ra metymalonyl-CoA. Dưới tác dụng của metylmalonyl-CoA pyruvat
transcarboxylase. Biotin vận chuyển nhóm CO
2
từ metylmalonyl-CoA sang cho
pyruvat để tạo thành oxaloacetat. Ngoài ra còn tham gia tổng hợp vào các giai
đoạn nhất định tổng hợp protein bazơ purin, trao đổi tryptophan…
Biotin còn có khả năng kết hợp với 1 loại protein độc của trứng gà gọi là avidin.
Quá trình này xảy ra ở ruột vì vậy nếu ta sử dụng nhiều trứng gà sống sẽ gây ra
thiếu Biotin ở cơ thể.
Vai trò:
Biotin là coenzyme của tất cả gia đình enzyme, carboxylase. Nó can thiệp gián tiếp
vào quá trình tổng hợp lipid cùng một vài acid béo cũng như vài acid amine và
đường trong chu trình sản xuất ra năng lượng.

Nhu cầu:
Nhu cầu B8 được thõa mãn một cách bình thường bởi thức ăn, vì nó phân bố nhiều
trong động vật và thực vật. Ngoài ra, vi khuẩn chỉ của ống tiêu hóa góp phần tổng
hợp chúng, tạo điều kiện thõa mãn một phần nhu cầu. Khó để ước tính nhu cầu cần
thiết B8 hàng ngày. Nó thay đổi từ 1000 đến 300 mg mỗi ngày đối với người lớn
và 50 đến 90 mg/ngày đối với trẻ em.
2.5 Nguồn cung cấp:
Giông tất cả các vitamin nhóm B khác, nó có trong: gan, nấm haricots, trứng, cá và
thịt. Nhưng lòng trắng trứng có chứa một phân tử avidin làm hủy hoại B8.
Thực phẩm mg/100g
Trang
4
Đề tài: Biotin và bệnh lí ở người
Men bia
Cải bông, Nấm

Harcots, đậu khô
Trứng toàn phần
Cà rốt, cà chua
Gạo
Cừi
Heo
Sữa bò
Chocolat
Fromage
Nước cam
Táo
Sữa mẹ
Cá biển
90

20
10
10 đến 18
12 đến 15
3 đến 7
4 đến 6
6
5
2 đến 5
2 đến 3
1,8
0,5 đến 1,5
0,8
0,1 đến 0,3
Trang
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×