Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên rừng ở huyện lương sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 86 trang )

bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và ptnt

tr-ờng đại học lâm nghiệp

HONG T LONG

NGHIấN CU QUN Lí BN VNG TI NGUYấN RNG
HUYN LNG SN TNH HềA BèNH

Chuyờn ngnh: Kinh t nụng nghip
Mã số: 60 .31.10

LUN VN THC S KINH T

NGI HNG DN KHOA HC:
TS. TRN VN D

H Ni, 2011


bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

bé n«ng nghiÖp vµ ptnt

tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp

HOÀNG TỬ LONG

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG


Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hµ Néi, 2011


i1

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo chương
trình đào tạo Cao học Khoá 17 ( 2009-2011), chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp. Để
hoàn thành chương trình đào tạo cao học, nhằm vận dụng kiến thức đã được học vào
thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Sau đại
học, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên rừng ở huyện
Lương Sơn tỉnh Hòa Bình”. Sau thời gian thực tập hết sức khẩn trương và nghiêm
túc, với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Trần Văn
Dư, các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, đến nay luận văn đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy, cô trong khoa
Đào tạo Sau Đại học, thầy cô bộ môn Kinh tế và các bộ môn khác đã nhiệt tình giảng
dạy truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tạo điều kiện trong công tác, học tập hàng, sự quan
tâm giúp đỡ của các lãnh đạo và cán bộ Cơ quan Huyện ủy, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm, Chi cục Thống
kê, Ban quản lý dự án KFW7 huyện Lương Sơn, Lâm trường Lương Sơn và UBND
các xã trong huyện ngày nay đã đạt kết quả. Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của
Tiến sỹ Trần Văn Dư đã tạo điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, gia đình khuyến khích động viên, song do
thời gian có hạn, năng lực bản thân cũng như các thông tin về đối tượng nghiên cứu
còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả

kính mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo, các nhà khoa
học và đồng nghiệp để xây dựng chuyên đề nghiên cứu ngày được hoàn thiện hơn.
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tác giả
Hoàng Tử Long


iv2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

STT

Tên đầy đủ

1

BVR

Bảo vệ rừng

2

CN - TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp


3

CN - XD

Công nghiệp - xây dựng

4

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

5

GTGT

Giá trị gia tăng

6

HĐND

Hội đồng nhân dân

7

NN

Nông nghiệp


8

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy

9

PTNT

Phát triển nông thôn

10

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

11

TBXH

Thương binh xã hội

12

THCS

Trung học cơ sở


13

THPT

Trung học phổ thông

14

TS

Tổng số

15

UBND

Ủy ban nhân dân


v3

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

3.1


Đất đai của huyện Lương Sơn năm 2010

37

3.2

Tăng trưởng GTSX, GTGT các ngành kinh tế huyện Lương Sơn

41

3.3

Cơ cấu GTSX theo ngành Lương Sơn giai đoạn 2005- 2010

41

3.4

Biến động các loại đất rừng giai đoạn 2005 -2010

47

3.5

Sử dụng đất theo chủ quản lý năm 2010

48

3.6


Quản lý rừng theo thành phần năm 2010

49

3.7

Độ che phủ rừng giai đoạn 2006-2010

49

3.8

Tình hình sử dụng đất rừng giai đoạn 2006-2010

51

3.9

Tình hình trồng các loại rừng giai đoạn 2006-2010

52

3.10

Tình hình trồng rừng theo chủ quản lý năm 2010

53

3.11


Tình hình khoanh nuôi bảo vệ tái sinh

54

3.12

Khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh năm 2010

55

3.13

Tình hình cơ bản về hộ điều tra năm 2011

61

3.14

Chi phí và thu nhập 1 ha cây Keo lai sau 7 năm

62

3.15

Kế hoạch trồng, phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2015.

65

3.16


quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

66

Trang


vi

4

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1.1

Biểu đồ mô tả quá trình quản lý rừng bền vững

4

3.1

Qui mô GTSX và GTGT huyện Lương Sơn 2005 - 2010

40


3.2

Sơ đồ quản lý rừng, đất rừng của Huyện Lương Sơn

44

3.3

Biểu đồ tổ chức quản lý rừng, đất rừng ở xã, thị trấn

45

3.4

Biểu đồ thực trạng rừng và đất rừng năm 2010

50

3.5

Biểu đồ khai thác rừng trồng giai đoạn 2006-2010

55


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân và là

ngành kinh tế đặc thù, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã
hội và môi trường sinh thái. Vì vậy phát triển lâm nghiệp phải đồng bộ từ quản lý, bảo
vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng
đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái trên cơ sở đẩy
nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu
tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện tại, ngành lâm nghiệp đang quản lý 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp,
chiếm khoảng 49% tổng diện tích lãnh thổ quốc gia, liên quan trực tiếp đến đời sống
của trên 25 triệu đồng bào. Do vậy, việc phát triển rừng và quản lý rừng bền vững là
mục tiêu, là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện các Mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ, Việt Nam đã nỗ lực bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới. Nhờ đó,
tỷ lệ đất có rừng che phủ đã được cải thiện đáng kể, nâng lên 33,2% vào năm 2000 và
đến năm 2008 đạt tới 39%. Như vậy, trung bình mỗi năm nước ta có thêm 0,6% diện
tích đất được che phủ rừng.
Tuy nhiên diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học
rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu,
rừng trung bình giảm, trong đó rừng phục hồi và rừng trồng tăng.
Một số địa phương, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy và hiện tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt
lở đất bất thường có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng; Tăng trưởng
của ngành Lâm nghiệp thấp và chưa bền vững, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm
năng tài nguyên rừng chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ
và các dịch vụ môi trường.
Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xoá đói, giảm


6


nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề
rừng thấp và chưa ổn định, đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề
rừng, đời sống của cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp còn rất khó khăn.
Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 6 nước đầu tiên trên thế giới được lựa chọn tham
gia Quỹ đối tác Các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) do Ngân hàng Thế giới (WB) quản
lý và Chương trình giảm phát thải khí nhà kính gây ra do mất rừng và suy thoái rừng
của Liên Hợp quốc (UN-REDD). Để tiếp tục thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ, trong những năm tới chúng ta sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ cải thiện và
mở rộng diện tích rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh; ngăn chặn và đẩy lùi nạn
phá rừng, cháy rừng và khai thác bừa bãi vốn rừng; tăng cường hơn nữa công tác bảo
tồn các khu vực giàu đa dạng sinh học, đi đôi với quản lý, bảo vệ chặt chẽ việc khai
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, là vùng chuyển tiếp giữa vùng Đồng bằng Sông
Hồng và vùng núi Tây Bắc có diện tích đất tự nhiên đứng thứ 3 và dân số đứng thứ 2
trong các tỉnh vùng Tây Bắc; nơi có trên 69% là dân tộc thiểu số sinh sống, cơ sở hạ
tầng thấp kém, nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác. Kinh tế nhân
dân trong khu vực lâm nghiệp còn khó khăn, tụt hậu so với vùng khác.
Lương Sơn là huyện trung du miền núi, tiếp giáp giữa miền núi và đông bằng,
cưa ngo phia đông cua tinh inh, đông thơi la cưa ngo cua vung, có tổng diện tích tự
nhiên là 37.707,8 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 19.028,64 ha, chiếm 50,46% tổng
diện tích đất tự nhiên; Vì vậy lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất có vị trí quan
trọng trong phát triển kinh tế của huyện, góp phần tích cực trong bảo vệ môi trường
sinh thái. Tuy vậy, giá trị sản xuất hàng hóa từ lâm nghiệp còn thấp. Kinh doanh từ
rừng còn hạn chế. Công tác trồng rừng, quản lý rừng và giao đất rừng cho các hộ gia
đình và cộng đồng còn nhiều bất cập, chưa phát huy được tiềm năng từ rừng. Nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển đa dạng sinh học rừng, tôi chọn lĩnh
vực: “Nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên rừng ở huyện Lương Sơn tỉnh Hòa
Bình” làm đề tài của luận văn cao học.



7

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý rừng bền vững
1.1.1.Khái niệm về quản lý rừng bền vững
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu của mỗi quốc gia nói riêng và toàn thể
nhân loại nói chung. Rừng không những là một bộ phận quan trọng của môi trường
sinh thái mà còn có giá trị to lớn về mặt kinh tế, xã hội. Do vậy tài nguyên rừng cần
được quản lý bền vững và đây cũng là xu thế phát triển lâm nghiệp của thế giới hiện
nay. Con người luôn luôn mong muốn sử dụng tối đa tiềm năng của rừng để phục
vụ cho mình, lại muốn việc sử dụng tối đa đó ổn định và lâu dài. Khái niệm Quản lý
rừng bền vững chính là cách hiểu theo 2 nghĩa đó. Trong thời gian gần đây, quản lý
rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh
rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới.
Hiện tại có hai định nghĩa đang được sử dụng ở Việt Nam.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế),“QLRBV là quá trình quản lý
những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản
lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm
và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và
năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn
đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
Theo Tiến trình Hensinki, “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức
và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức
sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương
lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia
và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác.
Có nhiều quan điểm khác về vấn đề quản lý rừng bền vững, nhưng tựu chung
đều có ý nghĩa như sau: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt
được 1 hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển sản xuất

dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh


8

hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi
trường tự nhiên và xã hội. Bài giảng QLRBV, TS Lê Minh Chính 2007.
Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề
ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi
trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...). Bảo đảm sự bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất,
hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện
tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng).
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp,
thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng
như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
5. Đánh giá quản lý rừng bền vững:
tiến hành giám sát, cấp chứng chỉ
4. Mở rộng, thúc đẩy quản lý rừng bền vững đối với
khách hàng và các bên liên quan đến hoạt động rừng
3. Công cụ: sử dụng linh hoạt phương cách thưởng và
phạt cho việc áp dụng quản lý rừng bền vững
2. Chính sách, chính sách lâm nghiệp, các tiêu chuẩn quản lý
rừng bền vững và quy định pháp luật
1. Vai trò của các tổ chức trong lâm nghiệp và sử dụng đất cần được
đàm phán và phát triển
Sự thành lập
Quyền sở hữu/chiếm hữu và quy định pháp lý; Điều kiện thị trường và đầu tư; Cơ

chế của các thoả thuận mang ảnh hưởng liên ngành; Sự nhận thức về các cơ quan
chủ quản rừng (nhà nước, các đơn vị xã hội và khu vực tư nhân)
(Nguồn tài liệu: Bài giảng kinh tế Lâm nghiệp- TS Lê Minh Chính)
Hình 1.1. Biểu đồ mô tả quá trình quản lý rừng bền vững
Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng
phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời
không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.


9

Các mục tiêu cơ bản của QLRBV có quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu đứng trên
quan điểm kinh tế sinh thái thì hiệu quả về mặt môi trường có thể xác định được
bằng giá trị kinh tế, bởi vì nếu nâng cao được giá trị về mặt môi trường sinh thái
của rừng thì sẽ giảm được những chi phí cần thiết để phục hồi và ổn định môi
trường sống cho xã hội. Mặt khác, yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ
đến giá trị kinh tế và môi trường, thể hiện bằng ý thức của con người và những
quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
1.1.2. Các nguyên lý quản lý rừng bền vững
Thứ nhất là: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng:
Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng
nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.Theo
định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu
cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của các thế hệ tương lai
đáp ứng được các nhu cầu của họ. Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng
giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái
sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần
tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.
Nguyên lý thứ hai là: Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng
ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng

và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy
thoái về môi trường.
Nguyên lý thứ ba là: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên
rừng ở cùng thế hệ: Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công
bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình
đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, 1971 cho rằng, sự bình đẳng
trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:
+ Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc
được cung cấp các tài nguyên từ rừng;
+ Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự


10

bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi
người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau.
Nguyên lý thứ tư là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý
và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.
1.1.3. Vai trò của quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của toàn nhân loại,
điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ carbon và bảo vệ chống sa
mạc hóa... Rừng được bảo vệ bền vững có thể tăng cường nguồn cung cấp các sản
phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho khoảng 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng.
Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người tại các
nước đang phát triển thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.
QLRBV làm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý của chủ rừng đối
với từng khu rừng cụ thể, sử dụng tối đa các lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và
lợi ích xã hội của rừng, nhưng ổn định và bền vững lâu dài. Quốc tế và từng quốc
gia có các bộ tiêu chuẩn chủ để chủ rừng so sánh, phấn đấu cho đạt tiêu chuẩn
QLRBV, khi đó sẽ được cấp chứng chỉ rừng và cho lâm sản khai thác từ các khu

rừng này. Các sản phẩm có chứng chỉ QLRBV được mọi thị trường thế giới tiêu
thụ ưu tiên, và với giá cao.
Đa dạng sinh học (ĐDSH) được định nghĩa trong Công ước là tính (đa dạng)
biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái
tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà
chúng là một phần; tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và
các hệ sinh học. Như vậy, đa dạng sinh học là sự sống và chức năng của đa dạng
sinh học là duy trì các quá trình của hệ sinh thái cung cấp thức ăn, nước và các
nguyên vật liệu cho xã hội loài người.
Loài người đã bước vào thời đại công nghiệp với dân số lên đến 8 tỷ người
cùng với sự phong phú chưa từng có về đa dạng sinh học (tổng số gen, loài và các
hệ sinh thái trên trái đất). Tài nguyên sinh học - một bộ phận của đa dạng sinh học
có hoặc có thể có giá trị sử dụng cho con người - đã từng được khai thác tự do cho
quá trình phát triển của loài người.


11

Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới hạn, và
chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm giảm tính đa
dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong mối quan hệ giữa
con người và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ thuộc vào.
Các hoạt động của con người đang ngày càng làm suy giảm khả năng chu
cấp cho sự sống của trái đất, trong khi sự tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng lại đòi
hỏi ngày càng nhiều tài nguyên từ thiên nhiên.
Những tác động có tính huỷ diệt cùng lúc gây ra bởi một số lượng lớn những
người nghèo khó đang phải vật lộn với cuộc sống và một số ít người giàu có nhu
cầu sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên đang dần phá vỡ sự cân bằng vốn đã và
đang tồn tại, ít nhất ở quy mô toàn cầu, giữa nhu cầu tiêu thụ tài nguyên của con
người và khả năng đáp ứng của trái đất.

Tính đa dạng về di truyền, loài và hệ sinh thái cung cấp những nguyên liệu
để các cộng đồng người khác nhau thích nghi được với sự thay đổi, và sự suy giảm
của mỗi loài sẽ giảm bớt khả năng thích nghi với những điều kiện thay đổi của
thiên nhiên cũng như con người .
Những vùng nhiệt đới chứa đựng phần lớn đa dạng sinh học của trái đất. Các
nước công nghiệp cũng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của vùng nhiệt đới, chẳng
hạn như nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nguồn thức ăn, dược phẩm,
nơi du lịch giải trí, cũng như rất nhiều những nguồn lợi hữu hình và vô hình khác.
Tuy nhiên, trong khi việc khai thác tài nguyên ở vùng nhiệt đới mang lại lợi nhuận
đáng kể cho các nước công nghiệp, thì những đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn
và phí tổn về môi trường bởi hoạt động khai thác quá mức lại không được thực
hiện một cách tương xứng.
Trong nhiều nhân tố khác nhau thì vấn đề nhân công rẻ mạt, nguồn nguyên liệu
với giá thấp không phản ánh hết giá trị thực của chúng, đầu tư phát triển, kiểm soát
giá cả hàng hoá và lãi suất không hợp lý đã đẩy nhanh mức độ suy thoái và phá huỷ
tài nguyên hơn nhiều so với các trường hợp khác.
Tình trạng này đang tiếp tục xấu đi do hậu quả của các cuộc khủng hoảng nợ
của các nước đang phát triển và lãi suất cao .


12

Sự xói mòn các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của hành tinh sẽ còn tiếp diễn cho
đến khi con người cân bằng được các nhu cầu của mình với các quá trình và khả
năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên và do đó các hoạt động của con người trở
nên bền vững lâu dài.
Do đó, các vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học không thể tách rời
với các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội; các chính phủ, ngành công nghiệp, các
cơ quan phát triển và dân chúng đang ngày càng quan tâm đến sự suy thoái tài
nguyên sinh học, với nhận thức rằng sự phát triển phải phụ thuộc vào công tác bảo

tồn nguồn tài nguyên này. Các vấn đề trong công tác bảo tồn là Huy động được
kiến thức khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn, quản lý các quá trình biến đổi để
tài nguyên sinh học, thông tin để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học
phối hợp một cách có hiệu quả nhất các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn
tài chính để đáp ứng với những quy mô tương xứng với vấn đề bảo tồn và vấn đề
nào cần được chú ý trước tiên.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu
vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực,
trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe
(1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên
nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu á và Châu Phi đang xảy
ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên
nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng
làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3
vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ
củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.
- Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng
các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. ở Châu Mỹ La Tinh, có
khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại


13

do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20
nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng
bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như

các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân
dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra
mạnh mẽ ở vùng Đông Nam á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế
giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào
năm 1890, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất
khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích,
trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng trên
thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ
cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến
lĩnh vực môi trường. ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng
sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. ở Pêru, nhân dân phá rừng để
trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru. Các
cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh
ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giới
và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy
rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia
trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ,
trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm
tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính
sách đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác.
Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình
thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ
mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.


14


Thử thách lớn cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng và đất rừng bảo vệ
và phát triển nguồn tài nguyên cùng với việc giảm nghèo cho người dân địa
phương. Kết quả chính của nghiên cứu cho thấy (1) Mức độ phụ thuộc sinh kế của
người dân vào việc khai thác các lâm sản từ rừng có chiều hướng giảm mạnh,
nhưng những hộ nghèo vẫn còn sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng, (2) Tình trạng
người dân thiếu đất sản xuất và đất xây dựng nhà ở đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng, dẫn đến lấn chiếm, tranh chấp đất giữa người dân và các đơn vị quản lý rừng,
(3) Người dân địa phương đã tích luỹ được nhiều kiến thức bản địa về quản lý và sử
dụng tài nguyên rừng, (4) Có ba phương thức quản lý rừng đang tồn tại ở địa
phương: Quản lý nhà nước, Quản lý cộng đồng và Quản lý hộ gia đình. Có sự
chồng chéo trong công tác quản lý và mỗi phương thức quản lý có những điểm
mạnh và tồn tại nhất định.
- Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững rất quan trọng đó là các hệ
thống chính sách: (1) Về chính sách và công nghệ: Chính sách thường lạc hậu và
không đồng bộ, không theo kịp với nhu cầu và phương thức quản lý tiến bộ trong
phát triển lâm nghiệp, thiếu các chính sách, những hướng dẫn kỹ thuật và tiêu
chuẩn cụ thể về quản lý rừng bền vững. (2)Về sinh thái: Rừng Việt Nam có tính đa
dạng và phức tạp rất cao của các hệ sinh thái. Việc xác định các tiêu chuẩn để
quản lý bền vững mỗi một hệ sinh thái là điều rất khó khăn. (3)Về kinh tế: Thiếu
nguồn vốn cho chuẩn bị, thực hiện và giám sát các kế hoạch quản lý rừng bền
vững. Chưa xác định nguồn vốn cụ thể cho các hoạt động quản lý rừng bền vững.
(4) Về xã hội: Quyền sở hữu và sử dụng rừng và đất rừng của người dân sống
trong vùng rừng đã được thể hiện trong các chính sách hiện hành. Nhưng lợi ích
đem lại từ quản lý và bảo vệ rừng hiện tại chưa thực sự hấp dẫn với họ. (5)Về
chứng chỉ rừng: Mặc dù Chứng chỉ rừng là một công cụ hữu hiệu để quản lý rừng
bền vững. Nhưng những điều kiện để được cấp chứng chỉ rừng lại rất khắt khe,
khó khăn, đó là tiêu chuẩn của FSC quá cao.


15


1.1.5. Những vấn đề đặt ra về quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học theo
hướng bền vững.
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đứng trước thảm hoạ suy
thoái môi trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi
môi trường, trong đó có phong trào quản lý rừng bền vững. QLRBV là sáng kiến
của cộng đồng quốc tế do những người chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng
và lưu thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác
hợp pháp từ các khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng
và chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ rừng
đảm bảo quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm trù: kinh tế, môi trường, xã hội.
Hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN những năm vừa qua tập trung chủ
yếu vào quá trình QLRBV, từ đó một diện tích tuy còn hạn chế nhưng đã được cấp
chứng chỉ đầu tiên tại Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái lan, trong 3 năm vừa
qua. Động lực kích thích các chủ rừng phấn đấu để đạt được chứng chỉ rừng là
không những được quyền xuất khẩu vào mọi thị trường quốc tế, mà còn được
hưởng giá cao so với gỗ nội địa. Có thể coi chứng chỉ rừng chính là chứng chỉ ISO 9000, ISO-1400 nhưng đặc thù cho các doanh nghiệp quản lý kinh doanh rừng, sản
xuất gỗ và lâm sản. Chính vì vậy tổ chức cấp chứng chỉ rừng phải là các tổ chức phi
chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế mới đảm bảo tính khách quan, công bằng và các tổ
chức cấp chứng chỉ phải dựa trên bộ tiêu chuẩn có đủ các tiêu chí quản lý rừng bền
vững tương đương nhau ở mọi vùng cả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, mặc dù mới
được thực hiện trong những năm gần đây, nhưng rút ra những vấn đề về quản lý
rừng bền vững như sau:
- Các chủ rừng cần xây dựng một phương án quản lý rừng bền vững và
chứng chỉ rừng tuân theo tiêu chuẩn FSC, có sự hỗ trợ từ chính phủ khi triển trai
thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
- Xây dựng một lộ trình cho sản phẩm lâm nghiệp quốc gia tiếp cận một cách
vững chắc với các yêu cầu khắt khe của thị trường gỗ quốc tế.



16

- Các chủ rừng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện quản
lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
- Tăng cường sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quá trình thực
hiện quản lý rừng bền vững thông qua việc thường xuyên giải thích, tuyên truyền
lợi ích của việc thực hiện cấp chứng chỉ rừng đối với các chủ rừng. Xây dựng
năng lực quản lý của các chủ rừng để có thể nhanh chóng tiếp cận được các tiêu
chuẩn của thế giới.
- Sự tham gia của người dân, của cộng đồng là một trong những yếu tố căn
bản giúp cho việc quản lý rừng bền vững được tốt hơn.
- Thiết lập một hệ thống giáo dục đào tạo đến cộng đồng để nâng cao nhận thức
về rừng, môi trường, kỹ năng quản lý rừng cho cộng đồng sẽ góp phần thúc đẩy có
hiệu quả tiến trình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng.
Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý rừng bền vững, tôi cho rằng để
công tác quản lý rừng có hiệu quả, hướng tới bền vững và bảo tồn đa dạng sinh
học cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, cần nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo cơ bản,
có kiến thức tốt về kỹ thuật, tổ chức, điều phối, lập kế hoạch, lập dự toán và theo
dõi, giám sát các hoạt động, giúp nhà quản lý có thể ra quyết định ứng phó với
những biến động thường xuyên của quá trình phát triển.
Hai là, xây dựng lâm phận ổn định, xác định ranh giới rõ ràng trên hiện
trường để bảo vệ rừng tự nhiên cho cả mục tiêu phòng hộ và mục tiêu sản xuất,
kiềm chế mức độ khai thác và đảm bảo cung cấp một lượng gỗ thường xuyên cố
định cho ngành công nghiệp, giúp cho doanh nghiệp quyết định đầu tư dài hạn để
phát triển sản xuất.
Ba là, trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho người sử dụng để họ yên tâm
đầu tư kinh doanh và bảo vệ đầu nguồn, đa dạng sinh học và có cuộc sống phụ
thuộc vào rừng ổn định lâu dài.

Bốn là, cân bằng giữa mục tiêu sản xuất gỗ, môi trường và xã hội, các nhà lập
kế hoạch và quản lý rừng phải nhận ra giá trị của rừng đối với nhiều thành phần xã


17

hội và làm thế nào đó để lập và thực hiện các kế hoạch, các chương trình trong mối
cân bằng và đảm bảo tính bền vững của một tổng thể.
Năm là, quản lý rừng bền vững phải theo kế hoạch rõ ràng, chỉ ra các yêu cầu
kỹ thuật, xác định cụ thể các hoạt động ưu tiên, và trả lời câu hỏi làm cái gì, ở đâu,
khi nào, làm như thế nào và ai làm tốt nhất, mục tiêu đạt được cái gì và lường
trước được các hoàn cảnh, các yếu tố thay đổi.
Sáu là, xác nhận vai trò và giúp đỡ cộng đồng, dựa vào cộng đồng, cũng là
cách cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.
Bảy là, quản lý rừng cần có sự phối hợp liên ngành và gắn với phát triển nông thôn.
Tám là, bảo vệ hệ sinh thái cần hài hòa với sinh kế bền vững.
Chín là, theo dõi và giám sát các hoạt động quản lý rừng thường xuyên liên tục
kết quả thực hiện các hoạt động đã được xác định trong bản kế hoạch, để thực hiện kế
hoạch một cách minh bạch và là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Mười là, tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng.
Thực hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng,
phòng hộ); đa sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng sản xuất và các cơ sở chế biến
lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở sản xuất
lâm nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
Mười một, bảo vệ rừng là trách nhiệm của các chủ rừng, vừa là trách nhiệm
của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn và của toàn xã hội;
bảo vệ rừng phải dựa vào dân, kết hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách và chính
quyền địa phương.
Mười hai, đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường
thu hút vốn của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi

trường... cho bảo vệ và phát triển rừng.
Mười ba, đầu tư của Nhà nước cho lâm nghiệp là phần chi trả của xã hội cho
các giá trị môi trường từ rừng đem lại. Các ngành kinh tế có sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ của lâm nghiệp (bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, cung cấp nguồn
nước...) cũng phải chi trả lại cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và được tính
vào chi phí sản xuất, dịch vụ của các ngành đó.


18

1.2. Quản lý và phát triển rừng được các nước quan tâm
1.2.1. Quản lý tài nguyên rừng ở các nước khu vực trên thế giới
Khi con người chưa xuất hiện trên trái đất, rừng che phủ hầu hết đất đai của
các lục địa. Khi mới xuất hiện, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng bằng
các hoạt động săn bắn hái lượm, các hoạt động này không gây thiệt hại cho rừng;
đến khi biết chăn nuôi, trồng trọt thì con người có các tác động gây tác hại tới
rừng, nhưng cũng chưa có ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên rừng. Kể từ thế kỷ
thứ III trước công nguyên trở về sau thì rừng mới thực sự bị con người tấn công
khai phá. Để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu phát triển cần phải tiêu thụ rất
nhiều gỗ dẫn đến sự khai phá rừng làm thu hẹp diện tích rừng một cách đáng kể.
Vào cuối thế kỷ XX, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng thì con
người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và cần được bảo vệ.
Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998),
trong thời gian 30 năm (1960 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần
13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ
giảm trung bình 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới, ở
Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20
năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng
60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới
lên đến khoảng 70%. Châu á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%.

Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 19
ở ấn Độ, Mianma và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở châu Phi. Khởi đầu,
hoạt động quản lý được thực hiện nhằm bảo vệ có hệ thống các nguồn tài nguyên gỗ.
ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý được đa dạng hóa như: chuyển đổi rừng tự
nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác động
nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc giảm
thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ
(các hệ thống tái sinh tự nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống
phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi).


19

Theo (Gomez-Pompa & Burley 1991) có thể gộp các hệ thống quản lý rừng trên thế
giới về 4 nhóm chính sau:
* Các hệ thống chuyển đổi rừng
Chặt trắng và trồng lại rừng bằng các loài gỗ cứng, thông, bạch đàn hay thay
bằng nông nghiệp du canh là đặc điểm chính của các hệ thống này.
Việc thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng công nghiệp thường được sử dụng
nhằm làm tăng năng suất và đơn giản hóa công tác quản lý. Hệ thống này không được
áp dụng trên diện rộng ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, ở những khu vực đất đai canh tác
nông nghiệp có năng suất thấp thì việc chuyển đổi thành rừng trồng công nghiệp là hợp
lý và có triển vọng. Mặc dù gỗ rừng trồng có thể không thay thế được gỗ rừng tự nhiên
trong sản xuất một số sản phẩm nhưng nó cũng làm giảm áp lực phá rừng bằng khả
năng cung cấp của mình (Kanowskietal. 1992).
Nông nghiệp du canh rất phổ biến trong các khu vực nhiệt đới. Rừng được thay
thế bởi các hệ thống nông nghiệp ngắn ngày mà sau đó đất đai được bỏ hóa để cho
chu kỳ tiếp theo. Hệ thống canh tác nông lâm kết hợp có thể kể đến như Taungya,
trong đó các cây gỗ có giá trị được trồng xen với cây nông nghiệp hàng năm. Hệ
thống này còn có ở dưới dạng các cây tầng dưới của rừng bị chặt để thay vào đó là

các cây nông nghiệp như ca cao. (Nair 1992).
* Các hệ thống chặt cải thiện
Các hệ thống chặt trắng bao gồm việc biến đổi triệt để các lâm phần gỗ để sau đó
được lâm phần có nhiều các cây gỗ có giá trị thương mại hơn. Các loài không có giá trị
thương mại có thể bị chặt, ken hoặc dùng thuốc để diệt nhằm tạo ra lâm phần mà các
loài cây có giá trị thương mại chiếm ưu thế. Các hệ thống này đòi hỏi lâm phần phải có
đủ cây con thuộc loài có giá trị và có đủ cây gieo giống. Hệ thống này đòi hỏi chu kỳ
kinh doanh dài (có thể đến 70 năm) dẫn đến việc thay thế nó bằng các hệ thống khai
thác theo luân kỳ đang được áp dụng ở hầu hết các vùng nhiệt đới.
* Các hệ thống chặt thúc đẩy tái sinh tự nhiên
Những hệ thống chặt chọn hoặc chặt luân phiên nhằm cố gắng giảm thiểu
những tác động không có lợi đối với những cây có giá trị thương mại và bảo vệ sự
sinh trưởng của chúng. Quá trình tái sinh có thể coi là diễn ra hoàn toàn tự nhiên


20

mà không đòi hỏi những tác động đáng kể nào của con người. Mục tiêu đặt ra là
đạt được lâm phần sau khai thác mà kích cỡ và mật độ của lỗ trống được tạo ra
không làm thay đổi kiểu tái sinh và số lượng cây con của các loài có giá trị thương
mại, những loài này được tạo ra sẽ đạt được ở luân kỳ hai (trong khoảng thời gian
20-30 năm sau). Hiệu quả kinh tế của các mô hình này không chắc chắn bởi vì
nguồn vốn thu được từ các hoạt động khai thác đầu tiên thấp hơn các hệ thống
theo luân kỳ. Mặt khác, chi phí quản lý dài hạn lại thấp hơn.
Các hệ thống tác động tối thiểu tạo ra những cơ hội tốt nhất cho các mục tiêu
quản lý hướng tới bảo tồn. Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Whitmore (1990), mặc dù
phương pháp này là tốt về mặt lý thuyết và có triển vọng thực tiễn nhưng không có
một bằng chứng cụ thể về tính bền vững nào của hệ thống này trong thời gian dài.
* Các hệ thống phục hồi
Trong những hệ thống này, quản lý rừng được đưa ra nhằm tái sinh những

rừng sản xuất trên đất đã bị thoái hoá mà quá trình diễn thế thoái bộ có thể vẫn
tiếp tục xảy ra trong luân kỳ tiếp theo, như các thảm cỏ Imperata của Đông Nam á.
Các khu rừng bị phá hoại nghiêm trọng bởi khai thác không hợp lý, không có khả
năng tự phục hồi cũng là đối tượng để thực thi những hệ thống quản lý rừng nà y.
Theo A. Ofosu-Asiedu (1997), các hệ thống quản lý rừng ở vùng nhiệt đới
ẩm có thể gộp thành hai nhóm chính, nhóm các hệ thống hướng rừng về cấu trúc
đơn giản hơn, rừng có xu hướng trở thành đồng tuổi hoặc cùng kích thước
(monocyclic management systems) và nhóm các hệ thống quản lý có tính chu kỳ,
thúc đẩy tái sinh tự nhiên nhằm tạo ra rừng có cấu trúc gần với tự nhiên
(polycyclic management systems).
Việc quản lý và bảo vệ rừng thường gây nên mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân,
cộng đồng dân cư với lợi ích quốc gia, vì vậy trong công tác quản lý rừng cần phải
đề cập đến nhiều khía cạnh quan trọng là xây dựng, bảo vệ và sử dụng các nguồn
tài nguyên để vừa phục vụ cho các nhu cầu xã hội, vừa đảm bảo tính ổn định bền
vững lâu dài của tài nguyên rừng.
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ
chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát


21

triển rừng, trong đó có chiến lược bảo tồn quốc tế (1990 và điều chỉnh năm 1991),
Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng
nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát
triển(UNCED năm 1982).
1.2.2. Tình hình quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Các hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam có thể chia làm ba
giai đoạn: Thời kỳ trước 1945; Thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung (1946-1990);
thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường (từ 1991).
- Thời kỳ trước 1945: Đơn vị quản lý rừng trong thời kỳ này được gọi là hạt lâm

nghiệp có qui mô tương đương với cấp tỉnh. Nội dung hoạt động lâm nghiệp trong
thời kỳ này chủ yếu là quản lý tài nguyên rừng nhằm để thu thuế là chính. Để thực
hiện mục tiêu khai thác tài nguyên rừng, người ta đã chia rừng thành ba loại:
+ Rừng không thuộc quản lý của Nhà nước. Đây là những khu rừng ở vùng
sâu vùng xa với mật độ dân địa phương rất thấp, khó tiếp cận và kiểm soát. ở
những khu rừng này dân địa phương có quyền tự do khai thác gỗ, lâm sản và phát
nương làm rẫy để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của họ.
+ Rừng khai thác là những khu rừng tự nhiên nằm gần các khu dân cư và có
điều kiện giao thông thuận lợi. Rừng được phân chia thành các đơn vị quản lý,
được kiểm kê tài nguyên, điều tra các thông tin cơ bản phục vụ quản lý. Các đơn
vị rừng được chia thành các coup (cúp) khai thác và Nhà nước quy định cấp kính
tối thiểu được phép khai thác.
Kiểm lâm đặt các trạm kiểm soát ở cửa rừng, tất cả các gỗ khai thác ra được
chấp nhận, đóng búa, nộp thuế và cho phép lưu thông.
+ Rừng quan trọng là những khu rừng có vị trí quan trong về kinh tế được
khai thác và bảo vệ trong suốt luân kỳ; hoặc là những khu rừng có chức năng quan
trọng khác như rừng đầu nguồn cần bảo vệ nghiêm ngặt.
- Thời kỳ 1946 1990: Sau năm 1945 ngành lâm nghiệp được quản lý bởi Nha
lâm chính thuộc Bộ canh nông với nhiệm vụ được qui định là:
(1) Quản lý lâm phận: ngăn ngừa sự tàn phá rừng và sự lạm dụng lâm sản, gìn
giữ các khu rừng có quan hệ đến sự điều hoà khí hậu và mực nước của các triền sông,


22

giữ vững các cồn cát để khỏi lấn vào nội địa; (2) Thi hành lâm pháp; (3) Thi hành thể
lệ về săn bắn. Các hoạt động lâm nghiệp trong giai đoạn này luôn gắn liền với nhiệm
vụ kháng chiến và tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ:
Xây dựng chính sách thể chế lâm nghiệp bao gồm: xoá bỏ các thể lệ lâm nghiệp
độc quyền, xây dựng tổ chức và chính sách thể chế lâm nghiệp mới; cải tiến chế độ

thu tiền bán khoán lâm sản; chính sách phát triển trồng cây gây rừng; các thể chế về
bảo vệ rừng, sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu lâm sản; Thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ rừng; Khai thác gỗ và lâm sản phục vụ yêu cầu kháng chiến; Vận động nhân dân
trồng cây; Đóng góp các nguồn thu của ngành lâm nghiệp vào ngân sách; Đào tạo cán
bộ lâm nghiệp; Công tác nghiên cứu lâm nghiệp.
Đến giai đoạn 1956-1975 được đánh dấu bởi sự thành lập của Tổng cục Lâm
nghiệp (TCLN) như là cơ quan đầu não của ngành lâm nghiệp. ở cấp tỉnh có các ty
lâm nghiệp để quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ
này chủ yếu vẫn là khai thác và bảo vệ rừng tự nhiên. Lượng gỗ khai thác thời kỳ này
trung bình khoảng 1,5 triệu m3/năm. Nhiệm vụ trồng rừng tuy có được chú ý nhưng
qui mô nhỏ (50.000 ha/năm) và tỷ lệ thành rừng rất thấp (khoảng 30%).
Giai đoạn 1976-1990 là những năm có nhiều thay đổi trong hệ thống tổ
chức và chính sách quản lý lâm nghiệp được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Lâm
nghiệp năm 1976.
Năm 1986 rừng được qui hoạch thành ba loại theo chức năng, đó là: Rừng sản
xuất; Rừng phòng hộ và Rừng đặc dụng. Rừng được giải thửa thành các tiểu khu có
diện tích bình quân khoảng 1000 ha để làm đơn vị quản lý. Các hoạt động quản lý và
sản xuất lâm nghiệp của ba loại rừng nói trên được nghiên cứu phát triển và có nhiều
đổi mới trong giai đoạn này. Tổ chức của các hệ thống quản lý ba loại rừng có thể
được tóm lược như sau: (1) Đối với rừng sản xuất: được quản lý bởi các Liên hiệp
lâm nông công nghiệp và các lâm trường quốc doanh. (2) Đối với rừng phòng hộ: các
vùng đầu nguồn trọng yếu như Sông Đà, Dầu Tiếng, Trị An, Thạch Nham có các ban
quản lý rừng phòng hộ trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, các khu rừng phòng hộ khác do
các lâm trường quản lý hoặc các ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc tỉnh, liên


23

hiệp...(3) Đối với rừng đặc dụng: thành lập các vườn quốc gia và các khu bảo tồn
thiên nhiên có ban quản lý để bảo vệ nghiêm ngặt theo qui chế riêng.

- Thời kỳ từ 1991 đến nay
Từ tháng 10/1995, Bộ Lâm nghiệp (cũ) cùng với Bộ Thủy lợi (cũ) sát nhập
vào với Bộ Nông nghiệp (cũ) để thành lập Bộ NN&PTNT. Bốn định hướng đổi
mới về chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được vạch ra trên cơ sở của dự án
Nghiên cứu tổng quan phát triển Lâm nghiệp Việt Nam: (1) Chuyển lâm nghiệp từ
ngành kinh tế có nhiệm vụ khai thác tài nguyên rừng là chính, trở thành một ngành
kinh tế có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng và phát triển vốn rừng. (2) Chuyển lâm
nghiệp từ một ngành kinh tế chỉ có Nhà nước và tập thể sang một nền lâm nghiệp
xã hội, thu hút nhiều thành phần kinh tế trong đó có cả hộ gia đình, cá nhân và các
lực lượng xã hội tham gia xây dựng rừng và kinh doanh rừng; (3) Chuyển lâm
nghiệp từ một nền kinh tế chuyên khai thác gỗ tự nhiên sang một ngành kinh tế
kinh doanh nhiều sản phẩm, phát triển nhiều ngành nghề; (4) Chuyển lâm nghiệp
từ tình trạng quảng canh, trình độ khoa học kỹ thuật thấp sang xây dựng một
ngành lâm nghiệp, thâm canh, có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Để thực hiện định hướng chiến lược có 4 chương trình: (1) Chương trình
quản lý rừng (điều chế rừng), bảo vệ rừng và tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp. (2)
Chương trình trồng rừng, sử dụng đất trống đồi núi trọc và phát triển lâm nghiệp
theo phương thức nông lâm kết hợp. (3) Chương trình khai thác hợp lý và sử dụng
có hiệu quả tài nguyên rừng. (4) Chương trình đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý
lâm nghiệp theo cơ chế thị trường.
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến
quản lý rừng bền vững; đó là Luật đất đai và các chính sách giao đất lâm nghiệp;
Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991, năm 2004) và các thể chế về tăng cường
quản lý bảo vệ rừng; Qui chế quản lý 3 loại rừng: sản xuất, phòng hộ và đặc
dụng. Nghị định của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các
cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
- Tình hình giao đất rừng và kết qủa trồng rừng của hộ và cộng đồng



×