Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.82 KB, 5 trang )

Giáo trình Phaïp luáût âaûi cæång

quyền lực chính trị của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống chính trị Việt Nam được hình thành trong tiến trình cách mạng và thực
sự ra đời từ cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khi lật đổ nền thống trị của thực dân,
phong kiến, thiết lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông
Nam Á.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cấu thành thực hiện
quyền lực chính trị sau:
2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam.
Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là bộ phận hợp thành, vừa
là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị là điều kiện cần thiết và
tất yếu để đảm bảo cho hệ thống chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân, đảm bảo
mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Bài học kinh nghiệm của cải tổ, cải cách ở các nước
cho thấy, khi Đảng Cộng sản không giữ được vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị sẽ dẫn
đến hậu quả làm rối loạn hệ thống chính trị và xã hội, quyền lực chính trị sẽ không còn
trong tay nhân dân và chế độ xã hội sẽ thay đổi.
Đảng lãnh đạo bằng các phương pháp sau đây:
1. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để Nhà nước thể chế hóa thành pháp
luật;
2. Đảng kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, và chỉnh sửa các hành vi đi chệch hướng so với
chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng (nếu có);
3. Đảng giới thiệu các đảng viên ưu tú của mình vào giữ các chức vụ chủ chốt trong
các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội;


4. Đảng lãnh đạo thông qua vai trò gương mẫu của từng đảng viên và từng tổ chức
cơ sở đảng.
Để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, một mặt Đảng phải phát huy vai trò chủ
động sáng tạo của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, khắc phục tệ quan
liêu, độc đoán, chuyên quyền, bao biện làm thay v.v. . .. Mặt khác, Đảng, tổ chức đảng
không được buông trôi lãnh đạo, mất cảnh giác trước những luận điệu cơ hội, mị dân làm
chia rẽ Đảng với nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và làm thay đổi chế độ.


Giáo trình Phaïp luáût âaûi cæång

2.2. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị.
Nhà nước là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân
dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của
đời sống xã hội. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản, thực
hiện đường lối chính trị của Đảng.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện ở các điểm sau:
-

Một là, toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị, kể cả Đảng lãnh đạo, cũng
phải trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, chống mọi hành động lộng quyền coi
thường pháp luật;

-

Hai là, có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, lắng
nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, quản lý đất
nước vì lợi ích của nhân dân;


-

Ba là, không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường
hiệu lực quản lý của nhà nước, mà phải bảo đảm sự thống nhất để làm tăng sức
mạnh lẫn nhau. Tính hiệu lực và sức mạnh của nhà nước chính là thể hiện hiệu quả
lãnh đạo của Đảng.

Nhà nước có một số đặc điểm cơ bản khác biệt so với các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, cụ thể:
-

Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, toàn thể nhân dân sinh sống trên
đất nước;

-

Chỉ duy nhất Nhà nước mới có thẩm quyền ban hành pháp luật áp dụng đối với tất
cả mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân, và sử dụng các biện pháp cưỡng chế để thi
hành khi cần thiết;

-

Nhà nước có một bộ máy được tổ chức chặt chẽ để thực hiện chức năng quản lý
trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;

-

Nhà nước có lực lượng quân đội, cảnh sát; có nhà tù, trại giam, tòa án ... làm
nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ;


-

Chỉ duy nhất Nhà nước mới có thẩm quyền thu thuế;

-

Nhà nước là đại diện chính thức của quốc gia trong quan hệ đối ngoại với các
quốc gia khác trên thế giới.


Giáo trình Phaïp luáût âaûi cæång

2.3. Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận giữ vai trò thực hiện và
phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị
Mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
đại diện cho lợi ích của các cộng đồng xã hội khác nhau tham gia vào hệ thống chính trị
XHCN tùy theo tôn chỉ, mục đích, tính chất. Các tổ chức này có nhiệm vụ giáo dục chính
trị, tư tưởng, đạo đức . . . động viên, phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân
dân, góp phần tích cực thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội; chăm lo lợi ích chính đáng
của các thành viên; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường
mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
1. Đảng cộng sản Việt Nam
2. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
3. Hội nông dân Việt Nam
4. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
5. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
6. Hội cựu chiến binh Việt Nam
7. Quân đội Nhân dân Việt Nam

8. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
9. Hiệp hội các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam
10. Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
11. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
12. Liên minh hợp tác xã Việt Nam
13. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
14. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
15. Hội Luật gia Việt Nam
16. Hội Nhà báo Việt Nam
17. Hội Phật giáo Việt Nam
18. Uỷ ban đoàn kết công giáo Việt Nam
19. Hội Làm vườn Việt Nam


Giỏo trỡnh Phaùp luỏỷt õaỷi cổồng

20. Hi Ngi mự Vit Nam
21. Hi Sinh vt cnh Vit Nam
22. Hi ụng y Vit Nam
23. Tng hi Y dc hc Vit Nam
24. Hi ngi cao tui Vit Nam
25. Hi k hoch hoỏ gia ỡnh Vit Nam
26. Hi khuyn hc Vit Nam
27. Hi bo tr tn tt v tr m cụi Vit Nam
28. Hi chõm cu Vit Nam
29. Tng hi thỏnh tin lnh Vit Nam
30. Hi liờn lc vi ngi Vit nam nc ngoi
31. Hi khoa hc lch s Vit Nam
32. Hi nn nhõn cht c da cam/ioxin Vit Nam
33. Hi m ngh - kim hon - ỏ quý Vit Nam

34. Hi cu giỏo chc Vit Nam
35. Hi xut bn - in - phỏt hnh sỏch Vit Nam
36. Hi ngh cỏ Vit Nam
37. Hip hi sn xut kinh doanh ca ngi tn tt Vit Nam
38. Hi cu tr tr em tn tt Vit Nam
39. Hi y t cng ng Vit Nam
40. Hi cu thanh niờn xung phong Vit Nam
41. Hip hi cỏc trng i hc, cao ng ngoi cụng lp Vit Nam
42. Hip hi doanh nghip nh v va Vit Nam
43. Hi doanh nghip nh v va Vit-c
44. Hip hi lng ngh Vit Nam./.


Giáo trình Phaïp luáût âaûi cæång

Câu hỏi
1) Chính trị là gì? Quyền lực chính trị là gì?
2) Khái niệm hệ thống chính trị? Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm
các cấu thành nào?
3) Hãy cho biết trong số thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, (các) thành viên
nào là tổ chức chính trị - xã hội?

Tài liệu tham khảo

1) Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên,
phần Nhà nước và pháp luật - Học viện Hành chính Quốc gia – 2001;
2) Website chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại địa chỉ:
/>



×