Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC TRONG LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN FTA VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN FTA VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-K

51

---------o0o---------

FT
U

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

SỰ

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC
NƯỚC TRONG LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU
TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN FTA VIỆT NAM –

HỘ
IC

ÁN

LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU

Sinh viên thực hiện

: Thái Kiên Quyết



Mã sinh viên

: 1211110553

Lớp

: Anh 1 - KTDN

Khóa

: K51

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đỗ Hương Lan

Hà Nội, tháng 05 năm 2016


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

51

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do FTA và sự tác động đến

các nước thành viên ............................................................................................... 4


-K

1.1.1 Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do FTA ........................... 4
1.1.2 Tác động của FTA đến kinh tế của các quốc gia thành viên ................. 8
1.2 Tổng quan về thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu .................................. 11

FT
U

1.2.1 Lịch sử hình thành liên minh kinh tế Á – Âu: ...................................... 11
1.2.2 Đặc điểm thị trường các quốc gia trong Liên minh kinh tế Á - Âu ..... 14
1.3 Khái quát về FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu ........................ 18
1.3.1 Mục tiêu................................................................................................... 18
1.3.2 Quá trình đàm phán và kí kết FTA ........................................................ 19

SỰ

1.3.3 Nội dung sơ lược Hiệp định ................................................................... 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG LIÊN MINH KINH TẾ Á –

ÁN

ÂU THỜI GIAN QUA ............................................................................................ 33
2.1 Thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Bang Nga ......................... 33
2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu .................................................................... 33

HỘ
IC


2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu.......................................................... 36
2.2 Quan hệ thương mại Việt Nam – Belarus .................................................. 39
2.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Belarus .......................... 39

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu.......................................................... 42

2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam – Kazakhstan........................................... 44
2.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Kazakhstan ............................ 44
2.3.2 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu ................................................................. 47

2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại tiền FTA .................................... 49
2.4.1 Những kết quả đạt được ......................................................................... 49
2.4.2 Hạn chế ................................................................................................... 50


CHƯƠNG III: CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG LIÊN MINH KINH TẾ Á –
ÂU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT
NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI

51

CẢNH THỰC THI FTA ......................................................................................... 53
3.1 Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các

nước trong liên minh kinh tế Á – Âu ................................................................. 53

-K

3.1.1 Cơ hội ...................................................................................................... 53


3.1.2 Thách thức .............................................................................................. 57
3.2 Một số giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Liên minh

FT
U

kinh tế Á – Âu trong bối cảnh thực hiện FTA .................................................. 59
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 71

HỘ
IC

ÁN

SỰ

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Liên Bang Nga từ ................ 33
2006 đến 2010 ........................................................................................................... 33

51

Bảng 2: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt
Nam – Nga trong năm 2015 ...................................................................................... 34
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Belarus trong giai đoạn


-K

2006 – 2014 .............................................................................................................. 40
Biểu đồ 1: Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo dòng thuế ............................ 28

FT
U

Biểu đồ 2: Cam kết mở cửa hàng hóa của Việt Nam theo dòng thuế ....................... 29
Biều đồ 3: diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương
mại Việt Nam – Nga giai đoạn năm 2010 – 2015. .................................................... 35
Biểu đồ 4: Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Nga năm
2015 ........................................................................................................................... 37

SỰ

Biểu đồ 5: cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Liên Bang Nga trong năm 2015 ............. 39
Biểu đồ 6: Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhậpkhẩu và cán cân
thương mại Việt Nam – Belarus (2006-2014) .......................................................... 41

ÁN

Biểu đồ 7: Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Belarus 10 tháng đầu năm 2015 ................ 43
Biểu đồ 8: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Belarus 10 tháng đầu năm 2015 ............ 44
Biểu đồ 9: Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –

HỘ
IC

Kazakhstan (2002-2014) ........................................................................................... 46

Biểu đồ 10 : Cán cân thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và

Kazakhstan (2010 -2014) .......................................................................................... 47
Biểu đồ 11: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Kazakhstan năm 2014 ...................... 48
Biểu đồ 12: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Kazakhstan năm 2014 .......................... 48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Ký hiệu

Khu vực thương mại tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

C/O

Giấy chứng nhận xuất xử


D/P

Thanh toán kèm chứng từ

EAEU/EEU

Liên minh Kinh tế Á - Âu

EOCVS

Chứng nhận xuất xử điện tử

EOCVS

Hệ thống xác minh và xác nhận xuất sứ điện tử

EU

Liên minh châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB

Giao hàng lên tàu

FTA


Hiệp định thương mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HS

Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

L/C

Thư tín dụng chứng từ

-K

FT
U

SỰ

Nguyên tắc tối huệ quốc
Cộng đồng các Quốc gia Đôc Lâp
Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm định động

HỘ
IC

SNG


ÁN

MFN

51

AFTA

SPS

thực vật

TBT

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

VAC

Hàm lượng giá trị gia tăng

VCUFTA

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải
quan


VERs

Các biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 29/05/2015, hiệp định thương mại tự do (Free Trade Area – FTA) giữa

51

Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu đã chính thức được ký kết. Hiệp định bao

gồm các Chương chính về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ

-K

thương mại, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an

toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa
hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Công

FT
U

nghệ điện tử trong thương mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế. Khi Hiệp định có

hiệu lực thì 90% dòng thuế của hai bên sẽ được cắt giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn.
Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ký kết FTA với Liên minh Kinh tế Á –
Âu, bao gồm Liên Bang Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Đây là
một thị trường tiềm năng với dân số hơn 180 triệu người, GDP đạt 2.200 tỷ USD

SỰ

(theo số liệu năm 2015), với mức sống của người dân khá cao, có nguồn tài nguyên
dồi dào, khoa học kỹ thuật phát triển và có mối quan hệ lịch sử thân thiết với Việt
Nam. Đối với các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á – Âu thì Việt Nam được xem
là cửa ngõ để thâm nhập thị trường các quốc gia Đông Nam Á (Association of

ÁN

Southeast Asian Nations – ASEAN) và hợp tác với Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng, là hình mẫu rõ ràng nhất để Liên minh Kinh tế Á – Âu mở rộng hợp tác kinh
tế với các quốc gia Đông Nam Á. Còn đối với Việt Nam, Liên minh Kinh tế Á – Âu

HỘ
IC

ngoài là một thị trường tiềm năng với quy mô lớn, thì đây cũng có thể coi là một cơ
hội để Việt Nam tiếp cận với các nước thuộc Công đồng các quốc gia độc lập
(Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv – SNG).
Thị trường tiềm năng nhất của Liên minh Kinh tế Á – Âu là Liên Bang Nga,

một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới, có tốc độ phát triển kinh tế cao và là
đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam kể từ năm 1992. Việt Nam và Liên Bang
Nga đã có nhiều dự án kinh tế hợp tác rất hiệu quả như các dự án trong lĩnh vực dầu
khí, năng lượng nguyên tử, khai thác tài nguyên, cơ khí chế tạo,... Tuy nhiên, kim

nghạch xuất nhập khẩu năm 2015 giữa Việt Nam và Liên Bang Nga mới chỉ đạt
1


2,185 tỷ USD, chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam
trên toàn thế giới. Nhìn chung, con số này là hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm
năng và mối quan hệ lâu đời giữa hai nước.
Đối với Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, đây đều là những thị

51

trường phát triển cực kỳ năng động, tuy nhiên tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của

các quốc gia này với Việt Nam đều chưa đạt ngưỡng 1 tỷ USD. Điều này cho thấy

-K

vẫn còn rất nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên mà chúng ta
vẫn còn đang bỏ ngỏ chưa khai thác.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển quan hệ thương mại với các nước

FT
U

trong liên minh kinh tế Á – Âu trong bối cảnh thực hiện FTA Việt Nam – Liên
minh kinh tế Á – Âu” là hết sức cần thiết trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa
hai bên đang có bước đà phát triển cực kỳ lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.
2. Mục đích nghiên cứu


SỰ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển quan hệ thương mại của
Việt Nam với các nước trong Liên minh kinh tế Á – Âu, bài khóa luận đề xuất giải
pháp phát triển quan hệ thương mại với các nước trong Liên minh trong bối cảnh
thực thi hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu.

3.1.

ÁN

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hiệp định thương mại tư do giữa Việt

HỘ
IC

Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các

nước trong Liên minh kinh tế Á – Âu.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: bài khóa luận nghiên cứu số liệu về quan hệ thương mại giữa

Việt Nam và các nước trong liên minh kinh tế Á - Âu từ năm 2006 đến nay.

Về không gian: Bài khóa luận nghiên cứu mối quan hệ hai chiều trong hợp tác

thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia tiêu biểu thuộc Liên minh kinh tế Á

– Âu là Liên bang Nga, Kazakhstan và Belarus.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
Do những giới hạn về thời gian và kiến thức, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu chủ đạo là phương pháp nghiên cứu định tính. Thu thập số liệu thông qua
nghiên cứu tài liệu. Phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu cho khung lý thuyết và thực

51

trạng vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu khóa luận

-K

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục từ viết tắt, bảng, biểu, tài liệu tham
khảo và các phần phụ lục kèm theo, bài khóa luận bao gồm ba chương như sau:
Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Â

FT
U

CHƯƠNG I: Tổng quan về thị trường Liên minh kinh tế Á – Âu và FTA

CHƯƠNG II: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và một số nước trong liên minh kinh tế Á – Âu thời gian qua.

CHƯƠNG III: Cơ hội, thách thức đối với quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và các nước trong liên minh kinh tế Á – Âu và giải pháp phát triển quan

SỰ

hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh kinh tế Á – Âu

HỘ
IC

ÁN

trong bối cảnh thực hiện FTA

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH KINH TẾ Á –
ÂU VÀ FTA VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU
1.1

Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do FTA và sự tác động đến

1.1.1 Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do FTA
a. Khái niệm

51


các nước thành viên

-K

Thương mại tự do và Bảo hộ mậu dịch là hai xu hướng chính của nền kinh tế
thế giới trong thế kỷ 20. Hầu hết các luận cứ của phái bảo hộ mậu dịch là “rượu cũ”
của phái trọng thương trong những “chiếc bình mới” – hiện nay đã trở nên không

FT
U

thực tế với diễn biến kinh tế ngày một hiện đại (Razeen Sally, 2007, tr. 39). Ngược
lại, cơ sở lý thuyết cho thương mại tự do rất mạnh mẽ và đầy thuyết phục. Cả luận
cứ kinh tế lẫn chính trị cho thương mại tự do đều đặt tiền đề trên nền tảng quyền tự
do cá nhân – quyền tự do của con người trong giao dịch trong và ngoài biên giới
quốc gia. Nền tảng của học thuyết thương mại tự do đã bắt nguồn từ cuối thế kỷ 18

SỰ

với hai học giả tiêu biểu là David Hume và Adam Smith.
Như vậy, có thể thấy rằng FTA không phải là một khái niệm mới mẻ. Trên
thực tế, FTA đã xuất hiện cách đây vài thập kỷ. Ở mỗi giai đoạn phát triển, mỗi
quốc gia, mỗi thể chế chính trị lại có những định nghĩa khác nhau về FTA. Trong

ÁN

phạm vi bài viết sẽ xem xét những khái niệm tiêu biểu hay được sử dụng và có tính
bao quát toàn bộ bản chất của FTA nhất.


HỘ
IC

Theo Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) – tiền thân của Tổ
chức thương mại Thế giới (WTO), trong GATT 1947, điều XXIV, điểm 8b đã định
nghĩa như sau: “Một khu vực thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai

hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác
sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được

trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó”. Cũng ở khoản 5 điều XXIV
của hiệp định này cũng đã nêu rõ: “khu vực mậu dịch tự do được hình thành thông
qua một hiệp định quá độ (interim agreement)”.
Cho đến năm 1994 có quy định sửa đổi lại, GATT 1994, điều XXIV, điểm 8b đã
định nghĩa như sau: “Khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay
4


nhiều lãnh thổ quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ,
trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII,
XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm
có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do”.

51

Có thể nói, GATT 1994 là sự kế thừa, phát triển để hoàn thiện hơn của GATT

1947. Thông qua sự biến đổi của hai khái niệm trên có thể thấy một vài điểm đáng

-K


lưu ý:

- Thứ nhất, trong một khu vực mậu dịch tự do thì các nước thành viên cam
kết giảm thuế và các quy định thương mại khác.

FT
U

- Thứ hai, đối tượng cắt giảm thuế và giảm các quy định thương mại khác là với
các mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong khu vực thương mại tự do.
- Thứ ba, trong khái niệm GATT 1947 mới chỉ đề cập đến thương mại hàng
hóa, vì trong thời điểm lịch sử này các nước chỉ tập trung chủ yếu vào trao đổi hàng
hóa hữu hình. Cho đến GATT 1994, phạm vi cam kết của các “thế hệ FTA mới” là

SỰ

“các vấn đề liên quan đến thương mại”, mở rộng sang tất cả các phạm vi của các
hoạt động kinh tế như đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi
trường… đây là một trong những bước tiến bộ lớn trong quá trình tự do hóa thương

ÁN

mại quốc tế xét trên cả phạm vi song phương, khu vực cũng như đa phương.
Tóm lại, có thể hiểu về FTA một cách khái quát như sau: “FTA là một hiệp
định chung giữa các nước, vùng lãnh thổ về việc cắt giảm hàng rào thuế quan cho

HỘ
IC


một loại hàng hóa nào đó, tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại giữa hai nước.
Đối với các nước không ký kết FTA, các rào cản thương mại vẫn được áp dụng.

Ngày nay FTA có phạm vi rất rộng trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ giới hạn
trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và
tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan,
xây dựng năng lực, lao động, môi trường.Ngoài mục đích kinh tế, FTA còn tiềm ẩn

cả mục đích chính trị, xã hội.” Các FTA đã trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ
trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện đại.1

1

Có tại /ve-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta

5


b. Phân loại
-

Theo quy mô, số lượng thành viên tham gia

 FTA song phương (Bilateral Free Trade Agreement – BFTA)
Hiệp định thương mại tự do song phương là hiệp định được ký kết giữa hai quốc

51

gia với những điều khoản ràng buộc chỉ riêng hai quốc gia đó, cam kết dành cho


nhau những ưu đãi cao nhất, tiếp cận thi trường, mở rộng sự hợp tác kinh tế giữa hai

-K

bên. Do chỉ có hai quốc gia đóng vai trò là hai bên ký kết hiệp định nên BFTA dễ

dàng đàm phán và đi đến thỏa thuận nhanh chóng nhất. Một số BFTA tiêu biểu như:
FTA Australia – Mỹ, FTA Hàn Quốc – Mỹ, FTA Singapore – Australia…

FT
U

 FTA khu vực (Regional Free Trade Agreement)

Hiệp định thương mại tự do khu vực là hiệp định được ký kết giữa ít nhất ba
thành viên trở lên, thông thường thì ba thành viên này là những quốc gia có vị trí
địa lý gần nhau. Các quốc gia cam kết dành cho nhau ưu đãi về tiếp cận thị trường
như cắt giảm, xóa bỏ các hàng rào thuế và phi thuế, từ đó hình thành nên khu vực

SỰ

mậu dịch tự do với các quy mô khác nhau. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho
các nước thành viên nói riêng như tăng cường mối quan hệ láng giềng, thúc đẩy trao
đổi thương mại, mà còn đạt được lợi ích chung cho toàn khu vực như củng cố sức
mạnh, nâng cao vị thế của khu vực đó trên trường quốc tế. Đặc biệt, nếu các nước

ÁN

thành viên cùng hợp tác sản xuất sẽ tạo ra tính kinh tế của quy mô, đưa mặt bằng
kinh tế chung của cả khu vực tăng lên và tạo tiềm lực chính trị vững chắc hơn. Một

số khu vực thương mại tự do tiêu biểu là Liên minh châu Âu (EU), khu vực thương

HỘ
IC

mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
 FTA hỗn hợp (Mixed Free Trade Agreement)
Hiệp định thương mại tự do hỗn hợp là loại hiệp định được ký kết giữa một khu

vực thương mại tự do (khu vực mà các nước đã ký kết với nhau một FTA khu vực)
với một nước, nhiều nước hoặc một khu vực thương mại tự do khác. Đây là loại
FTA có quá trình đàm phán phức tạp và kéo dài nhất trong ba loại FTA, vì số lượng
thành viên lớn và có nhiều vấn đề cần phải đưa ra bàn bạc. Tuy nhiên, không vì thế
mà số lượng FTA hỗn hợp trở nên khiêm tốn, thậm chí ngược lại còn rất phát triển
và đang tăng lên nhanh chóng về số lượng bởi nhu cầu toàn cầu hóa ngày một sâu
6


rộng. Một số FTA hỗn hợp điển hình là: FTA ASEAN – Trung Quốc, FTA ASEAN
Hàn Quốc, FTA EU – Mexico… Có thể coi FTA hỗn hợp là một loại FTA song
phương đặc biệt, trong đó một bên của hiệp định là một khu vực thương mại tự do,
chứ không còn là một nước riêng lẻ.

51

Quá trình đàm phán một FTA hỗn hợp thông thường diễn ra theo hai cách, hoặc
kết hợp cả hai cách thức sau đây:

-K


Cách 1: Tất cả các thành viên của khu vực thương mại tự do sẽ cùng nhau đàm
phán với nước đối tác. Kiểu đàm phán này thường được EU áp dụng khi ký kết FTA
với một quốc gia khác.

FT
U

Cách 2: Nước đối tác sẽ đàm phán riêng với từng nước thành viên của FTA khu
vực, sau đó cộng gộp tất cả các thỏa thuận riêng lẻ đó thành một hiệp định chung
thống nhất. Kiểu đàm phán này thường thấy khi các nước muốn ký kết FTA với
ASEAN hoặc Liên minh thuế quan Nam Phi (SACU).

SỰ

Có thể thấy, FTA hỗn hợp tuy phức tạp trong quá trình thiết lập nhưng đem lại
lợi ích vô cùng to lớn khi đã đồng thuận. Bên quốc gia tiếp cận được thị trường rộng
lớn, phong phú hơn về nhu cầu và thiết lập được quan hệ thương mại dễ dàng với
nhiều nước cùng một lúc. Bên khu vực, một mặt, mở rộng tầm ảnh hưởng với nhiều

ÁN

nước đối tác, mặt khác, về lý thuyết, nhờ sự vượt trội hơn về quân số, sẽ có lợi hơn
khi đưa ra những yêu sách trong đàm phán. FTA hỗn hợp tạo ra một khu vực mậu
dịch tự do lớn hơn một cách tương đối so với BFTA và FTA khu vực.
Theo mức độ tự do hóa

HỘ
IC

-


 FTA kiểu Mỹ (American Free Trade Agreement)
Kiểu này đòi hỏi các thành viên tham gia ký kết phải mở cửa tất cả các lĩnh vực,

kể cả lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ. Nghĩa là một khi FTA đã được ký kết thì chỉ có
con đường là mở cửa thị trường hơn nữa hoặc giảm thiểu nhiều rào cản thương mại
hơn nữa, chứ việc thay đổi hiệp định hoặc việc đảo ngược lại các điều khoản trong
hiệp định là rất khó khăn. Trong hiệp định này áp dụng Nguyên tác tối huệ quốc

(MFN) và Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), và tất cả các ngành đều phải mở cửa,
trừ khi các bên có quy định khác và phải ghi rõ trong hiệp định. Điều này đã làm

7


xuất hiện một số ý kiến là FTA kiểu Mỹ có xu hướng làm giảm sự tham gia của
chính phủ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái hoặc bảo vệ các ngành dịch vụ
công. Một ví dụ điển hình cho FTA kiểu Mỹ là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

 FTA kiểu châu Âu (European Free Trade Agreement)

51

(NAFTA).

FTA kiểu châu Âu cũng đòi hỏi mức độ tự do hóa khá cao, thậm chí cao gần như

-K

là Mỹ. Một điểm khác biệt của kiểu này so với FTA kiểu Mỹ là FTA kiểu châu Âu


chỉ quy định mở cửa những lĩnh vực mà các nước cam kết hoặc thống nhất riêng với
nhau. Ví dụ điển hình của FTA kiểu châu Âu là cam kết về tự do hóa thương mại

FT
U

của Liên minh châu Âu (EU). Trong cam kết tự do hóa thương mại, các nước EU đã
không đưa vào lĩnh vực nông nghiệp – một lĩnh vực vốn rất nhạy cảm và được hầu
hết các nước thành viên EU bảo hộ. Các quốc gia EU đều có những chính sách nông
nghiệp riêng, điều chỉnh ngành cho phù với đặc thù của nước mình. Việc đưa nông
nghiệp vào FTA sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nền an ninh lương thực của các quốc gia

SỰ

cũng như cuộc sống của những người làm nông nghiệp các nước.

 FTA kiểu các nước đang phát triển (Free Trade Agreement of Developing
countries)

Kiểu này chú trọng nhiều đến thương mại hàng hóa và thường không bao gồm

ÁN

các điều khoản quy định các nước thành viên phải mở cửa cho nhau trong cả lĩnh
vực dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. MECOSUR và AFTA là những ví dụ
tiêu biểu cho kiểu FTA này. Trong ba kiểu thì FTA kiểu Mỹ được xem là hội nhập

HỘ
IC


một cách sâu sắc nhất và kiểu của các nước đang phát triển được xem là ít mang lại

ảnh hưởng nhất.2

Tác động của FTA đến kinh tế của các quốc gia thành viên

1.1.2

a. Tác động tích cực
-

Các tác động về kinh tế

 Hiệu ứng tạo thêm thương mại

2

Có tại / ve-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta

8


Nhờ vào việc cam kết dỡ bỏ các rào cản thương mại, doanh nghiệp các nước
thành viên được phép tự do trao đổi mua bán hàng hóa, không bị đánh thuế, không
bị áp hạn ngạch hoặc phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu rắc rối khác. Kim
ngạch xuất nhập khẩu từ đó cũng tăng lên kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và

51


GDP của các thành viên FTA. FTA tạo ra một thị trường rộng lớn hơn với những
cơ hội kinh doanh, thúc đẩy gia tăng sản xuất và mua bán trao đổi giữa các nền kinh

-K

tế thành viên.
 Hiệu ứng thúc đẩy cạnh tranh

Với việc xóa bỏ các rào cản thương mại, một thị trường rộng lớn hơn được mở

FT
U

ra đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ
cả trong và ngoài nước. Thị trường rộng lớn hơn một mặt thúc đẩy các doanh
nghiệp mở rộng quy mô, mặt khác làm tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia thị
trường. Ngoài ra, về nguyên tắc một FTA khi hình thành chính là do sự hợp nhất
của nhiều thị trường nhỏ hơn do đó làm giảm mức độ độc quyền một khi nhiều

SỰ

doanh nghiệp từ các nước thành viên khác nhau phải cạnh tranh với nhau. Sự gia
tăng cạnh tranh trong nền kinh tế có thể là mối đe dọa đối với những doanh nghiệp
trong nước làm ăn kém hiệu quả, nhưng đối với toàn bộ nền kinh tế lại là một hiệu
ứng tích cực, đặc biệt là đối với các nước đang hướng tới nền kinh tế thị trường phát

ÁN

triển.


Lợi ích từ sự gia tăng cạnh tranh mang đến cho nền kinh tế có thể là:

HỘ
IC

 Thứ nhất, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và gia tăng
doanh số, điều này giúp giảm các méo mó trên thị trường và có lợi cho người
tiêu dùng.

 Thứ hai, quy mô thị trường lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu
quả kinh tế từ quy mô tốt hơn.

 Thứ ba, cạnh tranh khiến các hãng phải đa dạng hóa sản phẩm, nghĩa là
người tiêu dùng sẽ có những sự lựa chọn phong phú hơn sau khi FTA được
hình thành.
 Thứ tư, môi trường cạnh tranh hơn buộc các hãng phải loại bỏ bớt những
hoạt động không hiệu quả bên trong hệ thống doanh nghiệp và gia tăng năng
9


suất đồng thời người lao động cũng phải nâng cao hiệu suất công việc để
thích nghi với điều kiện làm việc cạnh tranh hơn, dễ bị mất việc làm hơn.
 Cuối cùng, hiệu ứng cạnh tranh còn buộc các nước thành viên phải cải cách
hệ thống pháp luật liên quan nhằm đạt được một hệ thống pháp luật hoàn

51

thiện và hợp lý phù hợp với tiến trình tự do hóa.
 Hiệu ứng thúc đẩy đầu tư


-K

Hiệu ứng thúc đẩy đầu tư do FTA tạo ra thể hiện ở việc tạo ra những tác động
tích cực đối với môi trường đầu tư và hành vi cùa nhà đầu tư. Một FTA hình thành
có thể thúc đẩy dòng đầu tư nội địa và đầu tư nước ngoài, dòng đầu tư giữa các

FT
U

thành viên FTA cũng như với bên ngoài FTA đó.

Thứ nhất, FTA thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư về mặt chất
thông qua việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm thiểu các méo mó
của môi trường đầu tư.

SỰ

Thứ hai, đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), FTA mang lại
cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với sức mua lớn hơn sẽ có tác động thu hút
dòng vốn FDI mới vào các nước thành viên FTA.
Thứ ba, dòng FDI lưu chuyển giữa các thành viên FTA còn nhắm vào mục tiêu

ÁN

tận dụng lợi thế về chi phí các nhân tố đầu vào sản xuất, chẳng hạn như chi phí lao
động rẻ từ một nước thành viên khác trong FTA.
Cuối cùng, dòng FDI thu từ bên ngoài vào một khu vực thương mại tự do, đặc

HỘ
IC


biệt là các liên minh thuế quan có một mức thuế quan đối ngoại chung, thường tận
dụng điều kiện tiếp cận thị trường mới để vượt qua các hàng rào thuế quan không
đồng nhất giữa các thành viên trong FTA đó.
 Hiệu ứng học hỏi, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin

FTA còn tạo ra cơ hội cho các nước thành viên chia sẻ và chuyển giao công

nghệ cho nhau thuận lợi hơn, đặc biệt là giữa các thành viên có nền kinh tế phát
triển khác nhau. Ngoài ra, thông qua việc trở thành đối tác với các nước phát triển
hơn, một quốc gia có thể học hỏi từ chính sách, kinh nghiệm quản lý, thông lệ tốt

trong quá trình phát triển của nước đi trước, từ đó xây dựng và hoàn thiện thể chế
10


chính sách của mình . Hơn nữa thông qua FTA, mỗi doanh nghiệp cũng có thể học
hỏi được từ nhau và từ chính quá trình liên kết kinh tế sâu rộng này.
-

Tác động tiêu cực

51

 Hiệu ứng chệch hướng thương mại
Hiệu ứng này xuất hiện khi nhà cung ứng không phải là thành viên của FTA có

mức giá thấp hơn lại bị các nước thành viên FTA thay thế bằng một nhà cung ứng

-K


trong nội bộ FTA mặc dù có chi phí cao hơn. Như vậy nhà cung ứng kém hiệu quả
hơn, dựa vào những ưu đãi đặc biệt của FTA lại có thể thay thế nhà cung ứng hiệu
FTA và làm gia tăng chi phí sản xuất.

FT
U

quả hơn. Do đó, hiệu ứng này làm chệch dòng thương mại của các thành viên trong

Ngoài ra, việc hình thành FTA còn đưa đến một vài tác động tiêu cực khác có
thể kể đến như việc các quốc gia thành viên có thể sẽ phải hi sinh hay chịu thiệt thòi
trong một số lĩnh vực hay một số ngành nhất định khi theo đuổi mục đích đạt được

1.2.1

Tổng quan về thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu

ÁN

1.2

SỰ

FTA với đối tác.

Lịch sử hình thành liên minh kinh tế Á – Âu:
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, Nga và các nước

HỘ

IC

cộng hòa Trung Á đối mặt với việc nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng và sự

sụt giảm tăng trưởng GDP. Tiến trình thành lập liên minh đã bắt đầu ngay sau khi
Liên Xô sụp đổ bằng việc liên kết các nền kinh tế thông qua Cộng đồng Kinh tế Á –

ÂU vào tháng 12 năm 1991 bởi tổng thống của Belarus, Kazakhstan và Nga.
Tháng 3 năm 1994, Tổng thống Kazakhstan N.Narazbayev đề xuất một bản dự

thảo về việc thành lập một khu vực thuế quan thống nhất bao gồm 5 nước thuộc

Liên Xô cũ là Nga, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan và Tajikistan. Tháng 1 năm
1995, HIệp ước về việc thành lập Liên minh Thuế quan đã được 3 nước thành viên
chính thức sau này của Liên minh ký.

11


Tuy nhiên do giữa các nước thành viên có một số đạo luật không giống nhau,
thậm chí có nhiều điều khoản còn mâu thuẫn nhau đòi hỏi phải có những điều chỉnh
tương đối căn bản thì việc liên minh mới dần trợ thành hiện thực. Bằng những nỗ
lực của mỗi nước, mùa hè năm 1995, biên giới giữa Nga và Belarus đã trở nên

51

thông thương khi các trạm kiểm tra hải quan tại đây đã được dỡ bỏ.
Tháng 3 năm 1996, Kyrgyzstan chính thức sáp nhập vào Liên minh Thuế quan.

-K


Tuy nhiên, hai năm sau (1998) nước này đã tự rút lui khỏi liên minh để trở thành
thành viên chính thức của WTO. Khủng hoảng kinh tế ngay sau đó diễn ra tại Nga
đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động hải quan của 3 nước thành viên và kéo

FT
U

theo đó là sự đổ vỡ kế hoạch xây dựng Liên minh Thuế quan. Tháng 4 năm 2000,
các trạm kiểm tra hải quan đã được phục dựng bên biên giới Nga – Belarus và trong
năm 2001, tại biên giới Nga – Kazakhstan, các trạm tương tự cũng đã hoạt động trở
lại.

Tháng 10 năm 2000 tại Astana, lãnh đạo 5 nước là Nga, Kazakhstan, Belarus,

SỰ

Kyrgyzstan và Tajikistan cùng ký vào văn bản khởi đầu cho việc thành lập Liên
minh Kinh tế Á – Âu với mục đích là tạo ra một sân chơi thương mại tự do, hình
thành liên minh hải quan, không gian kinh tế thống nhất và thống nhất chế độ ngoại

ÁN

hối.

Năm 2005, Hội nghị thượng đỉnh tại Kazan (Nga) đã thông qua được quyết định
về việc tái thành lập Liên minh Thuế quan.

HỘ
IC


Ngày 6 tháng 10 năm 2007, tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan, bản thỏa thuận

về việc xây dựng một khu vực chung với các thủ tục hải quan đồng nhất trong phạm
vi của Liên minh đã được ký bởi Nga, Kazakhstan và Belarus. Rút kinh nghiệm từ

những thiếu sót trong quá khứ, các phương án chặt chẽ hơn về tổ chức và các văn
bản pháp lý đi kèm đã được lựa chọn và đề xuất.
Ngày 27 tháng 11 năm 2009, tại thủ đô Minsk của Belarus, 3 quốc gia Nga,

Belarus và Kazakhstan đã đặt bút ký vào bản HIệp ước về việc thành lập và gia
nhập Liên minh Thuế quan. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Liên minh Thuế quan

12


chính thức được đi vào hoạt động với một biểu thuế quan thống nhất trên toàn bộ
lãnh thổ của 3 nước thành viên.
Phát biểu tại lễ ký kết này, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev nói:
“Ba quốc gia thành viên của Liên minh phải chứng minh bằng thực tế để cho thấy

51

sự ưu việt và những lợi thế của sự liên minh này. Một thị trường rộng lớn, thống
nhất với hơn 170 triệu dân có tiềm năng sản xuất công nghiệp tương đương khoảng

-K

600 tỷ USD và trữ lượng chỉ tính riêng dầu mỏ đã khoảng 90 tỷ thùng. Đây là một
lợi thế không hề nhỏ khi Liên minh trở thành một trong những nhà cung cấp chủ

chốt của thị trường năng lượng thế giới. Giá trị sản xuất nông nghiệp của 3 nước

FT
U

khoảng 112 tỷ USD, chiếm 12% sản lượng lúa mỳ của toàn thế giới và 17% xuất
khẩu của toàn thế giới về mặt hàng này. Tổng GDP hiện nay của 3 nước đã khoảng
2000 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại trong Liên minh khoảng 900 tỷ USD”.
Ngày 1 tháng 7 năm 2011, bộ luật hải quan chung đã được Nga và Kazakhstan
áp dụng. Đến ngày 6 tháng 7 năm 2011 bộ luật này đã có hiệu lực pháp lý trên toàn

SỰ

lãnh thổ của liên minh thuế quan.

Ngày 7 tháng 7 năm 2013, phát biểu tại thủ đô Astana (Kazakhstan), Tổng thống
Nga V.Putin khẳng định: “Về thực chất Tổng thống N.Narazbayev chính là cha đẻ

ÁN

của Liên minh Thuế quan hiện nay”.

Ngày 29 tháng 5 năm 2014 tại Astana, 5 nước Nga, Kazakhstan, Belarus,
Armenia và Kyrgystan ký thỏa thuận về việc cho ra đời liên minh kinh tế Á – Âu.

HỘ
IC

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, 3 nước liên minh Thuế quan ngay lập tức trở thành
thành viên chính thức của tổ chức này. Armenia trở thành thành viên từ ngày 2

tháng 1 năm 2015, còn Kyrgyrstan thì từ ngày 14 tháng 5 năm 2015.
Việc thành lập Liên minh nhằm tạo dòng chảy tự do về người, vốn và hàng hóa,

giúp củng cố nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển hài hòa và xích lại gần nhau của các
nước thành viên. Ngoài tự do thương mại, liên minh này còn phối hợp hệ thống tài

13


chính của các nước thành viên, điều chỉnh chính sách công nghiệp, nông nghiệp
cùng mạng lưới giao thông vận tải 3.
1.2.2

Đặc điểm thị trường các quốc gia trong Liên minh kinh tế Á - Âu

51

 Liên Bang Nga:
Liên bang Nga là nền kinh tế lớn nhất trong liên minh kinh tế. Kinh tế Nga
những năm qua liên tiếp tăng trưởng, xã hội có những thay đổi tích cực: thu nhập

-K

tăng cao hơn tốc độ trượt giá, từ năm 1999 đến nay, cơ bản giải quyết nợ lương,
lương hưu trung bình tăng gần 90%, lương thực tế tăng gần gấp đôi, bước đầu tiên

cải thiện được đời sống nhân dân, thu nhập thực tế của nhân dân tăng gấp 1,5 lần,

FT
U


thất nghiệp giảm gần 1/3, số người sống dưới mức tối thiểu giảm gần 1/3.
Nước Nga đứng thứ 8 trong danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm
2014, GDP của Nga đạt 1880,6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm từ
năm 2011 đến 2014 lên tới 2,4%. Trong năm 2014, khối lượng sản xuất công

SỰ

nghiệp (tổng sản phẩm xuất xưởng) đạt tới 1143,3 tỷ USD. Tỷ trọng khai thác dầu,
bao gồm cả khí ngưng tụ trong năm 2014 đạt 525 triệu tấn, trung bình mỗi người
dân Nga đạt sản lượng 3650 Kg. Về khí đốt tự nhiên, sản lượng khai thác đạt 639,2
triệu m3. Ngoài ra sản lượng nông nghiệp cũng đạt 111,3 tỷ USD, tính riêng trong

ÁN

giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, sản lượng nông nghiệp của Nga tăng trưởng
bình quân 6,5%. Kim ngạch thương mại quốc tế tăng từ 629 tỷ USD trong năm
2010 lên tới 786,9 tỷ USD trong năm 2014, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 63%
.

HỘ
IC

4

Tuy nhiên hiện nay kinh tế Nga đang rơi vào giai đoạn khó khăn do chịu tác

động của cuộc khủng hoảng Ukraina cũng như sự sụt giảm nghiêm trọng của giá
dầu thế giới. Với việc dấn quá sâu vào cuộc tranh chấp bán đảo Crimea, cùng với đó
là việc giá dầu thế giới giảm xuống mức dưới 30 USD/thùng, xếp hạng tín nhiệm


của nền kinh tế Nga bị sụt giảm nghiêm trọng, cùng với đó là sự sụt giá không
phanh của đồng Rup, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - thương mại toàn nước Nga.

3

Có tại ( />4

Có tại />
14


Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt được áp dụng từ năm 2014 đã ảnh hưởng tới lĩnh
vực công nghệ và chuyên môn trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga cũng như
khiến nhiều tổ chức tài chính phương Tây từ bỏ Nga. Tình trạng này buộc các công
ty và ngân hàng Nga phải trả nợ cho các đối tác nước ngoài thay vì tái tài trợ. Theo

51

ngân hàng trung ương Nga, tổng số nợ nước ngoài doanh nghiệp vào cuối năm 2015
đã rơi xuống dưới mức 500 tỷ USD so với mức 660 tỷ USD giữa năm 2014.

-K

Tình trạng đồng Rúp rớt giá khiến tỉ lệ lạm phát tại Nga giữ mức trên 15% trong

năm 2015. Cụ thể, giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng khi Nga áp đặt lệnh trừng
phạt cấm nhập khẩu các mặt hàng của Mỹ, liên minh châu Âu EU và một số quốc

FT

U

gia khác. Đáng nói, tỉ lệ lạm phát còn vượt xa so với mức tăng lương, trong khi thu
nhập thực tế của người dân cũng xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ thập niên 90.
Theo Ngân hàng trung ương Nga, chi tiêu hộ gia đình của nước này đã giảm 9%,
ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế. Còn theo số liệu của tổng cục thống
kê Rosstat, hơn 2,3 triệu người Nga đã rơi vào cảnh đói nghèo trong 9 tháng đầu

SỰ

năm 2015.

Tuy nhiên bất chấp tình hình kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tại Nga vẫn được
duy trì ở mức thấp dưới 5,5%. Trong khi đó, số lượng lao động di cư đến Nga cũng
giảm mạnh do sự mất giá của đồng Rúp. Theo số liệu của cơ quan thống kê nhập cư

ÁN

Liên bang Nga, trong năm 2015, số lượng công dân Tajikistan tại Nga đã giảm
100.000 người, tương đương với 10% và số lượng người Uzbekistan giảm hơn

HỘ
IC

330.000 người, tương đương 15%.

Mặc dù vậy, việc đồng Rúp hạ giá sẽ giúp khuyến khích dây chuyền sản xuất

trong nước thay thế hoạt động nhập khẩu các mặt hàng ở nước ngoài đắt đỏ. Đặc
biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, khi chính phủ ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực


phẩm nước ngoài đồng thời kêu gọi khả năng tự cung tự cấp đảm bảo an ninh lương

thực quốc gia, sản lượng nông phẩm của Nga cũng đã tăng lên nhanh chóng. Trong
khi nhiều lĩnh vực kinh tế sụt giảm, nền nông nghiệp Nga lại có sự tăng trưởng tích
cực. Tuy nhiên do thiếu tính cạnh tranh, chất lượng nông sản của Nga đang có
hướng tụt dốc. Khi Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina bị đưa vào danh sách các nước cấm

15


nhập khẩu hàng hóa sang Nga, quốc gia này có thể phải đối mặt với tình trang khan
hiếm hoa quả và rau củ trong năm 2016 5.
Các ngành công nghiệp chủ yếu của Nga là khai thác dầu và khí đốt tự nhiên,
chế tác các loại đá quý và kim loại, sản xuất máy bay, sản xuất tên lửa không gian,

51

ngành công nghiệp hạt nhân, sản xuất các loại vũ khí và thiết bị quân sự, kĩ thuật
điện, công nghiệp giấy và bột giấy, công nghiệp ôtô, giao thông đường bộ, kĩ thuật

-K

cơ khí nông nghiệp và công nghệ thực phẩm.
 Kazakhstan

Với dân số 17, 4 triệu người phân bố trên một lãnh thổ rộng lớn, trong năm

FT
U


2014, tổng sản phẩm trong nước của Kazakhstan đạt đến 212,2 tỷ USD, tốc độ tăng
trưởng trung bình hằng năm trong giai đoạn 2011 đến 2014 đạt 5,7%. Tính riêng
năm 2014, sản xuất công nghiệp đạt 103,2 tỷ USD, sản xuất dầu và khí ngưng tụ đạt
80,8 triệu tấn, sản xuất khí đốt tự nhiên cũng đạt con số 43,2 triệu m3. Trong năm

SỰ

2014 cũng đánh dấu bước phát triển mới của nền nông nghiệp Kazakhstan với sản
lượng đạt 14 tỷ USD, tăng hơn 4% so với năm 2013. Kim ngạch thương mại quốc tế
tăng từ 91,4 tỷ USD trong năm 2010 lên đến 119,4 tỷ USD trong năm 2014, trong
đó xuất khẩu chiếm khoảng 66%.

ÁN

Các ngành công nghiệp chủ chốt của Kazakhstan phải kể đến luyện kim đen và
luyện kim màu, công nghiệp hóa chất, cơ khí, ánh sáng và các ngành công nghiệp
thực phẩm, cũng như lọc dầu và sản xuất vật liệu xây dựng 6.

HỘ
IC

 Belarus

Chỉ chiếm diện tích khoảng 207.600 Km2 và dân số khoảng 9,5 triệu người,

song Belarus có một nền kinh tế khá phát triển. Tổng sản phẩm trong nước đạt 75,9
tỷ USD trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 2,4% 1 năm trong
thời kì từ năm 2010 đến 2014. Tính riêng năm 2014, sản lượng công nghiệp của


Belarus đạt 65,2 tỷ USD, sản lượng nông nghiệp đạt 12,7 tỷ USD. Kim ngạch

5

Có tại ( />
20160215072236967.chn)
6

Có tại />
16


thương mại quốc tế tăng từ 60,2 tỷ USD năm 2010 lên tới 77,2 tỷ USD trong năm
2014, trong đó xuất khẩu chiếm 47%.
Các ngành công nghiệp chủ chốt của Belarus phải kể đến luyện kim, cơ khí, gia
công kim loại, hóa chất và dầu công nghiệp, các ngành công nghiệp nhẹ và thực

51

phẩm7.

-K

 Armenia

Dân số Armenia chỉ là hơn 3 triệu người, trong đó hơn 1/3 tập trung ở thủ đô
Yerevan. Tuy nhiên GDP của Armenia năm 2014 lên đến 10,9 tỷ USD, tốc độ tăng
trưởng bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt 4,7%/năm. Sản xuất công nghiệp

FT

U

năm 2014 đạt 8,5 tỷ USD, và sản lượng nông nghiệp đạt 2,4 tỷ USD.
Các ngành công nghiệp trọng yếu của Armenia là khai thác và chế biến vật liệu
xây dựng thô, công nghiệp kim loại màu, rượu và sản xuất rượu cognac. Armenia
cũng phát triển một vài doanh nghiệp sản xuất máy cắt kim loại, thiết bị đúc khuôn,

SỰ

dụng cụ chính xác, cao su tổng hợp, lốp xe, nhựa và sợi hóa học, phân bón, khoáng

ÁN

sản, động cơ điện, công cụ vi điện tử, đồ trang sức, vải lụa, hàng dệt kim.

 Kyrgyzstan

HỘ
IC

Tổng sản phẩm trong nước năm 2014 chỉ đạt 7,4 tỷ USD, được xem là nền kinh
tế yếu nhất trong khối liên minh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng hằng năm trong giai
đoạn 2010 – 2014 của Kyrgyzstan vẫn đạt 5%/năm. Sản xuất công nghiệp trong

năm 2014 đạt 3,1 tỷ USD, và nông nghiệp đạt 3,6 tỷ USD. Kim ngạch thương mại
quốc tế năm 2014 đạt 7,6 tỷ USD, tăng 155% so với năm 2010 (4,9 tỷ USD), trong
đó nhập khẩu chiếm tới 75%.
Các ngành kinh tế trọng điểm phải kể tới nông nghiệp, thủy điện, luyện kim

màu, khai thác mỏ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị và dụng cụ cơ khí, ánh sáng

và các ngành công nghiệp thực phẩm. 8
7

Có tại />
17


Khái quát về FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu

1.3
1.3.1

Mục tiêu

a

Mục tiêu của Việt Nam:

Thứ nhất, mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang các

51

nước thành viên Liên minh, từ đó có thể mở rộng sang các nước thuộc Công đồng

các quốc gia độc lập (SNG). Liên minh Kinh tế Á – Âu là một thị trường rộng lớn

-K

có diện tích tự nhiên 20 triệu km2 với khoảng 182,5 triệu dân. Tổng GDP của khối
hiện nay đạt trên 2.200 tỷ USD. Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có mức

tăng trưởng GDP khá và tương đối ổn định, có cơ cấu danh mục hàng hóa xuất nhập

xuất và tiêu dùng của Việt Nam.

FT
U

khẩu không mang tính cạnh tranh mà chủ yếu mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản

Thứ hai, thu hút đầu tư trong những lĩnh vực phía Liên minh có thế mạnh
như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất....
Đồng thời, thông qua Hiệp định, Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng

SỰ

đầu tư sang các nước Liên minh trong công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, khai
thác dầu khí...

Thứ ba, mở rộng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nước thành viên Liên minh, nhất là Liên

ÁN

bang Nga, nhìn chung là những nước đã có nền công nghiệp phát triển tương đối
cao trong các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật và công nghiệp như năng lượng, dầu khí,
công nghệ chế tạo máy... Qua hợp tác, sẽ giúp cho doanh nghiệp trong nước phát

HỘ
IC


triển, nâng cao khả năng cạnh tranh, học hỏi và trao đổi kiến thức quản lý tiên tiến.
Thứ tư, các cam kết về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong FTA sẽ tiếp tục góp

phần giúp tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư minh bạch, thông thoáng, thuận
lợi.

Thứ năm, tăng cường các quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và

các nước thành viên Liên minh, đặc biệt là củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga
b
8

Mục tiêu của Liên minh kinh tế Á – Âu

Có tại />
18


Thứ nhất, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và đầu tư với Việt
Nam, vốn là một nước có quan hệ hợp tác truyền thống, tin cậy. Việc Liên minh đã
lựa chọn Việt Nam là nước ngoài khối đầu tiên để tiến hành đàm phán FTA thể hiện
Liên minh đánh giá cao quan hệ đối tác với Việt Nam, cũng như nhận thức được vai

51

trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai, thông qua FTA với Việt Nam để mở rộng thị trường sang các nước

-K


khu vực ASEAN nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Việc tăng

cường hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đã trở thành một ưu
tiên trong chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế của Nga và các nước thành viên

FT
U

khác Liên minh trong những năm gần đây.

Thứ ba, tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ là bước đi ban đầu để
Liên minh có cơ sở trước khi xem xét, quyết định việc mở rộng quan hệ thương mại

1.3.2

SỰ

tự do với các nước khác 9.

Quá trình đàm phán và kí kết FTA

 Vào ngày 28 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho

ÁN

Việt Nam, cùng Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á – Âu, ông
Viktor B. Khristenco, đã đưa ra tuyên bố chính thức khởi động đàm phán
hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.


HỘ
IC

Hai trưởng đoàn đàm phán là bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy
Hoàng và Bộ trưởng phụ trách thương mại của Ủy ban kinh tế Á – Âu, ông

Andrey A. Slepnev kí thông báo chung về phiên đầu tiên làm việc của hai
đoàn đàm phán hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam và Liên
minh Hải quan.

 Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 6 năm 2013, Phiên đàm phán thứ hai được
diễn ra tại Moscow, Nga dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt

Đoan Hải, Hiệp định FTA với Liên minh kinh tế Á – Âu tiếp tục khẳng định vai trò
của Việt Nam trong Hội nhập kinh tế quốc tế, có tại
/>9

19


Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng phụ trách thương mại, Ủy ban kinh tế Á –
Âu, ông A. A. Slepnev.
Tại phiên đàm phán thứ hai này, Trưởng đoàn đàm phán cấp kĩ thuật, ông
Đặng Hoàng Hải- Bộ Công Thương Việt Nam và ông A. V. Tochin, Ủy ban

51

Kinh tế Á – Âu cùng 10 nhóm công tác đã thảo luận các nội dung của Hiệp
định, bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải


-K

quan, SPS, TBT, pháp lý - thể chế…; tìm hiểu kỹ phương pháp tiếp cận đàm
phán của từng bên.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng A. A. Slepnev đều khẳng định,

FT
U

sẽ đàm phán một hiệp định thương mại tự do phù hợp với các quy tắc của Tổ
chức Thương mại Thế giới, đồng thời có sự cân nhắc phù hợp đến những
lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các Bên.

SỰ

Trên tinh thần hợp tác, thẳng thắn, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau, hai bên
đã đạt được thống nhất bước đầu tại các chương về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư
và di chuyển thể nhân, quy tắc xuất xứ, hợp tác về hải quan…

ÁN

Hai bên cũng đã thống nhất thúc đẩy quá trình tham vấn giữa hai bên và
tham vấn nội bộ để tiếp tục đàm phán tại Phiên thứ 3, dự kiến tổ chức từ
ngày 9-13/9/2013 tại Cộng hòa Belarus.

HỘ
IC


 Từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 9 năm 2013, tại thủ đô Minsk của Belarus,
phiên đàm phán thứ 3 của Hiệp định thương mại tự do tiếp tục được hai bên
đoàn đàm phán đưa ra thảo luận.
Trong 5 ngày làm việc, 10 nhóm đàm phán của các bên đã tích cực thảo

luận các vấn đề: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ hàng hóa, thương mại
dịch vụ, quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ đầu tư, sở
hữu trí tuệ, các vấn đề pháp lý – thể chế, phòng vệ thương mại,…
Vòng đàm phán đã đạt được những tiến bộ đáng kể so với vòng đàm phán
thứ 2 diễn ra tại Moscow. Đặc biệt, các bên đã hoàn tất cơ bản một số
20


×