Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.71 KB, 18 trang )

KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH
NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015


NỘI DUNG TRÌNH BÀY

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THỰC HIỆN
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2014
VÀ NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI
ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015


PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THỰC HIỆN
Năm 2007: thành lập 2 trung tâm SLTS,SS tại BVPSTW và
BVPS Từ Dũ nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh khu vực
miền Bắc và miền Nam.
Năm 2009: thành lập trung tâm SLTS,SS khu vực miền Trung
tại Trường Đại học Y Dược Huế nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho
các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2013: thành lập trung tâm SLTS,SS tại bệnh viện đa
khoa Cần Thơ (nay thuộc bệnh viện Phụ sản Cần Thơ)
nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông
Cửu Long .


PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THỰC HIỆN
Các Trung tâm sàng lọc khu vực ở một số Bệnh viện lớn chịu

trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và triển khai sàng lọc, điều trị đối
với các tỉnh thuộc khu vực


-Trung tâm SLTS,SS tại BV Phụ Sản TW (28 tỉnh phía Bắc)
- Trung tâm SLTS,SS tại ĐH Y dược Huế (12 tỉnh khu vực miền
Trung, Tây Nguyên)
- Trung tâm SLTS,SS tại BV Từ Dũ, TPHCM (11 tỉnh khu vực
Đông Nam bộ)
- Trung tâm STTS, SS tại BV Phụ sản Cần Thơ (12 tỉnh khu vực
đồng bằng Sông Cửu Long)
Ngoài ra, SLTSSS còn được thực hiện tại một số BV :
- BV Phụ sản Hà Nội ( tháng 02/2014)
- BV Hùng Vương, TP Hồ Chí Minh


PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THỰC HIỆN
Địa bàn triển khai:
 Năm 2007, triển khai thí điểm tại 20 tỉnh (10 tỉnh phía






Bắc và 10 tỉnh phía Nam).
Năm 2009, Mở rộng thêm 7 tỉnh khu vực miền Trung và
Tây Nguyên.
Đến nay, chương trình SLTS&SS được triển khai tại 62
tỉnh/TP trong cả nước.
Tại 9.547 xã/phường (đạt 83,8% số xã toàn quốc).
Thuộc 634 quận/huyện (đạt 89,3% số huyện toàn quốc)
(Hòa Bình triển khai thí điểm sàng lọc bệnh tan máu
bẩm sinh-Thalassemia).



MẠNG LƯỚI DỊCH VỤ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH
28 tỉnh, thành phố Khu vực phía Bắc

BV PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

12 tỉnh, thành phố khu vực
Miền Trung – Tây Nguyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC HUẾ

11 tỉnh, thành phố khu
vực miền Đông Nam Bộ
BV TỪ DŨ – TP. HỒ CHÍ MINH

BV PHỤ SẢN CẦN THƠ

12 tỉnh, thành phố khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long


KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU
Sàng lọc trước sinh
1.544 bà mẹ mang thai được SLTS bằng xét nghiệm trên

mẫu máu khô (từ nguồn KF CTMTQG)
267.315 bà mẹ được SLTS bằng kỹ thuật siêu âm
20.459 trường hợp được hỗ trợ từ nguồn kinh phí

CTMTQG
246.864 trường hợp từ nguồn khác, xã hội hóa, tự chi trả
Tỷ lệ bà mẹ mang thai được SLTS đạt 21,14% tổng số bà
mẹ mang thai năm 2014 (chỉ tiêu kế hoạch 10%).
Số chẩn đoán xác định bệnh lý: 1.356 trường hợp (trong
đó: Hội chứng Down: 274 trường hợp; Dị tật ống thần
kinh: 11 trường hợp; bất thường nhiễm sắc thể khác: 72
trường hợp; còn lại là các dị tật khác)


KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU
Sàng lọc sơ sinh
106.293 trẻ được SLSS (theo số tỉnh đã báo cáo)
44.315 trẻ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí CTMTQG
62.158 trẻ sơ sinh được hỗ trợ từ các nguồn khác, xã

hội hóa, tự chi trả.
Số trẻ được SLSS (từ báo cáo của các TTSL khu vực):
162.094 trẻ,
Tỷ lệ trẻ sơ sinh được SLSS đạt 12.82% tổng số trẻ
sinh sống năm 2014 (chỉ tiêu 24% số trẻ sinh trong năm).
Phát hiện 1.035 trẻ bị bệnh (suy giáp bẩm sinh: 37
trường hợp; còn lại thiếu men G6PD trường hợp được
tư vấn, theo dõi).


HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI
Cơ chế phối hợp, quản lý, theo dõi đối tượng chẩn

đoán xác định bệnh, cơ chế chuyển tuyến chưa có

hướng dẫn rõ ràng.
Việc quản lý, năm bắt đối tượng còn hạn chế. Nhiều
đơn vị chưa bám sát những trường hợp nghi ngờ
(kết quả dương tính) để tiếp tục tư vấn cho gia đình
đưa trẻ đi khám lại.
Chưa có khung giá dịch vụ phục vụ sàng lọc TS - SS,
do đó, công tác triển khai xã hội hóa dịch vụ sàng lọc
TS-SS cho các đối tượng không trong diện được hỗ
trợ không thực hiện được (Ninh Bình, Quảng Ninh,
Hải Dương), mặc dù địa phương có bố trí kinh phí hỗ
trợ.


HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI
Sàng lọc trước sinh
- Đội ngũ cán bộ y tế thực hiện kỹ thuật siêu âm và xét
nghiệm ở tuyến tỉnh, huyện còn thiếu và yếu.
- Thiếu trang thiết bị cơ bản (máy siêu âm, máy xét
nghiệm sinh hóa) cho sàng lọc trước sinh.
- Sự phối kết hợp giữa cơ quan DS-KHHGĐ các cấp với
các cơ sở y tế tham gia sàng lọc TS&SS còn nhiều bất
cập, chưa thống nhất do vậy việc quản lý, thu thập
thông tin và điều phối hoạt động đề án còn yếu.
- Kỹ thuật siêu âm (đo độ mờ da gáy và phát hiện dấu hiệu
bất thường ở thai nhi) mới chỉ triển khai chủ yếu ở
tuyến tỉnh, một số địa phương thí điểm mở rộng xuống
tuyến huyện


HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI

Sàng lọc trước sinh (tiếp)
- Hầu hết các cơ sở y tế tuyến tỉnh và toàn bộ tuyến
huyện chưa triển khai được kỹ thuật xét nghiệm 2 chất
(Double test) trong 3 tháng đầu thai kỳ và xét nghiệm 3
chất (Triple test) trong 3 tháng giữa thai kỳ với các
trường hợp nghi ngờ thai nhi có liên quan tới Hội
chứng Down và một số bất thường NST khác.
- Chủ yếu mới thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm máu
thường quy (Hồng cầu, huyết sắc tố…), viêm gan B,
Rubella, HIV…


HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI
Sàng lọc sơ sinh
Cơ chế hợp tác giữa các bên: Tổng cục DS- Bệnh viện
Phụ sản TW và Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh/TP phía Bắc
chưa rõ ràng, do vướng mắc trong cơ chế tài chính, do
đó, việc cung ứng mẫu giấy lấy máu muộn gây khó khăn
trong triển khai kỹ thuật lấy mẫu máu sàng lọc sơ sinh
gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch năm 2014.
Theo Thông tư 20/2013/TTLT-BYT-BTC, số đối tượng
SLTS và SLSS miễn phí thu hẹp lại, trong khi đó việc xã
hội hoá dịch vụ này còn chưa triển khai được vì vậy số
trẻ sơ sinh được sàng lọc không đạt chỉ tiêu.
Công tác lấy mẫu máu không là chỉ tiêu bắt buộc thực
hiện tại các cơ sở y tế (Bắc Ninh); hoặc một số cán bộ y
tế chưa nhiệt tình lấy mẫu trong sàng lọc sơ sinh (Nghệ
An).



HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI
Sàng lọc sơ sinh (tiếp)

 Không theo dõi được các trẻ sau khi chuyển tuyến
(Bệnh viện Nhi Trung ương) do không có phản hồi
kết quả từ phía bệnh viện (Bắc Ninh).
Công tác quản lý, theo dõi nắm bắt các đối tượng
sàng lọc sơ sinh có kết quả nghi ngờ bệnh. Một số
đơn vị chưa bám sát để tiếp tục tư vấn cho gia đình
trẻ đưa trẻ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán xác định
còn khó khăn (Thái Nguyên).
Một số tỉnh không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các
hoạt động của Đề án, chưa thực hiện xã hội hóa đối
với các đối tượng ngoài diện quy định được hỗ trợ
theo Thông tư 20.


HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI
Sàng lọc sơ sinh (tiếp)
- Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ mẫu giấy thấm máu khô gót chân
trẻ sơ sinh được lấy làm xét nghiệm SLSS không đạt
tiêu chuẩn ở các tỉnh.
- Việc bảo quản, gửi mẫu máu về các Trung tâm sàng lọc
khu vực còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, khó khăn
trong quản lý, theo dõi (Cơ sở y tế tập trung về cơ quan
DS-KHHGĐ gửi), chậm về thời gian, ảnh hưởng tới chất
lượng mẫu.


Định hướng năm 2015

Mục tiêu Chiến lược DS-SKSS đến năm 2015:
1. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc
trước sinh đạt 15% vào năm 2015.
 2. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30%
vào năm 2015.



Nhiệm vụ trong năm 2015
Trong năm 2015, Trung tâm SLTS -SS thuộc Bệnh viện

Từ Dũ sẽ chuyển giao phụ trách địa bàn kỹ thuật đề án
SLTS-SLSS của 12 tỉnh/TP đồng bằng SCL (Cần Thơ,
Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang.
Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau)
cho Trung tâm SLTS-SS Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.
Trung tâm SLTS-SS thuộc Bệnh viện Từ Dũ sẽ tiếp tục
phụ trách địa bàn kỹ thuật đối với 11 tỉnh/TP (Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí
Minh. Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Long An);
Tiếp tục hỗ trợ chuyên môn để Trung tâm SLTS-SLSS
thuộc Bệnh viện Phụ sản – TP. Cần Thơ triển khai đề án
hiệu quả; Đồng thời tập trung nghiên cứu mở rộng một
số kỹ thuật sàng lọc mới.


Nhiệm vụ trong năm 2015
Khắc phục những yếu kém; đảm bảo tính thống nhất


trong thực hiện các nội dung hoạt động; thống nhất cơ
chế quản lý; tổ chức thực hiện Quy trình sàng lọc,
chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại Quyết định số
573/QĐ-BYT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Phối hợp với các cơ quan liên quan của TW và các tỉnh
thống nhất tháo gỡ những khó khăn trong quá trình
triển khai thực hiện: huy động nguồn lực địa phương
và các nguồn khác; Xây dựng khung giá dịch vụ SLTS,
SS để thuận lợi trong việc thực hiện xã hội hóa dịch
vụ, chỉnh sửa Thông tư 20/2013/TTLT-BYT-BTC ngày
20/02/2013... nhằm đạt mục tiêu Chiến lược đã đề ra.


XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
!



×