Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ôn thi phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.03 KB, 16 trang )

1. Thuận lợi và khó khăn của phát triển cộng đồng trong bối cảnh xã hội Việt
Nam hiện nay.
* Những thuận lợi
Yếu tố văn hóa của người Việt Nam với truyền thống làng xã, tính cố kết
cộng đồng cao, tinh thần trọng tình, trọng ái, “tương thân tương ái”, “tình làng
nghĩa xóm”, “lá lành đùm lá rách”, … đã tạo ra sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ những
người dân trong cộng đồng với nhau, đó là sức mạnh lớn lao để có thể chiến thắng
mọi khó khăn, rủi ro trong cộng đồng.
Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam
cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia: “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra”. Nó nhấn mạnh triệt để vai trò của người dân trong cộng đồng , phát
huy cơ chế “dân chủ cơ sở” phù hợp với các nguyên tắc hành động trong phát triển
cộng đồng.
Đặc điểm tổ chức của Việt Nam, ngoài tổ chức Đảng và chính quyền các
cấp, còn có các tổ chức chính trị xã hội (như Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu
chiến binh, Đoàn thanh niên,…) với mạng lưới rộng khắp từ trung ương tới địa
phương với số lượng thành viên rất lớn. Các tổ chức đoàn thể đóng vai trò quan
trọng trong việc tăng cường thông tin liên lạc giữa Đảng, Nhà nước và người dân ở
cơ sở. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam hết sức thuận lợi, các đoàn thể có
“chân rết” tới tận cơ sở. Tổ dân phố là đơn vị gần dân nhất, giữ vai trò liên lạc giữa
người dân và chính quyền địa phương Các tổ chức chính trị, xã hội được Đảng lãnh
đạo đã hướng về các mục tiêu của phát triển cộng đồng để hành động. Đó là các
mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, bình đẳng dân chủ và văn
minh". Các hình thức tổ chức hoạt động cộng đồng đã rất đa dạng, phong phú và
không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế với tất cả các quốc gia trên toàn
cầu.
Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào cả về vật chất lẫn con người. Người
dân Việt nam cần cù, thông minh, năng động, không ngại khổ, ngại khó.


Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 các tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ Việt


Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế trong lĩnh vực phát triển
kinh tế, xã hội, văn hoá với các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường,
chăm sóc y tế, giáo dục, chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn… nhằm hỗ trợ, giúp đỡ
các cộng đồng nghèo thuộc các khu vực có nhiều rủi ro, khó khăn (nông thôn, miền
núi, ven biển) khắc phục từng bước các khó khăn của họ.
Từ cuối thập kỷ 90 đến nay, các chương trình, dự án phát triển đã chú trọng
đến việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng và tài nguyên cho người dân thuộc nhóm
đối tượng ít có cơ hội tiếp xúc với các nguồn lực của xã hội trong cộng đồng như
người nghèo, phụ nữ, trẻ em, những người sống trong vùng có nhiều thiên tai…
phương pháp phát triển cộng đồng còn được trang bị toàn diện cả về lý thuyết và
thực hành cho các lực lượng cán bộ chủ chốt trong các cộng đồng hưởng lợi để họ
lãnh đạo và giúp đỡ cộng đồng của họ vượt qua khó khăn theo phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm”, phát huy “quyền dân chủ cơ sở, các năng lực tự
quản” trong cộng đồng. Bước đầu đã đem lại những thành công đáng kể về việc cải
thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho một số cộng đồng xã hội thuộc khu vực
nông thôn, miền núi, dân tộc ít người. Hiện tại phương pháp phát triển cộng đồng
đã và đang phát huy hiệu quả trong các dự án phát triển đô thị ở Việt Nam với các
mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã
hội…
Các nhà nghiên cứu và thực hành về phát triển cộng đồng đã có nhiều cơ hội
để học tập, nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết và kinh nghiệm của mình vào trong
thực tế cuộc sống mang tính chất chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. Các trường đào
tạo thuộc khối xã hội và nhân văn đã chú trọng đưa môn học phát triển cộng đồng
vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên từ bậc trung cấp đến bậc đại học. Một số cán
bộ nghiên cứu, giảng dạy đã được cử đi học ở nước ngoài bậc trên đại học.

• Khó khăn
Phát triển cộng đồng là một khoa học còn rất mới mẻ ở Việt nam. Cán bộ
làm công tác phát triển cộng đồng chủ yếu là các nhà thực tế, họ chưa được đào tạo
cơ bản. Đội ngũ cán sự xã hội chuyên nghiệp còn rất ít và chưa có nhiều cơ hội để



tham gia vào các chương trình phát triển cộng đồng ở các địa phương. Họ rất thiếu
kinh nghiệm thực tiễn và xa lạ với phương pháp cùng tham gia. Chính các tác viên
cộng đồng còn áp đặt, làm thay, chưa tin tưởng thật sự vào khả năng của người
dân, của cộng đồng.
Việc trang bị các kiến thức và phương pháp tiếp cận của khoa học về phát
triển cộng đồng mới chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết cho các sinh viên thuộc một
số trường như Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Công đoàn, Đại học
Mở TP Hồ Chí Minh, Đại học Lao động Xã hội, Đại học Đồng Tháp và một số cán
bộ làm dự án về phát triển cộng đồng.
Các hoạt động cải thiện đời sống cho người dân thông qua một số dự án của
chính quyền thường mang tính chỉ đạo từ trên xuống nên tính hiệu quả chưa cao.
Người dân có thói quen ngại sự thay đổi, trông chờ, ỷ lại cho xã hội về các lĩnh vực
giải quyết an sinh xã hội cho cộng đồng.
Cơ chế vận hành của các thể chế xã hội ở Việt nam vẫn còn ảnh hưởng nhiều
của cơ chế bao cấp vì vậy phần đông đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển còn
ngại tiếp cận với cái mới, ngại sự thay đổi. Vì vậy tính thụ động của các cấp có
thẩm quyền còn phổ biến.
Dân số Việt Nam phần đông sống ở nông thôn, tính gia trưởng, tư tưởng phụ
quyền, trình độ dân trí còn thấp, văn hoá, lối sống còn mang nặng tính tiểu nông, ,
khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức mới cũng làm hạn chế nhiều đến việc áp
dụng phương pháp phát triển cộng đồng vào các khu vực này.

2. Mục đích, ý nghĩa của phát triển cộng đồng.
a. Mục đích:
Trọng tâm của phát triển cộng đồng là phát triển con người, vì con người
trong cộng đồng. Đây là thước đo được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ là tăng
trưởng kinh tế hay những tiến bộ về vật chất. Mục tiêu chiến lược của phát triển
cộng đồng là góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành động có tính



chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng, phát triển khả
năng của con người và định chế của xã hội. Nó được thể hiện là:
- Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng
với sự cân bằng về vật chất và tinh thần.
- Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội, kể cả nhóm xã hội
bị thiệt thòi, qua đó đẩy mạnh sự công bằng xã hội.
- Củng cố các thiết chế xã hội, tổ chức xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho
chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng.
-Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển cộng
đồng.
b. Ý nghĩa của phát triển cộng đồng
- Giúp người dân nhận thức được các vấn đề của cộng đồng cũng chính là
những vấn đề của họ.
- Người dân được tham gia vào các hoạt động phát triển một cách tích cực,
giúp họ nhận thức được các giá trị, niềm tin vào khả năng của họ.
- Huy động được tiềm năng của mọi cơ quan tổ chức, người dân, tài nguyên
trong cộng đồng để cải thiện đời sống mọi mặt của họ.
- Tăng cường mối liên kết, đoàn kết trong cộng đồng vì mục đích của phát
triển cộng đồng.
- Là cơ sở để thu hút nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và góp phần cải thiện các
chính sách xã hội, an sinh xã hội cho phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng.
3. Các nguyên tắc trong phát triển cộng đồng.
Để làm tốt vai trò trách nhiệm của người tác viên cộng đồng, trên cơ sở các nguyên
lý, quan điểm, mục tiêu của phát triển cộng đồng, người tác viên cộng đồng và các
chương trình, dự án phát triển cộng đồng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

-


Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân.


Hoạt động phát triển phải xuất phát từ yếu tố “nội tại”, từ những gì người
dân có, từ những mong muốn, nhu cầu, từ sáng kiến, kinh nghiệm và sức lực của
họ. Từ đó giúp cho họ dễ tham gia và có khả năng thực hiện một cách thuận lợi.
Khi tham gia vào tiến trình phát triển cộng đồng, động cơ ban đầu của người
dân có thể rất khác nhau, có người tham gia vì động cơ thích đươc tụ tập, hội họp, kết
bạn mới; người khác tham gia để tỏ ra mình là người gắn bó, cũng có trách nhiệm với
cộng đồng.... Nếu chỉ với những động cơ đó, khi gặp khó khăn, người dân sẵn sàng
“bỏ cuộc” giữa chừng. Người dân chỉ tham gia vào tiến trình “phát triển cộng đồng”
một cách trung thành nếu như họ “giác ngộ” thực sự về vấn đề của cộng đồng, về
hoàn cảnh sống hiện tại của họ, họ không chấp nhận được, không thỏa mãn với điều
kiện đó, cần thiết phải thay đổi, cần phải có môi trường sống tốt hơn, bình đẳng hơn.
Nói cách khác, sự giác ngộ phải chuyển thành nhu cầu, lúc đó người dân mới có động
lực thực sự để tham gia vào tiến trình phát triển cộng đồng. Và điều quan trọng là tác
viên cộng đồng khi làm việc với cộng đồng cần nắm bắt, khai thác và phát hiện và chỉ
ra được những nhu cầu đó của người dân để tiến trình phát triển cộng đồng được bắt
đầu diễn ra thuận lợi, đúng mục đích và ý nghĩa.
Cần chú ý đôi khi nhu cầu của người dân rất khác với nhu cầu của nhà tài
trợ, hoặc của chính quyền địa phương. Chẳng hạn cộng đồng đang cần nước sạch,
nhưng dự án chỉ xây dựng các trụ sở hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời
nên vận dụng những gì có sẵn trong cộng đồng thí dụ các vật liệu như gỗ, tranh,
tre, và tay nghề của người dân trong cộng đồng để dựng một lớp học, đào giếng.
Bên cạnh đó, tác viên cộng đồng cũng cần lưu ý, phát triển cộng đồng chỉ có
thể là nội sinh, nghĩa là xuất phát từ khả năng, ý chí, và nội lực bên trong. Hỗ trợ bên
ngoài (chuyên môn, kỹ thuật, tài chính...) là rất cần thiết nhưng chỉ là chất xúc tác.
Nội lực của một cộng đồng ở đâu? đấy là một câu hỏi thường được đặt ra đối với
nhiều người khi làm việc với cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng nghèo. Mà cái nghèo,
cái khó, theo lô gích thông thường là “bó cái khôn”. Nội lực ở đây không phải và

không bao giờ chỉ là nguồn lực tài chính. Trong phát triển cộng đồng, nội lực mà cộng
đồng có thể tiếp cận được bao gồm:


Các nguồn tài sán thiên nhiên.




Các nguồn tài sán vật lý.



Các nguồn tài sán về con người.



Các nguồn tài sán về xã hội.



Các nguồn tài sán về tài chính.

- Tin tưởng vào dân, vào khả năng thay đổi và phát triển của cộng đồng.
Xuất phát từ triết lý của công tác xã hội, tác viên cộng đồng phải luôn tin
tưởng vào khả năng và năng lực của người dân. Luôn tin tưởng rằng người dân dù
nghèo hoặc khó khăn nhưng họ đều có óc sáng tạo và tính gắn bó, mong muốn thay
đổi cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Có như thế mới tránh được tư tưởng làm thay,
làm hộ rất thường xảy ra trong phát triển cộng đồng. Tác viên cộng đồng luôn tin
tưởng rằng người dân hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn đề của

mình ngoại trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu để sinh sống. Tác viên cộng đồng
cần luôn tin tưởng rằng, khi người dân đã có động lực xuất phát từ việc đáp ứng đúng
nhu cầu của mình và khi đã được huy động, họ sẽ tìm thấy sức mạnh tinh thần và sức
mạnh vật chất cần thiết để hành động. Khả năng của người dân ở đây không chỉ là khả
năng về kinh tê, về vật chất mà còn là khả năng suy tính cho phù hợp với hoàn cảnh,
khả năng đóng góp kinh nghiệm, tài lực, trí lực vào triến trình phát triển cộng đồng.
Khả năng ở đây không phải là khả năng của một hai cá nhân cá thể mà là của cả một
tập thể, một cộng đồng, đó là sức mạnh rất lớn.
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy khả năng
của dân, nếu biết khai thác, phát huy thì đó là sức mạnh vô địch. Một dân tộc tuy nhỏ
bé nhưng với niềm tin, với ý chí và nghị lực, với tinh thần đoàn kết và phát huy nội
lực, chúng ta đã chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh, giành được độc lập tự do và
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, “sánh ngang với các cường quốc năm châu”.
Thực hiện nguyên tắc này, tác viên cộng đồng hay những người lãnh đạo cộng
đồng phải biết phát huy cao độ sức mạnh “dời non, lấp biển”, sức mạnh “một cây làm
chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Những thành công nhỏ là niềm
khuyến khích lớn để người dân tiếp tục đi lên. Không nên làm thay, làm hộ mà cùng
sống, cùng làm với người dân và khuyến khích họ một cách kịp thời.


-

Khuyến khích người dân cùng tham gia và dành quyền tự quyết cho
người dân.
Nhu cầu muốn thay đổi khi đã được đông đảo người dân nhận thức, được

giác ngộ một cách rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân thì nó sẽ trở thành động lực
để người dân đoàn kết lại, tổ chức lại, cùng chung lưng đấu cật, cùng hành động.
Trong quá trình tổ chức lại, thành lập các nhóm, các tổ chức đại diện của mình sẽ
là một nhu cầu thực tế. Mỗi tổ chức, mỗi nhóm phải khuyến khích người dân tham

gia đầy đủ vào các hoạt động. Người lãnh đạo, người tác viên cộng đồng chỉ hành
động trên cơ sở ý kiến của người dân. Giống như khi làm việc với cá nhân và
nhóm, ở đây tác viên cộng đồng luôn khích lệ và tạo điều kiện để người dân tham
gia vào các hoạt động. Người dân phải được tham gia cùng làm, kết hợp với các tổ
chức nguồn lực bên ngoài để giải quyết vấn đề của chính họ. Trong các cuộc họp,
tác viên cộng đồng chỉ là người điều phối còn người dân mới là người đưa ra các
quyết định cuối cùng cho các vấn đề của họ. Khi người dân được cùng thảo luận,
bàn bạc, quyết định chọn lựa các nhu cầu ưu tiên, các giải pháp thì họ sẽ làm đến
cùng vì do chính họ chon lựa và quyết định. Họ làm vì họ thấy đó là của họ và họ
cảm thấy có trách nhiệm với nó. Điều này nhằm xây dựng, củng cố năng lực cộng
đồng, đồng thời giúp cộng đồng làm chủ những hoạt động của mình ngay từ đầu
tiến trình giải quyết vấn đề.

-

Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ
Đối tượng mà chúng ta nhắm đến là những người nghèo, những người yếu

thế còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng cho nên muốn họ tự tin và hoàn thành tốt
công việc thì phải bắt đầu từ những hoạt động nhỏ, đơn giản.
Với những hoạt động nhỏ, người dân được tập dần cách điều hành và quản
lý các hoạt động để đạt được thành công. Qua đó năng lực của họ được bồi dưỡng,
giúp họ tự tin hơn và sẽ có khả năng đảm nhận những công việc lớn hơn, khó hơn
mà vẫn có khả năng hoàn thành.

- Tạo nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và chú ý ưu tiên các
nhóm người yếu thế trong cộng đồng.


Với truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, thông qua

việc tương trợ lẫn nhau và qua các hoạt động chung, các thành viêntrong cộng
đồng vừa đạt được cảm xúc tự hoàn thành nhiệm vụ vừa góp phần cải thiện an sinh
cho nhóm, giúp nhau cùng phát triển. Ưu tiên nhóm người yếu thế trong cộng
đồng, tạo điều kiện để họ được tham gia, được tôn trọng và được hỗ trợ trong mọi
hoạt động của cộng đồng. Cả hai điều này đều quan trọng như nhau. Ví dụ phân
công những người có tay nghề sẽ hướng dẫn những người học nghề trong một
nhóm, hoặc tổ chức các buổi họp để người dân cùng bàn cách giúp đỡ những người
già neo đơn, hoặc phụ nữ đơn thân trong cộng đồng.

- Mở rộng các hình thức liên kết trong và ngoài cộng đồng
Phương pháp này được gọi là “tạo mạng lưới” (networking), thí dụ liên kết
giữa những nhóm trong cộng đồng như nhóm giáo dục xoá mù chữ; nhóm truyền
thông môi trường; nhóm chăn nuôi, trồng trọt; nhóm thể thao, văn nghệ. Hoặc liên
kết với các nhóm khác ngoài cộng đồng như các nhóm tiết kiệm-tín dụng của cộng
đồng X sẽ liên kết với cộng đồng Y để tạo thành các cụm hoặc trung tâm. Việc liên
kết này sẽ tạo thêm hiệu quả, sức mạnh vì các nhóm có thể trao đổi, sử dụng nguồn
lực của nhau. Đồng thời tăng thêm tiếng nói cho các cộng đồng, nếu có vấn đề cần
đề xuất, ngay cả chính sách.

- Tuân thủ theo tiến trình và các phương pháp tiếp cận đặc thù
Bất kì một dự án phát triển cộng đồng nào cũng cần có một tiến trình tuần tự
các bước. Nếu không thực hiện theo lộ trình đã định thì mọi việc sẽ trở nên lộn
xộn, mất phương hướng và sẽ khó đi đến việc giải quyết đúng mục tiêu đã đề
ra..VD: Để giúp một cộng đồng từ yếu kém trở thành tự lực phải qua các bước để
cộng đồng phát triển từ cộng đồng yếu kém trở thành cộng đồng thức tỉnh sau đó
đến cộng đông đã được tăng năng lực rồi trở thành tự lực…
Bên cạnh việc tuân thủ theo tiến trình , để giúp người dân cộng đồng tham
gia và hợp tác thì rất cần đến những phương pháp đặc thù để có thể huy động được
người dân và hoàn thành tôt mục tiêu đề ra.



Việc vận dụng các nguyên tắc trên cần linh hoạt, mền dẻo, tuỳ vào đặc
điểm, tình hình và điều kiện ở mỗi cộng đồng khác nhau, các cơ hội khác nhau.
4. Đặc điểm của cộng đồng kém phát triển.
Bài tải trang 21-22

5. Vẽ sơ đồ tiến trình phát tri ển cộng đồng và giải thích.
Tiến trình phát triển cộng đồng đi từ cộng đồng yếu kém đến cộng đồng tự
lực qua các bước sau:

SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỘNG
Cộng đồng yếu kém

Cộng đồng thức tỉnh

CĐ tăng năng lực

Cộng đồng tự lực

Tìm hiểu, nhận diện và phân tích
Phátcộng
huyđồng
tiềm năngHuấn luyện
Hình thành các nhóm
Tăng
liêncường
kết năng lực tự quản

Hành động chung có sự lượng giá
(từ thấp đến cao)


Giải thích:
a. Cộng đồng yếu kém:
“Cộng đồng yếu kém” ở đây muốn chỉ cộng đồng đang có vấn đề hay cộng
đồng đang có những nhu cầu nào đó cần thỏa mãn nhưng vấn đề đó chưa được
nhận thức đầy đủ hoặc chỉ một vài người nào đó nhận thức được mà chưa phải cả
cộng đồng nhận ra.


Một cộng đồng cần phát triển phải đưa ra được các tiêu chí của sự kém phát
triển: Tỷ lệ nghèo đói, tình trạng ô nhiễm môi trường, tỷ lệ trẻ em thất học, tình
trạng hạ tầng cơ sở xuống cấp, phương thức sản xuất lạc hậu…
Muốn tìm hiểu và phân tích cộng đồng phải áp dụng một số phương pháp
điều tra nghiên cứu theo nhiều cách thức tiếp cận khác nhau như: Điều tra xã hội
học, tổ chức các cuộc họp trong dân, phỏng vấn sâu các cấp lãnh đạo và người dân,
tổ chức các cuộc hội thảo trong cộng đồng…để tìm ra các vấn đề bức xúc của
cộng đồng. Muốn giải quyết vấn đề hiệu quả cần phải có quá trình thức tỉnh cộng
đồng.
b. Cộng đồng thức tỉnh
“Cộng đồng thức tỉnh”, đó là việc cộng đồng nhận ra vấn đề của mình, hay
người dân đã được “mở mắt”, nhận ra vấn đề, biến nó thành nhu cầu thực sự cho sự
thay đổi. Có thể ví giai đoạn này giống như một người thường xuyên đau ốm, sau
khi được bác sỹ thăm khám đã phát hiện ra căn bệnh của mình và kiếm tìm các
phương thức chữa trị.
Muốn thức tỉnh cộng đồng để giúp họ nhận thức được các vấn đề của họ đòi
hỏi có sự hợp tác tích cực giữa người làm công tác phát triển và người dân.
Các hoạt động thức tỉnh cộng đồng gồm:
- Tuyên truyền , vận động để người dân nhận thức được phương thức phát
triển cộng đồng;
- Tổ chức tham quan, học tập các mô hình phát triển cộng đồng có hiệu quả

trong thực tiễn;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động trong
phát triển cộng đồng giữa các cá nhân và tổ chức có cùng mục đích, nhu cầu bức
xúc giống nhau, điều kiện, hoàn cảnh xã hội gần giống nhau;
- Tập huấn theo phương pháp cùng tham gia là một hình thức giúp người
dân ý thức được các vấn đề của họ và cùng nhau đưa ra các giải pháp hợp lý nhất
giúp cộng đồng thức tỉnh nhanh hơn.


Khi đã xác định được các vấn đề của cộng đồng cần giúp họ phân tích
nguyên nhân, tìm ra các điểm mạnh và các khó khăn, tồn tại của cộng đồng. Vấn đề
của cộng đồng đã được xác định phải do chính cộng đồng đề xuất các giải pháp
khắc phục với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của các nhà chuyên môn, vai trò của các
tác viên phát triển cộng đồng chỉ là người xúc tác nhằm thu hút sự tham gia tối đa
các lực lượng dân chúng vào việc giải quyết các vấn đề của họ.
Hoạt động này kéo dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào khả năng, ý thức của mỗi
cộng đồng, kết hợp với sự nỗ lực của chính quyền và các đoàn thể xã hội trong
cộng đồng.
c. Cộng đồng tăng năng lực.
“Cộng đồng tăng lực” là việc thành viên cộng đồng đang trong tiến trình
được tổ chức lại, được trao quyền, tăng cường khả năng, năng lực, được tham gia
vào các hoạt động cũng như tham gia quyết định nên làm gì, làm thế nào để giải
quyết vấn đề cộng đồng.
Thông qua quá trình huấn luyện để các lực lượng nòng cốt trong cộng đồng
được tăng cường kiến thức, kỹ năng, cách làm. Thu hút lực lượng này vào tham gia
trực tiếp trong các dự án phát triển cộng đồng.
Tăng cường khả năng tổ chức, lãnh đạo, quản lý của các cán bộ nòng cốt
trong cộng đồng. Khuyến khích sự tham gia của họ vào quá trình phát triển cộng
đồng.
Tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú, dễ làm, dễ tiếp thu để mọi

tầng lớp dân cư đều được tăng năng lực.
d. Cộng đồng tự lực.
Ở các giai đoạn trên, các hoạt động của cộng đồng có sự “xúc tác” của tác
viên cộng đồng. Khi người dân của cộng động đủ khả năng giải quyết vấn đề của
mình thì sự có mặt cuả tác viên cộng đồng là không cần thiết nữa và tác viên cộng
đồng có thể rút lui để cộng đồng tự vận hành.
Mục đích của phát triển cộng đồng là thông qua thay đổi và tăng trưởng,
cộng đồng sẽ trở nên tự lực. Mục tiêu cuối cùng của phát triển cộng đồng không


phải là giải quyết toàn bộ được các khó khăn mà thực chất khi gặp khó khăn cộng
đồng có thể tự huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài để giải quyết các khó
khăn đó. Điều này đòi hỏi cộng đồng phải có đủ các năng lực quản lý, điều hành,
hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc, hỗ trợ lẫn nhau vì những giá trị chung của
cộng đồng.
Những tình huống trắc trở trong cộng đồng cần được bàn bạc, xử lý công
khai dân chủ, tôn trọng và bình đẳng.
Các lực lượng xã hội nòng cốt phải được huy động vào quá trình phát triển
cộng đồng và thường xuyên có những thảo luận kỹ càng trong dân.
Các dự án phát triển cộng đồng sẽ là cơ hội để phát triển các động lực tự lực
trong cộng đồng ngày một vững mạnh hơn.
Tạo dựng được mạng lưới các nhóm, các tổ chức xã hội, các cá nhân tình
nguyện tham gia vào chương trình phát triển cộng đồng và thường xuyên củng cố,
duy trì các hoạt động hỗ trợ tăng năng lực cho cộng đồng; thường xuyên trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết các vấn đề trong cộng đồng nhằm thúc đẩy cộng
đồng phát triển bền vững hơn.
Tóm lại tiến trình phát triển cộng đồng là một quá trình tác động và phối hợp các
hoạt động trong cộng đồng một cách đồng bộ, toàn diện, theo một trình tự lôgich
và có sự vận dụng linh hoạt các bước tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể của cộng
đồng.

6. Các tiêu chuẩn để chọn người nòng cốt trong cộng đồng .
- Có uy tín và ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng
- Có cách suy nghĩ tích cực, có ý thức với môi trường xung quanh
- Linh hoạt
- Có khả năng truyền thông và giao tiếp tốt
- Có khả năng thuyết phục người khác, nói nên tiếng nói của người dân.
Mạnh dạn nói thay cho người dân trong cộng đồng.
- Có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.


- Thuộc gia đình nghèo hoặc trung bình trong cộng đồng.
Việc lựa chọn người nòng cốt, người lãnh đạo cộng đồng cũng không nên quá cầu
toàn, họ chỉ cần mang tính tiên phong trong một số hoạt động nhằm đạt lợi ích
cộng đồng. Thí dụ người thường gợi ý và vận động mọi người giữ vệ sinh hoặc an
ninh trong khu xóm, hoặc cung cấp thông tin về việc làm cho một số người thất
nghiệp, hoặc hay đứng ra giảng hoà những mâu thuẫn trong cộng đồng, v. v…
7. Giáo dục cộng đồng là gì? Hãy nêu các hình thức giáo dục cộng đồng áp
dụng trong phát triển cộng đồng?
a. Giáo dục cộng đồng là một hoạt động giúp cho một cộng đồng được trang bị đầy
đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ để hành động chung nhằm giải quyết vấn đề của
công đồng.
Đây chính là quá trình xây dựng năng lực và tạo sức mạnh cho người dân. Người
dân sẽ không làm được gì nếu không có sự hiểu biết về vấn đề cần giải quyết. Họ
sẽ có khả năng tác động vào hoàn cảnh sống của họ để có sự thay đổi tích cực.
Giáo dục cộng đồng giúp các cá nhân, cộng đồng liên kết với nhau, tạo nên sức
mạnh cộng đồng để biến đổi cộng đồng, biến đổi xã hội theo hướng tốt đẹp hơn.
b. Các hình thức giáo dục cộng đồng
- Tập huấn phi chính quy: không thành trường lớp mà tổ chức ngay tại cộng
đồng, địa điểm rất linh hoạt như văn phòng Ủy ban nhân dân, Nhà văn hoá khu dân
cư, nhà tổ trưởng tổ dân phố, trạm xá, nhà người dân, sân đình... Các thiết bị cho

giáo dục phi chính quy cũng rất đơn giản, có thể dùng ngay gạch đá, nền nhà thay
cho phấn bảng.
Thành phần học là đại diện của người dân, không phân biệt trình độ, tuổi
tác, giới tính, thành phần xuất thân.
Tuân theo nguyên tắc học tập của người lớn: là tôn trọng ý kiến và những
nhu cầu mong đợi của họ, để họ trao đổi thảo luận và lập kế hoạch cho các giải
pháp ưu tiên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
- Ngoài hình thức phi chính quy còn kết hợp với các hình thức hội thảo, trao
đổi kinh nghiệm, tham quan các mô hình phát triển cộng đồng có hiệu quả để


người dân học hỏi lẫn nhau; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, sinh hoạt câu
lạc bộ có lồng ghép chủ đề giáo dục để người dân dễ tiếp cận, dễ nhớ và dễ làm.
Có thể lồng ghép các hình thức giáo dục vào trong các cuộc họp với người dân để
tránh gây phiền hà, e ngại của họ.

8.Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng
Nhân viên làm việc trong chương trình phát triển cộng đồng đóng vai trò là người
tổ chức, lập kế hoạch, người điều phối, người xúc tác, người bồi dưỡng nâng cao
nhận thức kỹ năng cho người dân, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhóm người
nghèo, người bị thiệt thòi với những nguồn lực sẵn có, cụ thể là:
a. Người xúc tác :
Với vai trò xúc tác, tác viên cộng đồng sẽ là người gợi mở, hướng dẫn, tư vấn cho
cộng đồng để cộng đồng xem xét và đưa ra các giải pháp phù hợp với khả năng,
nhu cầu của họ. Tác viên cộng đồng không làm hộ, làm thay. Nhiệm vụ đầu tiên
của tác viên là tập hợp quần chúng vào các nhóm để chia sẻ với họ những thông tin
về cuộc sống, là người tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để người dân tăng dần khả
năng bàn luận, lựa chọn, lấy quyết định, và cùng hành động để giải quyết những
vấn đề của họ, là người tạo bầu không khí thân tình, cởi mở và đối thoại, khuyến
khích sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển của họ.

Xu hướng hiện nay là “làm cùng”, “làm với”. Làm giùm, làm thay là tước đoạt khả
năng chủ động, tự lập, tự quyết của người dân.
Nguy cơ làm thay là thường xảy ra nhất đối với người tác viên cộng đồng vì chúng
ta đi vào cộng đồng với lòng nhiệt tình, ngoài ra cũng do thái độ của “người trên”,
của người đi giúp người khác. Cách làm “tạo thuận lợi” được nhấn mạnh trong mọi
lĩnh vực hoạt động vì chỉ có cách này mới phát huy được tiềm năng của tập thể.
b. Người biện hộ:
Tác viên với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của các nhóm/cộng đồng đề
đạt tới cơ quan công tác, các cấp thẩm quyền những vấn đề bức xúc của các


nhóm/cộng đồng, và kêu gọi người khác hưởng ứng nhằm tạo ra một chuyển biến
về nhận thức, hoặc sự hỗ trợ tích cực hơn cho các đối tượng thiệt thòi. Ví dụ biện
hộ cho việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong các cơ sở sản
xuất tư nhân ở các vùng ngoại ô Hà Nội.
c. Người nghiên cứu:
Tác viên là người cùng với những người nòng cốt trong cộng đồng thu thập tìm
hiểu, và phân tích các thế mạnh, vấn đề, tiềm năng có trong cộng đồng. Tác viên
giúp cho cộng đồng chuyển những phân tích đó thành những chương trình hành
động cụ thể. Ví dụ chương trình chăm sóc trẻ em mồ côi trong cộng đồng, tác viên
phải lập đề án nghiên cứu thực trạng và cùng cộng đồng đưa ra các giải pháp hợp
lý.
Tác viên cộng đồng không nhất thiết phải là một nhà khoa học thực hiện những
cuộc điều tra quy mô lớn, nhưng tác viên phải có kỹ năng thu thập, phân tích các
dữ liệu về cộng đồng. Điều quan trọng là biết khuyến khích và tạo cơ hội cho
người dân tham gia ngay từ đầu.
d. Người huấn luyện:
Vai trò huấn luyện được thể hiện trước tiên là bồi dưỡng các nhóm trong cộng đồng
hiểu biết về mục đích, chiến lược phát triển của dự án/chương trình hành động của
họ. Bồi dưỡng kỹ năng làm việc chung trong nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý,

đặc biệt chú ý đến bồi dưỡng những giá trị, thái độ hợp tác và tôn trọng sự tham
gia, sự tự quyết của người dân. Với tinh thần cởi mở, học hỏi và phát huy những
kinh nghiệm tốt của cộng đồng, tác viên sẽ là người huấn luyện song hành với cộng
đồng chứ không phải là thầy giáo của cộng đồng.
e. Người lập kế hoạch:
Vai trò của người làm kế hoạch là vai trò tham mưu, phối trí. Để thực hiện một dự
án hay xây dựng một chương trình phát triển cộng đồng, tác viên cần giúp người
dân vạch ra kế hoạch. Kế hoạch phải từ cơ sở đưa lên, xuất phát từ nhu cầu và
những vấn đề của cộng đồng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sự đóng góp của


người dân và chính quyền sở tại, phù hợp với chủ chương phát triển kinh tế xã hội
của Đảng và Nhà nước.

10. Tiến trình tổ chức và phát triển cộng đồng



×