Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Những Thách Thức Đối Với Việc Xây Dựng Một Thư Viện Số Hiệu Quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.62 KB, 19 trang )

"Những Thách Thức Đối Với Việc
Xây Dựng Một Thư Viện Số Hiệu
Quả"
Nguyễn Hoàng Sơn
TS. Quản trị Thông tin & Tri thức,Đại học Công nghệ Xít- Ni,Úc
Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN
Email:
Mobi: 0946667829
/>

1. Tổng quan về thư viện số (TVS)


Từ đầu những năm 1990, cộng đồng TVS thế giới bước vào một
thập kỷ bùng nổ của nghiên cứu và phát triển TVS dựa trên nền
tảng Internet và công nghệ web (được phát triển rộng rãi từ
1990).



Vào những năm giữa thập kỷ này, sự xuất hiện của các dự án như



Sáng kiến TVS (Digital Library Initiative - DLI) giai đoạn 1994 –
2004 tại Hoa Kỳ,



Chương trìnhThư viện Điện Tử (Electronic Library Programme eLib) giai đoạn 1995 – 2000 tại Anh,




Các dự án TVS quốc tế NSF/JISC giai đọan 1999 – 2001,…



đã được coi là những sáng kiến TVS chủ đạo, ảnh hưởng mạnh
mẽ tới xây dung - phát triển TVS tại Hoa Kỳ, Anh, châu Âu, châu
Á, châu Úc,…




TVScho phép người dùng tin truy cập qua mạng Internet mọi
nơi, mọi lúc, thúc đẩy truyền bá tri thức - giáo dục trong kỷ
nguyên số, khơi nguồn sáng tạo khoa học và hỗ trợ ra quyết
định nhanh chóng, đúng đắn dựa trên các cứ liệu, văn bản có
giá trị… được số hóa trong thư viện và các bộ sưu tập số được
bổ sung vào thư viện thông qua mua, trao đổi, tặng biếu và
truy cập mở…


 Có nhiều loại hình TVS như: TVS quốc gia, TVS đại học,
TVScông cộng,TVSchuyên ngành…
 Điển hình là Thư viện Quốc hội Mỹ số hóa
hàng triệu văn kiện, gồm có hàng chục terabyte trên American
Memory Website.
 Đây là nguồn tư liệu hình ảnh, audio, video và nội dung các
trang web được sử dụng trong phạm vi công cộng. Gần hết thư
mục và catalog của Thư viện được liệt kê ở đây. Thủ thư trên

khắp thế giới có thể vào xem các catalog này, và có thể sử
dụng Library of Congress Control Number để biết chính xác
nguồn gốc cuốn sách.
 Thư viện cũng có một văn khố online gọi là THOMAS, cung cấp
những thông tin về các hoạt động của Quốc hội, trong đó có nội
dung các dự luật, tường trình các hoạt động và các cuộc thảo
luận tại Quốc hội, bản tóm lược và tình trạng các dự luật,
và Hiến pháp Hoa Kỳ.


2. Các yếu tố cấu thành một TVS:



TVS được cấu thành bởi các yếu tố sau


2.2 Thư viện lai:


3. Các thách thức đối với việc xây dựng
một thư viện số hiệu quả ở Việt Nam
3.1. Thực trạng xây dựng và phát triển TVS ở Việt Nam


3.2.1. Thách thức 1 – Các điều kiện về Pháp lý - Kinh tế – Xã
hội - Khoa học - Công nghệ – Giáo dục…
Đây là những điều kiện tiên quyết cho bất cứ dự án TVS nào.
Nó nằm ở chủ trương, chính sách, quy định…của Nhà nước được luật
hóa, văn bản hóa làm cơ sở pháp lý phát triển TVS đáp ứng nhu cầu

phát triển nghiên cứu – giáo dục – khoa học côgn nghệ;
Nó phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng thư viện khi xây dựng
TVS (nguồn từ ngân sách hay tài trợ của tổ chức – cá nhân trong và
ngoài nước);
Nó phụ thuộc vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng phát
triển TVS (hạ tầng mạng, phần cứng, phần mềm…);
Nó phụ thuộc vào nhu cầu bức thiết phải có TVS để thúc đầy giáo dục
– truyền bá tri thức số – xây dựng xã hội thông tin – xã hội số trong kỷ
nguyên tri thức…


3.2. Các thách thức đối với xây dựng và phát triển TVS
3.2.2.Nhân lực TVS:
- Nghiên cứu và đào tạo nhân lực TVS đang là thách thức lớn nhất đối với
xây dựng TVS ở Việt Nam.
- Các khoa chuyên ngành TTTV đang chuyển đổi từ đào tạo thư viện truyền
thống sang TVS,
- Tuy nhiên những nghiên cứu TVS làm tiền đề để xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo TVS vẫn còn manh mún, thiếu tính toàn diện ảnh
hưởng lớn đến các chương trình này.
- Là ngành học mới nhưng các chuyên gia được đào tạo tại nước ngoài về
TVS lại quá ít về số lượng, không đủ người cập nhật kiến thức mới nhất về
TVS trên thế giới để đem về ứng dụng có hệ thống, toàn diện và phù hợp
cho các chương trình đang rất cần đổi mới này.
- Do vậy, các yếu tố trên làm giảm chất lượng các chương trình đào tạo
nhân lực TVS Việt Nam.


3.2.2.Thách thức 2 - Nhân lực TVS:
- Nghiên cứu TVS và đào tạo nhân lực TVS đang là thách thức lớn nhất đối với xây

dựng TVS ở Việt Nam.
- Các khoa chuyên ngành TTTV đang chuyển đổi từ đào tạo thư viện truyền thống
sang TVS, tuy nhiên những nghiên cứu TVS làm tiền đề để xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo TVS vẫn còn manh mún, thiếu tính toàn diện ảnh hưởng lớn đến
các chương trình này.
- Là ngành học mới nhưng các chuyên gia được đào tạo tại nước ngoài về TVS lại
quá ít về số lượng, không đủ người cập nhật kiến thức mới nhất về TVS trên thế giới
để đem về ứng dụng có hệ thống, toàn diện và phù hợp cho các chương trình đang rất
cần đổi mới này.
- Do vậy, các yếu tố trên làm giảm chất lượng các chương trình đào tạo nhân lực TVS
Việt Nam.



3.2.3. Thách thức 3 - Công nghệ TVS:
-Các công nghệ phần cứng và phần mềm phát triển đa dạng,
nhiều chủng loại đáp ứng cho từng nhu cầu công nghệ đặc thù
để xây dựng TVS.
-Do vậy, lựa chọn phần cứng cấu hình phù hợp, tương thích
với phần mềm, phù hợp với khả năng tài chính, phù hợp với
nhu cầu sử dụng lâu dài, tiết kiệm chi phí vận hành, đảm bảo
cập nhật thường xuyên các phiên bản mới…là thách thức lớn
về lựa chọn công nghệ cho thư viện.


Ví dụ:
-lựa chọn mua phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp (tự động hóa chu trình
nghiệp vụ thư viện quản trị tài liệu in ấn kết hợp với quản trị tài nguyên số - sưu tập
số) của Việt Nam (Kipos, Libol, iLib...) hay của nước ngoài (Aleph, Virtua...);
-lựa chọn giữa phần mềm quản trị tài nguyên số miễn phí (Dspace, Greenstone...) hay

trả phí (Rossetta, Contenpro, DRM...).
-Giá tiền, sự tương thích phần cứng và mềm, sự tương thích hệ thống phần mềm mới
với hệ thống đang sử dụng, chuyển đổi dữ liệu (siêu dữ liệu) từ cũ sang mới, lưu trữ
tài nguyên số, bản quyền sử dụng chia sẻ tài nguyên số...là những thách thức công
nghệ rất quan trọng.
- Sự phát triển các thế hệ Web tác động lớn đến sự thay đổi mô hình phát triển TVS
như:



3.2.4. Thách thức 4 - Sưu tập số ( các CSDL nội sinh và
ngoại sinh)
- Khả năng tài tính, nắm bắt rõ ràng nhu cầu tin, kiến thức rộng
và chuyên sâu về các nguồn tin số… là những thách thức khi
xây dựng các CSDL nội sinh và ngoại sinh.
- Xây dựng và phát triển CSDL nội sinh: lựa chọn tự số hóa hay
thuê số hóa tài liệu; lựa chọn công nghệ máy số hóa, tốc độ số
hóa, nhận dạng tài liệu, định dạng file lưu và file hiển thị;
xây dựng các tiêu chí số hóa tài liệu in (Ví dụ: giá trị sử dụng,
tính độc bản – quý hiếm,…), bản quyền số hóa tài liệu, bản
quyền sử dụng tài liệu…


- Xây dựng và phát triển CSDL ngoại sinh: khám phá và phát
hiện tài nguyên truy cập mở có giá trị; lựa chọn mua CSDL theo
nhu cầu và khả năng tài chính; mua CSDL theo hình thức liên
kết Cosortium để tiết kiệm chi phí – tối ưu hóa sử dụng…
- Tích hợp công nghệ, thống nhất nguồn tin số nội sinh và ngoại
sinh bằng công nghệ tìm kiếm đám mây (URD2), hệ thống hóa
và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên số phân tán của TVS…

- Đảm không gian lưu trữ vật lý, an toàn dữ liệu, lưu trữ đám
mây, lưu trữ và sử dụng định dạng format lâu dài của dữ liệu…


3.2.5. Thách thức 5 - Người dùng tin TVS
- Đào tạo người dùng tin kỹ năng sử dụng dịch vụ và sưu tập số của
thư viên; đào tạo kiến thức thông tin để họ có thể nhận biết được
nhu cầu tin, sử dụng các công cụ tìm kiếm tin, đánh giá thông tin,
sử dụng thông tin hiệu quả, ra quyết định đúng đắn dựa trên thông
tin tìm được, có khả năng tự học và tự nghiên cứu xuất đời…
- TVS phải luôn luôn marketing các sản phẩm dịch vụ thư viện,
nắm rõ người dùng tin, truyền thông hiệu quả, đào tạo người dùng
tin liên tục, tạo sự hấp dẫn – cuốn hút ngườ dùng tin sử dụng tối đa
sản phẩm dịch vụ TVS…đây là thước đo để đánh giá tính hiệu quả,
giá trị sử dụng của dự án TVS…


4.Kết luận:
Qua phân tích tổng quan về TVS, các yếu tố cấu thành TVS,
chúng ta thấy được 5 thách thức chính ảnh hưởng trực tiếp đến
xây dựng TVS hiệu quả.
Bài viết thể hiện hướng tiếp cận của chuyên gia Quản trị Thông
tin Tri thức chuyên ngành TVS.
Tuy nhiên, còn nhiều hướng tiếp cận khác về các thách thức
này từ phía các chuyên gia công nghệ thông tin; giáo dục; văn
hóa;…cần được khai thác và bổ sung để giúp cán bộ TVS xây
dựng một TVS hiệu quả.


Xin trân trọng

cảm ơn!



×