Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giao trinh CS SKCD chương III v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 123 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Chủ biờn: BS. Nguyễn Thị Nhung

GIÁO TRìNH
CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG III - V

Hà Nội, tháng 12 năm 2010


CHƯƠNG III. GIÁO

DỤC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

I. MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ
1. ĐẠI CƯƠNG

Nguyờn lý của sinh thỏi học hiện đại là mối tương quan qua lại giữa con người và môi
trường.
Một cá thể, một quần thể đều sống trong môi trường đặc trưng của mỡnh; khụng cú
mụi trường thỡ sinh vật khụng thể tồn tại được.
Khi môi trường thích hợp thỡ sinh vật sẽ sống ổn định và phát triển, nhưng khi môi
trường bị suy thoái thỡ sinh vật cũng bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Trong mối quan hệ tương tác với môi trường, con người đều có những phản ứng bằng
sự thích nghi. Đồng thời, con người cũn chủ động làm cho môi trường biến đổi nhằm
giảm bớt những hậu quả bất lợi của các yếu tố nguy cơ và cải tạo môi trường theo hướng
có lợi cho sự tồn tại của chính mỡnh.
2. MÔI TRƯỜNG


- Định nghĩa: Môi trường là toàn bộ các yếu tố bao quanh một người hoặc một nhóm
người và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người (vớ dụ, cỏc yếu tố vật lý,
hoỏ học, sinh học...).
- Phân loại môi trường, có hai loại môi trường:
+ Môi trường tự nhiên.
+ Môi trường xó hội.
3. SỨC KHOẺ

Có nhiều quan niệm về sức khoẻ, do đó cũng có nhiều định nghĩa về sức khoẻ. Có
người cho rằng có sức khoẻ tức là không có bệnh tật, ốm đau; hoặc có sức khoẻ là không
bị ốm, người to béo, cơ thể nở nang.... Những khái niệm trên mới chỉ đề cập đến sức khoẻ
về mặt thể chất.
Ngày nay theo xu hướng ngày càng thay đổi về chất lượng cuộc sống, con người cần
có một sức khoẻ toàn diện để đáp ứng được với nhiều yếu tố của môi trường tác động tới,
do đó năm 1978 tại Alma - Ata, Hội nghị Quốc tế bàn về Chăm sóc Sức khoẻ Ban đầu do
Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức đó thống nhất một định nghĩa về sức khoẻ như sau:
"Sức khoẻ là tỡnh trạng thoải mỏi cả về thể chất, tõm thần và xó hội, chứ khụng chỉ
đơn thuần là không có bệnh tật".
4. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHOẺ

Khi môi trường trong sạch, thỡ sức khoẻ con người cũng được duy trỡ và phỏt triển;
khi mụi trường bắt đầu có sự ô nhiễm, suy thoái hay huỷ hoại thỡ bắt đầu có những tác
động xấu đến sức khoẻ con người.
4.1. Ô nhiễm môi trường
- Định nghĩa: Ô nhiễm môi trường là khi có một sự biến đổi của môi trường theo hướng
không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống con người, động vật, thực vật. Sự biến đổi có


thể do hoạt động của con người gây ra ở quy mô, phương thức khác nhau, có tác động
trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi thành phần hoá học, tính chất vật lý và sinh học của

mụi trường.
- Tác động của môi trường tới sức khoẻ:

Hỡnh 1.1. Tác động trực tiếp

Hỡnh 1.2. Tác động gián tiếp

+ Tác động trực tiếp: Một số yếu tố có nguy cơ tác động trực tiếp tới các cơ quan mắt:
tai, da và niêm mạc như: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, độ ẩm, chất phóng xạ...
+ Tác động gián tiếp: Một số yếu tố có nguy cơ tác động vào cơ thể con người qua một
môi trường trung gian như: không khí, đất, nước,...
4.2. Tác động của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khoẻ
4.2.1. Định nghĩa
"Ô nhiễm môi trường không khí là khi trong không khí có mặt một hay nhiều chất lạ,
hoặc có một sự biến đổi trong thành phần không khí gây ra những tác động có hại cho
người và sinh vật".
4.2.2. Cỏc yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí
- Bụi, khúi từ cỏc khu vực nhà mỏy, hầm lũ, cụng trường xây dựng, các phương tiện
giao thông.
- Các loại hoá chất, hơi khí độc từ nhà máy (nhà máy giấy, nhà máy sản xuất thuốc trừ
sâu, nhà máy đường...) như: SO2, H2S, NH3, CO, CO2... thải vào khụng khớ.
4.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ
Con người tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm, tuỳ theo mức độ và thời gian
tiếp xúc với các yếu tố đó mà con người có thể mắc phải một số bệnh như: ung thư phổi,
viêm phế quản mạn tính, hen, bệnh ở mắt, mũi (viêm mũi)…
4.2.4. Một số biện pháp chính bảo vệ môi trường không khí
Nguyên tắc chung: Vừa có biện pháp tổng hợp vừa thực hiện những biện pháp khác
như giáo dục cộng đồng, thực hiện luật pháp, trước hết cần tập trung vào một số biện
pháp sau đây:
khí.

í các khu công nghiệp phải được tính toán, dự báo tác động
của các khu vực đó trong tương lai để không gây ô nhiễm cho môi trường chung.


viên ở trong, xung quanh thành phố và ở các khu công nghiệp là những "lá phổi" của
thành phố, vỡ cõy xanh cú tỏc dụng che nắng, hỳt bớt bức xạ mặt trời, hỳt và giữ bụi, lọc
sạch khụng khớ, che chắn tiếng ồn...
ó
khả năng gây ô nhiễm không khí tại chỗ và khu vực xung quanh.
4.3. Tác động của ô nhiễm môi trường nước đến sức khoẻ
4.3.1. Định nghĩa
"Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác với trạng thái
ban đầu khi chưa bị ô nhiễm. Đó là sự biến đổi về lý tớnh, hoỏ tớnh và vi sinh vật, làm
cho nước trở nên độc hại".
Nguồn nước bị ô nhiễm thường liên quan tới ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm
đất.
4.3.2. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước
- Cỏc chất thải bỏ trong quỏ trỡnh sinh hoạt hằng ngày của người dân như: nước thải
sinh hoạt (nước tắm rửa, giặt giũ) từ các khu dân cư, khu vực công cộng, hệ thống hố
tiêu... Nếu những chất thải này không được xử lý, làm sạch trước khi đổ vào hệ thống
nước chung (sông, hồ...).
- Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp... (đặc biệt là những nhà máy đường, nhà máy
giấy, nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu...). Vỡ những nhà mỏy này đào thải ra
nhiều chất độc hại như các khí SO2, H2S, SO3, NH3, Acsờnic, Mangan...
Cỏc chất thải từ cỏc bệnh viện, trạm y tế, phũng khỏm bệnh chứa nhiều vi khuẩn và
virus gây bệnh như: vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, virus viêm gan, bại liệt...
4.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới sức khoẻ
Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể mắc phải một số bệnh ở đường
tiêu hoá như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan, bại liệt, giun sán... Một số bệnh ngoài da và
niêm mạc (ghẻ lở, chàm, đau mắt hột…) do tắm ở những nguồn nước bẩn...

4.3.4. Một số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường nước
- Làm sạch các nguồn nước bề mặt và nước ngầm: Vỡ những nguồn nước này cung
cấp nước hằng ngày cho con người. Có thể làm sạch bằng các biện pháp sau:
+ Tập trung và xử lý cỏc chất thải của người tại các công trỡnh vệ sinh trước khi chảy
vào hệ thống chung.
+ Các bể chứa nước, các loại giếng khơi phải xây dựng đúng tiêu chuẩn vệ sinh.
+ Các nguồn chất thải có chứa các chất độc, các loại vi sinh vật gây bệnh, trước khi
chảy vào hệ thống cống chung hoặc các dũng mương, dũng sụng... phải được thu hồi (các
chất hoá học) hoặc phải được tiêu diệt (các loại vi sinh vật gây bệnh).


- Những nguồn nước ngầm cung cấp nước cho nhà máy nước phải được bảo vệ chặt
chẽ như: không được có nhà dân, có các vườn rau xanh bón các loại phân, không có các
chuồng gia súc... ở trong khu vực nhà máy.
4.4. Tác động của ô nhiễm môi trường đất đến sức khoẻ
ễ nhiễm đất nói chung là do những tập quán sinh hoạt mất vệ sinh ở trong cộng đồng.
Ô nhiễm đất cũn do những loại hoỏ chất từ cỏc thuốc bảo vệ thực vật, trừ sõu, diệt cỏ
xõm nhập vào, những chất gõy ụ nhiễm mụi trường không khí lắng đọng xuống mặt đất.
4.4.1. Các yếu tố gây ô nhiễm đất

ăn, nước tắm rửa, giặt
giũ... do đó trong thành phần chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nhiều khí thối (H 2S,
CH4, NH3...).
- Các hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ xâm nhập, ứ đọng trong đất
và tích tụ vào các cây trồng như cà rốt, củ cải... Một số hoá chất ngầm xâm nhập vào
nguồn nước uống gây ô nhiễm.
- Cỏc chất thải trong quỏ trỡnh sản xuất từ cỏc nguồn nước thải ở các khu công nghiệp,
nhà máy hoặc trong không khí lắng đọng vào trong đất làm cho hàm lượng các chất hoá
học như Fe, Cu, Hg, Mn... cao hơn tiêu chuẩn và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
4.4.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tới sức khoẻ

- Nhiều bệnh ở đường tiêu hoá do ô nhiễm môi trường đất gây ra như: tả, lỵ, thương
hàn, viêm gan, bại liệt... Các bệnh nhiễm ký sinh trựng như giun, sán…
- Nhiều loại côn trùng trung gian như ruồi, muỗi, chuột, dán... sinh sản và phát triển từ
đất, chúng có khả năng truyền bệnh cho con người.
4.4.3. Một số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường đất
- Chế biến cỏc chất thải đặc và lỏng của người và động vật thành phân bón hữu cơ để
tăng mầu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Muốn thực hiện được biện
pháp này thật tốt thỡ ở cỏc vựng nụng thụn phải xõy dựng loại hố tiờu hai ngăn ủ phân
tại chỗ đúng tiêu chuẩn quy định, hoặc các loại hố tiêu khác tùy theo vùng địa lý như: hố
tiêu thấm dội nước, hố tiêu chỡm, hố tiờu biụga…
- Ở các khu đô thị thỡ xõy dựng hố tiờu tự hoại.
- Có hệ thống cống dẫn các loại nước thải chảy vào hệ thống cống chung.
II. CUNG CẤP NƯỚC SẠCH
1. ĐẠI CƯƠNG

vật.


ố lượng và chất lượng là một trong những điều kiện cơ
bản để bảo vệ sức khoẻ của con người.
2. VAI TRề CỦA NƯỚC SẠCH

2.1. Nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể
tạng có tỷ lệ cao hơn.
điện giải trong điều hoà thõn nhiệt.
mangan, kẽm, sắt... để duy trỡ sự sống.
2.2. Nước rất cần thiết cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng và các
yêu cầu của sản xuất.
2.3. Trung bỡnh mỗi ngày, một người cần từ 1,5 lít đến 2,5 lít nước để uống. Khát nước
là dấu hiệu đầu tiên của cơ thể bị thiếu nước.

3. TIÊU CHUẨN MỘT NGUỒN NƯỚC SẠCH

3.1. Tiêu chuẩn về số lượng
Số lượng nước cung cấp phải đủ để đảm bảo cho nhu cầu ăn, uống, vệ sinh cá nhân...
cho một người trong một ngày. Ở nước ta hiện nay quy định về số lượng cho một người
dùng trong 1 ngày đêm như sau:
- Ở cỏc thành phố và thị xó:

100 lớt

- Ở thị trấn:

40 lớt

- Ở nụng thụn:

20 lớt

3.2. Tiêu chuẩn về chất lượng
3.2.1. Tiờu chuẩn về lý tớnh
- Nguồn nước phải trong. Khi nước bị đục có nghĩa là nguồn nước đó bị nhiễm bựn,
đất... và có dấu hiệu nhiễm bẩn.
- Màu: nguồn nước sạch phải không có màu rừ rệt khi nhỡn bằng mắt thường.
- Mùi, vị: nguồn nước uống không được có mùi, vị lạ.
3.2.2. Tiờu chuẩn về hoỏ tớnh
Chất hữu cơ, có 2 loại chất hữu cơ: Chất hữu cơ động vật và chất hữu cơ thực vật. Tiêu
chuẩn chất hữu cơ thực vật từ 2 - 4 mg O2/lít nước, khi vượt quá tiêu chuẩn này tức là
nguồn nước đó đó bị nhiễm bẩn. Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm.
3.2.3. Các chất dẫn xuất của Nitơ gồm: Amụniac (NH3), Nitrit (NO2) và Nitrat (NO3).
3)


là chất phân giải đầu tiên của chất hữu cơ. Tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép là 1,5 mg/lít nước.


2)

do quỏ trỡnh ụxy hoỏ của chất đạm hữu cơ biến thành NO2. Tiêu chuẩn
vệ sinh cho phép là 3,0 mg/lít nước.
3)

do chất NO2 bị ụxy hoỏ thành, NO3 là sản phẩm cuối cùng của chất hữu
cơ trong quá trỡnh phõn huỷ.
3.2.4. Muối Clorua
Tiêu chuẩn cho phép 250 mg/lít nước. Riêng ở các vùng ven biển, nồng độ muối có thể
cao hơn (400 - 500 mg/lít nước).
3.2.5. Sắt (Fe)
Sắt là một trong cỏc chỉ số cú ý nghĩa về mặt sinh hoạt. Khi lượng sắt hoà tan hoặc
không hoà tan ở trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ làm cho nước có màu vàng
và có vị tanh mùi sắt. Tắm bị ngứa khó chịu. Tiêu chuẩn cho phép là 0,3 - 0,5 mg/lít nước.
3.2.6. Độ cứng
Nước cứng là nước có nhiều muối Ca++ và Mg++, độ cứng của nước cao có ảnh hưởng
tới sinh hoạt... Tiêu chuẩn từ 4 - 8 độ Đức là nước tốt. Nước có độ cứng từ 12 - 18 độ
Đức là nước khá cứng.
3.3. Tiờu chuẩn vi sinh vật
Nguồn nước sạch phải là nguồn nước không được có các loại vi khuẩn gõy bệnh và
cỏc vi khuẩn khỏc.
Có 3 loại vi khuẩn biểu hiện sự nhiễm phân người trong nước, đó là:
(E.Coli).


Khi có mặt của E.Coli trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó mới bị nhiễm phân người.
Khi có mặt của Clostridium Perfringens trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó bị
nhiễm phân từ lâu ngày.
Khi có mặt của thực khuẩn thể gây bệnh ở trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó đang
có mặt loại vi khuẩn gây bệnh tương ứng với thực khuẩn thể đó tỡm thấy.
Tiờu chuẩn vệ sinh:
= 333).
3.4. Cỏc vi yếu tố
Cú một số vi yếu tố ở trong nước có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, nếu hàm
lượng các vi yếu tố này thừa hoặc thiếu đều có khả năng gây bệnh cho người. Ví dụ: iod,
flo.
3.5. Các chất độc trong nước
Acsenic, chỡ, đồng không được có trong nước sạch.


4. CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG THIÊN NHIấN

Các nguồn nước ngầm trong thiên nhiên

4.2. Nước bề mặt
Gồm các loại nước biển, nước sông, suối, hồ, đầm, ao.
4.3. Nước ngầm
Nước ngầm được hỡnh thành do lượng nước mưa ngấm xuống mặt đất. Có hai loại
nước ngầm: nước ngầm nông và nước ngầm sâu.
5. CÁC HèNH THỨC CUNG CẤP NƯỚC Ở CÁC VÙNG

Sơ đồ giếng xõy khẩu

5.1. Ở vùng nông thôn đồng bằng
Cú cỏc hỡnh thức cung cấp nước chủ yếu sau:

5.1.1. Bể chứa nước mưa
Là hỡnh thức cung cấp nước phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở
những vùng không có hoặc thiếu nước ngầm, nước lợ, nước ngầm cú nhiều sắt, vựng ven
biển...
5.1.2. Nước giếng khơi
Thường gặp loại giếng khơi để lấy nước ngầm nông. Giếng khơi thường có đường kính
từ 0,8 - 1,2m. Chiều sâu của giếng từ 4 - 7m, có nơi từ 8 - 9m. Giếng phải có sân rộng từ


1,2 - 1,5m được láng xi măng, thành giếng cao 0,8 - 0,9m, ở xa cỏc chuồng gia sỳc và hố
tiờu trờn 10m.
5.1.3. Giếng hào lọc
Ở những vùng có cấu tạo địa chất không có mạch nước ngầm người ta phải lấy nước
bề mặt từ nước ao, đầm, hồ... cho ngấm vào một giếng giả qua một hệ thống hào lọc chứa
cát sạch. Tuỳ theo từng vị trí của các nguồn nước bề mặt mà chiều dài của hào khác nhau.
Có hai loại giếng hào lọc:

Sơ đồ giếng hào lọc

5.1.4. Giếng khoan
Giếng khoan có độ sâu 10 - 30m. Dùng máy bơm tay để lấy nước. Nước ở trong giếng
khoan thường là nước có lượng sắt cao hơn quy định.
5.2. Ở vựng miền nỳi và trung du
Cú cỏc hỡnh thức cung cấp nước chủ yếu sau:
5.2.1. Dùng máng lần (nước tự chảy)
Nước từ các khe núi chảy lần theo hệ thống máng nước được làm từ ống bương, ống
vầu hay ống nhựa chảy về các gia đỡnh...

Sơ đồ dùng máng lần


5.2.2. Bể chứa lấy nước về từ khe núi
Ở các vùng núi cao hay núi đá vôi thường xây các bể chứa nước để chứa nước mưa
hoặc nước từ các khe núi đá chảy về. Từ đó nước theo các đường ống chảy đến các cụm
dân cư nhờ có sự chênh lệch độ cao.


5.2.3. Đào giếng ở chân đồi thoải hay ở cạnh các dũng suối
Giếng có chiều sâu từ 3 - 7m để lấy nước ngầm hoặc nước suối ngấm sang.

Giếng chân đồi

5.3. Hỡnh thức cung cấp nước ở vùng ven biển
5.3.1. Đào giếng
Giếng có chiều sâu từ 1 - 3m để lấy nước ngầm ngọt và nổi ở trên lớp nước biển.
5.3.2. Giếng hào lọc đáy kín
Cấu tạo giống như giếng hào lọc ở vùng đồng bằng nhưng có một điểm khác là hào
dẫn nước, giếng chứa nước phải được xây kín để không cho nước biển ngấm vào.
5.4. Hỡnh thức cung cấp nước ở thành phố, thị xó
Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các thành phố, thị xó là nhà máy nước.
Có hai loại nhà máy nước:
5.4.1. Nhà máy nước lấy nước ngầm sâu
Loại nhà mỏy này gồm cỏc bộ phận sau:
- Giếng khoan: giếng có độ sâu từ 60 - 80m tuỳ theo từng vùng, có nơi phải khoan sâu
tới hàng trăm mét mới có mạch nước ngầm.
- Hệ thống dàn mưa: nước từ giếng khoan được hút lên và chảy qua dàn mưa để khử
sắt hoà tan trong nước.
- Hệ thống bể lắng, lọc: Nước được dẫn từ dàn mưa về qua hệ thống bể lắng và chảy
sang bể lọc.
- Đường dẫn dung dịch Clo đổ vào hệ thống đường ống dẫn nước sạch chảy từ bể lọc
sang bể chứa.

Từ bể chứa, nước sạch đó tiệt trựng được đưa vào trạm bơm để bơm nước theo hệ thống
đường dẫn từ nhà máy đến các khu vực được cung cấp.
5.4.2. Nhà máy nước lấy nước bề mặt (nước sông, nước hồ)
Loại nhà mỏy này dựng cho những vựng khụng có nguồn nước ngầm sâu hoặc gần các
vùng ven biển như: Hải Phũng, Nam Định, Thanh Hoá... Nhà máy nước dùng nước bề
mặt gồm các bộ phận sau:
- Khu vực cấp nước: nước sông, hồ nước lớn.


- Trạm bơm lấy nước từ sông, hồ về nhà máy.
- Hệ thống bể lọc chậm, bể chứa nước sau khi đó được làm trong.
- Đường dẫn dung dịch Clo để tiệt trùng.
- Bể chứa nước sạch (sau khi đó được làm trong và tiệt trùng).
- Trạm bơm và hệ thống ống dẫn nước từ nhà máy đến các khu vực được cung cấp.
5.4.3. Một số thành phố, thị xó ở miền nỳi, vựng cao
Ở những nơi này thường áp dụng hỡnh thức khai thỏc nước bằng hệ thống tự chảy.
Nguồn nước từ khe núi được dẫn về bể chứa nước lớn, sau khi đó được lắng, lọc, tiệt
trùng sẽ theo hệ thống đường ống tự chảy (theo độ chênh lệch về độ cao) nước chảy về
các khu vực được cung cấp.
6. CÁC BIỆN PHÁP LÀM SẠCH NƯỚC

Các nguồn nước bề mặt và nước ngầm thường bị đục do nhiễm đất, chất hữu cơ và
nhiễm khuẩn. Do đó để đảm bảo nước sạch, phải có biện pháp làm trong nước và tiệt
khuẩn.
Các nguồn nước ngầm sâu thường có mùi tanh do chứa nhiều sắt, dễ bị nhiễm khuẩn.
Phải có biện pháp khử sắt và diệt khuẩn.
Một số biện pháp làm sạch nước:
6.1. Nước bị đục
bỡnh.
2(SO4)3)


cho vào nước, phèn sẽ tác dụng với các muối kiềm của
Ca, Mg để tạo thành các hyđroxit kết tủa.
6.2. Nước có nhiều sắt
dựng các bể lọc 2 hoặc 3 ngăn ở cạnh giếng. Trong bể lọc cho các lớp cát, cuội,
sỏi. Đổ nước giếng vào bể lọc, sau khi chảy qua hệ thống lọc, nước trong sẽ chảy sang bể
chứa.

đọng xuống đáy bể chứa và nước trở nên trong.
6.3. Nước có mùi khó chịu
Nước có mùi khó chịu có thể do sự phân huỷ của chất hữu cơ, do cấu tạo địa chất hoặc
do có lẫn nước thải công nghiệp. Khi nước có mùi khó chịu, có thể áp dụng các biện pháp
đơn giản như sau:

cỏt.


6.4. Làm giảm độ cứng của nước
Nước có độ cứng cao là do các thành phần Ca++, Mg++ dưới dạng hoà tan ở trong nước
cao.
Có hai cách làm giảm độ cứng như sau:
- Dùng hoá chất: sử dụng đá vôi theo cơ chế:
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2

2CaCO3 + 2H2O

- Đun sụi.
6.5. Nước bị nhiễm vi khuẩn
Cú thể dựng cỏc biện phỏp khử khuẩn:
- Khử khuẩn bằng phương pháp vật lý: đun sôi kỹ, sử dụng tia tử ngoại.

- Khử khuẩn bằng hoá chất. Clo và hợp chất của Clo như nước Javel, Cloramin B hoặc
Cloramin T, Clorua vôi, viên pantocid, O3(ễzụn).
Cõu h ỏi ụn tập:
1. Trỡnh bày vai trũ quan trọng của nước sạch đối với sức khoẻ con người.
2. Nêu đầy đủ các tiêu chuẩn vật lý và hoỏ học cho một nguồn nước sạch.
3. Trỡnh bày tiờu chuẩn vi sinh vật của nguồn nước sạch.
4. Kể tờn cỏc nguồn nước trong thiên nhiên.
5. Trỡnh bày cỏc hỡnh thức cung cấp nước chủ yếu ở các vùng địa chất.
6. Đưa ra các biện pháp làm sạch nước khi bị nhiễm bẩn.
III. VỆ SINH CÁ NHÂN
1. VAI TRề CỦA VỆ SINH CÁ NHÂN

Giữ gỡn vệ sinh cỏ nhõn (VSCN) là để giữ gỡn sức khoẻ, trước hết cho bản thân, sau
đó cho cộng đồng. Có không ít các bệnh phát sinh từ những trường hợp do VSCN rất kém
như: bệnh ngoài da, răng miệng, mắt mũi. Người có VSCN tốt là người thể hiện được nếp
sống văn minh của mỡnh trong xó hội. Nếu thực hiện tốt VSCN tức là đó tạo cho bản
thõn mỡnh một điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. Do dó, VSCN
có tác dụng bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ. VSCN góp phần làm cho con
người lịch sự văn minh.
2. NỘI DUNG CỦA VỆ SINH CÁ NHÂN:

Vệ sinh thõn thể và cỏc giỏc quan.
Vệ sinh trang phục.
Vệ sinh ăn uống.
Vệ sinh trong học tập, lao động, vui chơi giải trí và trong giấc ngủ.
Vệ sinh kinh nguyệt.
3. VỆ SINH THÂN THỂ VÀ CÁC GIÁC QUAN

Cơ thể và các giác quan là những bộ phận quan trọng của con người, giúp con người
có một hỡnh dỏng cõn đối, hài hoà về thể chất và thẩm mỹ. Các bộ phận như da, lông,



tóc, móng là một lớp bao bọc và bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể. Các bộ phận này
bị tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm bẩn thỡ cơ quan bên trong sẽ bị ảnh hưởng, do đó cần
phải bảo vệ, giữ gỡn da và cỏc giỏc quan luụn sạch sẽ.
3.1. Giữ gỡn vệ sinh da
Da là cơ quan nhận biết những đặc điểm của sự vật như nóng, lạnh, cứng mềm, nhẵn,
bóng... Da cũn cú chức năng điều hoà thân nhiệt giúp cơ thể thích nghi với môi trường
bên ngoài, da là cơ quan bài tiết của cơ thể (mồ hôi, tuyến mỡ) và là nơi sản sinh ra
vitamin D từ chất tiền vitamin D có ở trong da. Da cùng với các bộ phận của da (lông,
tóc...) có tác dụng làm đẹp thêm cho con người nếu như chúng ta biết giữ gỡn và bảo vệ
chỳng.
Cỏc biện phỏp giữ gỡn vệ sinh da:
Thường xuyên tắm rửa bằng nước sạch (nước máy, nước mưa, nước giếng xây, nước
sông, hồ trong sạch...).
Về mùa hè nên tắm 1 lần/ngày; mùa đông (ở phía bắc) tắm bằng nước ấm ở nơi kín
gió, 2 đến 3 ngày tắm một lần. Khi tắm dùng loại xà phũng cú độ sút nhẹ để cho da sạch
mà không bị hại. Không nên tắm vào các buổi trưa hè, tắm lâu hoặc khi cơ thể đang ra
nhiều mồ hôi.
Thường xuyên thay giặt quần áo bằng nước sạch, quần áo giặt xong phải phơi khô
dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi thoáng gió và sáng sủa, quần áo lót phải thay giặt hằng
ngày kể cả về mùa lạnh.
Móng tay, móng chân thường xuyên phải cắt ngắn. Tóc phải được cắt ngắn và chải
gọn hằng ngày. Trong vài ngày (2 - 5 ngày) phải gội đầu bằng dầu gội đầu hay xà phũng,
lỏ xả, nước bồ kết 1 lần...
Phải tạo được thói quen đi giày, dép, guốc ở trong nhà và mỗi khi đi ra khỏi nhà (đi
làm việc, đi học, đi chơi...).
3.2. Giữ gỡn vệ sinh mắt
"Mắt là cửa sổ của tõm hồn" cho nờn phải giữ gỡn và bảo vệ con mắt bằng cỏc biện
phỏp sau đây:

Mỗi người phải có một khăn mặt riêng - khăn mặt được giặt sạch sẽ bằng xà phũng
và phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời hoặc nơi thoáng gió trong nhà.
Hằng ngày rửa mặt bằng nước sạch ở trong chậu hoặc dưới vũi nước.
Khám mắt theo định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về mắt như: đau mắt hột, đau mắt
đỏ, cận thị...
Tránh những tai nạn, chấn thương cho mắt do những trũ chơi nguy hiểm. Khi lao
động, mắt phải được đeo kính bảo vệ.


3.3. Giữ gỡn vệ sinh răng - miệng
Cũng như đôi mắt, hàm răng là một bộ phận làm tăng thêm vẻ đẹp và sự duyên dáng
của con người vỡ: "Cỏi răng, cái tóc là góc con người". Muốn hàm răng đẹp và sạch, phải
thực hiện các biện pháp sau đây:
Vệ sinh răng lợi trước và sau khi ngủ.
Sau khi ăn, nhất là những thức ăn có chất đường, bột (bánh kẹo) phải đánh răng,
không nên ăn cùng một lúc thức ăn, đồ uống nóng và lạnh quá. Không dùng răng cắn
những vật rắn, cắn móng tay, mở nút chai, tước vỏ mía... (sẽ gây mẻ men răng).
3.4. Giữ gỡn vệ sinh tai - mũi - họng
Tai - mũi - họng là 3 bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, đặc biệt là trong bệnh
học - khi tai bị viêm thường có ảnh hưởng đến mũi, họng.
Cỏc biện phỏp giữ gỡn tai - mũi - họng:
Luụn giữ sạch tai, hằng ngày rửa vành tai, mặt sau tai, ống tai bằng khăn mặt sạch.
Không dùng các vật cứng, nhọn để chọc vào tai (lấy ráy tai) không hét to vào tai
hoặc đập mạnh vào vành tai người khác.
Khi tai có mủ phải dùng bông lau thấm cho hết và đi khám chuyên khoa.
Đối với mũi: không dùng vật nhọn, cứng, chọc vào lỗ mũi, không đập mạnh tay hay
vật cứng vào cánh mũi. Luôn luôn lau sạch hai lỗ mũi bằng khăn mặt mỏng, ướt.
Khi chảy mỏu cam, ngồi yờn, rồi dựng hai ngún tay búp chặt lấy 2 cỏnh mũi trong
vài phỳt hoặc lấy bụng sạch nỳt vào lỗ mũi bị chảy máu cam cho đến lúc ngừng chảy mới
thôi.

Đối với họng: không hút thuốc lá, uống rượu, vỡ thuốc lỏ, rượu đều có khả năng gây
hư hại đến niêm mạc họng. Về mùa lạnh luôn luôn giữ cho họng được ấm. Khi họng bị
viêm (đỏ hay trắng), viêm amidan phải đến chuyên khoa để khám.
4. VỆ SINH TRANG PHỤC

Trang phục bao gồm những phương tiện bảo vệ con người tránh khỏi những tác động
có hại của thiên nhiên... đến cơ thể. Trang phục bao gồm: quần áo mặc ngoài, quần áo lót,
mũ nón, giày, dép, guốc và các loại khác như tất, găng tay, khăn quàng cổ, khăn mùi
xoa...
Trang phục là một trong những biểu hiện sự văn minh của một dân tộc. Thông qua
trang phục chúng ta có thể đánh giá được một phần trỡnh độ văn hoá, nếp sống văn minh
của một con người, một địa phương.
Cỏc biện phỏp vệ sinh trang phục:
Phải thường xuyên thay đổi trang phục. Sau khi thay, phải giặt giũ, phơi dưới trời
nắng hay nơi thoáng gió. Quần áo lót phải thay đổi hằng ngày, sau khi tắm rửa. Các loại
quần áo lót được giặt giũ phải phơi dưới trời nắng.
Cỡ quần áo phải vừa với cỡ người không chật quá và không rộng quá, vải phải thấm
nước và mồ hôi, màu sắc phải phù hợp với thời tiết.


Mũ nón: Vừa đủ rộng để che nắng, mưa nhưng phải đảm bảo mỹ quan, không được
bí hơi làm mồ hôi không thoát ra được khi đội, đặc biệt là mũ; Có màu sắc phù hợp, mùa
hè màu sáng, mùa đông màu sẫm.
Giày, dép phù hợp với cỡ bàn chân của người sử dụng (không chật, không rộng)
không quá nặng với sức mang của chân, không quá cao (trên 7cm) nếu quá cao sẽ làm
cho trọng lượng cơ thể không rơi đúng trọng tâm, làm xấu dáng người.
5. VỆ SINH ĂN UỐNG

Vệ sinh ăn uống là một trong những nếp sống vệ sinh cơ bản của một người có văn
hoá, nếu không biết giữ vệ sinh khi ăn, uống thỡ khụng những vi phạm về phộp văn minh,

lịch sự trong gia đỡnh, nơi cụng cộng mà cũn cú thể mắc một số bệnh liờn quan đến lương
thực, thực phẩm; hoặc bị một số tai nạn trong khi ăn uống như nghẹn, sặc, hóc...
Có 5 điểm cần nhớ trong vệ sinh ăn uống như sau:
Ăn đủ chất - đảm bảo trong khẩu phần ăn có đủ các thành phần: đạm, béo, đường
bột, chất khoáng hoà tan, vitamin, nước... Ăn đủ số lượng để cung cấp đủ lượng calo
(năng lượng) cho nhu cầu của cơ thể (từ 2200 - 2500 Kcalo).
Đảm bảo cân đối giữa các thành phần trong khẩu phần, không quá thiếu và cũng
không quá thừa, khẩu phần ăn phải cân đối với nhu cầu của cơ thể.
Ăn phải sạch sẽ: Thực phẩm phải tươi sống, không ôi thiu, ươn, thối, dập nát, úa
vàng. Thực phẩm phải được rửa sạch bằng nước sạch, loại bỏ các phần bị nhiễm bẩn trước
khi chế biến. Thực phẩm phải được đun nấu kỹ, bảo quản ở nơi kín để không cho ruồi,
chuột, dán động vào, nhưng phải thoáng để thức ăn không bị ôi thiu.
Ăn uống văn minh, lịch sự: Phải rửa tay và bát đĩa, chén, đũa... sạch sẽ trước khi ăn.
Trong lúc ăn hạn chế nói chuyện, cười đùa, khạc nhổ để tránh nghẹn, sặc, hóc... Không
ăn quá vội vàng, ăn quá nhiều, ăn từ tốn, thời gian đảm bảo cho một bữa ăn từ 20 - 30
phút.
Uống hợp vệ sinh: Có nhiều loại nước uống (nước đun sôi để nguội, nước ngọt, nước
khoáng...) dù là loại nước nào đều phải đảm bảo vô trùng, không có chất độc hoà tan. Khi
uống phải uống từ từ nhất là khi có cảm giác khát, không được uống quá nhiều, quá vội,
trong một thời gian ngắn. Trước khi đi ngủ không nên uống nhiều sữa, cà phê hay nước
chè đặc.
6. VỆ SINH TRONG HỌC TẬP, LAO ĐỘNG, VUI CHƠI GIẢI TRÍ VÀ TRONG GIẤC NGỦ

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng phải hoạt động để duy trỡ và phỏt triển. Cỏc hoạt
động của con người bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng dù ở lĩnh vực nào cũng tập trung vào
một số hoạt động như sau: ăn, ngủ, lao động, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Do
đó, chúng ta phải nắm được những điều cơ bản về vệ sinh cho các hoạt động trên.
6.1. Vệ sinh giấc ngủ
Giấc ngủ là một trạng thái đặc biệt của cơ thể, giữ phần quan trọng nhất trong chế độ
sinh hoạt hằng ngày của con người, muốn cho giấc ngủ tốt, cần thực hiện một số điều sau

đây:


Ngủ đủ số giờ quy định cho từng độ tuổi, tuổi càng nhỏ ngủ càng nhiều. Ví dụ: từ 7
- 15 tuổi ngủ từ 9 - 11 giờ trong ngày đêm, người lớn ngủ từ 7 - 8 giờ trong một ngày
đêm.
Đi ngủ và thức dậy (kể cả ngủ trưa) phải đúng giờ.
Tránh ăn no, uống quá nhiều, dùng các chất kích thích trước khi đi ngủ (cà phê, nước
chè đặc).
6.2. Vệ sinh trong học tập
Học tập như thế nào cho tốt, không ảnh hưởng đến sức khoẻ thỡ phải biết giữ vệ sinh
một số điều sau:
Thực hiện đúng thời khoá biểu của nhà trường. Đi học đúng giờ, ít nhất phải đến lớp
trước giờ học 10 - 15 phút để có thời gian hồi phục hệ tim mạch.
Lớp học, gúc học tập phải sỏng sủa, thoỏng mỏt, yờn tĩnh.
Bàn ghế ngồi học phải phự hợp với tầm vúc của bản thõn (khụng quỏ cao hoặc thấp
quỏ...).
Học ở nhà phải có thời gian biểu, góc học tập đảm bảo sáng sủa, thoáng khí và yên
tĩnh. Ngồi học phải thoải mái tránh gũ bú. Khụng được học quá khuya làm ảnh hưởng
đến giấc ngủ.
6.3. Vệ sinh trong lao động
Lao động phải phù hợp với sức khỏe của từng giới (nam, nữ) và độ tuổi để tránh quá
sức, dễ dàng gây ra tai nạn lao động.
Cường độ lao động, thời gian và vị trí lao động, phải phù hợp với từng độ tuổi.
Không lao động quá lâu ở ngoài trời nắng hay nơi có nhiều bức xạ.
Công cụ lao động phải phù hợp với độ tuổi, phải có phương tiện phũng hộ khi làm
những cụng việc cần thiết.
6.4. Vệ sinh trong nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
Con người chỉ có học tập, lao động mà không tham gia những hoạt động khác thỡ con
người đó sẽ trở nên mụ mẫm, chậm chạp, và ngược lại... Do đó, phải có sự kết hợp hài

hoà giữa học tập lao động với vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi. Các hoạt động này giúp cho
con người hồi phục lại trạng thái hoạt động của các hệ thần kinh, phục hồi sức khoẻ. Cú
nhiều hỡnh thức nghỉ ngơi, vui chơi... nhưng thường có 2 loại sau:
Nghỉ ngơi chủ động (nghỉ ngơi tích cực) như chơi thể thao, câu cá, tắm biển, leo núi,
tham quan, cắm trại, thưởng thức văn nghệ... Tuỳ theo trạng thái tâm lý của độ tuổi và
sức khoẻ từng người.
Nghỉ ngơi thụ động: Sau một ngày lao động nặng nhọc, sau một đợt lao động kéo
dài hoặc sau khi đi một chặng đường dài... cơ thể mệt mỏi, cơ bắp ở trạng thái căng
thẳng... Lúc đó cần phải cho cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bằng các hỡnh thức: nằm nghỉ
ở tư thế thoải mái hoặc ngồi giải lao uống nước, nghe ca nhạc, xem video, nói chuyện,
đọc sách, đọc báo...


6.5. Vệ sinh kinh nguyệt
Máu kinh nguyệt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vỡ vậy khi mỏu kinh
đọng lại ở âm hộ sẽ dễ dàng làm nhiễm khuẩn đường sinh dục.
Thông thường khi hành kinh nên rửa vùng âm hộ bằng nước ấm, sạch với xà phũng
tắm. Mỗi lần rửa xong, phải thay băng vệ sinh.
Khi hành kinh nên thay băng khoảng 3 - 4 giờ một lần, không nên sử dụng một miếng
băng quá 6 giờ, vỡ nếu để lâu máu kinh sẽ trở nên có mùi "khó ngửi" và là môi trường
cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi hành kinh vẫn có thể tắm như bỡnh thường, tốt
nhất là tắm bằng nước ấm, không nên ngâm mỡnh trong bồn tắm hay trong nước ao hồ.
Không sinh hoạt tỡnh dục trong những ngày hành kinh vỡ dễ bị nhiễm khuẩn và làm cho
người phụ nữ mệt mỏi thêm, tránh làm việc quá sức, thời gian lao động quá dài, quá căng
thẳng vỡ dễ làm kinh ra nhiều và kộo dài, trỏnh đi lại nhiều, đi xa và làm việc lâu ở tư thế
đứng.

Cõu hỏi ụn tập :
1. Nêu định nghĩa về môi trường và sức khoẻ, phân loại môi trường
2. Trỡnh bày tỏc động của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khoẻ con người và

biện pháp đề phũng.
3. Trỡnh bày tỏc động của môi trường nước đến sức khoẻ con người và nêu được các
biện pháp đề phũng.
4. Trỡnh bày vai trũ quan trọng của nước sạch đối với sức khoẻ con người.
5. Trỡnh bày tiờu chuẩn vi sinh vật của nguồn nước sạch.
6. Đưa ra các biện pháp làm sạch nước khi bị nhiễm bẩn.
7. Trỡnh bày ý nghĩa của vệ sinh cá nhân đối với sức khoẻ.
8. Nêu nội dung cơ bản của vệ sinh cá nhân.
9. Trỡnh bày cỏch giữ gỡn vệ sinh thõn thể và cỏc giỏc quan.
10. Trỡnh bày cỏch giữ gỡn vệ sinh trong ăn uống.
Chương IV. Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm
I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH NHIỄM TRÙNG -TRUYỀN NHIỄM
1. NHIỄM TRÙNG - TRUYỀN NHIỄM

1. Nhiễm Trựng & nhiễm khuẩn
Nói đến nhiễm trùng khi tác nhân gây bệnh có thể là virus, chlamydia, vi khuẩn, ký
sinh trựng, nấm. Khi núi nhiễm khuẩn tức đề cập nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.
1.1.Nhiễm trựng là gỡ ?
Nhiễm trùng là hậu quả gây ra giữa tác nhân gây bệnh với phản ứng cơ thể người bệnh
khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, hậu quả này nặng - nhẹ tuỳ vào phản ứng mạnh
- yếu của cơ thể, bản chất của tác nhân gây bệnh, phản ánh qua triệu chứng lõm sàng và
sinh học.


1.2. Sống ký sinh
Tồn tại sống chung hoà bỡnh giữa vi sinh vật và cơ thể người, phần lớn vi sinh vật tồn
tại ở da, niêm mạc cơ thể không vượt qua hàng rào bảo vệ này, nên không gây bệnh (tụ
cầu ở da, corynebacteries ở họng). Sống ký sinh cú lợi cho cơ thể nhờ sinh tổng hợp
(commenalism: sống cộng sinh) như: E.coli trong ruột người góp phần vào sự tiêu hoá
thức ăn và tổng hợp vitamin K, hoặc giúp cho cơ thể người có miễn dịch tự nhiên với một

số vi khuẩn gram âm khác. Khi cõn bằng sinh thỏi bị phỏ vỡ (nhiễm trựng nội sinh), cỏc
vi sinh vật mới biểu hiện vai trũ sinh bệnh, bằng cỏch vượt qua hàng rào bảo vệ để xâm
nhập các tạng phủ và gây bệnh.
1.3.Tỏc nhõn gõy bệnh
- Vi khuẩn: Là một tế bào độc nhất có khả năng tái sinh một tế bào khỏc. - Chlamydia:
Lớp trung gian giữa virus và vi khuẩn, sống nhờ vào tế bào ký chủ.
- Virus: Tỏc nhõn tồn tại và phỏt triển bằng cỏch hoà nhập vào gene của tế bào ký chủ,
khụng thể phỏt triển và nhõn lờn ngoài tế bào sống của ký chủ.
- Nấm bậc thấp: Vi sinh vật ký sinh ở người và động vật, tự tái tạo nấm mới bằng chồi.
- Ký sinh trựng: Sống lệ thuộc vào cỏ thể của một loài khỏc
2. Truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh cú tỏc nhõn gõy bệnh tồn tại trong một số vật chủ (nguồn
truyền bệnh) nhất định lây cho các người nhạy cảm (cảm thụ) qua đường xâm nhập
(đường vào), bệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ một số yếu tố khác (vật trung gian).
Bệnh nhiễm trùng là do vi sinh vật gây nên trên một cá thể, trong khi bệnh truyền nhiễm
cũng do vi sinh vật gây nên nhưng lây lan làm nhiều người mắc bệnh.
2.1.Cỏc hỡnh thỏi dịch tễ học
- Bệnh lẻ tẻ rải rác (sporadic disease): tại một địa phương, một thời gian dài có vài
trường hợp bệnh, nhưng chúng không có mối liên hệ dịch tễ học. - Bệnh dịch nhỏ:
(endemic disease): cũn gọi là bệnh lưu hành địa phương. Tại một địa phương, có vài
trường hợp bệnh lây lan dễ dàng, có mối liên hệ dịch tễ học.
- Bệnh truyền nhiễm gây dịch lớn: (epidemic disease): đây là loại rất dễ dàng lây
lan,một thời gian nhất định có nhiều trường hợp bệnh, trên một địa bàn giới hạn.
- Bệnh truyền nhiễm gây đại dịch: (pandemic disease): bệnh lây lan nhanh chóng, nhiều
người mắc trên phạm vi một quốc gia, một lục địa. Đa số bệnh truyền nhiêm xuất hiện
dưới dạng dịch nhỏ - lớn (endemo - epidemics).
2.2. Nguồn truyền bệnh: là nơi tồn tại tự nhiên của tác nhân gây bệnh.
- Người là nơi chứa tác nhân gây bệnh: người bệnh, người lành mang mầm bệnh.
- Nguồn truyền bệnh động vật: động vật bị bệnh, động vật lành mang mầm bệnh; động
vật cũn là vật chủ trung gian lây truyền bệnh cho người.

- Vật thể ở môi trường: đất, nước, không khí cũng chứa tác nhân gây bệnh cho người.
Cách ly nguồn truyền bệnh là nền tảng phũng ngừa bệnh truyền nhiễm.


2.3.Cỏch lõy truyền bệnh
- Trực tiếp Người lây qua người: bệnh hoa liễu, cúm, lao. Động vật qua người: gặp
trong quá trỡnh chăm sóc động vật hoặc bị động vật cắn. Hoặc tiếp xúc các sản phẩm
bệnh lý: phân, nước tiểu, máu, nước bọt hoặc các vết thương. Đó là loại lây bệnh không
qua một khâu trung gian nào cả.
- Giỏn tiếp Tác nhân gây bệnh cho người qua trung gian một côn trùng, động vật (ruồi,
chuột) hoặc một yếu tố vật thể: nước, thực phẩm, không khí, đồ vải (formite).
2.4. Đường xâm nhập: rất đa dạng như đường hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, da, đường
máu...
2. VỀ PHẠM VI VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM TRÙNG

1. Nhiễm trựng tại chổ
Hiện tượng viêm - nhiễm chỉ khu trú tại đường vào, các triệu chứng viêm tại chổ gồm
nóng, đỏ, sưng, đau, không kèm triệu chứng toàn thân nặng nề, trạng thái chung của người
bệnh gần như bỡnh thường - mọi sinh hoạt hàng ngày không bị ảnh hưởng nhiều.
2. Nhiễm trựng khu vực
Từ vị trí nhiễm trùng khu trú lan ra một khu vực theo đường tĩnh mạch hoặc bạch huyết.
Mức độ nhiễm trùng phát triển nhiều hơn so với nhiễm trùng tại chổ. Có các triệu chứng
nhiễm trựng tại chổ + cỏc triệu chứng toàn thõn do nhiễm trựng khu vực gõy ra, bệnh
nhõn vẫn cũn cú thể cố gắng được trong một số công việc. Tuy nhiên, đó xuất hiện cỏc
triệu chứng mệt mỏi toàn thõn, đau mỏi cơ khớp, nhất là khi cố gắng làm một việc nào
đó một hồi thỡ người bệnh cảm thấy không thể làm tiếp nữa mà phải đi nghỉ. Bên cạnh
đó, các triệu chứng như sốt, nhức đầu, ớn lạnh, ró rời chõn tay, ớn lạnh, miệng đắng, bệnh
nhân có cảm giác không muốn làm bất cứ việc gỡ.
3. Nhiễm trựng toàn thõn
Ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, tác nhân gây bệnh theo đường máu tạo nên các triệu chứng

ở một số cơ quan và triệu chứng toàn thân nặng nề hơn nhiều, lúc này bệnh nhân có thể
không thể cố gắng làm việc.
Tác nhân gây bệnh có thể tạo nên những tổn thương trong khu vực chúng xâm nhập,
nhưng chúng cũng ảnh hưởng tới các khu vực xa hơn của cơ thể bằng các sản phẩm của
hiện tượng viêm hoặc phức hợp miễn dịch lưu hành.
3. HèNH THÁI LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

Dựa trên cơ sở lâm sàng và cận lâm sàng, có thể cả dịch tễ học mà người ta chẩn đoán
được bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên,như đó nờu trước có nhiều trường hợp bệnh không
biểu hiện lâm sàng, biểu hiện không đầy đủ cho nên rất khó chẩn đoán lâm sàng, thậm
chí rất khó để xác minh bằng xét nghiệm đặc hiệu.
1.Hỡnh thỏi lõm sàng chung
Đa số bệnh truyền nhiễm diễn biến theo chu kỳ, các giai đoạn như sau:
1.1.Ủ bệnh


Từ lúc tác nhân gây bệnh xâm nhập cho đến khi triệu chúng lâm sàng khởi đầu, thời
gian này tuỳ thuộc vào từng loại tác nhân gây bệnh và phản ứng của cơ thể. Đây là lượng
thời gian cần thiết cho tác nhân gây bệnh nhân lên và phát triển.
1.2.Khởi phỏt
Lúc có triệu chứng ban đầu đến khi có đủ triệu chứng, là thời kỳ phản ứng cơ thể đầy
đủ với tác dụng gây hại của tác nhân gây bệnh, để rồi hỡnh thành triệu chứng lâm sàng
và các biến đổi sinh học. Thường khởi đầu với sốt, có khi kèm rét run, vó mồ hụi, đôi khi
kèm triệu chứng khu trú. Nếu sắp xếp triệu chứng theo tuần tự cho ta nhiều gợi ý chẩn
đoán bệnh ở thời kỳ này.
1.3.Toàn phỏt
Giai đoạn mà các triệu chứng đó bộc lộ tương đối đầy đủ.
-Tổng quỏt: sốt, rột run, vó mồ hụi,đau khớp, nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi.
- Cơ năng và thực thể: khi nhiễm trùng khu trú, khu vực hoặc lan toả, sẽ xuất hiện các
dấu hiệu viêm hoặc ảnh hưởng tới cơ quan tạng phủ do hiện tượng viêm, do nhiễm độc

hoặc do miễn dịch.
1.4.Thời kỳ lui bệnh
- Khỏi bệnh về thực thể, cơ năng và sinh học; bệnh nhân có thể hồi phục lại sức chậm,
nhanh tuỳ loại tác nhân và thể bệnh lâm sàng và có thể miễn dịch bền hoặc không bền.
- Khỏi bệnh nhưng có di chứng để lại.
- Khỏi bệnh cú thể tạm thời, cú thể tỏi lại, do:
+ điều trị chưa được đầy đủ, tác nhân gây bệnh cũn tồn tại.
+ nhiễm một tác nhân tương tự không có miễn dịch chéo.
+ bất thường của cơ thể chưa được khắc phục.
+ thiếu phương tiện đề kháng đặc hiệu và không đặc hiệu.
+ tồn tại vật lạ trong cơ thể. - Bệnh có thể gây ra một số biến chứng.
Trên đây là hướng diễn biến thuận lợi, hoặc có sự can thiệp của trị liệu, bên cạnh đó,
có những trường hợp quá nặng, hoặc không thuận lợi cho điều trị mà bệnh nhân có thể tử
vong, mạn tính, điều này cũn tuỳ thuộc vào tỏc nhõn gõy bệnh và bản thõn sức đề kháng
của cơ thể, sự can thiệp sớm,muộn thích hợp hay không .
2.Cận lâm sàng (đặc hiệu - không đặc hiệu)
2.1. Dấu đặc hiệu
Nhờ có dấu đặc hiệu mà ta xác định được căn nguyên gây bệnh. Có thể soi cấy trực
tiếp, phát hiện kháng nguyên hoà tan, phát hiện kháng thể hoặc các đoạn gene đặc hiệu
nhờ phương pháp khuyết đại gene, hoặc bằng phương pháp miễn dịch - phát hiện khỏng
thể...
2.2. Dấu hiệu không đặc hiệu
Huyết học: bạch cầu tăng, bạch cầu giảm, tăng Lymphô, tăng Eosinophile. Máu: VS


tăng, Globulin tăng, hiện diện CRP tăng cao hoặc không (protein C phản ứng), thay đổi
vài thụng số sinh học...
Cõu hỏi ụn tập:
1. Mô tả nhiễm khuẩn, các tính chất cơ bản của các tác nhân gây bệnh.
2. Mụ tả nguồn truyền bệnh, cỏch thức truyền bệnh.

3. Mô tả phạm vi - mức độ nhiễm trùng, đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng bệnh truyền
nhiễm
II. BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN
I. ĐẠI CƯƠNG

Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở ruột do trực khuẩn Shigella gây ra, đây
là một bệnh tiêu chảy nguy hiểm nhất trong các loại bệnh tiêu chảy và là một bệnh phổ
biến ở các nước nhiệt đới đang phát triển như nước ta, cú thể xảy ra cỏc vụ dịch lớn, tỷ lệ
tử vong cũn cao cú nơi lên đến 15%. Biểu hiện bệnh lý thay đổi từ thể tiêu chảy nhẹ đến
các thể bệnh nặng với hội chứng lỵ và hội chứng nhiễm trùng độc.
2. NGUYấN NHÂN

2.1. Đặc điểm vi khuẩn
Shigella là một loại trực khuẩn gram âm, không di động, thuộc họ Enterobacteriaceae.
Dựa vào đặc điểm kháng nguyên thân O và các đặc tính sinh hóa, người ta chia là 4 nhóm
chính A,B,C,D. Mỗi nhóm chính được phân ra nhiều type huyết thanh
- Nhúm A: S. dysenteriae, nhúm này bao gồm 10 type huyết thanh khác nhau, trong đó
S. dysenteriae type 1 ( trực khuẩn Shiga) có một ngoại độc tố hoạt tính mạnh gây bệnh
nặng hơn các type khác và có thể gây dịch .
- Nhúm B : S. flexneri cú 8 nhúm huyết thanh
- Nhúm C: S. boydii, bao gồm 18 type huyết thanh, về mặt sinh húa nú rất gần với
nhúm B, nờn tồn tại phản ứng chộo với nhúm B
- Nhóm D : S. sonnei, chỉ có một type huyết thanh nhưng có nhiều sinh type .
2.2. Độc tố
Các loại Shigella có nội độc tố có hoạt tính sinh học giống như nội độc tố của các loại
enterobacteriaceae khác
Ngoài ra S. dysenteriae I ( trực khuẩn Shiga) cũn tiết ra ngoại độc tố với một lượng
đáng kể gọi là Shiga-toxine, ngoại độc tố này có khả năng ức chế không phục hồi sự sinh
tổng hợp protein của tế bào, có tác dụng như một enterotoxine . Shigella flexneri và sonnei
cũng sinh ngoại độc tố nhưng số lượng ít hơn .

2.3. Sức đề kháng
Hiện nay, chưa rừ S. dysenterie tồn tại bao lõu ở mụi trường bên ngoài. Riêng loại S.
sonnei có thể sống trong áo quần vấy phân từ 9 - 46 ngày, trong nước đến 6 tháng, trong
các thức ăn từ 3 tuần đến 6 tháng. Ở nhiệt độ < 25 độ chúng có thể sống lâu hơn. Shigella
có thể sống trên 30 ngày ở trong sữa, trứng, chúng có thể tồn tại 3 ngày trong nước biển


3. DỊCH TỄ HỌC

3.1. Phõn bố địa dư và tỡnh hỡnh bệnh tật
Bệnh do Shigella thấy khắp thế giới, hiện nay vẫn cũn là bệnh quan trọng tại cỏc nước
thiếu vệ sinh và có tỡnh trạng suy dinh dưừng phổ biến và là bệnh nặng đe dọa tử vong
nhiều hơn các loại tiêu chảy khác. Trên thế giới hàng năm có khoảng 140 triệu trường
hợp mắc bệnh và khoảng 600 ngàn trường hợp tử vong .
Ở các nước phát triển bệnh lỵ trực trùng thường giới hạn trong các tập thể nhỏ như nhà
trẻ , bệnh viện ... có thể có các dịch nhỏ nhưng thường được dập tắt nhanh chóng Ở các
nước đang phát triển các vụ dịch lớn là mối đe dọa cho ngành y tế.
Tỷ lệ tử vong của lỵ có thể lên đến 15 % và ngay cả điều trị đúng cách vẫn có 5 % tử
vong. Hai chủng phổ biến gây lỵ trực trùng ở các nước đang phát triển là S. dysenteria
và S.flexneri . Ở Việt nam trước năm 1968 chủng S. flexneri là chủng phổ biến, từ 1968
đến 1980 là chủng S. dysenteria và từ 1980 đến nay S. flexneri trở thành chủng ưu thế.
3.2. Phương thức lây truyền
Bệnh thường lây truyền trực tiếp từ người sang người qua trung gian tay bẩn hoặc vật
dụng bị nhiễm, có thể lây gián tiếp qua thức ăn nước uống. Ruồi đóng vai trũ quan trọng
trong cơ chế truyền bệnh
3.3. Yếu tố nguy cơ
Tỡnh trạng vệ sinh kộm, chỗ ở đông đúc, đặc biệt nơi có nhiều trẻ em suy dinh dưỡng,
sự mệt mỏi, thay đổi thời tiết, thay đổi chế độ ăn ....
3.4. Nguồn bệnh
Người là nguồn bệnh duy nhất, có thể người bệnh, người đang thời kỳ hồi phục, người

lành mang trùng. Nếu không điều trị, người bệnh có thể thải vi khuẩn kéo dài từ 7-12
ngày. Tuy vậy ở những trường hợp món tớnh, đặc biệt ở những trẻ suy dinh dưỡng thỡ
thời gian thải khuẩn cú thể kộo dài hơn 1 năm
3.5. Tuổi - giới
Đối tượng mắc bệnh thường gặp là trẻ em 1- 4 tuổi ở người lớn bệnh thường xảy ra ở
nữ hơn nam có lẽ do tiếp xúc gần gũi trẻ em.
3.6. Mựa
Tại vùng có dịch lưu hành thỡ bệnh cú cao điểm vào mùa hè thu.
4. LÂM SÀNG VÀ THỂ LÂM SÀNG

4.1. Thể điển hỡnh
4.1.1. Thời kỳ ủ bệnh :
Không có triệu chứng lâm sàng, thường kéo dài 12- 72 giờ ( trung bỡnh 1- 5 ngày ).
4.1.2. Thời kỳ khởi phỏt :
Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng không dặc hiệu như sôt cao đột ngột, ớn
lạnh, đau nhức toàn thân, nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn kèm theo tiêu chảy và
đau bụng


4.1.3. Thời kỳ toàn phỏt :
Bệnh diễn biến thành bệnh cảnh lỵ đầy đủ đi cầu phân nhầy máu với đau bụng quặn
dọc khung đại tràng, mót rặnlà cảm giác bệnh nhân muốn đi cầu nhưng không đi được,
mót rặn do co thắt cơ trơn hậu môn. Mót rặn nhiều có thể làm sa trực tràng và trong những
thể nặng gây liệt cơ vũng hậu mụn làm hậu mụn gión rộng. Đi cầu nhiều lần trong ngày
từ 20-60 lần/ ngày, phân ít, có nhầy máu, về sau không có chất phân. Trong thời kỳ này
bệnh nhân cũn sốt nhưng nhẹ hơn, người mệt mỏi, thể trạng suy sụp, mặt hốc hác, môi
khô lưỡi vàng bẩn.
4.1.4. Thời kỳ lại sức:
Thường sau 1-2 tuần , nếu không điều trị bệnh cũng có thể tự cải thiện. Ở thể nặng
thời kỳ lại sức kéo dài, thể tôí cấp có thể đưa đến hôn mê và tử vong

4.2. Thể nặng tối cấp
Xẩy ra với sốt cao run lạnh, lơ mơ, đi cầu ra máu ồ ạt, người suy kiệt, rối loạn nước và
điện giải dẫn đến suy tuần hoàn, suy thận, dễ gây tử vong thường do S. dysenteria type 1.
4.3. Thể lỵ kộo dài hay thể lỵ suy kiệt
Trong một số vụ dịch, có một số bệnh nhân bị lỵ kéo dài trên 2 tuần, thường là trẻ suy
dinh dưỡng hay người già suy kiệt, bị đề kháng thuốc do S. dysenteria type 1. Lúc đầu
hội chứng lỵ rất điển hỡnh bệnh nhõn đi cầu phân nhầy máu, mót rặn, số lần đi đến vài
chục lần, lượng phân ít trẻ mót rặn nhiều đến nỗi sa trực tràng, cơ vũng hậu mụn bị liệt
và hậu môn nở rộng. Những bệnh nhân này nhanh chóng bị phù thiếu máu và suy kiệt.
Sốt trong thể này thất thường lúc cao lúc nhẹ, lúc hạ thân nhiệt. Diễn biến thể này có thể
đưa đến biến chứng nhiễm trùng máu.
4.4 Thể không điển hỡnh
4.4.1. Thể ỉa chảy
Trong thể này, triệu chứng ỉa chảy là chính bệnh khởi với đau bụng quặn, sốt cao > 39
độ C, bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm trùng nhiễm độc, sau đó tiêu chảy xuất hiện, phân
không thối, về sau phân có thể ít máu.
Thể lâm sàng này thường gặp ở trẻ em và hay co giật với tỷ lệ 10- 45 % nếu kèm theo
sốt cao. Tuy vậy cũng có trường hợp trẻ không sốt cao nhưng vẫn co giật. Triệu chứng co
giật đôi khi xảy ra trước khi tiêu chảy hay ỉa phân máu gây khó khăn cho chẩn đoán ban
đầu. Trong thể này cũn cú một số triệu chứng khác như hôn mê, thở không đều hoặc
ngừng thở, hoặc lơ mơ lú lẫn, có cổ cứng và có ảo giác ( lúc này thăm trực tràng có khi
gặp nhầy máu giúp hướng tới chẩn đoán )
4.4.2. Thể nhẹ (thường do nhiễm S. sonnei)
Biểu hiện với tiờu chảy nhẹ hoặc khụng cú triệu chứng rừ chỉ đau bụng âm ỉ, ỉa chảy
thoáng qua và bệnh tự giới hạn .


5. CẬN LÂM SÀNG

5.1. Xột nghiệm phõn

Tỷ lệ phân lập vi trùng từ phân tươi thấp nên cần cấy phân 3 ngày liên tục, kết quả (+)
đạt được trong 24 h sau khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ cao nhất là trong 3
ngày đầu của bệnh và kéo dài vài tuần nếu không điều trị kháng sinh.
5.2. Soi trực tràng
Thấy hỡnh ảnh viờm lan tỏa cấp tớnh niờm mạc trực tràng với những ổ loột cạn cú
xuất huyết.
5.3 . Huyết thanh chẩn đoán:
Ít cú giỏ trị chẩn đoán trên thực
6. CHẨN ĐOÁN

6.1. Lõm sàng
- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc.
- Hội chứng lỵ
6.2. Xột nghiệm
- Soi phõn: Thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu.
- Cấy phõn: thấy trực khuẩn Shigella cú giỏ trị chẩn đoán xác định.
- Dịch tế: Trong cựng gia đỡnh, tập thể và trong cựng thời gian cú nhiều người mắc
bệnh tương tự.
7. ĐIỀU TRỊ

7.1. Điều trị đặc hiệu
Ở người mạnh khỏe, bệnh có thể tự giới hạn. Kháng sinh có vai trũ rỳt ngắn thời gian
bệnh và thời gian thải khuẩn ra phõn,
Hiện một số khỏng sinh mới có hiệu quả tốt trong điều trị lỵ trực khuẩn như:
+ Nhúm fluoroquinolon
- Ofloxacin
- Ciprofloxacin
+ Nhúm cephalosporin thế hệ 3:
- Cefixime
- Ceftriaxone

Ngoài ra trong trường hợp kháng thuốc có thể dùng: Azithromycin:
7.2. Điều trị triệu chứng
- Bồi hoàn nước và điện giải
- Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột và giảm đau, các loại dẫn xuất
từ cây thuốc phiện vỡ khụng những chỳng làm chậm thải vi khuẩn và kộo dài thời gian
bệnh mà cũn cú thể làm cho bệnh nặng thờm, làm ức chế hô hấp, liệt ruột, chướng bụng.


7.3. Chế độ ăn
Bệnh nhân ăn đủ chất dinh dưỡng, giáo dục nhân dân bỏ tập quán ăn kiêng khi bị ỉa
chảy nói chung và đặc biệt là lỵ trực khuẩn vỡ là một bệnh gõy suy dinh dưỡng nhanh
nhất.
8. PHềNG BỆNH

8.1. Giỏo dục y tế
Quần chúng phải được đả thông về cách lây truyền và cách phũng chống sự lõy truyền
đó, có thể tuyên truyền giáo dục tại nhà, cơ sở y tế, trường học
8.2. Rửa tay bằng xà phũng
Có thể là biện pháp hữu hiệu nhất để phũng chống sự lõy nhiễm, việc này cần được
khuyến khích đến từng gia đỡnh, rửa tay sạch sau khi đi cầu, sau khi rửa ráy cho một đứa
trẻ khi đi cầu sau khi đổ phân của trẻ, trước khi nấu ăn và trước khi ăn, nếu không có xà
phũng cú thể lấy tro để rửa bàn tay.
8.3. An toàn thực phẩm
- Khụng ăn thức ăn sống trừ những rau quả tươi có thể bóc vỏ và ăn ngay sau khi bóc
- Đun nấu thức ăn cho đến khi chín
- Ăn thức ăn khi cũn núng hoặc đun lại hoàn toàn trước khi ăn
- Giữ thức ăn đó nấu và bỏt đĩa sạch cách riêng với những thực phẩm sống và những
bát đĩa có thể bị ô nhiễm .
- Rửa kỹ tay bằng xà phũng trước và sau nấu ăn - Không để ruồi bâu vào thức ăn bằng
cách đậy lồng bàn.

8.4. Nước uống sạch
Nước cung cấp bằng hệ thống ống phải được clor hóa cẩn thận với hàm lượng cho phép
. Khi dùng nước lấy từ sông ngũi hồ ao hoặc giếng khơi chỗ lấy nước đó phải đươc bảo
vệ để tránh cho người và súc vật làm ô nhiễm, không được để cho nước mưa chảy vào
chỗ lấy nước uống, chỗ phóng uế không được phép gần chỗ lấy nước trong phạm vi 10 m
và phải dưới nguồn nước. Gia đỡnh cú thể trữ nước trong các chum vại có nắp đậy không
cho súc vật đến gần và dùng 1 gáo giêng có cán dài để múc. Nước uống phải đun sôi .
8.5. Thải phõn
Phải bảo đảm xử lý an toàn các chất thải của người, phải có hệ thống hố xí thích hợp
với điều kiện địa phương . Giáo dục y tế cần nhấn mạnh đến việc từng người phải sử
dụng đúng các hố xí kể cả trẻ con, cần phải nhấn mạnh đến việc phóng uế ra đất gần
nguồn nước. Ở những nơi không có hố xí việc phóng uế phải thực hiện trong những nơi
quy định và phải chôn phân
8.6. Phũng chống sự lõy lan tại cỏc cơ sở y tế
Cung cấp đầy đủ nước và xà phũng để rửa tay Rửa tay bằng xà phũng trước và sau khi
khám bệnh. Không được phân những nhân viên y tế phục vụ những bệnh nhân lỵ vào
việc nấu bếp hay phục vụ việc ăn uống chung. Phải đổ phân bệnh nhân vào nhà vệ sinh,


×