Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 - VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 48 trang )

PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÌNH CHU

CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN LỚP 2 - VNEN
Ng­êi­thùc­hiÖn:­Ph¹m­ThÞ­
Xu©n



I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục,
chương trình giáo dục tiểu học đã thực hiện đổi mới
sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các
lớp, các môn học nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng.
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên
phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học, sao
cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của
môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình
thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và
tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm
lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.


I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện tốt chủ đề năm học: Tiếp tục “ Ổn
định - phát triển – hội nhập ” trên cơ sở “Hiện đại - tăng
tốc - bền vững” và “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”.
Ban giám hiệu trường tiểu học Đình Chu đã chỉ đạo toàn
bộ các khối đặc biệt là khối 2 nghiên cứu và thực hiện


chuyên đề: “ Nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp
2 theo mô hình VNEN” để tìm ra những biện pháp tối ưu
nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy - học của môn
học


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong dạy học Toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học
nói riêng thì môn Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng,
khi học Toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh
hoạt huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có
vào tình huống khác nhau. Vì vậy có thể coi việc học Toán
là một trong những biểu hiện năng động nhất của hành
động trí tuệ học sinh, cũng qua việc dạy học Toán giáo viên
giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn
luyện phương pháp và kỹ năng suy luận lôgic, khêu gợi và
tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói
: Dạy- học toán không chỉ dạy cho học sinh cách chiếm lĩnh
tri thức , hình thành kỹ năng, mà còn hình thành và phát
triển ở học sinh khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề.


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Vậy nên, khi giảng dạy giáo viên cần đổi mới phương
pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của
lứa tuổi học sinh, để có những tác động tích cực đến quá
trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Tri giác của trẻ em lứa tuổi
từ 6 – 8 tuổi thường gắn với hoạt động. Về tư duy, thì tư
duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Do vậy người

giáo viên thường xuyên có biện pháp kích thích học sinh
học tập như: khen ngợi, tuyên dương,….tạo hứng thú
cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu tượng, khái
niệm kiến thức đến từ cả năm giác quan: thị giác ( nhìn),
xúc giác (sờ mó), vị giác (nếm), khứu giác (ngửi), thính
giác (nghe) từ đó giúp học sinh tiếp thu tri thức hiểu bài
nhanh, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức bài học.


III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Thuận lợi ( ưu điểm):
- Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1 tức là
SGK, SGV và VBT cùng trong một quyển, điều đó rất tiện
cho GV và HS trong hoạt động dạy và học.
- Kênh hình và kênh chữ rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh tiếp
cận bài học một cách dễ dàng.
- Học tập theo mô hình EN giúp học sinh phát huy tính tự
học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú
trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em
phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự
đánh giá lẫn nhau trong giờ học.


III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm mà chương trình mang
lại, cũng còn rất nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ, đó là:

- Yêu cầu của chương trình là học sinh khi học lên lớp 2 phải biết
đọc và viết thành thạo, thì mới tự học được, nhưng thực tế tỉ lệ

học sinh yếu Tiếng Việt lại khá phổ biến, chưa kể là học sinh học
hòa nhập.
- Học sinh vùng nông thôn giao tiếp còn nhiều hạn chế.
- Không có phân phối chương trình cụ thể nên GV còn lúng túng
khi dạy. Đặc biệt là các môn chưa có SHD học như : Âm nhạc


2. Khó khăn:
- Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học
tích cực một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ
huynh tâm lý hoang mang sợ học sinh không tiếp thu được kiến
thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Kinh phí để thực hiện chương trình chưa kịp thời, đồ dùng dạy
học phục vụ cho chương trình các môn học mới của các công ty
thiết bị giáo dục chưa có mà chủ yếu là do nhà trường, giáo viên
và phụ huynh học sinh tự làm nên còn nhiều hạn chế khi tổ chức
các tiết dạy.
- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học
sinh có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác.


2. Khó khăn:
- Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học
tích cực một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ
huynh tâm lý hoang mang sợ học sinh không tiếp thu được kiến
thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Kinh phí để thực hiện chương trình chưa kịp thời, đồ dùng dạy
học phục vụ cho chương trình các môn học mới của các công ty
thiết bị giáo dục chưa có mà chủ yếu là do nhà trường, giáo viên
và phụ huynh học sinh tự làm nên còn nhiều hạn chế khi tổ chức

các tiết dạy.
- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học
sinh có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác.
- GV ít có thời gian kèm cho đối tượng học sinh yếu.



I.ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 THEO MÔ HÌNH VNEN

1. Một số định hướng chung:
Dạy học môn Toán lớp 2 (Toán 2) theo mô hình “Trường học mới”
(EN) cần bảo đảm các yêu cầu chung sau đây :
1.1. Quán triệt mục tiêu giáo dục ; bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình môn Toán tiểu học hiện hành. Có thể có
những điều chỉnh về nội dung theo hướng cơ bản, tinh giản, thiết
thực.
1.2. Thực hiện với những trường/lớp dạy học 2 buổi/ngày.
1.3. Kế thừa kết quả dạy học đọc, học viết Tiếng Việt đã chuẩn bị
cho HS từ lớp 1.
1.4. Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy
học trên cơ sở tố chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ
động, khả năng tự học của HS.


1. Một số định hướng chung:
1.5. Góp phần đổi mới cách học của HS, cách dạy của GV.
1.6. Thể hiện quan điểm tích hợp các nội dung giáo dục, trong đó
môn Toán hỗ trợ, gắn bó với việc dạy học các môn học khác. Hạn
chế những trùng lặp không cần thiết; giảm mức độ khó của các kiến
thức lí thuyết; tăng khả năng thực hành, vận dụng ; chú ý tích hợp

với hoạt động phát triển ngôn ngữ của HS.
1.7. Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của HS
trong đời sống hằng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời
sống thực tiễn của HS, của cộng đồng.
1.8. GV chủ động, linh hoạt vận dụng chương trình phù hợp với
đặc điểm của HS và điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể của địa
phương, của nhà trường.


I.ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 THEO MÔ HÌNH VNEN

2.Một số đăc điểm cụ thể
2.1. Nội dung chương trình Toán 2 - EN được kết cấu theo các tuần
học, mỗi tuần được phân chia thành các bài học, tổng cộng cả năm
học lớp 2 có 100 bài học (Toán 2 hiện hành có 175 tiết). Mỗi bài học
có thể gồm 1 hoặc 2 tiết học thông thường. Kết cấu như vậy sẽ tạo
điều kiện để HS được giãn thời gian phải tập trung chú ý giải quyết
các vấn đề lí thuyết, góp phần giảm nhẹ sự "căng thẳng trí tuệ"
trong học toán của trẻ, đồng thời giúp tăng cường hoạt động thực
hành và các hoạt động thư giãn và tạo đủ thời gian cần thiết để HS
hoàn thiện một đơn vị kiến thức, kĩ năng cụ thể.
Ví dụ : 4 tiết học trong chương tình Toán 2 hiện hành : 9 +
5 ; 29 + 5 ; 49 + 25 ; Luyện tập ; nay được bố trí thành 2 bài học
trong Toán 2 - EN : "9 cộng với một số" và "Cộng có nhớ dạng 29 +
5 ; 49 + 25".


2.Một số đăc điểm cụ thể
2.2. Quán triệt tinh thần dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt
động học tập của HS nên trong mỗi bài học, từng đơn vị kiến

thức, từng kĩ năng cơ bản tối thiểu được lấy làm nền tảng để
xác định các hoạt động học tập tương thích của HS. Các hoạt
động được tổ chức phù hợp với trình độ nhận thức, khả
năng tâm sinh lí của HS.
Ngoài ra, tài liệu còn có các gợi ý về tổ chức các trò chơi học
tập nhằm tạo hứng thú khai thác trải nghiệm, giúp HS thấy
được niềm vui trong học tập đồng thời phát triển khả năng
suy nghĩ, trí tưởng tượng.


2.Một số đăc điểm cụ thể
2.3. Tiến trình của mỗi bài học gồm 3 phần :
Phần Hoạt động cơ bản giúp HS học qua trải nghiệm, học qua việc làm
thực tế, học qua tìm tòi, khám phá, phát hiện với sự giúp đỡ thích hợp
của GV.
Phần Hoạt động thực hành thể hiện các hoạt động thực hành của HS
nhằm củng cố, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học. Phần
này thường có từ 2 đến 4 bài tập, có thể kết hợp cả yêu cầu lí thuyết và
thực hành.
Phần Hoạt động ứng dụng khuyến khích HS bước đầu biết vận dụng kiến
thức vào thực tế cuộc sống. Nhấn mạnh sự quan tâm hỗ trợ HS học tập
từ gia đình và cộng đồng. Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua
các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng làng bản, thôn
xóm).
Dạng bài học Luyện tập hoặc Luyện tập chung giúp HS luyện tập, củng cố,
vận dụng các kĩ năng thực hành giải quyết vấn đề. Với các dạng bài này
chỉ kết cấu thành 2 phần : Phần thực hành và phần ứng dụng.


2.Một số đăc điểm cụ thể

2.4. Tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ:
Tài liệu Hướng dẫn học môn Toán lớp 2 chú trọng thiết kế
các hoạt động tăng cường cho HS thực hành nói thông qua việc
phát biểu kết quả bài tập hay kết quả thực hành. Trong tài liệu có
các tranh minh hoạ dạng “bóng nói” để chỉ rõ yêu cầu phát biểu
kiến thức mới, phát biểu bài toán thành lời hoặc thể hiện suy nghĩ
“thầm trong óc” của HS khi thực hiện bài tập hay khi tham gia trò
chơi học vui. Hoạt động phát triển ngôn ngữ thể hiện ở các lệnh
yêu cầu HS “đọc thầm” “đọc to” “đọc kĩ nội dung sau” “đố bạn”
hoặc “phát biểu với thầy/cô giáo”.
Mỗi hoạt động đều có một hình vẽ (lô gô) để HS dễ dàng nhận ra
yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động (cá nhân, theo cặp,
nhóm nhỏ hoặc toàn lớp).


2.Một số đăc điểm cụ thể
Có hướng dẫn của GV

Làm việc nhóm

Có HD của người lớn

Làm việc CN

Làm việc theo cặp


II. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỒN
TOÁN LỚP 2 THEO MỒ HÌNH VNEN
1. Kế hoạch dạy học Toán lớp 2 EN

Thời lượng tối thiểu để dạy học Toán 2 EN bảo đảm đúng
như quy định của chương trình Toán 2 hiện hành (bố trí theo tiết
học thông thường), thể hiện cụ thể trong bảng sau :

Số­tiết/­tuần

Số­tuần

Số­tiết/­năm

5

35

5 X 35 = 175

HỌC KÌ I (Tuần 1 - 18)
Từ bài 1 đến bài 51

HỌC KÌ II (Tuần 19 - 35)
Từ bài 52 đến bài 100


1. Kế hoạch dạy học Toán lớp 2 EN
Tuy nhiên, do Toán 2 EN được kết cấu theo bài học, mỗi bài
học có thể gồm 1 hoặc 2 tiết học thông thường (trong đó mỗi tiết
học kéo dài từ 35 đến 40 phút), nên tuỳ theo điều kiện cụ thể của
lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động học tập cho HS trong từng
bài học một cách linh hoạt. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, với
những bài học liên quan đến tìm tòi kiến thức mới, phần hoạt động

cơ bản thường kết thúc sau tiết học đầu tiên (35 - 45 phút) và chỉ
dấu kết thúc là hình vẽ biếu thị việc HS báo cáo với thầy, cô giáo
kết quả có được dưới đây :
Báo cáo với thầy / cô giáo kết quả những việc các em đã làm.


2. Nội dung dạy học môn Toán lóp 2 EN
2.1. Nội dung chủ yếu của chương trình môn Toán lớp 2 EN là:

a. Số và phép tính
Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100;
Phép nhân, phép chia ; Bảng nhân 2, 3, 4, 5 ; Bảng chia 2, 3,
4, 5;
Tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng
phép tính ; Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, giữa
phép cộng và phép nhân, phép nhân và phép chia;
- Các số đến 1000;
- Phép cộng và phép trừ (không nhớ) các số trong
phạm vi 1000;
Các phần bằng nhau của đơn vị dạng 1/2 ;1/3; 1/4; 1/5


2. Nội dung dạy học môn Toán lóp 2 EN
2.1. Nội dung chủ yếu của chương trình môn Toán lớp 2 EN là:
b. Đại lượng và đo đại lượng
Các đơn vị đo độ dài : đề-xi-mét (dm), mét (m), ki-lô-mét (km), mili-mét (mm) ; giờ và phút, ngày và tháng ; ki-lô-gam (kg), lít (l).
c. Các yếu tố hình học
- Nhận biết một số hình hình học (hình chữ nhật, hình tứ giác,
đường thẳng, đường gấp khúc)
- Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi của hình tam giác,

hình tứ giác.
d. Giải toán có lời văn
Một số dạng bài toán có lời văn chủ yếu giải bằng một phép tính
cộng, trừ, nhân hoặc chia.


2.2. Một số điều chỉnh nội dung môn Toán lóp 2 EN so với nội
dung môn Toán lớp 2 theo chương trình hiện hành :
STT

Tên bài học/chủ đề

1
Các phép tính cộng, trừ (có nhớ)
trong phạm vi 20
2
Đại lượng và đo đại lượng
3
4

Đường thẳng
Các phép tính nhân, chia và các
bảng tính nhân, chia trong phạm vi
5

5
Các số trong phạm vi 1000

Hướng dẫn học Toán 2 EN
-Chú ý hơn đến việc HS tự tìm kiếm các công thức tính mà không

chỉ đơn thuần học thuộc lòng các bảng tính.
-Chú ý cân đối cả yêu cầu tính nhẩm và yêu cầu sử dụng kĩ thuật
tính theo “cột dọc”.
-Chú ý hình thành biểu tượng các đại lượng.
-Tăng cường yêu cầu thực hành cân, đo, đong, đếm.
-Thực hành giải quyết vấn đề gắn với đời sống thực tế của HS.
- Xây dựng biểu tượng về đường thẳng thông qua việc nhận dạng
đường thẳng như một hình hình học đơn giản.
-Làm rõ quy trình hình thành khái niệm các phép tính nhân, chia.
-Nhận biết quan hệ nhân chia thông qua các ví dụ cụ thể.
-Chỉ chú trọng giới thiệu cách hình thành các số, không quá nhấn
mạnh việc hình thành từng số trong từng phân đoạn.
-Việc so sánh và sắp thứ tự các số giới thiệu xen kẽ trong từng phân
đoạn hình thành số.


III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 THEO MÔ HÌNH EN

1. Năm bước giảng dạy theo mô hình EN
1.1. Có nhiều kiểu cấu trúc một bài học, trong đó thường dùng nhất là
kiểu cấu trúc gồm ba bước : Nghe giảng lí thuyết - Theo dõi bài tập mẫu
- Luyện tập. Tuy nhiên, nếu GV sử dụng không họp lí sẽ dẫn đến lối dạy
học mang tính áp đặt, bình quân, đồng loạt.
Để góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của HS, người ta
thường khuyến khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt
động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, gồm 5 bước chủ
yếu :
Gợi động cơ, tạo hứng thú —> Trải nghiệm —> Phân tích, khám
phá, rút ra bài học —> Thực hành —> Vận dụng (kiểu quy trình 5
bước).



1. Năm bước giảng dạy theo mô hình EN
a. Trải nghiệm : Để nhận thức được về một đối tượng, một sự việc
hay một vấn đề nào đó, người học phải dựa trên vốn kiến thức,
vốn kinh nghiệm đã có từ trước. Nếu HS không có vốn kiến thức
cần thiết (có liên quan đến kiến thức mới), hoặc không có những
trải nghiệm nhất định thì không thể hình thành được kiến thức
mới. Hơn nữa, trong dạy học môn Toán, kiến thức hình thành
trước thường là cơ sở để hình thành, phát triển những kiến thức
tiếp theo.
Do đó, trong dạy học, người GV cần phải tìm hiểu vốn kinh nghiệm
và những hiểu biết sẵn có của HS trước khi học một kiến thức mới
và tổ chức cho HS trải nghiệm. Sự định hướng và tổ chức các hoạt
động của GV là quan trọng, nhưng vốn kiến thức của HS, những
trải nghiệm của HS vẫn là yếu tố quyết định trong việc hình thành
kiến thức mới.


×