Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Xác lập cơ sở khoa học phục vụ định hướng quy hoạch không gian khu vực đầm thị nại, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đặng Thị Hƣơng

XÁC LậP CƠ Sở KHOA HọC PHụC Vụ ĐịNH HƢớNG
QUY HOạCH KHÔNG GIAN KHU VựC ĐầM THị NạI, TỉNH BÌNH
ĐịNH TRONG BốI CảNH BIếN ĐổI KHÍ HậU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đặng Thị Hƣơng

XÁC LậP CƠ Sở KHOA HọC PHụC Vụ ĐịNH HƢớNG
QUY HOạCH KHÔNG GIAN KHU VựC ĐầM THị NạI, TỉNH BÌNH
ĐịNH TRONG BốI CảNH BIếN ĐổI KHÍ HậU

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Mã số: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. ĐÀO MẠNH TIẾN

Hà Nội – Năm 2016
1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ vô cùng quý báu của
TS.Đào Mạnh Tiến, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã hết lòng dạy dỗ, chỉ bảo tận tình,
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp ở Viện Tài
nguyên Môi trƣờng và Phát triển bền vững đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn
thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, các cô khoa Địa lý đã dìu
dắt, dạy dỗ những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trƣờng
cũng nhƣ trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã đóng góp và động
viên tôi rất nhiều để hoàn thành đƣợc luận văn này.
Mặc dù đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu, và bản thân tôi cũng rất cố
gắng thực hiện tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận
đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp từ các thầy cô để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn.
Hà Nội, 2016
Tác giả

Đặng ThịHƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TổNG QUAN Về CƠ Sở LÝ LUậN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CứU 6
1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch không gian đầm phá ven biển.................................. 6
1.1. 1. Định nghĩa ................................................................................................. 6
1.1.2. Nội dung ..................................................................................................... 8
1.1.3. Sản phẩm .................................................................................................. 10
1.2. Những nghiên cứu liên quan tới quy hoạch không gian biển nói chung và đầm
phá ven biển nói riêng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ............................................ 10
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 10
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 12
1.2.3. Tại khu vực đầm Thị Nại .......................................................................... 15
1.3. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................... 17
1.3.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp .............................................................. 17
1.3.2. Quan điểm lịch sử ..................................................................................... 18
1.3.3. Quan điểm phát triển bền vững ................................................................ 18
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 19
1.4.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp tài liệu ................................. 19
1.4.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát bổ sung .................................................... 19
1.4.3. Phƣơng pháp đánh giá mức độ dễ bị tổn thƣơng ...................................... 19
1.4.4. Phƣơng pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) .................. 21
1.4.5. Phƣơng pháp tƣ vấn chuyên gia ............................................................... 22
CHƢƠNG 2. ĐặC ĐIểM ĐIềU KIệN Tự NHIÊN – KINH Tế XÃ HộI KHU VựC
ĐầM THị NạI, TỉNH BÌNH ĐịNH ........................................................................... 23
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực đầm Thị Nại ........................................... 23
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 23

i


2.1.2. Địa hình, địa mạo...................................................................................... 24
2.1.3. Khí hậu ..................................................................................................... 24

2.1.4. Chế độ thủy văn, hải văn .......................................................................... 25
2.1.5. Đặc điểm tài nguyên ................................................................................. 26
2.1.6. Đặc điểm môi trƣờng và tai biến thiên nhiên ........................................... 34
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 40
2.2.1. Hiện trạng các ngành kinh tế .................................................................... 40
2.2.2. Dân số và lao động ................................................................................... 41
CHƢƠNG 3. ĐịNH HƢớNG QUY HOạCH KHÔNG GIAN KHU VựC ĐầM THị
NạI, TỉNH BÌNH ĐịNH TRONG BốI CảNH BIếN ĐổI KHÍ HậU ......................... 44
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực
đầm Thị Nại............................................................................................................... 44
3.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại khu vực đầm Thị Nại ......................... 44
3.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới môi trƣờng tự nhiên, kinh tế xã hội khu
vực đầm Thị Nại ................................................................................................. 49
3.2. Định hƣớng quy hoạch không gian khu vực đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định trong
bối cảnh Biến đổi khí hậu.......................................................................................... 72
3.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái, duy trì đa dạng sinh học đầm
Thị Nại trƣớc tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng .................................. 81
3.3.1. Các giải pháp ứng phótrƣớc tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển
dâng……………………………………………………………………………81
3.3.2. Các giải pháp thích ứngvới biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng ................. 83
KếT LUậN VÀ KIếN NGHị ..................................................................................... 86
TÀI LIệU THAM KHảO .......................................................................................... 88

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Loài cây ngập mặn phân bố trong đầm Thị Nại [6] ................................27
Bảng 2. 2. Diện tích rừng ngập mặn phân bố trong đầm Thị Nại năm 2014 [19] ....29
Bảng 2. 3. Thành phần loài cỏ biển trong đầm Thị Nại [10] ....................................30

Bảng 2. 4. So sánh sự biến động diện tích các thảm cỏ biển ở đầm Thị Nại qua 2
thời kỳ 2009 và 2014 [19] .........................................................................................30
Bảng 2. 5. Tham số môi trƣờng địa hóa nƣớc biển tầng mặt vùng biển Đầm Thị Nại
[17] ............................................................................................................................36
Bảng 2. 6. Dân số và mật độ dân số các xã thuộc khu vực đầm Thị Nại (năm 2015)
...................................................................................................................................41
Bảng 3. 1. Nhiệt độ trung bình mùa khô, mùa mƣa, trung bình năm, nhiệt độ tối cao,
tối thấp tuyệt đối tháng tại khu vực đầm Thị Nại thời kỳ 1985 – 2015 ....................45
Bảng 3. 2. Lƣợng mƣa mùa khô, mùa mƣa và cả năm tại khu vực đầm Thị Nại .....47
Bảng 3. 3. Xu thế biến đổi mực nƣớc tại Khu vực đầm Thị Nại ..............................49
Bảng 3. 4. Khoảng cách di chuyển đƣờng bờ biển vùng đầm Thị Nại và diện tích bị
ngập vùng ven đầm Thị Nại theo kịch bản BĐKH, NBD B2 cho năm 2030. ..........51
Bảng 3. 5. Đánh giá mức độ suy thoái HST rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển khu vực
đầm Thị Nại theo kịch bản BĐKH NBD RCP6.0 năm 2030 ....................................59
Bảng 3. 6. Chỉ số dễ bị tổn thƣơng ngành nông nghiệp – thủy sản vùng nghiên cứu
tại thời điểm hiện trạng (năm 2015) và năm 2030 ....................................................61
Bảng 3. 7. Chỉ số dễ bị tổn thƣơng cho ngành công nghiệp –dịch vụ vùng nghiên
cứu giai đoạn hiện trạng và năm 2030 ......................................................................64
Bảng 3. 8. Chỉ số dễ bị tổn thƣơng cho ngành giao thông vận tải giai đoạn hiện
trạng và năm 2030 .....................................................................................................67
Bảng 3. 9. Chỉ số dễ bị tổn thƣơng ngành du lịch khu vực đầm Thị Nại hiện trạng và
năm 2030 ...................................................................................................................70

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí khu vực đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định ..................................23
Hình 2. 2. Sơ đồ hiện trạng phân bố các hệ sinh thái khu vực đầm Thị Nại ............32
Hình 2. 3. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đầm Thị Nại do rác thải.................................36

Hình 2. 4. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch kinh tế - xã hội khu vực đầm Thị Nại,
tỉnh Bình Định ...........................................................................................................43
Hình 3. 1. Xu thế thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại khu vực đầm Thị Nại .........45
Hình 3. 2. Xu thế thay đổi nhiệt độ tối cao tuyệt đối (trái) và tối thấp tuyệt đối (phải)
...................................................................................................................................46
Hình 3. 3. Xu thế thay đổi lƣợng mƣa năm tại khu vực đầm Thị Nại ......................48
Hình 3. 4. Biến trình mực nƣớc trung bình năm tại trạm hải văn Quy Nhơn ...........49
Hình 3. 5. Mô hình địa hình DEM (3D) dự báo ngập nƣớc theo kịch bản BĐKH
NBD RCP6.0 năm 2030 khu vực đầm Thị Nại [19] ................................................51
Hình 3. 6. Sơ đồ hiện trạng trầm tích (trái) và dự báo biến động trầm tích đầm Thị
Nại năm 2030 (phải)..................................................................................................54
Hình 3. 7. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng ngành nông nghiệp-thủy sản khu vực
đầm Thị Nại theo hiện trạng (trái) và kịch bản BĐKH RCP6.0 năm 2030 (phải)....62
Hình 3. 8. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng ngành công nghiệp-dịch vụ khu vực
đầm Thị Nại theo hiện trạng (trái) và kịch bản BĐKH RCP6.0 năm 2030 (phải)....65
Hình 3. 9. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng ngành giao thông vận tải khu vực đầm
Thị Nại theo hiện trạng (trái) và kịch bản BĐKH RCP6.0 năm 2030 (phải) ...........68
Hình 3. 10. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng ngành du lịch khu vực đầm Thị Nại
theo hiện trạng (trái) và kịch bản BĐKH RCP6.0 năm 2030 (phải) .........................71
Hình 3.11. Bản đồ quy hoạch không gian khu vực đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định theo
kịch bản BĐKH RCP6.0 năm 2030 ..........................................................................80

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch không gian biển nói chung và đầm phá ven biển nói riêng là một
trong những công cụ cơ bản của các quốc gia ven biển trong việc tổ chức không
gian biển và đầm phá nhằm khai thác sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên biển, đầm

phá và hỗ trợ quản lý các hoạt động khai thác sử dụng các dạng tài nguyên của con
ngƣời trong đó, giảm thiểu các mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các ngành nghề,
các tổ chức với nhau nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững cho vùng biển, đầm
phá đó.
Đầm Thị Nại là một đầm nƣớc mặn nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn,
huyện Tuy Phƣớc, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 ha.
Một phần nhỏ của đầm Thị Nại đƣợc sử dụng làm cảng biển (Cảng Quy Nhơn). Nơi
đây đã từng đƣợc coi là một điểm quan trọng trong kế hoạch quản lý đầm phá của
nƣớc ta. Đây vốn là nơi rất phong phú rừng ngập mặn (RNM) với diện tích có thể
lên tới 1.000 ha. Hệ sinh thái này bảo đảm cho tính đa dạng sinh học cao, cung cấp
điều kiện thuận lợi cho sự giàu có của các nguồn lợi thủy sinh và duy trì sự ổn định
về môi trƣờng cho sự phát triển hài hòa của các thủy sinh vật và con ngƣời sống
xung quanh, đặc biệt là thành phố Quy Nhơn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, song song với phát triển kinh tế, nguồn
lợi sinh vật trong đầm đã bị khai thác triệt để, rừng ngập mặn theo nghĩa của hệ sinh
thái đã biến mất và chỉ còn lại những dải cây ngập mặn ở một số nơi. Thay vào đó,
nuôi trồng thủy sản phát triển và các đìa tôm chiếm diện tích tƣơng đƣơng vùng
rừng ngập mặn trƣớc đây. Các chất thải từ thành phố và các vùng lân cận cũng góp
phần đẩy nhanh quá trình suy thoái môi trƣờng, bệnh tật cũng xảy ra nhiều hơn,...
Cảnh quan bị tàn phá, chim chóc bỏ đi cũng làm mất đi tiềm năng phát triển du lịch.
Và một trong những yếu tố gây nên những ảnh hƣởng lớn này là do biến đổi khí hậu
(BĐKH).
Việc xác định tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thộng tự nhiên và xã
hội của đầm Thị Nại sẽ giúp các nhà quản lý có những quyết sách đúng đắn, hợp lý
hơn để thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu hậu quả của nó gây ra; và một

1


trong các thích ứng đó là đặt việc quy hoạch không gian đầm phá này trong bối

cảnh biến đổi khí hậu.
Vì vậy, đề tài luận văn thạc sỹ “Xác lập cơ sở khoa học phục vụ định
hướngquy hoạch không gian khu vực đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định trong bối cảnh
biến đổi khí hậu” đƣợc lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Nghiên cứu, phân tích các cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên, môi trƣờng, kinh tế-xã hội phục vụ định hƣớng quy hoạch không gian
nhằm góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng khu vực đầm Thị
Nại, tỉnh Bình Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các nội
dung sau:
1) Tổng quan cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến quy hoạch không gian
đầm phá
2) Phân tích các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tác động của Biến đổi
khí hậu ảnh hƣởng đến quy hoạch không gian khu vực đầm Thị Nại
3) Xây dựng định hƣớng quy hoạch không gian khu vực đầm Thị Nại trong
điều kiện biến đổi khí hậu
Để thực hiện các nội dụng trên thì nhiệm vụ cần làm bao gồm:
1) Thu thập, phân tích, xử lý tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề và
khu vực nghiên cứu
2) Khảo sát thực địa bổ sung
3) Biên tập các bản đồ chuyên đề và xây dựng bản đồ tổng hợp
4) Viết báo cáo
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: luận văn giới hạn nghiên cứu tại khu vực đầm Thị Nại
bao gồm đầm Thị Nại, 9 xã: Cát Tiến, Cát Hải, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa, Phƣớc
Thắng, Phƣớc Thuận, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý và 4 phƣờng: Hải Cảng, Thị
Nại, Đống Đa, Nhơn Bình; trải dài từ 109010‟58„‟ đến 109018„3„‟ kinh độ Đông và từ
2



13045„16„‟đến 13055„40„‟vĩ độ Bắc.
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu, phân tích các cơ sở khoa học về điều kiện
tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng phục vụ
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận vấn đề chủ yế theo các hƣớng: tiếp cận hệ thống, tiếp cận
tổng hợp, tiếp cận lịch sử và tiếp cận theo hƣớng phát triển bền vững. Cụ thể sẽ
đƣợc phân tích trong chƣơng 1.
Một số phƣơng pháp sử dụng để thực hiện đề tài gồm: Thu thập, tổng hợp và
xử lý thông tin; điều tra khảo sát thực địa; bản đồ và hệ thông tin địa lý; phƣơng
pháp đánh giá mức độ dễ bị tổn thƣơng; tƣ vấn chuyên gia.
6. Cơ sở dữ liệu
Luận văn có đầy đủ điều kiện cho việc hoàn thành nhƣ:
- Học viên có đủ thời gian và kiến thức để hoàn thành luận văn.
- Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Địa lý, trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên, học viên đã đƣợc đào tạo và trang bị đầy đủ kiến thức cũng nhƣ
tài liệu liên quan đến đề tài luận văn thông qua các môn học nhƣ: các phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, quản lý tài
nguyên và quy hoạch môi trƣờng, phân tích chính sách tài nguyên môi trƣờng, đánh
giá rủi ro và quản lý thiên tai, công nghệ Viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên
môi trƣờng,…
- Trong quá trình làm việc tại Viện Tài nguyên Môi trƣờng & PTBV, học
viên đã tham gia các đề tài, dự án Khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc, cấp cơ sở; vì
thế học viên đã tích lũy đƣợc các kiến thức liên quan đến đề tài; đồng thời sử dụng
chính các kết quả nghiên cứu của bản thân mình nhằm phục vụ cho việc thực hiện
luận văn này.
- Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên cũng đã tham khảo một số
nguồn tài liệu từ các công trình khoa học đã đƣợc công bố của các tác giả trong và
ngoài nƣớc (tài liệu tham khảo); sử dụng các dữ liệu ảnh viễn thám và dữ liệu bản

đồ của vùng nghiên cứu (bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch kinh tế - xã hội, bản đồ
ngập lụt,…)
3


Luận văn đƣợc hoàn thành bởi sự hƣớng dẫn nhiệt tình và chu đáo của TS.
Đào Mạnh Tiến - Viện trƣởng Viện Tài nguyên Môi trƣờng & Phát triển bền vững.
7. Quy trình nghiên cứu

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:Kết quả nghiên cứu của luận văn xây dựng đƣợc định
hƣớng quy hoạch sử dụng không gian đầm phá (đầm Thị Nại và vùng phụ cận) trên
cơ sở đánh giá, phân tích các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng, mức độ dễ
bị tổn thƣơng của các ngành kinh tế; góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ
định hƣớng phát triển bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn:Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này sẽ là nguồn tài
liệu khoa học đáng tin cậy và cần thiết cho các nhà quản lý ở địa phƣơng thực hiện
công tác quy hoạch sử dụng không gian biển và đầm phá trong bối cảnh biến
4


đổi khí hậu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày
trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực đầm Thị
Nại, tỉnh Bình Định
Chƣơng 3. Định hƣớng quy hoạch không gian khu vực đầm Thị Nại, tỉnh
Bình Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu


5


CHƢƠNG 1. TổNG QUAN Về CƠ Sở LÝ LUậN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CứU
1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch không gian biển - đầm phá ven biển
1.1.1. Định nghĩa
Đầm phá là một loại hình thủy vực ven bờ, nƣớc lợ, mặn hoặc siêu mặn,
thƣờng có hình dáng kéo dài, đƣợc ngăn cách với biển bởi hệ thống đê cát dạng cồn
đụn và có cửa (inlet) thông với biển (Nguồn: Phleger F.B, 1981) [43].
Đầm phá có thể có một hoặc nhiều cửa biển, đóng mở thƣờng xuyên hoặc
định kỳ về mùa mƣa lũ, có khi trên mặt đất thì đóng kín nhƣng nƣớc đầm vẫn luân
lƣu với nƣớc biển phía ngoài nhờ thẩm thấu qua thân đê cát chắn. Đầm phá ven bờ
có mặt ở nhiều nơi, chiếm khoảng 13% chiều dài đƣờng bờ đại dƣơng thế giới.
Theo hình thái - động lực, đầm phá ven bờ đƣợc phân thành 4 kiểu - đầm phá dạng
cửa sông (estuarine lagoon), dạng mở (open lagoon), dạng kín từng phần (partly
closed lagoon) và dạng kín (closed lagoon)[44].
Quy hoạch không gian biển nói chung, quy hoạch không gian đầm phá ven
biển nói riêng là một trong những công cụ cơ bản của các quốc gia ven biển trong
việc tổ chức không gian biển đảo, đầm phá nhằm khai thác sử dụng hợp lý các dạng
tài nguyên đầm phá và quản lý các hoạt động khai thác sử dụng các dạng tài nguyên
của con ngƣời trong không gian đầm phá theo thời gian, giảm thiểu các mâu thuẫn
và xung đột lợi ích giữa các ngành nghề, các vùng biển, ven biển cụ thể với nhau
nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững cho vùng biển và đầm phá của quốc gia
đó.Đây là một quá trình phân tích và phân bổ sự phân bố không gian và thời gian
hoạt động của con ngƣời ở các vùng ven biển để đạt đƣợc các mục tiêu về bảo vệ đa
dạng sinh học, mục tiêu về tăng trƣởng kinh tế, và mục tiêu công bằng xă hội đã
đƣợc xác định thông qua một quá trình chính trị [7].
Cục Môi trƣờng, Thực phẩm và Nông thôn của Vƣơng Quốc Anh đã định

nghĩa quy hoạch không gian biển - đầm phá ven biểnlà "Quy hoạch có tính chiến
lược, hướng tới tương lai nhằm điều tiết, quản lý và bảo vệ môi trường biển, ven
biển,đầm phábaogồm việc phân bổ không gian cho việc sử dụng, tích lũy, và có tính

6


đến khả năng xung đột trong việc sử dụng đầm phá ".Hội đồng Đại dƣơng Quốc gia
Hoa Kỳ[39] đã coi Quy hoạch không gian biển - đầm phá ven biểnlà một quá trình
quy hoạch không gian toàn diện, thích ứng, tích hợp, dựa trên hệ sinh thái, và minh
bạch, dựa trên cơ sở khoa học, để phân tích việc sử dụng hiện tại và sử dụng tƣơng
lai biển và đại dƣơng.
Về mặt thực tế, việc quy hoạch này sẽ cung cấp các chính sách công để xác
định một cách rõ ràng hơn làm thế nào để sử dụng không gian biển, ven biển và
đầm phá đƣợc bền vững cho thế hệ hiện tại và bảo tồn cho các thế hệ tƣơng lai.
Trong cuố n “Chính sách hướng dẫn quy hoạch c ó tính đến biến đổi khí hậu”
của Hô ̣i Quy hoa ̣ch Hoa Kỳ [41], các nội dung có liên quan đến biến đổi khí hậu
(BĐKH) trong quy hoa ̣ch đƣơ ̣c đề câ ̣p đế n khá toàn diê ̣n

. Chuẩ n bi ̣cho viê ̣c xác

đinh
̣ các giải pháp thić h ƣ́ng với BĐKH , tài liê ̣u này đã nêu ra nhƣ̃ng vấ n đề cầ n
làm sau : i) lồ ng ghép với viê ̣c phòng chố ng thiên tai ; ii) xem xét kỹ các kich
̣ bản
BĐKH; iii) câ ̣p nhâ ̣t các chuẩ n , tiêu chuẩ n xây dƣ̣ng nhằ m bảo đảm an toàn công
trình và con ngƣời, iv) xác đinh
̣ các vùng hƣ́ng chiụ ma ̣nh các rủi ro của thiên tai ; v)
xem xét luâ ̣t pháp về quản lý vùng ven biể n ; vi) xem xét sƣ̣ hỗ trơ ̣ tƣ̀ trung ƣơng tới
các địa phƣơng; vii) phân tić h tin

́ h đa da ̣ng của nề n kinh tế và viê ̣c sƣ̉ du ̣ng đấ t của
điạ phƣơng; viii) đánh giá nguồ n nƣớc; ix) đánh giá hiê ̣u ƣ́ng đảo nhiê ̣t.
Quy hoạch không gian biển - đầm phá ven biểnkhông phải là việc lập kế
hoạch cho một lần, mà nó là một quá trình liên tục, lặp đi lặp lại, trao đổi 2 chiều.
Nhìn chung, việc xây dựng và thực hiện một quy hoạch nàysẽ bao gồm nhiều bƣớc:
- Xác định nhu cầu và hình thành cơ quan thực hiện
- Tiếp nhận hỗ trợ về tài chính
- Chuẩn bị quy hoạch (giai đoạn tiền quy hoạch)
- Tổ chức cho các bên liên quan tham gia
- Xác định và phân tích các điều kiện hiện có
- Xác định và phân tích các điều kiện trong tƣơng lai
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch quản lý không gian
- Thực hiện kế hoạch quản lý không gian
- Giám sát và đánh giá việc thực hiện
7


- Điều chỉnh quá trình quy hoạch
Hầu hết các quốc gia đã chọn, hoặc phân vùng không gian biểnvà đầm
pháven biển cho một loạt các hoạt động phát triển của con ngƣời nhƣ hàng hải, khai
thác sa khoáng, vật liệu xây dựng, dầu khí, phát triển năng lƣợng tái tạo và nuôi
trồng thủy sản, làm bãi đổ thải.
Tóm lại: Trên thế giới, có nhiều cách định nghĩa và cách hiểu khác nhau về
nội hàm của quy hoạch không gian biển - đầm pháven biển.
1.1.2. Nội dung
Để quản lý tổng hợp vùng biển - đầm phá ven biểnhiệu quả cần phải tiến
hành quy hoạch sử dụngbiển - đầm phá ven biển theo cách tiếp cận không gian
(spatial approach ). Do đó , phân vùng theo chức năng sử dụng đƣợc xem là một
công cụ rất cần thiết để đƣa ra phƣơng án sử dụng các hệ thống tài nguyên biển,đầm
phá. Có thể coi phân vùng là giai đoạn đầu của quy hoạch này. Phân vùng giúp cho

việc lập kế hoạch quản lý tổng hợp đƣợc rõ ràng hơn, mang tính khoa học hơn và
khả thi hơn [39].
Các nội dung cơ bản của cách tiếp cận phân vùng trong quy hoạch không
gian biển - đầm phá ven biển bao gồm:
- Định vị và thiết kế các khu chức năng dựa trên sự chồng khít các yếu tố địa
hình, hình thể, hải dƣơng học, sinh học, các yếu tố phát triển,… trong vùng quản lý;
- Xác định một hệ thống cấp giấy phép, quy định pháp lý và các quy tắc sử
dụng trong mỗi khu vực xác định;
- Thiết lập một cơ chế bảo đảm sự tuân thủ phƣơng án phân vùng và các quy
định pháp lý nói trên trong quá trình khai thác, sử dụng;
- Tạo dựng các chƣơng trình giám sát, thẩm định và thích ứng với hệ thống
phân vùng.
Mục đích chính của phân vùng quản lý tổng hợp là nâng cao hiệu quả quản
lý tài nguyên biển,đầm phá và bảo đảm vấn đề môi trƣờng đầm phá. Có rất nhiều
tiêu chí để phân vùng quy hoạch quản lý nhƣ phân vùng theo vị trí địa lý, phân vùng
theo đặc điểm tự nhiên, phân vùng theo ngành, lĩnh vực; phân vùng theo trình độ

8


phát triển kinh tế -xã hội; và tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà nhà quản lý
sử dụng các tiêu chí phân vùng khác nhau.
Tuy nhiên có thể hiể u quy hoạch quản lý tổng hợp vùng biển - đầm phá ven
biển là phân định không gian để sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tại đó, giải
quyết các mâu thuẫn, sử dụng đa mục tiêu. Kết quả phân vùng phải gồm hệ thống
phân loại không gian vùng ven bờ biểnvà đầm phá theo chức năng sinh thái, mục
tiêu phát triển và tính tƣơng thích của các loại hình sử dụng, hệ thống quy đinh
̣ về
sử dụng vùng ven biển và kế hoạch phân vùng sử dụng vùng đầm phá kèm theo
khung thể chế để thực thi kế hoạch.

Phân vùng chức năng đƣợc định nghĩa là sự “phân chia lãnh thổ” trên
biển,đầm phá theo những tiêu chí nhất định để định hƣớng cách thức phát triển và
sử dụng tài nguyên vùng này một cách hiệu quả và bền vững [44].
Tóm lại, phân vùng quản lý là một công cụ quy hoạch không gian để phân
chia một vùng địa lý thành các đới hoặc các vùng khác nhau. Nó cho phép các vùng
đƣợc thiết lập dành riêng cho các hoạt động khác nhau và lựa chọn hình thức sử
dụng riêng biệt cho mỗi vùng nhƣ là vùng bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng hoặc
vùng ƣơm các giống loài sinh vật tự nhiên, các bãi sinh sản, khu vực nghiên cứu, du
lịch,...
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, khi lập quy hoạch không gian biển - đầm
phá ven biểnnhất thiết phải có sự lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu, hay nói cách
khác là cần thực hiện một số bƣớc dƣới đây:
- Xác định những hiện tƣợng BĐKH xảy ra ở vùng biển, đầm phá ven biển;
- Xác định và định lƣợng các tác động và hậu quả có thể xảy ra;
- Xem xét các đặc tính vật lý của vùng bờ và mối tƣơng tác giữa chúng với
biến đổi khí hậu;
- Phân tích khả năng thích ứng của mỗi cá nhân, các hộ gia đình, cộng đồng
và các hệ thống (kinh tế, xã hội, hệ sinh thái) để thích ứng (Bao gồm: các quy định
và khả năng quy hoạch, khả năng kỹ thuật, quản trị, tài chính, cơ sở hạ tầng…);
- Chƣơng trình tăng cƣờng phát triển năng lực ứng phó.

9


1.1.3. Sản phẩm
Sản phẩm chính của quy hoạch không gian biển - đầm phá ven biển là bản đồ
quy hoạch tổng hợp không gian vùng biển - đầm phá ven biển; bản đồ đƣợc xây
dựng dựa trên những đặc điểm và sự biến động của các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên, môi trƣờng trong không gian ấy; thực chất đó là những thiết lập, phân bổ
sử dụng không gian biển - đầm phá ven biển; là một kế hoạch tổng thể quản lý

không gian theo thời gian cho một vùng nhằm phát triển và bảo vệ môi trƣờng, bảo
vệ các hệ sinh thái biển, đầm pháven biển[39]. Tƣ duy của bản kế hoạch này xem
nhƣ là một loại “tầm nhìn cho tƣơng lai”. Nó xếp đặt các ƣu tiên phát triển cho một
vùng đầm phá và xác định rõ những ƣu tiên này về mặt không gian và thời gian.
Quy hoạch tổng hợp không gian biển - đầm phá ven biển là một kế hoạch
quản lý tổng thể điển hình; về bản chất là khái quát, có thời định, quy hoạch khoảng
10 - 20 năm và phản ánh đƣợc các ƣu tiên chiến lƣợc và mục tiêu chính trị cho vùng
biển, đầm phá ven biển. Kế hoạch tổng thể quản lý không gian này thƣờng đƣợc
thực hiện thông qua việc lập một vài bản đồ phân vùng và/hoặc một hệ thống cấp
phép sử dụng không gian biển - đầm phá ven biển.
1.2. Những nghiên cứu liên quan tới quy hoạch không gian biển nói chung và
đầm phá ven biển nói riêng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.2.1. Trên thế giới
Tháng 5 năm 2009, UNESCO đã xây dựng một bản hƣớng dẫn “Tiếp cận
từng bước để Quy hoạch không gian biển hướng tới quản lý trên cơ sở hệ sinh thái"
[40]. Bản hƣớng dẫn này đã đƣợc dịch ra tiếng Việt và sử dụng làm tài liệu tập huấn
trong nhiều chƣơng trình, dự án liên quan đến biển, ven biển, đầm phá do Tổng cục
Biển và Hải đảo, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ tổ chức. Đây là một cách tiệm cận mang tính
lý luận cho việc quy hoạch không gian biển, ven biển và đầm phá.
Dự án “Quy hoạch Không gian Vùng bờ - Phòng chống Thiên tai và Phát
triển Bền vững” do Ban Thƣ ký COBSEA xây dựng nhƣ một dự án hậu Sóng thần
(Tsunami) vào năm 2006 và đƣợc gửi đến Quỹ Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida)
[40]. Đề xuất dự án công nhận rằng, các công cụ nhƣ quy hoạch không gian không
10


những ứng dụng đƣợc cho các quốc gia chịu ảnh hƣởng của sóng thần mà còn có
thể ứng dụng cho cả khu vực. Các công cụ này giúp giảm thiểu tác động của các
thảm họa thiên nhiên và hƣớng đến đạt đƣợc sự phát triển công bằng về kinh tế xã
hội và bền vững về môi trƣờng vùng bờ. Vào đầu năm 2009, đề xuất dự án đƣợc

Sida phê duyệt tài trợ và do UNEP/COBSEA thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2013.
Sau khi phê duyệt, dự án đƣợc nâng cấp để tích hợp thêm những khái niệm về thích
ứng với biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng, phƣơng pháp tiếp cận hệ sinh thái và
quản lý dựa vào kết quả. Dự án đƣợc đồng thuận triển khai thực hiện ở các nƣớc
đang phát triển của COBSEA. Mức độ quy hoạch không gian ở các quốc gia
COBSEA rất khác nhau. Những quy hoạch không gian này đƣợc cho là còn hạn chế
về khả năng thích ứng với những vấn đề cấp bách và áp lực ngày càng tăng ở các
vùng ven biển.
Tháng 5/2012, một hội thảo quốc tế về Quy hoạch không gian biển đã đƣợc
tổ chức tại Rhodland (Hoa Kỳ) [41]. Hội thảo này đã tập hợp đƣợc đông đảo các
học giả và các nhà quản lý từ các quốc gia Âu, Mỹ để bàn luận về vấn đề Quy
hoạch không gian biển và các phƣơng pháp quy hoạch không gian biển.
Trong công trình của Allnutt TF. et al. (2012) [41], các tác giả đã phân tích
so sánh các phƣơng pháp quy hoạch không gian biểnvới trƣờng hợp của
Madagasca. Đây là một tài liệu mang tính lý thuyết rất hữu ích mà đề tài có thể sử
dụng trong quá trình nghiên cứu.
Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Australia đã thực hiện báo cáo kĩ
thuật về biến đổi khí hậu tại Quốc gia này [37]. Báo cáo này đã đƣa ra những kết
quả quan trọng về tác động của BĐKH đến Australia, đồng thời đã tiến hành quy
hoạch không gian biển tại quốc gia này. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài
nguyên biển, đặc biệt là các hệ sinh thái nhạy cảm nhƣ san hô, hệ sinh thái đáy
cứng, hệ sinh thái đáy mềm, … và bảo vệ môi trƣờng, xây dựng thể chế chính sách
quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biểnAustralia đã
tiến hành quy hoạch không gian biển.
Ý tƣởng ban đầu về quy hoạch không gian biển xuất phát cách đây khoảng
30 năm, từ hoạt động phân vùng chức năng ở Công viên biển quốc tế Dải san hô lớn
11


(Great Barrier Reef International Marine Park - GBRMPA) thuộc biển San Hô,

ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Australia, trải dài 2.300km dọc bờ biển.
Nhìn chung, quy hoạch không gian biển - đầm phá ven biển đã đƣợc áp
dụng ở những khu vực có tồn tại các mâu thuẫn, xung đột giữa các đối tƣợng sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Từ khu bảo tồn biển dải san hô ở
Australia cho đến các quốc gia châu Âu, châu Mỹ..., quy hoạch không gian biển,
đầm phá ven biển đã chứng minh đƣợc những lợi ích mà nó đem lại.
Một trong những lý do thành công của quy hoạch không gian biển - đầm phá
ven biểntrên toàn cầu là ƣu tiên giải quyết các nhu cầu của các bên liên quan tại địa
phƣơng. Quá trình này gắn kết tất cả các bên lại với nhau từ các ngành công nghiệp,
dịch vụ, Chính phủ đến cộng đồng địa phƣơng và xã hội dân sự trong một số nỗ lực
cùng xây dựng các chiến lƣợc sử dụng tài nguyên, nhằm đem lại lợi ích cho tất cả
các bên.
Tóm lại, việc quy hoạch không gian biển- đầm phá ven biểnđã đƣợc các
nƣớc phát triển và một số nƣớc đang phát triển thực hiện ở các quy mô, mức độ
khác nhau.
1.2.2. Ở Việt Nam
Liên quan trực tiếp đến quy hoạch không gian biển - đầm phá ven biển ở
Việt Nam thì mới chỉ dừng lại ở mức độ chủ trƣơng và tuyên truyền về vai trò của
kinh tế biển. Trong diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam lần thứ III đƣợc Tổng cục Biển
và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tổ
chức ngày 8 tháng 6/2012 tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với chủ
đề “Tổ chức không gian biển: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam" các
đại biểu đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu
tƣ nƣớc ngoài và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang...
cùng các nhà quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia quốc tế đều thống nhất
nhận định về sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch không gian biển Việt Nam trong
bối cảnh BĐKH.

12



Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề quy hoạch không gian biển -đầm pháven biển đã
bƣớc đầu đƣợc quan tâm cùng với phân vùng chức năng các khu bảo tồn biển và
quản lý vùng tổng hợp. Phân vùng chức năng đƣợc coi là công cụ đầu tiên của chu
kỳ quy hoạch này.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, nhận thức rõ tầm quan trọng của quản lý tổng
hợp(QLTH) vùng bờ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (nay là Bộ KH&CN)
đã cho mở một đề tài cấp nhà nƣớc về “Nghiên cứu xây dựng phương án QLTH
vùng bờ Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền vững”, mã số
KHCN.06.07 [7]. Kết quả của dự án bao gồm: Xây dựng báo cáo phƣơng pháp luận
Quản lý Tổng hợp (QLTH) vùng bờ Việt Nam; Hồ sơ môi trƣờng vùng bờ Việt
Nam và hai vùng ven bờ Cát Bà - Hạ Long (vịnh Hạ Long) và Ðà Nẵng (vịnh Đà
Nẵng); Xây dựng Khuôn khổ hành động quản lý vùng bờ Việt Nam và Phƣơng án
QLTH vùng bờ Cát Bà - Hạ Long và Ðà Nẵng; và một bộ Atlat về vùng bờ Việt
Nam và hai khu vực trình diễn nói trên. Một số kết quả đã đƣợc sử dụng trong việc
xây dựng các chính sách quản lý môi trƣờng và kế hoạch phát triển bền vững vùng
bờ nƣớc ta và đã đƣợc trao đổi quốc tế.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, các công trình nghiên cứu về QLTH
đới bờ đã đƣợc thực hiện nhiều hơn và đã thu thập đƣợc các kết quả quan trọng,
trong đó, đáng quan tâm nhất là một số các dự án, đề tài sau:
- Dự án Việt Nam - Hà Lan về Quản lý Tổng hợp Đới bờ (ICZN) từ 2000 2005[48] với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Hà Lan và đã tổ chức đƣợc 3 nghiên
cứu trình diễn ở các tỉnh ven biển: Nam Định (Miền Bắc), Thừa Thiên- Huế (Miền
Trung) và Bà Rịa -Vũng Tàu (Miền Nam).
- Đề tài KC.09.27/06-10 “Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và phân vùng
quản lý tổng hợp vùng ven bờ biển Việt Nam” (2010) [28]do TS. Nguyễn Thế
Tƣởng làm chủ nhiệm đã thu thập một khối lƣợng tài liệu rất lớn liên quan đến điều
kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng, tai biến thiên nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở
pháp lý có liên quan đến phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam.Đặc biệt, lần
đầu tiên ở Việt Nam, các tác giả đã đề xuất phƣơng pháp xây dựng bản đồ sản phẩm

chính là bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven bờ biển Việt Nam tỷ lệ
13


1/500.000 và tỷ lệ 1/250.000.
- TS. Nguyễn Thế Tƣởng và nnk (2014) đã hoàn thành đề tài Khoa học cấp
Nhà nƣớc KC.09.10 “Cơ sở khoa học và pháp lý phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ
châu thổ sông Cửu Long phục vụ cho việc phát triển bền vững kinh tế biển, đảo và
đảm bảo an ninh quốc phòng”[29].Ngoài việc trình bày nội dung và kết quả trong
công tác quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp trên thế giới và ở Việt
Nam; đề tài cũng đã giải quyết một số nhiệm vụ của quy hoạch không gian biển nhƣ
phân vùng sử dụng hợp lý tài nguyên biển và ven biển.
Hải Phòng là một trong những địa phƣơng đi đầu trong nhận thức và hành
động về quy hoạch không gian biển và từng bƣớc lồng ghép phƣơng thức quản lý
này trong các kế hoạch hành động và trong điều hành quản lý. Áp dụng quản lý
tổng hợp vùng bờ biển và quy hoạch không gian biển đƣợc thành phố xác định là
nhóm các giải pháp ƣu tiên cao.Hải Phòng đã tổ chức các Hội thảo quốc gia “Áp
dụng quy hoạch không gian biển và vùng bờ biển tại Việt Nam - Cách tiếp cận quản
lý dựa trên hệ sinh thái” diễn ra trong 2 ngày 30-31/5/2013;Hội thảo do Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng và Dự
án “Nguồn lợi ven biển - vì sự phát triển bền vững” thuộc Ban Quản lý các dự án
nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức [39] .Đây là những
diễn đàn đầu tiên thảo luận về việc áp dụng quy hoạch không gian biển tại Việt
Nam; là một bƣớc quan trọng để tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề hiện đang
đe dọa không chỉ đến sức khỏe môi trƣờng mà còn đến tƣơng lai của biển và vùng
bờ biển của Việt Nam.
Trƣớc đó, Đề tài 17/2004/HĐ-ĐTNĐT hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ theo
Nghị định thƣ “Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long,
Quảng Ninh” [8] do PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi chủ nhiệm với những kết quả chính
đã làm đƣợc là: (1) Đã đánh giá tổng quan về tài nguyên, môi trƣờng và hiện trạng

sử dụng đới bờ (bộ hồ sơ về môi trƣờng); (2) Đánh giá vai trò cộng đồng trong sử
dụng tài nguyên và môi trƣờng; (3) Phân tích các thể chế chính sách trong quản lý
vùng bờ; (4) Kết quả nghiên cứu đã phân vùng chức năng sử dụng các diện tích
vùng bờ; (5) Đề xuất dự thảo chiến lƣợc quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long,
14


đồng thời dự thảo kế hoạch cho việc thực hiện chiến lƣợc quản lý vùng bờ; (6)
Thành lập các bản đồ tỷ lệ 1/25.000 về hiện trạng các yếu tố môi trƣờng, tài nguyên
thiên nhiên vùng vịnh và bản đồ phân vùng vùng bờ vịnh Hạ Long.
Sharon Brown, Chu Văn Cƣờng (2010) trong báo cáo “Quy hoạch và quản lý
khu vực bờ biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Kiên Giang” [15]trình bày
tại Hội thảo Quốc gia “Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối
cảnh biến đổi khí hậu”đã giới thiệu phƣơng pháp đánh giá hiện trạng bờ biển bằng
ghi hình (SVAM) nhằm khoanh vẽ bản đồ hiện trạng và lập kế hoạch quản lý và
phục hồi RNM phòng hộ ven biển.
Trong báo cáo “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng
đến quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ” [27] Lê
Nguyên Tƣờng và các tác giả (2012) đã xác định đƣợc kich
̣ bản biế n đổ i khí hâ ̣u và
nƣớc biể n dâng cho TP Cầ n Thơ; Xác định các kịch bản phát triển kinh tế xã hội của
thành phố Cần Thơ (Công nghiệp - xây dựng, Nông - lâm - thuỷ sản). Xác định
ngành kinh tế dễ bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu. Tác động của BĐKH đến quy
hoạch phát triển của thành phố Cầ n Thơ.
Gần đây nhất là đề tài KC.09.14/11-15: “ Nghiên cứu địa chất tầng nông đến
độ sâu 200m nước vùng ven biển và biển Miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình
Thuận) phục vụ đánh giá sa khoáng, vật liệu xây dựng và quy hoạch sử dụng hợp lý
không gian biển Việt Nam”[24] do TS. Đào Mạnh Tiến chủ nhiệm đã đề xuất đƣợc
phân vùng quy hoạch hợp lý không gian ven biển và biển miền Trung (Thanh Hóa Bình Thuận) đến độ sâu 200m nƣớc.
Nhìn chung, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu có liên quan tới quản lý

tổng hợp và quy hoạch không gian biển, đầm phá ven biển đang ngày càng đƣợc
nghiên cứu sâu rộng hơn, đánh giá chi tiết và đƣa ra các đề xuất, hành động hiệu
quả hơn. Vì thế khi đƣợc xây dựng đúng cách, thì quy hoạch không gian biển và
đầm phá sẽ mang lại cả lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
1.2.3. Tại khu vực đầm Thị Nại
Một số dự án hợp tác quốc tế liên quan đã đƣợc tiến hành và đƣợc học viên

15


kế thừa, tham khảo:
* Dự ánThích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại khu vực ven
biển và đảo Việt Nam[26], triển khai thí điểm tại xã Phƣớc Thuận, huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định do Qu ỹ Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) tài trợ thông qua
Tổ chức Úc vì nhân dân Châu Á - Thái Bình Dƣơng (AFAP), đã thực hiện một số
hoạt động nhƣ: đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng tại xã Phƣớc Thuận, huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH; trồng rừng
ngập mặn tại đầm Thị Nại, khu vực xã Phƣớc Thuận, huyện Tuy Phƣớc,…
* Dự án “Diễn đàn tri thức về Thích ứng với Biến đổi khí hậu của Châu Á”Hợp phần tỉnh Bình Định, do Viện Môi trƣờng Stockholm (SEI) tài trợ [16]. Các
hoạt động chính: Hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với
BĐKH, đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đối với khu vực/ngành lựa chọn, thí điểm
lồng ghép vấn đề ứng phó với BĐKH vào kế hoạch phát triểnngành.
* Dự án “Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Quy Nhơn”[30],do quỹ
Rockefeller tài trợ, với các tiểu dự án: Thích ứng BĐKH tại tp. Quy Nhơn;Đánh giá
hiểm họa dễ bị tổn thƣơng do BĐKH ở phƣờng Nhơn Bình, xã Nhơn Lý;Nghiên
cứu tác động qua lại giữa ngập lụt và quy hoạch phát triển đô thị phƣờng Nhơn
Bình, tp. Quy Nhơn trong bối cảnh BĐKH;Dịch vụ hệ sinh thái tạo khả năng chống
chịu với BĐKH cho tp. Quy Nhơn (Dự án phục hồi rừng ngập mặn); Giảm thiểu rủi
ro ngập lụt cho ngƣời dân vùng hạ lƣu sông Hà thanh và sông Kôn, tp. Quy Nhơn
(Dự án cảnh báo lũ sớm); Khôi phục hệ sinh thái đầm Thị Nại; Bảo vệ và khôi phục

rạn san hô xã Nhơn Lý, Nhơn Hải.
* Năm 2015, Đề tài Khoa học Công nghệ, mã số BĐKH.23/11-15 “Nghiên
cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian của một
số đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó; thí điểm
cho khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định” [19], tập thể tác giả (trong đó có học
viên) đã đề xuất phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu, nƣớc
biển dâng tới môi trƣờng tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển, đầm phá và biển
ven bờ trong mối quan hệ chặt chẽ với sự biến động đƣờng bờ; các phƣơng pháp
xây dựng hệ thống bản đồ biển động đƣờng bờ, DEM, tài nguyên, khoáng sản, hệ
16


sinh thái và nguồn lợi môi trƣờng theo kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng...
* Năm 2016, Đề tài cấp Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,
do Viện Tài nguyên Môi trƣờng và Phát triển bền vững chủ trì, TS. Đào Mạnh Tiến,
Đặng Thị Hƣơng và nnk (2016) thực hiện Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu nước biển dâng tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng ven biển
cực Nam Trung Bộ (Bình Định – Bình Thuận) trọng điểm vùng cảng Quy Nhơn –
Nhơn Hội – Đầm Thị Nại”[25]. Đề tàiđãđánh giá đƣợc ảnh hƣởng biến đổi khí hậu,
nƣớc biển dâng tới môi trƣờng tự nhiên và kinh tế xã hội vùng ven biển cực Nam
Trung Bộ nói chung, trong đó có vùng trọng điểm cảng Quy Nhơn- Nhơn Hội- đầm
Thị Nại nói riêng; qua đó đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động gây
biến động môi trƣờng tự nhiên và tổn thƣơng kinh tế - xã hội do BĐKH NBD.
1.3. Quan điểm nghiên cứu
Luận văn tiếp cận vấn đề chủ yếu theo các quan điểm: quan điểm hệ thống
và tổng hợp, quan điểmlịch sử và quan điểmphát triển bền vững.
1.3.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên của khu vực nghiên cứu luôn
rất đa dạng và có tác động qua lại, liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống hoàn
chỉnh, thống nhất. Tác động của con ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên

có thể làm thay đổi hàng loạt yếu tố, mức độ ảnh hƣởng nhiều khi vƣợt ra khỏi lãnh
thổ nghiên cứu.
Quan điểm tổng hợp đƣợc vận dụng để nghiên cứu toàn diện các yếu tố ảnh
hƣởng đến việc quy hoạch không gian đầm phá . Đó không chỉ là các nhân tố tự
nhiên (địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhƣỡng, sinh vật, tai biến thiên
nhiên) mà còn quan tâm đến các hoạt động của con ngƣời trong khu vực đó. Quan
điểm này nghiên cứu đầy đủ, khái quát các điều kiện của lãnh thổ. Mặt khác, khi đề
xuất định hƣớng quy hoạch không gian tự nhiên cũng cần xem xét tổng hợp các
phƣơng án lựa chọn để đƣa ra kiến nghị phù hợp nhất.
Quan điểm hệ thống không chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố có ảnh hƣởng

17


mà còn xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đó, đồng thời xác định
tầm quan trọng của từng nhân tố. Qua đó, thấy đƣợc việc cần ƣu tiên cho những yếu
tố nàonhất trong quá trình phân vùng, quy hoạch không gian.
Nhƣ vậy, việc sử dụng phối hợp quan điểm hệ thống và toàn diện trong luận
văn này giúp đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hƣởng đến quy hoạch không gian, từ
đó có định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng vùng nghiên cứu.
1.3.2. Quan điểm lịch sử
Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và
biến đổi không ngừng theo thời gian
Trong quá trình phát triển, các điều kiện tự nhiên, xã hội có thể đã bị biến
đổi.Do vậy, các số liệu thống kê từng đối tƣợng đều gắn với một giai đoạn phát
triển nhất định. Muốn xác định đúng nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển,
nguyên nhân biến đổi hiện tại và dự báo xu thế phát triển tƣơng lai của lãnh thổ,
không thể không tiếp cận quan điểm lịch sử. Sử dụng quan điểm này cho phép đánh
giá chính xác hiện trạng cũng nhƣ quá trình phát triển của hệ thốngkhông gian. Đây
chính là cơ sở để đƣa ra định hƣớng quy hoạch vùng nghiên cứu

1.3.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững (PTBV) đƣợc hiểu “ là sự phát triển nhằm đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại/làm tổn hại cho/đến việc đáp
ứng nhu cầu cảu các thế hệ mai sau” . Phát triển bền vững phải đảm bảo đồng thời
3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trên quan điểm này, đề tài xác định rõ việc
định hƣớng sử dụng không gian trong khu vực nghiên cứuphảiđạt đƣợc mục tiêu
phát triển bền vững về KT-XH và môi trƣờng. Trênthực tế, PTBV không dễ dàng
đạt đƣợc vì yếu tố phát triển luôn thay đổi, thậm chíthay đổi rất nhanh so với khả
năng điều chỉnh. Vì vậy, PTBV là mục tiêu phấn đấu vềmặt xã hội, nhƣng lại là xu
thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời,của các ngành kinh tế,
vùng lãnh thổ và các địa phƣơng.

18


×