Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

SKKN giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 60 trang )

PHẦN 1 – MỞ ĐẦU
MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số hình thức giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
vị thành niên cho học sinh THPT.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy nội dung giáo dục giới tính sức
khỏe sinh sản vị thành niên cho HS trong các nhà trường THPT.
3. Tác giả
Họ và tên:
Ngày tháng/năm sinh:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ, đơn vị công tác:
Điện thoại:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 4/2013.

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Giáo dục giới tính – SKSS vị thành niên là một đề tài cấp thiết trong bối
cảnh hiện này. Sáng kiến “Một số hình thức giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT” được trình bày rõ ràng, gồm 5


phần.
Ba phần đầu, sáng kiến làm nổi bật hiện trạng thiếu hiểu biết về giới tính và
SKSS của HS THPT và một số giải pháp cơ bản; Chỉ rõ tính mới và những đóng
góp cơ bản trong lĩnh vực giáo dục giới tính – SKSS ở trẻ vị thành niên. Giáo
dục giới tính – SKSS cho HS THPT có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức
khác nhau, cần được quan tâm nhiều hơn trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Phần bốn, sáng kiến trình bày các hình thức và cách tổ chức giáo dục giới
tính trong các giờ chào cờ đầu tuần, trong các giờ học ngoại khóa hay tích hợp
trong các bài học môn sinh học và ngay cả trong các giờ sinh hoạt. Ở mỗi hình
thức, sáng kiến đều xây dựng được nội dung, phương pháp phù hợp, sôi nổi, lôi
cuốn nhiều HS tham gia với các tình huống thực tiễn.
Sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn và khảo sát thực nghiệm để thấy rõ
hiệu quả của việc đổi mới phương thức giáo dục giới tính – SKSS. Thông qua
các tình huống, HS được rèn luyện những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống liên
quan đến giáo dục giới tính – SKSS như kĩ năng từ chối đòi hỏi "chuyện ấy" của
bạn khác giới, kĩ năng chia sẻ với người nhiễm HIV/AIDS.....
Cuối cùng, sáng kiến đã chỉ ra rằng: Hoạt động giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản vị thành niên là một hoạt động không thể thiếu và phải tiến hành
thường xuyên ở nhà trường THPT.

2


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH – SKSS Ở CÁC TRƯỜNG
THPT VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ RA
Hiện nay, hiện tượng HS thiếu hiểu biết về giới tính và SKSS là một vấn đề
nhức nhối đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Từ sự thiếu hiểu biết các
em đã có những hành động không đúng gây nên những hậu quả đáng tiếc cho xã
hội và bản thân: Nhiều em HS đã phải nghỉ học để trở thành những ông bố, bà

mẹ “bất đắc dĩ” khi mới 17, 18 tuổi; Một số HS khác thì tự tử vì không được bạn
khác giới đáp lại sự rung động của bản thân, không ít các vụ đánh nhau ở HS có
liên quan đến tình yêu ..... Không ít các vụ nạo phá thai xảy ra ở lứa tuổi HS
THPT..... Những sự thật đau lòng đó đều chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của HS
chúng ta về giới tính và SKSS.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do không ít phụ huynh
do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi với các em, để các em tự tò mò về tình
yêu, tình bạn và quá thơ ngây trước các mối quan hệ khác giới. Để rồi những
"dại dột" của lứa tuổi này phần nhiều là những hậu quả đáng buồn. Bố mẹ không
quan tâm hoặc ngại trao đổi, nên khiến con cái mất "khả năng đề kháng". Khi rơi
vào những hoàn cảnh khó nói, các em chỉ còn biết làm theo bản năng. Vì thế, mà
không ít những nữ sinh đã để xảy ra có thai, hay lỡ quan hệ với bạn trai nhưng
không dám hé răng nói với cha mẹ mà tự tìm cách "giải quyết" gây nên rất nhiều
những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Quan hệ lỏng lẻo giữa cha mẹ và con cái, đôi khi đưa các em vào mối quan hệ
yêu đương sớm. Trong khi nhiều bậc cha mẹ vẫn tồn tại những suy nghĩ, phong
kiến như trao đổi, cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính là "vẽ đường
cho hươu chạy". Vì thế ít khi họ trao đổi với các em về những vấn đề này. Khi
biết con mình đã yêu khi còn đi học, họ thường xử sự bằng cách đánh, mắng
chửi hay nhốt các em lại không cho quan hệ với bất kì ai.... Tất cả những việc
làm đó chỉ làm cho các em tăng phần khủng hoảng chứ không giảm thiểu những
tác hại do yêu đương gây nên.

3


Các em HS thì có muôn vàn lý do để "biện minh" cho những việc làm đã lỡ
của mình. Khi điều kiện sống trong xã hội ngày càng được nâng cao, tuổi dậy thì
ở các em thường xảy ra sớm nên nhu cầu về tìm hiểu về giới tính là rất lớn. Cùng
với sự tò mò trẻ con, sự thôi thúc của bản năng thì những tác động ngoại cảnh,

phim ảnh đã làm cho tình yêu ở lứa tuổi này có những biểu hiện muôn hình, vạn
trạng. Không kể đến những tác động tiêu cực của những nguồn văn hóa phẩm
đồi trụy gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các em. Nhiều HS đã
thổ lộ những tâm sự của mình sau khi sự việc đã lỡ, rằng các em đã bị ép phải
yêu chứ không phải xuất phát từ sự rung động của con tim; hay các em yêu nhau
không kiềm chế được bản năng; hoặc là bạn trai van nài việc phải chứng minh
tình yêu; một số ít các em thì gặp chuyện buồn trong gia đình mà không vượt
qua được....
Mặc dù vậy, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới
tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới
tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Giáo dục giới tính và SKSS được lồng
ghép vào một số nội dung trong môn Sinh học, Giáo dục công dân, địa lí... Tuy
nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu
hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em
học sinh. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn Sinh học, Giáo dục
công dân, .... khi đề cập đến những kiến thức về giới tính và SKSS còn ngượng
ngại, không tự tin phân tích cho các em. Nhiều thầy cô giáo chủ nhiệm, những
người gần gũi thứ hai với các em, còn thiếu hiểu biết về vấn đề giới tính và
SKSS nên khó có thể tư vấn cho các em một cách có hiệu quả. Các hoạt động
giáo dục của nhà trường chỉ dừng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên
gia về một số vấn đề sức khỏe giới tính, phòng chống HIV/AIDS… mà chưa trở
thành một hoạt động thường xuyên, liên tục.
Mặt khác, thái độ của các em HS khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới
tính còn khá dè dặt, các em chưa mạnh dạn, chủ động trong quá trình tìm hiểu
hay tiếp thu những kiến thức đó. Vì vậy, các em HS càng không được trang bị

4


đầy đủ các kiến thức, tâm - sinh lí và giao tiếp ứng xử về giáo dục giới tính và

SKSS.
Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới tính không phải ai khác mà chính
các em phải chịu. Theo bệnh viện phụ sản Hà Nội: Số sản phụ chưa đến tuổi 18
đến khám phá thai ngày càng tăng. Năm 2003 gấp 2 lần năm 2001, riêng những
tháng đầu năm 2009, trung bình mỗi tháng có hơn 40 ca nạo phá thai trong tuổi
vị thành niên. Thực tế là tình trạng nạo phá thai khi chưa lập gia đình xảy ra rất
phổ biến, đến mức báo động. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giới,
Gia đình và Môi trường phát triển (CGFED), Việt Nam là một trong những
nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (đứng thứ 3 trên thế giới) với hơn
500.000 ca mỗi năm. Con số thực tế còn có khả năng cao hơn do báo cáo và ghi
chép không đầy đủ khi tình trạng phá thai không an toàn tại các cơ sở y tế tư
nhân rất khó kiểm soát… Theo đó, những bà mẹ sinh con trước 18 tuổi là
khoảng 5% và khoảng 15% sinh con trước tuổi 20. Chưa kể có khoảng 65% các
ca nhiễm HIV là ở những người dưới 29 tuổi và một phần không nhỏ rơi vào
những đối tượng chưa lập gia đình,... Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về kiến thức
giới tính làm các em dễ mang thai ngoài ý muốn, dễ mắc một số bệnh như: Lậu,
Giang mai, sùi mào gà, AIDS....
Giáo dục giới tính – SKSS là rất cần thiết trong các nhà trường THPT.
Nhưng, giáo dục như thế nào cho có hiệu quả? Đây là một câu hỏi mà không ít
trường THPT còn đang băn khoăn. Chúng ta có thể có rất nhiều biện pháp giáo
dục giới tính và SKSS như:
- Lồng ghép kiến thức sức khỏe giới tính vào một số môn học như Giáo dục
công dân, Sinh học nhiều hơn nữa…
- Xây dựng nội dung giáo dục giới tính và SKSS vào các chủ đề chính của nhiều
hoạt động giáo dục như: hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa, câu lạc
bộ tư vấn sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, thậm chí là các giờ sinh hoạt
lớp, chào cờ đầu tuần…
- Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạy phải

5



nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minh
họa rõ ràng gần gũi với đối tượng cần giảng dạy vì thế việc tổ chức giáo dục giới
tính và SKSS cho HS dù ở bất kì một hình thức nào cũng cần phải được chuẩn bị
chu đáo. Giáo dục giới tính – SKSS có thể được thông qua các hoạt động giải
quyết các tình huống trong đời sống của HS, hoặc có thể thông qua hoạt động tư
vấn, qua các trò chơi, việc sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về giới tính và
SKSS ....
2. NHIỆM VỤ CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG NHÀ
TRƯỜNG THPT
- Nâng cao nhận thức đúng đắn cho học sinh THPT như về giới tính; về những
đặc tính của giới tính; về những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa những
người khác giới.
- Hình thành cho học sinh THPT có những thái độ, tình cảm và hành động đúng
đắn trong những vấn đề có liên quan đến giới; quan hệ những người khác giới
(nhất là bạn khác giới); tình trạng có thai sớm; phá thai vô ý thức; bệnh truyền
nhiễm; bệnh lây qua đường tình dục...
3. TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đưa ra những hình thức giáo dục giới tính và SKSS ở lứa tuổi HS THPT.
- Chỉ rõ những yêu cầu và cách thức tổ chức một hình thức giáo dục giới tính –
SKSS ở các nhà trường THPT.
Từ đó, giúp các đồng chí giáo viên hiểu rõ hơn các kiến thức về giới tính –
SKSS; định hình được biện pháp giáo dục giới tính – SKSS cho HS THPT.
- Trong các hoạt động giáo dục đã kết hợp phương tiện dạy học truyền thống,
phương tiện hiện đại cho hiệu quả rõ rệt.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong mọi lĩnh vực giáo dục giúp HS
được chủ động lĩnh hội kiến thức, chủ động tìm hiểu về bản thân và bày tỏ suy
nghĩ, quan điểm của mình, tạo hứng thú học tập cho HS.


6


- Đề tài áp dụng trong nhiều hình thức, nhiều khoảng thời gian khác nhau để
giáo dục giới tính và SKSS trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục trong
nhà trường.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giới tính – SKSS cho trẻ vị thành niên
nói chung và HS THPT nói riêng.
Từ những điểm nêu trên chúng tôi khẳng định đề tài có tính khoa học và thực
tiễn cao, là một tư liệu quan trọng để các đồng chí giáo viên tham khảo, áp dụng.
4. MỘT SỐ HÌNH THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SKSS TRONG NHÀ
TRƯỜNG THPT
4.1. GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SKSS CHO HS THPT QUA GIỜ CHÀO
CỜ ĐẦU TUẦN
Chào cờ đầu tuần là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong nhà trường,
hoạt động dưới cờ tập trung được nhiều HS tham gia. Tuy nhiên, giờ chào cờ đầu
tuần ở một số trường mới chỉ dừng lại ở khâu nhận xét rút kinh nghiệm các hoạt
động của tuần trước đó. Một số ít trường đã tổ chức các câu lạc bộ hay có một số
các hoạt động song kết quả đạt được trong các giờ chào cờ chưa cao, chưa thu
hút được HS tham gia. Thiết nghĩ, nếu chúng ta biết cách tổ chức thì giáo dục
giới tính – SKSS trong các giờ chào cờ thật bổ ích và dần dần sẽ trở thành một
giờ học mà HS luôn mong đợi.
Để giờ học giáo dục giới tính và SKSS dưới cờ được thành công. Theo chúng
tôi, Đoàn trường THPT có thể kết hợp với các giáo viên bộ môn sinh học, giáo
dục công dân ... để tổ chức những buổi trò chuyện về giáo dục giới tính – SKSS
với các chủ đề khác nhau ở dưới cờ. Xin được giới thiệu một số chủ đề có thể
thực hiện dưới cờ hàng tuần:
- Chủ đề 1: Tuổi dậy thì và những thay đổi trên cơ thể tuổi dậy thì.
- Chủ đề 2: Giới và quyền của trẻ vị thành niên.
- Chủ đề 3: Tình bạn và các mối quan hệ khác (gia đình, xã hội ...)

- Chủ đề 4: Tình yêu - tình dục và các biện pháp tránh thai.
- Chủ đề 5: Vệ sinh cơ thể và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
7


- Chủ đề 6: Quấy rối tình dục ở trẻ vị thành niên.
..............
Trên thực tế, chúng tôi đã thử nghiệm và thu được kết quả khá khả quan. Ban
đầu các em HS còn rụt rè, e ngại khi bày tỏ ý khiến của bản thân. Chỉ sau buổi
thứ nhất, đa số HS đã mạnh dạn hơn và sôi nổi, dần dần giờ chào cờ đã trở thành
buổi giáo dục giới tính - SKSS mà bao HS mong đợi. Lúc đầu, do HS ngại
ngùng nên các thầy cô giáo đã phải dẫn chương trình. Sau đó, HS đã mạnh bạo
nhận nhiệm vụ dẫn chương trình và chủ động đưa ra các tình huống có liên quan
để các bạn giải quyết, các thầy cô giáo chỉ là những người tư vấn và giải đáp
những thắc mắc mà các em đã chưa thể giải quyết được. Dưới đây là một giờ
chào cờ đầu tuần mà chúng tôi đã thực hiện với chủ đề: "Tình yêu - tình dục và
các biện pháp tránh thai".
*Chuẩn bị
- Loa đài và các tư liệu phục vụ cho buổi sinh hoạt dưới cờ.
- Quà cho HS trả lời đúng.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
- Tổ chức HS đóng vai một số tình huống có liên quan đến chủ đề.
- Một vài quả dưa chuột và vài bao cao su mới.
- Ngoài ra, HS cần chuẩn bị chương trình chu đáo, các thầy cô tư vấn phải tìm
hiểu sâu các vấn đề liên quan đến chủ đề.
* Phương pháp tổ chức
- Trò chuyện, vấn đáp gợi mở.
- Hai HS là người dẫn chương trình, 2 thầy cô (một là giáo viên môn sinh học,
một là giáo viên môn giáo dục công dân) là những người tư vấn.
* Tiến trình buổi sinh hoạt dưới cờ

DCT1: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn HS !
Thời gian gần đây, hiện tượng HS vì tình yêu mà làm những việc không tốt
ảnh hưởng tới việc học tập và tương lai của bản thân đã xảy ra rất nhiều như hiện

8


tượng HS bỏ nhà, bỏ trường lớp đi chơi, đánh nhau vì bạn tình.... Nhiều nữ sinh
đã phải rời bỏ ghế nhà trường, từ bỏ những ước mơ về sự nghiệp để trở thành
“người mẹ bất đắc dĩ” khiến thầy cô, cha mẹ không khỏi đau lòng. Một số lỡ
quan hệ với bạn trai mà không dám hé răng nói với cha mẹ mà tự tìm cách "giải
quyết" ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lí của bản thân. Những việc
như trên cũng đã xảy ra với một vài bạn học sinh trường ta.
DCT2: Chúng ta đã biết nguyên nhân của các việc làm trên là do các bạn đó đã
thiếu hiểu biết về tình yêu, quan hệ tình dục và các biện pháp tránh thai. Để hiểu
rõ vẫn đề này và khắc phục những lỗ hổng trong tâm trí chúng ta, hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề "Tình yêu - tình dục và sự mang thai" với sự tư
vấn của các thầy cô trong tổ tư vấn giáo dục giới tính – SKSS vị thành niên của
nhà trường.
DCT1: Xin mời các thầy cô và các bạn cùng theo dõi một tiểu phẩm do đội
văn nghệ của trường thể hiện:
Nam và Thủy là bạn thân cùng học với nhau từ THCS đến THPT và ngày
nào hai bạn cũng đi học cùng nhau, cùng nhau trao đổi bài. Có chuyện gì Nam
cũng kể với Thủy và ngược lại. Một hôm, Nam bị ốm phải nghỉ học, Thủy đến
lớp không thấy Nam và có cảm giác lo lắng, bồn chồn. Chẳng hiểu sao Thủy chỉ
muốn đễn nhà Nam ngay lúc này. Các bạn trong lớp nhìn Thủy và bàn tán là
Thủy đã yêu Nam. Thủy chợt giật mình tự hỏi: Phải chăng mình đã yêu Nam?
DCT2: Theo các bạn, tình cảm của Thủy đối với Nam đã phải là tình yêu chưa?
- Ý kiến của các bạn dưới sân: có người cho là Thủy đã yêu, có ý kiến thì nói
rằng đó chỉ là tình bạn khác giới khá thân mật.

DCT1: Có nhiều ý kiến khác nhau về suy nghĩ của Thủy. Chúng ta được biết
tình yêu là sự rung động của con tim. Để có một ý kiến thồng nhất, chúng ta hãy
cùng nghe lời tư vấn của các thầy cô trong tổ tư vấn nhé!
NTV2: Tình yêu được biểu hiện bởi sự rung động và tôn trọng nhau. Bạn Thủy
và Nam đã chơi với nhau rất thân và đã có thời gian dài để nuôi dưỡng một tình

9


bạn và tình bạn này rất có thể sẽ phát triển thành tình yêu. Nhưng chỉ với những
biểu hiện trên chúng ta chưa thể kết luận rằng: Thủy đã yêu Nam.
DCT2: Theo cô (thầy), ở lứa tuổi của chúng em có nên yêu không ạ?
NTV2: Như chúng ta đã nói ở trên, tình yêu là sự rung động của con tim và
được biểu hiện bằng sự tôn trọng nhau. Vì vậy, rung động ở tuổi vị thành niên là
quy luật bình thường của đời sống tình cảm, nên chúng ta mới gọi "tình yêu là
không biên giới".
DCT1: Rung động ở tuổi vị thành niên là quy luật bình thường của đời sống tình
cảm. Vậy, theo cô (thầy), tại sao cha mẹ, thầy cô thường nghiêm khắc với những
HS biết yêu ở độ tuổi này?
NTV1: Thực ra, khi trái tim rung động, không ai có thể cấm được ngoại trừ lí trí
của các em. Qua thực tế, thì tình yêu ở tuổi THPT thường để lại nhiều hậu quả
như:
- Học hành giảm sút (do các em không tập trung vào việc học và bị chi phối bởi
tình yêu nhiều).
- Tốn kém tiền bạc, mất thời gian (các em chưa làm ra tiền, nhưng thích thể hiện
tình yêu bằng vật chất và hay mơ mộng về tình yêu nên dành nhiều thời gian cho
việc yêu).
- Hao tổn sức lực.
- Gây mất đoàn kết trong nhóm bạn (nhiều trường hợp 2 - 3 bạn trong nhóm
thích, cùng yêu một bạn => mâu thuẫn, thậm chí một bạn có người yêu dành

nhiều thời gian cho người yêu nên cũng không còn thời gian để quan tâm đễn
bạn bè của mình và mâu thuẫn cũng nảy sinh).
- Bị gia đình la mắng.
- Mất tự nhiên.
Và một hậu quả nghiêm trọng hơn là: Không an toàn. Bởi lẽ, khi yêu mà không
làm chủ được bản thân, không có những hiểu biết về SKSS mà quan hệ tình dục
có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn, chấn thương tâm lý, lây nhiễm bệnh, mất
danh dự, ảnh hưởng tương lai…
10


Bởi thế, tình yêu ở tuổi các em nên dừng lại ở rung động, ở sự tôn trọng lẫn
nhau để tình yêu đó được đẹp và bền lâu.
DCT2: Như vậy, kết quả của tình yêu là hôn nhân và đi kèm với quan hệ tình
dục. Xin mời các thầy cô và các bạn tiếp tục theo dõi tiểu phẩm thứ 2 do chi
đoàn 11A trình bày:
Tại nhà bạn lớp trưởng lớp 11A, các bạn trong lớp đang làm trại chuẩn bị
cho đợt hội trại 26 – 3. Cuối buổi, các bạn trong lớp ra về hết, còn lại một bạn
nữ là bạn gái của lớp trưởng ở lại cắt dán nốt một vài chi tiết trên trại. Lúc đó,
ở nhà không có ai, và tình cảm dâng trào, hai bạn có những cử chỉ âu yếm rất
thân mật.
Bạn trai thủ thỉ: "Mình quan hệ tình dục nhé!".
Bạn gái:"Không được, quan hệ tình dục ở độ tuổi bọn mình là sớm đấy và có thể
có thai".
Bạn trai: "Không sao đâu, quan hệ lần đầu không có thai được".
DCT1: Vậy là trong hoàn cảnh chỉ có 2 người thì lí trí của 2 bạn có thể sẽ không
thể chiến thắng nổi bản năng. Điều đáng quan tâm ở đây là chúng ta cần rút ra
bài học kinh nghiệm gì cho cuộc sống của bản thân?
DCT2: Bạn gái trong câu chuyện trên đã nói với bạn trai là quan hệ tình dục ở
tuổi của chúng ta là quan hệ tình dục sớm, đúng hay sai? Thế nào là quan hệ tình

dục sớm?
- HS dưới cờ thảo luận và trả lời.
- HS nào có câu trả lời đúng và hoàn thiện sẽ được tặng quà.
DCT1: Quan hệ tình dục sớm là quan hệ tình dục khi cơ quan sinh dục chưa
phát triển đầy đủ và hoàn thiện (theo nghiên cứu là trước 18 tuổi với nữ và 20
tuổi đối với nam). Vậy chúng ta mới chỉ 15 – 18 tuổi nên cơ quan sinh dục chưa
hoàn thiện, quan hệ tình dục lúc này là sớm.
DCT2: Hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm là gì?
- HS dưới cờ thảo luận và trả lời.

11


- HS nào có câu trả lời đúng và hoàn thiện sẽ được tặng quà.
DCT1: Để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quan hệ tình dục sớm, xin mời NTV1
sẽ phân tích rõ hơn.
NTV1: Ở các tiết trước các em đã tìm hiểu về sự phát triển và hoàn thiện của cơ
quan sinh dục và bạn DCT1 đã trao đổi. NTV1 chỉ cung cấp thêm những hậu quả
của việc quan hệ tình dục sớm. Quan hệ tình dục sớm sẽ để lại những hậu quả
sau:
- Làm cơ quan sinh dục bị tổn thương, nhiễm trùng, vô sinh.
- Khi quan hệ tình dục bừa bãi còn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền như
nhiễm nấm Chlamydia, lậu, giang mai, HIV/AIDS,… rồi gây các bệnh như viêm
nhiễm âm đạo, tử cung, tắc ống dẫn trứng, tắc ống dẫn tinh → vô sinh. Một
trong các bệnh nguy hiểm thường gặp hiện nay là ung thư tử cung, ung thư cổ tử
cung (ở nữ) và ở nam là ung thư tuyến tiền liệt…
- Ngoài ra, QHTD (ở tuổi THPT), do thiếu hiểu biết, còn có thể dẫn đến mang
thai ngoài ý muốn.
DCT1: Mang thai ngoài ý muốn là gì? Có phải cô bạn gái trong câu chuyện vừa
rồi mà mang thai là một ví dụ không?

NTV1: Mang thai ngoài ý muốn - Đó chính là việc mang thai nhưng lại không
muốn có con. Nên giải pháp cho người phụ nữ này là bỏ thai bằng cách nạo hút
thai rất nguy hiểm hoặc sinh con nhưng không muốn nuôi dưỡng nên các bà mẹ
này sẽ bỏ con đi mà chúng ta đã từng nghe những câu chuyện rất đau lòng trên
các phương tiện thông tin: những đứa trẻ bị bỏ vào thùng rác, bị bỏ vào rừng để
thú dữ ăn thịt, …
DCT2: Trong tiểu phẩm vừa rồi, chúng ta còn được nghe bạn gái nói đến việc
"quan hệ tình dục có thể có thai", nhưng bạn trai thì phủ định "quan hệ lần đầu
không thể có thai được". Theo các bạn, bạn trai hay bạn gái nói đúng? Tại sao?
- HS dưới cờ thảo luận và trả lời.
- HS nào có câu trả lời đúng và hoàn thiện sẽ được tặng quà.

12


NTV1: Các em đã biết, khi một em nữ có kinh nguyệt, tức đã có trứng rụng, vì
vậy trứng đó hoàn toàn có thể thụ tinh (mang thai) khi được gặp gỡ với tinh
trùng. Vì vậy, không phải là quan hệ tình dục lần đầu không có thai hay quan hệ
một lần duy nhất nào đó là không có thai. Những quan điểm đó đều không đúng.
DCT1: Như vậy, để bảo vệ tình yêu chân chính, chúng ta nữ cần phải biết nói
“không” với đòi hỏi của bạn khác giới. Cần phải có trách nhiệm bảo vệ mình và
bảo vệ bạn khác giới.
DCT2: Chúng ta cần làm gì để tránh thai? (Kể tên các biện pháp tránh thai?)
- HS dưới cờ thảo luận và trả lời.
- HS nào có câu trả lời đúng và hoàn thiện sẽ được tặng quà.
DCT1: Xác định các biện pháp tránh thai:
1. Sử dụng bao cao su (BCS)
2. Xuất tinh ngoài âm đạo.
3. Đặt vòng tránh thai.
4. Sử dụng thuốc tránh thai.

5. Đình sản ở nam và nữ.
6. Biện pháp tính ngày rụng trứng để tránh giao hợp, tránh thụ thai.
......
DCT2: Ở độ tuổi chúng ta có thể áp dụng được những biện pháp tránh thai nào?
- HS dưới cờ thảo luận và trả lời.
- HS nào có câu trả lời đúng và hoàn thiện sẽ được tặng quà.
DCT1: Nếu đình sản sẽ dẫn đến hoàn toàn vô sinh; Nếu sử dụng thuốc tránh
thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp thì sẽ để lại nhiều tác dụng phụ như rối
loạn chu kì kinh nguyệt, vô sinh ... Xuất tinh ngoài âm đạo là biện pháp khó và
đòi hỏi nhiều kĩ năng. Biện pháp tính ngày rụng trứng cũng tương đối khó. Vậy,
chỉ có biện pháp sử dụng BCS là an toàn và thuận tiện nhất.
NTV1: Phân tích các biện pháp tránh thai như:

13


- Tính ngày rụng trứng là khoảng giữa của chu kì kinh nguyệt, chúng ta tính
ngày rụng trứng để tránh giao hợp (tránh thai). Có 2 cách tính như sau:
+ Nếu chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ là ngày
14 của chu kỳ kinh. Nên tránh QHTD vào thời điểm trước và sau ngày 14
khoảng 4 ngày.
+ Nếu chu kỳ kinh nguyệt khác 28 ngày thì có thể áp dụng công thức suy đoán,
tức cứ dài thêm một ngày thì ngày rụng trứng sẽ cộng thêm một và ngược lại nếu
chu kỳ ngắn hơn 28 ngày thì ngày rụng trứng lại trừ đi một.
Ví dụ: nếu chu kỳ kinh dài 26 ngày thì ngày rụng trứng được tính vào khoảng
ngày thứ 12 (vì 14 – 2 = 12), chu kì kinh là 30 ta sẽ có 14 + 2 = 16, vậy ngày
rụng trứng là ngày thứ 16 của chu kì kình.
DCT2: Hỏi một bạn HS về chu kì kinh nguyệt và nhờ NTV1 tính ngày rụng
trứng theo chu kì kinh đó.
DCT1: Gọi một vài bạn HS tính thời điểm rụng trứng trong chu kì kinh nguyệt

của mình. Nếu HS tính đúng sẽ được tặng quà.
NTV1: Hướng dẫn cách sử dụng BCS đúng cách. (Giáo viên vừa hướng dẫn vừa
làm mẫu sử dụng BCS trên một quả dưa chuột).
- Mở bao: Xé vỏ bao và lấy bao cao su (BCS) ra nhẹ nhàng, không để móng tay
chọc vào bao.
- Đeo bao khi dương vật cương cứng, Trước khi dương vật tiếp xúc với cơ quan
sinh dục của bạn tình.
- Một tay bóp núm cao su cho không khí ra ngoài. Đặt bao lên đầu dương vật
cương cứng, chừa chỗ núm đã bóp hết khí. Chú ý vòng cuốn quay ra ngoài. Tay
kia vuốt vòng cuốn tuột bao xuống tận gốc dương vật. Khi đã đeo xong BCS
bạn có thể QHTD.
- Tháo BCS: Sau khi xuất tinh, giữ BCS ở thân dương vật. Vẫn để BCS, kéo
dương vật ra trước khi hết trạng thái cương cứng. Tuột bao ra mà không làm tinh
dịch chảy ra ngoài, Vứt bỏ BCS đã sử dụng

14


* Cần lưu ý: Không sử dụng lại BCS lần thứ 2; Không sử dụng 2 BCS cùng một
lúc; Không sử dụng BCS có chất bôi trơn mang gốc dầu, chỉ sử dụng chất bôi
trơn là gốc nước sẽ tốt hơn.
Bảo quản BCS đúng cách, không sử dụng BCS khi bao bì đã bị xé, rách hay quá
hạn. Nên thực hành sử dụng trước BCS trên cơ thể mình để làm quen với BCS.
NTV2: Có nhiều biện pháp tránh thai. Mỗi biện pháp tránh thai đều có ưu và
nhược điểm nên mỗi người có thể chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù
hợp. Bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn nhất, có tác dụng bảo vệ kép
(vừa phòng tránh thai vừa phòng tránh các viêm nhiễm lây qua đường tình dục,
HIV).
DCT2: Tình yêu và tình dục không đồng nhất với nhau. Tình yêu là cảm xúc
mãnh liệt muốn chăm sóc cho ai đó. Bạn có thể yêu gia đình, thầy cô, bạn bè, …

DCT1: Còn tình dục là cảm giác mạnh về sự ham muốn thể xác. Nó có thể là
điều gì đó kỳ diệu hoặc sự đam mê.
DCT2: Tình yêu có thể tồn tại mà không cần nhu cầu tình dục và ngược lại.
Nhiều người cảm thấy hạnh phúc khi tình yêu và tình dục được chia sẻ giữa hai
người. Mối quan hệ tình dục lành mạnh thường đi theo các nấc thang. Đây là sự
tiến triển từ cảm giác hấp dẫn với ai đó, tiếp đến là hẹn hò, nắm bắt cơ thể nhau
như ôm ấp, nắm tay, hôn vào má đến những tiếp xúc gần hơn như hôn sâu, mơn
trớn hay sờ vào bộ phận sinh dục và giao hợp. Quá trình này có thể mất vài
tháng hoặc thậm chí vài năm và khác ở người này, người kia và ở từng vùng
miền.
DCT1: Vì vậy, đừng gây áp lực cho bạn trai hay bạn gái mình tham gia vào hoạt
động tình dục bằng cách nói: “Nếu anh/em yêu em/anh thì phải quan hệ tình dục
với em/anh”. Đây có thể coi như một dạng ép buộc tình dục. Nếu bạn thật sự
yêu ai đó, bạn sẽ không chấp nhận điều đó nếu người này chưa sẵn sàng hoặc
không muốn. Tôn trọng lẫn nhau là một phần rất quan trọng của tình yêu.
Hãy lịch sự, tế nhị, tôn trọng nhau, tôn trọng bạn bè khác giới của nhau để có
một tình yêu chân chính!

15


4.2. GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SKSS CHO HỌC SINH THPT QUA GIỜ
HỌC
Hiện nay, giáo dục giới tính – SKSS đang được lồng ghép trong các bộ môn
sinh học, giáo dục công dân, địa lí ... Tuy nhiên, nội dung giáo dục giới tính còn
sơ sài, nhiều giáo viên còn e ngại khi giảng dạy những nội dung này. Bởi vậy,
các bài học đã sơ sài, nay lại thêm phương pháp tổ chức tẻ nhạt, thiếu thuyết
phục nên không ít HS muốn tham gia học cho dù những kiến thức đó là rất cần
thiết đối với bản thân. Chưa kể đến việc bố trí các bài học có thể tích hợp giáo
dục giới tính – SKSS chủ yếu nằm ở khung chương trình cuối năm nên nhiều

giáo viên ở các trường THPT đã bỏ qua. Hậu quả, nhiều HS thiếu hiểu biết về
SKSS và có những hành vi sai lệch mà chúng ta đã thống kê ở trên.
Bởi vậy, giáo viên sinh học cần xác định rõ vai trò của bản thân trong công
tác giáo dục. Đồng thời, xác định được mục tiêu bài học, xác định được những
bài có thể lồng ghép giáo dục giới tính – SKSS, từ đó chủ động tìm các phương
pháp phù hợp với đối tượng HS và nội dung giáo dục góp phần hạn chế những
tác hại của việc thiếu hiểu biết về giới tính và SKSS trong lứa tuổi vị thành niên.
Vậy có thể lồng ghép giáo dục giới tính trong những bài nào, lồng ghép như thế
nào?
4.2.1. Các bài học có nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản:
Chương trình sinh học lớp 10 (SGK cơ bản)
Bài
Nội dung tích hợp
Bài 30. Sự nhân HIV/AIDS: con đường lây truyền, các giai đoạn phát triển
lên

của

virut của bệnh, cách phòng tránh, cách ứng xử với người nhiễm

trong tế bào chủ. HIV.
1.
Bài 31. Virut gây - Các phương thức lây truyền: qua quan hệ tình dục, truyền
bệnh, ứng dụng từ mẹ sang con.
của virút.

- Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut: bệnh đường

16



Bài

sinh dục và cách phòng tránh.
Bệnh - Cung cấp kiến thức về một số bệnh phổ biến lây lan qua

32.

truyền nhiễm và quan hệ tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai, viêm gan
miễn dịch.

B… nhấn mạnh hậu quả.
- Hậu quả nghiêm trọng của những bệnh này từ đó rút ra
cách phòng tránh.

Chương trình sinh học lớp 11 (SGK cơ bản)
Bài
Nội dung tích hợp
Bài 38. Các - Các hoocmon sinh trưởng và phát triển:
nhân tố ảnh + Hoocmon điều hòa sinh trưởng: GH và tirôxin.
hưởng
sinh

đến + Hoocmon điều hòa sự phát triển: ơstrôgen (ở nữ) và
trưởng testosreron (ở nam).

và phát triển
ở động vật.

- Cung cấp kiến thức về tác dụng của các hoocmon sinh

trưởng, nhấn mạnh việc thừa hay thiếu những hoocmon này
gây ra ảnh hưởng về sức khỏe và trí tuệ, cách điều trị.
- Cung cấp kiến thức về các hoocmon điều hòa sự phát triển ở
người qua đó nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự thay đổi
của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì.
- Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ để qua đó giáo
dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ
gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện

tại và cả sức khỏe sinh sản sau này.
Bài 39. Các - Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn, các yếu tố môi trường như
nhân tố ảnh ánh sáng, nhiệt độ, chất thải, chất độc hại lên sinh trưởng và
hưởng
sinh

đến phát triển ở người.
trưởng - Cải thiện chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình.

và phát triển - Cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của thức ăn và các nhân tố
ở động vật.
từ môi trường lên sinh trưởng và phát triển của con người để

17


giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
- Giới thiệu các biện pháp để cải thiện chất lượng dân số như
nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tư vấn di
truyền, chẩn đoán sớm các đột biến trong phát triển phôi thai,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… đặc biệt nhấn mạnh tác hại

của ma túy, thuốc lá, bia, rượu đến sức khỏe và sức khỏe sinh
sản sau này.
- Cung cấp đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai
để các em có ý thức và cách phòng tránh các bệnh lây lan qua
đường tình dục và việc mang thai ngoài ý muốn; biết cách để
kế hoạch hóa khi lập gia đình sau này.
Bài 45. Sinh - Các hình thức thụ tinh : thụ tinh trong.
sản hữu tính - Ở người quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục của
ở động vật.
Bài

46.

nữ, từ đây nói thêm cho các em biết việc quan hệ tình dục giữa
nam và nữ có thể dẫn đến thụ thai và mang thai.
Cơ - Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.

chế điều hòa - Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình
sinh sản.

sinh tinh và sinh trứng.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về tác động của các
hoocmon lên quá trình sinh trứng ở nữ, qua đó: Học sinh biết
được việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình
dục là một trong những dấu hiệu có thể đã có thai.
- Giới thiệu cho học sinh biết được ảnh hưởng của stress, lo âu,
thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, nghiện
rượu… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và
trứng, từ đó sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức năng
duy trì nòi giống sau này.


Bài 47. Điều - Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
khiển

sinh người.
18


sản ở động - Cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu được cơ sở khoa học và
vật và sinh đẻ cách thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để giúp cho những
có kế hoạch ở cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con.
người.

- Cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của từng biện pháp tránh
thai.

Chương trình sinh học lớp 12 (SGK cơ bản)

Bài
Nội dung tích hợp
Bài 6. Đột biến số Cung cấp thông tin cho học sinh biết được:
lượng NST.

- Ở người sự bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi như thai thể
ba, thể một, … có thể gây ra sẩy thai.
- Các hội chứng Đao, Tơcnơ, Claiphentơ, siêu nữ là đột biến
dạng lệch bội, đặc biệt lưu ý cho học sinh biết tỉ lệ xuất hiện
hội chứng Đao ở con tăng lên cùng tuổi người mẹ khi sinh

đẻ, vì vậy phụ nữ không nên sinh con khi tuổi ngoài 35.

Bài 15. Di truyền - Giới thiệu cho học sinh biết được nhiễm sắc thể giới tính là
liên kết với giới nhiễm sắc thể chứa gen quy định giới tính, ở người thì nữ có
tính.

cặp nhiễm sắc thể giới tính XX còn nam là XY. Nhiễm sắc
thể X quy định tính cái còn Y quy định tính đực, qua đây
giáo dục để các em hiểu sự quyết định việc sinh con trai hay

gái không phải hoàn toàn do người mẹ.
Chương V : DI - Cung cấp thông tin để học sinh hiểu rõ về các bệnh tật di
TRUYỀN
NGƯỜI

HỌC truyền thường gặp ở người.
- Giới thiệu cho học sinh biết di truyền y học tư vấn sẽ giúp
chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh
di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó
cho lời khuyên về việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng, hạn chế
hậu quả xấu, qua đây nhấn mạnh thêm cho học sinh thấy
việc cần thiết phải tư vấn trước khi lập gia đình và sinh con,

đặc biệt là ở những người có bệnh tật và di truyền.
Bài 22. Bảo vệ vốn - Cung cấp kiến thức về bệnh ung thư, đặc biệt giáo dục cho

19


gen di truyền của học sinh ý thức để phòng ngừa như bảo vệ môi trường, thực
loài người và một hiện an toàn thực phẩm, duy trì cuộc sống lành mạnh, không
số vấn đề xã hội kết hôn gần…

của di truyền học.

- Cung cấp kiến thức về bệnh AIDS, qua đó nhấn mạnh cho
học sinh thêm về con đường lây truyền, cách phòng tránh.
- Học sinh biết được chỉ số IQ của con người chịu ảnh hưởng
của nhân tố di truyền và nhân tố môi trường, qua đó cung
cấp thông tin cho các em biết, muốn sinh con thông minh
cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tâm lý người mẹ khi
mang thai,…và khi đứa trẻ ra đời cần có chế độ dinh dưỡng

thích hợp và dạy bảo hợp lý để phát triển trí tuệ.
Bài 34. Sự phát Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong quá trình phát sinh
sinh loài người.
Chương

II

loài người đến nay và ý nghĩa hai mặt của nó đối với sức
khỏe sinh sản.
: Sự điều khiển sinh sản ở người và hậu quả của sự gia tăng

QUẦN THỂ
dân số.
Chương IV : HỆ Cung cấp thông tin về tài nguyên và tình hình sử dụng, qua
SINH

THÁI, đó nhấn mạnh cho học sinh về vấn đề tại sao phải thực hiện

SINH QUYỂN


kế hoạch hóa gia đình.

4.2.2. Áp dụng tích hợp giáo dục giới tính – SKSS vào nội dung bài học "Bài
30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ", mục II.
HIV/ASID (sinh học 10 cơ bản)
*Cấu trúc bài học:
- Bài học gồm 2 phần chính:
I. Chu trình nhân lên của virut.
II. HIV/AIDS.
Từ đó, chúng tôi chia thành hai hoạt động tương ứng với hai mục của bài.
Chúng tôi đã dành 25 phút của bài để tìm hiểu hoạt động 2: "Tìm hiểu về
HIV/AIDS".
* Mục tiêu

20


+ Về kiến thức
- Biết được đặc điểm của virut HIV.
- Trình bày được các biện pháp phòng tránh viêm nhiễm HIV/AIDS.
- Trình bày được các con đường xâm nhập của HIV, các giai đoạn phát triển của
bệnh AIDS.
+ Về thái độ
- Biết cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người nhiễm HIV.
- Có ý thức bảo vệ bản thân và người khác phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
- Có thái độ quan tâm, chia sẻ, không kì thị đối với những người nhiễm HIV.
- Sẵng sàng tuyên truyền về tác hại và cách phòng tránh các viêm nhiễm lây qua
đường tình dục, HIV/AIDS cho mọi người (gia đình, nhà trường, …).
+ Về kĩ năng:
- Biết cách tự phòng tránh lây nhiễm HIV.

- Chủ động xét nghiệm, điều trị và thông báo với bạn tình về tình trạng bệnh của
mình.
- Tìm kiếm thông tin và địa chỉ hỗ trợ khi viêm nhiễm lây qua đường tình dục.
* Chuẩn bị phương tiện.
- Giáo viên sưu tập hình ảnh băng đĩa, máy chiếu và nội dung liên quan đến các
vấn đề giới tính. Chuẩn bị kĩ và nắm vững giáo án trước khi lên lớp.
- Phát câu hỏi thảo luận cho các nhóm trước 1 tuần cho các nhóm tự sưu tầm,
chuẩn bị nội dung, tranh ảnh trước khi lên lớp.
- Phiếu học tập: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS
Bằng những hiểu biết và nghiên cứu nội dung SGK, em hãy tìm những
thông tin phù hợp để hoàn thành bảng trống sau:
Giai đoạn
Giai đoạn sơ nhiễm

Thời gian

Triệu chứng

(cửa sổ)
Giai đoạn không triệu

21

Cách phát hiện HIV


chứng
Giai đoạn biểu hiện
triệu chứng AIDS
* Phương pháp giảng dạy:

- Áp dụng các phương pháp vấn đáp tìm tòi; Hoạt động nhóm; Thuyết trình, nêu
vấn đề ....
- HS thường ngại bày tỏ vấn đề này, nên GV có thể động viên khuyến khích các
em tham gia bằng cách thưởng điểm ....
* Tiến trình giảng dạy
ĐVĐ: Giáo viên đưa ra một bài tập tình huống 1 “An là HS lớp 10 có bố bị mất
vì nhiễm HIV/ADIS. Một số bạn trong lớp tỏ thái độ xa lánh và không chơi với
An.”. Mẹ An cũng rất buồn và không biết mình sẽ như thế nào – có bị nhiễm
HIV không?
Vậy HIV là gì? Em có những hiểu biết gì về HIV/ADIS? Em có nhận xét gì
về cách ứng xử của các bạn học sinh trong lớp An?
Từ đó giáo viên hướng dẫn HS và mục II. HIV/ADIS
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về HIV/AIDS .

GV: Các em đã biết HIV/AIDS là một trong những

II. HIV/ADIS

mối nguy hiện nay của nhân loại, vậy các em hiểu
HIV/AIDS là gì? HIV là gì? AIDS là gì?
HS trả lời cá nhân.

1. Khái niệm HIV:

GV chiếu hình ảnh tế bào đại thực bào và tế bào - HIV là virut gây suy
limpho T
giảm miễn dịch ở người
chúng có khả năng lây
nhiễm và phá hủy một số
tế bào của hệ thống miễn

dịch.
22


- AIDS là hệ thống suy
giảm miễn dịch do HIV
gây ra.

Tế bào đại thực bào

Tế bào limpho T

Và phân tích cơ chế gây bệnh của virut HIV.
GV gợi ý để chuyển tiếp sang mục 2 bằng một tình
huống 2: Một bạn HS khi biết bạn học cùng mình
bị nhiễm HIV thì lan truyền tin cho các bạn khác
rằng: Đừng chơi với nó kẻo lây nhiễm HIV. Điều
đó đúng hay sai?
GV: Em hãy cho biết HIV có thể lây truyền qua
2. Ba con đường lây

những con đường nào?
HS dựa trên hiểu biết của mình để trả lời.
Sau đó GV phân tích rõ hơn về ba con đường lây

truyền HIV:
- Qua đường máu.
- Qua đường tình dục.

truyền HIV qua tranh vẽ (phụ lục).

GV: Làm thế nào để tránh lây nhiễm HIV qua con

- Mẹ nhiễm HIV truyền
sang con.

đường tình dục?
GV phân tích khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao
cao su đúng cách để tránh lây nhiễm HIV (phụ
lục).
GV yêu cầu HS trình bày cách sử dụng BCS đúng
và an toàn khi quan hệ tình dục.
GV hướng dẫn HS quay lại tính huống 1 và thảo
luận:
- Trong trường hợp này, mẹ An có bị lây nhiễm
HIV không?

23


- HS sẽ xác định: Nếu mẹ An QHTD với bố An có
sử dụng BCS đúng cách thì hoàn toàn không bị lây
nhiễm, còn nếu không thì nguy cơ lây nhiễm rất 3. Ba giai đoạn phát triển
cao.
của bệnh AIDS
GV: HIV gây ra bệnh AIDS, một số người khi đi

(phụ lục)

xét nghiệm HIV có kết quả dương tính, họ phản
bác lại kết quả đó: "Tôi khỏe mạnh như thế này, tôi

sống rất lành mạnh, sao tôi nhiễm HIV được?!"
HIV/AIDS phát triển như thế nào?
GV cho học sinh thảo luận nhóm theo phiếu học
tập để tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bệnh
AIDS.
- HS thảo luận khoảng 5 phút rồi báo cáo kết quả,
các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức bằng đáp
án phiếu học tập (phụ lục).
GV: Hiện nay đã có vacxin để phòng ngừa
HIV/AIDS hữu hiệu và thuốc để điều trị được
HIV/AIDS chưa? Vì sao?

4. Biện pháp phòng ngừa

HS : chưa. Do virut kí sinh trong tế bào do đó các
thuốc kháng sinh không tác động được đến virut,
hoặc trước khi tiêu diệt được virut thì chính thuốc
đã phá huỷ tế bào.
GV: Nhóm đối tượng nào hiện nay có nguy cao lây
nhiễm HIV cao?
HS: Người tiêm chích ma túy và gái mại dâm
thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao.
GV: Tại sao có nhiều người không hay biết mình - Vệ sinh y tế.
đang nhiễm HIV? Điều này nguy hiểm như thế nào - Thực hiện lối sống lành
24


đối với xã hội?


mạnh.

HS dựa trên hiểu biết của mình trả lời, GV nhận - Loại trừ tệ nạn xã hội.
xét và đưa ra kết luận: Thời gian ủ bệnh HIV rất - Có hiểu biết đúng đắn về
lâu, người HIV không biết vì không có biểu hiện HIV và cách phòng tránh
(giai đoạn cửa sổ và giai đoạn không biểu hiện), lây nhiễm HIV.
nhưng có khả năng lây lan (truyền cho người khác)
nên rất nguy hiểm.
GV: Theo em, cách tốt nhất để phòng chống các
bệnh do virut HIV gây nên được sử dụng hiện nay
là gì?
GV tiếp tục hường dẫn HS phân tích tình huống 1
bằng câu hỏi:
- Nếu em là bạn của An, em sẽ làm gì? Em có xa
lánh An như các bạn đang làm không?
HS nêu suy nghĩ của mình.
GV: Chúng ta cần có thái độ và biểu hiện như thế
nào đối với người nhiễm HIV?
HS suy nghĩ và nói lên thái độ của mình, sau đó
GV tuyên dương những suy nghĩ đúng và hình
thành thái độ đúng đắn cho HS.
GV: Nếu chúng ta bị nghi ngờ mình đã lây nhiễm
HIV, chúng ta cần làm gì và thực hiện việc làm đó
ở đâu?
GV cung cấp cho HS một số địa chỉ khám và tư
vấn HIV/AIDS.
* Củng cố :
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm:
- HIV/AIDS lây truyền qua 3 con đường: Quan hệ tình dục, qua đường máu và
từ mẹ sang con.

25


×