Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chuyên đề hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và sự phát triển cộng đồng bền vững p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.33 KB, 23 trang )

HÀ NỘI - 2009
Tổ chức Giáo dục
Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc
Chuyên đề
HÃY BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÌ CHÚNG TA
VÀ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG
Bộ tài liệu nguồn theo các chuyên đề Giáo dục vì Sự phát triển bền vững dành cho
Trung tâm học tập cộng đồng
- Dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng
kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Văn phòng
UNESCO Hà Nội.
Bộ tài liệu được tổ chức biên soạn bởi Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, góp ý, chỉnh sửa và phê duyệt bởi Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Tác giả: Nguy
ễn Thị Mai Hà
Trần Ái Hoa
Nguyễn Thị Hương Lan
© Văn phòng UNESCO Hà Nội 2009
Xuất bản bởi Văn phòng UNESCO Hà Nội
Giấy phép xuất bản số:
In tại: Công ty CP In Trần Hưng. Số lượng: 750 cuốn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10.2009.
Để biết thêm thông tin xin liên hệ:
Văn phòng UNESCO Hà Nội
Địa chỉ: 23 Cao Bá Quát, Hà Nội
ĐT: 04-37470275/6
Fax: 04-37470274


Email:
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục KCQ
Địa chỉ: 4 Trịnh Hoài Đức, Hà Nộ
i
ĐT: 04-38232562
Fax: 04-37332008
Trong khuôn khổ của dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ
sáng kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” do UNESCO tài
trợ, Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Trung
tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
tổ chức biên soạn Bộ tài liệu nguồn dành cho các Trung tâm Học tập Cộng đồng
(TTHTCĐ).
Mục đích của Bộ tài liệu nguồn nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ của các Trung
tâm nguồn, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, giáo viên/hướng dẫn viên (GV/
HDV) của các TTHTCĐ để biên soạn học liệu địa phương và tổ chức/hướng dẫn
thực hiện các chuyên đề Giáo dục vì sự phát triển bền vững phù hợp với nhu cầu
và tình hình cụ thể của từng địa phương.
Bộ tài liệu nguồn bao gồ
m 20 chuyên đề thuộc 4 lĩnh vực của Giáo dục vì sự phát
triển bền vững, đó là: văn hoá - xã hội; sức khỏe; môi trường và kinh tế.
Mỗi chuyên đề bao gồm 1 - 3 bài. Mỗi bài không chỉ cung cấp thông tin, thông
điệp, khái niệm cơ bản, mà còn cung cấp cả thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
cải thiện thực trạng cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và quy định pháp luật có liên quan. Đặc bi
ệt, các chuyên đề còn cung cấp các số
liệu, tư liệu, bài báo, câu chuyện/tình huống thực tế để giúp cán bộ, GV/HDV
tham khảo trong quá trình biên soạn học liệu địa phương hoặc sử dụng để minh
họa, tổ chức thảo luận trong quá trình giảng dạy tại TTHTCĐ.
Bộ tài liệu đã được biên soạn theo một quy trình khoa học và đã được thử nghiệm

tại 10 tỉnh ở ba miền (Bắc, Trung, Nam). Trong quá trình biên so
ạn và thử nghiệm,
Bộ tài liệu đã nhận được sự góp ý của các chuyên gia từ các Bộ, ban ngành đoàn
thể, các nhà khoa học, các cán bộ và giáo viên của các địa phương với mục đích
nhằm tăng cường tính chính xác, tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn của
Bộ tài liệu. Mặc dù vậy, Bộ tài liệu vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi
rất mong tiếp tục nhận được đóng góp của các chuyên gia, của cán bộ, GV/HDV
và các học viên trong quá trình sử dụng Bộ tài liệu này.
Vụ Giáo dục Thường xuyên chân thành cảm ơn Văn phòng UNESCO Hà Nội đã giúp
đỡ về kỹ thuật và tài chính để biên soạn và in ấn Bộ tài liệu này. Xin chân thành
cảm ơn các chuyên gia của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể đã tham gia biên soạn và
góp ý cho Bộ tài liệu. Cảm ơn các địa phương đã nhiệt tình tham gia thử nghiệm
và đóng góp ý kiến để hoàn thiện Bộ tài liệu này.
Hà Nội, tháng 7 năm 2009
Vụ Giáo dục Thường xuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Lời giới thiệu
Bài Một: Nước và cuộc sống của chúng ta 7
I. Một số vấn đề chung về nước 8
II. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng,
suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam 11

Phụ lục 1: Thừa Thiên-Huế người dân nhiều vùng ven biển thiếu nước sạch 19
Phụ lục 2: Bức xúc từ môi trường nông thôn 19
Phụ lục 3: Nước sông đáy, sông nhuệ ô nhiễm nặng, làm nhiều loài
Động vật thủy sinh khu vực tỉnh Hà Nam bị chết hàng loạt 21
Phụ lục 4: Nhiều khu công nghiệp hoạt động nhưng chưa có hệ thống
xử lý nước thải tập trung 22
Phụ lục 5: Thủy triều đỏ tấn công Phan Thiết 24
Bài Hai: Bảo vệ tài nguyên nước 25

I. Một số vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên nước 26
II. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp bảo vệ tài nguyên nước 28
III. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và một số quy định
pháp luật có liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước 31

Phụ lục 1: Một số cách làm sạch nước sinh hoạt 36
Phụ lục 2: Điện Biên: Người dân Pá Chả bảo vệ nguồn nước 39
Phụ lục 3: Một tổ hợp tác cấp nước sinh hoạt nông thôn
hoạt động có hiệu quả 39
Phụ lục 4: Xin đừng lãng phí nước mưa! 41
Phụ lục 5: 21 điều bạn có thể làm để tránh lãng phí nước 42
Phụ lục 6: Lời khuyên để sử dụng nước sạch 44
Phụ lục 7: Làm sạch mùi tanh nước giếng khoan 47

Mục lục
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
8
Nước là khởi nguồn của sự sống. Mọi sinh vật không thể tồn tại nếu không có nước. Từ năm
1773, trong Bách Khoa thư (Vân đài loại ngữ), như bác học Việt Nam Lê Quý Đôn đã viết "Vạn
vật không có nước không thể sống được. Mọi việc không có nước không thể sống được”. (Nguồn:
NXB Văn hoá thông tin, 2006). Tuy nhiên, sự khan hiếm và sự ô nhiễm nước đã và đang gây ra
nhiều hậu qu
ả nghiêm trọng cho cuộc sống và sức khoẻ của con người, ảnh hưởng tới sự phát
triển bền vững của các cộng đồng, quốc gia.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước là do ý thức và
hiểu biết của người dân còn hạn chế. Vì vậy, cần thiết và cấp bách phải tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người dân và cộng đồng về vai trò và tầ
m quan trọng của nước, về thực trạng ô
nhiễm và khan hiếm nguồn nước để từ đó mọi người có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn

nước khỏi bị ô nhiễm vì sức khoẻ của mọi người và vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC
1. Nước và một số khái niệm có liên quan
• Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Nước đóng băng ở nhiệt độ 0
0
C và sôi
ở nhiệt độ 100
0
C. Nước là một trong những hợp chất phổ biến nhất trong thiên nhiên (tầng
nước hay thuỷ quyển) chiếm 71% bề mặt trái đất.
• Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
• Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn Việt Nam.
• Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử d
ụng
được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất;
mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
• Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
• Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
• Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về
chất lượng và số lượng của nguồn nước.
• Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học
của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
2. Những điều kỳ diệu của nước
Nước có nhiều đặc tính kỳ diệu, đó là:
• Nước có khả năng hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng khi nóng lên và toả ra khi lạnh đi. Nhờ đặc
tính này mà tất cả nguồn nước đều không bị sôi sục lên dưới ánh nắng mặt trời chói chang
trong mùa hè và duy trì được mọi mầm sống trên trái đất.
• Để bốc hơi được nước cần rất nhiều nhiệt lượng. Vì vậy mà nhiều ngu
ồn nước không bị cạn
kiệt và duy trì sự sống trong nước, cả mùa đông cũng như mùa hè, cả ở vùng nhiệt đới

cũng như vùng cực địa.
• Khi đóng thành băng thì nước nở ra. Thể tích khi đóng băng tăng khoảng 9% so với thể
tích ban đầu. Vì vậy, khi đóng băng nước lại nổi trên mặt nước chứ không chìm xuống đáy,
mang theo ôxy cần thiết cho các sinh vật trong nước.
• Nướ
c có thể hoà tan được nhiều chất và muối khoáng. Tính chất này làm cho nước có khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cây cối, hoà tan ôxy trong cơ thể con người và động vật,
nhưng đồng thời các vi khuẩn, các chất độc hại có trong môi trường cũng có thể theo nước
vào cơ thể người, động vật và thực vật.
• Nước tuần hoàn trên hành tinh: Dưới sức nóng của mặt trời, nước bốc hơi từ bề mặt các
biển cả, sông suối, hồ, ao Lượng hơi nước này biến thành những đám mây, sau đó
ngưng kết lại và thành mưa rơi xuống biển, xuống mặt đất, xuống sông, ao hồ … Một phần
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
9
nước mưa thấm xuống đất rồi hình thành nước ngầm. Một phần lại bốc hơi từ mặt đất, mặt
nước và thoát hơi từ cỏ cây trở lại khí quyển. Phần còn lại chảy trên các sườn dốc rồi đổ
vào mạng lưới sông suối. Nước của các dòng sông chảy ra biển cả, hoàn thành một vòng
tuần hoàn nước trên trái đất. Nhờ có vòng tuần hoàn này mà nước trong lòng sông, suối,
biển không b
ị khô hạn.
Hình 1: Vòng tuần hoàn của nước
3. Tầm quan trọng của nước đối với sự sống
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái
đất. Nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. Không có nước thì không có sự
sống. Tài nguyên nước là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một
vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
• Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể người, độ
ng vật và thực vật. Nước chiếm
65% trong cơ thể của người, 72% trong trâu, 67% trong cá, 70% trong gà và 76% trong
quả chuối

• Trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi người cần 250 lít nước cho sinh hoạt (ăn, uống, tắm rửa,
giặt giũ, vệ sinh môi trường).
• Trong sản xuất nông nghiệp, nước cần để tưới tiêu cho đồng ruộng, chăn nuôi. Trong 4 yếu
tố quyết định năng suất nông nghiệp “Nước, phân, cần, giống” thì nước được
đặt ở vị trí
hàng đầu. Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước nhất, lớn hơn từ 5 - 6 lần lượng nước sử
dụng trong công nghiệp và sinh hoạt.
• Trong công nghiệp, thủ công nghiệp, nước dùng để sản xuất. Người ta tính rằng để sản
xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000
tấn n
ước.
• Nước cần trong sản xuất điện (thuỷ điện).
• Nước cần trong bệnh viện.
• Các dòng sông, suối, biển được sử dụng trong giao thông, tham quan du lịch
• Nước duy trì môi trường sinh thái biển, suối, sông, ao hồ, đầm lầy.
• v.v
Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu dùng nước ngày càng tăng
lên. Hiện nay, toàn quốc chỉ có khoảng 60% dân số được dùng nước sạch. Nhà nước đang ph
ấn
đấu đến năm 2010 con số này sẽ là 95%.
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
10
4. Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam
4.1 Tài nguyên nước trên thế giới
Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất. Vì vậy có thể gọi trái đất là “trái nước”. Tuy nhiên có tới 97% là
nước biển. Nước ngọt chỉ chiếm 3%, trong đó nước đóng băng trên đỉnh núi và ở hai đầu Bắc cực
và Nam cực chiến khoảng 2,7%. Nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng
0,3% tổng số lượng nước trên trái đất. Vì vậy, có thể nói r
ằng nguồn nước ngọt không phải là
vô tận.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại diễn đàn thế giới lần thứ
3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16 - 23/3/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn
cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số. Tình trạng ô nhiễm môi trường
cùng với nhiệt độ trái
đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm
tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km
3
nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm. Hàng năm có hơn 2,2
triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh
nghèo nàn. (PGS, TS Trần Thanh Xuân. Viện Khí tượng Thuỷ văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
www.monre.gov.vn).
Theo tác giả Maude Barlow, người Canada (www.vietbao.vn, ngày 19/12/2007) mô tả “tương lai
không xa của nhân loại" trong cuốn sách "Cuộc khủng hoảng nước và trận chiến sắp tới vì quyền
sử dụng n
ước" thì hiện nay có khoảng 2 tỷ người đang sống ở nhiều nơi trên thế giới được Liên
Hợp Quốc tuyên bố là căng thẳng vì nguồn nước. Trong số đó, 1,4 tỷ người hoặc không được tiếp
cận nước sạch hoặc phải uống nước kém chất lượng, 3/5 người dân thế giới không thể tiếp cận
các hệ thống vệ sinh. Đa số họ sống ở phương nam.
Khi một số nước giàu bắt đầu canh giữ nguồn nước, cuộc khủng hoảng nước sẽ kéo theo xung
đột về chính trị. Hiện đã thấy những người sống trong tình trạng cạn kiệt về nước ở châu Phi, ở
các khu ổ chuột Brazil, Bôlivia Ngay tại nước Mỹ có 36 bang phải đối mặt nghiêm trọng với vấn
đề nước. Miền tây nam Mỹ đang khô cạn nhất trong 500 nă
m qua.
4.2 Tài nguyên nước của Việt Nam
Theo Luật Tài nguyên nước của Việt Nam, tài nguyên nước bao gồm nước mưa, nước mặt,
nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ quốc gia (Khoản 1. Điều 2 - Luật Tài nguyên nước năm
1998).
Nước mặt
Nước mặt tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như
sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạ

o), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết, trong đó
nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và
sản xuất.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương đối phong phú, chiếm
khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước
ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế
giới. Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm
của nước ta bằng khoảng 847 km
3
, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km
3
chiếm
60% và dòng chảy nội địa là 340 km
3
, chiếm 40%.
Mạng lưới sông suối ở Việt Nam khá nhiều, cứ khoảng 20 km bờ biển lại có một cửa sông chảy ra
biển. Nếu chỉ tính những sông suối có nước chảy thường xuyên, dài từ 10 km trở lên thì Việt Nam
có khoảng 2.360 sông. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km
3
, chiếm
tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng
126,5 km
3
(14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km
3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng
dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km
3
(2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái
Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km

3
(1%), các sông còn lại là 94,5 km
3
(11,1%).
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
11
Phần lớn sông suối ở Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Số lượng sông suối phân bố không đồng
đều. Ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận, sông suối khá thưa thớt. Sông, rạch ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng - Thái Bình lại dày đặc.
Nước dưới đất (nước ngầm)
Tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam khá dồi dào. Tiềm năng sự trữ lượng nướ
c ngầm của Việt
Nam ước khoảng 48 tỷ m
3
/năm (17 - 20 triệu m
3
/ngày). Hiện nay, hàng năm có thể khai thác xấp
xỉ 1 tỷ m
3
/năm ( khoảng 2,3 triệu m
3
/ngày) (Nguồn: Lê Văn Khoa - Môi trường và phát triển bền
vững, 2008 - Bản thảo). Trữ lượng nước khác nhau ở các vùng. Đồng bằng sông Cửu Long rất
nhiều nước ngầm. Còn ở vùng Bắc Trung Bộ, nguồn nước ngầm lại khá khan hiếm. Ngoài ra, Việt
Nam còn có nước nóng và nước khoáng với trữ lượng khá phong phú, chất lượng tốt và đa dạng
về loại hình, có giá trị cao, dùng để chữa bệnh, sản xuất nước đóng chai v.v
Nước biển
Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển. Biển mang lại nhiều lợi ích: là nơi nuôi dưỡng và cung
cấp nguồn hải sản lớn nhất và là nơi khai thác muối. Biển điều hoà khí hậu, là nơi cho mọi người
đến nghỉ ngơi, an dưỡng. Tuy nhiên, biển cũng là nơi xuất phát những cơn bão đổ bộ vào nước

ta.
II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI, CẠN KIỆT VÀ Ô NHIỄM TÀI
NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước hiện
nay ở Việt nam
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh nhu
cầu dùng nước, đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Việt Nam đang và sẽ phải đối
mặt với những thách thức để đảm bảo tài nguyên nước (cả về lượng và chất) cho sự phát triển
bền vững. Đó là:
• Nhu cầu nước sạch sinh hoạt và nước ph
ục vụ cho sản xuất ngày càng gia tăng.
• Sự suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước.
• Sự ô nhiễm nguồn nước.
(i) Nhu cầu nước sạch sinh hoạt và nước phục vụ cho sản xuất ngày càng gia tăng
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu nước cho mọi lĩnh vực đều
tăng.
Sự tăng dân số kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt. Ở Việt Nam, mức bảo
đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800 m
3
/người vào năm 1990, giảm còn
10.900 m
3
/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500 m
3
/người vào khoảng năm
2020. Mức bảo đảm nước ở Việt Nam lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3.970 m
3
/người) và 1,4 lần
so với thế giới (7.650 m

3
/người). Tuy nhiên, nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng.
Mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ. Hệ thống sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Mã có khả năng bảo đảm 5.000 m
3
/người. Hệ thống sông Đồng Nai chỉ bảo đảm 2.980
m
3
/người. Theo Hội Nước Quốc tế, nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm
dưới 4.000 m
3
/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2.000 m
3
/người thì thuộc
loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì Việt Nam không thuộc loại thiếu
nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước như
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
12
vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Hơn nữa, nguồn nước sông tự
nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10% - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm
chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo
đảm nước trung bình toàn năm.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầ
u nước cho sản xuất tăng lên
mạnh mẽ. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km
3
(chiếm 89,8%) năm
1985, tăng lên 46,9 km
3
(năm 1990) và 60 km

3
năm 2000 (chiếm 85%). Lượng nước cần dùng
trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng cho
sản xuất trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km
3
, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có
khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa
điều tiết). Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng cho sản xuất trong mùa cạn có thể
tới 90 km
3
, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp. Đặc biệt, ở không ít vùng và
lưu vực sông, lượng nước cần dùng cho sản xuất có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung
cấp, tức là không chỉ vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái, mà còn không
có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, vẫn còn hơn 60% dân
số nông thôn sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Có nhiều vùng gặp khó khăn về
nguồn nước như các vùng bị nhiễm mặn (ước tính có hơn 13 triệu người sống tại các vùng này),
các vùng núi cao và các vùng đá vôi. Những vùng này được đặc trưng bởi nước ngầm ở rất sâu
và không có hoặc rất hiếm nước mặt.
(ii) Tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
Nguồn nước ngọt không phải là vô tận. Tuy nhiên việc khai thác nước ngầm bừa bãi, tuỳ tiện như
hiện nay đã, đang và sẽ làm cho nguồn nước ngày càng khan hiếm. Những hoạt động tự phát,
không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi để lấy đất trồng cà phê, làm nương
rẫy, lấy gỗ, củi đã làm cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, làm tăng tốc độ xói mòn đất, lũ lụt thêm
trầm trọng vào mùa mưa. Ở Tây Nguyên, việc khai thác nước ngầm để tưới cây công nghiệp làm
cho mực nước ngầm bị hạ thấp, một số nơi bị cạn kiệt. Các vùng phụ cận Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, nước ngầm bị khai thác không hợp lý, vượt quá khả năng tái nạp của các tầng chứa
nước dẫn đến hiện tượng sụt giảm nước ngầm và sụt lún đất.
Tình hình khai thác nước ngầm tại một số khu vực
Khu vựcLưu lượng khai thác (m
3

/ngày)
Hà Nội 500.000
Thị xã Hà Đông, Sơn Tây 27.000
Khu vực đồng bằng Đông Nam Bộ (Thị xã Thủ
Dầu Một, Bà Rịa, Tây Ninh, Bến Cát …)
40.000
Đồng Hới (Quảng Bình) >3.000
Bỉm Sơn (Thanh Hoá) 20.000
Nguồn: Báo cáo Quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền, 2004. Từ “Báo cáo thực trạng môi trường
quốc gia”, 2005. Bộ Tài nguyên và Môi trường. www/nea.gov.vn.
Vùng miền Trung và Tây Nguyên thường xuyên xảy ra hạn hán. Hạn hán thường xuất hiện vào
vụ đông xuân, vụ mùa ở Bắc Bộ và Tây Nguyên và vào vụ hè thu và đông xuân ở ven biển Trung
Bộ và Nam Bộ.
Tình trạng thiếu nước mùa cạn và lũ lụt mùa mưa đang xẩy ra ở nhiều địa phương trong thời gian
gần đây, với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Trữ lượng nước ở các hồ thuỷ điện l
ớn như Thác Bà,
Trị An, Hoà Bình giảm mạnh. Lũ quét xẩy ra ở nhiều tỉnh như Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An

Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
13
(iii) Tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Tình trạng ô nhiễm, mặn hoá nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng.
Nước ngầm ở các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý. Hầu hết nước
dưới đất tại các vùng ven biển đều bị nhiễm mặn do khai thác quá mức. Mực nước dưới đất bị
hạ th
ấp ở đồng bằng Bắc Bộ và sông Cửu Long. Nước dưới đất ở nhiều nơi đã có dấu hiệu ô
nhiễm phốt phát và asen. Tại Hà Nội, số giếng có hàm lượng phốt phát cao hơn mức cho phép
tới 71%.
Ô nhiễm nước mặt

Ô nhiễm nước mặt do các chất thải công nghiệp và hoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng
các hồ nội địa gia tăng. Một số vùng cửa sông
đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu.
Chất lượng nước ở thượng lưu của hầu hết sông ở Việt Nam nhìn chung còn khá tốt, nhưng ở hạ
lưu thì mức độ ô nhiễm ngày càng tăng, đặc biệt là vào mùa khô. Một số chất độc hại cho con
người và sinh thái như kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật Mức độ ô nhiễm ở một số sông
chính đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 6 lần. Nước mặt (hồ, ao, kênh rạch và sông nhỏ)
ở các đô thị lớn (như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Huế …), nơi có nhiều chất thải từ các
khu công nghiệp, dân cư, bị ô nhiễm nặng, quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 - 10 lần.
Ảnh: Lưu Thủy (Vietimes), ngày 7/3/2008
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tháng 4/2007, có đến 70% các dòng sông đang
phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm, trong đó nặng nề nhất là hệ thống 3 sông (sông Cầu, sông
Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai). Những con sông này đã trở nên hôi thối, độc hại, nguồn thuỷ sản
bị huỷ hoại và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức khoẻ của cộng đồng.
Các tỉnh liên quan tới lưu v
ực sông Cầu gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hải Dương, Hà Nội. Hiện nay, mỗi năm sông Cầu phải tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn
phân hóa học và 1.500 tấn thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp. Có 800 cơ sở sản xuất công
nghiệp, 200 làng nghề và 1.200 cơ sở y tế trong khu vực có mật độ dân số lên đến 427 người/
km
2
, cao gấp đôi mật độ dân số trung bình trong cả nước. Rác thải từ sản xuất nông nghiệp và
rác thải sinh hoạt của người dân là một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng ô nhiễm
nghiêm trọng ở lưu vực sông Cầu. Ngoài sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng góp phần gây
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
14
ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ giữa thành phố Thái Nguyên
xả thẳng vào các nhánh nhỏ đổ ra sông Cầu mang theo các chất vô cơ, xơ sợi khó lắng và độ
kiềm cao. Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên cũng đổ vào sông Cầu một lưu lượng khoảng
1,3 triệu m

3
/năm nước thải với những chất độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tình hình cũng không khả quan hơn. Mật độ dân số sống ở ven hai
dòng sông này là 874 người/km
2
, gấp đôi cả lưu vực sông Cầu. Hệ thống sông Nhuệ - Đáy còn
bị nước thải đô thị và các khu công nghiệp, các làng nghề xối thẳng trực tiếp xuống dòng sông.
Đây cũng là khu vực có số lượng làng nghề vào loại cao nhất nước lên tới trên 458 đơn vị. Bên
cạnh đó là hơn 4.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 1.400 cơ sở y tế của các tỉnh, thành: Hà Nội,
Hà Tây, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định. Cũng theo báo cáo này của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy, mọi thông số đo được đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép. Các con sông khác thuộc lưu vực này như sông Châu Giang, sông Tích, sông Hoàng
Long, sông Đào đều bị ô nhiễm.
Ở phía Nam, hệ thống sông Đồng Nai ảnh hưởng đến Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng
Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An với
mật độ dân số 269 người/km
2
và có tới hơn 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 491 làng nghề và
1.633 cơ sở y tế. Do hệ thống sông Đồng Nai trải rộng trên nhiều tỉnh nên chịu tác động từ nhiều
nguồn khác nhau. Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, thậm
chí có đoạn trở thành sông chết.
Các con sông khác như sông Bé, Đa Nhim, Đa Dung, Vàm Cỏ và nước ở các ao hồ, kênh rạch trên

u vực đều bị ô nhiễm nặng. Tác nhân chính gây ô nhiễm nước trong lưu vực là nước thải từ
các cơ sở sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các dòng sông ở phía Nam
còn chịu thêm nguồn ô nhiễm từ việc nuôi trồng thủy sản. Hầu hết chất thải từ việc nuôi trồng
thủy sản đều đổ trực tiếp ra sông. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cho thủy sản cũng như các
nguồn bệnh từ thủy sản chết được người dân thải ra cũng gây ra tình trạng ô nhiêm nặng nề ở
khu vực này.
Không riêng gì hệ thống sông Đồng Nai ở Đông Nam bộ, hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở Tây

Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị ô nhiễm nặng từ khoảng 2 triệu tấn phân hóa
học gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ
thực vật, gây ra sự tồn dư hóa chất độc hại, ngày đêm ngấm
vào lòng đất hoặc tuôn chảy ra sông rạch một cách vô tội vạ.
Ở nông thôn Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước đang ở trong tình trạng báo động, trầm trọng nhất
là ở các làng nghề. Kết quả điều tra, khảo sát gần đây của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy
100% mẫu nước thải đều vượt quá tiêu chuẩ
n cho phép. Các chỉ số chất cặn lắng, hòa tan, vi sinh
vật tại các sông rạch cũng đều cao hơn từ 2 đến 3 lần, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
(Nguồn: Lưu Thủy. Tiếng thét của những dòng sông quê ngoắc ngoải. Vietimes, ngày 7/3/2008).
Ô nhiễm nước biển:
Nước ta có hơn 3.000 km đường bờ biển. Biển mang lại nhiều lợi ích cho nước ta: là nơi nuôi
dưỡng và cung cấp nguồn hải sả
n lớn nhất và là nơi khai thác muối. Biển điều hoà khí hậu, là
nơi cho mọi người đến nghỉ ngơi, an dưỡng. Tuy nhiên, nước biển đã bắt đầu bị ô nhiễm bởi chất
rắn lơ lửng (cao nhất là vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long), nitrat, nitrit,
coliform (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm. Hiện tượng thủy triều đỏ đã
xảy ra đối với nước biển Việt Nam. Trong đó vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tỉnh Bình Thuận
là nơi hiện tượng này thường xảy ra nhất. Đó là sự nở hoa của các loài vi tảo biển. Đây là một
hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít (thông
thường có khoảng 10 - 100 tế bào vi tảo/ml, nhưng trong trường hợp nở hoa mật độ có thể lên
trên 10.000 tế bào/ml) làm biến đổi màu của nước biển từ xanh lục đậm, đỏ cho đến vàng xám
(người dân ven biển thường gọi là nước cám, nước mùn cưa, bột báng). Hầu hết các loài vi tảo
biển nở hoa ảnh hưởng xấu đến MT làm hàm lượng ôxy hòa tan suy giảm nhanh chóng, gây ảnh
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
15
hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật. Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan
đến các yếu tố MT như nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí
- thủy văn. Các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch,
sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú đã thải ra MT lượng dinh dưỡng


kích thích sự nở hoa. Sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất cũng là một
trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thủy triều đỏ.
Hầu hết các loài vi tảo biển nở hoa thường đưa đến hậu quả làm cho môi trường xấu đi, hàm
lượng ôxy hòa tan suy giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh
vật. Đã xác nhận được khoảng 300 loài vi tảo biển đã hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu
nước biển. Trong đó có khoảng 1/4 loài (70 - 80 loài) gây hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh
độc tố đe dọa đến khu hệ động vật và thực vật tự nhiên ở nước biển, nghề nuôi trồng thủy sản
và sức khỏe của con người. Nguyên nhân do độc tố tảo có thể được tích lũy trong vài loài động
vật thân mềm sò, ốc hay cá và không bị phá hủy trong quá trình đun nấu, không ảnh hưởng đến
mùi vị của thực phẩm.
2. Nguyên nhân suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước
Nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm do các nguyên nhân sau:
• Dân số tăng lên vì vậy nhu cầu sử dụng nước sạch nhiều hơn, đồng thời nước bẩn được
thải ra cũng nhiều hơn. Dân số tăng lên 1 lần thì nhu cầu sử dụng nước tăng lên 3 lần, tác
động của con người đến MT nước sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
• Chất thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp chư
a được xử lý đổ vào nguồn nước (nhà
máy thuộc da, làm giấy, chế biến sắn, nhà máy dệt, nhuộm, các cơ sở làm bánh, bún, giết
mổ…). Chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn MT.
• Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực nông
thôn.
+ Các chất dư thừa từ nông nghiệp như phân hoá chất, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc
kích thích … chảy tràn vào nguồn nước mặt hoặc ngấm xuống tầng nước ngầm.
+ Hoạt động của gần 1.500 làng nghề trên cả nước đã đổ nước thải và chất thải rắn vào
môi trường mà không qua xử lí đã gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là làng nghề giấy,
nhuộm - dệt, giết mổ gia súc
+ Hoạt động nuôi tôm trên cát vùng biển gây ô nhiễm và tạo đ
iều kiện xâm nhập mặn.

• Nạn phá rừng gây ra lũ, lụt đã đưa các chất thải bẩn, các xác chết sinh vật và vi sinh vật
có hại vào nguồn nước, đồng thời làm giảm khả năng giữ, trữ, điều hoà nguồn nước.
• Khai thác, sử dụng nước quá mức đã dẫn đến suy giảm về chất lượng và số lượng nguồn
nước.
• Nước biển bị
ô nhiễm cũng do hoạt động của con người như các khu dân cư đô thị ven biển,
hoạt động công nghiệp tập trung ven biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận
tải và sự cố tràn dầu, khai thác khoáng sản (than, dầu thô) làm gia tăng làm ô nhiễm nước
biển khiến sinh vật biển chết hàng loạt, khai thác du lịch nhưng không bảo vệ môi trường
biển
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
16
Hình 2: Nguồn gây ô nhiễm nước ngầm
• Người dân chưa nhận thức rõ vai trò của nước và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài
nguyên nước, đã và đang có những việc làm gây ô nhiễm nước như:
+ Rửa dụng cụ, đổ hoá chất độc hại dư thừa sau khi sử dụng vào nguồn nước.
+ Làm nhà vệ sinh, chuồng gia súc gần giếng nước, phóng uế bừa bãi, thả rông gia súc.
Khi có mưa xuống thì các chất thải này ngấm vào lòng đất hoặc ch
ảy tràn vào các nguồn
nước gây ô nhiễm.
+ Đổ rác thải ra sông, suối, bờ biển
+ Chặt phá rừng lấy đất làm nương rẫy, lấy gỗ, củi
+ Đục trộm ống dẫn nước công cộng, làm cho các chất gây ô nhiễm, các vi khuẩn theo
đường ống vào nguồn nước sạch.
+
• Cuộc sống của người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng có nhiều rừng còn khó khăn, họ
chỉ quan tâm đến thoả mãn nhu cầu về ăn, m
ặc, mà không chú ý đến bảo vệ sức khoẻ, bảo
vệ môi trường.
• Người dân chưa nhận thức rõ quy định pháp luật về chống ô nhiễm môi trường nước, chưa

thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.
• Năng lực và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường nói
chung, tài nguyên nước nói riêng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng có n
ơi nguồn nước bị
ô nhiễm nghiêm trọng trong một thời gian dài mới bị phát hiện (như trường hợp nhà máy
Vedan đổ trộm nước thải ra sông Thị Vải - Đồng Nai trong thời gian 14 năm mới được phát
hiện).
• Các cơ sở sản xuất vì lợi ích cá nhân nên đã có những hành động có kế hoạch để vi phạm
pháp luật.
• Các chế tài xử phạt còn chưa thích đáng. Các hình phạt còn chưa đủ nghiêm khắ
c để đảm
bảo tính răn đe đối với các hành vi không tuân thủ pháp luật.

Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
17
3. Hậu quả của việc suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nước
Tài nguyên nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm sẽ gây tác hại to lớn đến sự sống con người và
sinh vật, đến kinh tế - xã hội và cuối cùng là sự phát triển bền vững của cộng đồng, quốc gia.
Đối với sức khoẻ
Nước đen đặc, có mùi hôi thối của những con sông trong các thành phố lớn là nguồn gây nên
bệnh tật nguy hiểm. Việc sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm là một trong nh
ững nguyên nhân
gây bệnh. Các chất thải có chứa kim loại nặng và các chất độc có trong nước xâm nhập vào cơ
thể tích tụ lâu dài sẽ gây ung thư. Nếu nước thiếu các vi lượng Flo hoặc iot sẽ gây sâu răng, nếu
thừa sẽ gây sún răng.
Các bệnh lây lan theo đường nước cũng phát triển như vi khuẩn đường ruột, trứng giun sán có
trong nước sẽ gây ra các bệnh rối loạn tiêu hoá (ỉa chảy ) giun sán. Dùng nước bẩn sẽ bị h
ắc
lào, tổ đỉa, eczema, ghẻ lở, đau mắt v.v.
Việc sử dụng quá nhiều các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo vệ thực vật làm ô nhiễm nguồn nước có

thể gây ung thư, thiếu ôxy trong máu, suy dinh dưỡng, gảm trí thông minh, chậm biết đọc, biết
viết ở trẻ em
Đối với kinh tế - xã hội
Nước bị cạn kiệt sẽ không thể đủ cho sản xuất và tiêu dùng, đặc bi
ệt đối với sản xuất nông
nghiệp.
Nước bị ô nhiễm gây tổn thất cho ngành thuỷ sản, làm cho tôm, cua, cá và các sinh vật khác bị
biến dạng hoặc bị chết. Việc nuôi trồng thuỷ sản không có hệ thống xử lý nước cấp và nước thải
đã dẫn tới việc lan nhiễm bệnh và bùng phát bệnh ở tôm, cá.
Nước biển bị ô nhiễm khiến các loài sinh vật biển bị cạn kiệ
t, ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh
học, đến ngành du lịch
Suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến nền kinh tế, đến phát triển
giáo dục, văn hoá vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng, quốc gia.
4. Các giải pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài
nguyên nước
Để bảo vệ tài nguyên nước vì sự phát triển bền vững của cộng đồng, quốc gia cần thực hiện hệ
thống các giải pháp đồng bộ như:
• Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của các cấp lãnh đạo, của người dân, của các cơ sở
sản xuất, nhà máy, xí nghiệp … về vai trò của nước, về thực trạng khan hiếm và ô nhiễm
nước hiện nay để từ đ
ó có ý thức tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước khỏi bị ô nhiềm (Nước
ngầm, nước mặt, nước biển).
• Tuyên truyền thay đổi phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, làm ô nhiềm môi trường và
sử dụng lãng phí nước.
• Hoàn thiện luật pháp, tăng cường việc thực thi pháp luật, chế tài xử phạt các hành vi vi
phạm pháp luật.
• V.v…
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
18

KẾT LUẬN
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái
đất. Nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. Không có nước thì không có sự
sống. Tài nguyên nước là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội của
quốc gia, cộng đồng.
Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất, có thể gọi trái đất là “trái nước”. Nước ngọt chỉ chiếm 3%. Trong
đó nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,3%. Tài nguyên nước không
phải là vô tận.
Hiện nay, tài nguyên nước của Việt Nam đang bị ô nhiễm, đang dần suy thoái và cạn kiệt mà
nguyên nhân là do hoạt động của con người gây ra.
Cần bảo vệ và sử dụng nước một cách hợp lý ngày hôm nay, để giữ gìn tài nguyên nước cho con
cháu chúng ta trong tương lai. Cần có các giải pháp đồng bộ
để bảo vệ tài nguyên nước.
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
19
Phụ lục 1
THỪA THIÊN - HUẾ - NGƯỜI DÂN NHIỀU
VÙNG VEN BIỂN THIẾU NƯỚC SẠCH
Mục tiêu của Thừa Thiên - Huế đến năm 2010 có ít nhất 75% số dân trong toàn tỉnh được dùng
nước sạch, nhưng nếu không có sự đầu tư đúng mức sẽ khó hoàn thành, vì hiện tại tỉ lệ này mới
đạt khoảng 48%.
Đến nay, tỉnh vẫn còn 64/152 xã phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước máy, phải sử dụng
nguồn nước tự nhiên, nhiều vùng ven biển người dân thiếu nước sạch để dùng trong những
tháng mặn, hạn. Tại các xã vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền), tình trạng này xảy ra phổ biến
nhiều tháng trong năm. Đơn cử, nếu lấy nguồn nước từ Nhà máy nước Hoà Bình Chương dẫn về
xã Phong Hải với tổng chiều dài 83.726m phải chi phí tới 17 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn bố trí
thực hiện trong năm 2008 chỉ có 1,62 tỷ đồng thì đến bao giờ người dân nơi đây mới có nguồn
nước sạch để dùng. Tương tự, vốn đầu tư cho hệ thống cấp nước sinh hoạt trên tổng chiều dài
8,5 km qua các xã vùng cát ven biển như Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc (cũng thuộc huyện
Phong Điền) rất nhỏ giọt nên tình trạng khan hiếm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân vẫn còn

kéo dài.
Đối với nhân dân các xã vùng ven biển khu 3 thuộc huy
ện Phú Lộc khó khăn còn triền miên hơn.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có phương án đưa nước từ hồ chứa nước Tả Trạch, vượt phá Tam Giang
về phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân 7 xã trên địa bàn nhưng đến nay vẫn chưa
tìm được phương án khả thi, người dân cứ phải sống trong mong đợi
Nguồn: Quốc Việt Bộ Tài nguyên và Môi trường. www.monre.gov.vn, ngày 15/02/2008

Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
20
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tê cả nước, tỉnh Phú Thọ cũng từng bước đi lên trên mọi lĩnh
vực. Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng có
chiều hướng tăng lên. Theo đó, vấn đề bức xúc nảy sinh là thực tế lượng rác thải ngày càng tăng và thành
phần ngày càng đa dạng. Vấn đề môi trường đang được quan tâm, nhưng ý thức người dân còn thấp nên
việc bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Đáng lo ngại là bệnh ung thư ở một số xã trong tỉnh có chiều
hướng gia tăng. Môi trường tỉnh hiện bị ô nhiễm khá nặng nề, nhất là các khu vực gần khu công nghiệp, công
ty, nhà máy lớn như: khu công nghiệp Việt Trì, công ty Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy pin Vĩnh Phú,
công ty giấy Bãi Bằng, tiếp đến là các khu vực thị xã, thị trấn, nơi tập trung đông dân cư và các nhà máy, xí
nghiệp địa phương. Song không những ở vùng đô thị, thị tứ mà ngay cả vùng nông thôn vấn đề môi trường
rác thải, làm sao có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của nông dân đang trở thành vấn đề đáng
lo ngại. Đối với khu vực nông nghiệp nông thôn, chăn nuôi là thành phần kinh tế quan trọng. Nhiều nơi chăn
nuôi đóng vai trò quyết định của nền kinh tế địa phương.
Toàn tỉnh hiện có 97 nghìn con trâu, 163 nghìn con bò, 552 nghìn con lợn và hơn 8.000 nghìn con gia cầm.
Thực tế chăn nuôi với hệ thống chuồng trại tuỳ thuộc vào từng loại gia súc và từng vùng. Ở vùng núi, chuồng
trại chăn nuôi rất sơ sài và chủ yếu thả rông thành từng đàn. Vùng trung du và đồng bằng có chuồng trại
kiên cố hơn, nhưng cũng chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Theo thống kê của Trung tâm nước sinh hoạt
và vệ
sinh môi trường nông thôn, có đến 80% số hộ ở đồng bằng, 87,5% ở trung du và 83,6% ở vùng núi
chăn nuôi gia súc, trong khi đó tỷ lệ số hộ chăn nuôi không cọ rửa chuồng trại lần lượt là 9,2%, 30,6% và
20,9% ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Điều này cho thấy, chính khu vực chăn nuôi gia súc là một

nguồn quan trọng góp phần làm ô nhiễm môi trường trong khu vực cũng như tác nhân gây ô nhiễm nguồn
nước mặt và ngầm trong tỉnh. Theo kết quả điều tra trong 172 xã toàn tỉnh cho thấy các loại hố xí thường
dùng ở vùng nông thôn gồm: hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, hố xí đào. Tại 7 huyện, kết qủa điều tra cho thấy,
tổng số nhà vệ sinh tự hoại của 5.664 hộ gia đình có 2.317 nhà tiêu thấm dội nước; 8.707 nhà tiêu 2 ngăn
có ống thông hơi; 18.403 nhà tiêu 2 ngăn không có ống thông hơi; 19.177 nhà tiêu khô một ngăn; còn lại là
các loại nhà tiêu khác. Ngoại trừ số nhà vệ sinh tự hoại gia đình, các loại hình nhà tiêu khác tỷ lệ đạt vệ sinh
chưa cao, chỉ có gần 50% đạt vệ sinh. Điều đáng báo động là nhiều hộ cho đến nay do điều kiện kinh tế vẫn
chưa có nhà vệ sinh, chất thải được thải trực tiếp ra đồng ruộng hoặc ao hồ.
Trong khi đó, chất thải từ hộ gia đình (gồm cả phân thải của gia súc) thường được gom đố
ng trong vườn ủ
làm phân bón ruộng. Tỷ lệ hộ gom rác ở các hộ gia đình vùng nông thôn ở đồng bằng đạt khá cao, hầu hết
các xã được điều tra có tỷ lệ thu gom rác đạt 90% - 100% số hộ. Tuy nhiên ở hầu hết các xã miền núi, rác
thải không được thu gom phân loại. Lượng rác thải ra hàng ngày ở những khu được thu gom thường được
đốt tại chỗ hoặc nhiều hộ tổ chức thuê thu gom đốt tập trung. Tất cả lượng nước thải sinh hoạt, chăn nuôi
đều chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Lượng chất thải này sau đó chảy ra sông suối, ao hồ và
ngấm xuống tầng ngầm. Cùng với chất thải sinh hoạt, chăn nuôi ở nông thôn còn là thực trạng quản lý và
sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Toàn bộ số hộ nông nghiệp đều sử dụng thuốc trừ sâu, trừ
cỏ vào sản xuất nông nghiệp. Lượng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, sử dụng bình quân trong 1 năm khoảng 100 tấn.
Hầu hết bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật sau khi dùng bị vứt bừa bãi.
Từ năm 1999 trở lại đây, nhiều địa phương trong tỉnh đã được thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn từ nguồn vốn của chươ
ng trình môi trường quốc gia do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
quản lý. Ngoài ra các tổ chức, chương trình khác cũng tham gia như Chương trình 134, 135, các dự án vay
vốn của ngân hàng phát triển Á châu. Hiện nay đã có 69% số hộ nông thôn được sử dụng nước sạch; gần
40% số hộ có nhà xí hợp vệ sinh; hơn 40% số hộ dân nông thôn có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Một
trong những yếu tố quan trọng nhằm hạn chế việc lây lan bệnh t
ật và giảm tỷ lệ đau ốm là tạo cho người dân
có đủ nguồn nước và môi trường trong sạch hàng ngày. Từ đó có thể thấy rằng nước sạch là một nhu cầu
không thể thiếu trong cuộc sống, có đủ nước hợp vệ sinh sẽ tạo nên cho con người môi trường trong sạch.
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cục Bảo vệ Môi trường. www.nea.gov.vn

C.A Website Phú Thọ, ngày 28/03/2008
Phụ lục 2
BỨC XÚC TỪ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
21
Do thời gian gần đây lượng mưa ít, cộng với nước thải ở Hà Tây và Hà Nội theo sông Đáy và sông
Nhuệ tiếp tục đổ về đã dẫn tới nguồn nước nhiều dòng sông, kênh mương và ao hồ ở khu vực
tỉnh Hà Nam ô nhiễm nặng nề, làm nhiều loài động vật thuỷ sinh bị chết hàng loạt và nhiều nhất
là vào những ngày giữa tháng 12/2007.
Nhiều đặc biệt nghiêm trọng là: do kém hiểu biết nên m
ột số hộ dân địa phương đã vớt cá chết
mang ra chợ bán cho người tiêu dùng làm thực phẩm. Không ít người, nhất là một số gia đình
nghèo đã ham đồ rẻ mua về chế biến cho gia đình sử dụng. Sau khi phát hiện việc này, Trung tâm
Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam đã có những thông tin cảnh báo về việc cá chết là những thực phẩm
bị ô nhiễm, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, dự
phòng những trường hợp ngộ độc do sử dụng thủy sản bị ô nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Hà Nam đã khuyến cáo người dân không vớt cá và các loại thủy sản chết tại sông Đáy, sông Nhuệ
để bán hoặc sử dụng làm thực phẩm và đưa ra những hình thức hướng dẫn người dân cách lựa
chọn cá tươi. Chính quyền địa phương ven sông Đáy, sông Nhuệ cũng được yêu cầu tăng cường
kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người dân tiêu hủy cá chết và không sử dụng các loại thủy sản
trên sông làm thực phẩm trong giai đoạn nước sông bị ô nhiễm nặng.
Nguồn: Hồng Ninh. Bộ Tài nguyên và Môi trường. www.monre.gov.vn, ngày 24/12/2007
Phụ lục 3
NƯỚC SÔNG ĐÁY, SÔNG NHUỆ Ô NHIỄM NẶNG,
LÀM NHIỀU LOÀI ĐỘNG VẬT THUỶ SINH KHU
VỰC TỈNH HÀ NAM BỊ CHẾT HÀNG LOẠT
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
22
Quy định về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp (KCN) được đề cập dưới rất nhiều hình
thức khác nhau, trong các văn bản luật, nghị định, quyết định, chỉ thị về các vấn đề bảo vệ môi

trường. Các văn bản đó đã xây dựng được quy chế bảo vệ môi trường riêng cho KCN với những
nội dung rõ ràng như: KCN chỉ được chính thức đi vào hoạt động khi có đủ các điều kiện bảo
đảm về môi trường như hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt, đã có trạm xử lý nước
thải tập trung bảo đảm tiêu chuẩn. Công trình xử lý nước thải tập trung phải được xây dựng đồng
thời với xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và phải được hoàn thành khi cơ sở hạ tầng KCN hoàn thành
được 70%.
Trên thực tế, nhiề
u KCN đi vào hoạt động trong khi chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung. Tính đến cuối tháng 6 - 2006, trong số 134 KCN, khu chế xuất, được Thủ tướng Chính phủ
cho phép thành lập, trên cả nước có tới 91 khu chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Kết quả thanh tra trong năm 2007, tại 21 doanh nghiệp trong KCN ở TP Hồ Chí Minh cho thấy:
20/21 doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, bị lập biên b
ản xử phạt hành chính
với tổng số tiền 459 triệu đồng. Theo phân tích 45 mẫu nước thải của năm KCN (Lê Minh Xuân,
Tân Thới Hiệp, Bình Chiểu, Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung với tổng lượng nước thải là 5.750 m
3
/ngày,
có đến 44 mẫu nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). 3/5 KCN (Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung,
Bình Chiểu) có mẫu nước thải vượt mức cho phép hơn 100 lần. Một số doanh nghiệp gây ô nhiễm
nghiêm trọng như: Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (chi nhánh Vĩnh Lộc) nằm trong KCN Vĩnh
Lộc xả nước thải vượt TCCP hơn 10 lần; Công ty TNHH liên doanh Excel Kind tại KCN Tân Phú
Trung (huyện Củ Chi) xả nước thải vượt TCCP 920 lần; chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định. Nhà máy bia Hoàng Quỳnh thuộc Công ty
Cổ phần Hoàng Quỳnh - KCN Vĩnh Lộc xả nước thải vượt TCCP từ 10 lần trở lên; không giám sát
môi trường định kỳ theo bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của dự án sản xuất chín triệu lít
bia/năm.
Trên địa bàn TP Hà Nội tồn tại khoảng 200 cơ sở sản xuất công nghiệ
p cũ, quy mô nhỏ, nằm xen
kẽ, phân tán trong các khu dân cư. Hầu hết đều sản xuất với công nghệ lạc hậu, phần lớn chưa
có thiết bị xử lý khí thải độc hại, không có trạm xử lý nước thải. Hiện nay đã có ba trong tổng số

sáu KCN mới tập trung đã cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật (Nội Bài, Sài Đồng B, Bắc Thăng
Long) và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, chỉ có KCN Bắc Thăng Long xây dựng
hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn KCN Nội Bài xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Trong tổng số 13 cụm công nghiệp vừa và nhỏ chỉ có cụm công nghiệp vừa và nhỏ Cầu Giấy hoàn
thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại đều chưa thực hiện đầu tư xây dựng
các trạm xử lý nước thải, v.v
Theo chúng tôi có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều KCN gây ô nhiễm môi trường.
Thứ nhất là, công tác quy hoạch KCN còn bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Một số KCN được bố trí
gần đường giao thông, có khoảng cách quá gần so với khu dân cư, do đó, ô nhiễm trong KCN
dễ dàng gây nên những ảnh hưởng không tốt tới môi trường chung quanh KCN. Một số KCN xây
dựng cơ sở hạ tầng không tuân thủ quy hoạch, không xây dựng hệ thố
ng thoát nước thải riêng
với hệ thống thoát nước mưa. Các cơ quan nhà nước ở địa phương và trung ương chưa có chế
tài ràng buộc và giám sát chặt chẽ việc thực hiện xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự
án nghiên cứu khả thi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai là, ý thức bảo vệ môi trường của một số chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và nhà đầu
tư vào các KCN còn hạn chế. Sự mâu thuẫn lợi ích - chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải
Phụ lục 4
NHIỀU KHU CÔNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG NHƯNG
CHƯA CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
23
cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ phía Nhà nước đã khiến cho các nhà đầu tư
chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung cho KCN.
Thứ ba là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCN chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành
hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý môi trường trong KCN theo các loại hình
ô nhiễm (rắn, lỏng, khí) và ch
ưa thích hợp với đặc điểm phổ biến hiện nay của KCN là đa ngành
đòi hỏi phải quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ thống trong KCN.
Để tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường ở các KCN, chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm

quyền cần trao quyền, đầu tư về phương tiện và nhân lực nhiều hơn nữa cho ban quản lý các
KCN. Hiện nay trách nhiệm về quả
n lý môi trường KCN ở địa phương thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường. Trên thực tế ban quản lý KCN mới là cơ quan nắm bắt sâu sát nhất tình hình hoạt động
bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong KCN, nhưng lại ít quyền, thiếu phương tiện và nhân
lực.
Theo quy định tại Mục b và c, Khoản 2, điều 26 của Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12 - 5 - 2004
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bả
o vệ môi trường, chánh Thanh
tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường thuộc sở TN - MT tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có quyền "phạt tiền đến 20 triệu đồng" và "tước quyền sử dụng giấy phép môi trường thuộc
thẩm quyền"
Mức phạt này quá thấp, chưa đủ sức răn đe. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp có doanh số hằng
năm mấy chục triệu, mấy trăm triệu đô la M
ỹ mà phạt họ với mức mấy chục triệu đồng vì gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng thì chẳng đáng kể gì. Dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp
"thích" được nộp phạt hơn là xây dựng hệ thống xử lý nước thải tốn hàng chục tỷ đồng.
Chúng tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền cần xem xét lại mức phạt, sao cho đủ sức răn đe. Chưa
có hình thứ
c khuyến khích về kinh tế đối với những doanh nghiệp làm tốt việc bảo vệ môi trường
thông qua đầu tư xây dựng hệ thống chất thải. Nên chăng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các
cơ quan có liên quan tổ chức việc dán tem bảo vệ môi trường lên các sản phẩm. Qua đó người
mua có cơ hội lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường, một hình thức ủng hộ các doanh
nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Năm nay là năm Bộ Tài nguyên và Môi trường coi việc thanh tra, kiểm tra là một hoạt động trọng
tâm. Kết quả ban đầu là nhiều doanh nghiệp đã bị bắt quả tang trong việc đổ chất thải chưa qua
xử lý ra môi trường. Chúng tôi mong rằng hoạt động đó không chỉ là "trọng tâm" vào năm 2008
mà bộ cần làm thường xuyên, kể cả thanh tra định kỳ cũng như đột xuất vào các năm tiếp theo.
Ho
ạt động thanh tra sẽ phát huy kết quả tốt hơn khi có sự phối hợp liên ngành, nhất là lực lượng

cảnh sát môi trường.
Nguồn: Hà Hồng. Nhân dân, ngày 11/11/2008
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
24
Các bãi tắm của Phan Thiết (Bình Thuận) cả tuần qua ngập màu đỏ của trứng báng (hoa tảo).
Xác cá chết và rong tảo bị đánh trôi vào bờ bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường.
Thay vì được thư giãn với sóng biển, khách du lịch đến Phan Thiết phải chuyển sang các trò chơi
tập thể trên cát. Không ít du khách Sài Gòn thất vọng vì cuối tuần cất công ra Hòn Rơm nhưng
không chạm được chân vào nước biển.
Ghi nhận của VnExpress hôm chủ nhật 13/7, hầ
u hết bãi tắm tại thành phố biển Phan Thiết chìm
trong màu nước đỏ đen của những vạt tảo và những cánh lá rong biển trộn trong nước với mật
độ dày đặc. Đây là loại thực vật có hoa chứa nước màu đỏ to bằng viên bi (thường được dân địa
phương gọi là trứng báng). Không chỉ làm bẩn mặt biển, khi chạm vào da người, trứng báng và
lá rong còn gây ngứa.
Tại hai bãi tắm Hòn Rơm 1 và 2, nơi thường t
ập trung nhiều du khách, nước biển ở khu vực gần
bờ chỉ sạch lúc rạng sáng. Tuy nhiên xác cá chết và rong tảo bị đánh trôi vào bờ lại bốc mùi hôi
thối gây ô nhiễm môi trường.
Theo ngư dân Phan Thiết, dịch tảo đỏ là hiện tượng thiên nhiên thường diễn ra khoảng một tuần
vào tháng 6 âm lịch hàng năm. Riêng hè năm nay, hiện tượng này kéo dài bất thường đến gần
một tháng và chưa có dấu hiệu giảm bớt.
Người dân địa phương cho biết, thủy triều đỏ từng tấn công bờ biển phía bắc Bình Thuận vào
tháng 7/2002. Lần đó hoa tảo không chỉ làm giảm lượng khách du lịch đến Bình Thuận mà còn
gây ô nhiễm khiến hàng loạt trại cá mú nuôi lồng của ngư dân bị chết.
Theo đại diện Viện Hải dương học, thủy triều đỏ được tạo ra bởi loại thực vật có tên Phaeocystis
of globosa. Tại Bình Thuận, hi
ện tượng hoa tảo tràn bờ thường xảy ra vào mùa hè.
Cũng có nhiều khách du lịch trẻ tuổi, vì tiếc chuyến du lịch cuối tuần ở Phan Thiết đã liều mình
xông xuống biển tắm nhưng cũng chỉ vài phút là lên bờ vì không chịu được mùi hôi thối và ngứa

ngáy do tảo đỏ.
Nguồn: Văn phòng 21. Bộ Tài nguyên và Môi trường. www.agenda21.monre.gov.vn, ngày
14/07/2008
Phụ lục 5
THỦY TRIỀU ĐỎ TẤN CÔNG PHAN THIẾT

×