Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Quy định của Pháp luật về An toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.98 KB, 2 trang )

Trang chủ » Thông tin tuyên truyền

Quy định của Pháp luật về An toàn thực
phẩm
Xem với cỡ chữ

Chất lượng thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm nói riêng không những có ảnh hưởng trực
tiếp đối với sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và về
lâu dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống của mỗi dân tộc. Công tác quản lý an toàn thực
phẩm sớm được nhà nước quan tâm thông qua việc ban hành nhiều quy định rất cụ thể để quản lý
thực phẩm. Trong đó, Luật An toàn thực phẩm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Cụ thể:
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với
thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn
thực phẩm do mình sản xuất; thông tin trung thực, đầy đủ đặc tính sử dụng cũng như cảnh báo
nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm cho người bán hàng và người tiêu dùng. Ngoài ra, tổ chức,
cá nhân sản xuất thực phẩm phải lưu giữ hồ sơ theo dõi hàng hóa quá hạn sử dụng để có biện
pháp thu hồi và xử lý.
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn
đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình
kinh doanh; phải có nghĩa vụ kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về thực
phẩm và thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn. Luật An
toàn thực phẩm cũng quy định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực
phẩm mất an toàn do mình sản xuất hoặc kinh doanh gây ra.
Về nghĩa vụ của người tiêu dùng phải tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn
thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử
dụng thực phẩm. Ngoài ra, khi phát hiện thực phẩm có nguy cơ mất an toàn hoặc bị ngộ độc thực
phẩm thì kịp thời khai báo với ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm:


Mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng
đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân,
tổ chức có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt hình phạt bổ sung như tước quyền sử
dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn, tịch thu tang vật hành chính, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn
thực phẩm.


Mức xử phạt đến 20 triệu đồng đối với hoạt động sản xuất có sơ chế, chế biến, bảo quản
không thiết lập và áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP,
SSOP), thực hành nông nghiệp tốt (GAP, VietGAP)… Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối
với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận
xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất
độc hại thì sẽ bị phạt tiền từ 70-100 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi sử
dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực
phẩm.
Các hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động, thực vật có hóa chất
cấm trong trồng trọt, động vật trên cạn, bị nhiễm khuẩn hoặc bị tồn dư quá mức giới hạn cho
phép sẽ bị phạt tiền đến 100 triệu đồng
Ngoài ra các hành vi gian lận trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn bị quy trách nhiệm hình
sự theo Điều 244 của Bộ luật Hình sự năm 2005:
- Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ thực phẩm không đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe
của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 đến 10 năm.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 đến 15 năm.
- Người phạm tội còn có thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm./.
Trần Văn Nhạc

(Chi cục PTNT&QLCL NLTS)



×