Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc người có công (nghiên cứu trường hợp trung tâm điều dưỡng người có công số 3 thị xã sơn tây hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.87 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRẦN THỊ THÀNH

HỖ TRỢ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH
CHĂM SÓC NGƢỜI CÓ CÔNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm điều dƣỡng ngƣời có công số ba
Thị Xã Sơn Tây- Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRẦN THỊ THÀNH

HỖ TRỢ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH
CHĂM SÓC NGƢỜI CÓ CÔNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm điều dƣỡng ngƣời có công số ba
Thị Xã Sơn Tây- Hà Nội)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH DUY LUÂN

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để Luận văn “ Hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc ngƣời có công”
(Nghiên cứu trường hợp trung tâm chăm sóc người có công số 3Thị xã Sơn
Tây - Hà Nội) có thể hoàn thành như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến:
GS.TS. Trịnh Duy Luân là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn. Thầy là người luôn tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp tôi giải quyết các
vấn đề nảy sinh và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu.
PGS. TS. Trịnh Văn Tùng, thầy là người định hướng dẫn dắt tôi trong
quá trình chọn đề tài nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong quá trình
làm luận văn.
Các thầy cô trong khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi
những kiến thức, kỹ năng quý giá. Nhờ đó mà tôi có thể vận dụng vào thực
hiện luận văn cũng như vào công việc sau này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt của mình đến cán bộ nhân viên
trung tâm chăm sóc người có công số 3 và gia đình, bạn bè những người luôn
quan tâm, hỗ trợ và động viên tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2016
Học viên
Trần Thị Thành


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. ................................................................. 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................. 9
3.1. Ý nghĩa lý luận: .......................................................................................... 9
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 10
4. Mục đích, nhiê ̣m vu.....................................................................................
11
̣
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 11
6. Giả thuyết nghiên cứu. ................................................................................ 11
7. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................. 12
8. Cơ sở phương pháp luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu ............................... 12
8.1. Cơ sở phương pháp luâ ̣n .......................................................................... 12
8.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 12
9. Cấu trúc đề tài luận văn ............................................................................... 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THƢ̣C TIỄN CỦA NGHIÊN
CƢ́U ................................................................................................................ 15
1. Mô ̣t số khái niê ̣m liên quan. ........................................................................ 15
1.1 Khái niệm công tác xã hội......................................................................... 15
1.2 Người có công ........................................................................................... 16
1.3 Khái niệm chính sách đối với người có công với cách mạng: .................. 17
1.4 Khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe .......................................... 17
1.5 Khái niệm hỗ trợ. ...................................................................................... 19
1.6 Khái niệm điều dưỡng người có công. ...................................................... 19
1.7 Khái niệm mô hình chăm sóc người có công............................................ 19
2. Mô ̣t số lý thuyế t liên quan đế n đề tài nghiên cứu: ...................................... 22


2.1 Lý thuyết hệ thống .................................................................................... 22

2.2 Lý thuyết vị trí vai trò ............................................................................... 23
3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 25
4. Đặc điểm nhu cầu, tâm sinh lý người có công ........................................... 28
4.1 Đặc điểm nhu cầu ...................................................................................... 28
4.2 Sinh lý: ...................................................................................................... 29
4.3 Tâm lý ....................................................................................................... 31
5. Quan điểm của đảng nhà nước về ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh,
liệt sĩ và người có công với cách mạng. .......................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CÓ CÔNG
TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI CÓ CÔNG SỐ BA. .................. 34
2.1. Hoạt động thực hiện chăm sóc cho người có công với cách mạng trên cả
nước. ................................................................................................................ 34
2.2 Tình trạng sức khỏe người có công trên địa bàn nghiên cứu. ................... 36
2.2.1 Sức khỏe thể chất. .................................................................................. 36
2.2.2. Sức khỏe tinh thần. ................................................................................ 38
2.3. Hoạt động thực hiện chăm sóc cho người có công với cách mạng ......... 39
2.3.1 Hoạt động chăm sóc về sức khỏe thể chất. ............................................ 39
2.3.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần. ............................................... 43
2.3.3 Chăm sóc về y tế .................................................................................... 44
2.3.4 Hoạt động khác ...................................................................................... 44
2.3.5 Đánh giá về công tác chăm sóc sức khỏe tại trung tâm ......................... 44
2.4 Những kết quả đạt được trong việc chăm sóc người có công tại trung tâm
chăm sóc người có công số ba. ....................................................................... 48
2.5 Những Thuận lợi khó khăn và nguyên nhân trong công tác chăm sóc
người có công tại địa bàn nghiên cứu. ............................................................ 50
2.5.1 Thuận lợi ................................................................................................ 50


2.5.2 Khó khăn. ............................................................................................... 51
2.5.3 Nguyên nhân .......................................................................................... 51

CHƢƠNG 3: VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ
TRỢ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CÓ CÔNG TẠI
TRUNG TÂM ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI CÓ CÔNG SỐ BA. .................... 54
3.1 Nhu cầu của người có công trong trung tâm cần được đáp ứng. .............. 54
3.2 Huy động nguồn lực trong việc hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc người
có công. ........................................................................................................... 55
3.2.1 Nguồn lực về chính sách nhà nước ........................................................ 55
3.2.2 Nguồn lực trong trung tâm. .................................................................... 56
Nguồn lực con người ....................................................................................... 56
3.2.3 Nguồn lực cơ quan tổ chức. ................................................................... 57
3.2.4 Nguồn lực cộng đồng. ............................................................................ 57
3.3 Kế hoạch hoàn thiện mô hình chăm sóc người có công. .......................... 58
3.3.1 Hỗ trợ về pháp lý .................................................................................... 58
3.3.2 Hỗ trợ về chính sách............................................................................... 59
3.3.3 Hỗ trợ về nguồn lực ............................................................................... 61
3.3.4 Hỗ trợ về cơ sở vật chất. ........................................................................ 63
3.4. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ, hoàn thiện mô hình chăm
sóc người có công............................................................................................ 64
3.4.1 Vai trò người kết nối .............................................................................. 64
3.4.2. Vai trò người biện hộ ............................................................................ 66
3.4.3 Vai trò người trợ giúp pháp lý................................................................ 67
3.4.4 Vai trò là nhà giáo dục ........................................................................... 68
3.4.5 Vai trò là nhà tham vấn .......................................................................... 69
3.4.6 Vai trò là nhà nghiên cứu: ...................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 72


4.1 Kết luận. .................................................................................................... 72
4.2 Khuyến nghị. ............................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCC

:

Người có công

CSXH

:

Chính sách xã hội

CTXH

:

Công tác xã hội

LĐ-TB&XH

:

Lao động - Thương binh và Xã hội

PVS


:

Phỏng vấn sâu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tỷ lệ nhóm đối tượng NCC tại trung tâm hiện nay ......................... 26
Bảng 1.2 Độ tuổi người có công ..................................................................... 27
Bảng 1.3. Tỷ lệ giới tính ................................................................................. 27
Bảng 1.4 Trình độ học vấn của người có công ............................................... 28
Bảng 2.1 Đánh giá về tình trạng sức khỏe thể chất của người có công khi vào
trung tâm. ........................................................................................................ 37
Bảng 2.2 Đánh giá về tình trạng sức khỏe tinh thần của người có công khi vào
trung tâm. ........................................................................................................ 38
Bảng 2.3. Người có công ở trung tâm có bệnh mắc phải................................ 41
Bảng 2.4 Đánh giá về tình trạng sức khỏe thể chất của người có công sau khi
chăm sóc tại trung tâm. ................................................................................... 42
Bảng 2.5 Đánh giá về tình trạng sức khỏe tinh thần NCC sau khi chăm sóc tại
trung tâm ......................................................................................................... 43
Bảng 2.6. Mức độ hài lòng của người có công trong việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc tại trung tâm. ................................................................................... 44
Bảng 3.1 Ý kiến của NCC về nhu cầu cần trợ giúp trong trung tâm .............. 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua bao cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước
nên số lượng người có công trên cả nước ta rất lớn. Theo thống kê của Bộ
LĐTBXH vừa được đưa ra tại hội thảo về công tác điều dưỡng chăm sóc sức
khỏe cho NCC với cách mạng năm 2016 hiện nay cả nước ta có khoảng 8,8

triệu người có công chiếm gần 10% dân sốc cả nước đang hưởng chế độ ưu
đãi xã hội. Có gần 700.000 người có công được hưởng chế độ điều dưỡng
phục hồi sức khỏe từ ngân sách trung ương. Người có công là đối tượng yếu
thế bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, sức khỏe họ rất yếu. Vì vậy họ là
đối tượng cần quan tâm đặc biệt. Thực hiện tốt chính sách này thể hiện được
tình cảm của toàn dân tộc đối với những người đã không ngại gian khổ, hi
sinh cả tính mạng để giữ vững nền độc lập dân tộc.
Chính sách ưu đãi với người có công không chỉ là vấn đề đạo lý, truyền
thống mà còn là vấn đề chính trị tư tưởng, vấn đề kinh tế xã hội. Nó không
chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn là vấn đề có ý nghĩa lâu dài. Với ý
nghĩa đó báo cáo chính trị Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng
đã chỉ rõ “Tổ chức tốt việc thi hành pháp lệnh với người có công, đảm bảo
cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và
tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Bồi
dưỡng và tạo điều kiện cho con em người có công với cách mạng tiếp nối sự
nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào đền ơn đáp nghĩa chăm sóc thương
binh, gia đình liệt sĩ.
Hơn nửa thế kỉ qua Đảng và nhà nước đã hình thành một hệ thống
chính sách về ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có
công. Hệ thống chính sách luôn được bổ xung và sửa đổi nhằm từng bước cải
1


thiện đời sống của những người có công với cách mạng, phù hợp với sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân. Nhiều chính sách
chế độ cho người có công và thường xuyên được ban hành và đổi mới. Ví dụ
như: Pháp lệnh ưu đãi cho người có công ban hành ngày 29 / 08 / 1994; Nghị
định số 28 ngày 29 /04/ 1995, nghị định 47/2012/NĐ-CP ngày 28/05/2012
của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công với
cách mạng; Nghi định 101 /2013 mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ

cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Gần đây nhất là nghị định số
20 /2015 / NĐCP mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối
với người có công với cách mạng.
Hiện nay cả nước ta có trên 50 trung tâm nuôi dưỡng điều dưỡng
thương, bệnh binh và người có công. Mạng lưới trung tâm hoạt động theo bốn
mô hình chính gồm: Chỉ chuyên về luân phiên về điều dưỡng cho NCC,
chuyên về nuôi dưỡng thương bệnh binh hoặc kết hợp nuôi dưỡng, điều
dưỡng thương binh.
Tuy nhiên hoạt động của các trung tâm điều dưỡng còn khá nhiều bất
cập: Cơ sở vật chất xuống cấp. Một số trung tâm quá tải không đáp ứng được
yêu cầu đặt ra trong công tác điều dưỡng. Hầu hết các trung tâm hoạt động
một các manh mún, chưa có sự thống nhất về tổ chức bộ máy, quy chế hoạt
động chung cho cả hệ thống, có nơi hoạt động theo cơ chế tự chủ 100%, có
nơi chỉ tự chủ một phần và phần còn lại do ngân sách chi trả. Thực tế dẫn đến
nhiều trung tâm không đủ số biên chê, kinh phí để hoạt động chuyên nghiệp.
Trung tâm điều dưỡng người có công số ba là trung tâm tiếp nhận các
đối tượng người có công đến để chăm sóc, điều dưỡng khám sức khỏe.Trung
tâm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người có công song còn gặp nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực có trình độ cao. Các hoạt động tổ
2


chức điều dưỡng cho các cụ còn thiếu chuyên nghiệp do thiếu đội ngũ công
tác xã hội.Vì vậy mô hình điều dưỡng cho người có công cần có sự chuyên
môn hóa với đội ngũ công tác xã hội chuyên nghiệp.
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên tôi chọn
hướng nghiên cứu “Hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc cho người có công”.
(Nghiên cứu tại trung tâm điều dưỡng người có công số 3 Thị Xã Sơn TâyHà Nội) để làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội.
Mục đích là tìm hiểu về thực trạng và tính hiệu quả của mô hình chăm
sóc cho người có công, những mặt đạt được, chưa được, những khó khăn cản

trở việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho NCC. Qua đó xây dựng kế
hoạch hỗ trợ, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình điều dưỡng, giúp
trung tâm ngày càng hoạt động có hiệu quả góp phần không nhỏ vào chăm
sóc đời sống của những người có công.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài.
Dù chế độ chính trị có khác nhau nhưng ở bất kì quốc gia nào cũng có
một bộ phận dân cư là những người có công lao với tổ quốc của họ. Chính vì
vậy ở các nước đều có chính sách đối với những người có công. Tuy nhiên
tùy theo chế độ chính trị mỗi quốc gia mà có các loại chế độ, chính sách, các
loại trợ cấp và mức độ trợ cấp khác nhau. Đồng thời đều có cơ quan nhà nước
quản lý thực hiện chính sách này (như Bộ chiến tranh, Bộ xã hội, Bộ phúc lợi
xã hội, Bộ lao động...)
Ở Irăc, sau chiến tranh vùng vịnh, quân nhân tham gia kháng chiến khi
giải ngũ được cấp một căn nhà và 60.000 USD. Những người lính chết trận
được ghi công và thân nhân của họ được trợ cấp đủ nuôi sống đời .Chính sách
này thể hiện được sự quan tâm của Đảng, nhà nước dành cho họ, đồng thời
3


cũng thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa với những binh lính đã hi sinh xương máu
của mình cho độc lập dân tộc [19,tr.53]
Pháp luật bảo trợ ở Liên Xô có nhiều hình thức như: Bảo hiểm tuổi già,
bảo hiểm bệnh tật, nuôi dưỡng người tàn phế. Trong đó có những quy định
đối với thương binh tham gia kháng chiến được trợ cấp nâng lên 10% so với
những quân nhân bị tai nạn lao động khi thực hiện nghĩa vụ quân sự có cùng
hạng. Như vậy pháp cũng có nhiều chính sách ưu đãi đối với những thương
binh tham gia kháng chiến, nhằm bù đắp phần nào công lao to lớn của họ
trong chiến tranh.[ 19 tr 53]
Ở Trung Quốc luật bảo hiểm xã hội có quy định chế độ ưu đãi đối với

anh hùng có công trong chiến tranh trong xây dựng đất nước. Họ được trợ cấp
ưu đãi cao hơn so với những người dân bình thường khi nghỉ hưu là 15%.
Luật bảo trợ tàn tật của Trung quốc cũng ghi nhận Nhà nước và xã hội thực
hiện bảo đảm ưu đãi xã hội và trợ cấp đối với thương binh. [19 tr 53]
2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc
Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh luôn là vấn đề được các
cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Trong suốt
mấy chục năm qua Đảng, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chế độ
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng, các
chính sách thuờng xuyên được sửa đổi, bổ xung cho phù hợp. Đến nay đã
hình thành một hệ thống chính sách ưu đãi mà các nội dung dều gắn chặt với
công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Cùng
với sự đổi mới của nền kinh tế với những phương châm thế kiềng ba chân:
Nhà nước, cộng đồng và gia đình đời sống người có công đã được nâng lên rõ
rệt, ít nhất là bằng mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Các chính

4


sách của nhà nước đóng vai trò là nền tảng hỗ trợ những yêu cầu cơ bản và
quan trọng nhất trong đời sống của người có công.
Trong việc nghiên cứu về người có công đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu, các tạp chí viết về vấn đề này. Một trong những cuốn sách phải kể đến là
quan niệm về công tác thương binh liệt sĩ do Bộ thương binh cựu binh xuất
bản năm 1952, cuốn sách đề cập đến vấn đề thương binh và tử sỹ tại các nước
đế quốc, các nước dân chủ nhân dân, và xã hội chủ nghĩa, từ đó đề ra nhiệm
vụ, phương châm, nội dung công tác với thương binh, tử sỹ tại Việt Nam.
Năm 1997. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội đã xuất bản cuốn
“Những điều cần biết về chính sách với người có công”
Trong cuốn sách những điều cần biết về chính sách người có công tác

giả đưa ra những căn cứ pháp lý để thực hiện chính sách dành cho các đối
tượng thương binh, bệnh binh, người kháng chiến nhiễm chất độc hóa học,
người kháng chiến bị địch bắt tù đày, anh hùng vũ trang, anh hùng lao động,
bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công giúp đỡ cách mạng. Đồng thời đã
nêu ra các nguyên tắc hoạt động của chính sách, các luật lien quan đến người
có công. Trên cở sở đó tác giả kế thừa tiếp thu làm cơ sở pháp lý cho vấn đề
nghiên cứu của mình.
Tác phẩm “Lời dạy của Bác Hồ về công tác thương binh liệt sĩ”, Nhà
xuất bản quân đội nhân dân 2007 là sự căn dặn của Bác với Đảng, nhà nước,
nhân dân ta lòng biết ơn, hiếu nghĩa đối với thương binh, bệnh binh và gia
đình liệt sĩ để giúp họ dần tự lực cánh sinh. Người luôn nhắc nhở các đoàn thể
phải chấp hành một cách chu đáo chính sách của Đảng và cũng căn dặn anh
chị em thương binh cố gắng hết mình.

5


Lời dạy của Bác về công tác thương binh, liệt sĩ tác giả tiếp thu những
giá trị về lòng biết ơn, sự đền ơn đáp nghĩa với người có công làm cơ sở để
đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công tại trung tâm.
Không chỉ quan tâm khía cạnh bên ngoài tác động đến người có công,
mà còn được Đảng nhân dân ta quan tâm chăm sóc được thể hiện qua tác
phẩm “Uống nước nhớ nguồn”; „„Mười năm công tác thương binh liệt sĩ, Nhà
báo Đoàn Mạnh Phương, Hội viên hội nhà văn Việt Nam” phần nào nói lên
sự quan tâm đặc biệt tới người có công thông qua những hoạt động quỹ đền
ơn dáp nghĩa, thực hiện sửa đổi các văn bản phù hợp với đời sống người có
công.
Với tác phẩm này tác giả đã tiếp thu dựa vào đó huy động nguồn lực
cộng đồng trong việc hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc cho người có công
thông qua các hoạt động vận động toàn dân tham gia vào phong trào đền ơn

đáp nghĩa
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này
như Nguyễn Hiền Phương (2004) “Một số vấn đề pháp luật ưu đãi xã hội ”
đăng trên tạp chí Luật học số 4/2004. Nghiên cứu phân tích một số khái niệm
và nội dung cơ bản của chính sách ưu đãi xã hội với người có công (Khái
niệm người có công, tiêu chuẩn xác nhận người có công), đánh giá những
thành tựu, những ưu điểm hạn chế trong chính sách ưu đãi đối với người có
công về giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở ..... Và đưa ra một số giải pháp, kiến
nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Trong cuốn sách này tác giả đã tiếp thu để làm cơ sở đưa ra các khái
niệm liên quan đến đề tài, đánh giá được những điểm bất cập trong việc thực
hiện chính sách tại trung tâm.

6


Nguyễn Danh Tiên trong “Chủ trương của Đảng đối với thương binh,
liệt sĩ thời kì đổi mới” – Tạp chí Khoa Học Quân Sự tháng 7/2012 (Trung tâm
thông tin khoa học, Bộ quốc phòng) đã hệ thống những quan điểm, chủ
trương của Đảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ từ năm 1968 đến năm
2012, đánh giá thực trạng chủ trương của Đảng về vấn đề này và đưa ra giải
pháp nhằm thực hiện tốt hơn vấn đề này.
Tác giả kế thừa những quan điểm chủ trương chính sách của Đảng dành
cho người có công. Từ đó xem xét việc thực hiện chính sách cho NCC tại
trung tâm đã đúng theo quan điểm chủ trương của Đảng đưa ra chưa và từ đó
có những giải pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc NCC trong trung tâm.
Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã Hội có đề tài nghiên cứu như “Thực
trạng về đời sống vật chất và tinh thần của người tham gia kháng chiến và con
đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam và các giải pháp hỗ trợ”.

Nghiên cứu đã nêu lên trạng đời sống của người có công hiện nay và
những thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, những đối tượng này còn
gặp khó khăn trong cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời cũng
đưa ra được một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần người có công. Thông qua đó tác giả cũng hiểu thêm về đời sống của
những NCC để từ đó đưa ra được kế hoạch giúp đỡ, giúp họ khắc phục những
khó khăn trong cuộc sống.
Nguyễn Duy Kiên trong “Chính sách người có công – là trách nhiệm
của toàn dân” (Tạp chí tuyên giáo số 7/2012) đã khái quát một số thành tựu
của chính sách ưu đãi đối với người có công, đi sâu tìm hiểu nguồn lực thực
hiện chính sách ở nước ta, khẳng định nguồn lực của nhà nước ngày càng giữ
vai trò chủ đạo trong việc ổn định đời sống người có công.
7


Trong nghiên cứu của mình tác giả đã dựa vào đó để phân tích nguồn
lực trong việc hỗ trợ chăm sóc người có công trong trung tâm.
Nguyễn Văn Thành với “Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội với người
có công ở Việt Nam” (Luận án phó tiến sĩ kinh tế,1994)
Trong nghiên cứu này đã hệ thống và tổng hợp những căn cứ khoa học
về lý luận, chính sách đối với người có công ở Việt Nam, thực trạng của pháp
luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu
đãi đối với người có công. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được những khó
khăn bất cập trong việc thực hiện các chính sách cho NCC ở nước ta.
Đinh Thị Hằng Nga: “Công tác chăm sóc người có công và vai trò của
nhân viên xã hội” đã đi vào tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người có
công và đã nêu ra một số vai trò mà nhân viên xã hội cần làm để thực hiện tốt
hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công. Tuy nhiên tác giả chỉ
dừng lại ở mức đánh giá nhận xét mà chưa đưa ra được phương hướng giải
quyết, kế hoạch cụ thể để khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện hơn mô

hình chăm sóc người có công.
Trên cơ sở nghiên cứu này tác giả đã kế thừa thực trạng chăm sóc NCC
trong trên cả nước và trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng NCC làm cơ sở so sánh
với các hoạt động trong trung tâm chăm sóc NCC số ba.
Nguyễn Thị Thu Hương trong “An sinh xã hội đối với gia đình người
có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh” đã khái quát thực trạng tiếp
cận dịch vụ an sinh xã hội đối với hai nhóm đối tượng là gia đình người có
công và nạn nhân chiến tranh trong việc tiếp cận hệ thống nhà ở, giáo dục, y
tế, việc làm. Đồng thời phân tích được những ảnh hưởng của những chính
sách đối với những người có công với cách mạng.

8


Dựa vào công trình nghiên cứu này, tác giả đã so sánh và đánh giá các
dịch vụ dành cho NCC trong trung tâm trên cơ sở đó nêu lên vai trò của nhân
viên xã hội trong việc hỗ trợ họ tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở…
Các công trình nghiên cứu cũng như các tạp chí trên đã góp phần bổ
xung hoàn thiện về lý luận cho việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có
công, đặt nền móng xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người
có công.
Đề tài “Hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc cho ngƣời có công”
không phải là một chủ đề mới trong thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa
học. Tuy nhiên cái mới mà luận văn hướng đến là việc nghiên cứu thực trạng
triển khai công tác chăm sóc cho NCC, đánh giá nhu cầu, xác định nguồn lực,
kế hoạch nhằm hoàn thiện mô hình chăm sóc cho người có công. Đó cũng là
sự đền ơn đáp nghĩa với những người đã hi sinh xương máu của mình bảo vệ
nền độc lập dân tộc, mang đến cho thế hệ con cháu mai sau một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.

3.1. Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu góp phần hình thành nên những quan điểm đúng đắn về
ngành Công tác xã hô ̣i, về vai trò của nhân viên công tác xã hô ̣i trong các hoa ̣t
đô ̣ng hỗ trơ ̣ đố i tươ ̣ng đặc biệt, ở đây là người có công. Từ đó có thể giúp cho
xã hội nhìn nhận rõ hơn về Công tác xã hội chuyên nghiệp , ngoài có tấm lòng
nhân đa ̣o và cái tâm yêu nghề , Nhân viên công tác xã hô ̣i cầ n phải đươ ̣c trang
bị những lý thuyết xã hội học , công tác xã hô ̣i , tâm lý ho ̣c , v.v… và các kỹ
năng thực hành công tác xã hô .̣i

9


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với nhân viên công tác xã hô ̣i:
Giúp cán bộ trung tâm có những kiến thức chuyên môn đúng đắn về
ngành nghề, hỗ trơ ̣ đố i tươ ̣ng người có công đa ̣t hiê ̣u quả cao hơn , nhận thức
được hoạt động điều dưỡng không chỉ là chăm sóc về y tế, nuôi dưỡng mà
cùng với viê ̣c tham vấ n , tư vấ n nhằ m mang la ̣i cuô ̣c số ng tinh thầ n tố t đe ̣p cho
người có công. Qua đó, họ thấy được sự quan tâm của xã hội trong việc chăm
sóc đền ơn đáp nghĩa đối với những người hi sinh cả cuộc đời mình cho sự
nghiệp giải phóng của dân tộc.
Từ viê ̣c nghiên cứu đánh giá mô hình chăm sóc người có công và các
vấ n đề liên quan, đă ̣c biê ̣t cho thấ y điể m ma ̣nh , điể m yế u của mô hình hỗ trơ ̣ ,
để từ đó có những hoạt động hiệu quả hơn góp phần nâng cao đời sống sức
khỏe tinh thần của người có công.
- Ý nghĩa đối với ban lãnh đạo trung tâm điều dƣỡng ngƣời có công:
Thông qua kế t quả nghiên cứu , trung tâm có thể rút ra cái nhiǹ tổ ng thể
về thực tr ạng mô hin
̀ h chăm sóc sức khỏe người có công tại trung tâm hiện
nay, thấ y đươ ̣c những ưu điể m và ha ̣n chế trong triể n khai thực hiê ̣n các hoa ̣t

đô ̣ng hỗ trơ ̣ của mô hin
̀ h, đồ ng thời có những bài ho ̣c kinh nghiê ̣m để xây dựng,
hoàn thiện những mô hin
̀ i công.
̀ h mới trong hoa ̣t đô ̣ng chăm sóc ngươcó
Từ đó , ban lañ h đa ̣o trung tâm có cái nhiǹ đúng đắ n hơn về tiń h chấ t
công viê ̣c của nhân viên công tác xã hô ̣i , có định hướng thay đổi cơ cấu tổ
chức mà cu ̣ thể là tăng cường hê ̣ thố ng nhân viên công tác xã hô ̣i tham gia
vào hoạt động của trung tâm , đă ̣c biê ̣t là hoa ̣t đô ̣ng trong mô hiǹ h chăm sóc
người có công.
- Đối với bản thân học viên
Qua quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã biết áp dụng lý thuyết và
phương pháp thực hành công tác xã hội vào đời sống hàng ngày. Đặc biệt là
10


những kĩ năng thực hành công tác xã hội để từ đó phục vụ công việc hàng
ngày.
4. Mục đích, nhiêm
̣ vu ̣
4. 1. Mục đích
Nghiên cứu nhằm hỗ trợ, hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình
điều dưỡng cho người có công.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc hàng ngày của trung tâm đối với
NCC.
Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chăm sóc điều
dưỡng NCC tại trung tâm điều dưỡng người có côngvà những mặt đạt được,
chưa được, những khó khăn mà trung tâm gặp phải.
Đưa ra kế hoạch hỗ trợ hoàn thiện mô hình điều dưỡng NCC.

Đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị
5. Câu hỏi nghiên cƣ́u
Hiện nay mô hình chăm sóc người có công đang thực hiện như thế nào
tại trung tâm điều dưỡng người có công?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện mô hình chăm sóc
người có công tại trung tâm điều dưỡng người có công?
Làm thế nào để hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc người có công?
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Việc chăm sóc cho người có công được thực hiện chưa tốt, còn nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí và nguồn nhân lực có trình độ cao.
Cơ sở vật chất thiếu, nguồn kinh phí dành cho hoạt động chăm sóc
người có công còn hạn chế, thiếu đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp
là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chăm sóc người có công.
11


Để hoàn thiện mô hình điều dưỡng người có công cần sự hỗ trợ về mặt
pháp lý, chính sách, cơ sở vật chất, nguồn lực.
7. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
7. 1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mô hình chăm sóc người có công công tại trung tâm điều dưỡng số 3 Thị Xã
Sơn Tây- Hà Nội.
7.2. Khách thể nghiên cứu
Toàn bộ cán bộ hiện đang làm việc tại trung tâm điều dưỡng NCC số 3
Những người có công đang chăm sóc tại trung tâm điều dưỡng người
có công số 3.
7.3. Phạm vi nghiên cƣ́u
- Phạm vi về không gian:
Trung tâm điều dưỡng người có công số 3 thị xã Sơn Tây- Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Từ 01/08/ 2015 đến ngày 26 / 09/ 2016

8. Cơ sở phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
8.1. Cơ sở phƣơng pháp luâ ̣n
Với đề tài “Hỗ trợ, hoàn thiện mô hình chăm sóc người có công” thì cơ
sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nghiên cứu này . Quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận để
lý giải các hiện tượng, các vấn đề xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét các sự vật hiện tượng, các
vấn đề xã hội có tính lịch sử của nó. Việc nghiên cứu về mô hiǹ h điều chăm
sóc người có công phải được đặt trong bối cảnh lịch sử.
8.2 Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
+ Phƣơng pháp quan sát
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhà nghiên cứu tiến hành quan sát
thực trạng công tác chăm sóc người có công, tham gia những buổi khám sức
12


khỏe, những buổi sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi của các cụ trong trung tâm để
hiểu hơn về đời sống của các cụ trong trung tâm.
Những quan sát này góp phần vào sáng tỏ các kết quả nghiên cứu định
lượng đã thu thập được.
+ Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp phỏng vấ n sâu
Đối tươ ̣ng phỏng vấ n:
Tiế n hành phỏng vấ n sâu 10 trường hơ ̣p trong đó gồ m có:
- 4 cán bộ, nhân viên (1phó giám đốc và 3 nhân viên trong trung tâm)
- 6 đối tượng NCC trong đó có 2 thương binh, 2 bệnh binh, 1cán bộ tù
đày, 1 người nhiễm chất độc hóa học.
Nô ̣i dung phỏng vấ n:
Tiế n hành hoa ̣t đô ̣ng phỏng vấ n sâu với mu ̣c đích:
- Thu thâ ̣p thông tin về các dich

̣ vu ̣ và hoa ̣t đô ̣ng hỗ trơ ̣ người có công trong
trung tâm.
-Thu thâ ̣p các đánh giá , nhâ ̣n xét của chiń h cán bô ,̣ nhân viên tại trung tâm và
các đối tượng người điều dưỡng về tính hiệu quả của mô hình.
- Cùng Ban lãnh đạo , nhân viên công tác xã hô ̣i ta ̣i Trung tâm và đố i tươ ̣ng
NCC xác định những ưu điểm , hạn chế của các hoạt động hỗ trợ của

nhân

viên trung tâm với người có công. Thu thâ ̣p ý kiế n về viê ̣c hỗ trợ , hoàn thiện
các mô hình chăm sóc người có công cho với đúng tiń h chấ t chuyên nghiê ̣p
của ngành công tác xã hội và thực hiện đúng vai trò của nhân viên công tác xã
hô ̣i.
+ Phƣơng pháp phân tích tài liêụ
Thực hiê ̣n viê ̣c phân tích các tài liê ̣u về mô hình chăm sóc cho người có
công từ nhiề u nguồ n tài liê ̣u khác nhau đó là : Sách báo, trang wed, báo cáo
quý, báo cao thường niên .v.v.) Từ đó đã có đ ược những nhìn nhận tổng quan
về mô hin
̀ h chăm sóc, và đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của mô
hình này.
13


+ Phƣơng pháp so sánh
Sau khi tổ ng hơ ̣p và thu thâ ̣p , đánh giá đươ ̣c những thông tin về mô
hình chăm sóc người có công số 3 cùng các hoạt động dịch vụ , hỗ trơ .̣ v.v rồ i
so sánh với các hoa ̣t đô ̣ng Công tác xã hô ̣i như : đố i tươ ̣ng phu ̣c vu ,̣ mục đích,
giá trị, dịch vụ... Viê ̣c so sánh để xác đinh
̣ tính chấ t Công tác xã hô ̣i của mô
hình; đồ ng thời cũng giúp phân tích những ưu điể m và ha ̣n chế của mô hình

đó, rút ra bài học và kinh nghiệm cho việc phát triển hoàn thiện mô hình phù
hơ ̣p với điề u kiê ̣n của trung tâm.
+ Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi
Trong ngiên cứu này sử dụng bảng hỏi nhằm thấy được thực trạng công
tác chăm sóc sức khỏe NCC tại trung tâm
Điều tra 70 NCC đi điều dưỡng, nội dung bảng hỏi tập trung vào đánh giá
công tác chăm sóc sức khỏe cho NCC tại trung tâm, để thấy được những ưu
điểm hạn chế của mô hình, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp, kế
hoạch hỗ trợ.
9. Cấu trúc đề tài luận văn
Đề tài “Hỗ trợ hoàn thiện mô hình chăm sóc cho ngƣời có công’’.
(Nghiên cứu tại trung tâm điều dƣỡng ngƣời có công số 3) ngoài phần mở
đầu, phần kết luận – nội dung chính của luận văn được tác giả chia làm 3
chương:
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CÓ CÔNG
TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI CÓ CÔNG SỐ BA.
Chƣơng 3. VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ
TRỢ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHĂM SÓC NCC TẠI TRUNG TÂM
ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI CÓ CÔNG SỐ 3.

14


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THƢ̣C TIỄN CỦ A NGHIÊN CƢ́U
1. Mô ̣t số khái niêm
̣ liên quan.
1.1 Khái niệm công tác xã hội
Có nhiều khái niệm về Công tác xã hội được đưa ra ở các góc độ

khác nhau.
Theo Từ điển Bách khoa ngành CTXH (1995): “CTXH là một khoa
học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra
những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã
hội.”[6 tr10]
Theo Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ-NASW, 1970)
“CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc
cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội
của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu
ấy” (Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ-NASW, 1970)
Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: “CTXH là hoạt động thực tiễn
mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương
pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. CTXH theo đuổi
mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”.[20 tr 9]
Từ những quan điểm trên, có thể thấy CTXH có một vài đặc điểm sau:
+ Trước hết, CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao
gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và quy điều đạo đức nghề.
+ Đối tượng của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và đặc
biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như: trẻ em, người già, phụ nữ,…

15


+ Hướng trọng tâm của CTXH là tác động tới con người như một tổng
thể; tác động tới con người trong môi trường xã hội của họ.
+ Mục đích của CTXH nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục
hồi, nâng cao năng lực, tiếp cận nguồn lực để tăng cường chức năng xã hội,
thay đổi và nâng cao vị thế, vai trò.
+ Vấn đề mà đối tượng của CTXH gặp phải có thể xuất phát từ yếu tố
chủ quan (thể chất, sức khỏe, đói nghèo,…) hoặc từ yếu tố khách quan do môi

trường sống mang lại.
Như vậy, “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng
nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã
hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh
xã hội”. [6. tr 9]
1.2 Ngƣời có công
Theo nghĩa rộng: người có công là những người không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng,dân tộc, nam nữ, tuổi tác đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời
mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những
đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của đất nước, của dân
tộc [6, tr.12 ].
Như vậy, theo khái niệm trên người có công phải là những người có
đóng góp, cống hiến xuất sắc vì lợi ích dân tộc. Những cống hiến đóng góp
của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng có thể là
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

16


×