Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Dự Kiến Phương Án Xây Dựng Một Số Quy Định Pháp Luật Về Phòng, Chống Tác Hại Của Lạm Dụng Rượu, Bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 32 trang )

Ths. Trần Thị Trang
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2014


03 nhóm biện pháp
1. Kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia
2. Kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia
3. Giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia




Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của
lạm dụng rượu, bia



Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì rượu, bia



Quy định các trường hợp không được uống rượu, bia



Các biện pháp kiểm soát trong khuyến mại, quảng cáo, tài trợ
các sản phẩm rượu, bia


Nội dung đề xuất:


- Thông tin, giáo dục, truyền thông về rượu, bia và tác hại
của lạm dụng rượu, bia phải khoa học, chính xác, khách quan; nội
dung, hình thức và kênh thông tin phải đa dạng hóa, phù hợp với
đối tượng.
- Dành nguồn kinh phí hợp lý cho thông tin, giáo dục,
truyền thông.
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp trong cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông.
Cơ sở đề xuất:
- Thông tin, giáo dục, truyền thông là biện pháp quan trong
và hiệu quả.
- Vấn đề khó, có nhiều ý kiến, quan điểm, cách tiếp cận,
cách hiểu khác nhau
- Nhận thức của người dân còn khác nhau.


Nội dung đề xuất:
- Rượu, bia được sản xuất, nhập khẩu để bán tại Việt Nam
phải ghi nhãn theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá,
in cảnh báo sức khỏe trên bao bì
- Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì rượu, bia phải có
thông tin phù hợp về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với
sức khỏe và thông điệp thích hợp khác.


Cơ sở đề xuất:
- Hiểu biết của người dân về tác hại của lạm dụng rượu, bia
chưa đầy đủ, đặc biệt tại các nước nghèo và đang phát triển, do việc
tiếp cận với thông tin về mối nguy cơ này còn hạn chế.
- In cảnh báo sức khỏe trên bao bì rượu, bia có thể truyền

tải thông điệp về tác hại của rượu, bia một cách liên tục đến với
từng người sử dụng.
- Trên thế giới, có 41/116 quốc gia quy định bắt buộc có
cảnh báo sức khỏe trên quảng cáo của rượu, bia. Có 31/116 quốc
gia quy định bắt buộc có cảnh báo sức khỏe và an toàn trên vỏ chai
hoặc thùng.
- Các nước quy định cảnh báo sức khỏe có thể bằng chữ
và/hoặc hình ảnh.


Quốc gia

Mức độ

Argentina

Bắt buộc

Liên bang
Nga

Mỹ

Nội dung lời cảnh báo/Hướng dẫn
"Uống rượu ở mức độ vừa phải"
"Cấm bán cho người dưới 18 tuổi"

"Chất cồn không dành cho trẻ em và thanh
thiếu niên dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai &
Bắt buộc cho con bú, hoặc người có các bệnh về hệ

thống thần kinh trung ương, thận, gan và
các cơ quan tiêu hóa khác"
"CHÍNH PHỦ cảnh báo: (1) Theo Cục điều
trị, phụ nữ không nên uống đồ uống có cồn
trong thời gian mang thai vì nguy cơ dị tật
Bắt buộc bẩm sinh thai nhi. (2) Việc tiêu thụ đồ uống
có cồn làm suy yếu khả năng lái xe hoặc vận
hành máy móc của bạn, và có thể gây ra các
vấn đề sức khỏe "


Quốc gia Mức độ

Nội dung lời cảnh báo/Hướng dẫn

"Uống rượu, bia có thể gây ra xơ gan và bất lực tình
dục"
"Lái xe say rượu, bia có thể gây ra khuyết tật hoặc tử
vong"
Thái Lan Bắt buộc "Uống rượu, bia có thể làm giảm nhận thức và gây tử
vong"
"Uống rượu, bia nguy hiểm cho sức khỏe và làm giảm
nhận thức "
"Uống rượu có hại cho bạn và phá hủy gia đình bạn"
Đức
Trung
quốc

Bắt buộc “Cấm bán cho người dưới 18 tuổi”
Khuyến cáo:

Tự
“Uống quá mức gây hại cho sức khỏe”
nguyện
"Phụ nữ mang thai và trẻ em không được uống"



Nội dung đề xuất 1:
Phương án 1:
Người điều khiển phương tiện
giao thông không được có hàm
lượng cồn trong máu vượt quá
quy định khi tham gia giao thông.
Nếu lựa chọn PA này thì nồng độ
cồn trong máu không quá
0.3mg/ml
Phương án 2:
Người điều khiển phương tiện
giao thông không được có hàm
lượng cồn trong máu khi tham gia
giao thông.


Cơ sở đề xuất: Quốc tế quy định nồng độ cồn thấp đối với lái xe
- Hiện nay có 159 nước có quy định; trong đó: 61 nước quy định
mức 0.5mg/ml; 46 nước quy định mức 0.8mg/ml.
Một số nước < 0.3 mg/ml: Albania, Algeria, Estonia, Ấn Độ, Mông
Cổ, Na Uy, Thụy Điển…
Một số nước = 0.0mg/dl: Armenia, Azerbaijan, Brazil, Ethiopia,
Georgia, Hungary, Nepal, Romania, Nga…

- Giảm tới 20% tai nạn liên quan tới rượu bia (Peek-Asa, 1999;
Elder et al., 2002).
+ Nhật 2002: giảm nồng độ cồn trong máu từ 50mg/dl xuống
30mg/dl  tử vong TNGT giảm 35%
+ New Zealand 1993: quy định nồng độ cồn đối với lái xe
(80mg/dl; 0mg với người dưới 20 tuổi)  tử vong do TNGT giảm
18% (từ 44% (1990) xuống 26% năm 2001)


Cơ sở đề xuất
Thực tiễn tại Việt Nam:
- 20.8% trẻ vị thành niên nam thừa nhận đi xe sau khi uống rượu/bia và
bị tai nạn cần nghỉ ít nhất 1 tuần (SAVY II, 2010).
- Nghiên cứu của WHO tại Việt Nam từ T7/2009 đến T10/2010 trên
18.412 nạn nhân TNGT nhập viện: 36% người đi xe máy có BAC cao
hơn mức cho phép (50mg/dl); 66.8% lái xe ô tô có BAC cao hơn mức
cho phép (0mg/dl).


Nội dung đề xuất 2:
Cấm uống rượu, bia trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ
giữa hai ca trong ngày làm việc; uống rượu, bia tại địa điểm có quy
định cấm bán rượu, bia.
Cơ sở đề xuất:
- Sử dụng rượu bia làm giảm độ tập trung, ảnh hưởng đến
năng xuất, hiệu quả, an toàn lao động.
- Tiếp tục thực hiện và mở rộng đối tượng trên cơ sở Chỉ thị
số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao
hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước



Nội dung đề xuất:
- Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại và giới thiệu sản phẩm
dưới mọi hình thức đối với đồ uống có cồn từ 15 độ trở lên.
- Chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới khuôn viên của
doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng, đại lý tiêu thụ đối với đồ uống
có cồn từ 13 độ đến dưới 15 độ.
- Thời gian được quảng cáo quảng cáo đồ uống có cồn dưới 15
độ, quảng cáo bia trên các kênh thông tin đại chúng là từ sau 21
giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Không được khuyến mại quá 10% lượng sản phẩm trong một
dạng đóng gói đối với đồ uống có cồn dưới 15 độ và bia.
- Không được tài trợ để quảng cáo rượu; không được tài trợ cho
các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật; y tế; giáo dục; thể dục,
thể thao.


Cơ sở đề xuất:
- Đã có trên 15 công trình nghiên cứu chứng minh tác động
của tiếp thị của rượu, bia, cụ thể:
+ Giảm độ tuổi khi bắt đầu uống, tăng lượng uống ở người trẻ
tuổi: Mức độ tiêu thụ rượu gấp đôi trong quá trình xem phim ở những
nam giới trẻ được xem phiên bản gốc của một bộ phim có hình ảnh
rượu. (Koordeman et al., 2011a).
+ Mức độ tiêu thụ rượu cao gấp 2.7 nếu những người thường
xuyên uống rượu được nhìn thấy một số quảng cáo rượu trước bộ
phim (Koordeman, Anschutz & Engels, 2009).
+ Thanh thiếu niên dưới 21 tuổi: Mỗi lần tiếp xúc với quảng
cáo rượu bia làm tăng 1% lượng tiêu thụ rượu bia trong tháng trước

đó. Mỗi đô la gia tăng cho việc quảng cáo rượu bia làm tăng 2.8%
lượng tiêu thụ rượu bia trong tháng trước đó. (Snyder et al. (2006)).


Cơ sở đề xuất:
- Việc sử dụng rượu bia của Việt Nam đang có xu hướng
tăng nhanh, nhất là bia (khoảng 3 tỷ lít bia năm 2013).
- Tác hại của lạm dụng bia và rượu là như nhau khi quy đổi
ra nồng độ cồn nguyên chất.
- Luật Quảng cáo đã quy định cấm quảng cáo rượu có độ
cồn trên 15 độ do đó hoạt động quảng cáo đối với sản phẩm bia hiện
nay không bị điều chỉnh.
- Các nước đều quy định chặt chẽ việc cấm, hạn chế quảng
cáo, khuyến mại, tài trợ đồ uống có cồn gồm cả rượu và bia, quy
định thời gian không được phép quảng cáo trên một số phương tiện
thông tin đại chúng.


Nội dung đề xuất:
1. Cá nhân, tổ chức không được thực hiện các hành vi sau:
a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.
b) Khuyến khích, vận động, ép buộc người dưới 18 tuổi uống rượu,
bia.
c) Tài trợ, nhận tài trợ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
rượu, bia cho các hoạt động của học sinh, sinh viên, cơ sở giáo
dục.
2. Ưu tiên các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về tác
hại của lạm dụng rượu bia cho trẻ em và ngăn ngừa tiếp cận, lạm
dụng rượu, bia đối với trẻ em.



Cơ sở đề xuất:
- Trên thế giới: có 166 quốc gia giới hạn độ
tuổi sử dụng rượu, bia, trong đó:
+ 21 tuổi: 14 quốc gia
+ 20 tuổi: 7 quốc gia
+ 18 tuổi: 115 quốc gia
+ 16 tuổi: 15 quốc gia.
- Việt Nam: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2005 quy định: cấm bán,
cho trẻ em sử dụng rượu, bia; cấm trẻ em
sử dụng rượu, bia. Nghị định 94/2012/NĐCP quy định độ tuổi không được phép sử
dụng rượu là 18 tuổi.


- Biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia
- Biện pháp bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu,
bia
- Quy định liên quan đến địa điểm, phương thức, thời gian không
được bán rượu, bia
- Biện pháp phòng ngừa và xử lý rượu, bia nhập lậu, rượu, bia
giả.


Nội dung đề xuất:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu, bia phải có giấy
phép, trừ trường hợp cá nhân sản xuất rượu thủ công không
nhằm mục đích kinh doanh thì phải đăng ký với chính quyền
địa phương nơi sản xuất.
- Quy hoạch sản xuất, kinh doanh rượu, bia phải bảo đảm phù hợp

với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật về
phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia để từng bước giảm
nguồn cung cấp rượu, bia, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử
dụng rượu, bia.


Cơ sở đề xuất:
- Rượu bia là hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng
nên các quốc gia đều không khuyến khích tiêu dùng.
- Các nước áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát sản xuất kinh
doanh, hạn chế tính sẵn có: cấp phép, đánh thuế tiêu thụ đặc
biệt cao, quy định mật độ điểm bán, ngày giờ bán…
- 168 nước quy định kiểm soát tính sẵn có của rượu, bia, trong đó
123 nước quy định cấp phép bán rượu, bia.
- Hiện nay, sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy phép theo quy
định của Nghị định 94/2012/NĐ-CP. Sản xuất, kinh doanh bia
vẫn quản lý như thực phẩm thông thường, chưa được kiểm soát.
- Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 định hướng: rượu là
hàng hóa hạn chế tiêu dùng, bia là hàng hóa kinh doanh có điều
kiện.
Do đó, cần biện pháp kiểm soát đồng bộ đối với 2 loại đồ uống trên.


Nội dung đề xuất:
1. Không được bán rượu, bia trong phạm vi khuôn viên của các địa
điểm sau đây:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;
d) Nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.

2. Không bán rượu, bia trên vỉa hè trừ khu vực đã được cơ quan có
thẩm quyền ở địa phương cho phép để phục vụ kinh doanh du lịch.


Cơ sở đề xuất:
- Quy định trên thế giới:
Tại cơ sở giáo dục: 129/166 quốc gia
Tại cơ sở y tế : 119/166 quốc gia
Tại cơ quan chính phủ 118/166 quốc gia
Tại phương tiện công cộng 112/166 quốc gia
Tại công viên, đường phố…: 100/166 quốc gia
Tại các sự kiện thể thao: 97/166 quốc gia
Tại nơi làm việc: 111/166 quốc gia
Tại sự kiện giải trí: 58/166 quốc gia
- Việt Nam chỉ cấm bán tại một số địa điểm như:
trong các trường phổ thông; tại phòng karaoke.


Nội dung đề xuất:
Phương án 1:
Chính phủ quy định danh mục một số địa điểm không được bán
và sử dụng rượu, bia trong khoảng thời gian phù hợp bảo đảm
yêu cầu sau đây:
a) Có lộ trình khả thi nhưng không quá ngày 01/01/2018, thực hiện
thí điểm trước tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và yêu cầu
phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia;
c) Có biện pháp tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, giám sát để
bảo đảm sự tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.



Nội dung đề xuất:
Phương án 2:
1. Các địa điểm sau đây không được bán và sử dụng rượu, bia
trong khoảng thời gian sau 22 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau
bao gồm:
a) Nhà hàng, quán bar, karaoke;
b) Siêu thị, trung tâm thương mại.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và yêu cầu phòng, chống tác
hại của lạm dụng rượu, bia; có biện pháp tổ chức triển khai,
thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm sự tuân thủ của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.


×