Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển ở diễn châu, nghệ an trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN NGỌC QUÝ

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN VEN BIỂN Ở
DIỄN CHÂU, NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN NGỌC QUÝ

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN VEN BIỂN
Ở DIỄN CHÂU, NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Chu Hồi


HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Tất cả các số
liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
này và xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Quý

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người thân và sự chỉ dạy tận tình của các giảng viên,
chuyên gia.
Tôi xin chân thành cảm ơn người dân các xã Diễn Kim và Diễn Ngọc,
UBND xã Diễn Kim, UBND xã Diễn Ngọc, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Diễn Châu, Đồn Biên phòng Diễn Thành, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
việc cung cấp thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô, các anh chị quản lý của Khoa Sau đại
học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy cho tôi trong quá trình học
tập tại Khoa.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Chu Hồi,
người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè những người ít nhiều đã giúp đỡ
động viên tôi thực hiện đề tài này.
Học viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Quý

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................3
5. Kết cấu của luận văn .........................................................................................3
CHƢƠNG I ................................................................................................................5
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................5

1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ....................................5
1.1.1. Biến đổi khí hậu .........................................................................................5
1.1.2. Sinh kế, sinh kế bền vững ..........................................................................6
1.1.3. Khung sinh kế bền vững .............................................................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................10
1.2.1. Tình hình chung........................................................................................10
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế người dân ven biển .......11
1.2.3. Nghiên cứu về khả năng ứng phó và giảm thiểu trước tác động của
BĐKH đến sinh kế người dân ven biển..............................................................13
1.3. Tình hình ở Việt Nam ...................................................................................16
1.3.1. Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam ..................................................17
iii


1.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế người dân ven biển .......17
1.3.3. Nghiên cứu về khả năng ứng phó và giảm thiểu trước tác động của
BĐKH đến sinh kế người dân ven biển..............................................................22
1.3.4. Tác động của BĐKH đến sinh kế người dân vùng ven biển tỉnh Nghệ An
và các giải pháp ứng phó ....................................................................................25
CHƢƠNG II ............................................................................................................27
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................27
2.1. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................27
2.2.1. Cách tiếp cận ............................................................................................27
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................28
a) Phương pháp thu thập thông tin và kế thừa tài liệu thứ cấp ...........................28
CHƢƠNG III ...........................................................................................................32
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ...............................................32
VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................32
3.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................32

3.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................32
3.1.2. Địa hình ....................................................................................................32
3.1.3. Thời tiết, khí hậu ......................................................................................33
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................35
3.2.1. Tình hình chung........................................................................................35
3.2.2. Tăng trưởng kinh tế ..................................................................................35
3.2.3. Phát triển các ngành kinh tế chủ đạo ........................................................35
3.2.4. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................36
3.3. Đặc điểm xã Diễn Kim ..................................................................................37
3.3.1. Đặc điểm chung ........................................................................................37
3.3.2. Nông lâm ngư nghiệp ...............................................................................37
3.3.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ......................................37
3.3.4. Dịch vụ thương mại và các hoạt động khác .............................................38
3.3.5. Y tế dân số gia đình và trẻ em ..................................................................38
iv


3.3.6. Vấn đề môi trường....................................................................................38
3.4. Đặc điểm xã Diễn Ngọc.................................................................................38
3.4.1. Đặc điểm chung ........................................................................................38
3.4.2. Nông nghiệp, ngư nghiệp .........................................................................39
3.4.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại .........................39
3.4.4. Xây dựng, giao thông, văn hóa-giáo dục và y tế ......................................40
CHƢƠNG IV ...........................................................................................................41
SINH KẾ CỦA NGƢ DÂN VEN BIỂN TRONG BỐI CẢNH ...........................41
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG NGHIÊN CỨU..................................................41
4.1. Các yếu tố khí hậu bất thƣờng giai đoạn 2010 – 2014 và ảnh hƣởng của
nó đến sinh kế ngƣ dân ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ................41
4.1.1. Các yếu tố khí hậu bất thường giai đoạn 2010 – 2014 .............................41
4.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu bất thường đến sinh kế ngư dân ven

biển .....................................................................................................................44
4.2. Thực trạng các hoạt động sinh kế của cộng đồng ngƣ dân ven biển trong
bối cảnh BĐKH ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An .........................................49
4.2.1. Nhận thức của các hộ gia đình về thực trạng BĐKH tại địa phương.......49
4.2.2. Thực trạng các hoạt động sinh kế của người dân địa phương bị
ảnh hưởng ...........................................................................................................54
4.3. Các nguồn lực và khả năng thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế của
cộng đồng ngƣ dân ven biển huyện Diễn Châu trong bối cảnh BĐKH ..........61
4.3.1. Các nguồn lực sinh kế của ngư dân bị ảnh hưởng ...................................61
4.3.2. Các hoạt động cải thiện sinh kế của người dân trước tác động của BĐKH ......68
4.4. Đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế của cộng đồng ngƣ dân ven biển
trong bối cảnh ảnh hƣởng của BĐKH ở huyện Diễn Châu .............................78
4.4.1. Nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH .........................................78
4.4.2. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ............................................................79
4.4.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương ......................79
4.4.4. Giải pháp quy hoạch .................................................................................80
4.4.5. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất .............................................................80
v


4.4.6. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật ...................................................................83
4.4.7. Giải pháp về lao động ...............................................................................83
4.4.8. Giải pháp về tài chính ...............................................................................84
4.4.9. Giải pháp về môi trường...........................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................85
1. Kết luận .............................................................................................................85
2. Khuyến nghị .....................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết thƣờng

Chữ viết tắt
BĐKH

Biến đổi khí hậu

DFID

Bộ Phát triển quốc tế Anh (Department for International
Development)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GDP

Tổng sản phẩm Quốc nội (Gross Domestic Product)

HĐND

Hội đồng nhân dân


HGĐ

Hộ gia đình

RNM

Rừng ngập mặn

HST

Hệ sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental
Panel on Climate Change)

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


ppm

Một phần triệu (Parts per million) (1mg/1000000mg hoặc 1ppm
=1mg/l =1mg/kg =1mg/1000g)

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (United Nations
Development Programme)

UNFCCC

Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)

USAID

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ

VQG

Vườn Quốc gia


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đánh giá nhận thức của người dân về các hiện tượng thời tiết cực đoan.30
Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu tại khu vực nghiên cứu .........................................33
(Trung bình thời kỳ 2000 – 2014) .............................................................................33
Bảng 4.1. Mức độ xảy ra và ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết .......................50
tại 2 xã ven biển huyện Diễn Châu ...........................................................................50
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến hoạt động trồng lúa
và chăn nuôi của người dân ven biển huyện Diễn Châu ...........................................54
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến hoạt động ............58
nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của ngư dân ven biển huyện Diễn Châu ..........58
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết cực đoan đến hoạt động làm muối của
người dân ven biển Diễn Châu ..................................................................................60
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của BĐKH đến các hoạt động sinh kế người dân .................62
2 xã Diễn Kim và Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu ......................................................62
Bảng 4.6. Khả năng tiếp cận hệ thống giao thông, thủy lợi của người dân ..............65
2 xã Diễn Kim và Diễn Ngọc trước ảnh hưởng của BĐKH .....................................65
Bảng 4.7. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của người dân ...................66
2 xã Diễn Kim và Diễn Ngọc trước ảnh hưởng của BĐKH .....................................66
Bảng 4.8. Khả năng tiếp cận thông tin của người dân ..............................................68
tại 2 xã Diễn Kim và Diễn Ngọc trước ảnh hưởng của BĐKH ................................68
Bảng 4.9. Các hoạt động giảm thiểu và thích ứng trong trồng lúa ...........................69
của người dân tại xã Diễn Kim và Diễn Ngọc ..........................................................69
Bảng 4.10. Các hoạt động giảm thiểu và thích ứng trong chăn nuôi ........................72
của người dân tại 2 xã Diễn Kim và Diễn Ngọc .......................................................72
Bảng 4.11. Các hoạt động giảm thiểu và thích ứng trong nuôi trồng .......................73

và đánh bắt thủy sản tại 2 xã Diễn Kim và Diễn Ngọc .............................................73
Bảng 4.12. Các hoạt động giảm thiểu và thích ứng trong sản xuất diêm nghiệp của
người dân tại 2 xã Diễn Kim và Diễn Ngọc ..............................................................76

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Khung phân tích sinh kế ..............................................................................8
Hình 1.2. Khung sinh kế bền vững đối với HGD .......................................................9
Hình 2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu .................................................................29
Hình 4.1. Chế độ nhiệt, tuyệt đối cao và tuyệt đối thấp tại Trạm đo Quỳnh Lưu ....42
Hình 4.2. Xu hướng biến đổi nhiệt độ bình quân năm giai đoạn 1960 – 2014 .........42
tại trạm đo Vinh ........................................................................................................42
Hình 4.3. Lượng mưa bình quân, tuyệt đối cao và tuyệt đối thấp ............................43
tại Trạm đo Quỳnh Lưu .............................................................................................43
Hình 4.4. Xu hướng biến đổi lượng mưa bình quân năm giai đoạn 1960 – 2014 ....44
tại trạm đo Vinh ........................................................................................................44
Hình 4.5. Cấp bão và năm bão đổ bộ vào vùng bờ Nghệ An giai đoạn 1960-2014 .47
Hình 4.6. Sự lựa chọn các biện pháp thích ứng trước tình trạng hạn hán, mưa bão,
nhiệt độ tăng trong trồng lúa của người dân ven biển Diễn Châu ............................71
Hình 4.7. Lựa chọn các hoạt động thích ứng của người dân trong chăn nuôi ..........73
Hình 4.8. Sự lựa chọn các hoạt động thích ứng của người dân ven biển..................75
trong hoạt động nuôi trồng thủy sản .........................................................................75
Hình 4.9. Lựa chọn các hoạt động thích ứng của người dân ven biển ......................76
trong đánh bắt thủy sản .............................................................................................76
Hình 4.10. Lựa chọn các hoạt động thích ứng của người dân ven biển ....................77
trong sản xuất diêm nghiệp .......................................................................................77


ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức phức tạp nhất mà nhân loại
đang phải đối mặt. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tránh được những ảnh
hưởng, tác động của biến đổi khí hậu và những hệ lụy kéo theo của nó. Không có một
nước nào có thể một mình đương đầu với những thách thức gắn liền với nhau mà biến
đổi khí hậu tạo ra. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu và sự nóng lên của
bầu không khí là do nồng độ khí nhà kính (chủ yếu là CO2) đang có xu hướng gia tăng
rất nhanh. Chỉ hơn 100 năm qua, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng từ 250 ppm lên
tới 360 ppm vào năm 2000 [38] và 385 ppm vào năm 2007. Ở giai đoạn hiện nay,
nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm [45]. Theo dự báo của các
chuyên gia, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, thì nhiệt
độ mặt đất sẽ tăng lên 1,80C - 6,40C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5 - 10%,
băng ở 2 cực và các vùng núi cao sẽ tan nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng
70 - 100 cm và sẽ gây ra những hậu quả rất nặng nề cho con người.
Vùng ven biển được coi là một trong những khu vực phát triển năng động,
nhưng cũng đang phải đối mặt với những áp lực hiện tại về yếu kém trong quản lý khai
thác, sử dụng tài nguyên của vùng. Các tác động do biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ
tiếp tục làm khuếch đại và trầm trọng hơn những áp lực hiện tại và trong tương lai, từ
đó làm tăng thêm các thách thức về quản lý bền vững vùng ven biển trong bối cảnh
nguồn lực có hạn. Sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu là một trong những áp lực
làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên
thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển. Người dân ven biển là những đối tượng dễ bị
tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu do họ có năng lực thích ứng hạn
chế, trong khi lại thiếu các nguồn lực cần thiết để đương đầu với các rủi ro này. Giảm
khả năng bị tổn thương và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu được
coi là trách nhiệm chính của các hộ gia đình và cộng đồng thông qua các biện pháp

thích ứng để cải thiện sinh kế. Bên cạnh các hoạt động thích ứng của hộ gia đình, phải
có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tăng cường năng lực thích ứng của các hộ, đặc biệt là
ngư dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thu nhập bền vững và an ninh
lương thực cho cộng đồng ngư dân ven biển trong dài hạn.

1


Việt Nam là một nước cận nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều, có nhiều nguồn nước
và có một bờ biển rất dài (hơn 3260 km, không kể bờ của hơn 3000 hòn đảo). Việt Nam
có khoảng 1 triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, 100 ngàn ha đầm phá, 290.000 ha bãi
triều, gần 2400 con sông, khoảng 1,7 triệu ha đất ngập nước. Nguồn lợi thuỷ sản Việt
Nam cả về nước ngọt và nước mặn đều có tiềm năng to lớn. Những nghiên cứu đã xác
định được khoảng trên 2000 loài cá, 250 loài tôm, 35 loài mực [16], hàng chục loại rùa, và
nhiều giống loài thuỷ sinh khác như các loài rong tảo và thực vật biển, các loại động vật
thân mềm và các loài sống lưỡng cư, v.v. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho sự phát
triển nghề thuỷ sản Việt Nam, vừa tạo ra nguồn công việc kiếm sống và làm giàu, vừa là
nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá. Thủy sản là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả
năng tái tạo, nhưng do đặc điểm khả năng và sức chứa của môi trường sống (lượng nước,
lượng dinh dưỡng và thức ăn cho các giống loài thủy sinh, nơi sinh đẻ và sinh trưởng của
các thủy sản non, nơi ăn dưỡng và di cư, v.v.) mà nhìn chung, sinh khối và tính đa dạng
của các loài thủy sinh đối với từng thủy vực là có giới hạn. Tuy nhiên, nếu biết cách khai
thác một cách hợp lý thì các nguồn tài nguyên này luôn cho khả năng tái tạo ở mức độ
sinh khối bền vững.
Huyện Diễn Châu thuộc đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An có bờ biển dài, có
những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội chung của vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An.
Ngư dân ven biển có cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào nguồn lợi từ hoạt động nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do khai thác quá mức,
môi trường nước biển bị ô nhiễm, v.v, kéo theo các nguồn lợi thủy hải sản suy giảm
nghiêm trọng. Để cải thiện sinh kế hiệu quả và bền vững cho ngư dân ven biển huyện

Diễn Châu, cần sử dụng các tiềm năng của chính cộng đồng ở những vùng ngư dân
hành nghề thủy sản sinh sống tốt hơn trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và các hệ lụy kéo theo của nó gây ra đối với cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam
nói chung và ngư dân ven biển huyện Diễn Châu nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu
cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển ở Diễn Châu, Nghệ An trong bối cảnh
biến đổi khí hậu” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung

2


Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp cải thiện sinh kế
cộng đồng ngư dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, góp phần phát triển sinh
kế bền vững cộng đồng ngư dân tại Diễn Châu, Nghệ An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sinh kế, nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân khu
vực nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển khu
vực nghiên cứu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cộng đồng ngư dân ven biển và chính quyền
địa phương.
Các vấn đề và hoạt động sản xuất liên quan đến sinh kế ngư dân ven biển huyện
Diễn Châu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các cộng đồng ngư dân ven biển thuộc 2 xã (Diễn Kim, Diễn Ngọc), huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Việc chọn 2 xã ven biển của huyện làm trọng điểm nghiên

cứu vì đây là 2 xã ven biển vùng cửa Vạn – nơi tập tập trung sản xuất nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp của huyện Diễn Châu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa các tư liệu về BĐKH, các tác động của BĐKH
đến sinh kế, nguồn sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng. Cung cấp các tư liệu,
dẫn liệu khoa học và thực tiễn về tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của cộng
đồng ngư dân ven biển xã Diễn Kim và xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An; làm cơ sở cho các cơ quan chức năng cũng như người dân có những kế hoạch,
biện pháp giảm thiểu, thích ứng với BĐKH kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện
địa phương.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm các phần, chương chính sau:
- Mở đầu;
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
3


- Chương 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu
- Chương 4. Sinh kế của ngư dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở
vùng nghiên cứu;
- Kết luận và khuyến nghị.

4


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Biến đổi khí hậu

Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển
và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những
thành phần này, quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần có khác nhau rất
nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò
tăng cường hoặc hạn chế biến đổi khí hậu. Công ước khung của LHQ về biến đổi khí
hậu [1] đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những ảnh hưởng có hại của biến
đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ
sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí
hậu (UNFCCC) năm 1992, BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con
người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển
toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có
thể so sánh được [42].
Theo UNFCCC [42] thì BĐKH được quy trực tiếp hoặc gián tiếp là do hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm
vào sự BĐKH tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Như vậy, BĐKH là sự
khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu,
trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài
thập kỷ, thậm chí là thế kỷ (ví dụ: ấm lên, lạnh đi, v.v). Sự biến đổi của khí hậu dài
hạn sẽ dẫn tới BĐKH.
Bộ Tài nguyên và Môi trường định nghĩa BĐKH là sự biến đổi trạng thái của
khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng
thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn [1, tr6]. BĐKH có thể là do các quá
trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người
làm thay đổi thành phần của khí quyển, bao gồm cả trong khai thác, sử dụng đất [17].

5



BĐKH có tác động rất lớn đến sự sống cũng như hoạt động của con người. Kết
quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu
trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,60C (± 0,20C); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên
biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua [31]. Tương
ứng với sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mực nước trung bình của đại dương cũng tăng
lên 10 – 25cm (trung bình 1 - 2mm/năm trong thế kỷ XX) do băng tan và giãn nở nhiệt
đại dương. Từ cuối những năm 1960, phạm vi lớp phủ tuyết giảm khoảng 10%. Độ
dày của lớp băng biển ở Bắc cực trong thời kỳ từ cuối mùa hạ đến đầu mùa thu giảm
xuống khoảng 40% trong vài thập kỷ gần đây và khoảng 20 năm gần đây, người ta đã
phát hiện thấy mối quan hệ giữa các dị thường khí hậu với hiện tượng ENSO.
1.1.2. Sinh kế, sinh kế bền vững
Sinh kế (livelihood) thường được hiểu là việc làm để kiếm ăn và mưu sinh (từ
điển tiếng Việt). Tức là bao gồm năng lực tiềm năng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài
nguyên, đất đai, đường sá, v.v) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Sinh kế bao
gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động
cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải
quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng
cường khả năng nguồn lực hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài
nguyên thiên nhiên [35].
Xuất phát từ tư tưởng chung về phát triển bền vững, trong báo cáo của
Bruntland, WCED (1987) cũng đưa ra khái niệm về an ninh sinh kế bền vững
(sustainable livelihood security). Sinh kế được hiểu là có các nguồn dự trữ về lương
thực và tiền bạc để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. An ninh (security) được hiểu là được
sở hữu hoặc được tiếp cận các nguồn lực và hoạt động tạo thu nhập để bù đắp rủi ro,
làm giảm các đột biến cũng như ứng phó kịp thời với những bất thường xảy ra. Bền
vững (sustainable) đề cập đến khả năng duy trì hoặc tăng cường năng suất trong dài
hạn. Do đó, một hộ gia đình có thể đạt được an ninh sinh kế bền vững bằng nhiều
cách: Sở hữu đất đai, cây trồng và vật nuôi; có nhiều quyền được chăn thả, đánh bắt,
săn bắn hoặc hái lượm; có công việc ổn định với mức thu nhập đủ trang trải các nhu

cầu của cuộc sống, v.v. Theo WCED sinh kế bền vững là một khái niệm lồng ghép và
được coi là phương tiện để đạt được 2 mục tiêu: công bằng và bền vững [6].

6


Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được tiềm năng con người
để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương
đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Không được khai thác hoặc gây
bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai, thực tế là nó
nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ
tương lai [32]. Theo nghĩa này thì sinh kế bền vững phải hội tụ đủ các nguyên tắc sau:
Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa
trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực
hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động [12].
Cũng theo Chambers and Conway [31], một sinh kế là bền vững: “Khi có thể
giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và xung đột, duy trì
hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ
tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp địa phương và cấp toàn
cầu trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong phạm vi báo cáo, sinh kế được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực cần
thiết để thực hiện các hoạt động sản xuất nhằm đạt được các kết quả mong muốn trước
bối cảnh ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết cực đoan và những hệ lụy kéo theo của nó
tại vùng ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sinh kế được áp dụng nghiên cứu
trong luận văn này ở cấp hộ gia đình.
1.1.3. Khung sinh kế bền vững
Về cơ bản các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) Nguồn lực sinh kế; (ii) Hoạt động sinh kế;
(iii) Kết quả sinh kế; (iv) Thể chế và chính sách; và (v) Bối cảnh bên ngoài.
Khung sinh kế bền vững (SLF) do DFID [34] và một số tổ chức xây dựng là

một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế (xem hình 1.1). Nó cũng
giúp tổ chức nghiên cứu và xác định thiết kế các hoạt động hỗ trợ. Theo Khung này,
các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn
có trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố
này cũng chịu hảnh hưởng của rủi ro như bão lụt, các khuynh hướng và tác động theo
thời vụ.

7


Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình, nhằm sử dụng các tài sản sẵn có để
đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống (Ví dụ: Một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề
đánh cá). Để làm điều này hộ gia đình cần sử dụng một số nguồn lực sinh kế như:
- Nguồn lực vật chất – thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu, v.v.
- Nguồn lực- tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá, sức khỏe, nguồn lao động.
- Nguồn lực xã hội – bán cá cho những đầu mối thị trường.
- Tài nguyên thiên nhiên – bắt cá từ tự nhiên.
- Nguồn lực tài chính – tiền vay từ ngân hàng, bà con thân thích, thương lái.
Vận dụng lý thuyết sinh kế do DFID [34] đưa ra, thì có 5 yếu tố nguồn vốn ảnh
hưởng đến kinh tế của hộ gia đình (HGĐ) bao gồm: vốn xã hội (S), vốn tài chính (F),
vốn con người (H), vốn vật chất (P) và vốn tự nhiên (N). S-F-H-P-N hợp thành ngũ
giác sinh kế và có thể thay đổi khi có các điều kiện bên ngoài tác động vào với mức độ
và phạm vi khác nhau tùy thuộc và khả năng ứng phó của HGĐ.

Hình 1.1. Khung phân tích sinh kế
Trên quan điểm của DFID [34], khung sinh kế bền vững đối với các HGĐ có
thể được thể hiện ở sơ đồ sau:

8



TÀI SẢN SINH KẾ
Phạm vi
rủi ro
* Các cú sốc
* Các khuynh
hướng
* Tính thời vụ

H
N

S
P

Ảnh hưởng và
khả năng tiếp
cận

F

Cơ cấu và tiến trình
thực hiện
Cơ cấu Quy trình
tiến hành
* Các cấp
*
chính quyền Luật lệ
* Đơn vị tự * Chính sách
* Văn hóa

nhiên
* Thể chế tổ
chức

CHIẾN
LƯỢC
SINH KẾ

N
H

M
Đ

T
Đ
Ƣ

C

KẾT QUẢ
SINH KẾ
* Tăng thu nhập
* Tăng sự ổn định
* Giảm rủi ro
* Nâng cao an toàn
lương thực
* Sử dụng bền vững
hơn các nguồn lực
tự nhiên


Ký hiệu
H- Nguồn lực con người
N- Nguồn lực tự nhiên
S- Nguồn lực xã hội

F- Nguồn lực tài chính
P- Nguồn lực vật chất

Hình 1.2. Khung sinh kế bền vững đối với HGD
Một hộ gia đình có thể có nhiều nguồn cung cấp thực phẩm hoặc thu nhập, do
một số thành viên nào đó đảm nhiệm. Các hoạt động có thể thay đổi theo mùa, theo
thời gian hoặc bị tác động bởi những sự kiện như bão lũ hoặc những thời kỳ thiếu đói
(giáp hạt). Tất cả các hoạt động này cấu thành nên phương thức kiếm sống. Cần hiểu
rằng các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng cũng có những đặc trưng riêng biệt
về mặt kinh tế - xã hội và quyền tài sản. Do vậy, họ cũng có những vấn đề, sự lựa chọn
và chiến lược sinh kế khác nhau.
Việc xây dựng cơ sở sinh kế bền vững cho các cộng đồng ven biển ở nhiều nơi
trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang trở thành một nhu cầu cấp thiết. Trong khi
dân số liên tục tăng, thì nguồn lợi biển lại đang trên đà suy kiệt, vì có quá nhiều người
cùng tham gia đánh một lượng cá hạn chế. Nguồn lợi ven bờ cũng đang phải chịu
những áp lực ngày một tăng, và những mô hình khai thác hiện tại lại thiếu bền vững,
và nếu không giải quyết được, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đa dạng sinh học và
sinh kế địa phương. Cải tiến công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và sinh kế thay thế có
vai trò quan trọng cho sự phát triển của các cộng đồng ven biển, đồng thời giúp bảo
tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở biển cũng như ven bờ.

9



1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Tình hình chung
Các tác động của BĐKH đối với cộng đồng và sinh kế của người dân có thể diễn
ra ở cấp khu vực. Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC [38] đã nghiên cứu và chỉ
ra những tác động có khả năng diễn ra ở cấp khu vực. Cường độ và thời gian diễn ra
những tác động này sẽ thay đổi tùy theo mức độ và tốc độ diễn ra BĐKH.
Ở châu Phi, đến năm 2020 ước tính sẽ có khoảng 75 – 250 triệu người chịu tác
động từ việc gia tăng mức độ căng thẳng về nguồn nước do BĐKH. Và ở một số quốc
gia khác, sản lượng cây trồng nông nghiệp có tưới tiêu hay cây trồng cần mưa sẽ có
thể bị giảm đến 50%. Đến cuối thế kỷ này, ước tính mực nước biển sẽ tác động đến
những vùng bờ ở độ cao thấp, nơi có một số bộ phận lớn dân cư sinh sống. Chi phí cho
việc thích ứng được với những biến đổi này có thể chiếm khoảng 5 - 10% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP). Đến năm 2080, ước tính diện tích các vùng đất khô hạn hay
nửa khô hạn sẽ tăng cỡ 5 – 8% [38].
Ở châu Á, đến thập niên 2050, tính sẵn có của các nguồn nước sạch ở Trung Á,
Nam Á, Đông Á và Đông Nam châu Á, đặc biệt là ở các vùng lưu vực sông lớn sẽ
giảm xuống. Các vùng bờ, đặc biệt là các vùng có mật độ dân cư cao ở Nam Á, Đông
Á và Đông Nam châu Á sẽ phải hứng chịu rủi ro ở mức cao nhất do gia tăng nạn lũ lụt
từ biển và nạn lũ lụt từ sông ở một số vùng đồng bằng rất lớn có đông dân cư. Biến đổi
khí hậu được dự báo sẽ diễn ra do gia tăng áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và môi trường từ tác động trực tiếp của đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển
kinh tế nhanh chóng. Tỷ lệ mắc và tử vong của cư dân địa phương do bệnh ỉa chảy,
chủ yếu khởi phát từ lũ lụt và hạn hán sẽ tăng lên ở các vùng Đông, Nam và Đông
Nam châu Á [38].
Ở châu Mỹ La Tinh, vào khoảng giữa thế kỷ, sự gia tăng nhiệt độ và giảm
lượng nước trong đất do nhiệt độ tăng có thể sẽ dẫn đến các khu rừng hiện có dần bị
thay thế bởi đất đồng cỏ ở phía Đông Amazonia. Tương tự, các thảm thực vật vùng
đất nửa khô hạn sẽ có xu hướng bị thay thế dần bởi các thảm thực vật ở vùng đất khô
hạn. Tính đa dạng sinh học sẽ bị mất đi đáng kể do sự tuyệt chủng các loài diễn ra ở
nhiều vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh. Những biến động về mô hình mưa và sự

biến mất của các dòng sông băng sẽ làm giảm tính sẵn có của các nguồn nước phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu nông nghiệp hay để sản xuất điện [38].
10


Ở các quốc đảo nhỏ, nước biển dâng sẽ làm cho tình trạng lũ lụt, sóng lớn do bão,
xói mòn và các hiểm họa ở vùng ven bờ khác trầm trọng thêm. Đến năm 2050, BĐKH
có thể sẽ làm giảm nguồn tài nguyên nước ở nhiều quốc đảo nhỏ như ở vùng Caribe và
Thái Bình Dương đến mức độ không đủ để đáp ứng nhu cầu nước của người dân vào
mùa ít mưa. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng mức độ xâm lấn của các loài ngoại lai, đặc
biệt là ở các đảo thuộc vùng khô hạn hay các vùng có vĩ độ cao [38].
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế người dân ven biển
Trong các nguồn lực sinh kế, nguồn lực tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng đối
với người nghèo và những người dễ bị tổn thương. Người nghèo thường là những
người phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ của hệ sinh thái và do đó họ sẽ là đối tượng bị
ảnh hưởng nặng nề nhất khi các điều kiện môi trường thay đổi gây ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận đối với các dịch vụ này (IUCN, SEI và IISD, 2003). BĐKH gây tổn
thương lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí hậu là đất và nguồn
nước. Ngoài ra, BĐKH cũng gây ra những ảnh hưởng lên nguồn lực vật chất (như cơ
sở hạ tầng hiện tại: hệ thống đê, thủy lợi, đường sá, v.v). Những tác động của BĐKH
lên những nguồn lực sinh kế này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các chiến lược sinh
kế và đạt được các kết quả sinh kế của hộ gia đình.
Tác động của BĐKH ở châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe cũng được nghiên cứu
chi tiết ở mức độ nhất định [38]. Những nghiên cứu này đã chỉ rõ là hiện tượng mực
nước biển dâng sẽ đe dọa các khu/vùng cư trú ven bờ; làm cho nhiệt độ bề mặt nước
biển cao hơn; làm tan chảy các dòng sông băng hay các vùng đất phủ tuyết quanh năm
trên những đỉnh núi cao thuộc các vùng nhiệt đới, v.v. Những tác động lý sinh do hiện
tượng nước biển dâng sẽ có sự khác biệt rất rõ nét giữa các vùng bờ khác nhau tùy
theo tính chất của loại hình đất và hệ sinh thái của vùng bờ đó. Điển hình như, lũ lụt ở
các vùng đồng cỏ thuộc tỉnh Buê-nốt Ai-rex sẽ diễn ra ở mức độ trầm trọng hơn do

hiệu quả bảo vệ của hệ thống tiêu thoát tự nhiên bị giảm nếu mực nước biển tăng lên.
Một số vùng ven bờ thuộc Trung Mỹ và bờ biển Atlantic ở Nam Mỹ như các đồng
bằng ven sông Magdalena cũng như các vùng đồng bằng rộng lớn ven các sông
Amazon, Orinoco và Paraná sẽ có nguy cơ bị ngập. Các vùng cửa sông như vùng cửa
sông Rio de la Plata cũng sẽ chịu tác động ngày càng tăng do hiện tượng xâm lấn mặn
và gây khó khăn cho công tác cấp nước sạch.

11


Việc gia tăng các rủi ro từ khí hậu là một trong những áp lực làm gia tăng khả
năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của
các cộng đồng ven biển. Nhìn chung, BĐKH gây ảnh hưởng đến sinh kế của người
dân nông thôn nói chung và vùng ven biển nói riêng trên một số sinh kế chính như: sản
xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - những sinh kế mà người dân
nghèo chủ yếu dựa vào các nguồn lực tự nhiên để thực hiện các chiến lược sinh kế
[40].
Theo Susmita Dasgupta và cs [35] cho biết, khi đánh giá ảnh hưởng của nước
biển dâng (với kịch bản từ 1m đến 5m) đến 84 quốc gia đang phát triển (được nhóm
thành 5 khu vực) dựa trên 6 chỉ tiêu: Đất đai, dân số, GDP, diện tích đô thị, diện tích
đất nông nghiệp và diện tích đất ngập nước. Có 3 kết quả chính được rút ra từ nghiên
cứu. Thứ nhất, xét trên phạm vi toàn cầu, khoảng 0,3% diện tích đất đai, 1,28% dân số
và 1,3% GDP sẽ bị ảnh hưởng nếu nước biển dâng 1m và con số này sẽ tăng lên 1,2%
diện tích đất đai, 5,6% dân số và 6% GDP nếu mực nước biển tăng 5m. Thứ hai, khu
vực Đông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự gia tăng mực nước biển, trong đó, từ mức
tăng 1m đến 5m, diện tích bị ảnh hưởng tăng từ 0,5 đến 2,3%, dân số bị ảnh hưởng
tăng từ 2% đến 8,6% và GDP bị ảnh hưởng tăng từ 2% đến 10%. Thứ ba, Việt Nam là
quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở khu vực Đông Á và nằm trong số 5 quốc
gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 1m thì sẽ
có khoảng 5% diện tích, 11% dân số bị ảnh hưởng và tổn thất đối với GDP khoảng

10%. Nếu mực nước biển dâng 3m thì sẽ có khoảng 12% diện tích, 25% dân số bị ảnh
hưởng và tổn thất đối với GDP là 25%. Đa số các ảnh hưởng này tập trung ở đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vì một bộ phận lớn
dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh tế đều nằm trên hai vùng đồng bằng này.
Theo UNDP (2008) [26], đã đưa ra một số dự đoán về thiệt hại mà Việt Nam
phải gánh chịu trước tác động của BĐKH. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 20C và mực
nước biển tăng thêm 1m vào cuối thể kỷ 21 thì khoảng 22 triệu người ở Việt Nam sẽ bị
mất nhà ở; khoảng 12,3% diện tích đất trồng trọt sẽ bị mất; khoảng 40.000km2 diện
tích đồng bằng và 17km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu tác
động của lũ ở mức độ không thể dự đoán và Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại
khoảng 17 tỉ USD/năm. Nghiên cứu này cũng đánh giá ĐBSH và ĐBSCL là hai khu
vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH ở Việt Nam.
12


Theo USAID [44], với lợi thế về vị trí địa lý và tính đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái biển, vùng ven biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của nhiều quốc gia trên thế giới. Các hệ sinh thái ven biển tồn tại ở phần tiếp giáp giữa
môi trường đất liền và môi trường biển, do đó chúng là các hệ sinh thái đa dạng và năng
động nhất trên trái đất. Các hệ sinh thái này cung cấp vô số các hàng hóa và dịch vụ sinh
thái cho con người như: Môi trường sống của các loài thủy sản, chắn sóng và bão, kiểm
soát xói mòn, giảm thiểu lũ lụt, đảm bảo an ninh lương thực và mang lại sinh kế cho hơn
1 tỷ người trên thế giới. Bên cạnh đó, vùng ven biển là một cực quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội bởi sự tập trung đông dân cư và các hoạt động kinh tế. Hiện
nay, tính trên toàn thế giới, có khoảng 2,7 tỷ người sinh sống ở vùng ven biển, chiếm
khoảng 40% dân số thế giới. Kinh tế biển đã trở thành một bộ phận quan trọng không
thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới bởi
những đóng góp to lớn của vùng ven biển vào nền kinh tế trên các khía cạnh: Thương
mại, du lịch, phát triển hạ tầng, giao thông vận tải, giải trí và tạo việc làm. Điều này cho
thấy vùng ven biển có vai trò rất lớn cả về mặt sinh thái và kinh tế - xã hội đối với nhiều

quốc gia trên thế giới.
1.2.3. Nghiên cứu về khả năng ứng phó và giảm thiểu trước tác động của
BĐKH đến sinh kế người dân ven biển
Trên thế giới, những cơ hội sinh kế cho người dân vùng ven biển đang thay đổi
nhanh chóng. Ở nhiều vùng ven biển, sự thay đổi đó đồng nghĩa với việc tăng lên đáng
kể những cơ hội đổi đời, nhưng năng lực của các nhóm dân cự lại rất khác nhau trong
việc tận dụng các cơ hội đó. Trong khi những hộ khá giả hơn có thể dễ dàng hưởng lợi,
thì dân nghèo ven biển lại có ít điều kiện để tiếp cận với các công nghệ mới, vì họ
thiếu kỹ năng, tri thức, sự tự tin hoặc trình độ văn hóa để sử dụng, cũng như không có
tiền mua. Họ không có nhiều thời gian để đầu tư phát triển sản xuất, và có quá ít nguồn
dự trữ để đương đầu với những rủi ro thường đi kèm với sự lựa chọn của họ. Hiện
trạng phổ biến là họ thiếu những mạng lưới giúp họ tiếp cận với tri thức, kinh nghiệm,
kỹ thuật mới; với các nguồn tài chính và các thị trường có thể tận dụng để làm thay đổi
cuộc sống. Tiếp cận tài chính được coi là chìa khóa nhằm nắm bắt các cơ hội đổi đời.
Sinh kế vùng ven biển sẽ tiếp tục thay đổi do tác động của một môi trường năng động.
Các chương trình hỗ trợ sinh kế cần phải chú ý đến cục diện này cũng như yêu cầu về
tính linh hoạt khi lựa chọn và thiết kế các hoạt động hỗ trợ (Nguồn: IMM, SCL CLIP).
13


Theo R. Selvaraju và CS (2006) [41] đã sử dụng phương pháp phân tích định
tính (bao gồm thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân) để phân tích đặc điểm của hệ
thống sinh kế vùng nông thôn ven biển, những thay đổi của khí hậu trong quá khứ,
hiện tại và dự báo cho tương lai, phân loại các đối tượng bị tổn thương trước tác động
của BĐKH, đánh giá nhận thức của người dân về tác động của BĐKH và đề xuất các
hoạt động sinh kế ứng phó trước tác động của hạn hán gây ảnh hưởng sản xuất nông
nghiệp ở Bangladesh.
Theo Koos Neefjes (2009) [40] chỉ ra rằng, BĐKH gây ra những tác động chính
đối với sinh kế của người nghèo ở nông thôn trên một số lĩnh vực như sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nơi người nghèo chủ yếu dựa vào

các nguồn lực tự nhiên để thực hiện các chiến lược sinh kế. Cũng theo Koos Neefjes,
để tạo lập sinh kế bền vững trước những tác động của BĐKH, người dân và các cộng
đồng cần có các nguồn lực sinh kế chất lượng cao và các chính sách và thể chế cần
được thiết kế sao cho các nguồn lực sinh kế này được tiếp cận một cách công bằng để
người dân có thể quản lý và sử dụng chúng một cách bền vững. Việc tạo ra các cơ hội
sinh kế ở nông thôn là quan trọng, nhưng cũng cần phải liên kết với các cơ hội sinh kế
ở đô thị để đảm bảo tính bền vững của sinh kế. Do đó, tác giả Koos Neefjes cho rằng,
đa dạng hóa các chiến lược sinh kế là rất cần thiết, trong đó bao gồm cả việc di cư.
Các hoạt động thích ứng của sinh kế nông nghiệp ở vùng ven biển Camerun.
Với diện tích 475,442km2 và đường bờ biển dài 360km, Camerun nằm ở phía Tây của
Trung Phi, một phần của Vịnh Guinea và Đại Tây Dương. Đất nước này hiện đang
phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng tăng về sự biến đổi của khí hậu. Vùng
đồng bằng ven biển kéo dài 150km là một vùng nóng, ẩm với mùa khô ngắn. Các vùng
khô hơn ở phía Bắc Camerun bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng nhiệt độ và hạn hán; trong
khi các vùng ẩm ướt hơn ở phía Nam phải chịu ảnh hưởng của tình trạng ẩm ướt gia
tăng làm tăng khả năng phát sinh sâu bệnh, bệnh tật gây áp lực đối với mùa màng và
vật nuôi. Khu vực ven biển đặc biệt bị thiệt hại do lũ lụt và triều cường gây sạt lở đất.
Những ảnh hưởng từ BĐKH đang gây thiệt hại nghiêm trọng về người, cây trồng, vật
nuôi, tài sản và thu nhập trong nông nghiệp.
Với phía Tây hướng ra biển và phía Đông là dải đất bazan màu mỡ, cộng đồng
dân cư ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp và khai thác thủy sản. Những
sinh kế này lại rất dễ bị tổn thương bởi các hiểm họa thiên nhiên, trong đó nông nghiệp
14


×