Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Trắc nghệm về tính cách cá nhân và điều chỉnh bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.21 KB, 13 trang )

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN

Môn học: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC

VỀ TÍNH CÁCH VÀ HÀNH VI CƯ XỬ CỦA BẢN THÂN
1. Giới thiệu
Trong khuôn khổ của môn học Quản trị hành vi tổ chức thuộc Chương trình đào tạo
thạc sỹ Quản trị kinh doanh Quốc tế (GaMBA), có nhiều nội dung được giới thiệu
cùng với việc đánh giá kết quả thu nhận của các học viên. Việc hoàn thành bài kiểm
tra hết môn Quản trị hành vi tổ chức dưới dạng một báo cáo “Về tính cách bản thân
cùng các hành vi cư xử của bạn” là cột mốc đánh dấu đầu tiên về thành quả lao động
đạt được trong những bước đi ban đầu vừa qua của các học viên đang theo học
Chương trình. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp những thông tin quan trọng ban đầu về
các học viên. Thông qua đó Ban tổ chức khóa học sẽ hiểu rõ hơn về năng lực, sở
trường cũng như tính cách của học viên để từ đó sẽ bố trí, sắp xếp và điều chỉnh những
trọng tâm nội dung bài giảng một cách phù hợp.
Cuộc sống con người ta ai cũng muốn có hạnh phúc, ai cũng muốn có được sự
thành đạt. Nhưng tại sao có người này thành công, người khác lại không? Qua thời
gian trải nghiệm cuộc sống, tôi nhận thấy một điều là sự thành công của mỗi con
người phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng sống của họ. Ví dụ thực tế là hồi tôi học đại
học, có nhiều bạn trong lớp hồi đó học cũng bình thường trong khi kết quả học tập của
một số bạn khác tốt hơn nhiều, nhưng sau này khi ra cuộc sống họ lại rất thành công
1


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

trong sự nghiệp. Bản thân tôi suy nghĩ mình là người cũng có trách nhiệm và mong
muốn góp phần xây dựng hay tạo ra một điều gì đó trong cuộc sống gia đình hay cơ
quan. Tuy nhiên thực tế cho thấy điều đó không chỉ tùy thuộc vào năng lực và nghề
nghiệp của mình mà nó còn tùy thuộc tính cách cùng các hành vi ứng xử cá nhân với


những người xung quanh.
Việc nghiên cứu một cách khoa học đặc điểm tính cách cá nhân có vai trò rất
quan trọng trong việc định hướng các hành vi ứng xử cuộc sống qua việc nhận định
được các điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người. Thông thường có vẻ như ai cũng dễ
dàng nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Thật ra, phần lớn
những điều mọi người tự nói ra đều chưa đúng, mang tính chủ quan. Vì thế, khoa học
đã nghiên cứu những phương pháp đặc biệt để giúp chúng ta có thể hiểu đúng hơn về
bản thân mình. Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân được liệt kê trong bài tập BIG 5
cùng với Bản đánh giá tính cách cá nhân trong bài tập MBTI thuộc môn học Quản trị
hành vi tổ chức là hai trong số những công cụ quan trọng đó.
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân của bài tập BIG 5 bao gồm: Hướng
ngoại, nhiệt huyết; Chỉ trích, tranh luận; Đáng tin cậy, tự chủ; Lo lắng, dễ phiền muộn;
Sẵn sàng trải nghiệm, một con người phóng khoáng; Kín đáo, trầm lặng; Cảm thông,
nồng ấm; Thiếu ngăn nắp, bất cẩn; Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định; Nguyên tắc, ít sáng
tạo. Mỗi đặc điểm về tính cách cá nhân được thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của
mỗi người với nội dung đó một cách phù hợp nhất với mình, ngay cả khi có một tính
cách khác phù hợp hơn nó theo các mức độ từ Cực kỳ phản đối - Rất phản đối - Phản
đối - Trung lập - Đồng ý - Rất đồng ý - Cực kỳ đồng ý.
Bản đánh giá tính cách cá nhân trong bài tập MBTI gồm nội dung 4 câu hỏi.
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Nhằm xác định
tính cách con người thuộc loại hướng nội hay hướng ngoại. Q2. Cách lĩnh hội hoặc
hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên? Nhằm xác định tính cách con người thuộc
loại giác quan hay cảm giác. Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự
nhiên nhất? Nhằm xác định tính cách con người thuộc loại lý trí hay cảm tính. Q4.
"Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Nhằm xác định tính
cách con người thuộc loại đánh giá hay lĩnh hội.
2


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức


Trong quá trình nghiên cứu, báo cáo sử dụng các phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích và phương pháp so sánh. Những phương pháp này giúp cho
bài viết có được những thông tin, cách đánh giá đầy đủ, toàn diện nhưng đồng thời
cũng có điều kiện đi sâu phân tích, so sánh để trình bày được rõ nội dung, bản chất của
vấn đề được nêu lên.
2. Về tính cách và hành vi cư xử của bản thân
2.1. Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Người hướng ngoại thường lạc quan, nhiệt tình. Là người dễ gần, dễ giao lưu
và thích thú với giao tiếp xung quanh, tôi thuộc người hướng ngoại; nhiệt huyết; kín
đáo, trầm lặng không phải là tính cách bản thân. Việc tham gia các hoạt động chung
cùng mọi người, cùng tập thể giúp cho tôi có sự rộng mở không chỉ về kiến thức mà cả
những kinh nghiệm sống. Trong những mối quan hệ đó, mặc dù tôi luôn là người thể
hiện thiện chí, nhiệt tình nhưng không phải bao giờ, lúc nào cũng nhận được những sự
ủng hộ, đánh giá cao mà nhiều khi còn gặp phải những tình huống, kết quả hoàn toàn
ngược lại với mong muốn. Nghĩa là bản thân gặt hái được cả những kết quả tốt và bài
học xấu, trong đó có cả việc xảy ra những tình huống chỉ trích, tranh luận.
Tại cơ quan tôi đang làm việc, chuyện ganh đua giữa các đồng nghiệp với nhau
không phải là chuyện hiếm trong các hoạt động hàng ngày. Bình thường, điều đó vô
hại và đôi khi thậm chí còn là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc trong đơn vị.
Nhưng khi có một đồng nghiệp có những hành vi cư xử không công bằng và có những
hành vi “không đẹp” thì rất dễ xảy ra những cuộc tranh luận, thậm chí công kích nhau
kịch liệt. Gặp những tình huống đó, mặc dù tôi không ngại việc đối thoại trực tiếp với
những người đồng nghiệp đó nhưng cũng chưa bao giờ tranh luận vô bổ, đặc biệt là
qua e-mail; bởi lẽ nội dung e-mail do vắn tắt nên rất có thể bị người khác hiểu sai hoặc
được dùng làm bằng chứng để chống đối lại mình. Mặt khác tôi cũng không tìm cách
biến nó thành cuộc tranh luận cá nhân vì tôi nghĩ công sở là nơi mà mọi người cùng
đến để làm việc cho cơ quan và trách nhiệm của mỗi người phải làm cho môi trường
làm việc đó được lành mạnh. Đa số nhiều người không kiềm chế được sự tức giận khi
bị đồng nghiệp có những hành vi cư xử “không đẹp” và bản thân họ sau đó đều cảm


3


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

thấy mệt mỏi, rã rời hơn. Do vậy việc kiềm chế sự tức giận cũng phần nào nói lên bản
lĩnh và kỹ năng sống của mỗi người.
Việc thường xuyên được nhiều người tìm đến để nói chuyện, chia xẻ chuyện cơ
quan, gia đình cho thấy bản thân mình là người rất đáng tin cậy, tự chủ, ngay thẳng.
Mọi người khi chia xẻ với tôi luôn cảm nhận được những sự cảm thông, nồng ấm, thân
thiện nên đã thổ lộ những suy nghĩ của họ mà không có cảm giác sợ bị người khác lợi
dụng. Cuộc sống cho thấy rằng với những cảm xúc tích cực đó trong quan hệ công tác
sẽ làm tăng cường hỗ trợ, giúp nhau cùng đẩy lùi những khó khăn chung, dần tạo dựng
được niềm tin; nó cởi bỏ được tâm lý phòng thủ đối với người khác và cũng là động
lực chuyển mối quan hệ giữa hai người từ thế đối đầu sang hợp tác. Nhờ đó, tôi cảm
nhận được tinh thần mình được phấn chấn, thấy mình năng nổ hơn trong công việc và
mối quan hệ với những người xung quanh ngày càng được thắt chặt hơn. Được mọi
người tin yêu, trải lòng cảm thấy tự hào, song đôi khi tôi cảm thấy cũng có những mệt
mỏi.
Tôi thấy mình là người nhạy cảm nên khi có được cảm xúc tích cực sẽ mang lại
những lợi ích quan trọng, song nhiều khi cũng gặp phải những lo lắng, dễ phiền muộn.
Đây là mặt trái của tấm huy chương và cũng là điểm trái ngược với đức tính điềm tĩnh,
cảm xúc ổn định. Một điểm khá hài hước là sau này tôi nhận thấy rất nhiều nỗi lo lắng
của mình không có cơ sở cụ thể, mà nhiều khi chỉ là những cảm giác không đúng, sai
lệch. Do vậy tốt hơn cả là phải tìm cách né tránh hoặc dứt bỏ khỏi những lo lắng như
vậy, không để nó chi phối cuộc sống chúng ta. Hãy nhìn những đứa trẻ tập đi bị ngã,
chúng tìm cách tự đứng dậy và cứ thế chúng tự biết đi.
Công việc và sự bận bịu thường ngày ở cơ quan và gia đình dễ làm chúng ta
quên đi thời gian đang trôi. Sự thiếu ngăn nắp, bất cẩn trong cuộc sống ở cơ quan và

gia đình luôn làm người ta phải dành hầu như toàn bộ thời gian, sức lực để giải quyết
hậu quả. Điều này sẽ làm chúng ta quên mất mình đang tìm kiếm cái gì và mục đích
thực sự của cuộc đời mình là gì. Do vậy việc dành thời gian suy nghĩ và sắp xếp các
công việc thực sự quan trọng nhất đối với chúng ta sẽ giúp giải thoát khỏi những
vướng mắc không đáng có, dành thời gian cho việc hoàn thành những mục tiêu thiết
yếu nhất. Nếu không làm như vậy chúng ta sẽ không có thời gian để thực hiện tất cả
4


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

cùng một lúc cũng như rất ít công việc bạn làm đạt được hiệu quả cao. Dù bạn là một
cái mỏ năng lượng với đầy sức mạnh thì cũng đến lúc tài nguyên trong đó cũng bị cạn
kiệt. Việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này tôi nghĩ mình sẽ
phải học chưa biết đến bao giờ mới hết.
Mọi người đều biết trong mỗi con người đều chứa đựng những sức mạnh tiềm
ẩn, giúp họ vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, nó giúp cho đứa trẻ bị ngã
biết tự đứng dậy để đứng vững và đi trên đôi chân của mình trong suốt cuộc đời. Vậy
thì sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người là gì, nó nằm ở đâu? Câu hỏi này không dễ
trả lời song chúng ta có thể tự mình tìm hiểu phần nào thông qua các phương pháp
đánh giá tính cách cá nhân.
2.2. Đánh giá tính cách cá nhân
Nguồn năng lượng thể hiện định hướng tự nhiên qua tính cách mỗi con người
đều có hai mặt: Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình,
con người và sự vật; một mặt kia lại hướng vào bên trong của bản thể suy nghĩ, mối
quan tâm, sức sáng tạo và sự tưởng tượng. Đây là hai mặt khác biệt nhưng tạo nên bản
chất con người, làm nên tính cách mỗi người trong xã hội là hướng ngoại (E) hay
hướng nội (I).
Suy nghĩ, suy xét trước khi hành động là sự thể hiện tính trật tự, có kế hoạch
trong công việc, cũng như những ứng xử trước những quan hệ xã hội diễn ra hàng

ngày trong cuộc sống. Có thể thấy rằng khi kiểm soát suy nghĩ của mình, chúng ta có
thể quyết định cuộc sống của mình. Mặc dù vậy tôi nghĩ mình thuộc tính cách hướng
ngoại nhiều hơn. Tính cách hướng ngoại này giúp cho mọi người luôn có sự cởi lòng
khi họ đến chia sẻ suy nghĩ. Bản thân tôi luôn có sự quan tâm đến con người và sự vật
xung quanh. Làm việc nhiệt tình, hứng thú và cũng sẵn sàng chấp nhận thử thách.
Luôn suy nghĩ tích cực và làm việc nhiệt tình theo suy nghĩ đó là điều rất quan trọng,
nó khiến cuộc sống của chúng ta cảm thấy vui vẻ và dễ chịu. Tự tin và sống có mục
đích luôn là sự nỗ lực thường xuyên của bản thân tôi nhằm hướng đến thành công
trong công việc và cuộc sống.

5


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

Trong quá trình cảm nhận thế giới xung quanh, phần giác quan (S) của bộ não
chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của
hiện tại. Trong khi đó phần trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết,
diễn giải và hình thành mô hình tổng quát của các thông tin đã được thu thập, và ghi
nhận các mô hình hình thành nên các mối quan hệ này. Trên thực tế con người đều vận
dụng cả hai cách lĩnh hội trong giải quyết các tình huống, song nhìn chung vẫn thường
quen theo cách lĩnh hội nào đó nhiều hơn, tạo nên tính cách riêng của mỗi cá nhân.
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động. Cuộc sống cũng luôn trải
dài từ ngày hôm qua sang đến ngày hôm nay để chuẩn bị bước vào ngày mai. Có
những người chỉ sống với hiện tại, quan tâm đến các mối quan hệ hiện tại với điển
hình là lối sống thực dụng; những người khác luôn sống với tương lai, hướng về tương
lai là đặc tính của người sống trong mộng mơ, lãng mạn như các nhà nghệ sỹ…Tuy
nhiên cuộc sống xã hội với bao đòi hỏi chất chứa, nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày
càng cao thì việc sống tận hưởng thực tại, quan tâm đến các cơ hội tương lai sẽ giúp
chúng ta có được cuộc sống dễ chịu. Bản thân tôi cảm thấy phù hợp với đặc tính giác

quan nhiều hơn. Có thể cũng do ảnh hưởng nghề nghiệp nên trong các hoạt động
thường ngày tôi luôn quan tâm đến các thông tin rành mạch, cụ thể và không thích
phải phán đoán khi thông tin chưa rõ ràng.
Các hoạt động phán xét của não bộ vừa có mang tính lý trí, vừa mang cảm tính.
Phần lý trí (T) của bộ não chúng ta thực hiện phân tích thông tin một cách tách bạch,
khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành
kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của mỗi người chúng ta. Trong khi
đó phần cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách cảm tính và chút
nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích hay không thích. Đó là
bản chất cảm tính của con người. Việc hành xử của mỗi người dựa trên tính cách lý trí
hay cảm tính là rất khác nhau. Bản thân tôi có đặc điểm suy nghĩ thiên về lý trí, luôn
có sự nhường nhịn trong việc xử lý các mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình
thường trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày. Sự nhường nhịn đòi hỏi phải kiểm soát
được những cảm xúc, nhiều khi gây ảnh hưởng bất lợi. Nếu một người biết kiểm soát
được cảm xúc của mình sẽ dễ có sự đồng cảm, chia xẻ với người khác. Tuy nhiên phải
nhận thấy rằng đây là bài học khó.
6


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

Thông thường mọi người đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và
cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để tổ chức thông tin, đưa các ý kiến, ra
các quyết định, triển khai hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Phong cách đánh
giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài với một kế hoạch và mục tiêu tổ chức lại những gì
xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Trong khi đó phong cách lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài như nó vốn có và
sau đó đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và
thay đổi kế hoạch. Tuy nhiên thực tế mọi người thường có phản ứng hành xử một cách
tự nhiên hoặc theo cách đánh giá hoặc theo cách lĩnh hội, tạo nên phong cách riêng

của mỗi người.
Mỗi phong cách đánh giá (J) hay lĩnh hội (P) đều có mặt thuận hay không
thuận, mặt mạnh hay hạn chế trong việc ứng xử thường ngày. Nhìn chung trong xử lý
công việc cần xem xét, suy nghĩ, cân nhắc và có sự chuẩn bị trước khi giải quyết thì
quá trình triển khai sẽ suôn sẻ, thuận lợi, không bị chạy theo sự vụ. Khi đã cân nhắc cụ
thể rồi sẽ có thời gian cho việc tập trung hành động để có được kết quả mong muốn.
Theo cách nhận thức như vậy tôi thấy mình phù hợp với phong cách đánh giá.
3. Kết luận
Đời sống xã hội chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú. Mọi lý thuyết chỉ
mang ý nghĩa ở mức độ tương đối nhất định. Các nội dung lý thuyết cho việc hoàn
thành bài tập trên đây cũng chỉ là sự đánh giá một cách tương đối khô cứng cho việc
mô tả tính cách mỗi con người. Tuy nhiên bằng công cụ khoa học khách quan bước
đầu cũng giúp cho chúng ta biết cách hiểu mình, biết người. Trong cuộc sống đầy
tranh đấu hiện nay, là một người nết na, nhu mì có lẽ chưa đủ mà còn phải là người có
khả năng quyết đoán, tự tin; là người hiền đức chưa đủ, mà còn phải là người biết
năng nổ hoạt động, đầy nghị lực, nhiệt huyết…
Báo cáo về tính cách bản thân cùng các hành vi cư xử trên cơ sở hoàn thành các
bài tập BIG 5 và MBTI không chỉ giúp cho bản thân mỗi học viên hiểu rõ hơn về bản
thân mình mà còn có thể giúp định hướng cho các hành vi cư xử trong thời gian tới
ngày một tốt hơn, nhằm hướng đến sự thành công của mỗi con người trong các hoạt
động thường nhật. Như vậy có thể xem như bản báo cáo này có tác dụng như một thứ
7


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

thước đo cho mỗi học viên tự xem xét, đánh giá lại bản thân mình thông qua một số
công cụ. Qua phần tự đánh giá trên, tôi đã xác định bước đầu bốn chữ cái thể hiện cho
tính cách cá nhân của mình là E-S-T-J .
Bất luận dù mang tính cách nào, mỗi người muốn có được sự hoàn thiện để từ

đó phát triển đều cần có sự tôn trọng, chia xẻ. Bản chất tự nhiên của con người là luôn
thích sống tự do hơn tự giác. Song nếu sự tự do đó ảnh hưởng không tốt đến người
khác là không thích hợp, bản thân cũng khó có thể được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Hạnh phúc luôn là điều quan trọng nhất nhưng cũng xuất phát từ những điều bình
thường, nhỏ nhất trong cuộc sống./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biết người biết mình. Trần Thị Quyên. NXB Thanh niên. 2008.
2. Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi. Andrew Matthews. NXB Văn hóa Thông
tin (bản dịch tiếng Việt.2005).
3. Nghệ thuật xử thế và hòa giải trong đời sống hàng ngày. Kỳ Anh. NXB Đà Nẵng.
2005.
4. Vươn đến sự hoàn thiện. Zig Ziglar. NXB trẻ (bản dịch tiếng Việt. 2008).
5. Một số bài viết về Nhận thức và Giá trị trên trang Web chungta.com.vn.

8


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong
bảng dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự
đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức
độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù
hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối

4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt
2.
3.
4.
5.

huyết
Chỉ trích, tranh luận
Đáng tin cậy, tự chủ
Lo lắng, dễ phiền muộn
Sẵn sàng trải nghiệm,

1

2

3

định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

5

6


7






một con người phóng
khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn

4








9


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:

Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con
người đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự
nhiệt tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong
của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết
mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài
một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc
Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong
hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại


Tính cách hướng nội

Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét



sau


động

 Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối



giao tiếp với thế giới bên ngoài





 Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành

 Thường cởi mở và được khích lệ

Thường cần một khoảng "thời gian
riêng tư" để tái tạo năng lượng



Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn

bởi con người hay sự việc của thế

đôi khi như "đóng lại" với thế giới

giới bên ngoài

bên ngoài

 Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi
trong mối quan hệ con người
Chọn điều phù hợp

nhất:



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một

– một

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần

giácquan (S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả
các chi tiết cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu
giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì."

10


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện trong
QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn
giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và
ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ
NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình
tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử
dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn
cách kia.
Các đặc điểm giác quan



Các đặc điểm trực giác

Tinh thần sống với Hiện Tại, chú



ý tới các cơ hội hiện tại






chú ý tới các cơ hội tương lai

 Sử dụng các giác quan thông



ra/ khám phá các triển vọng mới

giải pháp mang tính thực tiễn

là bản năng tự nhiên

Tính gợi nhớ giàu chi tiết về



 Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào


thông tin và các sự kiện trong

sự bố trí, ngữ cảnh, và các mối

quá khứ

liên kết

Ứng biến giỏi nhất từ các kinh



Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu
biết mang tính lý thuyết

 Thích các thông tin rành mạch



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ

và rõ ràng; không thích phải

liệu không thống nhất và với việc

đoán khi thông tin "mù mờ"

đoán biết ý nghĩa của nó


Chọn điều phù hợp
nhất:

Sử dụng trí tưởng tượng và tạo

thường và tự động tìm kiếm các

nghiệm trong quá khứ


Tinh thần song với Tương Lai,

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của
bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa

11


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản
chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách
CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không
thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản
chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành
nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng

hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ




Các đặc điểm cảm tính

 Tự động tìm kiếm thông tin



và sự hợp lý trong một tình

hưởng tới người khác trong một tình huống

huống cần quyết định

cần quyết định

 Luôn phát hiện ra công việc





thành.




 Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể
một cách tự nhiên

Dễ dàng đưa ra các phân tích
giá trị và quan trọng

Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và
phản ứng của con người.

và nhiệm vụ cần phải hoàn


Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh



 Chấp nhận mâu thuẫn như

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng
tiêu cực với sự không hòa hợp.

một phần tự nhiên và bình
thường trong mối quan hệ của
con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)


Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử
dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận)
để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống
của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt
mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội
tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục
tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn
12


Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón
nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.

Tính cách đánh giá




Tính cách lĩnh hội

 Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành



động.

không cần lập kế hoạch; vừa làm vừa


 Tập trung vào hành động hướng công

tính.

việc; hoàn thành các phần quan trọng





Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi
kết hợp

trước khi tiến hành.


Thoải mái tiến hành công việc mà

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách



 Thoải mái đón nhận áp lực về thời

xa thời hạn cuối.

hạn; làm việc tốt nhất khi hạn chót tới

 Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu


gần.


trình chuẩn để quản lý cuộc sống.

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn
E

S

T

J

13



×