Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sinh học 7 (Chuẩn, mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.57 KB, 13 trang )

-1-

I.Đề tài
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH QUA DẠY HỌC BÀI “ÔN TẬP PHẦN I – ĐỘNG
VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG” BỘ MÔN SINH HỌC 7
II. Đặt vấn đề:
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình
và sách giáo khoa hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học,
thực hiện dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo
của học sinh dưới sự hướng dẫn đúng mức của giáo viên
nhằm hình thành nhu cầu và phương pháp tự học, tạo niềm
tin trong học tập cho học sinh.
Sách giáo khoa sinh học mới, được sử dụng đại trà từ
năm học 2003-2004 có nhiều điểm khác cơ bản sách giáo
khoa sinh học cũ. Ở sách giáo khoa sinh học cũ tiết ôn tập
ĐVKXS được thể hiện dưới dạng câu hỏi mang tính chất
thống kê lại theo một hệ thống phân loại; không có trên
hình; chuyên sâu về đặc điểm cấu tạo.
Ở sách giáo khoa sinh học 7 mới:
* Tiết ốn tập gồm 4 nội dung:
+ Tính đa dạng của SVKXS
+ Sự thích nghi của động vật không xương
sống.
+ Tầm quan trọng thực tiển của ĐVKXS.
+ Sự tiến hóa của ĐVKXS từ cơ thể đơn bào,
đa bào (phần này thể hiện dưới dạng “tóm tắt ghi nhớ” )
* Có trên hình là những động vật đại diện cho mỗi
ngành và kênh chữ là đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện,
mỗi ngành.


Căn cứ vào yêu cầu nội dung cần đạt được sau khi
học xong bài: “Ôn tập ĐVKXS” học sinh phải:
+ Khái quát được đặc điểm các ngành ĐVKXS từ
thấp đến cao.
+ Nêu được sự đa dạng về loài của ĐVKXS.
+ Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, sự
thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống.


-2-

+ Thấy được tầm quan trọng chung của động vật
không xương sống đối với con người và đối với tự nhiên. Từ
đó, củng cố ý thức bảo vệ, có tình cảm đối với thiên nhiên,
niềm vui trong học tập.
Mặc dù, sách giáo khoa mới đã cung cấp những nội
dung khoa học cơ bản, ngắn gọn, tạo điều kiện cho giáo viên
tổ chức các hoạt động học tập tích cực và rèn luyện phương
pháp tự học cho học sinh. Nhưng với dung lượng kiến thức
của tiết ôn tập nhiều, thời gian lại có hạn. Số lượng học sinh
ở mỗi lớp lại bố trí quá đông nên sự chênh lệch về trình độ
tiếp thu của học sinh ở mỗi lớp không phải là nhỏ.
Vậy, sử dụng sách giáo khoa sinh học 7 mới trước
yêu cầu đổi mới phương phấp dạy học như thế nào ở các
dạng bài nói chung và ở bài ôn tập nói riêng để đạt hiệu quả
cao?
III. Cơ sở lý luận:
Nâng cao chất lượng học tập của học sinh là mục tiêu
phấn đấu trong nhiệm vụ giáo dục của nhà trường hiện nay.
Để đạt được hiệu quả tốt không những đòi hỏi mỗi giáo viên

cần phải trao đổi chuyên môn để truyền thụ một cách hiệu
quả kiến thức cho học sinh, tâm huyết với nghề mà còn đòi
hỏi học sinh phải tự học hỏi nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo…
thì mới đạt hiệu quả cao. Về phía giáo viên luôn theo dõi và
tìm hiểu tâm lý của học sinh, có ý thức tự giác trong học tập.
IV. Cơ sở thực tiển:
Qua nhiều năm tôi được phân công giảng dạy môn
sinh học 7 chỉ dựa vào nội dung của sách giáo khoa, dưới
dạng câu hỏi chưa đảm bảo điều kiện để học sinh khắc sâu
kiến thức và hiểu biết thực tế. Xuất phát từ những thực trạng
ấy, ngay từ đấu năm học giáo viên đã hướng dẫn cho học
sinh phương pháp học tập trước khi đến lớp, các em tìm
tranh ảnh, vật mẫu, tài liệu có liên quan đến bài học, sau
mỗi chương giáo viên hướng dẫn cho học sinh ôn tập…
nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và kích thích học
sinh có hứng thú trong học tập và yêu thích môn học hơn.


-3-

Trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp một số thuận
lợi và khó khăn nhất định.
- Thuận lợi: Đa số học sinh có ý thức tự giác học tập,
luôn luôn tìm tòi tranh ảnh, mẫu vật, sách báo có liên quan
đến từng bài học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Khó khăn: Một số ít học sinh còn ham chơi, không
chịu khó nghiên cứu học hỏi, đồ dùng dạy học ở trường còn
thiếu thốn…
V. Nội dung nghiên cứu:
1. Cách giải quyết những khó khăn:

a. Giải quyết khó khăn thứ nhất: dung lượng kiến
thức tiết ôn tập nhiều, lại mang tích chất khái quát hóa bằng
cách:
+ Không đợi đến tiết ôn tập này mới ôn, mà sau khi
học xong dạng bài: “Sự đa dạng, đặc điểm chung” ở cuối
mỗi chương là giáo viên đã tại tình huống cho học sinh ôn
tập, khái quát hóa ngành động vật đó rồi. Khi thực hiện bài
ôn tập này chẳng qua là sự tổng kết lại qua trình ấy và cũng
để chuẩn bị cho học sinh học tiếp phần sau.
Ví dụ 1: Đến tiết 7: “Đặc điểm chung và vai trò thực
tiển của động nguyên sinh”. Giáo viên tổ chức ôn tập, khái
quát hóa về ngành động vật nguyên sinh bằng hình thức thi
đua giữa các nhóm hoàn thành bài tập bảng sau:
Đại diện

Kích thước
Hiển
Lớn
vi

Cấu tạo
1 tế
Nhiều
bào
tế bào

Dinh
dưỡng

Trùng roi

Trùng biến hình
Trùng giày
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Kết luận về đặc điểm chung ngành động vật nguyên
sinh?
Ví dụ 2: Lập bảng tổng kết về ngành ruột khoang ở
tiết 10.

Bộ
Hình thức
phận di
sinh sản
chuyển


-4-

Đại
diện
Đặc điểm
Kiểu đối xứng
Cách di chuyển
Cách
dinh
dưỡng
Cách tự vệ
Số lớp tế bào
của thành cơ
thể

Kiểu ruột

Thủy tức

Sứa

San hô

Kết luận: Sự thích nghi của động vật có đối xứng với
động vật chưa có đối xứng như ngành động vật nguyên
sinh.
Ví dụ 3: lập bảng thống kê đặc điểm thích nghi với
lối sống các ngành giun. Phân tích sự tiến hóa của loài có
đối xứng 2 bên (ở tiết 17).
Ví dụ 4: Trong tiết 21: Thực hành “Quan sát một số
thân mềm” giáo viên yêu cầu học sinh phân tích sự tiến hóa
của loài có thể xoang chính thức.
Trong tiết thực hành về sâu bọ liên hệ giải thích hệ cơ
quan nào ở sâu bọ phát triển là cơ sở quan trọng của tập tính
ở sâu bọ.
b. Giải quyết khó khăn thứ hai: Đảm bảo dung
lượng kiến thức trong thời hạn 45 phút theo mục tiêu của
tiết ôn tập, đồng thời tích cực hóa hoạt động của tất cả các
đối tượng học sinh bằng cách:
+ Sử dụng hình ảnh con đại diện của mỗi ngành là
nguồn thông tin để tổng kết về ngành đó. Giáo viên không
giảng giải như học một bài mới, điều khiển quá trình dạy
học qua:
* Ghi phiếu học tập
* Điền bảng biểu, so sánh đặc điểm từ gợi ý của bảng

biểu.
* Vận dụng kiến thức sẵn có.


-5-

+ Huy động, chia xẻ kiến thức sẵn có qua thảo luận
theo nhóm. Các nhóm này đã được chia trước đủ 4 đối
tượng: Giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Tổ chức thi đua hoàn
thành các bảng biểu giữa các nhóm, tuyên dương, khen
thưởng những nhóm hoạt động tích cực và động viên phân
tích những khiếm khuyết của các nhóm hoạt động chưa đều
tay.
+ Chuẩn bị cho tiết ôn tập:
- Đối với học sinh: Ôn lại những kiến thức về động
vật không xương sống, sưu tầm tranh ảnh, kẻ sẵn những
bảng biểu.
- Về phía giáo viên: Chuẩn bị hết sức chu đáo các
phương tiện dạy học cho tiết ôn tập như: Các tranh câm
chưa đựng rõ nguồn thông tin học sinh phải khai thác, kẻ
sẵn những bảng biểu, ghi bài tập trắc nghiệm trên bảng
phụ…
2. Soạn bài cụ thể: “Ôn tập phần I – Động vật không
xương sống”
a. Mục tiêu:
- Khái quát được đặc điểm của ngành ĐVKXS từ thấp
đến cao.
- Thấy được sự đa dạng về loài cuả động vật.
- Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, sự
thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống.

- Thấy được tầm quan trọng chung của ĐVKXS đối
với con người và đối với tự nhiên.
Mục tiêu trên diễn đạt bằng các động từ cụ thể như:
Khái quát, phân tích, giải thích. Qua việc học sinh trả lời
câu hỏi của giáo viên bằng cách điền từ vào bảng biểu, so
sánh…Giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức
của học sinh, từ đó điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.
b. Phương pháp tổ chức lớp học và phương pháp
ôn tập:
- Chia lớp thành 5 nhóm, huy động sử dụng kiến thức
sẵn có qua thảo luận theo nhóm.
- Dùng sơ đồ có kênh hình là con đại diện của mỗi
ngành đề hệ thống hóa kiến thức về tính đa dạng, sự thích
nghi của động vật không xương sống.


-6-

- Lập bảng so sánh để rút ra mức độ tiến hóa từ thấp
đến cao.
c. Phương tiện dạy học:
- Học sinh: ôn lại các kiến thức về ngành động vật
không xương sống, kể sẵn bảng 2 trang 100/SGK.
- Giáo viên:
Bảng 1: Trên bảng phim đèn chiếu (tranh câm các đại
diện của ĐVKXS).

Bảng 2: Sự thích nghi của động vật không xương
sống: kẻ thành 5 bảng trên phim đèn chiếu 5 ngành động vật
không xương sống: Động vật nguyên sinh, ruột khoang, các

ngành giun, thân mềm, chân khớp.
STT

Ngành
& tên
động vật

Môi
trường
sống

Sự thích nghi
Dinh
Di

dưỡng
chuyển
Hấp


-7-

đại diện
Các bảng rời bằng giấy bià cứng ghi sẵn tên 5 ngành,
đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành.
d. Bài mới:
+ Lời giới thiệu bài mới: Các bài học phần ĐVKXS
đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống của các đại diện. Mặc dù
rất đa dạng về lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm
đặc trưng cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường

sống. Tiết ôn tập này, chúng ta sẽ khái quát ván đề này ở 3
nội dung: Tính đa dạng, sự thích nghi, sự tiến hóa của động
vật không xương sống.
+ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tính đa dạng của động vật không
xương sống.
Yêu cầu 1: Đọc thông tin, - Học sinh đọc bảng 1 ở
xem hình
SGK: 15 đại diện kèm
theo đặc điểm được xếp
thành 5 nhóm đại diện các
ngành chủ yếu của
ĐVKXS.
Yêu cầu 2: làm bài tập ở - Học sinh dựa vào kiến
bảng 1.
thức đã học và các hình vẽ
cùng với những đặc điểm
Giáo viên lần lượt chiếu đã ôn tập hãy thực hiện
trên phim đèn chiếu bài các hoạt động sau:
làm của 5 nhóm học tập và + Ghi rõ tên ngành của 5
yêu cầu các nhóm khác nhóm động vật vào chỗ để
nhận xét.
trống trên hình.
+ Ghi tên là động vật vào
chổ trống ở dưới mỗi hình
Yêu cầu 3: Từ bài tập học
sinh rút ra kết luận sự đa
dạng của ngành động vật
không xương sống?



-8-

Tiểu kết: ĐVKXS đa dạng về:
+ Môi trường sống.
+ Số loài.
+ Tập tính.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của ĐVKXS
- Giáo viên phát phiếu học Học sinh đọc thông tin ở
tập cho 5 nhóm và yêu cầu bảng 2, thống nhất chọn một
các nhóm thảo luận, hoàn số động vật ở bảng 1 thấy rõ
thành bài tập ở bảng 2
sự thích nghi của động vật
với môi trường sống.
Các nhóm thảo luận, vận
dụng kiến thức vừa học lần
lượt thực hiện các hoạt động
sau:
+ Ghi chú vào cột 2 một số
động vật ở bảng 1 mà em
biết.
+ Ghi chú vào cột 3 môi
trường sống của động vật.
+ Ghi tiếp vào cột 4 kiểu
dinh dưỡng.
+ Cột 5: kiểu di chuyển.
+ Cột 6: Kiểu hô hấp của
động vật để chứng tỏ chúng
Giáo viên đặt thêm câu hỏi thích nghi với môi trường
để làm nổi bật đặc điểm sống.

thích nghi của ngành động Đại diện học sinh nhóm 1
vật đó.
báo cáo về ngành động vật
+ Vì sao trùng roi có thể nguyên sinh.
dinh dưỡng tự dưỡng?
+ Tất cả các ĐVNS đều chưa
có đối xứng vậy chúng làm
thế nào để giữ thăng bằng
trong không gian khi di
chuyển?
Đại diện học sinh nhóm 2
+ Vì sao sứa có thể di động báo báo về ngành ruột
tự do trong nước trong khi khoang.
đó thủy tức chỉ có thể di


-9-

chuyển theo kiểu sâu đo
hoặc lộn đầu?
+ Cấu tạo cơ thể có đối xứng
tỏa tròn đã giúp các loài
trong ngành ruột khoang
thích nghi như thế nào trong
sự di chuyển.
+ Đặc điểm thích nghi nổi
bật các loài giun có đời sống
ký sinh?
+ Vì sao giun đất lại có thể
đào đất và sống được trong

lòng đất ẩm ướt?
+ Đặc điểm thích nghi với
lối sống tích cực của mực và
bạch tuộc là những đặc điểm
nào?
+ Đặc điểm cấu tạo nào giúp
các loài trong ngành chân
khớp phân bố rộng rãi?
+ Học sinh rút ra kết luận
nguyên nhân sự đa dạng của
động vật không xương sồng,
nhất là ở ngành chân khớp
(ghi kết luận vào vở)

Đại diện nhóm 3: báo cáo về
các ngành giun

Đại diện nhóm 4: báo cáo về
các ngành giun
Đại diện nhóm 5: báo cáo về
ngành thân mềm
Đại diện 1 học sinh báo cáo
về đặc điểm của ngành chân
khớp.

Tiểu kết: Mỗi loài ĐVKXS đều có cấu tạo cơ thể
thích nghi với môi trường sống và các hoạt động sống: dinh
dưỡng, di chuyển, hô hấp, sinh sản.
Hoạt động 3: Sự tiến hóa của ĐVKXS
Giáo viên tổ chức trò chơi:

Mỗi nhóm cầm 1 tấm bìa ghi tên ngành và 1 tấm bìa
khác ghi đặc điểm của ngành. Mỗi nhóm cử 1 trọng tài.
Giáo viên nêu tên ngành.
Học sinh của nhóm lên gắn đúng vị trí trên sơ đồ sự
tiến hóa từ thấp lên cao cuả động vật không xương sống như
sau:
Sơ đồ tiến hóa của ĐVKXS


-10-

Cơ thể Đối xứng 2 Cơ thể có bộ xương ngoài
đa bào
bên

- Bộ xương
ngoài
bằng
kitin.

thể
thường phân
đốt.
- Cả chân cũng
phân đốt, một
số có cánh
Cơ thể mềm
Thường không
phân đốt và có
vỏ đá vôi

Dẹp, kéo dài
hoặc phân đốt
Đối xứng - Cơ thể mềm, thường hình trụ hay hình dù
tỏa tròn
với 2 lớp tế bào.
- Miệng có tua miệng, có tế bào gai tự vệ.
Cơ thể - Chỉ là 1 tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống
đơn bào của cơ thể.
- Kích thước hiển vi.
Kết thúc trò chơi này yêu cầu học sinh phải rút ra
được kết luận sự tiến hóa của ĐVKXS như sau:
Tiểu kết: Sự tiến hóa về cấu tạo cơ thể của ĐVKXS:
- Từ đơn bào đến đa bào, từ đơn giản đến phức tạp.
- Từ không đối xứng đến đối xứng tỏa tròn và đối
xứng 2 bên.
- Từ thể xoang chưa chính thức đến có thể xoang
chính thức.
- Cơ quan vận chuyển từ đơn giản đến chuyên hóa.
Hoạt động 4: Tầm quan trọng thực tiển của ĐVKXS.
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng kiến thức sẵn có để
nêu lên tầm quan trọng thực tiển của ĐVKXS, thực hiện bài
tập miệng theo mẫu ở bảng 3/SGK dưới đây:

Ngành
khớp

Ngành
mềm

Các

n
giun
Ngành
khoang

Ngành
vật
ng
sinh


-11-

STT
1
2
3
4
5
6
7

Tầm quan trọng thực tiển
Tên loài
Làm thực phẩm
Có giá trị xuất khẩu
Có giá trị dinh dưỡng, chữa
bệnh
Được nhân nuôi
Làm hại cơ thể động vật và

người
Làm hại thực vật
………….

e. Bài tập củng cố:
Học sinh chú thích vào tranh lớn treo ở bảng (tranh
câm: châu chấu, tôm, thủy tức)
f. Dặn dò: + Bài tập về nhà: hoàn thành các bài tập
bảng ở SGK/99 bài 30.
+ Ôn tập kỹ theo các nội dung của tiết ôn
tập trên, tập vẽ sơ đồ tôm, châu chấu, ruột khoang chuẩn bị
kiểm tra học kỳ.
VI. Kết quả nghiên cứu:
1. Về phía giáo viên:
- Thực hiện được quan điểm sinh thái và tiến hóa theo
chương trình sinh học 7 mới thay sách.
- Từ việc dùng các bảng biểu, tổ chức trò chơi cũng
như phương tiện dạy học hiện đại đã đạt được những yêu
cầu của đổi mới phương pháp như sau:
+ Đảm bảo cho học sinh phát huy được tính tích cực
trong học tập.
+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức sẵn có để khái quát
hóa, so sánh, rút ra kết luận.
2. Về phía học sinh:
- Đã hình thành niềm tin khoa học vào những kiến
thức đã học để giải thích, xử lý, giải quyết những vấn đề
tương tự với những điều đã học, hệ thống hóa một cách tự
tin và sáng tạo.



-12-

- Đã có ý thức và thói quen bảo vệ động vật và môi
trường sống của động vật, có tình cảm đối với thiên nhiên,
rất hứng thú học tập bộ môn sinh học.
- Kết quả: Thống kê kết quả kiểm tra đánh giá khả
năng lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỷ năng của học sinh
cụ thể:

Lớp 7
Thực nghiệm lớp 7/2 (40HS)
Đối chứng lớp 7/3 (39 H
Đối tượng Giỏi - khá
Trung
Yếu - kém Giỏi - khá
Trung
Yếu
học sinh/
bình
bình
Số lượng/
Tỷ lệ
Lần 1
20/50%
17/43%
3/7%
19/48,7% 17/43,6%
3/7
Lần 2
25/62,5% 13/32,5%

2/5%
24/61,6% 13/33,3%
2/5
Lần 3
32/80%
7/17,5%
1/2,5%
28/71,8% 9/23,1%
2/5
VII. Kết luận:
Qua các hoạt động học tập tích cực của học sinh, các
em khái quát được đặc điểm cấu tạo của ngành ĐVKXS từ
thấp lên cao, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa cấu tạo và
chức năng, mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường. Đồng
thời, qua bài ôn tập HS có thể hiểu được sự phân chia ranh
giới giữa các ngành khác nhau theo hướng tiến hóa từ thấp
lên cao.
VIII.Đề nghị:
-Phòng và trường cần bổ sung thêm các thiết bị dạy
học :tranh ảnh,kính lúp và kính hiển vi có độ phóng đại lớn
hơn …
-Về phía phụ huynh :Cần động viên nhắc nhở và
thường xuyên kiểm tra việc học tập của con em ,tạo điều
kiện cho học sinh thu thập mẫu vật có liên quan đến bài
học .Bên cạnh đó còn giáo dục cho học sinh có ý thức bảo
vệ môi trường .
- Trường mua thêm sách tham khảo có liên quan đến
môn sinh học .



-13-

IX. Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 7.
- Sách báo.
- Tranh ảnh.
D/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
-Sau mỗi động vật đại diện và động vật tương cận là
đã ôn tập về ngành động vật đó rồi.
- Sử dụng hình ảnh con đại diện là nguồn thông tin để
tổng kết về ngành đó. Các hình ảnh phải chứa đựng rõ
nguồn thông tin học sinh phải khai thác, sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại để đảm bảo việc phát huy tính
tích cực học tập của học sinh, đồng thời thực hiện được
chuyên đề tinh giản vững chắc.

X.MỤC LỤC.
TT
Tiêu đề
I
Tên đề tài
II
Đặt vấn đề
III
Cơ sở lí luận
IV
Cơ sở thực tiễn
V
Nội dung nghiên cứu:
VI

VII
VIII
IX
X

Kết quả nghiên cứu
Kết luận.
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

Trang
1
1
2
2
2
9
10
10
10
11



×