Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NGHIÊN cứu xây DỰNG QUY TRÌNH kỹ THUẬT SAU IN VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.82 KB, 4 trang )

HOẠT ĐỘNG KH-CN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT SAU IN VITRO
CHO CÂY HOA ĐỒNG TIỀN Ở NGHỆ AN

Võ Thị Dung(1), Phùng Văn Hào(2), Đỗ Ngọc Đài(1)
(1)
Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
(2)
Khoa Sinh, Đại học Vinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công đoạn sau in vitro có tầm quan trọng
quyết định thành công của quy trình nhân
giống bằng công nghệ nuôi cấy mô, tế bào.
Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt trên đối
tượng cây hoa đồng tiền. Cây hoa đồng tiền
in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên kém,
cây con rất dễ nhiễm bệnh, điều kiện ra cây có
nhiều yêu cầu khắt khe, nhất là ở miền Trung
Việt Nam. Việc nghiên cứu quy trình nhân
giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào
của cây hoa đồng tiền ở miền Trung và miền
Bắc đang được đẩy mạnh. Vì vậy, nghiên cứu
xây dựng quy trình nhân giống và công bố cụ
thể về công nghệ sau in vitro cho cây giống
hoa đồng tiền đang mở ra hướng nghiên cứu
mới cho các nhà khoa học.
Để xây dựng được quy trình kỹ thuật sau in
vitro cho cây hoa đồng tiền, có rất nhiều vấn
đề cần được giải quyết như: chế độ chăm sóc,


SỐ 8/2016

giá thể trồng, chế độ dinh dưỡng, chế độ tưới nước, thời
vụ ra cây. Bài viết này giới thiệu kết quả bước đầu tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật
sau in vitro cho cây hoa đồng tiền”.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Vật liệu chính sử dụng trong toàn bộ thí nghiệm:
Giống hoa đồng tiền thảo nguyên nhiệt đới (F125) có
nguồn gốc từ Hà Lan. Cánh hoa màu đỏ tươi, gồm 3 lớp,
nhị màu đen, bao quanh nhị là lớp nhụy màu trắng.
Đường kính hoa từ 11-12cm, lá ngắn, cây sinh trưởng
và phát triển khỏe, sai hoa, rất được người tiêu dùng ưa
chuộng.
- Các thí nghiệm được tiến hành tại vườn thực nghiệm
Khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh.
+ Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, mỗi công
thức theo dõi 30 cá thể.
+ Thí nghiệm được quan sát, theo dõi thường xuyên
10 ngày/lần.
+ Số liệu được xử lý thống kê sinh học theo chương
trình IRRISTAT.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[1]


HOẠT ĐỘNG KH-CN

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Giai đoạn huấn luyện cây thích nghi với môi
trường bên ngoài
1.1. Ảnh hưởng của khối lượng cây in vitro khi ra cây
đến sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn bồn mạ

Kết quả theo dõi khối lượng cây in
vitro trước khi ra vườn ươm là chỉ tiêu
rất quan trọng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
cũng như sinh trưởng và phát triển của
cây con.

Bảng 1. Ảnh hưởng của khối lượng cây in vitro trước khi đưa ra vườn ươm
Sau 10 ngày ra cây

Sau 20 ngày ra cây

Sau 30 ngày ra cây

CTTD
Tăng
Tăng
Tăng
Tăng số
Tăng số
Tăng số
khối
Tỷ lệ
chiều
Tỷ lệ

chiều
Tỷ lệ
chiều



lượng chết (%) cao cây
chết (%) cao cây
chết (%) cao cây
(lá/cây)
(lá/cây)
(lá/cây)
(cm)
(cm)
(cm)
1,5g

1,5-2g
³2g

14

2,52

9,72

3,68

5,80


3,83

0,43

0,64

0,82

25,16

14,63
8,63

Kết quả trên bảng 1 cho thấy, những cây có
khối lượng <2g có tỷ lệ chết rất cao (14,6325,16%), tốc độ tăng trưởng về chiều cao, số lá
rất chậm. Những cây có khối lượng ≥2g thì sinh
trưởng và phát triển rất mạnh. Khối lượng cây in
vitro càng cao thì khả năng sinh trưởng của cây

3,62

4,24

4,56

0,54

0

0,76


0

1,08

4,34

1,70

6,12

2,23

5,53

0

1,87

con đem ra huấn luyện thích nghi càng khỏe. Vì
vậy, để đảm bảo cho cây thích nghi sinh trưởng
phát triển tốt ngoài vườn ươm thì cây giống in
vitro phải đạt được khối lượng ≥2g.
1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và
phát triển của cây hoa đồng tiền

Bảng 2. Ảnh hưởng của các nền giá thể
đến sinh trưởng, phát triển của cây sau 4 tuần theo dõi

Chỉ tiêu theo dõi


Công thức

Đất đỏ bazan xay nhỏ
Trấu hun còn nguyên
Cát sông hạt nhỏ

Tỷ lệ chết
(%)
9,24

5,24
12

Độ tăng Độ tăng Độ tăng
Độ tăng
Độ tăng
chiều cao số lá đường kính
chiều dài
số rễ (rễ)
cây (cm) (lá/cây) thân (cm)
rễ (cm)
4,16

1,23

4,04

1,42


5,56

Ở giai đoạn huấn luyện thích nghi, cây hoa đồng
tiền in vitro tỏ ra thích hợp với nhiều loại giá thể
khác nhau như: cát sông, trấu hun, đất đỏ bazan xay
nhỏ. Tuy nhiên, trong các nền giá thể thử nghiệm
thì giá thể trấu hun tỏ ra thích hợp nhất đối với cây
hoa đồng tiền in vitro: tỷ lệ sống của cây in vitro
đạt 94,76%; sau khi cây được 20 ngày tuổi, sự sinh
trưởng phát triển của cây con vượt trội hơn hẳn.
1.3. Ảnh hưởng của thời vụ ra cây đến tỷ lệ
sống của cây hoa đồng tiền khi đưa ra huấn
luyện thích nghi
Nghiên cứu đưa cây hoa đồng tiền ra huấn
luyện thích nghi ở vườn ươm (sau 1 tháng theo
SỐ 8/2016

2,16

0,46

0,82

0,34

2,34

3,12

2,67


3,25

2,05

3,78

dõi) được thực hiện trong các thời vụ: đông, xuân,
hè, thu. Kết quả cho thấy: yếu tố nhiệt độ có ảnh
hưởng quyết định đến sự sống của cây hoa đồng
tiền ngoài vườn ươm. Cây hoa đồng tiền nuôi cấy
mô có thể chịu được nhiệt độ trung bình 18-250C,
khi nhiệt độ >300C thì hoàn toàn không thích hợp
cho việc đưa cây ra ngoài vườn ươm. Cây hoa
đồng tiền khi đưa ra huấn luyện thích nghi vào vụ
hè nơi có gió Lào và nhiệt độ cao như Nghệ An thì
tỷ lệ chết lên tới 84,6%.
1.4. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự
sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền giai
đoạn huấn luyện thích nghi
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[2]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
Bảng 3. Ảnh hưởng của một số loại dinh dưỡng
đến sinh trưởng, phát triển của cây sau 4 tuần theo dõi

Sau 2 tuần

Chỉ tiêu theo dõi

Độ tăng Độ tăng Độ tăng Độ tăng
chiều cao số lá chiều cao số lá
cây (cm) (cm) cây (cm) (cm)

Công thức

Đối chứng (phun nước)

Growmore 30:10:10(1g/lít)
A:1/250ml nước
A:1/500ml nước

A:1/1000ml nước
B:1/250ml nước
B:1/500ml nước

B:1/1000ml nước

A+B:1/250ml nước

A+B:1/500ml nước

A+B:1/1000ml nước

Sau 4 tuần


0,87

0,83

1,78

1,13

3,36

1,23

5,12

2,61

2,84
2,42

2,96
3,16
2,08
1,24

3,84

3,63

3,48


1,42
1,13

1,18
1,46
1.41
1,86

1,83

1,48

1,85

4,16
5,21
4,84
3,94
3,72
3,36

5,63

5,27

4,92

2,84
2,73
2,56

2,76
2,48
2,14

3,67

3,46

3,17

Kết quả ở bảng 3 cho thấy, so với đối chứng (phun nước
lã), ở các công thức tưới phân, tốc độ tăng trưởng của cây cao
gấp 2-5 lần. Như vậy phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho
cây con sau khi ra cây 3-4 ngày tuổi. Loại phân bón Hà Lan

ở dạng dung dịch (A+B) pha theo
tỷ lệ 1:1 với nồng độ 1/250ml nước
có hiệu quả cao hơn so với các
phân bón thông thường được sử
dụng bón cho cây hoa tồng tiền
(Growmore).
2. Giai đoạn trồng ra ruộng sản
xuất (sau khi cây con đã được huấn
luyện thích nghi)
Cây in vitro sau khi huấn luyện
thích nghi được 1 tháng thì cây con
có bộ rễ và thân lá đã phát triển
mạnh, thích nghi với môi trường tự
nhiên, có thể đem cây ra trồng ở
ruộng sản xuất. Các nghiên cứu về

đất đai và dinh dưỡng cho cây hoa
đồng tiền ở giai đoạn này được tiến
hành tại Nghệ An.
2.1. Ảnh hưởng của các nền đất
trồng khác nhau đến sinh trưởng và
phát triển ra hoa của cây hoa đồng
tiền khi trồng trên ruộng sản xuất
Ở giai đoạn này, chúng tôi tiến
hành thay đổi hoàn toàn nền giá thể
trồng so với giai đoạn huấn luyện
thích nghi. Nền giá thể được sử dụng
để trồng có bổ sung thêm phân hữu
cơ: phân chuồng 3kg + mùn trấu
0,5kg + NPK 0,03kg/m2.

Bảng 4. Ảnh hưởng của các nền đất trồng
đến sinh trưởng, phát triển của cây sau 16 tuần theo dõi

Loại giá thể

Số mẫu

Đất đỏ bazan

100

Đất pha cát
Đất thịt

100


100

Số nhánh Số lá
TB/cây TB/cây
2,4

13,2

2,8

13,6

3,6

20,4

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy, các nền
đất trồng khác nhau có thể ảnh hưởng rõ rệt đến sự
sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền. Cụ
thể ở công thức đất đỏ bazan, đây là loại đất được
lấy từ huyện Nghĩa Đàn nhiều mùn, độ xốp cao,
thoát nước tốt cho nên sự sinh trưởng, phát triển,
cũng như chất lượng hoa của cây là tốt nhất. Trong
khi đó, ở công thức đất pha cát và công thức đất thịt
lại cho kết quả kém hơn. Có lẽ cây hoa đồng tiền
không thích hợp với nền đất chặt, thoát nước kém.
SỐ 8/2016

Số hoa Chiều dài cuống Đường kính

TB/cây
hoa (cm)
hoa (cm)
3

36,2

4

23,4

5

31,6

8,2

9,0

8,6

III. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình kỹ thuật
sau in vitro cho cây hoa đồng tiền:
Để đảm bảo cho cây con sinh trưởng, phát triển
tốt ngoài vườn ươm, cây con nuôi cấy mô phải đạt
được khối lượng ≥2g.
Giá thể trấu hun thích hợp nhất với việc ra cây
và huấn luyện cây hoa đồng tiền nuôi cấy mô thích
nghi với môi trường bên ngoài, tỷ lệ cây con sống

đạt 94,76%.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[3]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
Điều kiện khí hậu ở Nghệ
An chỉ có thể ra cây từ cuối vụ
thu đến vụ xuân. Cần cung cấp
dinh dưỡng kịp thời cho cây
con in vitro sau khi ra cây 3
ngày tuổi.
Phân bón theo công thức
pha chế của Hà Lan ở dạng
dung dịch (A+B) với tỷ lệ 1:1
pha loãng 1/250ml cho hiệu
quả cao hơn so với phân bón
NPK Growmore.
Sau 1 tháng huấn luyện
thích nghi có thể đem cây
giống trồng ra ruộng sản xuất.
Đất trồng thích hợp nhất cho
cây sinh trưởng phát triển ra
hoa ở giai đoạn này là: Đất đỏ
bazan bổ sung thêm phân
chuồng 3kg + mùn trấu 0,5kg
+ NPK 0,03 kg/m2./.

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Văn Đông, Đinh Thế
Lộc, 2004, Công nghệ mới trồng
hoa cho thu nhập cao, NXB Lao
động - Xã hội.
2. Đặng Văn Đông, Nguyễn
Xuân Linh, 2000, Hiện trạng và
các giải pháp phát triển hoa ngoại
thành Hà Nội, Kết quả nghiên cứu
khoa học về rau hoa quả 19982000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Trần Hợp, 1993, Hoa, cây
cảnh Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Trường, 2005,
Giáo trình trồng trọt cơ bản, NXB
Hà Nội.
5. Nguyễn Quang Thạch,
2004, Quy trình kỹ thuật nhân
giống hoa đồng tiền bằng nuôi
cấy mô tế bào thực vật, Báo cáo
khoa học Trường Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội.
6. Đặng Văn Viện, 1997, Di
truyền chọn giống thực vật, NXB
Giáo Dục, Hà Nội.
7. Hà Tiểu Đệ, Triệu Thống
Lợi, Lỗ Kim Vũ, 2000, Hoa đồng
tiền, NXB Khoa học Kỹ thuật
Giang Tô - Trung Quốc.


SỐ 8/2016

Nhân giống cây cà chua múi bản địa

huyện Tương Dương

n Ngô Thị Oanh
Trung tâm Ứng dụng TB KH&CN Nghệ An
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cà chua múi được xem là giống cây trồng đặc sản của huyện
Tương Dương, mang nhiều đặc điểm ưu việt, có giá trị kinh tế và
năng suất cao, khi ăn có vị chua dịu, mùi thơm rất đặc trưng. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, canh tác cà chua đang gặp khó khăn
do cây bị bệnh héo xanh vi khuẩn, virus nên chết hàng loạt, làm
năng suất giảm 30-50%, thậm chí người nông dân đứng trước nguy
cơ mất trắng (nguồn Trạm Khuyến nông huyện Tương Dương,
2012). Trước thực trạng trên, chính quyền và người dân đã đầu tư
rất nhiều công sức và kinh phí để bảo tồn, phục hồi giống cây cà
chua này nhưng không thành công. Hiện nay, với việc áp dụng
thành công công nghệ nhân giống cây cà chua bằng phương pháp
ghép đã đưa đến nhiều thành tựu đột phá trong sản xuất cà chua:
cây có khả năng kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh xoăn
lá, tăng khả năng chống chịu của cây, năng suất quả có thể tăng
tới 145% cao hơn so với cây không ghép và phẩm chất quả cũng
đồng thời được nâng cao (Rashid và Cs, 2002).
Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của sản xuất
và đời sống, giúp địa phương bảo tồn được nguồn gen cây cà chua
bản địa quý, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN đã tiến hành
dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN nhân giống cây cà chua múi

bản địa huyện Tương Dương”.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình
Trong quá trình điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất và lựa chọn
địa điểm xây dựng mô hình đã thu được kết quả như sau:
- Hiện trạng sản xuất giống, trồng thâm canh và tiêu thụ cà chua
múi trên địa bàn huyện Tương Dương:
Cây giống cung cấp trên địa bàn được sản xuất chủ yếu bằng
phương pháp gieo hạt, với cách thức ngâm ủ thông thường không
qua khử trùng bằng nước nóng hay hóa chất. Cách làm này đơn
giản, hiệu quả nhưng khi kéo dài có thể xảy ra hiện tượng thoái
hóa giống do lẫn cơ giới, tích lũy nguồn bệnh từ hạt.
Cà chua múi ở Tương Dương thường được trồng vào thời gian
từ tháng 9-11 âm lịch, quy mô hộ gia đình với mục đích tự sản tự
tiêu chủ yếu cung cấp trên địa bàn huyện, diện tích trồng từ 1-2
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[4]



×