Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tình hình quy định của pháp luật về quyền được chết trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.84 KB, 14 trang )

TaiLieuNhanh.Com Email:
Kỹ thuật canh tác của người H'Mông
I. ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI HMÔNG:
1. Lịch sử tộc người :
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Hmông đứng thứ tám.
Họ sống rải rác ở vùng núi cao dọc biên giới Việt Trung, Việt Lào từ Lạng Sơn
đến Nghệ An.
Người Hmông là cư dân di cư tới Việt Nam muộn hơn. Đợt thiên di đầu
tiên của họ cách ngày nay khoảng hơn 300 năm. Lịch sử thiên di của người
Hmông vào Việt Nam gắn liền với qua trình đi tìm nơi lập nghiệp và chạy trốn
những cuộc khởi nghĩa chống lại giai cấp phong kiến không thành công. Người
Hmông coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Người Hmông thiên di
vào Việt Nam theo ba đợt lớn.
Hiện nay, người Hmông tự gọi tên dân tộc mình bằng tiếng Hmông là
người Hmông. Người Hmông ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào đều thống nhất cách
gọi như vậy. Các dân tộc khác gọi người Hmông bằng những tên gọi khác nhau.
Người Trung Quốc gọi là Miêu phát âm như Mèo, người Kinh trước đây gọi
người Hmông là Mèo, người khu bốn gọi theo âm địa phương là Mẹo, gần đây
có nhiều người gọi là Mông. Các tên gọi trên đều không được đồng bào chấp
nhận.
Theo tên gọi người Hmông có những nhóm chính sau: Mống đấu (Hmông
trắng), Mống lềnh( Hmông hoa), Mống đú ( Hmông đen), Mống súa ( Hmông
Hán).
2. Không gian sống của người Hmông:
Người Hmông là cư dân nông nghiệp, lại là dân tộc vùng cao nên đất đai
canh tác đối với họ rất quý. Miền núi có độ dốc cao khiến cho đi lại khó khăn.
Độ dốc của nương rẫy có nơi 60- 70
0
. Vì thế, cây trồng sinh trưởng không được
thuận lợi. Nhiều vùng đá nhiều hơn cây. Khí hậu vùng núi cao thường khắc


1
TaiLieuNhanh.Com Email:
nghiệt; đồng thời hiện tượng sương muối ( vào mùa đông), mưa đá ( vào mùa
hè) khiến canh tác gặp nhiều khó khăn. Do vậy, các loại cây điển hình cho vùng
cư trú của đồng bào là các cây họ thông: du sam, lãnh sam, thiết sam…
Địa vực cư trú của người Hmông thành hai vùng lớn
1
:
- Vùng 1: vùng biên giới Việt - Trung ( tính từ phía Bắc Cao Bằng đến
phía Bắc Lai Châu). Đây là khu vực núi đá, cây cối thưa thớt, rải rác có những
mảnh rừng già, đất canh tác ít. Mật độ dân số 70 đến 90 người / km
2
.
- Vùng 2: Dải ven biên giới Việt- Lào ( tính từ phía tây Lai Châu đến
phía tây Nghệ An). Là khu vực vùng cao núi đất, thảm thực vật phong phú,
nhiều rừng rậm và rừng già, mật độ dân số: 30- 40 người / km
2
.
Người Hmông cư trú trên hầu hết các vùng địa hình bị chia cắt mạnh, núi
non hiểm trở do điều kiện không thuận lợi, người Hmông gặp nhiều khó khăn, là
tộc người nghèo ở Việt Nam. Hiện nay, người Hmông phần lớn đã sống định cư
nhưng vẫn còn một bộ phận sống du canh du cư.
II. KỸ THUẬT CANH TÁC CỦA NGƯỜI HMÔNG
Kĩ thuật canh tác là một bộ phận của phương thức sản xuất, phản ánh
trình độ phát triển kinh tế xã hội của chủ thể kĩ thuật canh tác đó. Với không
gian cư trú khác nhau, mỗi tộc người có những đặc trưng về kĩ thuật canh tác.
Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao hiểm trở điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, để
thích nghi, người Hmông có nhiều cách canh tác đặc trưng – kĩ thuật canh tác
Hmông.
1. Quá trình khai khẩn và các loại hình canh tác:

2.1. Quá trình khai khẩn và canh tác ruộng nước( ruộng bậc thang):
a. Quá trình khai khẩn:
- Lựa chọn vùng đất:
Mảnh đất được chọn để làm ruộng nước (ruộng bậc thang) thường là
những mảnh nằm dưới chân đồi, giữa hai sườn đồi. Vùng đất này phải có độ dốc
1

2
TaiLieuNhanh.Com Email:
không cao lắm ( tối đa 50
o
); đặc biệt phải có nguồn nước tự nhiên do suối và
mạch nước mang lại. Đất bằng phẳng, ít cây to, cây cỏ mọc tươi tốt rậm rạp, ít
sỏi đá, có màu đen và có độ ánh, độ bóng.
- Xác lập quyền khai khẩn:
Sau khi đã chọn được mảnh đất vừa ý, đồng bào làm các dấu hiệu có tính
thông tin để xác lập quyền sử dụng đất của mình. Người Hmông thường xác lập
bằng cách chồng các cột đá lên cao khoảng 1m.
- Công việc khai khẩn
Thời gian tiến hành vào mùa xuân từ rằm tháng Giêng để có thể đưa vào
sử dụng ngay trong tháng 4- 5, kịp tính thời vụ. Khi một gia đình khai khẩn thì
nhiều gia đình khác sẽ đến giúp - đây là hình thức khai khẩn đổi công. Công
việc khai khẩn trên thửa ruộng đã được xác lập gồm các bước sau:
+ Dọn sạch mặt đất:
Đầu tiên đồng bào phát cỏ, các loại cây bụi nhỏ và dây leo.Phát cỏ xong,
người ta dùng cuốc bướm đào các gốc cây to còn sót lại và vun cỏ, gốc cây
thành đống, dẫm cho nhiễn vào đất cho cỏ không thể mọc lại nữa. Cây cỏ bị ải,
hoà vào đất tạo thành lớp phân xanh tăng độ dinh dưỡng và giữ độ ẩm cho đất.
+ Đào và san ruộng:
Đây là khâu quan trọng, khó và đòi hỏi các kĩ năng, kĩ thuật cao, ruộng

bậc thang phải đảm bảo hai yếu tố mặt bằng và nguồn nước. Thông thường, quá
trình đào và san ruộng được làm bằng hai cách: từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
Nếu đào và san ruộng từ trên xuống thì ruộng đó phải có độ nghiêng từ 30- 50
o
.
Sau khi mảnh đất được dọn sạch, người ta sẽ tìm mặt phẳng nhất để làm chuẩn
( hoàn toàn bằng mát thường), để tiến hành đào và san lấp tạo thành mặt bằng.
Cách này có ưu điểm tích kiệm được thời gian nhưng độ màu giữ lại được trên
bề mặt đất lại thấp. Cách hai là san và lấp từ dưới lên: đây là cách không phổ
biến nhưng thể hiện được trình độ kỹ thuật, được tiến hành ở những thửa có độ
dốc từ 30
o
trở xuống. Đồng bào cuốc đất cho vào giành để đắp vào chỗ lõm phía
trên để tạo thành điểm chuẩn, từ điểm đó họ mới hớt đất hất lên trên để tạo
thành thửa mới. Công việc tạo mặt bằng là khâu quan trọng nhất trong khai

3
TaiLieuNhanh.Com Email:
ruộng; việc tạo điểm chuẩn là việc và quyền của cả làng bản, nên ruộng bậc
thang của người Hmông khá bằng nhau, thuận lợi cho giữ nước ở chân lúa sau
này.
+ Làm bờ ruộng:
Đồng bào làm bờ ngay từ khi san ruộng. Nguồn đất để làm bờ được lấy
ngay từ chỗ san gạt ở mép cuối mặt bằng thửa ruộng, lấy cuốc bướm cào đất
thành bờ chỗ nào thiếu thì tiếp tục cào từ chỗ cao sang, rồi dùng chân và gáy
cuốc đập mạnh để nén chặt bờ ruộng.
Tóm lại, quá trình khai khẩn ruộng bậc thang được người Hmông chú
trọng, làm với những kỹ thuật đặc trưng là bước quan trọng để có thửa ruộng tốt,
thu năng suất cao. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, diện tích đất được khai
khẩn thành ruộng bậc thang không nhiều.

b. Quá trình canh tác:
Đây là khâu quyết định đến kết quả canh tác ruộng nước, gồm các bước
sau:
- Điều hoà nguồn nước:
Ruộng bậc thang yếu tố thuỷ lợi phải được đặt lên hàng đầu, họ quan
niệm: “ nước là mẹ, đất là cha”. Hệ thống thuỷ lợi thường bắt nguồn từ đầu
nguồn suối trên núi cao, các khe nước giữa kè đá…Từ các nguồn suối, theo độ
nghiêng của dòng chảy, người Hmông đào các mương rộng từ 80-100cm, sâu từ
40-50 cm. Mạch mương này chảy theo đường lượn của sườn đồi chảy vào
ruộng. Chỗ nào gặp địa hình gẫy đột ngột thì họ dùng cây mang ( một loại cây
rất to) cưa làm hai phần khoét rỗng để tạo thành lòng máng. Nước theo dòng
máng chảy vào ruộng. Để giữ nước trên bề mặt ruộng, người ta phải đắp bờ
ngăn nước. Để dẫn nước từ thửa trên cao xuống thửa phái dưới, bờ được xẻ ra
tạo thành rãnh dài rộng khoảng 20.20, nước qua các rãnh này xuống dưới. Các
rãnh này phải để so le giữa các thửa này với thửa kia.
Vấn đề điều hoà nguồn nước được thực hiện ở nơi có hệ thống mương
máng bắt nguồn từ chỗ có lưu lượng nước lớn xung quanh có các phân lưu nhỏ

4
TaiLieuNhanh.Com Email:
chia cắt các nguồn nước đó. Hay chính là ở nơi có dòng suối cái và các dòng
suối nhỏ hợp thành. Đồng bào điều hoà nguồn nuớc bằng cách tạo ra các khối
nuớc đặt ở giữa mương và suối. Khố nước là những tấm phên dày được làm từ
các tấm đá lớn và các thân cây to. Gỗ làm khố thường bằng gỗ dẻ hoặc xoan
đào. Khi nước trong ruộng đủ để ngâm chân lúa thì khố được đóng lại và chỉ để
một khe hở nhỏ để cho nước mới vào thay nước cũ. Khi mưa lớn hoặc có lũ thì
khố được đóng kín.
- Kỹ thuật làm đất và kinh nghiệm.
+ Cày: Người Hmông cày ruộng để cho mặt đất tơi ra sau đó tháo nước
vào ruộng để trở thành bùn nhão. Yêu cầu kĩ thuật khi cày: cày lật đất, đạt độ

sâu thích hợp (8- 10cm), cày đều tay không để lại nhiều sống đất, rãnh cày
tương đối bằng. Người Hmông hay sử dụng la làm sức kéo. Phương pháp cày
chủ yếu là cày luống, tức là chia ruộng bậc thang của mình thành tửng thửa một.
Mỗi luống được mở ở giữa thửa để lấy chỗ đứng cày. Cày ruộng bậc thang cũng
cày từ trong ra ngoài như ruộng ở dưới xuôi. Người ta cày rất kĩ, có thể đến 3
hoặc 4 lần.
+ Bừa: Sau khi cày đất xong được 2 đến 3 ngày và khi ruộng đã có nước
ngâm người Hmông bắt đầu bừa. Bừa ruộng để làm vỡ các hòn đất đã cày, làm
cho đất nhuyễn với nước để tạo thành bùn nhão làm cho gốc rạ, xác cỏ chìm cho
ngấu, mặt ruộng được san phẳng.
Kĩ thuật bừa: không được ấn răng bừa quá sâu hoặc quá nông. Nếu bừa
sau cày thì lần đầu phải bừa theo chiều đã cày. Khi bừa nên đưa đất ra xung
quanh và những hòn đất to được chuyển ra đó cho dễ nát vì ruộng bậc thang cần
nước.
- Gieo mạ và cấy:
+ Gieo mạ: Quá trình gieo mạ gồm các bước sau đây:
- Làm đất mạ: Những chân ruộng được dùng gieo mạ phải có điều kiện tự
nhiên thuận lợi nhất và gần như chuyên dụng. Đất phải được làm kỹ, cày bừa
nhiều lần. Nước đưa vào ruộng thường xấp xỉ so với bề mặt ruộng.

5
TaiLieuNhanh.Com Email:
- Xử lý hạt giống: Hạt giống lúa phải chọn hạt chắc, loại bỏ hạt lép bằng
cách quạt, lấy hạt ở gần. Hạt giống được chọn đem ra suối đãi sạch phơi khô, bỏ
vào gùi kín.
- Ngâm và ủ giống: Hạt giống được ngâm vào nước ấm ( 40- 50
o
c),
thường được ngâm trong một ngày. Khi ủ để hạt giống nảy mộng, người ta đắp
đống vào một góc, sau đó phủ lá xoan hoặc lá đào lên để tăng nhiệt độ cho hạt

dễ nảy mầm. Ủ mầm phải đạt yêu cầu: mầm mọc đều, mập, có rễ ngắn.
Thời vụ gieo mạ phụ thuộc vào thời vụ cấy. Công việc gieo mạ thường
bắt đầu vào đầu tháng 4 tháng 5 có thể cấy xong hoàn toàn để tháng 10 âm lúa
trổ và chín, tránh được rét. Mật độ gieo mạ tương đối dày.
- Kỹ thuật gieo mạ: gieo úp tay, ném mạnh xuống cho mầm bám vào đất.
Gieo ngửa tay mạ lên không đều, thành vết.
Sau khi gieo mạ xong, phải theo dõi sự phát triển và bảo vệ ruộng mạ và
chăm sóc ruộng mạ.
+ Cấy lúa: Quá trình cấy lúa gồm những bước sau:
- Nhổ mạ: Khi cây mạ lớn có 4-5 lá thì tiến hành nhổ mạ. Kỹ thuật nhổ
mạ: dùng tay trái tóm phần ngọn, tay phải tóm phần gốc cho rạp khóm mạ
xuống rồi giật về phía mình. Nhổ mạ ở chân ruộng rồi rũ gốc mạ vào
nước cho sạch đất cấy chóng bén rễ. Nhổ mạ cần nhổ chậm, nhổ từng túm
để mạ đỡ rối đỡ đứt và sót lại
- Cấy lúa: Người Hmông cấy lúa theo theo phương thức sấp tay, cấy di
chuyển từ đầu bên trái sang đầu bên phải thửa ruộng theo chiều ngang và và cấy
lúa theo chiều dọc. Mực nước yêu cầu khoảng 5 cm so với mặt bằng ruộng. Mật
độ cấy phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất; không được cấy mạ non nếu mạ non
phải sử dụng biện pháp bón thúc.
- Làm cỏ và bảo vệ:
+ Làm cỏ: Ruộng bậc thang có tiền thân là thảm thực vật nên có nhiều
hạt cỏ. Việc làm cỏ đã được thực hiện trước khi cấy trong quá trình làm đất.
Nhưng cấy xong vẫn làm cỏ, thường được chia làm hai đợt: đợt mộốtau khi cấy
20- 25 ngày,đợt hai sau đợt một chừng 2 tháng - thời điểm cây lúa đẻ nhánh

6
TaiLieuNhanh.Com Email:
khoẻ, cần nhiều dinh dưỡng. Dùng cuốc bướm và dao phát để triệt tận gốc các
loại cỏ.
+ Trừ sâu bọ: Ruộng bậc thang rất ít sâu bọ. Đồng bào sử dụng thuốc

hoá học và một số ít biện pháp trừ sâu bằng các hình thức dân gian.
+ Làm hàng rào: Hàng rào bảo vệ ruộng lúa thành quả lao động của đồng
bào. Hàng rào có 3 dạng phổ biến: hàng rào bằng đá, hàng rào bằng tre, vầu đan
thưa và hàng rào làm bằng tre đan nong tạo thành các phên.
- Thu hoạch và bảo quản:
Việc thu hoạch và bảo quản được tiến hành cẩn thận, khẩn trương. Điều
cơ bản về thời tiết trong vụ thu hoạch nhất là cắt lúa là ruộng phải khô. Công cụ
gặt chủ yếu liềm. Người Hmông tách hạt lúa bằng cách đập lúa ngay tại ruộng.
Công cụ đập lúa là chiếc néo gồm hai thanh gỗ dài 40 cm, đường kính 3 cm.
Sau đó người ta tiến hành chọn hạt giống cho vụ sau với số lượng gấp đôi
số lượng dự tính gieo trồng để đề phòng rủi ro của thời tiết. Thóc mang về được
phơi 3-4 ngày hoặc hơn, sau đó cất vào bồ, chỗ khô ráo.
Tóm lại, trên đây là nội dung cơ bản trong kỹ thuật canh tác ruộng nước
(bậc thang) của người Hmông. Ruộng bậc thang tuy không giữ vị trí chính trong
đời sống tộc người nhưng ngày càng có vị thế cao hơn. Hình thức canh tác này
gắn với cuộc sống định cư lâu dài và là hình thức có thể huy động được lao động
của cả gia đình. Tuy nhiên, hình thức này lại gây ra hệ quả xấu đến môi trường
tự nhiên nhất là môi trường đất, gây sụt lở xói mòn đất…do đó cần có chính
sách phát triển và bảo vệ môi trường hợp lý.
2.2. Quá trình khai khẩn và canh tác nương rẫy
Người H’mông đã tích luỹ được vốn kinh nghiệm lâu đời trong việc sử
dụng đất đai và kỹ thuật canh tác nương rẫy. Người Hmông tiến hành canh tác
nương rẫy theo kinh nghiệm truyền thống, kỹ thuật canh tác có từ lâu đời.
a. Quá trình khai khẩn nương rẫy:

7
TaiLieuNhanh.Com Email:
Việc khai khẩn một bãi nương được bắt đầu bằng việc chọn bãi, sau đó
đến phát và đốt cây. Qua ba khâu này coi như đồng bào đã có một nương rẫy để
tiến hành sản xuất. Theo kinh nghiệm của đồng bào, bãi đất tốt để làm nương

phải là nơi có nhiều cây. Bởi cây cối rậm rạp sau khi đốt đi thành tro sẽ là nguồn
phân dồi dào cho đất, càng nhiều cây thì lượng tro càng lớn, đất càng tốt, đồng
thời đất có độ dốc không cao quá. Càng ít dốc, càng thuận lợi cho quá trình canh
tác; sức bào mòn của nước mưa ít nên lượng mùn được giữ lại nhiều, quá trình
đi lại trong lúc canh tác dễ dàng hơn. Nhưng hiện nay do dân số phát triển, diện
tích đất hoang hoá ngày càng nhiều nên đồng bào phải tiến hành khai khẩn ở cả
những mảnh đất khô cằn, nhiều sỏi đá, dốc cao… khó khăn cho sản suất.
b. Quá trình canh tác
Phương thức canh tác của người Hmông ở nương rẫy có những cách chủ yếu :
- Gieo trồng theo đường cày:
Phương thức này được áp dụng với những vùng có trình độ thâm canh
cao. Đồng bào Hmông có nghệ thuật cày giỏi, các nương dù nhiều đá, dốc cao,
ngổn ngang… nhưng họ vẫn cày được dễ dàng. Theo cách này, quy trình công
việc từ làm đất đến gieo trồng được tiến hành như sau:
Cày lật úp cỏ xuống để một thời gian cho đất ải, cỏ thối thành phân xanh
rồi bừa cho tơi nhỏ. Khi gieo hạt, một người cày đi trước; người khác đi sau một
tay bỏ phân xuống đường cày từng nắm theo một khoảng cách nhất định, phù
hợp với cây trồng, tay kia bỏ bỏ hạt xuống chỗ vưà bỏ phân, rồi dùng chân lấp
đất lại.
Cách này dùng phân ít nhưng lại bón tập trungvà chính xác vào gốc cây
được trồng. Có nơi đồng bào cho hạt giống trộn với phân lợn rồi trộn với tro để
hạt giống được bao một lớp “vỏ phân”, khi gieo xuống đất chống được sâu bọ.
Cách làm này đòi hỏi hai người lao động thực hiện ba khâu liên hoàn: cày, gieo
hạt, bón phân.

8
TaiLieuNhanh.Com Email:
Với phương thức này, đất được cày và xới sâu cho năng suất cao nên ta
chủ trương mở rộng cách này. Nhưng khi cày đất bị xới lên, gặp mưa tốc độ xói
mòn cao nên khi thực hiện phải tính toán để giữ màu cho đất.

- Gieo trồng theo hốc dùng cuốc bổ:
Cách gieo trồng này được thực hiện nhiều, thích hợp với những nương
dốc ,nương có quá nhiều sỏi đá không dùng cày được.
Cách bỏ hốc thường được tiến hành từ thấp lên cao ( theo độ dốc của
nương). Đồng bào bổ hốc theo hàng ngang: người cuốc hốc, người tra hạt theo
sau. Hạt tra vào hốc và tra luôn phân bón. Khi bỏ hốc hàng trên thì bỏ đất xuống
lấp cho các hốc hàng dưới, nên đỡ công lấp các hố đã tra hạt.
Gieo trồng theo cách này cho phép tận dụng được những mảnh đất hẹp,
những góc vườn, góc nương, tích kiệm được thời gian và sức lao động. Cách
này còn được áp dụng trong kỹ thuật gieo trồng xen canh; nhưng chỉ mang tính
đặc thù không thể thay thế cho gieo trồng bằng cày được.
- Gieo trồng theo lỗ dùng gậy chọc:
Cách này không còn phổ biến. Phương thức này được áp dụng trước tiên
cho những nương đất mới khai phá. Ở loại nương này, đất ẩm xốp, dễ chọc lỗ,
giữ được màu; nếu dùng cuốc hoặc cày ở đây sẽ làm tăng nhanh tốc độ xói mòn
lớp đất màu trên bề mặt.
Với địa hình canh tác đa dạng, đặc trưng đồng bào Hmông đã có được
một hệ thống các phương thức gieo trồng đa dạng, thích ứng với từng điều kiện
của nương rẫy.
- Kỹ thuật xen canh, gối vụ:
Do thời tiết chỉ trồng được một vụ lương thực (vụ hè thu) nên đặc điểm
nổi bật ở kỹ thuật canh tác nương rấy của người Hmông là luôn trồng xen canh,
gối vụ. Điều này để tranh thủ thời tiết hè thuvà tăng hệ số quay vòng đất canh
tác, tăng hệ số sử dụng đất đẩm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm… Một
nương người ta có thể trồng nhiều loại cây ngô, rau dền, các loại đỗ…Người
Hmông chỉ có nương lanh, chàm. Mạch ba góc là chỉ trồng một loại cây mà thôi.

9
TaiLieuNhanh.Com Email:
Theo đó, nét riêng biệt trong làm nương rẫy của đồng bào là cùng một hốc

người ta bỏ nhiều loại hạt giống khác nhau: 2 hạt ngô, vài hạt đỗ, ít hạt rau dền,
hạt thuộc họ bầu bí…phân bón tập trung vào hốc, tra hạt đi liền với bón phân.
Khi thu hoạch rải ra, thu từng loại cây một. Thu loại cây này xong thì tiếp tục
chăm sóc cây khác phát triển. Do đó, đồng bào quanh năm bận rộn, nương lúc
nào cũng rất sạch. Cách làm này tuy năng suất cây trồng không cao nhưng tổng
thu nhập các loại hoa màu trên phạm vi diện tích trồng trọt cao, đáp ứng được
cao hơn nhu cầu về lương thực, thực phẩm…. Hơn nữa, cách này thích hợp với
điều kiện tự nhiên của khu vực sinh sống của đông bào. Trồng xen canh là biện
pháp khoa học để tranh thủ thời tiết, tranh thủ vòng quay của đất, chống xói mòn
ở nững nơi đất dốc, bảo vệ môi trường.
Song canh tác nương rẫy có một vài hạn chế như việc làm nương rẫy rất
vất vả, năng suất lại hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên rất bấp bênh. Đồng
thời có nhiều ảnh hưởng không tốt tới môi trường tự nhiên.
2.3. Các hình thức canh tác khác:
Ngoài hai loại hình thức canh tác chính trên, đồng bào Hmông còn có các
các hình thức sau:

Canh tác vườn nhà, vườn treo:
Vườn của người Hmông có thể gần nhà, hoặc xa nhà nhưng khoảng cách
không quá lớn. Họ cũng làm rào bảo vệ nhưng không chăm sóc nhiều, cây cối
chủ yếu tự phát triển. Trong vườn trồng các loại cây như: cây họ cam, họ chuối
họ khoai riềng, họ bầu bí, tỏi….
• Canh tác vườn rừng: Đồng bào để phát triển tự do.
• Canh tác rừng và các bãi chăn thả: thuộc sở hữu của cả cộng đồng,đồng
bào khai thác tự do, khai thác làm nương rẫy tuỳ theo sức của mình.
Các bãi chăn thả thì đồng bào quản lý rất chặt, vì ngựa là phương tiện vận
chuyển chính ở vùng cao cho nên họ rất lưu ý đến việc giữ gìn các bãi chăn thả
ngựa.

10

TaiLieuNhanh.Com Email:
2. Hệ thống công cụ:
Công cụ lao động mang đặc trưng tộc người, phù hợp với điều kiện tự
nhiên của vùng cư trú, công cụ lao động của người Hmông phần lớn do chính
đồng bào tự sản suất; nhưng ngày nay thì đồng bào cũng mua công cụ, tuy chất
lượng không bằng nhưng thuận tiện, nhanh chóng.
Hệ thống công cụ lao động của người Hmông gồm các loại cơ bản sau:
2.1 Chiếc cày.
Chiếc cày người Hmông gọi là “ chủ lì”, cày được làm bằng gỗ, lưỡi cày
đúc bằng kim loại. Lưỡi có hình tam giác cân, phía cạnh đáy đày, phía đỉnh
mỏng. Lưỡi cày dài khoảng từ 30- 32cm, chỗ đáy rộng nhất 20cm. Chiếc cày
Hmông gần giống với chiếc cày Kinh song cày Hmông to hơn, chắc chắn hơn và
đóng ghép bằng hệ thống mộng giằng. Cày Hmông bao gồm 3 bộ phận đó là
thân cày, bắp cày và tay cày. Lưỡi cày do người Hmông tự sản xuất lấy, nếu so
sánh với cày Kinh, cày Tày, Nùng thì to bản hơn.Thực tế khi canh tác ruộng bậc
thang cho thấy ruộng có độ dốc cao, tầng đất canh tác lắm sỏi đá, lắm gốc cây,
rễ cây, nhiều chỗ gặp mấp mô trong quá trình khai thác ruộng chưa sử lý được
thì chiếc cày Hmông và kỹ thuật cày của người Hmông hoàn toàn có thể giải
quyết được các khó khăn tồn đọng trong khi cày.
2.2 Chiếc Bừa.
Người Hmông chỉ dùng chiếc bừa gỗ đơn tức là chiếc bừa đó chỉ sử dụng
một sức kéo chứ không sử dụng bừa đôi với hai sức kéo. Vì các thửa ruộng bậc
thang hẹp nhiều chỗ chỉ đủ một đường bừa. Chiếc bừa Hmông dài chừng 1m cao
khoảng 0,8, có 8 răng bằng gỗ cứng và dẻo ( gỗ cây dẻ) cũng được đóng với
nhau bằng hệ thống mộng giằng vững chắc và kĩ thuật tra răng bừa. Bừa Hmông
bao gồm các bộ phận tay cầm, bộ phận tra răng bừa và hai thanh gỗ dài để buộc
dây kéo. Răng bừa làm bằng gỗ dẻ vùa có độ cứng và dẻo. Răng bừa làm bằng
gỗ làm cho trọng lượng bừa nhẹ, dễ di chuyển ở các vùng dốc; răng bừa dẻo có
độ mềm dễ lách được qua sỏi đá và các vật cứng.


11
TaiLieuNhanh.Com Email:
Ngoài chiếc cày và chiếc bừa, người Hmông còn sử dụng nhiều loại công
cụ khác trong quá trình làm đất canh tác.
2.3 Chiếc cuốc bướm.
Là loại công cụ đặc thù của người Hmông đồng thời cũng là loại công cụ
phổ biến, số cuốc thường được tính theo số lao động trong gia đình. Lưỡi cuốc
bướm do thợ rèn người Hmông tự làm lấy. Lưỡi cuốc bằng sắt, rộng 20cm, chỗ
để tra cán cuốn thành ống sắt tròn uốn cong liền với lưỡi cuốc. Đường kính ống
khoảng 4cm. Cán để tra vào ống là đoạn gỗ được đẽo tròn, dài hay ngắn tuỳ
thuộc vào độ trưởng thành của người lao động. Lưỡi cuốc được rèn rất tốt, cứng
vừa phải, đảm bảo độ dẻo nhưng không bị quăn trong điều kiện ruộng có nhiều
sỏi đá. Người Hmông có kinh nghiệm sử dụng cuốc bướm trong việc khai ruộng
làm cỏ.
2.4 Chiếc cào cỏ:
Chiếc cào cỏ của người Hmông không có răng, họ thường lấy những con
dao cũ không dùng được nữa uốn cong thành chiếc cào cỏ. Chiếc cào cỏ được sử
dụng trong việc làm sạch cỏ ở trên ruộng và làm cỏ cho các cây trồng quanh
nhà.
2.5 Chiếc liềm:
Chiếc liềm của người Hmông chủ yếu để gặt lúa ở chân ruộng bậc thang
và cắt cỏ cho trâu, bò, ngựa.
2.6 Búa chim:
Búa chim có một lưỡi nhọn và một lưỡi tù, khi khai ruộng gặp chỗ đất
mềm, người ta sử dụng lưỡi nhọn, gặp chỗ đất lắm sỏi người ta sử dụng lưỡi tù.
Chiếc búa này to, nặng nên chỉ có nam giới khoẻ, có kinh nghiệm trong lao động
mới sử dụng được.
2.7 Chiếc gùi:

12

TaiLieuNhanh.Com Email:
Chiếc gùi là phương tiện vận chuyển chủ yếu của người Hmông thích hợp
với các đường dốc, trèo leo trên các đường ruộng dốc bậc thang và các vách đá.
Nhà có bao nhiêu người thì số lượng gùi cũng tương ứng. Gùi được đan bằng
nan giang hoặc bằng trúc nên dùng bền. Dây gùi được làm bằng da trâu, bò hoặc
dây móc. Gùi cao khoảng 60cm, có đáy đường kính 30cm. Càng lên cao gùi
càng loe rộng. Miệng gùi có hình bầu dục không có nắp đậy do vậy có thể chứa
những vật có chiều cao hơn gùi.
Với những công cụ có từ lâu đời và những công cụ mới du nhập trong đời
sỗng hiện đại đồng bào Hmông đang dần từng bước cải thiện canh tác để tăng
nâng suất,cải thiện đời sống. Những công cụ đó phần nàp cũng nói lên được tính
sáng tạo và khéo léo của tộc người này.
III. KẾT LUẬN CHUNG:
Mỗi tộc người lại có những điều kiện sinh sống khác nhau, tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh tự nhiên mà có những phương thức canh tác đặc trưng. Là những cư
dân di cư tới Việt Nam muộn người Hmông phải sống trên địa hình núi cao, dốc.
Khắc phục khó khăn, họ đã tìm ra được phương thức canh tác phù hợp. Với
những công cụ truyền thống có cải tiến và phương thức canh tác ruộng bậc
thang,canh tác nương rẫy, đời sống đồng bào đã dược cải thiện. Cần phải thấy
rằng những phương thức, những công cụ lao động đó là sự tích luỹ kinh nghiệm
truyền thống từ ngàn đời cũa đồng bào Hmông, là trí tuệ của cả một cộng đồng
trong điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa đó là những
phương thức canh tác tối ưu nhất. Mặc dù đây là phương thức canh tác phù hợp
hơn cả với đông bào trong điều kiên đất đai ít ỏi, cằn cỗi, độ dốc cao, nhiều đá
…thì những phương thức đó còn nhiều hạn chế. Đó là vấn đề ảnh hưởng môi
trường tự nhiên, phá rừng do đốt nương rẫy gây mất cân bằng môi trường sinh
thái,du canh du cư gây vấn đề về xã hội…Hơn nữa, phương thức canh tác đó
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu lương thực của đồng bào. Vì vậy, chúng ta
cần xem xét và đưa ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa cuộc
sống của đồng bào Hmông nói riêng và các đân tộc thiểu số khác nói chung.


13
TaiLieuNhanh.Com Email:
MỤC LỤC
Kỹ thuật canh tác của người H'Mông 1

14

×