Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học - Môn Sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.96 KB, 11 trang )

1. CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC.
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, HỨNGTHÚ
CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP QUA VIỆC
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
Nguyễn Thị Thu Cúc
Bùi Thị Thu Vân
Võ Thị Như Thuỷ
Tổ Sử-GDCD -Trường THCS Lê Ngọc Hân
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết học sinh (HS) chưa có quan
niệm đúng về BÀI TẬP LỊCH SỬ (BTLS), cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc sự kiện,
hoặc một trong những trở ngại lớn của HS trung học cơ sở khi học lịch sử , đặc biệt là lịch
sử thế giới, là không nhớ được sự kiện, dễ nhầm lẫn năm, tháng, địa điểm, con người …
Thực ra BTLS có vai trò quan trọng đối với việc học tập của HS. Nó không chỉ có
tác dụng giúp HS nắm vững, hiểu sâu và hoàn thiện những kiến thức cơ bản của bài mà
còn nâng cao hiểu biết của các em, rèn luyện những kĩ năng cần thiết như vẽ bản đồ , sơ đồ
, đồ thị , lập các bảng niên biểu lịch sử giải quyết tốt những vấn đề lịch sử đặt ra. Mặt
khác, BTLS còn phát huy tính độc lập, rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khiêu gợi
hứng thú học tập của HS .
Vấn đề đặt ra ở đây là hướng dẫn HS làm BTLS như thế nào để nâng cao được
trình độ tư duy lịch sử, nắm vững kiến thức và phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú
của HS trong học tập?
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
* Mục tiêu.
BTLS không phải chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa, lại càng không phải là
những lời dăn dò chung chung của GV vào cuối giờ học. Vì BTLS có nội dung rộng hơn
câu hỏi kiểm tra, đòi hỏi thời gian, công sức và trí tuệ của HS nhiều hơn và tác dụng kết
quả của nó cũng cao hơn .
BTLS được xây dựng trên cơ sở một sự kiện quan trọng, một số bài học hay cả
khoá trình. Nó vừa phù hợp với năng lực nhận thức của HS lại vừa có yêu cầu cao đối với
các em, nhằm củng cố vững chắc bài học, tiếp tục hoàn thiện kiến thức giáo dục, tính


chuyên cần trong học tập, đặc biệt là phát huy năng lực nhận thức của HS.
* Tài liệu và phương tiện dạy học.
1/. Lịch sử 7 sách giáo viên / Bộ Giáo dục và Đào tạo [Phan Ngọc Liên (Tổng chủ
biên), Nguyễn Cảnh Minh (Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn văn Đằng, Nguyễn Phan
Quang, Nghiêm Đình Vỹ], Nhà xuất bản GD-2003.
2/.Thiết kế bài giảng Lịch sử 7 [Nguyễn thị Phượng (Chủ biên ) - Nguyễn Thị
Thạch - Nguyễn Thị Khôi Trang - Nguyễn Bạch Trâm], Nhà xuất bản Hà Nội-2003.
3/. Vở Bài tập Lịch sử 7 [Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) - Bùi Tuyết Hương -
Nguyễn Hồng Liên - Nghiêm Đình Vỹ], Nhà xuất bản GD-2003.
4/.Hướng dẫn học và ôn tập Lịch sử 7 (Trương Hữu Quýnh), Nhà xuất bản GD-
2005.
1
5/. Tư liệu Lịch sử 7 [Nghiêm Đình Vỹ (Chủ biên) - Bùi Tuyết Hương - Nguyễn
Hồng Liên], Nhà xuất bản GD-2003.
6/. Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử / Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng), Nhà xuất bản GD-1998.
7/. Hướng dẫn học và ôn tập lịch sử THCS / Trương Hữu Quýnh, Nhà xuất bản
GD-1999.
8 /. Lịch sử 8 sách giáo viên / Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phan Ngọc Liên - Nguyễn
Hữu Chí - Nguyễn Ngọc Cơ - Nguyễn Anh Dũng - Trịnh Đình Tùng - Trần Thị Vinh), Nhà
xuất bản GD-2004.
9/. Câu hỏi trắc nghiệm và nâng cao Lịch sử 8 / Đoàn Thịnh - Phạm văn Hà -
Nguyễn Thanh Lường, Nhà xuất bản GD-2004.
10/. Bài tập Lịch sử 8 / Lê Xuân Sáu, Nhà xuất bản GD-2004.
11/. Lịch sử 9 sách giáo viên / Bộ Giáo dục và Đào tạo [Phan Ngọc Liên (Tổng chủ
biên)- Trần Bá Đệ (Chủ biên) - Vũ Ngọc Anh - Nguyễn Thị Côi – Nguyễn Quốc Hùng],
Nhà xuất bản GD-2005.
12/. Tập Bản đồ - Tranh ảnh - Bài tập lịch sử 9 (Trần Bá Đệ - Nguyễn Quốc Hùng -
Nguyễn Nam Phóng - Nguyễn Xuân Trường ), Nhà xuất bản GD-2005.
13/ Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì (2004-2007)-

Môn Lịch sử (Quyển 2) / Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Trung học, Nhà xuất bản
GD-2007.
14/ Hướng dẫn giảng dạy bộ môn Lịch sử / Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang .
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
* Chuẩn bị.
1/. Đối với Học sinh.
- Tất cả đều phải có sách giáo khoa .
- Ở nhà HS phải xem trước toàn bài sẽ học và thử trả lời một số câu hỏi mang tính
khái quát do giáo viên (GV) đặt ra cho nhóm thảo luận hoặc dựa vào hệ thống câu hỏi có
sẵn ở cuối mỗi phần để HS tập trả lời câu hỏi .(HS có thể ghi phần trả lời của mình vào
quyển tập nháp (nếu có) hoặc sử dụng viết chì đánh dấu vào SGK).
- Các tổ trưởng, tổ phó chấm điểm cộng cho bạn theo mẫu GV đã hướng dẫn đầu
năm.
2/. Đối với Giáo viên.
BTLS có nhiều loại khác nhau, thể hiện tính đa dạng phong phú như chính bản
thân lịch sử, đối tượng tiếp thu là HS lớp đại trà nên có đủ trình độ HS giỏi, khá, trung
bình, yếu, kém ( HS trường Lê Ngọc Hân được tuyển theo địa bàn phổ cập ).
Nếu muốn việc hướng dẫn làm BTLS cho HS có hiệu quả, GV phải chuẩn bị chu
đáo các việc sau:
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc sư phạm như: giải quyết các yêu cầu cụ thể của
bài học mà việc phát huy tính tích cực ở HS là chính. Trong lúc làm bài tập, HS biết tự
kiểm tra và đánh giá. Phải bám sát nội dung chương trình SGK phù hợp với trình độ, yêu
cầu học tập của HS. Tiến hành một cách phong phú đa dạng trong phần học trên lớp, khi
trình bày mới, củng cố, ôn tập và kiểm tra …chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ của HS một
cách thông minh, sáng tạo, kết hợp học với hành …thì người GV phải lựa chọn BTLS phù
hợp cho từng đối tượng HS để tạo hứng thú cho HS yếu, kém. Bên cạnh đó, ngay từ đầu
năm, để tạo không khí thi đua sôi nổi phù hợp với tâm lý HS trung học cơ sở, chúng tôi đã
hướng dẫn các tổ trưởng cách ghi điểm cộng cho các bạn mỗi khi trả lời đúng câu hỏi cô ra
hoặc cho điểm trừ nếu bạn vi phạm vào những nội qui học Sử đã qui định (không làm bài
tập ở nhà, không mang đủ dụng cụ học tập, gây ồn trong giờ học). Mười điểm cộng nhỏ

này sẽ được cộng thêm một điểm vào cột điểm hệ số một ( tức kiểm tra miệng hoặc 15
2
phút). Nếu HS nào phát biểu tốt trong các tiết học, thực hiện tốt nội quy sẽ đạt điểm cao ở
cuối học kỳ và ngược lại có tích cực phát biểu nhưng cũng quá gây ồn trong giờ học, kết
quả không còn điểm cộng nào. Nhìn chung, hầu hết HS chúng tôi dạy đều thích điểm cộng
này .
* Thực nghiệm sư phạm.
BTLS có nhiều loại khác nhau như Câu hỏi trắc nghiệm (kiểm tra việc nắm kiến
thức). Bài tập nhận thức, Bài tập về thực hành bộ môn (vẽ bản đồ, các loại đồ dùng trực
quan quy ước, lập hồ sơ tư liệu cho học tập…), vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
Trong phần này, chúng tôi trình bày một số dạng BTLS chủ yếu mà chúng tôi đã
thực nghiệm ở bộ môn Lịch sử lớp 7,8,9.
1. BÀI TẬP VỀ LẬP NIÊN BIỂU.
Chúng tôi cho các em làm bài tập niên biểu này để khắc phục tình trạng HS không
nhớ được sự kiện, dễ nhằm lẫn năm, tháng, địa điểm, con người…(như đã nêu trên). Và để
tạo sự hứng thú, thi đua sôi nổi trong thực hành Lịch sử, chúng tôi gọi bài tập về lập niên
biểu là trò chơi “Ai nhanh hơn” (gần giống như đố vui ôn tập). Loại bài này giúp HS hệ
thống hoá, nêu những sự kiện quan trọng, một biến cố hay một quá trình cách mạng theo
trình tự thời gian, so sánh các sự kiện để rút ra bản chất, sự khác biệt giữa chúng. Tuỳ theo
nội dung cụ thể từng bài hay từng phần đã học, chúng tôi yêu cầu HS lập niên biểu tổng
hợp hay niên biểu chuyên đề .
a. Thông thường niên biểu tổng hợp có tác dụng lớn trong các bài ôn tập, tổng
kết để hệ thống hoá kiến thức.
Ví dụ:
- Ở môn Lịch sử lớp 8, sau khi dạy xong bài 21, chúng tôi hướng dẫn HS “Lập
niên biểu về những sự kiện chính của chiến tranh thế giới lần thứ II (1939- 1945)”,
hoặc môn Lịch sử lớp 9, sau khi dạy xong bài 4, chúng tôi hướng dẫn HS “Lập niên biểu
các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc từ năm 1946 đến nay”. Trước hết, chúng tôi
hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc của niên biểu: Các vấn đề cần trình bày, bao nhiêu cột,
sắp xếp vị trí các cột thế nào cho hợp lý. Nội dung niên biểu này có 2 phần chính: niên đại

(năm, tháng xảy ra sự kiện), các sự kiện chính được sắp xếp thành 2 cột theo thứ tự nêu
trên. Tiếp đó, chúng tôi hướng dẫn HS lần lượt hoàn thành nội dung các cột của niên biểu.
Những HS nào trả lời đúng niên đại khớp với sự kiện lịch sử, hoặc ngược lại, chúng tôi
cho niên đại, HS tìm sự kiện, nếu chúng tôi nói “chính xác”, tổ trưởng của HS đó sẽ ghi
cho bạn một điểm cộng vào sổ theo dõi, còn bản thân HS trả lời đúng sẽ lên bảng điền
phần trả lời của mình vào bảng niên biểu chung cho khớp với sự kiện lịch sử. Các HS còn
lại sẽ ghi ý đó vào tập của mình. Các em rất hào hứng khi tham gia thực hành, mạnh dạn
xung phong, kể cả HS yếu, kém (vì chúng tôi qui định trong học tập, HS trả lời sai sẽ
không bị trừ điểm trừ, để động viên HS trung bình, yếu, kém mạnh dạn phát biểu). Chúng
tôi lưu ý HS: sự kiện được chọn phải tiêu biểu, đánh dấu những mốc quan trọng và sắp xếp
theo trình tự thời gian, khi lập niên biểu phải ghi các sự kiện rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
và làm nổi bật nội dung của nó cũng như mối quan hệ giữa các sự kiện.
- Trong chương trình lịch sử lớp 7 có 2 phần : lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
Khi GV dạy bài 7 “Những nét chung về xã hội phong kiến “, bài học này có tính khái
quát cao khi HS đã học các bài cụ thể về chế độ phong kiến ở Châu Âu, Trung Quốc và
Đông Nam Á . Đây là bài học khó đối với HS lớp 7, vì trong bài này không chỉ có nhiều sự
kiện mà còn có nhiều khái niệm, thuật ngữ. Hơn thế nữa, xã hội phong kiến phương Đông
và Tây không giống nhau về thời gian hình thành và phát triển. Như vậy, để giúp HS lĩnh
hội kiến thức dễ dàng, dễ nhận biết, dễ phân biệt và khắc sâu kiến thức thì việc hướng dẫn
HS lập niên biểu so sánh sẽ không chỉ giúp HS giỏi, HS khá, HS trung bình, mà cả HS yếu,
kém cũng nắm được kiến thức lịch sử.
3
+ Trước hết, để các em làm bài tập tốt, trong tiết học trước, trong phần chuẩn bị bài
mới, GV hướng dẫn 5 nhóm HS tìm hiểu 5 vấn đề về xã hội phong kiến phương Đông và
phương Tây như sau:
• Nhóm 1: Thời kì hình thành?
• Nhóm 2: Thời kì phát triển?
• Nhóm 3: Thời kì khủng hoảng và suy vong?
• Nhóm 4: Cơ sở kinh tế ?
• Nhóm 5: Các giai cấp cơ bản ?

+ Đến khi học bài 7, sau khi các nhóm thi đua trình bài phần tìm hiểu của nhóm mình,
các nhóm khác nhận xét, GV kết luận và cho điểm cộng các nhóm, thì tập thể lớp đã có
một bảng tổng hợp So sánh xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây ngắn gọn,
tương đối dễ tiếp thu như sau:
CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ XHPK PHƯƠNG ĐÔNG XHPK PHƯƠNG TÂY
Thời kì hình thành Từ thế kỉ IV TCN đến
khoảng thế kỉ X
Từ thế kỉ V đến thế X
Thời kì phát triển Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ
XV
Từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ
XV
Thời kì khủng hoảng và suy
vong
Từ thế kỉ XVI đến giữa thế
kỉ XIX
Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong
công xã nông thôn
Nông nghiệp đóng kín trong
lãnh địa
Các giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân lĩnh
canh
Lãnh chúa và nông nô
Để tránh cảm giác mệt mỏi, nhàm chán trong HS nếu cứ cho hoài một kiểu bài tập,
chúng tôi đã sưu tầm và khai thác tốt các dạng bài tập:
Khi thì hướng dẫn HS làm Bài tập nối cột.
Ví dụ:
+ “Hãy kết nối các thông tin có quan hệ với nhau dưới đây cho phù hợp”
(Bài 17/Lịch sử 8)

1. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ I
và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga
a. Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ
trương phát xít hoá chế độ thống trị .
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước
tư bản (1929-1933)
b. Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản ở
Mát-xcơ-va (2/3/1919).
3. Lênin và Đảng Bôn-xê-vích Nga. c. Cao trào Cách mạng (1918-1923)
thành lập Đảng cộng sản ở nhiều nước
Châu Âu, Châu Á .
+ “Kết nối các thông tin có quan hệ với nhau dưới đây cho phù hợp”(Bài 19/
Lịch sử 7):
1. Đạo thứ nhất a. Tiến thẳng ra Đông Quan
2. Đạo thứ hai b. Tiến quân giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện
binh từ Vân Nam sang .
3. Đạo thứ ba c. Giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng , ngăn chặn viện
binh từ Quảng Tây sang .
+ “Nối sự kiện với thời gian cho đúng “(Bài 22/Lịch sử 9):
4
1. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương
A. Ngày 19 tháng 5 năm 1941
2. Thành lập Mặt trận Việt Minh B. Tháng 5 năm 1944
3. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân
C. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm
1941
4. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm

sửa vũ khí đuổi thù chung”
D. Ngày 22 tháng 12 năm 1944
Hoặc bài tập bằng cách đánh dấu “X”:
Ví dụ:
+ “Đánh dấu “X” vào ô trống đầu câu trả lời đúng về nguyên nhân Đinh Bộ
Lĩnh
dẹp được loạn 12 sứ quân”(Bài 8/Lịch sử 7):
□ Đinh Bộ Lĩnh là người có tài chỉ huy.
□ Do yêu cầu của đất nước.
□ Đinh Bộ Lĩnh có đông quân, được trang bị vũ khí đầy đủ.
□ Có nhiều ngưi ủng hộ và giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh.
+ “Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Chiến tranh Thế giới thứ I phản ánh nội
dung nào sau đây?.Hãy đánh dấu “X” vào ô trống đầu câu em chọn”
(Bài 30/Lịch sử 8):
□ Ách đô hộ của thực dân Pháp quá tàn ác đối với nhân dân ta.
□ Các tầng lớp nhân dân căm thù thực dân Pháp, thiết tha độc lập dân tộc.
□ Đất nước đang cần có một tổ chức ở trình độ cao hơn để lãnh đạo phong trào
đấu tranh .
□ Tất cả các điều trên .
+ “ Đánh dấu “X” vào câu trả lời đúng về các sự kiện có ảnh hưởng đến cách
mạngViệt nam sau Chiến tranh Thế giới thứ I” (Bài 15/Lịch sử 9)
□ Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
□ Hội nghị Véc-xai(1919).
□ Quốc tế cộng sản thành lập (1919).
□ Tất cả đều đúng .
Hay bài tập xác định tên tác giả của các câu văn, câu thơ:
Ví du:
+ “Hãy xác định tên tác giả của các câu văn, câu thơ sau đây”(Bài 24/Lịch sử 8):
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Tácgiả: ...................................................

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Tác giả:.................................................
+ Đọc hai câu thơ sau: (Bài 18/Lịch sư 7):
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Hai câu thơ trên nói về tội ác của quân xâm lược nào ?........................
Tác giả ………………….......................
+ Đoc đoạn trích sau: (Bài 25/Lịch sử 9):
“…Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thì thắng
lợi nhất định về dân tộc ta !”
Đây là Lời kêu gọi ……………………chống .....................
Tác giả:.....................................................
b./ Bài tập hơi nâng cao là lập các niên biểu chuyên đề:
5

×