Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn TN12-Một số bài toán liên quan đến hoạt động XNK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.27 KB, 4 trang )

Một số bài toán liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động ngoại thương là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - đối ngoại. Thông qua các
hoạt động ngoại thương ta có thể biết được thực trạng của nền kinh tế của nước đó. Sau đây là một số khái
niệm và bài toán liên quan đến hoạt động ngoại thương:
1) Một số khái niệm:
a) Xuất khẩu( XK): Là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại thương. Xuất khẩu, trong lý luận
thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh
toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
- Các nhân tố tác động: Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không
thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của
nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu
có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất
khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.
- Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế: Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài
(ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập
khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa
quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công
nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm
bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa
vào cầu nội địa.
b) Nhập khẩu( NK): Là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu, trong lý luận
thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây
chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy
nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu
hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào
mục cán cân phi thương mại.
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và
thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị
tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...)
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người
dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá


hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
- Hàm nhập khẩu:
Đường nhập khẩu cắt trục hoành ở δ, dốc lên phía phải với độ dốc là γ.
Ký hiệu:
• M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu
• Y: tổng thu nhập quốc dân
• δ: giá trị nhập khẩu cơ bản không phụ thuộc vào thu nhập
• γ: khuynh hướng nhập khẩu biên
Hàm nhập khẩu:
• M = γ.Y + δ
- Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu: Mực độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ
lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân.
C) Cán cân thương mại ( CCTM)- Cán cân xuất- nhập khẩu: Cán cân thương mại là một mục trong
tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất
khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức
chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương
mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức
chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương
mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có
thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt
thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm
hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân
thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
• Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của
nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có
thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có
thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá
cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả

trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví
dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân
có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
• Xuất khẩu : chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của
nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu
nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất
khẩu là yếu tố tự định.
• Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối
giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền
của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên
sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.
Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất
lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một
bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000
VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm
chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ
Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300
VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi
thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.
- Tác động của cán cân thương mại đến GDP: Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác
động quan trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số
nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế.
d) Cán cân thanh toán( CCTT): Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những
giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao
dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của
quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và
một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những
giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào
bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở

trong nước được ghi vào bên tài sản có
=> CCTT = CCTM + Vốn đầu tư nước ngoài ( VĐT).
2) Một số công thức:
- CCTM = XK - NK.
- Tổng giá trị xuất - nhập khẩu( TGT): TGT= XK+NK.
- Tỉ trọng xuất khẩu trong tổng giá trị xuất nhập ( % XK): %XK = ( XK:TGT) X 100%
- Tỉ trọng nhập khẩu trong tổng giá trị xuất nhập ( % NK): %NK = ( NK:TGT) X 100%

3) Một số ví dụ:
a) Ví dụ 1: Năm 1989, TGT của nước ta đạt 4511,8 triệu USD, CCTM đạt -619,8 triệu USD. Tính giá trị
XK và NK?
Bài làm:
Ta có:
- CCTM = XK - NK ( 1)
- TGT = XK + NK ( 2)
Từ ( 1) và (2) => 2XK= CCTM +TGT <=> XK =( CCTM+ TGT): 2
<=> XK =( -619,8 +4511,8):2 = 1946 triệu USD.
Ta có NK= TGT - XK = 4511,8 - 1946= 1565, 8 triệu USD.
b) Ví dụ 2: Năm 1992, CCTM nước ta đạt + 40 triệu USD, giá trị NK đạt 2540,7 triệu USD. Tính giá trị
XK và TGT.
Giải:
Ta có: CCTM = XK - NK
<=> 40= XK - 2540,7
<=> XK = 2580,7 triệu USD.
- TGT= XK + NK = 5121,4 triệu USD.
c) Ví dụ 3: Năm 1989, TGT của nước ta đạt 4511,8 triệu USD, CCTM đạt -619,8 triệu USD. Tính giá trị
XK và NK?Tính tỉ lệ XK so với NK trong năm 1989.
Giải:
* Ta có:
- CCTM = XK - NK ( 1)

- TGT = XK + NK ( 2)
Từ ( 1) và (2) => 2XK= CCTM +TGT <=> XK =( CCTM+ TGT): 2
<=> XK =( -619,8 +4511,8):2 = 1946 triệu USD.
Ta có NK= TGT - XK = 4511,8 - 1946= 1565, 8 triệu USD.
* Theo giả thiết tính tỉ lệ XK so với NK, nên ta có:
- Coi NK là 100% ta có : %NK= ( XK : NK)X 100% = (1946: 2565,8)X100%= 75,8%

×