Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De thi GVDG huyen vinh linh co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.82 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH LINH.
ĐỀ THI: KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
ĐĂNG KÍ DẠY GIỎI CẤP HUYỆN – BẬC THCS.
NĂM HỌC 2011-2012
(Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề).
Ngày thi: 16/12/2011- Địa điểm tại THCS Nguyễn Trãi – Vĩnh Linh.
---------------------------------------------------------------------------Câu 1 ( 2 điểm).
Nêu các phương pháp dạy học tích cực hiện nay giáo viên thường
sử dụng vào giảng dạy. Anh ( hay chị) sử dụng những phương pháp nào ?
Câu 2: ( 2 điểm).
Thực hiện điểm “NHẤN” của Sở GD&ĐT Quảng Trị năm học
2011-2012 về “ Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học”, anh (hay
chị) đã làm được đồ dùng dạy học gì để dự thi cấp trường. Mô tả thiết bị đã
( sẽ) làm và trình bày ứng dụng của thiết bị đó vào tiết dạy.
Câu 3: ( 2 điểm).
Anh ( hay chị) hãy trình bày nội dung chính “việc làm mới” đã
( đang) thực hiện của bản thân trong năm học này?
Câu 4: ( 2 điểm).
Nêu những nội dung chính của phong trào thi đua” Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Câu 5: ( 1 điểm).
Nêu các bước để soạn một giáo án? theo anh(chị) bước nào là
quang trọng nhất ?
Câu 6: ( 1 điểm).
Anh ( hay chị) hiểu gì về “Sử dụng bản đồ tư duy” trong đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay? Cho ví dụ minh họa.
PHÒNG GD&ĐT VINH LINH.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN – BẬC THCS.
NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1 ( 2 điểm).


Hãy nêu các phương pháp dạy học tích cực hiện nay giáo viên
thường sử dụng. Anh ( hay chị) sử dụng phương pháp nào để giảng dạy hàng
ngày ? vì sao?
* Hướng dẫn chấm:
a) Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cự hóa hoạt động học
tập của học sinh. Tích cực hóa hoạt động học tập là quá trình làm cho
người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính
họ.
Các loại Phương pháp dạy học tích cực thường áp dụng:
1- Dạy học gợi mở - vấn đáp.
(0,25 điểm).
2- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .
(0,25 điểm).
3- Dạy học hợp tác trong nhóm , tổ.
(0,25 điểm).
4- Dạy học trực quan.
(0,25 điểm).
5- Dạy học luyện tập và thực hành .
(0,25 điểm).
6- Dạy học trò chơi.
(0,25 điểm).
7- Dạy học bằng bản đồ tư duy ( còn gọi Lược đồ tư duy, sơ đồ tư
duy). (0,25 điểm).
b- Giáo viên trình bày những phương pháp thường dùng trong giảng
dạy có hiệu quả.
(0,25 điểm).
Câu 2: ( 2 điểm).
Thực hiện điểm “NHẤN” của Sở GD&ĐT Quảng Trị năm học
2011-2012 về “ Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học”, anh
(hay chị) đã làm được đồ dùng dạy học gì để dự thi cấp trường? Mô tả thiết

bị đã ( sẽ) làm và trình bày ứng dụng của thiết bị vào giảng dạy.
* Hướng dẫn chấm:
a) Chủ đề “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học”
là một nội dung trọng tâm, bắt buộc giáo viên thực hiện trong quá trình giảng
dạy của năm học này ; yêu cầu trong các tiết dạy phải sử dụng thiết bị đồ
dùng dạy học và có tính sáng tạo trong việc cải tiến và làm TB DH mới.
- Đồ dùng, thiết bị phù hợp với nội dung chương trình cấp học : (0,5 điểm).
- Phần mô tả làm rõ được ĐD,TB…. Nói được vật liệu rẻ tiền; mang đầy đủ
tính sư phạm ,tính kỹ thuật, tính mỹ thuật, tính kinh tế,tính sáng tạo.
( 1 điểm).
b).Trình bày rõ phần ứng dụng vào bài dạy cụ thể .
( 0,5 điểm).
Câu 3: ( 2 điểm).
Anh ( hay chị) hãy trình bày nội dung “việc làm mới” đã ( đang)
thực hiện của bản thân trong năm học này.

1


Hướng dẫn chấm:
Yêu cầu giáo viên
1.Chọn được đề tài khả thi, sát với công việc được giao. ( 0,5 điểm).
2.Trình bày các giải pháp thực hiện khoa học, điểm mới… ( 1 điểm).
3.Tính hiệu quả và bài học kinh nghiệm của việc làm mới. ( 0,5 điểm).
Câu 4: ( 2 điểm).
Hãy nêu những nội dung chính của phong trào thi đua” Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”?
* Hướng dẫn chấm:
Trình bày nêu được 5 nội dung chính của cuộc vận động:
- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp,an toàn.

( 0,5 điểm).
- Dạy và học có hiệu quả.
( 0,5 điểm).
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
( 0,5 điểm).
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. ( 0,25 điểm).
- Tìm hiểu, chăm sóc,phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa .
( 0,25 điểm).
Câu 5: ( 1 điểm).
Nêu các bước để soạn một giáo án, theo anh(chị) bước nào là quan trọng
nhất ?
* Hướng dẫn chấm:
a) Nêu đủ các bước: (0,5 điểm).
Bước 1: Mục tiêu ( Kiến thức, kĩ năng, thái độ ).
Bước 2: Phương pháp giảng dạy( các pp gv thường sử dụng )
Bước 3: Chuẩn bị giáo cụ ( của thầy và trò).
Bước 4: Tiến trình bài dạy:
+ Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ.
+ Nội dung bài mới ( đặt vấn đề, triển khai bài dạy: các hoạt động
của thầy và trò).
+ Củng cố.
+ Hướng dẫn về nhà.
Bước 5: Rút kinh nghiệm .
b) Quan trọng nhất là: xác định đúng mục tiêu và tổ chức các hoạt động dạy
học. (0,5điểm).
Câu 6: ( 1 điểm).
Hãy trình bày những hiểu biết của mình về phương pháp: “Sử
dụng bản đồ tư duy” trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay? Cho ví
dụ minh họa.

* Hướng dẫn chấm: Hiểu và diễn đạt được nội dung:
a). Bản đồ tư duy (…) : ( 0,5 điểm).
- Phương pháp truyền thống: Trong quá trình giảng dạy giáo viên
thường hướng dẫn cho học sinh các phương pháp trình bày bài ghi (dàn bài)
như gạch đầu dòng, kẻ biểu , bảng…
- Đổi mới phương pháp dạy học: Sử dụng Bản đồ tư duy được
hiểu khái quát là “một cây sơ đồ” ghi nhớ các kiến thức có mối quan hệ với
nhau từ một nội dung; xây dựng kiến thức trung tâm và các nhánh cấp 1, cấp
2 …mô tả kiến thức liên quan.
*). Hoặc có thể giải thích thêm:
Bản đồ tư duy (…) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở
rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một
chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ
viết.
Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở, việc thiết kế bản đồ tư duy theo
mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ
địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người có thể vẽ một kiểu khác
nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau. Cùng một nội
dung nhưng mỗ người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD một cách riêng, do
đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa sáng tạo của mỗi người.
Việc học sinh lập BĐTD giúp cho các em phát triển khả năng thẩm
mỹ, do việc thiết kế phải có bố cục, màu sắc, đường nét, các nhánh sao cho
đẹp; sắp xếp ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lý, trực quan, dễ hiểu,
dễ đọc, dễ tiếp thu.
b) Lấy ví dụ cụ thể một nội dung kiến thức bộ môn được mô tả bằng Bản đồ
tư duy ( có sơ đồ mô phỏng). (0,5 điểm).
--- Hết------

2




×