Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tập tính cách cá nhân và các hành vi cư xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.07 KB, 15 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn: Quản trị hành vi tổ chức

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê
trong bảng dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để
thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện
sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có
một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý

Tôi tự thấy mình

1

2

3

1. Hướng ngoại, nhiệt

4

5



6
x

huyết
2. Chỉ trích, tranh luận

x

3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền
muộn

x
x

7


5. Sẵn sang trải nghiệm,

x

một con người phóng
khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm

8. Thiếu ngăn nắp, bất

x
x

cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn

x

định
10. Nguyên tắc, ít sáng
tạo

x


MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì?

Mỗi con

người đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự
nhiệt tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong
của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết
mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài
một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc

Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong
hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao
tiếp với thế giới bên ngoài







Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành
động



Thường cần một khoảng "thời

Thường cởi mở và được khích lệ bởi con


gian riêng tư" để tái tạo năng

người hay sự việc của thế giới bên ngoài

lượng

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong



Được khích lệ từ bên trong, tâm
hồn đôi khi như "đóng lại" với

mối quan hệ con người

thế giới bên ngoài


Thích các mối quan hệ và giao tiếp
một – một

Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)


Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?


Phần

giácquan (S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả
các chi tiết cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu
giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó
cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện trong
QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn
giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và
ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ
NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình
tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng
bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách
kia.
Các đặc điểm giác quan


Tinh thần sống với Hiện

Các đặc điểm trực giác


Tại, chú ý tới các cơ hội
hiện tại


các cơ hội tương lai


phá các triển vọng mới là bản năng tự


thông thường và tự động

nhiên


mang tính thực tiễn
Tính gợi nhớ giàu chi tiết về
trong quá khứ
Ứng biến giỏi nhất từ các
kinh nghiệm trong quá khứ


Thích các thông tin rành
mạch và rõ ràng; không

Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
ngữ cảnh, và các mối liên kết



thông tin và các sự kiện



Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám

Sử dụng các giác quan
tìm kiếm các giải pháp




Tinh thần song với Tương Lai, chú ý tới

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang
tính lý thuyết



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không
thống nhất và với việc đoán biết ý nghĩa của nó


thích phải đoán khi thông
tin "mù mờ"
Chọn điều phù hợp
nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí
(T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan.
Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận
một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ
não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang
tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác,
và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta.
Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi
chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng

ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ




Tự động tìm kiếm thông

Các đặc điểm cảm tính


tin và sự hợp lý trong một

ảnh hưởng tới người khác trong một tình

tình huống cần quyết định

huống cần quyết định

Luôn phát hiện ra công



việc và nhiệm vụ cần phải
hoàn thành.


Chấp nhận mâu thuẫn như
một phần tự nhiên và bình
thường trong mối quan hệ

của con người

Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu
và phản ứng của con người.



Dễ dàng đưa ra các phân
tích giá trị và quan trọng



Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể
một cách tự nhiên



Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản
ứng tiêu cực với sự không hòa hợp.


Chọn điều phù hợp
nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)


Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người
đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và
cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu
xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội)
dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi
điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài
VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ
càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó
đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi
kế hoạch.
Tính cách đánh giá




Tính cách lĩnh hội

Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành



động.

không cần lập kế hoạch; vừa làm

Tập trung vào hành động hướng công

vừa tính.


việc; hoàn thành các phần quan trọng



trước khi tiến hành.




Thoải mái tiến hành công việc mà

Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và
chơi kết hợp

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi



Thoải mái đón nhận áp lực về thời

cách xa thời hạn cuối.

hạn; làm việc tốt nhất khi hạn chót

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu

tới gần.

trình chuẩn để quản lý cuộc sống.




Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)


Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn
E

S

T

J

TÊN CHỦ ĐỀ: Tính cách cá nhân và các hành vi cư xử

I.

GIỚI THIỆU

Tính cách đặc điểm tâm lý được biểu hiện qua phương thức thái độ và
hành vi trong việc xử lý sự vật, sự việc của con người. Có thể ví dụ một số tính
cách thường thấy như lý trí, điềm tĩnh, kiên nhẫn, chấp trước, cả nể, tế nhị hay

thẳng thắn .v.v. Tuy nhiên, tính cách cá nhân của con người không đơn giản và
hoàn toàn đơn nhất theo các khái niệm có xu hướng đơn giản hóa như thế, bởi
vì, mỗi loại tính cách đều chứa đựng trong nó rất nhiều đặc điểm đan xen. Lý trí
của một chính trị gia không hoàn toàn giống với một người nông dân, sự chấp
trước của những tín đồ tôn giáo có khi lại trái ngược hoàn toàn với những người
say mê một "tôn giáo" nào đó như thể thao, nghệ thuật.
Hiểu được tính cách cá nhân của bản thân là cần thiết để điều chỉnh phù hợp với
những hành vi, ứng xử trong quan hệ giao tiếp cũng như giữ mối quan hệ trong
cuộc sống, việc đánh giá, nhận biết, xác nhận tính cách cá nhân trong việc tuyển
dụng và lựa chọn nhân lực và quản lý nhân lực trong tổ chức có hiệu quả cao, là


cơ sở cho việc phân công nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu công việc, phát huy
được năng lực chuyên môn, tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc thực thi
nhiệm vụ công tác, công việc được giao, sở trường, tính cách cá nhân, nhằm tạo
động lực để cá nhân thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả cao, góp phần vào mục tiêu,
kết quả chung của tổ chức.
Thông qua kết quả ghi nhận, đánh giá tính cách cá nhân của bản câu hỏi
Big 5 và MBTI giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về tính cách của bản thân, từ đó
có định hướng điều chỉnh hành vi cư xử, giao tiếp của bản thân với những người
khác trong cuộc sống, đặc biệt với đồng nghiệp và những người trong tổ chức,
nhằm xây dựng và duy trì môi trường văn hóa trong tổ chức, hướng nghiệp,
khen thưởng, khích lệ, đổi mới, quản lý thông tin, tôn vinh giá trị cá nhân, đánh
giá, gây dựng thương hiệu, phát triển nhân cách, điều chỉnh, quản lý hành vi ứng
xử trong tổ chức. Xây dựng mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử hài hòa trong tập thể,
tổ chức, hạn chế tối đa phát sinh xung đột trong tổ chức, xây dựng tổ chức đồng
thuận, ổn định, phát triển vì mục tiêu chung của tổ chức trong đó có vai trò đóng
góp quan trọng của từng thành viên trong tổ chức.

II.


PHÂN TÍCH

1. Cơ sở lý luận

a. Nguồn gốc của tính cách cá nhân:
Có vài học giả trung thành với học thuyết rằng tính cách cá nhân là do bộ
gen quyết định. Họ đưa ra bằng chứng rằng tính cách cá nhân có liên quan trực
tiếp tới một số phần xác định của não bộ, và các phản ứng hóa học diễn ra trong
cơ thể. Các nhà tâm lý học theo trường phái cách tân đã tiến thêm một bước
quan trọng quan điểm của mình bằng cách giải thích tính cách cá nhân được
định hình bởi sự ra đời của tiến bộ xã hội. Các nhà tâm lý học khác, không phủ


nhận ảnh hưởng của di truyền học, biện luận rằng môi trường mà chúng ta đang
sống có ảnh hưởng tới tính cách. Tính cách của chúng ta phát triển phần nào qua
các giao tiếp xã hội lúc còn nhỏ. Tính cách cá nhân cũng có thể phát triển thông
qua các giao tiếp với xã hội và các kinh nghiệm sống sau này trong cuộc đời.

b. Tính cách cá nhân trong tổ chức:
Trong thập kỷ qua, tính cách cá nhân đã được nhìn nhận một cách nghiêm
túc trong tổ chức. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tính cách mang lại hành vi
tương ứng trong công việc, trong các phản ứng stress và cảm xúc tương đối
chính xác trong các điều kiện nhất định. Các học giả cũng nêu lại ý kiến rằng
các nhà lãnh đạo thành công có những đặc điểm tính cách điển hình và tính cách
cũng giải thích thái độ lạc quan và yêu đời của mỗi con người. Tính cách cá
nhân dường như cũng giúp con người tìm được công việc thích hợp nhất với nhu
cầu của mình. Kiểm tra tính cách cá nhân dường như vẫn là phương pháp tuyển
dụng còn nhiều hạn chế, song vẫn có nhiều công ty dùng bài kiểm tra tính cách
cá nhân để chọn ra các nhà điều hành.


c. Năm loại chính của tính cách cá nhân:
Sử dụng những kỹ thuật phức tạp hơn, các cuộc nghiên cứu gần đây rút ra
5 mảng lớn của nhân cách gọi tắt là CANOE:
- Tận tâm (conscientiousness): Là những người thận trọng, đáng tin cậy và
có lý trí. Ngược lại, con người thiếu tận tâm thường là người bất cẩn,
không rõ ràng, thiếu ngăn nắp và thiếu trách nhiệm.
- Dễ chấp nhận (agreeableness): Là những người có tính cách lịch thiệp,
bản chất tốt, biết cảm thông và chia sẻ. Vài học giả thích gọi kiểu tính
cách này là “thân thiện, dễ gần”. Ngược lại, những người với chỉ số dễ
chấp nhận thấp, có xu hướng không hòa đồng, dễ nổi nóng và thiếu kiên
nhẫn.


- Lo âu (neuroticism): Là người rất hay phiền muộn, không thân thiện, chán
nản và hay thiếu tự tin. Ngược lại, những người ít lo âu có độ ổn định cảm
xúc cao thường tự tin, cẩn thận và bình tĩnh.
- Sẵn sàng học hỏi (openness to experience): Là những người nhạy bén,
linh động, sáng tạo và ham học hỏi. Ngược lại là những người thường
không thích sự thay đổi, khó chấp nhận ý tưởng mới và cứng nhắc trong
hành động.
- Hướng ngoại (extroversion): Là những người thường thích di chuyển, hay
chuyện, chan hòa và quyết đoán. Đối lập là những người hướng nội,
thường trầm lặng, nhút nhát và cẩn trọng. Người hướng nội dễ chịu khi ở
một mình, còn người hướng ngoại thì không.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các mảng tính cách trên có ảnh hưởng nhất
định tới hành vi và hiệu quả công việc. Những người có khả năng ổn định
cảm xúc cao làm việc tốt hơn những người khác trong môi trường làm
việc stress. Những người có khả năng chấp nhận cao thường có thiên

hướng xử lý các mối quan hệ đồng nghiệp, khách hàng và giải quyết mâu
thuẫn tốt hơn. Những người tận tâm đặt mục tiêu cá nhân cao hơn cho bản
thân mình, làm việc siêng năng hơn, và đạt kết quả cao hơn các nhân viên
không tận tâm bằng. Những người có tính tận tâm cao thường cho thấy có
nhiều bổn phận hơn và làm việc tốt hơn ở nơi làm việc mang lại cho họ
tính tự chủ cao, hơn là nơi làm việc mang tính kiểm soát và ra lệnh.
Những người có độ tận tâm cao, cũng như tính chấp nhận và ổn định cảm
xúc sẽ mang đến dịch vụ khách hàng tốt hơn.

d. Phương pháp đánh giá Myers-Brigg (MBTI):
Hơn nửa thế kỷ trước, mẹ và con gái Katherine Briggs và Isabel BriggsMyers đã phát triển đánh giá Myers-Briggs (MBTI) một cách đánh giá được


thiết kế nhận diện xu hướng cơ bản tiếp nhận và xử lý thông tin của cá nhân.
MBTI được xây dựng dựa trên lý thuyết về tính cách con người được giới thiệu
năm 1920 của Carl Jung nhà tâm lý học người Thụy Sĩ để phân biệt cách con
người cảm nhận về môi trường xung quanh cũng như tiếp nhận và xử lý thông
tin. Jung nhấn mạnh rằng con người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại trong việc
định hướng và có xu hướng cụ thể trong nhận thức (qua trực quan hay cảm giác)
và đánh giá hoặc quyết định hành động (suy nghĩ hay cảm xúc). MBTI được
thiết kế để đo lường những điều trên cũng như khía cạnh con người định hướng
mình trước thế giới bên ngoài (đánh giá và cảm nhận).
Hiệu quả của MBTI có hữu dụng trong các tổ chức, là một trong những
phương pháp đánh giá tính cách cá nhân phổ biến nhất trong môi trường làm
việc. Ví dụ, City Bank & Trust ở Oklahoma (giờ là một phần của BankFirst) đã
dùng để giúp các nhà điều hành hiểu lẫn nhau sau khi sáp nhập các ngân hàng
nhỏ hơn, “MBTI thực sự là bước đột phá giúp chúng tôi hiểu rõ từng người”
theo lời của Bill Johnstone, Chủ tịch của City Bank & Trust lúc bấy giờ. MBTI
cũng khá phổ biến trong việc tư vấn nghề nghiệp và huấn luyện nhân viên cao
cấp. Mặc dù rất phổ biến, nhưng các bằng chứng về tính hiệu quả của MBTI vẫn

chưa rõ rệt, các bằng chứng khác về khả năng của MBTI trong việc đoán trước
hiệu quả công việc thì chưa thuyết phục lắm, một ngoại lệ có thể xảy ra là vài
thể loại của MBTI trùng với vài khía cạnh khác của trí thông minh cảm xúc.
Hơn hết, MBTI dường như nâng cao ý thức tự giác của việc phát triển sự nghiệp
và hiểu biết qua lại, nhưng nó không nên áp dụng trong việc tuyển dụng các ứng
viên.

2- Xác định tính cách cá nhân của bản thân
Thông qua bài tập trắc nghiệm Big5 và MBTI đã giúp cho tôi hiểu rõ hệ
thống, đặc điểm tính cách của bản thân. Qua việc trả lời và ghi điểm đánh giá từ
các câu hỏi bài tập trắc nghiệm mười điểm ghi nhận tính cách và bảng đánh giá
tính cách cá nhân, tôi nhận thấy:


Kết quả về mười điểm ghi nhận tính cách Big5 chỉ ra cho tôi thấy mình có
những mặt mạnh là: Hướng ngoại, nhiệt huyết, đáng tin cậy, tự chủ; sẵn sàng trải
nghiệm; điềm tĩnh, cảm xúc ổn định; Thông cảm, nồng ấm, không tỏ ra lo lắng
hay dễ phiền muộn trước áp lực của cuộc sống, luôn đổi mới, sáng tạo; trung
thực, thẳng thắn; Tận tâm, cẩn trọng khi xử lý công việc; không ưa chỉ trích
tranh luận, không nguyên tắc cứng nhắc. Tuy nhiên, mặt hạn chế là thiếu kín
đáo, nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực thi nhiệm vụ.
Bảng MBTI gộp 4 cặp tính cách khác nhau, kết quả xác định tôi thuộc
nhóm người có tính cách cá nhân ESTJ là tính cách hướng ngoại (E), đây là
một trong những loại phổ biến nhất cho các nhà quản lý, có ý thức biết toan tính
và xét đoán, thường cởi mở; Cách lĩnh hội của tôi thiên về phần Giác quan (S)
tinh thần sống với hiện tại và chú ý tới các cơ hội hiện tại, sử dụng các giác quan
thông thường và tự động tìm kiếm giải pháp mang tính thực tiễn, ứng biến giỏi
nhất từ các kinh nghiệm trong quá khứ, cần những thông tin rành mạch và rõ
ràng; Việc hình thành sự phán xét và lựa chọn của tôi được dựa trên Lý trí (T),
tôi luôn dùng lý trí để đánh giá sự vật và hiện tượng, thường phát hiện ra công

việc và nhiệm vụ cần hoàn thành, chấp nhận những xung đột tự nhiên, bình
thường trong mối quan hệ với người khác; Xu hướng hành xử của tôi với thế
giới bên ngoài dựa theo phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài với
một kế hoạch và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra
quyết định và hướng tới sự chỉnh chu, hoàn thành, chuẩn bị chu đáo, cụ thể
trước khi hành động. Tuy nhiên, tính cách ESTJ có những điểm hạn chế nhất
định là không thoải mái với những mâu thuẫn, phản ứng với những người có cá
tính nguyên tắc máy móc, dập khuôn, giả dối hay thiếu trung thực, nên cũng dễ
ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động, chỉ đạo điều hành thực thi nhiệm vụ
công việc của tổ chức.

3. Các định hướng cho các hành vi cư xử


Qua những kết quả của bài tập trắc nghiệm, ngoài những điểm mạnh tính
cách đã giúp tôi thành công trong qúa khứ, và hiện tại tôi nghĩ rằng mình cần
giữ gìn và phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin lạc
quan, tôi cho rằng một số tính cách của tôi cần phải điều chỉnh và rèn luyện cho
phù hợp với hành vi cư xử của mình trong tương lai nhằm giúp tôi hoàn thiện
tính cách của mình ngày một tốt hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc,
gia đình, tổ chức.

4. Minh họa để xác định và giải thích cho hành vi cư xử của tôi
Hiện tôi là một cán bộ thuế, công việc đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật
các chính sách mới, giải quyết nhiều việc nhưng tôi luôn tìm thấy niềm vui trong
cuộc sống cũng như trong công việc, sống chan hòa, cởi mở, giúp đỡ, tương trợ
mọi thành viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thường xuyên cảm thông, chia sẻ, hướng dẫn, tuyên truyền người nộp
thuế hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Trong bất kỳ hoàn cảnh,
tình huống nào; biết tận dụng và phát huy sức mạnh tập thể, tìm các giải pháp

hạn chế xung đột về quyền lợi, giải quyết các vấn đề có tình có lý; điều hành
công việc khoa học, ngăn nắp; tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, quan hệ trên
dưới hài hòa, tạo sự đồng thuận cao với người nộp thuế cũng như trong đơn vị,
luôn tìm tòi sáng tạo, luôn đổi mới, bình tĩnh tự tin trước khó khăn thách thức;
gương mẫu về nhân cách, phẩm chất, đạo đức.

5. Phân tích và giải thích cách cư xử
Tôi thuộc nhóm người hướng ngoại, có mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng
nghiệp, chân thành, trung thực, quan hệ rộng rãi, phóng khoáng vì thế thường
được tập thể yêu mến. Trong công việc giải quyết chu đáo, thấu tình đạt lý, luôn
tìm tòi, học hỏi, cầu thị. Trong cuộc sống, chân tình, cởi mở. Tôi luôn tìm hiểu
tâm tư tình cảm, của bạn bè, đồng nghiệp, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau


cùng tiến bộ. Tôi không ưa thứ tình cảm giả dối hời hợt, sáo rỗng. Tôi luôn cảm
thấy hạnh phúc khi trong cuộc sống của mình luôn đầy ắp tình cảm bạn bè, đồng
nghiệp, đồng chí, anh em tình nghĩa, bền chặt, thủy chung. Tôi vẫn thường
xuyên tu dưỡng rèn luyện bản thân phấn đấu nỗ lực giải quyết công việc bằng
năng lực và trí tuệ của mình; hoàn thiện tính cách, điều chỉnh hành vi ứng xử để
gây dựng môi trường văn hóa tổ chức, xây dựng phát triển đơn vị bền vững
trước xu thế hội nhập và giao lưu các nền văn hóa các dân tộc, giữ gìn bản sắc
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

III.

KẾT LUẬN

Sau khi được học và nghiên cứu môn Quản trị hành vi tổ chức, tiếp cận
với những kiến thức lý luận và những ví dụ minh họa thực tiễn. Đặc biệt là với
những học thuyết nghiên cứu tính cách con người hiện đại giúp chúng ta hiểu rõ

hơn về tính cách hành vi của mình giúp hình thành phát triển, điều chỉnh tính
cách cá nhân, ứng xử thích hợp với những tình huống cụ thể. Là một cán bộ trẻ
đây là môn học tạo cho tôi có cơ hội được nắm bắt và góp phần cổ vũ thêm động
lực phấn đấu vươn tới sự phát triển toàn diện nhằm ngày càng hoàn thiện mình
hơn./.

Ngày 14 tháng 3 năm 2009
Người trình bày


Ngô Ngọc Đông



×