Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên tây côn lĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.47 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

MÔN: ĐA DẠNG SINH HỌC
PGS. TS. Trần Văn Thụy

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

“ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH”

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga
Mã sv: 13003704
Lớp: K58KHMT


Mục lục

Mở đầu
Hàng thập kỷ qua do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, khai thác tài
nguyên rừng quá mức, phá rừng lấy đất làm nương rẫy, khu công nghiệp, cháy
rừng... đã làm cho diện tích rừng giảm sút nghiêm trọng. Năm 1943, theo thống
kê nước ta có diện tích rừng khá lớn (trên 14 triệu ha) chiếm 43% diện tích tự
nhiên. Sau 50 năm, con số đó chỉ còn lại 28%. Mất rừng đã gây ra nhiều hậu quả
khôn lường như thiên tai lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều và cường độ ngày càng
mạnh hơn, tình trạng hạn hán xảy ra nhiều nơi, khí hậu môi trường có nhiều thay
đổi đã ảnh hưởng lớn đến đời sống con người cũng như làm thiệt hại cho nền
kinh tế... Nhận thức rõ tầm quan trọng của thảm thực vật rừng đối với sự phát


triển nền kinh tế, an toàn cho hệ thống sinh thái môi trường toàn cầu, Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án khôi phục và phát triển lại rừng, như
chương trình 327, dự án 661 với 5 triệu ha rừng...Chính nhờ vậy độ che phủ rừng
của nước ta đã tăng lên rõ rệt, tính đến năm 2009 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 39%,
nhưng chủ yếu vẫn là rừng non, rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi, vì vậy chất
lượng rừng còn rất thấp...
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tây Côn Lĩnh được thành lập năm 2002 theo
quyết định của thủ tướng chính phủ thuộc địa phận huyện Vị Xuyên , tỉnh Hà
Giang. KBTTTN Tây Côn Lĩnh với mục đích gìn giữ, bảo tồn, phát triển nguồn
tài nguyên thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái. . Ngoài ra Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Côn Lĩnh đóng vai trò quan trọng về bảo vệ rừng đầu nguồn cho cộng
đồng dân cư địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật
KBTTTN Tây Côn Lĩnh là rất cần thiết để làm cơ sở xây dựng chiến lược quản
lý, bảo tồn.
I. Tổng quan tài liệu
1. Thế Giới
Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật trên thế giới được bắt
đầu từ rất sớm bằng những công trình phân loại về thực vật và động vật. Vấn đề
này ngày nay đã trở thành một chiến lược trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã
ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa
dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.
2


Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật đã có
nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và có các công trình công bố như:
- Lecomte, H, 1907-1952, Flora generale de I’ Indochine. Tom I-VII, Pari.
- Phedorov A.A, 1965. Vai trò của tài nguyên thực vật đối với kinh tế quốc dân,
Tạp chí Tài nguyên thực vật, tập 1 số 1, Tiếng Nga.
- Plant Resources of South - East – Asia -7, 1995. Bamboo – Bogor Indonesia

- IUCN, 1998. The world list of Threatened trees. World Conservasion Press.
- IUCN, 2001, Red list of Threatened Plants. Website: redlist.org.
2. Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật cũng
được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành từ khá sớm. Ngay từ thế kỷ XV, XVII, có
các danh y Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác nghiên cứu về thực vật và cây thuốc. Từ
thời Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu phương Tây như Loureiro (1790) đã mô tả
gần 700 loài thực vật Nam bộ, Pierre (1879) cũng mô tả 800 loài cây gỗ rừng
Nam bộ. Lecomte (1907-1943), Petelot, Focaud đã nghiên cứu các loài thực vật
và cây thuốc ở 3 nước Đông Dương. Đặc biệt hiện nay việc nghiên cứu, tìm hiểu
sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật, của các loài cây quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng đang rất được quan tâm, nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên phục vụ cho nền kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Điển hình là các
công trình của các tác giả sau:
- Thái Văn Trừng, 1970-1978, Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học KT,
Hà nội.
- Trần Ngũ Phương, 1970, Bước đầu nghiên cứu rừng miền bắc Việt Nam. Nxb
Khoa học KT, Hà Nội.
- Lê Khả Kế và cộng sự, 1969-1973, Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (6 tập). Nxb
Khoa học KT, Hà Nội.
- Đỗ Tất Lợi, 1986, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Khoa học KT,
Hà Nội.
- Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993, Cây cỏ Việt Nam. Nxb Khoa học KT, Hà Nội.
- Bộ Khoa học và Công nghệ, 1996, Sách Đỏ Việt Nam. Nxb Khoa học KT, Hà
Nội.
3


- Trần Đình Lý, 1997, 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2000, Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
- Lê Trọng Cúc, 2002, Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nxb ĐH Quốc
gia, Hà Nội.
- Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004, Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Pù Mát. Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
II. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Côn Lĩnh có tọa độ địa lý từ 22°39’-22°50’
vĩ độ bắc và từ 104°39’-104°59’ kinh độ đông, bao gồm 10 xã thuộc 3 huyện thị:
xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy, Phương Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thượng
Sơn, huyện Vị Xuyên; xã Phương Độ, thị xã Hà Giang và xã Túng Sán, huyện
Hoàng Su Phì. Tổng diện tích là: 15.044ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt là 7.406ha, phân khu phục hồi sinh thái là 7.173ha, phần còn lại là khu vực
hành chính.
b. Địa hình
Là vùng núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh tạo nên những tiểu vùng có
địa hình, đất đai khá đa dạng.
Khu BTTN Tây Côn Lĩnh với dãy núi chạy dài từ tây sang đông, nổi tiếng với
đỉnh Tây Côn Lĩnh, có độ cao 2.428,5m, từ đây phát triển thành một dẫy núi lớn
khác chạy xuống phía nam. Đường phân thủy phía Tây đổ xuống sông Chẩy, phía
Đông đổ xuống sông Lô.
c. Khí hậu
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung
du kế cận. Khí hậu duy trì độ ấm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ
mát và lạnh, ấm hơn vùng Đông Bắc nhưng lạnh hơn miền Tây Bắc.

4



Nhiệt độ trung bình hàng năm và khoảng 21,6°C - 23,9°C, dao động nhiệt ngày
và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng, biên độ nhiệt
trong năm có sự dao động trên 10°C và trong ngày cũng từ 6 – 7°C.
Chế độ mưa khá phong phú, bình quân hàng năm vào khoảng 2.300 – 2.400 mm.
Độ ẩm bình quân hàng năm đạt 85% và sự dao động cũng không lớn, đặc biệt ở
đây ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô cũng không rõ rệt.
Lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên tới
8 – 9/10 và tương đối ít nắng. Cả năm có l.427 giờ nắng, tháng nhiều nhất chỉ đạt
181 giờ, tháng ít nhất 74 giờ.
Nơi đây thường xuyên có hiện tượng mưa phùn, sương mù và sương muối.
d. Các giá trị đa dạng sinh học
Khu bảo tồn có 8.612 ha diện tích rừng tự nhiên, chiếm 40% tổng diện tích toàn
khu bảo tồn. Phần lớn diện tích còn lại là đất trống cỏ, cây bụi. Rừng chỉ bắt đầu
từ độ cao 1.200m, và các loại rừng còn lại ở đây thuộc loại rừng thường xanh ở
vùng đồi núi trung bình và núi cao. Ở đây đã tìm thấy 236 loài thực vật bậc cao,
46 loài thú, 114 loài chim, 18 loài bò sát và 11 loài ếch nhái.
2. Điều kiện kinh tế xã hội
Khu bảo tồn hiện do Chi Cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tỉnh Hà Giang trực tiếp quản lý.
Dân số trong vùng: 919 hộ. 5.856 khẩu bao gồm các dân tộc: Dao, Nùng, H
Mông, Cao Lan, Hoa, Tày…
Hiện nay khu bảo tồn đang thu hút đầu tư thêm vào hoạt động du lịch nhằm tăng
thêm hiệu quả của công tác bảo tồn đồng thời giới thiệu hình ảnh khu bảo tồn đến
với nhân dân và du khách
III. Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ thực vật trong KBTTN Tây Côn Lĩnh
2. Mục tiêu
− Xác định được số loài, số chi, số họ thực vật bậc cao ở KBTTN Tây Côn

Lĩnh
5




Xác định được các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở
KBTTN Tây Côn Lĩnh

3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập xử lý số liệu thứ cấp






Thu thập các số liệu từ các nghiên cứu đã được công bố là các bài báo khoa
học và công trình nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ.
Phân loại, thống kê
Tập hợp, lên danh lục hệ thực vật.
Đánh giá sự đa dạng trong các taxon.
Đánh giá các loài quý hiếm dựa vào các tài liệu: Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục
Đỏ IUCN và Nghị định số 32/2006/NĐ/CP của Chính phủ và Công ước
CITES.

IV. Kết quả nghiên cứu
1. Hệ thực vật ở khu BTTN Tây Côn Lĩnh
Bước đầu đã xác định Khu BTTN Tây Côn Lĩnh có 162 họ, 501 chi và 796 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 6 ngành:








Quyết lá thông (Psilotophyta) - 1 họ, 1 chi, 1 loài;
Thông đất (Lycopodiophyta) - 2 họ, 2 chi, 6 loài;
Mộc tặc (Equisetophyta) - 1 họ, 1 chi, 2 loài;
Dương xỉ (Polypodiophyta) - 12 họ, 17 chi, 23 loài;
Thông (Pinophyta) - 5 họ, 8 chi, 10 loài;
Mộc lan (Magnoliophyta) - 141 họ, 472 chi, 754 loài (bảng 1).

Bảng 1. Phân bố các taxon trong các ngành thực vật bậc cao có mạch của khu
BTTN Tây Côn Lĩnh
Ngành

Số họ

Số chi

Số loài

Số họ

%

Số chi


%

Số loài

%

Quyết lá
thông

1

0,6

1

0,1

1

0,1

Thông đất

2

1,2

2

0,4


6

0,7

Cỏ tháp bút

1

0,6

1

0,1

2

0,2

Dương xỉ

12

7,4

17

3,3

23


2,8

6


Thông

5

3,1

8

1,5

10

1,2

Mộc lan

141

87,1

472

94,2


754

95

Tổng

162

100

501

100

796

100

Số liệu trong bảng 1 cho thấy hệ thực vật Khu BTTN Tây Côn Lĩnh tương đối
phong phú và đa dạng, thể hiện ở sự có mặt của 6 ngành thực vật bậc cao có
mạch. Sự phân bố của các taxon trong ngành rất khác nhau, trong đó ngành Mộc
lan có số họ, chi và loài phong phú nhất với 141 họ (chiếm 87,1%), 472 chi
(chiếm 94,2%) và 754 loài (chiếm 95%); tiếp đến là ngành Dương xỉ với 12 họ
(chiếm 7,4%), 17 chi (chiếm 3,3%) và 23 loài (chiếm 2,8%); ngàng Thông với 5
họ (chiếm 3,1%), 8 chi (chiếm 1,5%) và 10 loài (chiếm 1,2%); ngành Thông đất
với 2 họ (chiếm 1,2%), 2 chi (chiếm 0,4%) và 6 loài (chiếm 0,7%); ngành Cỏ
tháp bút với 1 họ (chiếm 0,6%), 1 chi (chiếm 0,1%) và 2 loài (chiếm 0,2%); còn
lại là ngành Quyết là thông với số họ, chi, và loài thấp nhất (1 họ, 1 chi và 1 loài).
Trong ngành Mộc lan thì lớp Hai lá mầm có 115 họ (chiếm 81,5% số họ), 396
chi (chiếm 83,8% số chi) và 629 loài (chiếm 83,4% số loài) lớn hơn rất nhiều so

với lớp Một lá mầm: số họ (26), số chi (76) và loài (125) (bảng 2).
Bảng 2. Số lượng họ, chi và loài trong ngành Mộc lan của Khu BTTN Tây
Côn Lĩnh
Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

%

Số chi

%

Số loài

%

Mộc lan
(Magnoliophyta)

141

87,1


472

94,2

754

95

Lớp Mộc lan
(Magnoliopsida)

115

81,5

396

83,8

629

83,4

Lớp Loa kèn
(Liliopsida))

26

76


125

Số lượng các taxon được ghi nhận tại thời điểm nghiên cứu chưa phản ánh hết
được thành phần các taxon tại khu vực Tây Côn Lĩnh, vì chưa thể xác định hết
7


được thành phần loài ở đây theo kết quả nghiên cứu thì tại thời điểm thu mẫu
không phải là mùa ra hoa, quả chính nên không đủ căn cứ để phân loại; tại khu
vực nghiên cứu có nhiều đỉnh núi cao, đi lại khó khăn, thời gian cho công tác
thực địa ngắn nên những nhóm ngành Thông (Pinophyta) và các họ Orchidaceae,
Ericaceae chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Trong số 162 họ thực vật, họ có nhiều loài gồm họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 45
loài, họ Cúc (Asteraceae) 44 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 24 loài, họ Long não
(Lauraceae) 22 loài, họ Đậu (Fabaceae) 22 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) 19 loài,
đây cũng là những họ nằm trong 10 họ thực vật giàu loài nhất của khu hệ thực vật
Việt Nam. Một số họ thực vật khác cũng có số lượng loài lớn như họ Cói
(Cyperaceae) 16 loài, họ Lan (Orchidaceae) 14 loài, họ Cam (Rutaceae) 14 loài,
họ Gừng (Zingiberaceae) 12 loài. Đây là những họ thực vật quan trọng trong khu
hệ thực vật KBTTN Tây Côn Lĩnh, nó giữ vai trò tạo nên các kiểu thảm thực vật,
đặc biệt ở những đai cao.
2. Các loài quí hiếm ở Khu BTTN Tây Côn Lĩnh
Trong tổng số 796 loài đã ghi nhận, có 53 loài quý hiếm; trong số này có 52 loài
nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) chiếm khoảng 6,6% tổng số loài đã biết;
trong đó: 2 loài thuộc phân hạng rất nguy cấp (CR), 20 loài thuộc nhóm nguy cấp
(EN), 30 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp (VU); có 4 loài nằm trong Danh lục Đỏ
của IUCN (2007): 3 loài thuộc cấp ít nguy cấp (LR), 1 loài sẽ nguy cấp (VU),
chiếm khoảng 0,41% tổng số loài đã biết. Có 14 loài nằm trong NĐ32/2006 NĐCP chiếm khoảng 1,76% tổng số loài đã biết, trong đó 2 loài nằm ở nhóm IA, 12
loài nằm ở nhóm IIA; 5 loài nằm trong Phụ lục II của Công ước CITES 2008
chiếm khoảng 0,63% tổng số loài.

Bảng 3. Danh sách các loài quý hiếm trong khu BTTN Tây Côn Lĩnh
Tên Việt
TT
Nam

Tên khoa học

2007

1.

Sâm vũ
diệp

Panax
bipinnatifidum Seem.

EN

2.

Ngũ gia
bì gai

Acanthopanax
trifoliatus (L.) Voss.

EN

3. Dương kì Achillea millefolium L.

8


CITES
32
2007
2008
2006

SĐVN IUCN

VU


thảo
Tẩm

Altingia
chinensis (Champ. ex
Benth.) Oliv. ex Hance

EN

5.

Chò đãi

Annamocarya
sinensis (Dode) J.
Leroy


EN

6.

Lan kim
tuyến

Anoectochilus
setaceus Blume

EN

7.

Lá khôi
tía

Ardisia silvestris Pitard

VU

8.

Biến hoá
núi cao

Asarum
balansae Franch


EN

Asarum
caudigerum Hance

VU

4.

9. Thổ tế tân

10. Hoa tiên Asarum glabrum Merr.
11. Nấm đất

Balanophora
laxiflora Hemsl.

Calamus
12. Song mật platyacanthus Warb. ex
D. Don

VU

IIA

EN

VU

13. Trám đen


Canarium
tramdenum Dai &
Yakovl.

VU

14. Dẻ gai đỏ

Castanopsis hystrix A.
DC.

VU

15.

Cà ổi
Sapa

Castanopsis
lecomtei Hickel & A.
Camus

VU

16.

Lát hoa

Chukrasia tabularis A.

Juss.

VU

9

IA

LR

PL II


17. Gù hương

Cinnamomum
balansae H. Lecomte

VU

IIA

18. Re hương

Cinnamomum
parthenoxylon(Jack.)
Meisn.

CR


IIA

Cirsium
japonicum Fish. ex DC.

VU

Codonopsis
javanica (Blume)
Hook.f.

VU

Coptis
chinensis Franch

CR

19.

Đại kế

20. Đẳng sâm

21.

Hoàng
liên

Hoàng

Coptis quinquesecta W.
22. liên chân
T. Wang

23.

Sa mộc
dầu

24. Đại giác
25.

Mun

26. Chò nâu

VU

Cunninghamia
konishii Hayata

VU

Dendrobium
longicornu Lindl.

EN

Diospyros mun A.
Chev. ex H. Lecomte


EN

Dipterocarpus
retusus Blume

VU

27.

Hoàng
tinh cách

Disporopsis
longifolia Craib

VU

28.

Cốt toái
bổ

Drynaria
fortunei (Kuntze ex
Mett.) J. Smith

EN

Nghiến


Excentrodendron
tonkinense(Gagnep.)
Chang & Miau

EN

29.

10

IIA

IA

VU

IIA
PL II

IIA

IIA


Hà thủ ô
30.
đỏ

Fallopia

multiflora (Thunb.)
Haraldson

VU

31.

Pơ mu

Fokienia
hodginsii (Dunn) A.
Henry & Thomas

EN

32.

Trai lý

Garcinia
fagraeoides A.Chev.

EN

Lithocarpus
balansae (Drake) A.
Camus

VU


EN

Sồi đá lá
33.
mác

34.

Sến mật

Madhuca
pasquieri (Dubard) H.
J. Lam

35.

Mã hồ

Mahonia
nepalensis DC

EN

36. Vàng tâm

Manglietia
dandyi (Gagnep.)
Dandy

VU


37.

Markhamia
stipulata (Wall.)
Seem. ex Schum

VU

Michelia
balansae (DC.) Dandy

VU

39.

Thanh Nervilia fordii (Hance)
thiên quỳ
Schlechter

EN

40.

Xà xì bắc
bộ

VU

Đinh


38. Giổi lông

Ophiopogon
tonkinensis Rodr.

Paphiopedilum
41. Hài xanh malipoense S. C. Chen
& Z. H. Tsi

11

EN

LR

IIA

IIA

IIA

IIA

PL II

PL II


42. Hài lông

43.

Chò chỉ

Paphiopedilum
villosum(Lindl.) Stein

EN

Parashorea
chinensis H. Wang

VU

44. Sâm cau Peliosanthes teta Andr.
45. Thông tre

VU

Podocarpus neriifolius
D. Don

LR

Bát giác
liên

Podophyllum
tonkinenseGagnep.


EN

Hoàng
47.
tinh vòng

Polygonatum
kingianum Coll. ex
Hemsl.

EN

VU

VU

46.

48.

Sồi đĩa

Quercus
platycalyx Hickel & A.
Camus

49.

Hoè


Sophora
tonkinensis Gagnep.

50.

Mã tiền
Strychnos
tán
umbellata (Lour.) Merr.

IIA

VU

Thổ
hoàng
liên

Thalictrum
foliosum DC.

VU

52.

Củ gió

Tinospora
sagittata (Oliv.)
Gagnep.


VU

53.

Giổi lụa

Tsoongiodendron
odorumChun

VU

51.

PL II

Ghi chú: SĐVN 2007: CR: rất nguy cấp; EN: nguy cấp; VU: sẽ nguy cấp; IUCN
2007: CR: rất nguy cấp; EN: nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; LR: ít nguy cấp; NĐ số
32/2006 NĐ-CP: Nhóm IA nghiêm cấm, khai thác, sử dụng vì mục đích thương
12


mại; Nhóm IIA hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; CITES 2008:
Phụ lục II là các loài chưa bị đe doạ tuyệt chủng nhưng việc buôn bán các loài
trong phụ lục này phải được kiểm soát để tránh cho chúng khỏi tình trạng bị đe
doạ tuyệt chủng.
3. Các loài có ích ở Khu BTTN Tây Côn Lĩnh
Trong tổng số 796 loài đã ghi nhận được có tới 669 loài được người dân sử dụng
cho các mục đích khác nhau. Căn cứ vào giá trị sử dụng, chúng tôi giới thiệu một
số nhóm như sau:

Nhóm cây làm thuốc
Có 390 loài chiếm 48,9%, số loài được sử dụng làm thuốc trong đó họ
Euphorbiaceae có 37 loài, Asteraceae có 27 loài, Fabaceae có 18 loài, Lauraceae
có 18 loài, Rubiaceae có 15 loài, Lamiaceae 13 loài, Mimosaceae 12 loài. Những
loài điển hình là: Bình vôi (Stephania rotunda), Lõi tiền (Stephania longa), Hoàng
đằng (Fibraurea resica), Dây ký ninh (Tinospora crispa), Lãnh công (Fissistigma
capitatum), Dây sâm nam (Millettia speciosa), Thường sơn (Dichroa febrifuga),
Gừng gió (Zingiber zerumbet), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Bổ béo bốn nhị
(Gomphandra tetrandra), Lạc tiên (Passiflora foetida), Thổ sâm cao ly (Talinum
crassifolium), Lá khôi (Ardisia sylvestris)...
Nhóm cây cho gỗ
Rừng trong khu BTTN Tây Côn Lĩnh ít bị tác động nên những loài cây cho gỗ
còn khá nhiều. Có 91 loài (chiếm 11,4%) là loài cây cho gỗ. Một số họ có nhiều
loài cho gỗ là Fagaceae có 22 loài, Meliaceae có 9 loài, Magnoliaceae có 7 loài...
Hiện vẫn còn gặp những loài gỗ quý như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc
dầu (Cunninghamia konishii), Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Giổi lông
(Michelia balansae), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trai lý (Garcinia
fagraeoides)...
Các nhóm cây khác
Ngoài 2 nhóm có thành phần loài lớn là cây thuốc và cây gỗ, còn gặp các nhóm
cây có giá trị khác như sau:





Nhóm cây cảnh có 35 loài.
Nhóm cây cho quả, hạt ăn được có 54 loài.
Nhóm cây làm rau ăn có 31 loài.
Nhóm cây cho tinh dầu có 36 loài.

13







Nhóm cây dùng đan lát có 12 loài.
Nhóm cây độc có 10 loài
Nhóm cây làm thức ăn gia súc có 6 loài.
Nhóm cây cho dầu béo có 4 loài.

4. Thông tin một số loài quan trọng phục vụ công tác bảo tồn
Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dun) A. Henry & Thomas)
Hiện nay loài cây này chỉ còn những cây nhỏ mọc rải rác với đường kính chỉ 2025cm ở đỉnh Tây Côn Lĩnh trên độ cao 2000m gần khu vực xã Cao Bồ. Tình
trạng: Loài này đang là đối tượng khai thác của người dân địa phương nên đang
có nguy cơ bị đe doạ cao. Phân hạng: Loài này được ghi trong SĐVN (2007) cấp
EN, Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2008) cấp LR và Nghị định số 32-NĐCP nhóm
IIA.
Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata)
Phân bố ở độ cao 1400-2000m tại khu vực Thanh Thuỷ và Cao Bồ, mọc hỗn
giao với một số loài cây lá kim khác như Pơmu (Fokienia hodginsii), Thông lá tre
(Podocarpus neriifolius) và một số loài trong họ Fagaceae, Ericaceae. Tình trạng:
Loài cây này đang bị khai thác mạnh thậm chí đào cả rễ để bán sang Trung Quốc,
hiện nay rất khó tìm thấy cây trưởng thành, chỉ còn lại cây con tái sinh, chiều cao
2-3m. Phân hạng: Trong SĐVN cấp VU, IUCN cấp VU, NĐ 32 nhóm IIA.
Nghiến (Excentrodendron tonkinensis Chang & Miau)
Trong khu vực nghiên cứu, cây mọc thành đám hay rải rác trên núi đá vôi xã
Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ ở độ cao từ 500-800m. Tình trạng: Trước

đây phân bố khá rộng trong Khu BTTN, tuy nhiên trong những năm gần đây do
bị khai thác mạnh ở khu vực xã Thanh Thuỷ, đã làm cho số lượng cá thể giảm <
60%, tuy khả năng tái sinh cao, nhưng mức độ sinh trưởng rất chậm nên loài này
đang đối mặt với nguy cơ bị đe doạ. Phân hạng: SĐVN cấp EN, NĐ 32 nhóm
IIA.
Giổi lông (Michelia balansae Dandy)
Trong Khu BTTN, cây mọc rải rác trong rừng ẩm nơi đất giàu dinh dưỡng, chủ
yếu ở độ cao 500-700m ở các xã Cao Bồ, Quảng Ngần, Phương Tiến. Trên các
tuyến khảo sát thường gặp cây gỗ nhỡ, cao10-15m, đường kính 40-60cm. Tình
trạng: Hiện nay số lượng cá thể trưởng thành suy giảm nghiêm trọng. Ở các xã
Cao Bồ, Quảng Ngần người dân thấy chủ yếu khai thác lấy gỗ để làm nhà và các
14


đồ dùng khác trong gia đình (gỗ tốt và dễ khai thác, vận chuyển). Hiện nay chỉ
còn những cá thể nhỏ, do vậy loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao
ngoài tự nhiên. Phân hạng: SĐVN cấp VU.
Lát hoa (Chukrasia tabularis Juss.)
Tại khu vực nghiên cứu gặp Lát hoa trên núi đá ở độ cao 500-600m. Trên các
tuyến khảo sát gặp một số cây cao 25-30m, đường kính 80-100cm, thường mọc
cùng với Trai lý (Garcinia fagraoides), Nghiến (Excentradendron tonkinensis).
Tình trạng: Loài đang bị khai thác triệt để (đào cả gốc), đặc biệt ở khu vực Thanh
Thuỷ và Lao Chải, ước đoán suy giảm số lượng cá thể ít nhất 40% theo quan sát
hiện nay và loài đang bị đe doạ trong tương lai 5-10 năm tới. Phân hạng: SĐVN
cấp VU, IUCN cấp LR.
Lan kim tuyến (Anoectochilus setacceus Blume)
Tình trạng: Cây đang bị người dân địa phương khai thác để bán sang Trung
Quốc. Hiện nay giá bán tại địa phương (xã Cao Bồ) khoảng 30.000-40.000 đ/kg
tươi. Cùng với diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp nên loài này đang đối mặt
với nguy cơ cao của sự tuyệt chủng. Phân hạng: SĐVN cấp EN, NĐ32 nhóm IA,

CITES phụ lục II.
Trai lý (Garcinia fagraoides A. Chev.)
Phân bố ở độ cao từ 600-700m tại các xã Thanh Thuỷ và Cao Bồ. Cây thường
mọc hỗn giao với Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Mạy tèo (Streblus
breneiri). Tình trạng: Cây hiện nay rất hiếm do bị khai thác kiệt, mất môi trường
sống. Hiện chỉ còn những cây có kích thước nhỏ (10-15 cm). Do tái sinh tự nhiên
rất kém nên nguy cơ bị tuyệt chủng của loài là rất cao. Phân hạng: NĐ32/2006
thuộc nhóm IIA.
V. Kết luận
Khu BTTN Tây Côn Lĩnh có hệ thực vật khá đa dạng, đã xác định được 796 loài,
501 chi, 162 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành Mộc
lan (Magnoliophyta) chiếm đa số với 754 loài, 472 chi, 141 họ; ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) với 23 loài, 17 chi, 12 họ; ngành Thông (Pinophyta) với 10
loài, 8 chi 5 họ; ngành Thông đất (Lycopodiophyta) với 6 loài, 2 chi, 2 họ; ngành
Mộc tặc (Equisetophyta) với 2 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Quyết là thông
(Psilotophyta) với 1 loài, 1 chi, 1 họ. Trong số 162 họ thực vật, có tới 10 họ có số
lượng trên 10 loài: Dẻ (Fagaceae) 24 loài, Long não (Lauraceae) 22 loài, Đậu
15


(Fabaceae) 22 loài, Cà phê (Rubiaceae) 19 loài, Cói (Cyperaceae) 16 loài, Lan
(Orchidaceae) 14 loài, Cam (Rutaceae) 14 loài, Gừng (Zingiberaceae) 12 loài.
Đặc biệt có 2 họ số lượng loài lớn là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 45 loài, họ
Cúc (Asteraceae) 44 loài.
Trong tổng số 796 loài ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, đã thống kê được 53 loài
thực vật quý hiếm. Trong số này có 52 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 4
loài trong Danh lục Đỏ của IUCN (2007); 14 loài trong NĐ 32/2006 NĐ-CP; 5
loài nằm trong Phụ lục II của Công ước CITES (2008). 669 loài cây có ích trong
đó: nhóm cây thuốc (390 loài); nhóm cây cho gỗ (91 loài); nhóm cây cảnh (35
loài); nhóm cây cho quả, hạt ăn được (54 loài); nhóm cây làm rau ăn (31 loài);

nhóm cây cho tinh dầu (36 loài); nhóm cây dùng đan lát (12 loài); nhóm cây có
độc (10 loài); nhóm cây làm thức ăn gia súc (6 loài); nhóm cây cho dầu béo (4
loài).
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tiến Bân, 2003, 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II,
III. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007:
Sách Đỏ Việt Nam, phần Thực vật. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
3. Võ Văn Chi, 1997: Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học.
4. Chính phủ Việt Nam, 2006: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Nghị định của
Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm.
5. Công ước CITES, 2008: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã bị đe doạ.
6. Danh lục IUCN, 2007: Red list of threatened species. .
7. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000: Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1-3. NXB. Trẻ.
8. Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh (Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện
KH&CN Việt Nam)

16



×