Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

BÀI GIẢNG Bệnh Tay - Chân-Miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 36 trang )

Bệnh Tay - Chân-Miệng


Bệnh Tay chân miệng
• Được phát hiện trên thế giới từ năm 1969
• Sau đó liên tục được ghi nhận ở các quốc gia
thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương với chu kỳ
2-3 năm bùng phát 1 đợt dịch.
• Năm 2011, bệnh có xu hướng tăng cao: Nhật
Bản 373.266 trường hợp, Trung Quốc
1.340.259 trường hợp, Singapor 18.721 trường
hợp...


Tình hình dịch bệnh 2011
Việt Nam:
• Ghi nhận 112.370 ca mắc tại 63/63 tỉnh thành,
• 169 trường hợp tử vong tại 30 tỉnh/thành.
• Tỷ lệ mắc là 125,6/100.000 dân


Tình hình dịch bệnh 2012
Việt Nam:
Tổng số 103.561 ca mắc, chủ yếu dưới 3 tuổi
Hiện đã xuất hiện rải rác tại hầu khắp các tỉnh
thành trong cả nước
41 trường hợp tử vong.





Tình hình dịch bệnh
Thái Nguyên:
Ca bệnh đầu tiên được giám sát: 29/7/2011 (phường
Phan Đình Phùng, TPTN)
 Lũy tích đến hết 2011: 251 ca
Từ đầu năm 2012 đến 20/10/2012: 805 ca
Tại 9/9 huyện/thành/thị.
Nhiều nhà trẻ, trường Mầm non có trẻ bệnh
 Không có trường hợp biến chứng nặng, không có ca
tử vong.


Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi
Rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi.


Điều trị bệnh tay cân miệng tại bệnh viện


Dịch tễ học
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở

trẻ trên 5 tuổi.
Trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi
tái lại nhiều lần.
Tác nhân gây bệnh:
Vi rút đường ruột, họ Picornaviridae
Vi rút Coxsackie nhóm A: 16, 4, 5, 9, 10
Vi rút Coxsackie nhóm B: 2, 5
Enterovirus 71



Lây truyền
• Vi-rút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường
“phân - miệng” và tiếp xúc trực tiếp.
- Gặp nhiều hơn là tiếp xúc trực tiếp với các chất
tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh
(trong lúc ho, hắt hơi); đồ chơi, sàn nhà...
- Ngoài ra có thể qua bàn tay người chăm sóc.
• Vi-rút xâm nhập qua niêm mạc miệng hay ruột
=> vào hệ thống hạch bạch huyết=> Phát triển
rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm
mạc.


Biểu hiện của bệnh T-C-M
• Loét miệng: các bóng nước ở miệng có ĐK 2-3mm
Thường khó thấy vì nó vỡ rất nhanh => vết loét, trẻ rất
đau khi ăn, tăng tiết nước bọt
• Bóng nước: từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục.
Ở vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
Ở lòng bàn tay, bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm
giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
• Không điển hình: bóng nước rất ít xen kẻ với hồng ban,
hoặc chỉ có hồng ban hay loét miệng đơn thuần.


Biểu hiện của bệnh T-C-M

Loét miệng: các bóng nước ở miệng có ĐK 2-3mm

Thường khó thấy vì nó vỡ rất nhanh => vết loét, trẻ
rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt



Bóng nước: từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục.
Ở vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
Ở lòng bàn tay, bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác
cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.




Diễn tiến của bệnh T-C-M
Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:
• GĐ1: trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng
• GĐ 2:
   - Viêm màng não: trẻ có biểu hiện run chi, giật mình
nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).
   - Viêm não: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri
giác, yếu chi, liệt mặt…
• GĐ 3:   - Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm
   - Phù phế nang, phù phổi, sùi bọt hồng
• Giai đoạn 4: Hồi phục, di chứng hay tử vong


Biến chứng
• Các biến chứng thường gặp: viêm màng não, viêm
não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi
cấp…

• Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm
não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1
bệnh nhân.
• Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn
tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.
• Theo các nghiên cứu cho thấy biến chứng nặng
thường do Enterovirus 71.


Biến chứng viêm não màng não
• Không có biểu hiện mê sâu
• Biểu hiện ban đầu: quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt
hay giật mình run chi, yếu chi, đi đứng không vững.
• Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp,
rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.
• Lưu ý: biến chứng VNMN vẫn có thể xuất hiện khi
các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.
Cần chú ý phát hiện sớm và đưa trẻ đến bênh viện
trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện.


Điều trị bệnh tay chân miệng
• Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu,
• Chủ yếu là điều trị triệu chứng.
• Cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế
=> có hướng điều trị phù hợp.


Điều trị bệnh tay chân miệng
Có 4 cấp độ điều trị

Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện:
   + Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh bội nhiễm
   + Giảm đau, hạ sốt.
   + Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh
dưỡng.
   + Không cậy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
   + Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu VNMN.
Khi có các biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện
ngay.


Nguyên tắc phòng chống dịch
Định nghĩa ổ dịch: khi ghi nhận từ 2 ca (lâm
sàng hoặc xác định) trở lên, trong vòng 7 ngày
và có liên quan dịch tễ với nhau.
Kết thúc ổ dịch: nếu sau 14 ngày không phát hiện
ca mắc mới (kể từ ngày khởi phát ca cuối cùng)
- Các biện pháp chuyên môn:
Phát hiện sớm các trường hợp mắc để xử lý và
điều trị kịp thời.
Cách ly ngay các trường hợp mắc, không để
lây lan ra cộng đồng.


Nguyên tắc phòng chống dịch
C ăn cứ theo đường lây của bệnh:
Phân – Miệng
Cơ chế giọt bắn



Nguyên tắc phòng chống dịch
Thực hiện 3 sạch: ăn (uống )sạch; ở sạch;

bàn tay sạch và đồ chơi sạch.
Làm sạch bề mặt và khử trùng dụng cụ sinh
hoạt, nhà vệ sinh bị nhiễm chất tiết và bài tiết
của bệnh nhân tay-chân-miệng
Điều trị đúng phác đồ Bộ Y tế đã ban hành.


×