Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

MỘT SỐ BỆNH MẮT LIÊN QUAN ĐẾN TẬT KHÚC XẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.75 KB, 15 trang )

MỘT SỐ BỆNH MẮT LIÊN
QUAN ĐẾN TẬT KHÚC XẠ


Nhóm bệnh lý về tật khúc xạ:
- Cận thị
- Viễn thị
- Loạn thị
- Nhược thị.


Những dấu hiệu cảnh báo
Mệt mỏi, nhức đầu
mắt

Hay dụi


Những dấu hiệu cảnh báo
Nheo mắt, nhìn nghiêng


1. Cận thị:
* Cận thị là khi các tia sáng từ một vật ở
xa hội tụ ở trước võng mạc một mắt ở
trạng thái nghỉ ngơi (khi không đeo kính)
* Cận thị có thể do:
- Trục nhãn cầu dài hơn bình thường. Loại
này được gọi là cận thị do trục.
- Giác mạc vồng quá và/hoặc thể thủy tinh
vồng quá, do đó công suất tăng lên. Loại


này được gọi là cận thị do khúc xạ


Cận thị( tiếp)

* Đặc điểm lâm sàng của cận thị:
mắt cận thị nhìn xa thì mờ, nhìn
gần rõ nét và không được hiệu
chỉnh bằng điều tiết, thậm chí
càng điều tiết mắt càng mờ hơn.


2:Viễn thị

* Viễn thị là khi các tia sáng từ một
vật ở xa hội tụ ở sau võng mạc ở
một mắt không điều tiết.
* Viễn thị có thể do:
- Trục nhãn cầu ngắn hơn bình
thường. Dạng này được gọi là
viễn thị do trục.


Viễn thị( tiếp)

- Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh
dẹt quá, do đó công suất quá yếu.
Loại này được gọi là viễn thị do
khúc xạ.



Viễn thị( tiếp
* Đặc điểm lâm sàng của mắt viễn thị.
- Nhìn mờ cả xa lẫn gần
- Khi mắt tự hiệu chỉnh bằng điều tiết thì
vẫn nhìn được 10/10 nhưng rất nhanh bị
mỏi mắt vì các cơ điều tiết tăng cường
hoạt động( gắng sức ) để làm vồng thể
thủy tinh hơn sẽ đưa được ảnh từ phía
sau ra phía trước, nằm trên võng mạc.


Viễn thị( tiếp)

- Bệnh nhân thường khó chịu, kích
thích mi, chảy nước mắt, sợ ánh
sáng, viêm kết mạc dai dẳng và
tái diễn, đau đầu, nhức mắt, mệt
mỏi dẫn đến chán học và làm
việc.


3.Loạn thị
* Trong loạn thị, các mặt khúc xạ của
mắt không có cùng một độ cong ở
tất cả các kinh tuyến. Các mặt khúc
xạ của một mắt loạn thị giống như
bề mặt của một quả bóng bầu dục
(hoặc một quả trứng). Một bề mặt
như vậy được gọi là bề mặt loạn thị.



Loạn thị ( tiếp )
* Đặc điểm lâm sàng loạn thị
- Nhìn mờ ở mọi cự ly, cả xa lẫn gần bởi
vì không có khoảng cách nào tạo được
ảnh trên võng mạc rõ nét.
- Loạn thị nhẹ không ảnh hưởng nhiều
đến thị lực không kính nhưng thường có
mỏi mắt, nhức đầu, khó chịu khi nhìn
ngoài ánh sáng và đọc sai một số chữ.


Loạn thị ( tiếp )

* Loạn thị không thể chỉnh bằng
kính cầu lồi hoặc lõm. Bởi vì trong
loạn thị, khúc xạ không đều nhau
ở mọi hướng.
* Để chỉnh loạn thị cần phải dùng
kính trụ. Đây là một kính có công
suất chỉ ở một phần của kính


4. Nhược thị:

* Nhược thị là trường hợp thị lực
của Bệnh nhân dưới 7/10 và
không tăng sau chỉnh kính
* Nguyên nhân: do các bệnh lý

bẩm sinh, tật khúc xạ, lác dẫn đến
thị lực kém không có khả năng
hồi phụ nếu không điều trị kịp thời


Nhược thị ( tiếp )
* Hướng xử trí:
- Phát hiện và chuyển điều trị sớm BN
nhược thị
- Giải quyết nguyên nhân gây nhìn mờ
(PT lác, đục thủy tinh thể bẩm sinh, tật
khúc xạ..) càng sớm càng tốt.
- Tật nhược thị (có hiệu quả nhiều đối với
trẻ <10tuổi)./.



×