Chương 1: Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu
Tiết 1 §1. Một số khái niệm cơ bản
I. Mục đích yêu cầu
• Biết một số vấn đề phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có
CSDL.
• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
• Biết các mức thể hiện cảu CSDL.
• Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Sách GK tin 12 - bài 1, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý
học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẵn .
III. Phương pháp:
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. Tiến trình bài học:
A: Ổn định lớp và kiểm tra sỹ số. Sỹ số: . . . .Vắng ……P …….K
B: Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
C: Vào bài mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán quản lý:
- Muốn quản lý thông tin
về điểm học sinh của lớp
ta nên lập danh sách
chứa các cột nào? Gợi
ý:Để đơn giản vấn đề
cột điểm nên tượng
trưng một vài môn.
Stt, hoten, ngaysinh,
giới tính, đoàn viên,
toán, lý, hóa, văn, tin
- Cột Họ tên, giới tính, ngày
sinh, địa chỉ, tổ, điểm toán,
điểm văn, điểm tin...
§1. Một số khái niệm cơ bản
1. Bài toán quản lý:
Để quản lý học sinh trong nhà
trường, người ta thường lập các
biểu bảng gồm các cột, hàng để
chứa các thông tin cần quản lý.
Một trong những biểu bảng
được thiết lập để lưu trữ thông
tin về điểm của hs như sau(h.1)
- Em hãy nêu lên các
công việc thường gặp
khi quản lý thông tin
của một đối tượng nào
đó ?
- Tạo lập hồ sơ là gì?
- Đó là công việc tạo lập, cập
nhật và khai thác hồ sơ.
- Tuỳ thuộc nhu cầu của tổ
chức mà xác định chủ thể cần
quản lý.
- Dựa vào các yêu cầu cần
2. Các công việc thường gặp
khi xử lý thông tin của một
tổ chức:
a) Tạo lập hồ sơ: Cần thực hiện
các công việc như sau:
- Xác định chủ thể cần quản lý.
VD: ví dụ trên chủ thể cần
quản lý là học sinh,
- Xác định cấu trúc hồ sơ.
- Thu thập, tập hợp hồ sơ thông
Hoạt động 2: Tìm hiểu các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức:
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
GV: Cập nhật hồ sơ là
gì?
GV: Khai thác hồ sơ
là gì?
quản lý thông tin của chủ thể
để xác định cấu trúc hồ sơ.
- Thu thập, tập hợp hồ sơ
thông tin cần thiết cho hồ sơ
từ nhiều nguồn khác nhau và
lưu trữ chúng theo đúng cấu
trúc đã xác định
HS: Sửa chữa hồ sơ là việc
thay đổi một vài thông tin
trong hồ sơ không còn đúng
nữa.
- Cần bổ xung thêm cho cá
thể mới tham gia vào tổ chức.
- Cần xoá hồ sơ của cá thể mà
tổ chức không còn quản lý
nữa.
HS: - Sắp xếp hồ sơ theo một
tiêu chí nào phù hợp với như
cầu cần quản lý của tổ chức.
- Tìm kiếm là việc tra cứu
thông tin có sẵn trong hồ sơ.
- Thông kê là cách khai thác
hồ sơ dựa trên tính toán để
đưa ra các thông tin đặc trưng
không có sẵn trong hồ sơ.
- Lập báo cáo là việc sử dụng
kết quả tìm kiếm, thông kê sắp
xếp các bộ hồ sơ để tạo lập một
bộ hồ sơ mới.
tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều
nguồn khác nhau và lưu trữ
chúng theo đúng cấu trúc đã
xác định.
b) Cập nhật hồ sơ:
- Sửa chữa hồ sơ.
- Chèn thên hồ sơ.
- Cần xoá hồ sơ
c) Khai thác hồ sơ:
Gồm các công việc như:
- Sắp xếp hồ sơ
- Tìm kiếm.
- Thông kê.
- Lập báo cáo.
D. Củng cố:
Hệ thống toàn bài. Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi cuối bài có liên quan đến tiết
học.
Dặn hs về nhà làm các bài tập trong sgk và sách bài tập.
E. Dặn dò: Về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập và đọc bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Tiết 2 §1. Một số khái niệm cơ bản (tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
• Biết một số vấn đề phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có
CSDL.
• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
• Biết các mức thể hiện cảu CSDL.
• Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Sách GK tin 12 - bài 1, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý
học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẵn .
III. Phương pháp:
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. Tiến trình bài học:
A: Ổn định lớp và kiểm tra sỹ số. Sỹ số: . . . .Vắng ……P …….K
B: Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu vai trò của CSDL trong cuộc sống?
2. Nêu các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức?
C: Vào bài mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu kn CSDL và hệ QT CSDL:
- CSDL lưu trên giấy
khác CSDL lưu trên
máy tính ở điểm nào?
- CSDL là gì?
- CSDL được ứng
dựng ở đâu?
- Nêu một số ứng
dụng của csdl trong
xh?
- Phần mềm giúp
người sử dụng có thể
Tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi.
- Máy tính lưu trữ dl khổng lồ, tốc
độ truy xuất và xử lý dl rất nhanh.
- Cơ sở dữ liệu (CSDL-Database) là tập
hợp các dữ liệu có liên quan với nhau,
chứa thông tin của một tổ chức nào đó
(như trường học, bệnh viện, ngân
hàng, nhà máy...), được lưu trữ trên các
thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai
thác thông tin của nhiều người sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau.
- Trong hầu hết các lĩnh vực của xh.
Nó đã trở lên phổ biến và quen
thuộc.
- Trong các thư viện, ngành hàng
không, ngành ngân hàng, bưu
điện,....
- Hệ quản trị CSDL : - Hệ quản trị
CSDL (Database Management
System) là phần mềm cung cấp môi
trường thuận lợi và hiệu quả để tạo
3. Hệ cơ sở dữ liệu
a) Kn CSDL và hệ quản trị
CSDL:
- CSDL: SGK.
Ví dụ (h.1): Hồ sơ được lưu
trữ ở bộ nhớ ngoài của máy
tính có thể xem là một csdl
(gọi là csdl lớp)
- CSDL được ứng dụng trong hầu
hết các lĩnh vực của xh. Nó đã
trở lên phổ biến và quen thuộc
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
tạo CSDL trên máy
tính gọi là gì?
- Hiện nay có bao nhiêu
hệ quản trị CSDL?
Các hệ quản trị CSDL
phổ biến được nhiều
người biết đến là
MySQL, Oracle,
PostgreSQL,
SQL Server, DB2, v.v.
Phần lớn các hệ quản trị
CSDL kể trên hoạt
động tốt trên nhiều hệ
điều hành khác nhau
như Linux, Unix và
MacOS ngoại trừ SQL
Server của Microsoft chỉ
chạy trên hệ điều hành
Windows.
lập, khai thác thông tin của CSDL
Lắng nghe
Hệ QT CSDL: SGK
Thuật ngữ “Hệ CSDL” để chỉ
một csdl cùng với hệ qtcsdl
quản trị và khai thác csdl đó.
* Để lưu trữ và khai thác thông
tin bằng máy tính cần phải có:
- CSDL.
- Hệ QTCSDL
- Các thiết bị vật lý (máy tính,
đĩa cứng, mạng máy tính...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các mức thể hiện của CSDL
- Tại sao cần chia ra
các mức thể hiện
csdl?
Như vậy, yêu cầu mức
hiểu về csdl là khác
nhau: Có 3 mức hiểu
csdl:
- Như thế nào là mức
vật lý?
Tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi.
Để lưu trữ thông tin một cách hiệu quả,
các hệ csdl được xây dựng và bảo trì
dựa trên nhiều yếu tố KT của máy tính.
Tuy nhiên để thuận tiện cho nhiều
người dùng, các hệ csdl phải được thiết
kế sao cho, bằng những tương tác đơn
giản với hệ thống, người dùng có thể
khai thác thông tin mà không cần đến
những chi tiết phức tạp.
Là tập hợp các tệp dl tồn tại trên các
thiết bị nhớ.
b) Các mức thể hiện của
CSDL:
- Có 3 mức:
+ Mức vật lý: Cho biết dl được
lưu trữ như thế nào.
Ví dụ: CSDL lớp: các tệp
được lưu trữ trên vùng nhớ
nào, dl về mỗi hs chiếm bao
nhiêu byte?...
Những dl nào được lưu
trữ trong csdl? giữa các
dl có các mối quan hệ
nào? CSDL lớp gồm
các thông tin: Họten,
ngaysinh, ... Như vậy
CSDL lớp được mô tả
như một bảng, mỗi cột
là một thuộc tính, mỗi
hàng tương ứng là một
dl về một học sinh.
Lắng nghe
+ Mức khái niệm: Cho biết dl
nào được lưu trữ trong csdl và
giữa các dữ liệu có quan hệ với
nhau như thế nào.
- Mức khung nhìn có
vai trò gì?
Quan sát hình vẽ h.6, h.7 trong sgk . + Mức khung nhìn: Thể hiện
phần csdl mà người dùng cần
khai thác.
D. Củng cố:
Hệ thống toàn bài. Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi cuối bài có liên quan đến tiết
học.
Dặn hs về nhà làm các bài tập trong sgk và sách bài tập.
E. Dặn dò: Về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập và đọc bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Tiết 3 §1. Một số khái niệm cơ bản (tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
• Biết một số vấn đề phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có
CSDL.
• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
• Biết các mức thể hiện cảu CSDL.
• Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Sách GK tin 12 - bài 1, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý
học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẵn .
III. Phương pháp:
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. Tiến trình bài học:
A: Ổn định lớp và kiểm tra sỹ số. Sỹ số: . . . .Vắng ……P …….K
B: Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu khái niệm về CSDL và hệ QT CSDL? Phân biệt CSDL và hệ QT CSDL?
2. Nêu các mức thể hiện của CSDL?
C: Vào bài mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu câu cơ bản của hệ csdl
- Thế nào là tính cấu
trúc?
- Thế nào là tính toàn
vẹn?
- Thế nào là tính nhất
quán?
- Thế nào là tính an
toàn và bảo mật thông
tin?
Tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi.
- DL trong CSDL được lưu trữ theo
một cấu trúc xác định.
- Các giá trị dl được lưu trữ trong
csdl phải thảo mãn một số ràng buộc
tuỳ thuộc vào một số hoạt động của
tổ chức mà csdl phản ánh.
- Sau những tháo tác cập nhật dl, và
ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay
phần mềm) xẩy ra trong quán trình
cập nhật, dữ liệu trong csdl phải
đảm bảo tính đúng đắn.
- CSDL cần được bảo vệ an toàn,
phải được ngăn chặn những truy
xuất không được phép và phải khôi
phục được csdl khi có sự cố.
- DL cần phải độc lập với các ứng
c) Các yêu cầu cơ bản của
hệ csdl:
- Tính cấu trúc: DL trong
CSDL được lưu trữ theo một
cấu trúc xác định.
- Tính toàn vẹn:Các giá trị dl
được lưu trữ trong csdl phải
thảo mãn một số ràng buộc
tuỳ thuộc vào một số hoạt
động của tổ chức mà csdl
phản ánh.
- Tính nhất quán:Sau những
tháo tác cập nhật dl, và ngay
cả khi có sự cố (phần cứng
hay phần mềm) xẩy ra trong
quán trình cập nhật, dữ liệu
trong csdl phải đảm bảo tính
đúng đắn.
- Tính an toàn và bảo mật
thông tin:CSDL cần được
bảo vệ an toàn, phải được
ngăn chặn những truy xuất
không được phép và phải
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
- Thế nào là tính độc
lập?
dụng, không phụ thuộc vào một số
bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào
phương tiện lưu trữ và xử lý.
khôi phục được csdl khi có
sự cố.
- Tính độc lập.
+ Độc lập ở mức vật lý.
+ Độc lập ở mức khái niệm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng của hệ CSDL:
- Nêu một số ứng
dụng của CSDL mà
em biết?
- CSDL là gì?
- CSDL được ứng
dựng ở đâu?
- Nêu một số ứng
dụng của csdl trong
xh?
- Phần mềm giúp
người sử dụng có thể
tạo CSDL trên máy
tính gọi là gì?
Tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi.
- Cơ sở GD & ĐT cần quản lý thông
tin người học, môn học, KQ học
tập...
- Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về
thông tin KH, SP, bán hàng...
- Cơ sở SX cần quản lý dây chuyền
thiết bị vè theo dõi việc sx các SP,
hàng tồn kho, các đơn đặt hàng...
- Tổ chức tài chính cần lưu thông tin
về cổ phần, tình hình kinh doanh,
mua bán tài chính như cổ phiếu, tín
dụng...
- Cơ quan điều hành các giao dịch
qua thẻ tín dụng cần quản lý bán
hàng bằng thẻ tín dụng, xuất ra báo
cáo tài chính định kỳ (theo ngày,
tuần, tháng...).
- Ngân hàng cần quản lý tài khoản,
khoản vay, các giao dịch hàng ngày.
- Hãng hàng không cần quản lý các
chuyến bay, việc đăng ký vé và lịch
bay....
- Tổ chức viễn thông cần ghi nhận
các cuộc gọi, hoá đơn hàng tháng,
tính toán số dư cho các thẻ nạp trả
trước,....
- Những ứng dụng khác...
d. Một số ứng dụng
- Ngành GD.
- Ngành kinh doanh, mua bán
hàng.
- Ngành tài chính ngân hàng.
- Ngành hàng không.
- Ngành viễn thông.
- Trong quân đội.
.....
D. Củng cố:
Hệ thống toàn bài. Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi cuối bài có liên quan đến tiết
học.
Dặn hs về nhà làm các bài tập trong sgk và sách bài tập.
E. Dặn dò: Về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập và đọc bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Tiết 4 §2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
I. Mục đích yêu cầu
• - Biết các khái niệm về hệ QT CSDL.
• - Biết các chức năng của hệ QT CSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dl, tìm kiếm, kết
xuất thông tin.
• - Biết được các hoạt động tương tác của các thành phần trong hệ QT CSDL.
• - Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.
• - Biết các bước xây dựng CSDL.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Sách GK tin 12 - bài 2, Sách GV tin 12, tranh ảnh chụp sẵn .
III. Phương pháp:
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. Tiến trình bài học:
A: Ổn định lớp và kiểm tra sỹ số. Sỹ số: . . . .Vắng ……P …….K
B: Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL?
2. Nêu một số ứng dụng của CSDL mà em biết?
C: Vào bài mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chức năng của hệ QTCSDL:
- Em hãy cho biết các
chức năng chính của
hệ QT CSDL?
- Thế nào là cung cấp
môi trường tạo lập
CSDL?
- Thế nào là cung cấp
môi trường cập nhật
và khai thác DL?
- Thế nào là cung cấp
công cụ kiểm soát,
Tìm hiểu SGK để trả lời câu
hỏi.
- Có 3 chức năng chính:
+ Cung cấp môi trường tạo lập
CSDL.
+ Cung cấp môi trường cập
nhật và khai thác DL.
+ Cung cấp công cụ kiểm soát,
điều khiển truy cập vào dl.
- Khai thác cấu trúc bản ghi
cho từng bảng dl trong csdl.
- Chỉnh sửa cấu trúc.
- Xem cấu trúc bản ghi của
một bảng.
- Xem nội dung dữ liệu.
- Cập nhật dl.
- Sắp xếp, tìm kiếm thông tin.
- Kết xuất báo cáo.
- Đảm bảo an ninh, ngăn ngừa
1. Các chức năng của hệ
QTCSDL:
a) Cung cấp môi trường tạo lập
CSDL.
- Khai thác cấu trúc bản ghi cho
từng bảng dl trong csdl.
- Chỉnh sửa cấu trúc.
- Xem cấu trúc bản ghi của một
bảng.
b) Cung cấp môi trường cập nhật
và khai thác DL.
- Xem nội dung dữ liệu.
- Cập nhật dl (nhập, sửa, xoá).
- Sắp xếp, tìm kiếm thông tin.
- Kết xuất báo cáo.
c) Cung cấp công cụ kiểm soát,
điều khiển truy cập vào dl.
- Đảm bảo an ninh, ngăn ngừa
truy cập không được phép.
- Duy trì tính nhất quán của dl.
- Tổ chức và điều khiển các truy
cập đồng thời.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
điều khiển truy cập
vào dl.?
truy cập không được phép.
- Duy trì tính nhất quán của dl.
- Tổ chức và điều khiển các
truy cập đồng thời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của một hệ csdl:
- Hệ QT CSDL có
mấy thành phần?
- Nêu hoạt động
của hệ CSDL?
Tìm hiểu SGK để trả lời câu
hỏi.
Quan sát h.12 trong sgk:
☺ Có 2 thành phần:
+ Bộ xử lý truy vấn
+ Bộ quản lý dữ liệu.
☺ Hệ QT CSDL gửi yêu cầu đến
bộ xử lý truy vấn, có nhiệm vụ và
thông quan Bộ quản lý dữ liệu yêu
cầu hệ điều hành tìm một số tệp
chức thông tin cần thiết. Các thông
tin tìm thấy được trở lại thông qua
Bộ quản lý dữ liệu và chuyển đến
Bộ xử lý truy vấn để trả kết quả
cho người dùng.
2. Hoạt động của một hệ csdl:
Khi có yêu cầu của người dùng: Hệ
QT CSDL gửi yêu cầu đến bộ xử lý
truy vấn, có nhiệm vụ và thông
quan Bộ quản lý dữ liệu yêu cầu hệ
điều hành tìm một số tệp chức thông
tin cần thiết. Các thông tin tìm thấy
được trở lại thông qua Bộ quản lý
dữ liệu và chuyển đến Bộ xử lý
truy vấn để trả kết quả cho người
dùng.
D. Củng cố:
Hệ thống toàn bài. Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi cuối bài có liên quan đến tiết
học.
Dặn hs về nhà làm các bài tập trong sgk và sách bài tập.
E. Dặn dò: Về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập và đọc bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Bộ xử lý truy vấn
Bộ quản lý dữ liệu
Truy vấn
Trình ứng dụng
Truy vấn
CSDL
Tiết 5 §2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
• - Biết các khái niệm về hệ QT CSDL.
• - Biết các chức năng của hệ QT CSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dl, tìm kiếm, kết
xuất thông tin.
• - Biết được các hoạt động tương tác của các thành phần trong hệ QT CSDL.
• - Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.
• - Biết các bước xây dựng CSDL.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Sách GK tin 12 - bài 2, Sách GV tin 12, tranh ảnh chụp sẵn .
III. Phương pháp:
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. Tiến trình bài học:
A: Ổn định lớp và kiểm tra sỹ số. Sỹ số: . . . .Vắng ……P …….K
B: Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu chức năng của hệ QT CSDL?
2. Nêu hoạt động của hệ CSDL?
C: Vào bài mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của con người khi làm việc với hệ csdl
- Vai trò của người
quản trị csdl?
- Vai trò của người
lập trình ứng dụng?
- Vai trò của người
dùng?
Tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi.
☺ Quản lý tài nguyên, cài đặt csdl vật lý, cấp
phát quyền truy nhập, cấp phần mềm, phần
cứng, duy trì hoạt động của hệ thống.
☺ Xây dựng các trình ứng dụng đáp ứng nhu
cầu khai thác của các nhóm người dùng.
☺ Người khai thác thông tin từ CSDL,
thường được phân nhóm. Mỗi nhóm có quyền
truy nhập và khai thác khác nhau.
3. Vai trò của con
người khi làm việc
với hệ csdl:
a) Người quản trị
csdl:
b) Người lập trình
ứng dụng:
c) Người dung
(cuối):
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước xây dựng CSDL:
- Nêu các bước xây
dựng CSDL?
- Nêu các công việc
cần làm trong công
việc khảo sát
CSDL?
Tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi.
☺ Khảo sát:
+ Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lý.
+ Xác định các dữ liệu cần lưu trữ, phân tích
mối quan hệ giữa chúng.
+ Phân tích các chức năng cần có của hệ thống
khai thác thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt
ra.
+ Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có
thể khai thác, sử dụng.
4. Các bước xây
dựng CSDL:
Bước 1: Khảo sát.
Bước 2: Thiết kế.
Bước 3: Kiểm thử.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
- Nêu các công việc
cần làm trong thiết
kế csdl?
- Nêu các công việc
cần làm khi kiểm
thử?
☺ Thiết kế:
+ Thiết kế CSDL.
+ Lựa chọn hệ CSDL để triển khai.
+ Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.
☺ Kiểm thử:
+ Nhập dl cho csdl.
+ Tiến hành chạy thử các trình ứng dụng. Nếu
hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra thì
đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống vẫn
còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã
thực hiện trước đó xem lỗi xuất hiện từ đầu để
khắc phục.
D. Củng cố:
Hệ thống toàn bài. Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi cuối bài có liên quan đến tiết
học.
Dặn hs về nhà làm các bài tập trong sgk và sách bài tập.
E. Dặn dò:
Về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập và chuẩn bị trước bài thực hành.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................