Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Tập bài giảng võ 1 và phương pháp giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Lê xuân Điệp

TẬP BÀI GIẢNG

VÕ 1 VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - NĂM 2016


LÊ XUÂN ĐIỆP

TẬP BÀI GIẢNG

VÕ 1 VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
“Tài liệu dùng cho hệ: Ngành GDTC”

HÀ NỘI - NĂM 2016


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1. LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HIỆN ĐẠI
CỦA MÔN VÕ TAEKWONDO
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của môn võ Taekwondo
1.1.1. Nguồn gốc hình thành


1.1.2. Lịch sử phát triển
1.2. Hệ tư tưởng, tinh thần, mục đích, tác dụng và phân chia hệ phái chính
trong môn học
1.2.1. Nền tảng tư tưởng
1.2.2. Hệ tinh thần môn võ Taekwondo
1.2.3. Mục đích, tác dụng và phân chia hệ phái chính trong môn học
1.3. Cơ sở khoa học trong hoạt động chuyên môn
1.3.1. Hoạt động tâm lý trong chuyên môn
1.3.2. Cơ sở sinh lý trong hoạt động chuyên môn
1.3.3. Cơ sở khoa học môn võ Taekwondo
1.4. Xu hướng phát triển hiện đại
1.4.1. Những thế mạnh đặc biệt của môn võ Taekwondo
1.4.2. Phương hướng phát triển môn học trên thế giới
1.4.3. Phương hướng phát triển môn học tại Việt Nam
1.4.4. Định hướng phát triển năng lực chuyên môn
1.5. Nghiên cứu khoa học chuyên môn
1.5.1. Khái niệm
1.5.2. Đặc điểm nghiên cứu khoa học trong TDTT
1.5.3. Thực trạng công tác NCKH ở nước ta hiện nay
1.5.4. Định hướng NCKH và phát triển công nghệ TDTT giai đoạn 2010 2030

Chương 2. KỸ THUẬT CƠ BẢN ĐƠN ĐÒN
2.1. Vũ khí cơ bản của cơ thể con người
2.2. Mục tiêu bị tấn công cơ bản trên cơ thể con người
2.3. Hệ thống kỹ thuật cơ bản
2.3.1. Kỹ thuật tấn (Seogi)
2.3.2. Kỹ thuật đấm (Jireugi)
2.3.3. Kỹ thuật đá (Chagi)
2.3.4. Kỹ thuật gạt đỡ (Makky)
2.3.5. Kỹ thuật tấn công - đòn đánh (Chigi)


Chương 3. KỸ THUẬT PHỐI HỢP VÀ ĐỐI LUYỆN CƠ BẢN
3.1. Kỹ thuật phối hợp cơ bản
3.1.1. Đặc điểm, tiêu chí, phương pháp tổ chức tập luyện và giảng dạy cơ
bản.
3.1.2. Đòn phối hợp nhóm tấn với kỹ thuật đơn
3.1.3. Đòn phối hợp nhóm kỹ thuật đòn tay

1
2
2
2
2
4
4
4
6
8
8
9

11
14
14
16
18
18
28
28
28

29
30
33
33
33
35
35
39
41
51
60
66
66
68
68
68


3.1.4. Đòn phối hợp nhóm kỹ thuật đòn chân
3.1.5. Đòn phối hợp nhóm kỹ thuật đòn tay với chân
3.1.6. Đòn phối hợp nhóm kỹ thuật phòng thủ phản công
3.2. Kỹ thuật đối luyện cơ bản
3.2.1. Nhất thế đối luyện đơn đòn (trung đẳng) - Hanbeon Kyorugi
(Momtong)
3.2.2. Nhất thế đối luyện (thượng đẳng) - Hanbeon Kyorugi (Olgul)
3.2.3. Tam thế đối luyện (trung đẳng) - Sebeon Kyorugi (Momtong)
3.2.4. Tam thế đối luyện (thượng đẳng) - Sebeon Kyorugi (Olgul)
3.2.5. Khóa và giải khóa cơ bản

Chương 4. KỸ THUẬT QUYỀN CƠ BẢN


68
69
69
70
70
71
72
73
74
77
77
77
77
77
78
78
79
79
80
80
84

4.1. Những vấn đề cơ bản về quyền môn võ Taekwondo
4.1.1. Nguồn gốc quyền pháp
4.1.2. Khái niệm chung về quyền pháp
4.1.3. Vai trò và ý nghĩa của quyền pháp trong môn võ Taekwondo
4.1.4. Những điều cần chú ý khi thực hiện quyền pháp
4.1.5. Phân loại quyền pháp
4.1.6. Tính nhịp điệu quyền pháp

4.1.7. Đối tượng tập luyện quyền pháp
4.1.8. Đồ hình trong quyền thuật
4.1.9. Hệ thống các bài quyền cơ bản
4.2. Bài quyền Thái cực số 1: Taegeuk 1 Jang (Taegeuk Keon) Thái cực Kiền
(Càn) cung quyền
4.3. Bài quyền Thái cực số 2: Taegeuk 2 Jang (Taegeuk Tae) Thái cực Đoài 86
cung quyền
4.4. Bài quyền Thái cực số 3: Taegeuk 3 Jang (Taegeuk Ri) Thái cực Ly cung 88
quyền
4.5. Bài quyền Thái cực số 4: Taegeuk 4 Jang (Taegeuk Jin) Thái cực Chấn 91
cung quyền
4.6. Bài quyền Thái cực số 5: Taegeuk 5 Jang (Taegeuk Seon) Thái cực Tốn 94
cung quyền
4.7. Bài quyền Thái cực số 6: Taegeuk 6 Jang (Taegeuk Gam) Thái cực Khảm 96
cung quyền
4.8. Bài quyền Thái cực số 7: Taegeuk 7 Jang (Taegeuk Gan) Thái cực Cấn 99
cung quyền
4.9. Bài quyền Thái cực số 8: Taegeuk 8 Jang (Taegeuk Gon) Thái cực Khôn 102
cung quyền
106
4.10. Triều tiên quyền – Koryo
110
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HUẤN LUYỆN, TỔ

CHỨC THI ĐẤU - TRỌNG TÀI CHUYÊN MÔN
5.1. Phương pháp giảng dạy, huấn luyện chuyên môn
5.1.1. Khái niệm, mục đích, mục tiêu của quá trình giảng dạy Taekwondo
5.1.2. Các nguyên tắc giảng dạy chuyên môn

110

110
112


5.1.3. Cấu trúc chương trình giảng dạy
5.1.4. Thực hiện kế hoạch giảng dạy
5.1.5. Phương pháp giảng dạy chuyên môn
5.1.6. Kiểm tra đánh giá chuyên môn điê
5.2. Phương pháp tổ chức thi đấu – trọng tài chuyên môn
5.2.1. Hoạt động thi đấu và thể lực chuyên môn
5.2.2. Luật và phương pháp trọng tài chuyên môn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC VIẾT TẮT
Cm:
GDTC:
GV:
HL:
HLV:
IOC:
ITF:
M:
MMA:
NCKH:
Nxb:
S:
TDTT:
UFC:
TBG:

VĐV:
Sl:
WTF:

Centimet’s.
Giáo dục thể chất.
Giáo viên.
Huấn Luyện.
Huấn luyện viên.
Ủy ban Olimpic.
Liên đoàn Taekwondo thế giới hệ cổ truyền.
Mét.
Võ tổng hợp.
Nghiên cứu khoa học.
Nhà xuất bản
Giây.
Thể dục thể thao.
Võ đối kháng tự do.
Tập bài giảng.
Vận động viên.
Số lần.
Liên đoàn Taekwondo thế giới hệ phong trào thể thao.

113
115
119
124
126
126
132

153


LỜI NÓI ĐẦU
Với rất nhiều người thì việc luyện tập võ thuật thường xuyên chủ yếu là dùng để tự
vệ. Với người am hiểu về võ thuật thì học võ sẽ giúp cho thân thể khỏe mạnh, trí tuệ
minh mẫn và giúp tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống hay đấu tranh
cho lẽ phải và phục vụ Tổ quốc. Ngoài ra, khi tập võ thì chúng ta còn có thể xả stress,
đồng thời kết giao thêm nhiều bạn bè, học hỏi thêm được nhiều thứ từ các thầy và các
đàn anh đàn chị. Chúng ta có thể luyện cho tâm tĩnh, kiên nhẫn và biết kiềm chế bản thân
trước sự biến đổi của tâm lý hoặc khó khăn.
Kiến thức được trình bày trong tập bài giảng này hầu hết được tác giả kế thừa, tuyển
chọn từ các tài liệu chuyên môn trong nước và nước ngoài, kinh nghiệm của cá nhân và
một số đồng nghiệp chuyên môn trong đó có nhiều tác giả, tác phẩm đứng đầu lĩnh vực.
Ngoài ra, tác giả cũng đã cập nhập những sự thay đổi mới nhất về sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật, thay đổi về luật và kỹ thuật chuyên môn, thông qua đó cung cấp cái nhìn mới nhất,
phù hợp và hiện đại giúp sinh viên có thể dễ dàng nhận biết, nắm bắt và tự tiến hành
nghiên cứu, tập luyện.
Bộ tập bài giảng này bao gồm tất cả những kiến thức chuyên môn phù hợp với
chương trình đào tạo của nhà trường. Trong trình bày, tác giả đưa thêm nhiều phần mới:
Những thay đổi về sự phát triển; thành tích cao; phạm vi ứng dụng của các kỹ thuật; lỗi
sai cơ bản thường gặp của từng loại kỹ thuật; các kỹ năng đánh giá kỹ thuật chuyên môn
cụ thể từng loại hình kỹ thuật; một số bài tập sửa lỗi sai cơ bản và phương pháp tập luyện
nâng cao kỹ năng chuyên môn cho kỹ thuật; phương pháp tập luyện phát triển thể lực
chung và chuyên môn; những thay đổi mới nhất của luật thi đấu; phương pháp thực hành
thi đấu tối ưu; năng lực chuyên môn cần thiết cho sự phát triển của người học.
Trong quá trình giảng dạy võ thuật, do đặc thù chuyên môn, giảng viên vắt buộc
phải nắm vững những quy định tập luyện cơ bản của một giờ học TDTT, không nóng vội,
đốt cháy giai đoạn hoặc bỏ qua những chi tiết kỹ thuật dẫn đến những đánh giá sai lầm về
kỹ thuật môn học. Không đẩy nhanh tiến độ đối với những kỹ thuật phức tạp có độ khó

cao đòi hỏi trình độ tập luyện tương ứng bởi nó có thể tạo ra những chấn thương nguy
hiểm cho người học.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không
trình khỏi các thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý để tài liệu hoàn
thiện hơn.

1


Chương 1. LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HIỆN
ĐẠI CỦA MÔN VÕ TAEKWONDO
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của môn võ Taekwondo
1.1.1. Nguồn gốc hình thành
Bắt nguồn vào thời kỳ sơ khai trên bán đảo Triều Tiên, có rất nhiều cuộc thi đấu võ
thuật để kỷ niệm, chào mừng các lễ hội, hội thi trình độ và nâng cao kỹ thuật … kết hợp
với điều kiện sống săn bắn, lao động sản xuất và chiến đấu giữa các bộ tộc địa phương
làm cho con người dần hình thành các kỹ thuật võ thuật chiến đấu đặc trưng và hiệu quả.
Những kỹ thuật sơ khai đó được đánh giá là nền tảng cho môn võ Taekwondo sau này.
Nguyên mẫu từ Taekwondo trước đây được cho rằng có nguồn gốc từ ba từ là
“Subak”, “Teakkyon”, “Takkyon” (tên của ba bộ lạc mạnh nhất vào thời kỳ đó).
Về sau này, thời kỳ của ba triều đại Koguryo, Paekje, Silla (là thời kỳ chiến tranh
liên tiếp) thì nhu cầu tập luyện võ thuật càng lên cao và Taekwondo đã thể hiện được
những ưu điểm của mình qua đó đẩy mạnh sự phát triển của môn phái lên đến đỉnh cao
thông qua các đối tượng tập luyện và mức độ ưu tiên khi sử dụng huấn luyện trong quân
sự.
Sự phát triển của quân sự và chiến tranh càng mạnh thì Taekwondo càng nhận được
nhiều sự quan tâm và thúc đẩy phát triển, có thể kể ra một số trường hợp như: Thời
Koguryo có chiến binh Sonbae (quả cảm không lùi bước trước quân thù), thời Silla có
Ngự lâm quân Hwarang (có tính trung thành tuyệt đối, ngoan đạo, sẵn sàng hy sinh vì lợi
ích quốc gia và triều đình).

1.1.2. Lịch sử phát triển
1.1.2.1. Taekwondo thời trung cổ
Có sự phát mạnh mẽ trong thời gian dài, cụ thể và phát triển đỉnh cao trong triều đại
Koryo (từ năm 918 sau công nguyên tới năm 1392).Trong thời điểm này, Taekkyon được
phát triển thành các hệ thống có tính chiến đấu cao và sử dụng như một tiêu chuẩn để thi
đấu thể hiện và chọn lựa, phân cấp quân nhân (5 bài tập dành cho quân nhân – Obyong
Subak Hui).
Trong giai đoạn này, Taekkyo được coi như phương tiện nâng cao sức mạnh quân
sự cho quân đội, đối với cá nhân nó được coi như phương tiện nâng cao vị thế, chức
quyền trong các bộ máy cầm quyền.
Cũng trong giai đoạn này, thông qua quá trình biểu diễn, thi đấu luật cơ bản xuất
hiện và tạo thành hệ thống, trọng tài cơ bản làm nền tảng cho hệ thống luật thi đấu hiện đại.
Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn này, việc phát minh ra thuốc súng và các vũ khí cầm
tay tiện lợi làm cho mức quan tâm và vai trò của võ thuật giảm mạnh, mất dần đi vai trò
quyết định trong quân đội, tồn tại trong nhân dân với vai trò như một môn thể thao, thi
đấu, biểu diễn.
1.1.2.2. Taekwondo thời hiện đại
Có sự giảm sút nhanh chóng do sự phát triển của các kỹ thuật chiến đấu quân sự là
các loại vũ khí mới có tính sát thương cao, rộng. Các trận thi đấu Teakyon chỉ còn tồn tại

2


trong các lễ hội hoặc mang tính giải trí của tầng lớp chức sắc hoặc đông đảo thị dân
nghèo. Về quân đội, Taekwondo chỉ còn là phương pháp chiến đấu cận chiến tầm cá nhân
không còn mang tính chiến lược như thời kỳ trước.
Tới những năm 1592 (triều đại Jungjo), Taekwondo mới có sự khôi phục mạnh mẽ
do sự thất bại nặng nề trước cuộc xâm lăng của Nhật Bản, lúc này Taekwondo lại được
coi là chiến lược quân sự quan trọng để phát triển quân sự và bảo vệ quốc gia. Thời gian
này, môn võ Taekwondo có bước phát triển vượt bậc và được đánh dấu bằng sự ra đời

của cuốn sách nổi tiếng “Muyedobo – Tongji” (hệ thống kỹ thuật cơ bản 38 đòn tay hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi), với những tên tuổi lớn như: Võ sư Im Ho và
học trò Song Duk Ki (đấm thủng tường đất, cột to, nhảy bay qua tường cao và chạy
xuyên qua hàng rào gươm giáo).
Vào thời điểm này 14 kỹ thuật cơ bản đã được đưa vào sử dụng, bao gồm: 5 đòn đá
cơ bản, 4 đòn tay, 3 đòn đá bằng gót chân, 1 đòn đá quay sau và 1 đòn đá quét. Thuật ngữ
“Poom” cũng bắt đầu được sử dụng nhằm biểu thị tư thế song đấu đối mặt trực tiếp. Tuy
nhiên các võ sư thời điểm này cũng luôn phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị chính quyền đô
hộ Nhật Bản kìm hãm sự phát triển và làm suy yếu môn võ Taekkyondo.
1.1.2.3. Sự phát triển của Taekwondo hiện nay
Sau độc lập vào năm 1945, người Triều Tiên bắt đầu khôi phục tính tự cường dân
tộc và tiếp túc truyền bá hoàn thiện môn võ thuật truyền thống của mình. Đây cũng là
thời điểm bắt đầu có những thay đổi vượt bậc, căn bản môn võ này ở tất cả các mặt.
Có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng người tham gia và được truyền bá ra khắp
nơi trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của Taekwondo được thể hiện qua một số mốc
thời gian sau:
- Năm 1953, Triều Tiên cử hơn 2000 võ sư đai đen tới hơn 100 quốc gia khác nhau
truyền bá môn võ Taekwondo.
- Năm 1971, Taekwondo được công nhận chính thức là môn thi đấu quốc gia.
- Năm 1972, khởi công xây dựng trụ sở Kukkion - trụ sở liên đoàn Taekwodo thế giới.
- Ngày 28/05/1973, thành lập liên đoàn Taekwondo thế giới và hiện nay đã có gần
170 (hiện nay đã có 202) nước thành viên tham gia.
- Năm 1973, giải vô địch Taekwondo thế giới đầu tiên được tổ chức và ra quy định
2 năm tổ chức 1 lần.
- Năm 1974, Taekwondo được chính thức đưa vào thành nội dung thi đấu tại đại hội
thể thao Châu Á.
- Năm 1980, Ủy ban Olimpic (IOC) công nhận liên liên đoàn Taekwondo thế giới
và Taekwondo là một môn thi đấu chính thức tại Olimpic.
1.1.2.4. Taekwondo tại Việt Nam
- Năm 1962, được du nhập vào Việt Nam bởi võ sư Kim Boang Son. Địa điểm được
truyền bá đầu tiên tại trường võ thuật Thủ Đức tại Nam Kỳ.

- Năm 1965, tổ chức giải vô địch Taekwondo Nam Kỳ đầu tiên đánh dấu mốc tổ
chức định kỳ các tổ chức giải vô địch Nam Kỳ thường niên.

3


- Năm 1968, số người tham gia tập luyện môn võ Taekwondo lên đến hơn 100.000
với nhiều hướng khác nhau như quân đội, trường học, các võ đường tư nhân.
- Năm 1969, tham gia giải vô địch Châu Á (tại Hồng Kông) và giành được 7 HCV,
2 HCB, 3HCĐ.
- Năm 1988, Taekwondo được truyền bá ra Hà Nội và nhanh chóng được tổ chức
tập huấn, huấn luyện và ưu tiên sự phát triển theo cả hai hướng tập luyện thi đấu và tập
huấn giảng dạy.
- Năm 1989, tổ chức giải vô địch quốc gia đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh với
sự tham gia thi đấu của VĐV hơn 20 tỉnh thành trong cả nước.
- Năm 1992, tổ chức giải Taekwondo quốc tế đầu tiên với sự tham dự của nhiều
đoàn VĐV đẳng cấp cao trên thế giới như: Hàn Quốc, Mỹ, Na Uy, Đài Loan…
- Năm 1995, tiếp tục giành được các huy chương tại Đại hội thể thao Châu Á.
- Từ Seagames 16 đến nay, liên tục đạt các thứ hạng cao và cao nhất ở các nội dung
và hạng cân thi đấu.
- VĐV Việt Nam tham gia thi đấu và dành được các vị trí danh giá trên đấu trường
Olimpic như VĐV Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Trung Hiếu…
Được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của ngành TDTT nước ta, thể thao nói
chung và môn võ Taekwondo nói riêng đang ngày càng phát triển cả về cơ sở vật chất,
điều kiện, chế độ và nghiên cứu khoa học để tiến tới dành được nhiều thành tích cao hơn
trên các đấu trường quốc tế.
1.2. Hệ tư tưởng, tinh thần, mục đích, tác dụng và phân chia hệ phái chính trong
môn học
1.2.1. Nền tảng tư tưởng
Nền tảng tư tưởng đạo đức môn học: Là những tâm niệm định hướng mọi hoạt động

tập luyện, thi đấu của tất cả những người học tập môn võ Taekwondo. Đây là những điều
mà mỗi người học phải học thuộc lòng và luôn tự răn mình trước, trong và sau mọi quá
trình tập luyện cũng như là đạo làm người trong quá trình rèn luyện đạo đức của môn học.
Hệ tư tưởng chủ đạo bao gồm những điều sau:
- Ưu tiên phát triển cao về đạo đức và tư tưởng con người phù hợp với xã hội văn
minh và hiện đại.
- Học võ trước hết là học tâm, tu tâm trước tu đạo sau và tu hành sau cùng.
- Lấy đạo đức thu phục con người chứ không dùng bạo lực ép người.
- Võ là tự vệ và bảo vệ kẻ yếu và thực hiện nghiêm túc lối sống đạo giáo.
- Võ thuật trước là tu thân sau mới phát triển sức khỏe.
- Thi đấu là tự mình chiến đấu với bản thân mình, vượt qua những giới hạn mình
chưa đạt tới, tìm ra những yếu kém mà bản thân chưa tìm ra và chưa vượt qua.
- Rèn luyện là cuộc sống, lười nhác là kẻ hèn kém.
1.2.2. Hệ tinh thần môn võ Taekwondo

4


Taekwondo là một nghệ thuật chiến đấu không chỉ đơn thuần với mục đích tranh
đoạt chiến thắng bằng mọi giá. Với một kỷ luật nghiêm khắc, Taekwondo còn có mục
đích cao đẹp hơn, đó là hướng tới sự phát triển và kiện toàn mọi khả năng về tinh thần và
thể chất của con người.
Người xưa xem Taekwondo là “nghệ thuật chiến đấu của bậc quân tử”. Họ tuyệt đối
xem môn võ thuật này như một phương thế để tự vệ. “đừng khiêu chiến nhưng hãy tự
vệ”, đó là tính cách của Taekwondo. Vì thế, tập luyện Taekwondo là rèn luyện cho bản
thân một trạng thái tinh thần bình ổn, một đức tính tự chủ và một kỹ thuật hoàn hảo.
Taekwondo là nghệ thuật sử dụng triệt để các phần của thân thể dùng làm vũ khí để
tự vệ và tấn công một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là đôi tay và đôi chân.
Ngoài hiệu quả đáng kinh ngạc như một phương cách tự vệ, Taekwondo còn là một
môn thể thao lý tưởng giúp cho thân thể được phát triển toàn diện một cách hài hòa. Do

đó, Taekwondo là một tổng hợp của hai phương diện: tự vệ và thể thao.
Vào thời xa xưa, trên những chiến trường, dưới hình thức nguyên sơ, môn võ này
được thể hiện một cách tàn bạo chỉ với mục đích duy nhất là hạ gục quân thù.
Ngày nay, Taekwondo được nhiều người biết đến như một môn võ thuật mang tính
cách thể thao qua các lần tranh giải vô địch… Đành rằng không thể phủ nhận những lợi
ích của các trận đấu đầy ngoạn mục này mang lại, nhưng nhìn dưới khía cạnh này thì
không thể nào hiểu được ý nghĩa và tinh thần của Taekwondo.
Cũng có nhiều người đánh giá sai lầm về Taekwondo như là một môn luyện tập sức
mạnh mà thôi. Quả thật đáng kinh ngạc khi thấy bằng những bàn tay không, đôi chân trần
người ta có thể đập vỡ gỗ ván, gạch ngói,… một cách dễ dàng. Để đạt được kết quả đó
không phải chỉ trong một sớm một chiều mà là cả một quá trình tập luyện gian khổ, đau
đớn thân xác, đổ mồ hôi và có cả nước mắt,… nhưng cũng cần phải hiểu rằng sự tập
luyện đó chưa phải là tất cả của Taekwondo.
Để đập vỡ những vật vô tri, bất động như gỗ ván, gạch ngói,… thì tương đối dễ
dàng nếu bạn có đôi tay và đôi chân được tập luyện đủ mạnh mẽ và đủ cứng chắc,…
nhưng để đối đầu với một địch thủ sống động, linh hoạt và quyền biến thì nếu chỉ có sức
mạnh đơn thuần chưa đủ, cần phải có một kỹ thuật hoàn hảo, thích ứng.
Taekwondo với đặc tính là “Nghệ thuật chiến đấu không vũ khí” vì thế đôi tay và
đôi chân cần thiết phải được khổ luyện trường kỳ để thể hiện tính cách đặc thù của nó là
“biến tay chân trở thành vũ khí”.
Những kỹ thuật của Taekwondo cũng cần phải được kết hợp một cách hài hòa trong
việc luyện tập và thực hành. Như chiếc xe hơi và những bánh xe thế nào thì việc luyện
tập được gắn liền với thực hành cũng như vậy, thiếu đi một yếu tố, chắc chắn không thể
đạt đến mục đích của Taekwondo. Nhưng tất cả những điều đó vẫn chưa đủ, cần phải rèn
luyện để có một tinh thần cương quyết, một ý chí kiên cường, niềm tự tin và một tâm hồn
bình an, trong sáng.
Việc tập luyện Taekwondo sẽ trở nên vô nghĩa nếu như thiếu mất một trong những
yếu tố trên.

5



Taekwondo, nghệ thuật chiến đấu của bậc quân tử đã được tập luyện tại đất nước
Triều Tiên trải qua bao nghìn năm để đem đến kết quả viên mãn là cao thượng hóa con người.
“Kiện toàn”, “nâng tâm hồn lên cao luôn mãi” đó là nền tảng của Taekwondo. “Đừng bao
giờ tấn công trước” là câu phương châm này định rõ giới hạn hành động của Taekwondo
là chỉ phản ứng và tự vệ. Điều này bao hàm ý nghĩa luôn có lòng vị tha, lòng độ lượng và
ý thức sự bình đẳng. Môn sinh Taekwondo sẽ dần phát hiện nơi chính bản thân những
khả năng vô hạn, vì Taekwondo sẽ giúp hoàn thiện những tiềm năng trong chính thân thể
và tâm hồn.
“Đừng bao giờ tấn công trước” - ý nghĩa của phương châm này được thể hiện bởi
nhiều cách thế chuẩn bị khác nhau. Trước tiên, cần phải nhanh chóng loại bỏ mọi tư
tưởng tầm thường và nông nổi ra khỏi tâm trí, thanh luyện tinh thần để luôn luôn ở trong
tư thế sẵn sàng hay có thể gọi là “tâm an, thần định”. Giai đoạn thứ hai mới học cách thế
để tự vệ. Thanh luyện tinh thần và tự vệ, đó là đặc tính ôn hòa của Taekwondo.
Trong nền võ thuật Đông phương, có 3 trường phái đối đầu nhau: Trường phái thứ
nhất quan niệm: “Tinh thần vượt trội trên thân xác và chế ngự thân xác”.
Trường phái thứ hai quan niệm: “Thân thể chi phối tinh thần”.
Trường phái thứ ba lại cho rằng: “Bảo toàn thân thể là hệ trọng”. Mỗi một trường
phái đều chứa đựng một phần chân lý nhưng không hoàn hảo.
Taekwondo với tính cách là một môn võ thuật hướng tới sự phát triển hài hòa cả hai
phương diện, thể chất cũng như tinh thần. Thân thể, trước tiên phải được tôi luyện cho
đến mức tinh thục bằng cái giá của sự khổ luyện và kỷ luật sắt. Làm chủ được kỹ thuật là
kết quả của một công việc hăng say và trường kỳ. Tinh thần theo đó đạt đến mức luôn
phản ứng một cách trung thực, đặc biệt trong trường hợp tự vệ một cách chính đáng.
Taekwondo muốn hoàn thành một sự tổng hợp hoàn hảo của thân thể và tinh thần bởi kỹ
thuật. Để thử nghiệm sự tổng hợp này, chính là hội nhập cùng Taekwondo.
1.2.3. Mục đích, tác dụng và phân chia hệ phái chính trong môn học
1.2.3.1. Mục đích, tác dụng và ý nghĩa hoạt động tập luyện của môn học
- Ý nghĩa: Môn võ Taekwondo hiện nay là môn thể dục thể thao rất được ưa chuộng

trên thế giới. Nó là hệ thống các bài tập được chọn lọc có hệ thống, khoa học, được hình
thành và phát triễn rất lâu đời. Nhằm mục đích hoàn thiện và phát triễn toàn diện cơ thể.
Tạo ra các phương pháp rèn luyện cơ thể có lợi nhất về phương tiện hoạt động vận
động và có hiệu quả cao tới sự phát triển hài hòa cơ thể.
Có ý nghĩa cao trong việc bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức con người phù hợp với
các yêu cầu trong xã hội phát triển cao về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Hoàn thiện con người và hướng tới cái đích cao nhất là các giá trị chân, thiện, mỹ
trong đạo đức phật giáo và tư tưởng con người.
- Tác dụng: Môn Taekwondo có tác dụng rất tốt đến toàn bộ cơ bắp trên cơ thể, làm
cho cơ thể phát triễn cân đối, hài hòa; tăng sức mạnh, nhanh cho các nhóm cơ, tăng
cường khả năng hoạt động cho hệ tuần hoàn, hô hấp và tim mạch. Từ đó làm tăng khả
ngăn thích nghi và chịu đựng của con người (tăng sức bền)… Tập luyện Taekwondo

6


thường xuyên sẽ giúp người tập tăng sự tự tin, lòng cam đảm, ý chí vững vàng, tinh thần
mạnh mẽ, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc…Giúp hoàn thiện kỹ năng thực dụng,
phối hợp vận động, khả năng thăng bằng, giao tiếp xã hội, và đặc biệt là có tác dụng rất
lớn trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách mà các môn khác khó có thể có được….
- Mục đích:
+ Phát triển về thể chất: Tăng cường sức khỏe, củng cố, tăng cường khả năng tự vệ
cá nhân, tăng cường chức năng và hiệu quả hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
+ Phát triển về tinh thần: Phát triển các mối quan hệ xã hội, các trạng thái tâm lý,
tình cảm, nâng cao trình độ nhận thức và tư duy, tri thức.
Mục đích của học phần này là giới thiệu cho người học nắm khái quát về môn võ
Taekwondo, dần hình thành những kỹ năng vận động cơ bản của môn võ này, tạo tâm lý
thoải mái ham thích học võ và rèn luyện tính kỷ luật, sự tập trung thông qua việc học các
bài quyền, và các kỹ thuật đòn đá.
Ngoài ra, tập luyện Taekwondo còn có các mục đích khác như: Để rèn luyện thể

chất, đảm bảo tốt sức khỏe phục vụ mục đích học tập và làm việc; tạo sân chơi lành mạnh
giúp sinh viên có nơi giao lưu, luyện tập, trao đổi thư giãn sau những giờ học căng thẳng;
rèn luyện ý thức giữ gìn sức khỏe, kỷ luật, tinh thần yêu mến thể thao cũng như lối sống
lành mạnh, tinh thần đồng đội, tương trợ lẫn nhau; phát hiện và bồi dưỡng những sinh
viên có năng khiếu Taekwondo tiềm năng bổ sung vào đội tuyển cấp cao hơn.
1.2.3.2. Các hệ phái chính trong môn Võ Taekwondo
Môn võ Taekwondo hiện đại ngày nay có rất nhiều hệ phái khác nhau, tuy nhiên
về tổng thể được chia thành hai hệ phái chính, gồm có:
- Hệ phái theo thiên hướng ứng dụng: ITF (International Taekwon - Do Federation)
là hệ một phái võ quyền do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22
tháng 3 năm 1966 mang tính phát triển ứng dụng kỹ thuật môn phái vào thực chiến.
- Hệ phái theo thiên hướng thể thao quần chúng: WTF (Word Taekwon - Do
Federation, thành lập năm 1973) coi môn Taekwondo như một dạng thể thao, nêu cao
tính võ nghệ của môn võ này. WTF được phân chia thành các hệ phái lớn:
+ Hệ phái Chang Hon: Hệ phái lớn đầu tiên của Taekwondo, dựa trên hệ thống kỹ
thuật và quyền pháp do Đại võ sư Choi Hong Hi xây dựng từ năm 1954. Hệ phái lấy tên
theo tên hiệu của đại sư Choi Hong Hi, người sáng lập hệ phái: Chang Hon. Đây cũng là
hệ phái nền tảng của Liên đoàn Taekwondo quốc tế - WTF, thành lập năm 1966.
Đặc điểm của hệ phái là có nhiều nét tương đồng với quyền pháp Karate, mang
nặng tính chiến đấu. Hệ thống quyền pháp có 24 bài quyền và hệ thống đẳng cấp phân
thành 10 cấp và 9 đẳng. Võ phục và thể lệ thi đấu gần như tương tự với Karate. Vì vậy,
khi thi đấu, các võ sĩ không mang giáp và khi ra đòn phải dừng đòn ở cự ly tối thiểu hoặc
chỉ được khẽ chạm vào đối thủ.
+ Hệ phái Kukkiwon: Các võ sĩ Taekwondo thi đấu trong trang phục quy định của
WTF. Đây là hệ phái lớn nhất, dựa trên hệ thống kỹ thuật và quyền pháp quy định tổ

7


chức kỹ thuật Kukiwon của Hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc, thành lập năm 1973. Đây

cũng là hệ phái nền tảng của Liên đoàn Taekwondo thế giới, thành lập cùng năm đó.
Đặc điểm của hệ phái này mang tính hiện đại và thể thao nhiều hơn. Các đòn thế
nguy hiểm bị cấm dùng trong thi đấu. Hệ thống quyền pháp có 25 bài quyền và hệ thống
đẳng cấp phân thành 8 cấp và 10 đẳng. Võ phục dùng loại áo chui cổ và thể lệ thi đấu
mang nặng tính thể thao. Vì vậy khi thi đấu, các VĐV bắt buộc mặc giáp và chỉ được
phép tấn công vào phần mặc giáp của đối thủ.
1.3. Cơ sở khoa học trong hoạt động chuyên môn
1.3.1. Hoạt động tâm lý trong chuyên môn
- Các cảm giác, cảm thụ bản thể chính xác và các cảm giác vận động cơ: Được thể
hiện thông qua các động tác đơn giản, riêng lẻ của cơ thể con người như: Động tác tay,
chân, các kỹ thuật đơn giản thực hiện tại chỗ … (được kết hợp với tấn pháp). Tùy từng
hoạt động vận động khác nhau mức độ cảm nhận và cảm thụ có sự khác nhau, đồng thời
cũng tùy vào trình độ tập luyện và quá trình lặp lại liên tục hoạt động vận động đó, các
cảm giác, cảm thụ và cảm giác vận động cơ có sự thay đổi, sự thay đổi này còn được gọi
là kỹ năng, kỹ xảo vận động.
- Cảm giác cảm thụ bản thể, cảm giác thị giác và xúc giác liên kết với nhau: Các bài
tập nhóm này có đặc điểm là các cử động của các bộ phận thân thể người tập được liên
kết với nhau thành một hệ thống – một cơ cấu phức tạp bảo đảm sự di chuyển thống nhất
của toàn bộ thân thể nói chung, do tính chất của các bài tập đòi hỏi.
Đây là hoạt động tâm lý dựa trên cơ sở tính chính xác không chỉ của các hệ thống
cơ bắp mà còn là quá trình tư duy liên kết các cảm giác đơn với tổng thể.
- Nhận thức mối quan hệ giữa không gian và thời gian trong tư duy: Được thể hiện
qua các bài tập di chuyển trong không gian (các kỹ thuật đá bay, nhào lộn). Tất cả các
loại bài tập ở nhóm này đều đòi hỏi phải vượt một khoảng không gian nhất định trong
một khoảng thời gian ngắn nhất định. Các bài tập vận động thuộc nhóm này đòi hỏi phải
phát triển các quá trình tâm lý phức tạp ở mức cao, tri giác chính xác các quan hệ không
gian và thời gian, nắm vững được nhịp độ và nhịp điệu các hành động của bản thân mình,
biểu hiện các nổ lực ý chí tương ứng với những khó khăn của bài tập (các vật chướng
ngại) gây nên. “những khó khăn” ở đây có thể hiểu theo hai ý:
- Khó khăn bên ngoài thông qua các vật cản, công phá trên không ….

- Khó khăn bên trong thông qua những cảm giác của vận động cơ….
- Cảm giác cơ và điều khiển cơ: Được thể hiện qua các bài tập với dụng cụ (trụ đấm,
trọng lượng phụ, tập song đấu…). Những bài tập nhóm này đòi hỏi tri giác phức tạp về
độ lớn, trọng lượng, trọng tâm của dụng cụ, bài tập cũng như các nỗ lực của cơ bắp được
phối hợp chặt chẽ với các tri giác trên theo mức cần thiết của các bài tập với dụng cụ yêu
cầu (về lực căng, đàn hồi, phản lực…).
- Phản xạ và tính thích ứng vận động của hệ thần kinh: Được thể hiện qua các bài
tập đối kháng (đối luyện, tự vệ, luyện chiến thuật, song đấu, thi đấu…) là các dạng bài
tập gắn với việc khắc phục sự chống đối, va chạm đòn của bạn cùng tập hoặc của đối thủ.
Nét tiêu biểu của các bài tập này là phải chống lại những tác động rất khác nhau (và luôn

8


luôn biến dạng về lực cũng như về hình thức thể hiện) của đối phương. Do đó phải tính
toán cẩn thận không chỉ các đặc điểm kỹ thuật mà cả các đặc điểm liên kết, chiến thuật
của các động tác đó đồng thời làm cho những động tác của mình thích ứng với chúng.
Bên cạnh các tri giác có độ nhạy bén rất lớn, cấu trúc tâm lý của các động tác đó còn bao
gồm độ nhanh, độ chính xác của tư duy về cả tốc độ và tính chính xác của sự dự tính đến
các hành động của đối phương.
- Tính linh hoạt của tư duy và phối hợp hoạt động: Được thấy rõ trong những bài
tập mang tính tập thể (quyền tập thể, đối luyện tập thể…). Nhóm này mang một dấu hiệu
chung tiêu biểu là tính tập thể (thống nhất và đồng điệu) của hoạt động vận động chuyên
môn, đồng thời cũng yêu cầu giải quyết những nhiệm vụ nảy sinh trong những tình
huống, giai đoạn tập luyện khác nhau. Đây là những bài tập phức tạp, chúng đòi hỏi
những người cùng tập phải có tri giác nhanh chóng và chính xác đối với các đối tượng có
liên quan trong lúc thực hiện bài tập. Phải hoạt động tư duy nhạy cảm, biểu hiện ở sự
đánh giá đúng tình huống, hiểu được ý đồ của HLV và đồng đội, phải biết phối hợp có
hiệu quả hoạt động của bản thân mình với hoạt động của bạn đồng môn.
1.3.2. Cơ sở sinh lý trong hoạt động chuyên môn

Tập luyện võ thuật tăng cường thể chất cơ thể, bồi dưỡng phẩm chất con người và
trị bệnh. Các bài tập võ thuật rất phong phú về nội dung, kết cấu động tác đa dạng, lượng
vận động rất khác nhau … làm thay đổi cơ bản các tố chất sinh lý của cơ thể.
1.3.2.1. Sự thay đổi của chức năng thần kinh
- Sự cải thiện tính nhịp điệu của hệ thần kinh: Luyện tập võ Taekwondo bao gồm
các động tác phức tạp, đa dạng đối xứng và không đối xứng, yêu cầu động tác nghiêm
ngặt, hoàn chỉnh và hài hòa. Quá trình tập luyện được thực hiện với những yêu cầu rất
nghiêm khắc: Khi tập luyện cần “hợp nhất nội - ngoại” (nội là tâm, thần, ý, khí; tâm hoạt
động, khí vận hành). Ngoại là hoạt động hình dáng bên ngoài (như tay, chân, thân pháp di chuyển, mắt…).
Trong quyền pháp cần kết hợp “tam hợp” của tâm với “tam hợp” của ngoại (tam
hợp tâm là: tâm hợp với ý, ý hợp với khí, khí hợp với lực; còn tam hợp ngoại là: Tay hợp
chân, mắt hợp đòn, trọng tâm hợp tấn).
Động tác võ thuật động - tĩnh rõ ràng và cần có sự liên kết chặt chẽ.
Những điều trên cho thấy tập luyện võ thuật có những yêu cầu đối với cơ thể rất
nghiêm khắc. Chúng yêu cầu tính nhịp điệu và tính chuẩn xác rất cao giữa các trung khu
của võ não đối với cơ đối kháng và cơ không đối kháng. Đồng thời còn yêu cầu tính nhịp
điệu và tính chuẩn xác giữa các trung khu thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật.
Do vậy mối liên hệ giữa các trung khu thần kinh trung ương trong quá trình luyện tập võ
thuật có những yêu cầu rất nghiêm khắc. Từ đó, luyện tập võ thuật lâu dài sẽ cải thiện
được mối quan hệ nhịp điệu giữa các trung khu thần kinh võ não và các khu đại võ não.
- Nâng cao tính linh hoạt, tính cân bằng và cường độ hoạt động của quá trình hoạt
động thần kinh: Do Taekwondo có tính chất hợp nhất nội ngoại (nội luyện tâm - thần - ý ;
ngoại luyện mắt - tay - thân lưng - chân) cho nên khi luyện tập võ thuật, yêu cầu động tác

9


có lực nhanh - bền kéo theo việc nâng cao tính linh hoạt, tính cân bằng và cường độ của
các quá trình thần kinh.
Như vậy luyện tập võ thuật không những tăng cường quá trình ức chế mà còn xúc

tiến quá trình cân bằng của hệ thần kinh và phát triển tính linh hoạt của hệ thần kinh.
Trong Taekwondo có quyền, sáng tạo, đối luyện, thi đấu… yêu cầu thân linh hoạt, thế tấn
cần ổn định, lực cần phát triển; lực lưng, bụng, đùi và lực co - duỗi cơ được nâng cao. Từ
đó đòi hỏi tính phản ứng của VĐV võ thuật phải nhanh hơn các VĐV khác.
1.3.2.2. Các cơ quan chức năng tiền đình tăng khả năng phân tích
Trong võ thuật có các bài luyện tập quay trên không, bật và đứng dậy, xoay thân
nhanh, đá bay trên không… Do động tác xoay trong không gian có đặc tính tăng và giảm
tốc độ nên góp phần nâng cao tính phân tích và ổn định của chức năng tiền đình.
Khi thực hiện những động tác chuyên môn phức tạp (xoay, bay trên không hoặc
biến đổi trọng tâm thân người đột ngột như lộn, santo, bật cao…) làm chuyển động nội
dịch trong các ống bán khuyên. Các ống này được sắp xếp 3 chiều khác nhau trong không
gian. Khi thay đổi tư thế thì các chất dịch này chuyển động theo hướng ngược lại với
động tác, nên người ta sẽ nhận biết được sự thay đổi đó và biết được vị trí đỉnh đầu của
mình nằm ở hướng nào trong không gian. Khi tổn thương ống bán khuyên nào thì đầu
ngả về phía bên đó, nếu tổn thương cả 3 ống thì bị chóng mặt và dễ bị ngã, không định
hướng được không gian chung quanh.
1.3.2.3. Sự thay đổi của chức năng tuần hoàn
Luyện tập võ thuật lâu dài cải thiện được chức năng hệ tuần hoàn. Lúc yên tĩnh,
huyết áp, mạch đập đều có trị số giảm.
Chức năng tuần hoàn được nâng cao của VĐV môn võ có liên quan đến số thời gian
luyện tập thường xuyên. Thời gian luyện tập càng lớn thì chức năng hệ tuần hoàn có ảnh
hưởng càng sâu sắc, có nghĩa là số năm tập càng lâu thì mạch đập và huyết áp có trị số
giảm lúc yên tĩnh.
VĐV võ nâng cao khả năng điều tiết hệ tuần hoàn, thực nghiệm chứng minh: Sau
khi thực hiện test định lượng đứng lên ngồi xuống 20 lần trong 30 giây, VĐV võ thuật
chuyên nghiệp có mức dao động lên xuống chỉ tiêu mạch đập và huyết áp nhỏ, thời gian
phục hồi ngắn. Điều này nói lên năng lực, chức năng điều tiết của hệ tuần hoàn được
nâng cao, xuất hiện hiện tượng “tiết kiệm hoá”.
Sự phân loại hoạt động, động tác của VĐV võ rất đa dạng và phong phú, do đó sự
ảnh hưởng của việc luyện tập đối với mỗi cơ thể sẽ khác nhau, vì vậy yêu cầu chức năng

của hệ tim mạch cũng khác nhau.
Ví dụ : khi tập song đấu và thi đấu, mạch tăng so với lúc yên tĩnh 65 - 77%, huyết
áp tối đa có thể đạt 175 - 210 mmHg, quyền thuật mạch đập tăng 56 ~ 66 %, huyết áp tối
đa tăng 174 - 200 mmHg.
1.3.2.4. Sự biến đổi hệ hô hấp
Trong võ thuật, nhấn mạnh “tâm hợp ý”, “khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí
đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có sự ảnh hưởng đặc biệt. Kết quả nghiên cứu môn

10


Trường Quyền sơ cấp đã chứng minh, sau khi tập, tần số hô hấp tăng 31 - 34 lần/phút
thông khí đạt 20 - 29 lít, tần xuất nợ ôxi tương đối cao, nợ ôxi được tiêu trừ cần 6 - 9 phút
mới phục hồi như lúc yên tĩnh.
Thực tế dung tích sống của VĐV võ đạt trung bình 4200 ml, VĐV võ nam có dung
tích sống trung bình lớn hơn người bình thường 489,17 ml và nữ là 496,16 ml. Bất kỳ
VĐV chuyên nghiệp hoặc không chuyên, dung tích sống đều tốt hơn người bình thường,
nam trung bình hơn 2,1 ml, nữ trung bình hơn 1,38 ml. Do đó, chức năng hô hấp và hình
thức hô hấp trong võ thuật cũng có những yêu cầu đặc biệt.
1.3.2.5. Sự trao đổi chất trong võ thuật
Động tác kỹ thuật chuyên môn có rất nhiều, do đặc trưng chuyên môn đa dạng, nên
sự tiêu hao năng lượng có khác nhau.
Qua nghiên cứu chứng minh rằng, trình độ VĐV được nâng cao, thì năng lực cung
cấp năng lượng - ATP được nâng cao. Đặc điểm biến đổi chức năng hô hấp của VĐV
Taekwondo là: Nhu cầu O2 tương đối cao, sự cung cấp năng lượng ATP chủ yếu bằng
con đường: Đường phân yếm khí, cho nên môn võ có thể nâng cao khả năng hoạt động
yếm khí của cơ thể con người.
1.3.3. Cơ sở khoa học môn võ Taekwondo
- Thời gian phản xạ và thời gian phản ứng: Trong huấn luyện và thi đấu Taekwondo
thời gian phản ứng được xác định là khoảng thời gian thực hiện hoạt động phản ứng, còn

thời gian phản xạ là khoảng thời gian được tính từ lúc tiếp nhận các kích thích đến khi trả
lời các kích thích của hệ thần kinh. Ví dụ trong một trận thi đấu Taekwondo, khi một
VĐV phát hiện ra rằng đối tượng có ý định tấn công bằng đòn đá phối hợp sở trường thì
anh ta vờ như không biết mà ngầm chuẩn bị phản công. Khi đối phương thực hiện đòn
tấn công thì anh ta bất ngờ né tránh và lập tức phản công. Khoảng thời gian kể từ lúc đối
phương thực hiện đòn tấn công cho đến khi anh ta thực hiện kỹ thuật né tránh hoặc ra đòn
phản công được gọi là thời gian phản ứng. Trên thực tế khoảng thời gian này luôn chịu sự
phụ thuộc và có mối liên hệ mật thiết với thời gian phản xạ.
Trong khi đó phản xạ có điều kiện có mối liên hệ mật thiết tới tất cả thời gian phản
ứng và có thể được phát triển thông qua việc rèn luyện tập lặp lại các kỹ thuật cơ bản,
được đánh giá thông qua tốc độ trả lời kích thích của hệ thần kinh trung ương.
- Hoạt động thể chất: Khi một VĐV, người tập Taekwondo sử dụng chân hoặc tay
của mình để thực hiện các đòn đấm, đá, kỹ thuật phòng thủ, di chuyển tránh né,… thì
điều này được gọi là “hoạt động thể chất”. Tuy nhiên nếu VĐV, người tập này ngồi trên
xe ô tô hay máy bay thì cho dù tốc độ di chuyển của anh ta có cao hơn nhiều so với tốc
độ chạy thì điều này cũng không được gọi là “hoạt động thể chất”.
Nhìn chung chúng ta đều thừa nhận rằng một hoạt động động lực đã được diễn ra
khi một vật thể được đi chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Theo quan điểm này thì hoạt
động thể chất chính là sự di chuyển vị trí của một phần hoặc của toàn bộ cơ thể được thực
hiện theo sự điều khiển của các cơ quan chức năng bên trong cơ thể.
- Hình thức vận động: Khi chúng ta quan sát một người đang thực hiện các cử động
khác nhau trong quá trình hoạt động thể chất chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các đặc

11


điểm nổi bật và có thể chia chúng ra làm 2 nhóm là: Các chuyển động theo cùng một
hướng và các chuyển động xoay vòng.
Cũng tương tự như vậy các nhà khoa học đã chia các chuyển động cơ bản trong
môn võ Taekwondo ra làm hai loại là:

+ Chuyển động xoay tròn (chuyển động theo đường cong).
+ Chuyển động tịnh tiến (chuyển động theo đường thẳng).
Mối quan hệ của hai hình thái chuyển động được thể hiện bởi các điều sau:
+ Trong hoạt động thể chất chuyển động xoay tròn và tịnh tiến luôn đồng thời diễn ra.
+ Trong chuyển động tịnh tiến chuyển động theo đường thẳng và chuyển động theo
đường cong luôn kế tiếp nhau diễn ra.
+ Chuyển động tịnh tiến trên đường thẳng được diễn ra khi hướng chuyển động nằm
trên một đường thẳng.
+ Chuyển động tịnh tiến theo đường cong được quyết định bởi hướng chuyển động
và lực xoay của một phần hoặc toàn bộ cơ thể khi thực hiện động tác.
- Các nguyên tắc hình thành chuyển động: Có năm nguyên tắc cơ bản sau:
+ Nguyên tắc hoạt động ngược chiều: Trong quá trình hoạt động vận động diễn ra
hai tay và hai chân luôn chuyển động theo hướng ngược chiều nhau.
+ Nguyên tắc phối hợp toàn bộ cơ thể: Chuyển động được tạo ra bởi sự phối hợp
của toàn bộ cơ thể.
+ Nguyên tắc tập trung vào mục tiêu: Chuyển động chuyên môn được tạo ra để tấn
công vào một mục tiêu cụ thể cho trước vì vậy tầm quan sát (mắt - sự chú ý) luôn phải
hướng mục tiêu đó.
+ Nguyên tắc nhảy, tránh né: Chuyển động phải được kết thúc khi hoàn thành động
tác để động tác tiếp đất đảm bảo quá trình hoãn xung đầy đủ giảm chấn thương cho người
thực hiện khi thực hiện các động tác trong điều kiện mặt chân đế rời nền.
+ Nguyên tắc thu hiệu quả tối đa: Cũng giống như các vấn đề kinh tế xã hội, nguyên
tắc này này nhắm tới mục đích biểu thị hoạt động “đạt hiệu quả tối đa với nỗ lực tối
thiểu” nhất thiết phải được áp dụng trong quá trình giảng dạy, huấn luyện chuyên môn. Điều này
đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong hoạt động vận động giữa các bộ phận trong cơ thể người tập.

- Chuyển động thẳng trong hoạt động thể chất (tốc độ chuyển động): Trên cùng một
khoảng cách, hai người cùng thực hiện bài tập: Một người chạy và người kia đi bộ. Sau
khi họ thực hiện xong bài tập của mình, chúng ta sẽ thấy rằng có một sự khác biệt rất lớn
về thời gian thực hiện của hai người và trong trường hợp này, chúng ta đều cho rằng

người chạy đã đạt tốc độ lớn hơn nhiều so với người đi bộ. Mối liên quan giữa thời gian và
tốc độ hay giữa thời gian và khoảng cách của một người chuyển động với vận tốc 5m/giây.

Khoảng cách và vận tốc trong chuyển động này được tính bằng công thức:

V

S
t

Trong đó: S là khoảng cách, t là thời gian và V là vận tốc.

12


- Chuyển động bay trên không: Trong huấn luyện và thi đấu Taekwondo, khi thực
hiện các kỹ thuật ở trên không thì góc độ bật nhảy tối ưu là từ 40 - 430. Với góc độ này cơ
thể sẽ vươn tới được một độ cao tối ưu với điểm chạm của tay vào khoảng 2m15. Tuy
nhiên trên thực tế sẽ rất khó đạt được độ cao này nếu vận tốc bật nhảy được đột ngột tăng
lên. Cũng giống như rất nhiều môn thể thao khác như: Nhảy cao, nhảy xa, các môn thể
thao tốc độ… Taekwondo cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của chuyển động bay trên không.
Các kỹ thuật như nhảy đá bay, bật nhảy đá tống ngang, bật nhảy đá vòng sau… đều chịu
ảnh hưởng tác động rất lớn của quy luật rơi tự do và chuyển động bay trên không.
- Lực tác dụng: Lực là nhận tố chủ yếu tạo sự khác biệt về tính chất và hình thái
trong hoạt động của con người. Lực được tính bằng công thức:
F  m.a
Trong đó F là cường độ của lực, m là khối lượng và a là gia tốc. Vì vậy khi ra đòn
gia tốc càng cao thì cường độ lực sẽ càng lớn.
Gia tốc còn được biểu thị bằng công thức:


a

Vt  V0  t

t
t

Trong đó: a là gia tốc; V0 là vận tốc ban đầu; Vt là vận tốc tại thời điểm t; t là thời gian.
- Động lực học và ba định luật của Niutơn:
+ Định Luật I (định luật quán tính): Dựa vào định luật I của Niutơn chúng ta biết
rằng một vật sẽ bắt đầu chuyển động khi chịu một lực tác dụng vào nó và sẽ tiếp tục
chuyển động trong một khoảng thời gian nhất định cho dù lực đã mất đi. Khi một người
chèo thuyền trên sông thì con thuyền vẫn tiếp tục tiến về phía trước thêm một đoạn nữa
khi người chèo thuyền đã ngưng động tác chèo. Trong trường hợp này nếu muốn ngay sau
khi tạm ngưng động tác chèo thì phải có một lực ngược chiều tác dụng vào con thuyền.

Trên thực tế chúng ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ như: Hành khách sẽ chúi về phía
trước nếu xe đột ngột dừng lại và ngả về phía sau nếu xe đột nhiên chuyển bánh; đất sẽ
rời khỏi xẻng khi xẻng đã ngừng chuyển động; xe đạp vẫn tiếp tục tiến them một quãng
đường nữa khi ta đã ngừng đạp.
+ Định luật II (định luật về gia tốc): Chúng ta biết rằng gia tốc của một vật tỷ lệ
thuận với lực tác dụng và tỷ lệ nghịch với khối lượng của nó. Vì vậy nếu người chèo
thuyền thông qua động tác chèo tác dụng một lực có cường độ lớn hơn vào con thuyền thì
con thuyền sẽ trôi nhanh hơn. Sau đó tốc độ con thuyền sẽ thay đổi phụ thuộc vào cường
độ và mật độ của lực tác dụng. Trong trường hợp cùng chịu tác dụng của một lực như
nhau thì con thuyền nào có khối lượng nhỏ hơn sẽ trôi nhanh hơn.
+ Định Luật III (lực tác dụng và phản lực): Theo định luật III Niuton thì lực tương
tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều
và gia tốc mà chúng thu được luôn luôn tỷ lệ nghịch với khối lượng của chúng. Bởi vậy
khi một đứa trẻ và một người thanh niên đứng đối diện nhau trên sân trượt băng, khi đứa

trẻ tác dụng một lực làm người thanh niên trượt về phía sau thì đồng thời đứa trẻ cũng bị

13


đẩy ngược về phía sau do tác động từ phản lực của người thanh niên. Trong trường hợp
này đứa trẻ sẽ bị đẩy ngược về phía sau với tốc độ nhanh hơn bởi vì nó thu được gia tốc
lớn hơn do khối lượng nhỏ hơn người thanh niên.
- Trọng tâm và sự thăng bằng: Trọng tâm cơ thể có vai trò rất quang trọng đối với
các hoạt động thể thao và nó càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động song
đấu và thi đấu Taekwondo, nơi mà các kỹ thuật tấn công, tránh né và phòng thủ… đều có
mối liên hệ mật thiết với nhân tố này.
+ Trọng tâm: Trên mỗi vật rắn hoặc trên cơ thể của mỗi người đều có một điểm đặc
biệt được gọi là trọng tâm. Đó chính là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật hay là
điểm đặt của trọng lượng cơ thể (theo lý thuyết văn hóa cổ, điểm đặt trọng tâm cơ thể
được cho là trùng với huyệt đan điền - phía dưới rốn khoảng 3-5cm).
Như chúng ta đã biết khi thực hiện bất cứ mọi hoạt động thể chất nào thì con người
cũng phải chống lại lực hút của trái đất và vì vậy tất cả các hoạt động này đều chịu ảnh
hưởng của trọng tâm cơ thể.
+ Duy trì thăng bằng của cơ thể: Việc duy trì thăng bằng của cơ thể đóng một vai
trò rất quan trọng trong quá trình huấn luyện và thi đấu Taekwondo.
Do hoạt động của con người chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguyên lý hoạt động động
lực, cho nên nếu cơ thể ở trạng thái vững vàng, ổn định thì sẽ rất vững chắc nhưng lại rất
khó khăn cho việc triển khai hoạt động và ngược lại mọi hoạt động sẽ được triển khai
một cách dễ dàng hơn nếu cơ thể không ở trong trạng thái quá vững vàng và ổn định.
+ Các điều kiện để duy trì thăng bằng của cơ thể:
1- Mặt chân đế rộng.
2- Hạ thấp trọng tâm cơ thể.
3- Duy trì trọng lượng tối ưu.
4- Trọng tâm cơ thể luôn nằm trong vùng chân đế.

1.4. Xu hướng phát triển hiện đại
1.4.1. Những thế mạnh đặc biệt của môn võ Taekwondo
Cái tên Taekwondo được chính thức được công bố rộng rãi đến thế giới kể từ ngày
11/4/1955, tuy nhiên, những yếu tố cấu thành nên đặc điểm của Taekwondo ngày nay đã
hình thành trong lòng dân tộc Triều Tiên và những vùng phụ cận từ những năm 37 trước
Công nguyên. Lớn mạnh, liên tục bổ sung, cải tiến, va chạm với nhiều bộ môn võ thuật
khác, những gì thuộc về Taekwondo chúng ta thấy ngày hôm nay là công sức của rất
nhiều thế hệ tiền bối dày công gây dựng. Nối tiếp truyền thống đó, Taekwondo ngày hôm nay
vẫn luôn phát triển mạnh mẽ với nhiều thế mạnh đặc biệt mà không phải môn võ nào cũng có.

- Số lượng võ sinh đông đảo - nguồn nhân lực lớn để phát triển, truyền bá
Taekwondo: Taekwondo hiện nay là một trong những môn võ có đông đảo người theo
học, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở hầu hết mọi khu vực trên toàn thế giới.
Số lượng võ sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của
cả bộ môn. Số lượng môn sinh tỷ lệ thuận với nguồn nhân lực mà bộ môn có được trong

14


công cuộc phát triển, cải tiến các kỹ thuật, va chạm cọ xát với các bộ môn khác, cũng như
có nhiều cơ hội hơn để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
- Tính phổ cập mạnh và thích ứng nhanh - Nhiều võ sĩ Taekwondo bước ra và thành
công những đấu trường khác: Dù Taekwondo có hệ thống giải đấu chặt chẽ, đa dạng ở
nhiều trình độ và cấp độ (quốc gia, khu vực, quốc tế), tuy nhiên, cũng như nhiều môn võ
khác, đã có không ít các võ sĩ Taekwondo thử sức mình ở những giải đấu ngoài bộ môn,
đặc biệt là Kickboxing và MMA (võ tổng hợp).
Một nguyên nhân dễ hiểu mà ta có thể dùng để lý giải cho việc này, đó là
Taekwondo sở hữu hệ thống kĩ thuật Striking (hệ kỹ thuật tấn công gây sát thương bằng
va chạm trực tiếp) rất phong phú, đa dạng. Ta có thể dễ dàng tìm thấy ở Taekwondo
nhiều kỹ thuật đấm - đá tương đồng với các bộ môn khác như Kickboxing, Muay Thái,

Karate…. Chính vì thế mà các võ sĩ với nền tảng Taekwondo có thể dễ dàng thích nghi
với điều kiện thi đấu của nhiều giải đấu lớn khác.
Điều này không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cũng như uy tín của Taekwondo, mà
ngược lại, nó còn chứng minh được sức mạnh không hề mai một của Taekwondo khi đối
mặt với những môn võ “mới” tại những đấu trường “mở” - nơi người ta không chỉ dùng
kỹ thuật Taekwondo.
Ngoài Tán thủ, Taekwondo cũng là bộ môn đã làm nên phần lớn sức mạnh của
Cung Lê trên võ đài Kickboxing và võ tổng hợp với đòn Spinning wheel kick (tên thường
gọi trong Taekwondo là Hetsu Chagi), cú đá mà anh đã thừa nhận “tôi nắm vững được
nhờ Taekwondo”.
Serkan Yılmaz là một võ sĩ Kickboxing đại diện cho những võ sinh đi lên từ nền
tảng Taekwondo. Bên cạnh đó, còn có những cái tên rất đáng chú ý khác như Mirko
Filipovic, Branko Cikatic, Rick Roufus….
- Hệ thống quản lý chặt chẽ, khoa học: Taekwondo hiện nay tồn tại hai hệ thống
quản lý lớn, đó là: International Taekwon - Do Federation, hay còn gọi tắt là ITF và
World Taekwondo Federation, hay còn viết tắt là WTF. Đây cũng là tổ chức được Ủy ban
Olympic Quốc tế (IOC) chính thức công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý
cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế
Với hệ thống quản lý chặt chẽ, phân cấp rõ ràng (khu vực, quốc gia, tỉnh thành…)
Taekwondo dễ dàng tổ chức thành công các giải thi đấu, các sự kiện võ thuật, thúc đẩy sự
phát triển nhanh, mạnh; cũng như kịp thời đưa ra những thay đổi, cải tiến hợp lý trong tổ
chức thi đấu, cũng như hoàn thiện hệ thống kỹ thuật của bộ môn.
Dưới sự giám sát của Uỷ ban Olympic Quốc tế, WTF luôn đưa ra những thay đổi
phù hợp, áp dụng những công nghệ mới nhất vào thi đấu, cũng như cải thiện kỹ thuật, bài
quyền chung cho Taekwondo.
Năm 2012, WTF tuyên bố sử dụng giáp điện tử trong thi đấu Taekwondo, thay thế
giáp LaJust cũ. Giáp điện tử mới trở thành một trong những tâm điểm của vấn đề thể thao
hoá và chuyên nghiệp hoá trong thi đấu Taekwondo, đồng thời cũng phản ánh rõ nét sự
hiệu quả của hệ thống quản lý Taekwondo thế giới.


15


- Tinh thần đạo đức của Taekwondo phù hợp với nhiều dân tộc, khu vực: Cũng như
nhiều môn võ khác, Taekwondo tồn tại bộ quy tắc ứng xử chung dành cho toàn bộ các
môn sinh: + Kính trọng sư phụ, các bậc đàn anh, chị.
+ Không dùng Taekwondo cho mục đích xấu.
+ Luôn bênh vực cho tự do và công lý.
+ Phấn đấu xây dựng xã hội và thế giới tốt đẹp hơn.
(Những mục nêu trên có thể được tuỳ biến phần nào để phù hợp với văn hoá, phong tục
từng quốc gia, địa phương).
Cũng như nhiều môn võ khác, tinh thần thượng võ, thể thao công bằng, lành mạnh
và hữu nghị là những nét đẹp của bộ môn Taekwondo.
Nói chung, tinh thần của Taekwondo phù hợp với nhân đạo, khuyến khích người
luyện tập thực hiện những hành vi tốt đẹp nên dễ dàng được nhiều dân tộc, khu vực chấp
nhận truyền bá. Có thể nói, ngoài mục đích rèn luyện phẩm chất đạo đức võ sinh, những
quy định tinh thần của Taekwondo cũng là yếu tố giúp Taekwondo có thể dễ dàng truyền bá rộng
rãi, cũng như tạo dựng uy tín của Taekwondo trong lòng võ sinh cũng như những người khác.

- Tính chất cũ - mới hoà hợp của Taekwondo: Có thể dùng những sự kiện, nhân vật
để xác định thời gian một môn võ được chính thức tổng kết và công bố. Tuy nhiên, thật
khó để nói chắc chắn rằng một môn võ được hình thành từ khi nào.
Từ trong lòng mỗi dân tộc cổ đại đã tồn tại khái niệm chiến đấu và hình thành ý
thức hoàn thiện hoá, ưu thế hoá kỹ thuật chiến đấu. Từng kinh nghiệm của loài người nói
chung, và của mỗi dân tộc nói riêng đúc kết được về những đòn đấm, đá sao cho nhanh
hơn, mạnh hơn đã có từ trước Công nguyên, thậm chí là trước đó nữa.
Taekwondo cũng nằm trong quy luật đó. Với lịch sử trải dài gần như trọn vẹn hết
quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Triều Tiên, cùng với nhiều lần biến đổi cả
về tên gọi, hình thức, cộng thêm thời gian dài chịu ảnh hưởng một phần từ Karate Nhật
Bản, cũng không thể lấy mốc thời gian 1955 (năm cái tên “Taekwondo” ra đời) để nói

rằng Taekwondo là một bộ môn võ thuật còn “trẻ”. Tuy chỉ mấy mươi năm, nhưng lại là
khoảng thời gian đỉnh điểm của phong trào giao lưu trao đổi tinh hoa và kinh nghiệm
giữa các bộ môn võ thuật trên toàn thế giới, khoảng thời gian đã đưa Taekwondo chuyển
mình mạnh mẽ và có được chỗ đứng như ngày hôm nay.
Vừa tích luỹ và gìn giữ được kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc Triều Tiên, vừa
nhạy bén chọn lọc và tiếp thu tinh hoa võ thuật từ nhiều môn võ, kỹ thuật Taekwondo
ngày nay pha trộn nhiều yếu tố xưa cũ - hiện đại, vẫn coi trọng yếu tố chuẩn mực, chính
xác như nhiều môn võ truyền thống, vừa đề cao tính hiệu quả, thực tế chiến đấu như võ
thuật hiện đại, Taekwondo đã từ lâu thoát khỏi cái bóng “Karate Hàn Quốc” (Taekwondo
đã từng bị hiểu lầm như thế trong suốt thời kỳ Karate du nhập vào Hàn Quốc), có được
chỗ đứng xứng đáng của mình trên bản đồ võ thuật thế giới.
1.4.2. Phương hướng phát triển môn học trên thế giới
Taekwondo là môn thể thao phát triển toàn diện sử dụng cả chân và tay. Tuy nhiên,
trong xu thế hiện nay trên thế giới, khi thi đấu, các VĐV sử dụng đòn chân nhiều hơn.

16


Chiếm tới 95% trong khi đòn tay chiếm 5% số đòn đánh trong trận đấu. Đôi chân được sử
dụng nhiều hơn vì chân mạnh, dài và đạt hiệu quả cao trong thi đấu hơn đôi tay.
Thành tích thi đấu của VĐV có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp với trình độ kỹ thuật của
VĐV, trình độ kỹ thuật của VĐV có lối đánh khác nhau khi muốn nâng cao đều phụ
thuộc vào trình độ kỹ thuật cao hay thấp. Xét xu thế phát triển chung của môn võ
Taekwondo thì VĐV muốn đạt đuợc trình độ cao phải có kỹ thuật toàn diện tốt nó gồm
có kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật thi đấu đỉnh cao, chiến thuật, tâm lý… và các đòn sở trường
của từng VĐV. Các kỹ thuật trong Taekwondo rất đa dạng và phức tạp bao gồm; di
chuyển, tấn công, phòng thủ, phản công, các hình thức chiến thuật, lối đánh xa, gần,
trung bình. Ngoài ra, các tri giác chuyên môn như cảm giác về cự ly, tốc độ cũng có ý
nghĩa rất quan trọng. Trong thi đấu Taekwondo, các VĐV có thể sử dụng rất nhiều kỹ
thuật khác nhau nhưng trên thực tế, những kỹ thuật thường được sử dụng nhất là: kỹ thuật

đá (Chagi), di chuyển (Baljitgi), kỹ thuật đỡ (Makki), kỹ thuật đấm (Jireugi), động tác giả
(Sogiman), thế thủ, các tư thế đứng cơ bản... tuy nhiên ở từng quốc gia việc áp dụng vào
thi đấu có khác nhau dựa theo lối đánh truyền thống của họ như Hàn Quốc, Tây Ban Nha,
Pháp có lối đánh truyền thống uy lực lấy tấn công là chính trong khi đó một số quốc gia
khác trong đó có Việt Nam lại có sự kết hợp giữa lối đánh phòng thủ và tấn công.
Với 48 Quốc gia có phong trào tập luyện và thi đấu môn Taekwondo, Châu Á hiện
nay đang được coi là khu vực có phong trào tập luyện và đạt được nhiều thành tích thi
đấu tốt nhất trên Thế giới.
Tại khu vực Đông Nam Á: Căn cứ vào thành tích thi đấu tại 4 kỳ Seagames gần đây
nhất có thể chia các quốc gia làm 3 loại:
- Loại 1: Các quốc gia có phong trào mạnh gồm Việt Nam, Philippine, Thái Lan,
Indonesia và Malaysia.
- Loại 2: Gồm các quốc gia Myamar và Lào.
- Loại 3: Gồm các quốc gia Campuchia, Singapore và Brunei.
Đánh giá trình độ của từng quốc gia:
- Nhóm 1: + Việt Nam: Có lực lượng VĐV kế cận tốt, phần lớn các VĐV trẻ, kỹ
chiến thuật thi đấu tốt, có thể duy trì thành tích thi đấu ở một số hạng cân tại các kỳ
Seagames sau này như: Nữ 47kg, 51kg; Nam 58kg, 84kg và trên 84kg.
+ Philippine: Có lực lượng VĐV trong các giải trẻ được đánh giá trong tốp mạnh,
kỹ chiến thuật thi đấu tốt. Mạnh ở một số hạng cân nhỏ của nam và nữ.
+ Malaysia: Phần lớn các VĐV trẻ có hình thể tốt, kỹ chiến thuật thi đấu tốt, đặc
biệt mạnh ở một số hạng cân nữ trên 72kg và 55kg.
+ Thái lan: Đây là nước có lực lượng VĐV trẻ có kỹ chiến thuật thi đấu và thể hình
rất tốt là đối thủ chính của Việt Nam tại các kỳ Seagames.
+ Indonesia: Hiện nay phần lớn các VĐV có thành tích đã lớn tuổi, số VĐV trẻ
chưa kịp tiếp cận với trình độ quốc tế.
- Nhóm 2: + Myamar: Lực lượng VĐV trẻ chiếm tỷ lệ lớn, có kỹ thuật thể lực tốt,
mạnh ở một số hạng cân nữ: 47kg, 51kg và 55kg; Nam 72kg.

17



+ Lào: Mạnh ở một số hạng cân của Nam 72kg, 62kg.
- Nhóm 3: Gồm các quốc gia còn lại: Singapore, Brunei, Campuchia.
Nhìn chung các nước này chưa chú trọng đến phát triển môn võ Taekwondo nên
chưa phải là đối thủ trong tương lai.
1.4.3. Phương hướng phát triển môn học tại Việt Nam
Ở nước ta, Taekwondo là môn võ được hình thành muộn hơn so với các môn thể
thao khác, song lại nhanh chóng thu hút được đông đảo lực lượng thanh thiếu niên trong
cả nước tham gia tập luyện, thi đấu. Hiện cả nước có trên 50 đơn vị có phong trào tập
luyện và thi đấu Taekwondo.
Du nhập vào việt Nam từ năm 1962, Taekwondo được người Việt Nam biết đến qua
các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và mở lớp chính thức tại Sài
Gòn, do thầy Kim Boang Sai đảm nhiệm. Giải vô địch Taekwondo Nam Kỳ đầu tiên
được tổ chức vào năm 1965. Phải tới năm 1988, Taekwondo mới bắt đầu được truyền bá
ở Hà Nội. Chỉ sau đó 1 năm, cả nước đã có hơn 20 đơn vị tỉnh, thành, ngành bắt đầu có
phong trào tập luyện Taekwondo. Từ năm 1993, giải vô địch Taekwondo toàn quốc lần
thứ nhất được tổ chức tại TPHCM và Taekwondo được chính thức đưa vào hệ thống các
giải đấu đỉnh cao hàng năm do ủy ban TDTT tổ chức (lúc đó là Tổng cục TDTT). Mỗi
năm, Taekwondo Việt Nam có 3 giải đấu chính thức là giải vô địch Taekwondo toàn
quốc, vô địch Taekwondo trẻ toàn quốc và Cúp Taekwondo toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ
thống thi đấu này, còn có thêm 2 giải quốc tế lớn là giải Taekwondo Hà Nội và TPHCM
mở rộng. Khi uy tín trên trường quốc tế được nâng lên, thì Taekwondo Việt Nam bắt đầu
được Liên đoàn Taekwondo thế giới giao tổ chức các giải đấu lớn như giải vô địch
Taekwondo Đông Nam á, Châu á, Cúp Thế giới...
Cùng với sự phát triển của ngành TDTT, môn võ Taekwondo đã có những bước tiến
vượt bậc và có những đóng góp đáng kể vào thành tích của Thể thao Việt Nam. Trên đấu
truờng quốc tế, từ khu vực, châu lục và thế giới, đều có dấu ấn đáng tự hào của
Taekwondo Việt Nam. Tên tuổi nhiều võ sỹ Taekwondo đã gắn liền với vinh quang như
Trần Quang Hạ (HCV Asiad 12, HCV Sea Games 16, 18), Hồ Nhất Thống (HCV Asiad

13, HCV Sea Games 19, 20), Nguyễn Văn Hùng (HCV Sea Games 20), Nguyễn Thị
Xuân Mai (HCV Sea Games 18)... Đặc biệt, tấm HCB Olympic Sydney 2000 của Trần
Hiếu Ngân, đã đánh một mốc son trong bước tiến của Thể thao Việt Nam, bởi đây là lần
đầu tiên, Thể thao Việt Nam mới có được huy chương tại Đại hội lớn nhất hành tinh này.
1.4.4. Định hướng phát triển năng lực chuyên môn
1.4.4.1. Khái niệm năng lực và năng lực chuyên môn
- Khái niệm chung về năng lực: Theo quan điểm của những nhà tâm lý học “Năng
lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc
trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao”.
Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nới đóng vai trò
quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do
công tác, do tập luyện mà có.

18


Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như
năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực
tưởng tưởng.
- Khái niệm năng lực chuyên môn: Năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của
xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội họa, toán học, TDTT...
Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng
lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành
đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong
những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung.
Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có
năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương
ứng với lĩnh vực công việc của mình. Những năng lực cơ bản này không phải là bẩm
sinh, mà nó phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực

hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn
với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với
hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ
giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực
xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên
môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học
thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, tư liệu
học, tập liên quan...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc
thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải
đảm bảo được nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ
chức, hướng dẫn của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ
chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn
bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có
thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù
hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
1.4.4.2. Phát triển môn học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong môn Võ –
Taekwondo
1.4.4.2.1. Phương pháp giảng dạy định hướng năng lực cho học sinh học võ

19



- Dạy học thông qua các hoạt động tập luyện thực tế của học sinh:
+ Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn
chuyên môn… từ đó giúp HS tự lĩnh hội kỹ năng vận động chuyên môn.
+ Người giáo viên chủ động đưa ra các bài tập và bài tập lớn thay vì chỉ giảng dạy
và cho tập luyện đơn thuần.
+ Các dạng bài tập có thể được diễn ra theo hình thức: Tự học, tự tìm hiểu trước;
Các dạng câu hỏi hoặc kiến thức về khả năng phối hợp nhóm của các loại kỹ thuật; Ứng
dụng, biến thể của các loại kỹ thuật; Đặc trưng và lỗi sai cơ bản khi thực hiện một kỹ
thuật đơn hoặc nhóm kỹ thuật; Phân tích tình huống và giải pháp chuyên môn phù hợp;
Thiết kế chương trình tự tập luyện và tập luyện; Đánh giá nhận xét việc thực hiện một
hoạt động chuyên môn; Thiết kế một chương trình biểu diễn cùng cấp, sáng tạo; Ưu
nhược điểm của việc sử dụng một bài tập; Lựa chọn và đánh giá một bài tập thể lực
chuyên môn; Lựa chọn các bài tập bổ trợ phù hợp cho một dạng vận động chuyên môn.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
+ Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức, phương pháp, kinh nghiệm tìm kiếm
nguồn tài liệu chuyên môn phù hợp với yêu cầu tập luyện.
+ Chú trọng quá trình tìm hiểu các ứng dụng tìm kiếm trên các trang mạng xã hội.
+ Phương pháp sử lý nguồn thông tin đối với các tư liệu hình ảnh cở bản (thường
thấy nhất).
+ Phương pháp sử lý tình huống và luyện tập thế cụ thể.
+ Xây dựng và thực hành phương pháp thiết kế chương trình tự tập luyện và tập luyện.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: Tăng cường phối hợp
học tập cá thể với học tập hợp tác giữa các HS với nhau bằng cách thực hiện theo các
nguyên tắc sau:
+ HS phải tự tư duy nhiều hơn trong việc thu thập và sử lý thông tin từ chính quá
trình giảng dạy và tự thu thập thông tin. Người giáo viên đưa ra các nguồn có sẵn, trên cơ
sở đó đòi hỏi HS tự thu lấy những kiến thức cần để bổ xung vào hoạt động tập luyện thực tế.
+ Tự tập luyện nhiều hơn nhằm hoàn thành các yêu cầu học, tập luyện và các yêu

cầu mang tính cá nhân như là một cách thể hiện cái tôi của bản thân trước tập thể.
+ HS nói, trao đổi, thảo luận chủ động và thường xuyên hơn là hỏi. Có thể hiểu đơn
giản là các HS tự tìm được cách giải quyết vấn đề trước khi nhận được sự hỗ trợ của giáo
viên giảng dạy.
+ Giáo viên thêm phần trao đổi kinh nghiệm hoạt động vào các hoạt động giảng dạy
hướng dẫn tập luyện.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh:
+ Giáo viên đặt ra các câu hỏi về nhiệm vụ và trọng tâm vấn đề hoạt động vận động,
cũng có thể coi nó như bài tập để kiểm tra thường niên.
+ Kiểm tra kỹ năng chuyên môn cụ thể theo giờ học của HS.
+ Đưa các mẫu (đúng và sai) và yêu cầu phân tích hoạt động đó theo nội dung buổi học.

20


×