Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án giáo dục công dân 6 tuần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.66 KB, 4 trang )

Trường THCS Vĩnh My

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

Ngày soạn: 31/8/2016
Ngày dạy: 7/9/2016

Tuần 3 - Tiết: 3

Bài 3 : tiết kiệm
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Nêu được thế nào là tiết kiệm.
- Hiểu ý nghĩa của tiết kiệm
2. Kĩ năng
- Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa.
- Biết đưa ra cách sử lý phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, của bản thân và
người khác
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội
-.
3. Thái độ
Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, phê phán lối sống xa hoa lãng phí.
II. Giáo dục ky năng sống
- Kĩ năng tư duy phê phán về hành vi xa hoa lãng phí và hành vi keo kiệt, bủn xỉn.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về hành vi tiết kiệm
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giáo án
- Học sinh: đọc trước bài ở nhà,
IV. Tài liệu, phương tiện
Những mẫu truyện về tấm gương tiết kiệm. Những vụ án làm thất thoát tài sản của Nhà nước,
nhân dân, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.


V. Phương tiện/ kĩ thuật dạy học
- Thảo luận
- Thuyết trình
VI. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi (1phút)
6A1:
6A2:
6A3:
6A4:
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- Em hãy cho biết những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì? Nêu câu một câu tục ngữ
hoặc ca dao nói về siêng năng, kiên trì?
- Em hãy cho biết những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì? Ý nghĩa của đức tính siêng
năng, kiên trì?
3. Bài mới.
3.1: Giới thiệu bài: Kể câu chuyện “việc chi tiêu của Bác Hồ” để giới thiệu bài (2phút)
3.2: Hoạt động dạy và học

Thời
gian
8’

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
I. Tìm hiểu bài
HS: Đọc truyện “Thảo và Hà”
GV: Đặt câu hỏi:

? Theo em, Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng

Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017


Trường THCS Vĩnh My

Thời
gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

Nội dung cần đạt

tiền không?
?Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
?Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
?Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau
khi đến nhà Thảo?
?Suy nghĩ của Hà thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: phân tích thêm và yêu cầu học sinh liên hệ bản
thân: Qua câu truyện trên em thấy mình có khi nào
giống Hà hay Thảo?
HS liên hệ bản thân để trả lời
15’


Hoạt động 2: Phân tích nội dung bài học
GV: Theo em, thế nào là tiết kiệm?
HS trả lời
GV nhận xét và cho HS ghi bài

II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là tiết kiệm.
- Tiết kiệm là biết sử dụng
một cách hợp lí, đúng mức
của cải vật chất, thời gian,
sức lực của mình và người
khác.

GV diễn giải thêm tiết kiệm của cải vật chất và TNTN
là góp phần bảo vệ môi trường.
GV: Chúng ta làm thế nào để tiết kiệm của cải vật chất
và TNTN?
HS suy nghĩ trả lời.
GV: Đưa ra câu hỏi: Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ - Trái với tiết kiệm là xa
HS suy nghĩ trả lời
hoa, lãng phí, keo kiệt, hà
tiện,...
?Em hãy thử phân biệt tiết kiệm với hà tiện
GV: Đưa ra câu hỏi. Vì sao chúng ta cần phải tiết 2. Ý nghĩa của tiết kiệm.
kiệm?
HS suy nghĩ trả lời
GV kết luận về ý nghĩ của tiết kiệm và cho HS ghi bài
- Tiết kiệm thể hiện sự quy
trọng kết quả lao động của

bản thân mình và của người
khác.
- Tiết kiệm là làm giàu cho
mình cho gia đình và xã
hội.
GV kể HS nghe truyện cười: “thà chết còn hơn”
HS nghe và phân biệt tiết kiệm với bủn xỉn
GV cho HS thảo luận nhóm theo 4 nội dung sau:
1/ Em hãy tìm những biều hiện thể hiện tiết kiệm
Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017


Trường THCS Vĩnh My

Thời
gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

Nội dung cần đạt

trong gia đình?
2/ Em hãy tìm những biều hiện thể hiện tiết kiệm ở
lớp học?
3/ Em hãy tìm những biều hiện thể hiện tiết kiệm ở
trường học?

4/ Em hãy tìm những biều hiện thể hiện tiết kiệm ở
ngoài xã hội?
HS thảo luận nhóm theo phân công trong 3’, sau đó cử
đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
(nếu có)
GV nhận xét và cho HS ghi bài
3. Cách thực hành tiết
kiệm
- Biết kiềm chế những ham
muốn của bản thân.
- Xa lánh lối sống đua đòi,
ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học
tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những
dụng cụ học tập, lao động.
GV: Giới thiệu cho HS biết thái độ của Bác Hồ đối với - Sử dụng điện nước hợp lý.
việc tham ô, lãng phí và việc thực hành tiết kiệm của
Người, đồng thời cho HS tự liên hệ bản thân cũng như
những người thân về việc thực hành tiết kiệm.
HS liên hệ thực tế về việc thực hành tiết kiệm.
III. Bài tập
5’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
GV: Học sinh làm bài tập sau: đánh dấu x vào
tương
ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
- Ăn phải dành, có phảí kiệm
- Tích tiểu thành đại
- Vung tay quá trán

- Ăn chắc mặc bền
- Bóc ngắn cắn dài
Bài tập b/sgk-8
3.3. Củng cố kiến thức: (8 phút)
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiết kiệm và không tiết kiệm”
- Luật chơi: Cử 2đội chơi, mỗi đội từ 6 đến 10 HS và mỗi đội được phát nhiều mảnh giấy
trắng nhỏ.
- Mỗi người trong 2đội viết vào mỗi mảnh giấy một biểu hiện tiết kiệm hoặc không tiết kiệm.
- Thời gian chuẩn bị cho mỗi đội là 2 phút.
- Trên bảng GV kẻ thành 2 cột: tiết kiệm và không tiết kiệm.
- Khi có hiệu lệch bắt đầu, từng em của mỗi đội lên dán biểu hiện của mình vào cột tương
ứng trên bảng. Khi một em dán xong về chỗ thì em kế tiếp của đội mới được lên dán tiếp.
Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017


Trường THCS Vĩnh My

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

- Biểu hiện ở các mảnh giấy của mỗi đội không được trùng nhau. Sau thời gian 2 phút, đội
nào dán được nhiều biểu hiện nhất là thắng.
- HS còn lại của lớp làm trọng tài và nhận xét.
3.4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà (1 phút)
- Về nhà học thuộc bài “Tiết kiệm”
- Làm bài tập a, c trong SGK trang 8.
- Xem trước bài “Lễ độ”
đọc phần truyện đọc, trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý và xem trước phần bài tập.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017



×