Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo án ngữ văn 6 (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.32 KB, 3 trang )

THCS NGHIA MINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 6
Thời gian :90 phút.

Câu 1 (2 điểm,).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi .
“Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.
Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn
nhà ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng
đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.”
(SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích dẫn từ văn bản nào ?Ai là tác giả?
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?. Từ “chớm” trong câu:
“Giời chớm hè.” có nghĩa là?
3. Câu “Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào?
4. Câu“Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.” sử dụng phép tu từ nào ?
5. Câu:“Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” có cấu tạo chủ ngữ là gì ?
6. Nếu viết “Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật. ”, câu văn sẽ mắc lỗi nào ?
7. Câu“Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam”thuộc loại câu nào ?
8.Nêu nội dung của đoạn trích?
C©u 2 (2 ®iÓm)
Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, thầy Ha-men có nói: “... khi một dân tộc rơi
vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm
được chìa khóa chốn lao tù...”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Câu 3 (2 điểm)
Văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” khép lại là lời của thủ lĩnh Xi- at- tơn nói
với Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ Phreng - klin Pi-ơ- xơ:
“ Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất.
Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống
đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình”.


( Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2004)
Suy nghĩ của em về lời nói trên.
C©u 2 (4®iÓm) Hãy viết bài văn tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè?


ĐÁP ÁN:
Câu 1
1.Trích từ văn bản Lao Xao ,của Duy Khán.
2.-Phương thức biểu đạt chính là miêu tả.
-Cụm từ “Giời chớm hè”từ“ chớm”có nghĩa là trời bắt đầu vào mùa hè.
3. Câu “Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” là câu trần thuật đơn theo kiểu :Câu miêu tả.

4.Câu“Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.” sử dụng phép tu từ nào nhân hóa.
5. Câu:“Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” có cấu tạo chủ ngữ là:cụm danh từ.
6. Nếu viết “Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật. ”, câu văn sẽ mắc lỗi thiếu vị ngữ.
7. “ Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam ” thuộc loại câu trần thuật đơn.có
từ là.
8.Nêu nội dung chính.
Câu 2 (2điểm)
- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của
tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc
được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó
là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về
ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được
độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.
+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn phong
kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy chúng ta có tiếp thu tiếng
Hán, nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi.
+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng Pháp... Tiếng
Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày nay, tiếng Việt của chúng ta vẫn

được giữ gìn và phát triển.
- Mỗi chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của
dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản
quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự
do.

CÂU 3 (3Đ) a/ Yêu cầu về hình thức và kĩ năng :
- Triển khai bài làm thành một bài văn ngắn.
- Kĩ năng cảm thụ tốt .
- Diễn đạt mạch lạc.
- Trình tự nội dung bài logic, hiệu quả
b/ Yêu cầu về nội dung :
Cần đảm bảo các ý sau
- Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ, bao dung che chở, cung cấp cho con người những thứ
cần thiết trong cuộc sống. Đất sẽ yêu thương, đùm bọc, mọi đứa con của mình.


- Người và Đất có quan hệ gắn kết ( Mẹ- Con) không thể tách rời, đó là quan hệ cộng
sinh giữa con người với môi trường.
- Lời cảnh báo : Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con người. Thực tế tài nguyên
thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiếm, lũ lụt, hạn hán...
- ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên : Bảo vệ đất là bảo vệ chính mình. Con người muốn
tồn tại phải dựa vào thiên nhiên.
CÂU 4(4 Đ) Gợi ý: Hãy viết bài văn tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.?
1. Mở bài (0.5Đ)
- Giới thiệu khung cảnh mùa hè với hàng phượng vĩ, tiếng ve ngân trong thời điểm và địa
điểm cụ thể.
2. Thân bài: (3 Đ)
Miêu tả cụ thể theo một trình tự nhất định (trình tự thời gian, không gian hoặc
trình tự hồi ức…). Dưới đây là gợi ý:

- Tả từ xa: Âm thanh tiếng ve ngân giữa trưa hè, hình ảnh hàng phượng hoa đỏ rực trên
nền lá xanh non hoà lẫn màu xanh của trời. Tả gần: Có thể tả cây với những chi tiết về
gốc, thân, cành, lá, hoa. Mỗi chi tiết cụ thể từ hình dáng đến màu sắc (sử dụng tính từ
miêu tả với những liên tưởng so sánh).
- Quang cảnh xung quanh: Bầu trời, ánh nắng, thời tiết mùa hè…
- Cảnh sinh hoạt: tả theo thời điểm
3. Kết bài: (0.5Đ)
- Suy nghĩ, tình cảm… của em về bức tranh mùa hè với hàng phượng vĩ và tiếng ve ngân
(bức tranh không thể thiếu được trong đời học trò).
Nghĩa Minh ngày 27/4/2017
GVBM
DƯƠNG VĂN CƯỜNG



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×