Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

10 lý do máy tính để bàn còn sống khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.57 KB, 3 trang )

10 lý do máy tính để bàn còn "sống" khỏe
Máy tính để bàn sẽ vẫn tồn tại dù cho Steve Jobs từng tuyên bố “thời kỳ hậu PC đã bắt đầu”
khi ra mắt iPad. Và việc Microsoft nhảy vào thị trường máy tính bảng cũng không có nghĩa là
bỏ rơi PC.
Theo các nhà phân tích, các thiết bị di động như điện thoại, tablet, laptop tuy thuận tiện cho
việc di chuyển, xem nhanh các thông tin… nhưng không thể thay thế máy tính để bàn trong
các công việc phức tạp, thực hiện các nghiệp vụ trong môi trường văn phòng, hơn nữa nếu so
cùng hiệu năng thì thiết bị di động sẽ có giá thành cao hơn máy tính để bàn.
Sau đây là 10 lý do máy tính để bàn vẫn mãi tồn tại theo thời gian.

Máy tính để bàn có giá thành thấp hơn
Dù bạn mua mới hay sửa chữa, máy tính để bàn luôn có giá thành thấp hơn laptop. Có nhiều
lý do ảnh hưởng đến giá thành, một trong số đó là thiết kế. Do thiết kế vừa phải đảm bảo sự
nhỏ gọn vừa đảm bảo tính tối ưu nên các linh kiện trên thiết bị di động thường có giá thành
cao hơn máy tính để bàn. Máy tính để bàn với thùng máy rộng rãi, khả năng tản nhiệt tốt nên
nhà sản xuất không phải lo ngại về kích thước linh kiện.
Chẳng hạn, nếu so sánh bộ máy tính để bàn Dell XPS 8500, Intel Core i7 thế hệ 3, 8GB
RAM, HDD 1TB, card màn hình AMD Radeon 7570, giá 799 đô la Mỹ (~ 16 triệu đồng) và
laptop Dell Inspiron 14z, Intel Core i7 thế hệ 3, 8GB RAM, HDD 500GB, card màn hình
AMD Radeon HD 7570M giá 999 đô la Mỹ (~ 20 triệu đồng), bạn sẽ thấy giá thành chênh
lệch đáng kể, trong khi dung lượng lưu trữ của laptop chỉ 500GB. Nếu trang bị thêm bàn
phím, chuột, màn hình thông thường, giá máy tính để bàn cũng chỉ khoảng 18 triệu đồng.
Máy tính để bàn mạnh hơn
Bộ xử lý trên máy tính để bàn thường có hiệu suất cao hơn cùng mẫu bộ xử lý dùng trên
laptop. Nếu so với các mẫu bộ xử lý ARM, thường dùng trên điện thoại di động, tablet, thì so
sánh này trở nên quá khập khiễng.
1


Bộ xử lý laptop thường có kích thước nhỏ hơn bộ xử lý dùng trên máy tính để bàn vì chúng
được thiết kế sao cho ít tiêu tốn điện năng và ít sinh nhiệt. Laptop hoạt động chủ yếu nhờ vào


pin, do đó càng ít tiêu hao năng lượng, thời gian sử dụng sẽ càng lâu. Ngoài ra do thiết kế nhỏ
gọn, thuận tiện di chuyển nên không gian laptop khá hạn hẹp, nên các linh kiện càng ít sinh
nhiệt càng tốt. Bộ xử lý dành cho máy tính để bàn không lo ngại các vấn đề trên, vì vậy hiệu
suất hoạt động có thể đẩy lên tối đa nếu bạn biết ép xung.
Gắn hàng tá thiết bị ngoại vi
Với máy tính để bàn, bạn có thể gắn nhiều thiết bị ngoại vi dùng điện như tai nghe USB, loa
USB, Webcam USB mà không phải lo ngại như trên laptop. Ngoài ra, máy tính để bàn thường
có ít nhất 4 cổng USB, hỗ trợ nhiều cổng giao tiếp như VGA, HDMI, DVI, eSATA, PS/2,
nhiều ngõ vào ra âm thanh… và các khe gắn card giúp bạn dễ dàng mở rộng khả năng làm
việc.
Màn hình lớn hơn
Laptop màn hình 17,1 inch được xem mẫu có màn hình lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên với máy
tính để bàn, bạn có thể dùng màn hình 20 inch hay thậm chí 24 inch. Nếu bạn chọn dùng
laptop 17,1 inch thì không những phải mua với giá cao mà còn bất tiện trong việc di chuyển.
Hầu hết laptop không hỗ trợ nhiều màn hình như máy tính để bàn. Tùy theo khả năng của card
màn hình trên máy tính để bàn, bạn có thể kết nối từ 3 đến 4 màn hình, giúp mở rộng không
gian làm việc và giải trí.
Chơi game “đỉnh”
Laptop cũng có những dòng được thiết kế cho game, chẳng hạn Alienware M17x R4, Intel
Core i7-3720QM, card màn hình Nvidia GeForce GTX 680M, nhưng nếu dùng máy tính để
bàn chơi game, bạn sẽ có cảm giác “sướng” hơn vì cấu hình có thể nâng lên đến “hàng
khủng” chẳng hạn Maingear Shift Super Stock, Intel Core i7-3960X, 3 card màn hình AMD
Radeon HD 7970, kết hợp hệ thống tản nhiệt chất lỏng, card âm thanh sống động.

2


Sửa máy tính để bàn dễ và rẻ hơn
Nếu linh kiện máy tính để bàn hư, chẳng hạn card màn hình rời, bạn chỉ việc mua cái mới,
nhưng với laptop hay các thiết bị di động việc này không hề dễ dàng. Giá thành các linh kiện

máy tính để bàn và công thay thế, sửa chữa thường rẻ hơn so với laptop hay thiết bị di động.
Chạy phần mềm đồ họa
Máy tính để bàn có khả năng xử lý và chạy hàng loạt ứng dụng đồ họa như Adobe Photoshop,
Premiere. Ngoài ra, không gian màn hình làm việc cũng rộng hơn so với laptop, giúp bạn dễ
dàng thao tác, thực hiện các tác vụ. Bạn có thể trang bị những card đồ họa “khủng”, bộ xử lý
mạnh, gắn hàng loạt các thiết bị ngoại vi trên máy tính để bàn mà không phải lo ngại.
“Tái chế” máy tính để bàn
Khi laptop hay tablet hư hỏng có lẽ bạn phải bỏ đi, trong khi với máy tính để bàn bạn có thể
“tái chế” theo nhiều cách. Nếu máy tính để bàn cấu hình lỗi thời nhưng vẫn còn dùng được,
bạn có thể biến thành thiết bị lưu trữ NAS, hay máy chủ gia đình. Thậm chí, bạn có thể thiết
kế thành bể nuôi cá.
Máy tính để bàn an toàn hơn
Với máy tính để bàn bạn ít lo ngại trộm cắp, các vết trầy xước, va đập hơn so với laptop.
Laptop và các thiết bị di động thuận tiện cho việc di chuyển nhưng bạn sẽ dễ để quên thiết bị
đâu đó.
Tự lắp ráp máy tính để bàn
Chọn mua linh kiện bạn thích, chuẩn bị bộ vít, chút khéo léo và một ít thời gian, bạn có thể tự
tay lắp ráp bộ máy tính để bàn. Với laptop, việc tìm mua linh kiện khá khó khăn, giá thành
cao, thao tác lắp ráp đòi hỏi bạn phải có chút tay nghề.
Mặc dù không thể phủ nhận sự cần thiết của laptop, tablet, điện thoại thông minh trong cuộc
sống số nhưng máy tính để bàn sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nếu như nó vẫn giữ giá thành rẻ hơn,
mạnh mẽ và linh hoạt hơn.
Theo PCWorld

3



×