Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài giảng Bệnh cúm A(H1N1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.66 KB, 12 trang )

BỆNH CÚM A (H1N1)

I - ĐẠI CƯƠNG

Các virus gây bệnh Cúm thuộc nhóm Orthomyxovirus, gồm 3 typ A, B và C, trong
đó typ A hay gây bệnh cho người.
Virus Cúm A có kháng nguyên vỏ ngưng kết H (hemagglutinin) và kháng nguyên
trung hoà N (neuraminidase). Có 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên
N. Người ta gọi tên thứ typ virus dựa trên các kháng nguyên H và N.
Virus Cúm thường hay thay đổi tính kháng nguyên tạo các chủng virus mới và
tăng khả năng né tránh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
Đại dịch cúm dễ dàng xảy ra khi:
- Một thứ týp mới của virus cúm có thể gây nhiễm trên người.
-Virus mới này gây ra bệnh lý nặng nề ở người.
-Lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Các đại dịch cúm đã xảy ra
Thứ typ H1N1 bao gồm nhiều chủng khác nhau, là nguyên nhân phổ biến nhất gây
bệnh Cúm ở người, chiếm khoảng 50% các trường hợp nhiễm Cúm năm 2006
(theo CDC).
Một số chủng gây ra dịch cúm nhỏ ở địa phương, một số chủng ít độc lực hơn gây
ra các hôị chứng giả cúm hoặc bệnh cúm mùa.
Một số chủng gây bệnh cho lợn và chim.
Trong tháng 3 và 4/2009 đã có hàng trăm ca mắc bệnh, một số đã tử vong do sự
bùng phát của 1 chủng cúm H1N1 mới.
Ban đầu phát hiện chủng virus này có nhiều gen giống virus gây bệnh cúm lợn ở
Bắc Mỹ nên gọi tên là “swine flu”. Các nghiên cứu sau cho thấy virus mới này có
thêm các gen của virus gây cúm lợn ở Châu Âu, Châu Á, cúm gia cầm và cúm ở
người nên đặt tên là “quadruple reassortant” virus.
Cấu trúc virus Cúm
Cấu trúc virus Cúm
Hình ảnh chủng H1N1 mới được phát hiện


Hình ảnh chủng H1N1 mới được phát hiện
Xâm nhập và nhân lên của virus cúm
II - DỊCH TỄ HỌC
Vật chủ và ổ chứa: chưa có bằng chứng xác thực nào về việc lợn bị nhiễm virus và
truyền bệnh sang người.
Cơ chế lây truyền: Người ta cho rằng cơ chế truyền bệnh từ người sang người
cũng tương tự như của các virus cúm thông thường khác là do hít phải các giọt
chất tiết cuả bệnh nhân khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
Đôi khi có thể do chạm tay lên các đồ vật có nhiễm virus sau đó đưa tay lên miệng
hoặc mũi.
Thời gian truyền bệnh bắt đầu từ 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đến sau
khi bị bệnh 7 ngày.
Virus có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên (VD: bề mặt các vật dụng) từ 2-8h
và gây nhiễm cho những người tiếp xúc.
Virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ 75-100oC hoặc bởi các hoá chất sát khuẩn như: cồn
trắng, cồn i-ốt, chlorine, hydrogen peroxide, xà phòng…
Hầu hết các TH nhiễm cúm A H1N1 đều ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi. Những
TH nặng có thể gặp ở BN có các bệnh lý nền như: bệnh lý tim mạch, ĐTĐ, suy
giảm miễn dịch hoặc ở PN đang mang thai.
Đối với cúm mùa, tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong gặp chủ yếu ở nhóm tuổi ≥ 65
tuổi, nhưng cúm A H1N1 đã ghi nhận các ca bệnh nặng và tử vong ở nhóm tuổi
trưởng thành và tiền sử hoàn toàn khoẻ mạnh

III - TRIỆU CHỨNG:
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1. Yếu tố dịch tễ:
Trong vòng 7 ngày:
- Sống hoặc đến từ vùng có dịch cúm A (H1N1).
- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định
mắc cúm A (H1N1).

- Khi dịch đã lan ra cộng đồng, chú ý ổ dịch có nhiều ng*ời cùng bị, cần XN
khẳng định ca bệnh
2. Lâm sàng:
Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt
- Các triệu chứng về hô hấp:
+ Viêm long đường hô hấp.
+ Đau họng.
+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác
+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy
đa tạng.
3. Cận lâm sàng:
Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là
dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
X quang phổi: có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a) Trường hợp nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đư*ờng hô hấp.
b) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm cúm A (H1N1).
c) Người lành mang vi rút:
- Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1).
- Những TH này cũng phải được báo cáo
* Một số chú ý:


Một số người mắc loại vi rút này cũng được báo cáo là cảm thấy buồn nôn, bị nôn
và tiêu chảy nhưng đó không phải là những triệu chứng đặc trưng.

Ngoài các biểu hiện trên, một trong những yếu tố quan trọng nghi ngờ mình nhiễm
vi rút H1N1 là từ vùng dịch trở về hay tiếp xúc với người mà sau đó được xác định
là mang bệnh cúm A/H1N1.

Ngăn ngừa sự lây truyền từ người sang người

Cúm lây lan từ người sang người thông qua ho hay hắt hơi, sờ, cầm vào đồ vật có
chứa vi rút và rồi lại đưa tay lên mũi, miệng hay mắt. Cúm A/H1N1 không lây qua
các thực phẩm làm từ thịt lợn và cũng không lây qua con đường thực phẩm.

Cúm A/H1N1 dễ lây nhất trong 5 ngày đầu phát bệnh mặc dù ở một số người, hầu
hết là trẻ em, thì nguy cơ lây nhiễm lên tới 10 ngày

Khuyến cáo ngăn ngừa sự lây lan vi rút giữa người với người bao gồm các phương
pháp kiểm soát các bệnh lây truyền:

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước. Nếu có điều kiện nên sát trùng tay
bằng cồn y tế, đặc biệt là sau khi từ các nơi công cộng về.

- Khả năng lây truyền bệnh cũng sẽ giảm nếu làm vệ sinh các bề mặt vật dụng, đồ
đạc trong nhà bằng chất clo pha loãng. Bởi trong quá trình ho, hắt hơi, những giọt
dịch chứa vi rút sẽ “đậu” lại trên bề mặt của bàn, ghế; điện thoại.

- Giữ khoảng cách cũng là một mẹo phòng cúm nên áp dụng. Tức là nên đứng
cách xa với những người mà có thể bị nhiễm cúm và nếu đang làm việc ở nơi đông
người thì tốt nhất nên xin nghỉ ở nhà để tránh lây lan bệnh cho đồng nghiệp.


- Bất kỳ ai có biểu hiện như đột ngột sốt cao, ho, đau cơ thì nên nghỉ làm hoặc
tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các phương tiện giao thông công cộng
và liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
IV - ĐIỀU TRỊ


Hiện, có hai loại thuốc đề điều rị vi rút cúm A nói chung là Oseltamivir (Tamiflu)
và Zanamivir (Relenza), trong đó, Tamiflu là thuốc ống còn Relenza là thuốc hít.
Để có hiệu quả cần điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu
chứng.

* Phác đồ điều trị cúm A/H1N1 của Bộ Y tế đang phát huy hiệu quả tốt. Chỉ 2
ngày sau cách ly, điều trị, bệnh nhân hết sốt, xét nghiệm đều có kết quả âm tính
với vi rút cúm A/H1N1, sức khỏe hồi phục nhanh.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm ở người chiều 24/6, PGS.TS
Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Qua
các ca điều trị cho bệnh nhân cúm A/H1N1 tại Việt Nam có thể thấy, phác đồ điều

×