Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG về PHƯƠNG PHÁP dạy học TRONG LỊCH sử GIÁO dục ý NGHĨA đối với VIỆC đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học TRONG các NHÀ TRƯỜNG QUÂN đội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.14 KB, 23 trang )

1

Tư tưởng về phương pháp dạy học trong lịch sử. Ý nghĩa với việc đổi
mới phương pháp dạy học trong các nhà trường quân đội hiện nay
Bất kỳ một hoạt động nào của con người muốn đạt được kết quả
cũng đều cần phải có những cách thức, biện pháp nhất định. Hoạt động dạy
học cũng vậy muốn thu được kết quả, sau khi xác định mục đích, lựa chọn
nội dung dạy học chúng ta cũng phải lựa chọn phương pháp dạy học phu
hợp. Phương pháp dạy học là yếu tố động nhất, phát triển đa dạng nhất của
quá trình dạy học, không có phương pháp dạy học thì không thể thực hiện
tốt mục đích dạy học, không thể làm cho người học lĩnh hội được nội dung
dạy học. Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học, trong
bất kỳ giai đoạn nào của lich sử giáo dục các nhà giáo dục tiêu biểu trên thế
giới và Việt Nam luôn chú ý nghiên cứu để hoàn thiện và phát triển các
phương pháp dạy học. Trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của giáo
dục và đào tạo việc nghiên cứu các tư tưởng về phương pháp dạy học trong
lịch sử, từ đó hoàn thiện và phát triển chúng để vận dụng vào quá trình dạy
học hiện nay là một vấn đề cấp bách đối với các nhà trường trong và ngoài
quân đội.
I. Tư tưởng về phương pháp dạy học trong lịch sử giáo dục thế
giới.
Lịch sử giáo dục phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài
người. Qua các giai đoạn lịch sử, dưới mỗi chế độ khác nhau, cùng với sự
phát triển của phương thức sản xuất giáo dục cũng có những đặc điểm khác
nhau. Sự khác nhau này thể hiện trong tất cả các nhân tố của quá trình dạy
học, từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục,…
Nhận thức được vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội, bất kỳ
chế độ xã hội nào cũng đều chú ý nghiên cứu giáo dục dưới các góc độ khác


2



nhau, trong đó có phương pháp dạy học. Có thể kể ra một loạt các nhà tư
tưởng giáo dục tiêu biểu trong lịch sử đã nghiên cứu về vấn đề này.
Thời kỳ cổ đại, ở phương Đông có Khổng Tử(551- 479 TCN) một
nhà giáo dục vĩ đại, người đã có những cống hiến lớn lao cho nền giáo dục
nhân loại. Trong thực tiễn dạy học của mình, ông có nhiều phương pháp dạy
học đặc sắc mang tính tích cực, có giá trị đến cả ngày nay. Ông luôn đòi hỏi
người học phải kết hợp chặt chẽ giữa học với suy nghĩa “Học tự kết hợp”.
Khổng Tử cho rằng “Học mà không suy nghĩa thì sẽ mờ mịt suy nghĩa mà
không học thì nguy hại”. Ổng viết “Học nhì bất tư tắc võng, tư nhi bất học
đắc đãi” (Trích Luận ngữ). Khổng Tử rất coi trọng cách thức học tập cẩn
trọng, tư duy linh hoạt, kiên trì để tìm ra chân lý. Ông cũng luôn yêu cầu
người học phải thường xuyên ôn luyện để củng cố kiến thức vững chắc để
làm tiền đề cho tư duy sáng tạo. Đặc biệt Khổng Tử đã rất chú trọng kích
thích sự suy nghĩ, tìm tòi,khám phá của học trò trong khi dạy học. Ông đòi
hỏi người thầy trong giảng dạy phải biết cách so sánh, chỉ dẫn, gợi ý, giúp
đõ, kích thích phát động người học; dẫn dắt để người học chiếm lĩnh lấy tri
thức và giá trị đạo đức (dụ, đạo, trợ, khải, phát). Với người học, Khổng Tử
luôn yêu cầu phải phát phát huy sự năng động, tính tích cực chủ quan của
bản thân người học, khi “nghe một” phải “biết mười”; “bảo cho điều đã qua
phải biết điều sắp đến”. Ông nói: “Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc, mà
không suy nghĩ ra ba góc kia thì không dạy nữa”.( luận ngữ)
Ở đây Khổng Tử đã yêu cầu người học phải tích cực tư duy, độc lập
suy nghĩ; đó là một nguyên tắc của việc dạy học . Khổng Tử có quan điểm
chỉ dạy học những học trò nào thể tính cố gắng, tích cực học tập tập và có
thái độ cầu thi cao. Ông vẫn thường dạy học trò của mình.


3


“Không tức giận vì muốn biết, thì không gợi mở cho. Không bực bội vì
không rõ được thì không bầy vẽ cho”.
(Trích Luận ngữ)
Có thể nói mặc dù cách đây hơn hai ngàn năm nhưng những tư
tưởng của Không Tử về cách thức dạy học vẫn còn nguyên giá trị, phải
chăng đó là những tư tưởng về một phương pháp dạy học tích cực.
Ở phương Tây nhà giáo dục cổ đại nổi tiếng người Hy Lạp Xôcrat
(469-399 TCN), là người thực hiện và đề xuất phương pháp dạy học bằng
cách hỏi – đáp giữa hai người mà giúp cho người khác đi đến chân lý, tự
rút ra chân lý. Thông qua nhiều câu hỏi khác nhau người thầy đưa người học
vào tình huống có vấn đề nhờ đó mà làm cho học sinh có được tri thức mới.
Phương pháp này rất giá trị được gọi là “phương pháp Xôcrát” hay “phương
pháp đỡ đẻ của Xôcrát. Đây chính là phương pháp đàm thoại hiện nay.
Tóm lại thời kỳ cổ đại lịch sử giáo dục đã ghi công của Khổng Tử và
Xôcrát nhưng những người đầu tiên đề xướng và thực hiện một phương pháp
dạy học tiến bộ, phát huy tính tích cực. Những tư tưởng đó đã mang lại giá
trị to lớn đóng góp vào sự phát triển của khoa học giáo dục, là cơ sở cho việc
nghiên cứu, vận dụng vào quá trình dạy học hiện nay. Tuy nhiên do phương
thức sản xuất, do chế độ chính trị xã hội những tư tưởn của hai ông về
phương pháp dạy học trên không được vận dụng sáng tạo, thời kỳ này
phương pháp dạy học kinh viện giáo điều vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Quá trình
dạy học chủ yếu là thầy dạy, trò ghi, người học chủ yếu là học thuộc lòng,
bắt chước làm theo hướng dẫn của thầy.
Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa (từ 1789 đến đầu thế kỷ XX), cùng
với sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN và sự phát triển của khoa
học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều tư tưởng về phương pháp dạy học tích cực


4


quan tâm đến vai trò tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Thời kỳ này
nổi lên tư tưởng của các nhà giáo dục vĩ đại như: Môngtenhơ (1533-1592),
Cômenxki (1592-1670), Rút Xô (1712-1778),

Usinxki (1824-1870)

….Mông te nhơ nhà giáo dục người Pháp quan niệm trong dạy học “Phải để
cho học trò chạy trước mà nhận xét, không nên bắt học trò phải nhắm mắt
theo những nhận định chủ quan của thầy”. Cômen xki nhà giáo dục người
Tiệp Khắc, ông tổ của nền giáo dục cận đại xác định “Tôi bồi dưỡng cho cho
học trò của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại”. Cômen xki
là người đầu tiên trong lịch sử đã khái quát những kinh nghiệm quí báu của
nhân loại về giáo dục thành lý luận, trở thành người đặt nền móng cho cho
khoa học giáo dục với tư cách một khoa học độc lập. Cômen xki đã phản đối
kịch liệt phương pháp dạy học giáo điều, kinh viện, nhồi sọ, bắt người học
phải học thuộc lòng, theo ông đó là cách giảng dạy áp đặt và nhồi nhét của
người thầy cho người học mà không có một sự giảng dạy chu đáo. Hậu quả
dảy ra “học sinh tội nghiệp của chúng tôi cứ ngẩn người, ngơ ngác không
biết có chuyện gì đang diễn ra”1. Để khắc phục điều đó ông chủ trương trong
dạy học không bắt buộc người học phải thuộc lòng mà phải làm cho họ hiểu,
không nên đòi hỏi người học phải nhớ những điều ngoài khả năng tiếp thu
của họ, cần mở rộng khả năng tiếp thu một cách tuần tự theo độ tuổi và nội
dung kiến thức. Ông kêu gọi hãy tìm ra phương pháp dạy học cho phép giáo
viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn, học sinh phải mở mang tài năng của
mình bằng khả năng độc lập của họ. Để thực hiện điều đón ông đưa ra các
nguyên tắc phải đi từ cái chung đến cái riêng, đi từ dễ đến khó, công việc ở
nhà trường không nên là một gánh nặng cho ai, tiến hành mọi công việc đều
phải từng bước chỉ nên bắt buộc người ta làm và làm có phương pháp. Ông
đã đề ra phương pháp tự nhiên, nhằm phát huy tính tích cực của người học,
và khái quát thành nguyên tắc chỉ đạo quá trình dạy học đó là nguyên tắc

1

Khoa Sư phạm vĩ đại TR 44


5

“tính tự giác và tính tích cực”. Nguyên tắc này đòi hỏi không chỉ giáo viên
mà cả bố mẹ các em học sinh, ban giám hiệu nhà trường… đều phải tìm mọi
cách để kích thích lòng ham học hỏi của các em. Về phía học sinh, Ông đòi
hỏi người học phải mở mang tài năng của mình bằng chính khả năng tích
cực, độc lập của bản thân, phải học bằng chính suy nghĩ của mình chứ không
phải của người khác. Với thầy cô giáo, ông đòi hỏi phải có những bài giảng
lý thú bổ ích và hấp dẫn, phải luôn khêu gợi cho học sinh chú ý đến bài
giảng và mỗi khi đặt câu hỏi là phải có sự tham gia của cả lớp, những học
sinh trả lời đúng phải được khen ngợi để khích lệ … Dạy bất cứ điều gì cũng
phải đặt ngay trước giác quan của người học. Ông là người đầu tiên đưa ra
quan điểm trong dạy học bên cạnh lời nói phải có hình tượng, nếu là hình
tượng có ý nghĩa , phù hợp với nội dung học tậpthì rất quan trọng và cần
thiết, nó sẽ mang lại tính luận chứng một cách rõ ràng. Đó là mội dung của
nguyên tắc dạy học trực quan – nguyên tắc được Cômenxki coi là vàng ngọc
trong dạy học.
Rút-xô nhà giáo dục người Pháp cũng cho rằng trong giáo dục
không được áp đặt mà phải tuân theo đòi hỏi tự nhiên của trẻ em. Trong giáo
dục phải làm cho trẻ em được tự do phát triển mọi mặt của nhân để có thể
làm chủ bản thân và có quyền tham gia quản lý xã hội. Trong dạy học ông
quan niệm phải phát huy tính tích cực của người học “Đừng cho học trò học
khoa học mà để chúng tự khám phá ra”. Usinxki nhà giáo dục người Nga
cũng rất quan tâm đến phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh. Theo ông
điều đó tạo ra “Cơ sở duy nhất vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả”,

ông không chỉ nhìn thấy vai trò của người thầy trong quá trình dạy học, mà
còn nhìn thấy vai trò của người học, do đó học viênkhông nên thụ động
trong quá trình dạy học mà nên cố gắng phát huy tính tích cực ở mức độ cao
nhất.


6

Tóm lại những tư tưởng giáo dục thời kỳ TBCN của các nhà giáo
dục vĩ đại trên, đặc biệt là tư tưởng về phương pháp dạy học đến nay vẫn
còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Nó đã góp phần thay thế
phương pháp dạy học giáo điều, kinh viện không phù hợp với nền văn minh
công nghiệp, nó còn góp phần phát triển và hoàn thiện lý luận dạy học hiện
đại, là những chỉ dẫn vô cùng quý báu cho việc tìm kiếm những phương
pháp dạy học tích cực.
Vào giữa thế kỷ XIX, Học thuyết Mác ra đời đã tác động đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có khoa học giáo dục. Học thuyết đã
luận giải một cách khoa học về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã
hội, về bản chất con người, về mục đích và nội dung giáo dục,…Đặc biệt đã
chỉ ra con đường, cách thức để thực hiện mục đích giáo dục những con
người phát triển toàn diện, đó là “nền giáo dục sẽ kết hợp lao động sản xuất
với giáo dục và thể dục, đối với hết thẩy trẻ em trên một tuổi nhất định nào
đó, và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng thêm sản xuất xã
hội, mà còn là phương pháp độc nhất và duy nhất để đào tạo ra những con
người toàn diện”. Kế thừa những tư tưởng giáo dục của Mác- Ăng ghen,
Lênin rất quan tâm đến con đường kết hợp giáo dục với lao động “Người ta
không thể hình dung được một xã hội lý tưởng tương lai, mà trong đó nền
giáo dục lại sẽ không kết hợp với lao động sản xuất của thế hệ trẻ” 1. Người
nhấn mạnh “Thế hệ thanh niên chỉ có thể học chủ nghĩa cộng sản khi đã gắn
liền từng bước thực tập, giáo dục, học tập của mình với cuộc đấu tranh

không ngừng của vô sản và những người lao động chống lại xã hội cũ và
bọn bóc lột”1. Những tư tưởng trên chính là cơ sở phương pháp luận chỉ đạo
việc xây dựng một nền giáo dục mới, giáo dục XHCN, mà tiêu biểu là nền
giáo dục Xô Viết. Dựa vững chắc trên Học thuyết giáo dục Mác xít, xuất
1
1

. Mác-Ăngghen-Lênin-Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, H1976, tr 111.
. Sdd, tr112


7

phát từ quan điểm hệ thống- cấu trúc, các nhà giáo dục Xôviết xem các
phương pháp dạy học như một hệ thống, một nhân tố của một quá trình toàn
vẹn, một đối tượng nhiều mặt, nhiều cấp độ, vì vậy phương pháp dạy học
được nghiên cứu cả ở bên trong và bên ngoài, cả bản chất và hình thức.
Trước hết phương pháp dạy học được quan niệm là sự tác động, phối hợp
giữa người dạy và người học, trong đó cả người dạy và người học đều tồn tại
và hoạt động như những chủ thể tích cực. Phương pháp dạy học rất đa dạng,
phong phú và tuỳ theo cách tiếp cận có thể phân chia thành từng nhóm để sử
dụng có hiệu quả. Mỗi phương pháp dạy học có vai trò vị trí khác nhau,
cũng như đều có những ưu, nhược điểm nhất định tuy nhiên chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi trong quá trình vận dụng phải linh hoạt,
sáng tạo. Trong các mối quan hệ cơ bản của phương pháp dạy học các nhà
giáo dục Xôviết thường nhấn mạnh mối quan hệ giữa mục đích, nội dung và
phương pháp dạy học; giữa phương pháp dạy học và phương pháp dạy học
bộ môn,….
Thành tựu của nền giáo dục Xô Viết khi nghiên cứu về phương pháp
dạy học không chi dừng ở đó mà các nhà giáo dục Xô viết còn đi ssâu

nghiên cứu phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học khác nhau. Khi
nghiên cứu về phương pháp dạy học đại học, các nhà giáo dục cho rằng ,
khác với phương pháp dạy học ở các nhà trường phổ thông phương pháp dạy
học đại học còn là hệ thống nhận thức được định hướng trong hoạt động
khoa học và học tập của người học. Vì vậy phương pháp dạy học đại học
phải xuất phát từ mục đích đào tạo chuyên gia, có các nhiệm vụ giáo dưỡng,
giáo dục, thực hành và khoa học. Trong tác phẩm “Những cơ sở lý luận dạy
học của việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên” tác giả
Nhizamốp đưa ra định nghĩa phương pháp dạy học như sau; Phương pháp
dạy học là cách thức làm việc của giáo viên và sinh viên, nhờ đó sinh viên


8

nắm được tri thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển
các năng lực. Quá trình dạy học, thầy và trò tồn tại , hoạt động như hai chủ
thể tích cực, Trong quá trình đó thầy và trò có mối quan hệ gắn bó biện
chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Ilina trong cuốn “lý luận dạy
học” quan niệm về vai trò của phương pháp dạy học “Việc đề ra những
nhiệm vụ nhận thức, việc tạo ra những tình huống có vấn đề và hàng loạt
những cách thức, phương pháp khác để kích thích tính tích cực của học sinh
sẽ góp phần khơi dậy thái độ học tập tự giác và kích thích tính tích cực suy
nghĩ của các em”. Cơrúpxcaia khi bàn về dạy học cho rằng muốn nâng cao
chất lượng trước hết nhà trường, thầy giáo cần khêu gợi sự hứng thú, tính
tích cực tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu những yêu cầu của cuộc
sống, của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có thể tạo được hứng
thú cho học sinh, phát triển óc sáng tạo ở trẻ khi hướng dẫn các em sử dụng
tri thức vào giải thích các hiện tượng thực tiễn cuộc sống. Ackhanghenxki
cho rằng trong dạy học người dạy phải quan tâm đến việc giúp cho người
học biết độc lập học tập như thế nào? độc lập nghiên cứu khoa học ra sao?

Tìm kiến thức như thế nào là tối ưu? Đây là tư tưởng thể hiện xu thế dạy học
hiện nay là không chỉ trangbị cho người học tri thức mà còn phải trang bị
cho họ phương pháp học suốt đời. Cùng với các nhà giáo dục trong nước,
các nhà giáo dục quân sự Xô viết đã có những đóng góp quí báu vào sự phát
triển của khoa học giáo dục. Nghiên cứu về phương pháp dạy học các nhà
giáo dục quân sự cho rằng; Phương pháp dạy học là các phương thức cộng
tác của giáo viên và học viên, nhờ đó người học lĩnh hội các kiến thức, kỹ
xáo và kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức, hình thành các phẩm chất
nhân cách và phẩm chất tinh thần chiến đấu. trong quá trình dạy học các nhà
giáo dục quân sự luôn chú ý “Bảo đảm tính tích cực, tự giác chủ động của
học viên trong quá trình dạy học”.


9

Tóm lại những thành tựu nghiên cứu về phương pháp dạy học của
các nhà giáo dục xô viết cả trong và ngoài quân đội đã góp phần làm phong
phú thêm lý luận dạy học và là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu,
đổi mới phương pháp dạy học.
Để thoát khỏi sự trì trệ của các phương pháp dạy học truyền thống
các nhà giáo dục phương Tây thế kỷ XX đều tích cực nghiên cứu để tìm
kiếm những cách thức dạy học mới. Có thể kể ra đây hàng loạt các nhà giáo
dục tiêu biểu, như J.Diwey nhà giáo dục Mĩ, đại diện cho chủ nghĩa thực
dụng cho rằng dạy học không chỉ là việc truyền thụ kiến thức với một khối
lượng lớn mà còn là sự phát triển một số kỹ năng của người học. Phương
châm của ông trong dạy học là phải phát huy vai trò của người học, coi
người học là trung tâm của quá trình dạy học. Đặc biệt trong những năm gần
đây trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, sự bùng nổ thông tin, xu
thế hội nhập,… nhiều phương pháp dạy học mới được nghiên cứu và sử
dụng rộng rãi ở các nước tư bản phát triển. Tuy khác nhau nhưng các

phương pháp dạy học đó đều tập trung vào việc thức tỉnh tối đa mọi tiềm
năng của con người, hình thành ở người học khả năng thích nghi tốt nhất,
nhanh nhất và có óc sáng tạo.
Tóm lại những kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học của các
nhà giáo dục tiêu biểu trong lịch sử tuy có những điểm khác nhau nhưng đều
thống nhất ở chỗ là cùng hướng tới phát huy vai trò tích cực, chủ động , tự
giác của người học. Có thể khẳng định những nghiên cứu đó vẫn còn nguyên
giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, nó là cơ sở cho việc nghiên cứu và đề xuất
những phương pháp dạy học tích cực hiện nay cho quá trình dạy học ở các
nhà trong và ngoài quân đội tại Việt Nam.
II. Tư tưởng về phương pháp dạy học trong lịch sử giáo dục Việt
Nam.


10

Vấn đề phương pháp dạy học trong lịch sử giáo dục Việt Nam tuy
chưa được nghiên cứu và ứng dụng một cách phong phú, đan dạng và sâu
sắc như một số nước trên thế giới nhưng nó cũng không chỉ đơn thuần được
sử dụng như là phương tiện di chuyển thông tin từ người dạy đến người học.
Đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp trí dục và đức dục, truyền
thống hiếu học phát triển khắp nơi, có nhiều biện pháp khuyến khích người
học. Phương pháp dạy học đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo các tầng
lớp nhân dân và quan lại triều đình phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc.
Giáo dục trong các triều đại phong kiến đã đào tạo được đội ngũ
đông đảo chiến binh có khả năng chiến đấu cao trước kẻ thù xâm lược.
Những thành tựu ấy ngày càng tô thắm thêm lịch sử hào hùng của dân tộc,
đồng thời để lại những bài học có giá trị về giáo dục quân sự cho đến hiện
nay. Các phương pháp dạy quân, luyện quân của cha ông ta trong lich sử đã

góp phần tạo nên nghệ thuật quân sự, nghệ thuật giáo dục quân sự Việt
Nam.Các phương pháp huấn luyện ngày càng phong phú và đa dạng, từ chồ
chủ yếu là luyện tập thực hành kết hợp với diễn tập nhằm làm cho binh sĩ
thành thạo kỹ chiến thuật chiến đấu, đến chỗ đã chú trọng kết hợp giữa phát
triển trí dục và đức dục, dưới nhiều hình thức khác nhau,…
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công cho đến nay, cùng với sự
ra đời của một nền giáo dục mới mang tính chất nhân dân sâu sắc, với sự
phát triển của kinh tế xã hội việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện, phát triển
phương pháp dạy học cho các đối tượng, các bậc học ngày càng được chú ý,
quan tâm hơn.
Chủ tịch1 Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài của cách mạng
Việt Nam, Người còn là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người
1


11

tực tiếp tổ chức, giáo dục và rèn luyện quân đội ta. Suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng, Người luôn giành sự quan tâm dặc biệt đến công tác giáo dục.
Nổi bật và xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục của Người, đó là tư tưởng về
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, Người nói “Học
để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành
mà không học thì hành không trôi chảy”. Xuất phát từ quan điểm trên, Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng các phương pháp huấn luyện thiết thực, có
hiệu quả. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người đã chỉ ra những
cách thức huấn luyện như sau: Phải phân chia nội dung các môn học mà học
dần dần. Học tập theo nguyên tắc: kinh nghiệm và thực tế phải đi liền nhau.
Tổ chức ra từng lớp, lấy tự học làm cốt, kết hợp với thảo luận … huấn luyện
phải thiết thực, chống chủ quan, hẹp hòi, ba hoa. Huấn luyện phải có kiểm
tra, thi khảo và thưởng phạt…

Trog tác phẩm "Nói về công tác huấn luyện và học tập", một trong
những vấn đề mà Người quan tâm là "Huấn luyện như thế nào?"; đây là một
nhân tố trung tâm nói về cách thức huấn luyện. Người đã chỉ ra những cách
huấn luyện rất thiết thực và hiệu quả.
Nhìn chung, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện Người luôn
dạy chúng ta phải có phong cách học tập tự giác, tích cực, chủ động "phải
biết tự động học tập". Hồ Chí Minh rất coi trọng việc bảo đảm tính hệ thống,
tính toàn diện và tính thiết thực trong huấn luyện. Người cho rằng: phải thiết
thực chu đáo hơn, huấn luyện theo phương thức từ dưới lên trên và phải phát
huy tối đa năng lực của chú thể, thầy thì chỉ đạo, đãn dắt; trò thì lất tự học
làm cốt; tập thể lớp học thì phải tích cực tranh luận với nhau…
Đối với các nhà trường quân sự, những tư tưởng cơ bản trên của Hồ
Chí Minh là nền tảng phương pháp luận vững chắc, là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động lý luận và thực tiễn, nhằm đổi mới nội dung và phương pháp dạy


12

học đáp ứng với những yêu cầu phát triển của quân đội và xã hội trong giai
đoạn hiện nay; góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ
và từng bước hiện đại.
Trong nền giáo dục Việt Nam, trước đây vấn đề phương pháp dạy
học ở các trường đại học thường bị xem nhẹ trong quá trình dạy học. Người
ta dựa vào sự uyên bác của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy
nhiên do sự cần thiết phải phát triển lý luận dạy học đại học nói chung và lý
thuyết về phương pháp dạy học đại học nói riêng mà vấn đề phương pháp
dạy học đại học được quan tâm nghiên cứu một cách thích đáng, nhiều hội
nghị rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học ở đại
học được tổ chức. Các công trình khoa học, các bài báo nghiên cứu về
phương pháp dạy học đại học được công bố ngày càng nhiều hơn. Một số tác

giả đi đầu trong việc nghiên cứu vấn đề này là: Lê Khánh Bằng, Đặng Vũ
Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Nhu An … Cho đến nay đã xuất hiệ
nhiều công trình, nhiều giáo trình về giáo dục đại học và lý luận dạy học đại
học. Tổ chức quá trình dạy học đại học của Phó Giáo sư Lê Khánh Bằng, lý
luận dạy học đại học của Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức … Trong
các giáo trình đó lý thuyết về phương pháp dạy học đại học và những xu thế
đổi mới phương pháp dạy học đại học được các tác giả quan tâm luận giải và
đạt tới mức độ sâu sắc nhất định. Đề tài khoa học "Cải tiến phương pháp dạy
học trong các trường đại học và cao đẳng" do Phó Giáo sư Lê Khánh Bằng
làm chủ nhiệm đã đi sâu tìm hiểu hiện trạng vấn đề phương pháp dạy học đại
học, xây dựng cơ sở lý luận chung và các phương hướng biện pháp cải tiến
phương pháp dạy hoc đại học ở nước ta. Về cơ bản, theo các nhà nghiên cứu
thì phương pháp dạy học ở nước ta còn nặng về lý thuyết, nặng về thuyết
trình, nhẹ về rèn luyện nghề nghiệp chuyên môn và kỹ năng tay nghề, nặng
về phía giáo viên trình bày diễn giảng, chưa phát huy được tính độc lập, tự


13

chủ của sinh viên … Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như
một vấn đề cấp thiết của quá trình dạy học hiện nay.
III. Những vấn đề thực tiễn đặt ra và phương hướg đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của
người học trong các nhà trường đại học quân sự hiện nay.
Quá trình sư phạm ở các nhà trường quân sự là quá trình chuẩn bị
con người cho chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và công tác trong điều kiện khó
khăn căng thẳng, đòi hỏi cao về trí lực và thể lực. Ở các nhà trường đại học
quân sự, những nhận thức quan niệm về vấn dề phương pháp dạy học cũng
như việc lựa chọn và sử dụng chúng hết sức đang dạng và phong phú. Trước
yêu cầu của việc đổi mới, nâng cao chất lượng quá trình đào tạo và vị trí vai

trò của phương pháp dạy học; một số trường đã có những công trình nghiên
cứu cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học; các kết quả nghiên cứu bước đầu
được ứng dụng vào quá trình đào tạo.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng ở các nhà trường đại học quân sự
hiện nay phương pháp dạy học chưa đáp ứng được trình độ đào tạo bậc đại
học, tính chất dạy học vẫn là chuyển tải, thông báo, tái hiện các kiến thức.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên chủ yếu vẫn là "độc thoại" theo kiểu
"thầy nói, trò ghi"; một số phương pháp dạy học có chức năng trội để phát
huy tính tích cực của học viên ít được sử dụng nhuần nhuyền với các
phương pháp khác. Trong nhiều năm chúng ta mới chú trọng nhiều tới mặt
nội dung mà chưa quan tâm đầy đủ đến phương pháp. Hệ thống phương
pháp huấn luyện trong nhiều năm trước tuy có chứa đựng nhiều yếu tố hợp
lý mà nay vẫn cần được phát triển dưới ánh sáng đổi mới tư duy giáo dục
nhưng nhìn chung hệ thống đó vẫn còn nhiều yếu tố chưa khoa học, chậm
tiếp cận với lý luận khoa học giáo dục hiện đại. Đó vẫn là hệ phương pháp
giản đơn về mặt hình thức; một thời gian dài, chúng ta đã dừng lại ở một số


14

phương pháp dạy học. Giáo dục truyền thống rất ít biến đổi cho tời lúc nó tỏ
ra không phát triển kịp với đòi hỏi của thời kỳ mới, thời kỳ mà lý thuyết
cũng như phương thức giải quyết các vấn đề của cuộc sống đã thay đổi. Thời
kỳ mới không dung hợp phương pháp dạy học cũ mà đòi hỏi phải cải cách
nó.
Một trong những vấn đề làm cho phương pháp dạy học ở các nhà
trường quân sự còn hạn chế là do nhận thức của người dạy và người học về
phương pháp dạy học còn phiến diện và tách biệt, chưa thấy được đầy đủ các
đặc trưng và mối quan hệ của phương pháp dạy học. Giáo viên chủ yếu
hướng vào thực hiện chức năng truyền thụ, chưa chú ý thực hiện chức năng

tổ chức, điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học. Còn học viên
thường ở vị trí khách thể, thụ động tiếp nhận các kiến thức và tìm cách tái
hiện những điều thầy đã giảng trên lớp. Cách học đó đã trở thành thói quen
học tập của không ít học viên. Hệ thống các phương pháp, hình thức tổ chức
và phương tiện dạy học còn giản đơn, ít sử dụng hoặc chưa có, chưa áp dụng
các phương pháp, hình thức phương tiện mang tính chất phát huy tính tích
cực nhận thức của học viên.
Do nhận thức rằng quá trình dạy học là quá trình trang bị kiến thức,
kỹ xảo, kỹ năng mà chưa thấy rằng đó phải là quá trình dạy nghề, dạy người,
dạy phương pháp và phải kích thích được tư duy độc lập, sáng tạo của học
viên trong nhận thức. Đánh giá về phương pháp dạy học ở các nhà trường
quân sự hiện nay, Nghị quyết số 93/ĐUQSTW chỉ rõ "Phương pháp đào tạo
còn giản đơn, nặng về truyền thụ lý thuyết, nguồn thông tin khoa học hạn
hẹp, thời gian thực hành chưa hợp lý"1.

1

Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Nghị quyết số 93/ĐUQSTW, ngày 01/6/1994 Tr 3, 4


15

Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi
phải có những con người, trong đó có đội ngũ sỹ quan quân đội phát triển
toàn diện, thích ứng với nhịp sống, hơi thở của đất nước.
Cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công gnhệ là những
diễn biến hết sức mau lẹ trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội đòi hỏi quá
trình dạy học ở nhà trường quân sự phải nâng cao khả năng tư duy, suy nghĩ
độc lập. Có khả năng phân tích, giải quyết mọi vấn đề nhanh đáp ứng sự
biến động và phức tạp của tình hình. Vì vậy phải sử dụng các phương pháp

dạy học tích cực để tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học. Bảo
đảm cho người học nắm tri thức một cách vững chắc và phát triển toàn diện
những khả năng nhận thức mà trước hết là phát triển tư duy của họ. Nghị
quyết Trung ương 4 - khoá VII (01/1993) về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp
giáo dục - đào tạo" đã chỉ rõ "Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại
để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề".
Gần đây, Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII trong mối quan tâm
chung về giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ đã nhấn mạnh tư tưởng
giáo dục "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của
học sinh, nhất là sinh viên đại học"1
Để chuẩn bị tốt cho đội ngũ cán bộ quân đội vừa thật sự vững vàng
về quan điểm, lập trường giai cấp vừa thông minh, nhạy cảm cao trong cuộc
đấu tranh chính trị, tư tưởng hiện nay; quân đội mà trước hết là các nhà
trường quân đội cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có việc đổi mới
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, NQTW2 khoá VIII, NXBCTQG, H1997; TR41


16

phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của
người học trong quá trình đào tạo sĩ quan các cấp.
Quán triệt các quan điểm cơ bản định hướng, đổi mới phương pháp
dạy học trên đây, kế thừa tư tưởng dạy học của cha ông. Quá trình đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của

người học trong các nhà trường quân sự cần tập trung vào một số phương
hướng cơ bản sau đây.
Trước hết phải thường xuyên xây dựng cho người học đông cơ học
tập đúng đắn kết hợp với việc đổi mới nội dung dạy học phù hợp với yêu cầu
nghề nghiệp của oc viên.
Tính tích cực học tập của học viên được bắt đầu từ động cơ học tập
đúng đắn của người học; vì vậy trong dạy học phải thường xuyên quán triệt
để học viên hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chung của khoá học và từng
môn học, bài học cụ thể. Mỗi bài học, môn học chỉ khơi dạy được tinh thần
tích cực học tập của học viên khi họ hiểu được rằng quá trình học tập nhằm
đạt tới cái gì ? để nắm được nội dung học tập thì phải làm gì? tác dụng và ý
nghĩa của nó đối với công tác chuyên mông của mình. Do đó giáo viên, các
lực lượng làm công tác giáo dục đào tạo cần phải thường xuyên quán triệt
cho học viên nắm chắc, hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập. Việc
làm đó cần phải được cụ thể hoá vào từng môn học, bài học và các hoạt
đông của đơn vị, các phong trào thi đua…
Để hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo của khoa học học viên phải
học tập một số lượng lớn nội dung của nhiều môn học. Trong sự bùng nổ trí
thức như hiện nay điều quan trọng là phải làm cho người học nâng cao khả
năng tổng hợp tri thức, biết lựa chọn, sàng lọc những điều cần thiết trong
khối lượng kiến thức khổng lồ ấy để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ
chuyên môn của mình. Vì vậy nội dung dạy học cần lựa chọn phù hợp với


17

khả năng của từng đối tượng đào tạo. Nội dung dạy học phải là những cái
mới có tính hiện đại phù hợp với xu thế phát triển, phù hợp và có tính ứng
dụng cao trong huấn luyện, giáo dục của quân đội và phù hợp với mục tiêu
đào tạo của từng đối tượng.

Cải tiến nội dung học tập không phải là yêu cầu học viên học thuộc
nội dung bài giảng của giáo viên mà phải kết cấu nội dung dưới dạng các
vấn đề có chứa đựng những mâu thuẫn trong nội dung bài học, môn học
hoặc mâu thuẫn giữa nội dung yêu cầu của bài học, của vấn đề thực tiễn với
khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề của học viên. Mỗi tình huống, vấn
đề học tập phải chứa đựng một đơn vị nội dung nhằm thực hiện mục tiêu cụ
thể của bài học.
Trong thiết kế nội dung dạy học cần bảo đảm tính lôgích của nội
dung, của quá trìh dạy học phù hợp với lôgích nhận thức của học viên. Cần
lược bỏ những tri thức không phù hợp và không thật sự cần thiết trong từng
bài học đến cả môn học trên cơ sở mục tiêu dạy học. Khăc phục tình trạng
nội dung thừa mà vẫn thiếu (thừa cái cũ nhưng thiếu cái mới, thừa cái lạc
hậu nhưng thiếu cái hiện đại, thừa lý luận nhưng thiếu thực tiễn). Tăng
cường nội dung dạy học rèn luyện kỹ năng thực hành cho học viên theo
chuyên ngành đào tạo.
Việc đổi mới nội dung dạy học là khâu khó khăn và phức tạp nhưng
rất quan trọng và cần thiết. Trong cuộc đấu tranh giữa lý trí và tình cảm này
sẽ xuất hiện nhiều trí thức mới giúp cho quá trình dạy học thúc đẩy tính tích
cực của học viên. Vì vậy cần mạnh dạn, tích cực "Rà soát lại và đổi mới một
bước sách giáo khoa, loại bỏ những nội dung không cần thiết, bổ sung
những nội dung cần thiết theo hướng bảo đảm kiến thức cơ bản, cập nhật với


18

tiến bộ của khoa học và cộng nghệ, tăng nội dung khoa học, công nghệ ứng
dụng, tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành" 1
Hai là, tăng cường các phương pháp dạy học thực hành nghề nghiệp
quân sự cho học viên.
Trong các phương pháp dạy học để hình thành và phát triển các

phẩm chất, năng lực nghề nghiệp thì thực hành là phương pháp rất quan
trọng giúp cho học viên nắm vững các tri thức, kỹ năng nghề nghiệp một
cách nhanh chóng, vững chắc, sát thực tiễn hoạt động trong tương lai. Việc
tăng cường các phương pháp dạy học thực hành để học viên có trình độ cao,
thuần thục trong công tác chuyên môn là điều rất cần thiết. Vì vậy ngay
trong giảng dạy lý thuyết và các môn lý luạn cũng phải tăng cường thực
hành nghề nghiệp cho học viên. Biện pháp để thực hiện vấn đề này là xen kẽ
hợp lý giữa thuyết trình với các phương pháp dạy học khác. Các phương
pháp dạy học được sử dụng với mục đích đó là các phương pháp gắn với
việc tổ chức cho học viên thực hành các hành động có quan hệ chặt chẽ với
nội dung trì thức lý thuyết mà học viên đang nghiên cứu. Thông qua thực
hành, vận dung tri thức được học vào hoạt động nghề nghiệp giúp cho học
viên lập luận và vận dung tổng hợp các tri thức lý thuyết vào các tình huống
nghề nghiệp có hiệu quả hơn.
Quá trình dạy học cần phải cho học viên trực tiếp thực hiện các thao
tác thực hành: tập luyện, thực tập, diễn tập, bài tập nghiên cứu … để vận
dụng lý thuyết vào những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, qua đó mà lĩnh
hội tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nhất đinh. Các thao tác thực hành
vận dụng trí thức vào tình huống như vậy được giáo viện lựa chọn, sắp xếp
cho học viên thực hiện nhằm mục đích dạy học. Vì vậy cần phải lựa chọn
những tri thức, kỹ năng thực hành có giá trị nghề nghiệp cao, sát thực tiễn
1

Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 2 khoa VIII, NXBCTQG 1997, tr 40


19

yêu cầu nghề nghiệp. Phải xây dựng thành những tình huống nghề nghiệp,
mô phỏng được các hoạt động nghề nghiệp đặc trưng của người học. Hiện

nay nhiều môn học, ở nhiều nhà trường đã sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ
hữu hiệu cho dạy học thực hành. Có thể nói, bài tập vừa có tác dụng đề ra
nhiệm vụ nhận thức cho người học để định hướng cho quá trình tìm tòi, khai
thác các tri thức, vừa làm phát triển ở học trí tuệ và kỹ năng vận dụng lý luận
vào thực hành như bài tập sắm vai, bài tâp tình huống, nhưng trong tương
lai cần phải có những dạng bài tập trắc nghiệp.
Cùng với việc tăng cường sử dụng hệ thống bài tập, quá trình dạy
học chúng ta còn phải chú ý tới việc tổ chức cho học viên nghiên cứu khoa
học. Đây không chỉ đơn thuần là tập dượt để rèn luyện kỹ năng nghiên cứu
mà chính là nhằm tạo điều kiện cho người học tự chiếm lĩn lấy tri thức. Có
nhiều phương thưc huy động học viên nghiên cứu khoa học: tăng cường tổ
chức cho học viên viết tiểu luận, luận văn, mở rộng các hình thức sinh hoạt
khoa học quần chúng, khuyến khích học viên viết bài cho các báo và tạp chí

Tăng cường dạy học thực hành cho học viên đào tạo trong các nhà
trường quân sự hiện nay là một trong những biện pháp "Tiếp tục cải tiến
phương pháp giáo dục nhất là ở bậc đại học, thực hiện tốt các quan điểm,
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của người
học, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo; gắn lý thuyết với thực hành, lấy
thực hành làm chính, cả trong giảng và học coi trọng kinh nghiệm truyền
thống, coi trọng rèn luyện thực hành, kết hợp giảng dạy, học tập với nghiên
cứu khoa học …"1
Ba là, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học kích thích
tính tích cực nhận thức với các phương pháp dạy học khác.
1

Đảng uỷ Quấn sự trung ương, NQ93/ĐUQSTW ngày 01/6/1994; tr 9, 10


20


Phát huy tính tích cực nhận thức của học viên tỏng quá trình dạy học
là vấn đề có tính phổ biến trong toàn bộ lịch sử giáo dục. Các nhà giáo dục
học trong mọi thời kỳ lịch sử đều khẳng định, dạy học mà không phát huy
được tính tích cực nhận thức và tính độc lập nhận thức của học viên thì dạy
học không có kết quả. Phát huy tinh tích cực nhận thức của học viên trở
thành mục tiêu tìm tòi, khám phá, tiếp cận của nhiều thế hệ các nhà giáo dục
trên toàn thế giới và ở Việt Nam.
Tính tích cực nhận thức tiềm năng trong mỗi chủ thể cần phải được
kích thích, phát huy trong quá trình dạy học. Các phương pháp dạy học coi
trọng thúc đẩy sự biến đổi năng động, linh hoạt của mô hình tâm lý hoạt
động nhận thức trong khi truyền đạt và tổ chức lĩnh hội tri thức của học viên
gọi là phương pháp dạy học kích thích (hay phát huy) tính tích cực nhận
thức.
Một số phương pháp dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực
nhận thức của người học là: dạy học nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, mô
hình hoá, phương pháp tổ chức hoạt động tự học của học viên … Những
năm gần đay, trong hệ thống phương pháp dạy học nổi lên sự chú ý bàn luận
phương pháp "lấy người học làm trung tâm", "phương pháp khám phá"…
Có thể coi sự thay đổi và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm "khơi
dậy", "kích thích" tính tích cực của người học là "cuộc cách mạng" trong dạy
học hiện đại.
Như chúng ta thấy, phương pháp dạy học hiện nay khá đa dạng và
phong phú; không thể có một phương pháp nào là vạn năng cho mọi đối
tượng. Vì vậy việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học với
nhau như một đòi hỏi tất yếu khách quan và cần thiết để nâng cao chất lượng
quá trình dạy học. Trong giảng dạy phải biết sử dụng kết hợp cả thuyết trình,
đàm thoại với nêu vấn đề, đóng vai - mô hình hoá … mà giáo viên đã có sự



21

nghiên cứu, chuẩn bị trước để học viên tham gia khám phá tri thức. Cách
giảng dạy này có thể vận dụng ở nhiều hình thức dạy học khác nhau, tuỳ
từng hình thức hay chủ đề cụ thể vận dụng một cách phù hợp nhất. Nhìn
chung, sử dụng một phương pháp dạy học nào đó giáo viên cần phải tiến
hành thận trọng, có sự chuẩn bị chu đáo từ giai đoạn thiết kế, thi công giáo
án đến khi lên lớp, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh, bổ xung tạo ra tình
huống tiếp theo, xây dựng động cơ mới cho người học.
Trong dạy học, học viên không chỉ học thầy kiến thức mà học học cả
phương pháp của thầy, vì vậy nhất thiết phải tổ chức cho họ tích cực, chủ
động tham gia vào quá trình dạy học ngay từ những ngày đầu bước vào học
tập ở trường. Nhà bác học vĩ đại Anbe Anhxtanh đã từng nói "Cái gì đã có
trong các trang sách thì tôi không giảng", nghĩa là giáo viên chỉ nên đi vào
những nội dung bản chất, cốt lõi, khi giảng những nội dung ấy cần thiết phải
đặt ra những vấn đề để học viên nghiên cứu hiểu một cách tường minh. Đặt
dần học viên vào các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết nội
dung học tập.
Với quan điểm, "Dạy học ở đại học không chỉ rèn tri thức mà phải
rèn cả trí thông minh", vì vậy phải vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học để nâng cao kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo cho những sỹ quan
tương lai nhanh nhạy xử lý các tình huống xảy ra trong huấn luyện, giáo dục
quân nhân ở đơn vị cơ sở.
Tóm lại, xây dựng và thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy
học kích thích tính tích cực nhận thức của người học kết hợp với các phương
pháp dạy học khác là phương thức quan trọng nhằm khai thác chức năng
phát triển của các phương pháp dạy học, tăng cường sự điều khiển của học
viên, khắc phục các cách dạy xuôi chiều, bày sẵn của giáo viên.



22

Bốn là, tổ chức tốt các hình thức dạy học đồng thời với việc đổi mới
các phương tiện dạy học.
Hình thức dạy học rất đa dạng, mỗi hình thức có những đặc điểm
riêng. Việc lựa chon và sử dụng cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sư
phạm xác đáng, phù hợp với mục đích, nội dung và nâng cao được chất
lượng dạy học.
Nhằm phát huy tính tích cực của học viên đào tạo ở các nhà trường
quân sự hiện nay, theo chúng tôi trong tổ chức dạy học giáo viên phải năm
chắc thực chất quy trình tổ chức các hình thức dạy học và kết hợp khéo léo
các hình thức với nhau; tuỳ theo đối tượng và nội dung để sử dụng hình thức
chủ đạo hợp lý. Xu hướng chung của việc tổ chức nâng cao chất lượng các
hình thức dạy học hiện nay là tăng tính tích hợp các hình thức dạy học với
nhau. Trong một nội dung dạy học ngoài hình thức giữ vài trò chủ đạo, có
tính chất xương sống giáo viên có thể xen kẽ kết hợp với các hình thức khác,
bằng việc kết hợp nhiều phương pháp dạy học buộc học viên phải huy động
mức độ tích cực cao để nắm chắc nội dung của bài học. Để khắc phục những
hạn chế trong thực hành theo chức trách nhiệm vụ sau khi ra trường của học
viên cần phải tìm cách nâng cao khả năng thực hành cho học viên ngay khi
học ở nhà trường lên cao hơn nữa. Tăng cường các hính thức sau bài giảng
và các hình thức dạy học thực hành để người học sau khi ra trường có thể
thuần thực trong công tác chuyên môn của mình.
Phương pháp dạy học ở đại học gắn liến với các phương tiện dạy
học. Sự thay đổi của phương pháp dạy học có tác động mạnh mẽ và trực tiếp
đến hiệu quả lĩnh hội tri thức của học viên. Trong những biện pháp tạo ra sự
đổi mới phương pháp dạy hoc thì sự kết hợp các phương pháp dạy học cụ
thể với phương tiện dạy học luôn tạo ra những khả năng mới của phương
pháp dạy học. Vì vậy, sự tham gia của phương tiện dạy học. Đặc biệt là



23

phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ tạo ra chất lượng dạy học rất cao. Làm cho
phương pháp dạy học có sự đổi mới theo hướng chuyển từ trọng tâm là
truyền đạt sang trọng tâm là tổ chức điểu khiển, nhờ đó mà kích thích mạnh
mẽ tính tích cực nhận thức của học viên, nâng cao chất lượng dạy học. Vì
vậy đổi mới cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học ở các nhà trường
đại học quân sự hiện nay cần tập trung vào một số phương hướng cơ bản
sau:



×