Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.18 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Bùi Mạnh Hùng
MSSV: 125272042

Tp. HCM, 08/2017


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới thầy BSCK2 Nguyễn Thế Dũng, người đã
truyền cảm hứng, động lực cho chúng em trong suốt khóa học, cám ơn thầy đã giành
thời gian dạy dỗ, ân cần tận tâm với tụi con.
Em xin gửi lời cám ơn đến thầy ThS. Nguyễn Tuấn Kiệt, người thầy nhiệt huyết với
công việc, luôn mang đến những kiến thức mới mẻ và cuốn hút.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến Ban Điều Phối Module và các thầy cô đã tham gia
giảng dạy đã mang đến những bài học thú vị và hữu ích, những kiến thức trong lĩnh
vực kinh tế y tế và quản lí bệnh viện trong ba tuần học tập ngắn ngủi vừa qua dường
như tụi em khó có thể học được từ bất cứ đâu. Mặc dù rất bận rộn trong công việc,
nhưng quý thầy cô đã sắp xếp để tham dự với lớp, đó thật sự là niềm vinh hạnh của tụi
em.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn tất cả quý thầy cô, chúc mọi người có nhiều
sức khỏe. 



2


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục
Trang

DANH SÁCH HÌNH VẼ
HÌNH 1 : Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACs)
HÌNH 2 : Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm (LIS)

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT:
CNTT: Công nghệ thông tin
BHYT : Bảo hiểm y tế
HIS(Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện
LIS(Labotory Information System): Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm
PACs(Picture Archiving and Comunication System): Hệ thống lưu trữ và truyền
hình ảnh
RIS(Radiology Information System): Hệ thống thông tin chuẩn đoán hình ảnh

3


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Công nghệ thông tin được định nghĩa theo nghị quyết của Chính Phủ số 49/CP như sau
: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiên và công
cụ kỹ thuật hiện đại- chủ yếu là kỹ thuật máy tinh và viễn thông nhằm tổ chức khai
thác và sử dụng có hiệu quả cá nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”
Công nghệ thông tin đang ngày một phát triển và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn
trong gần như tất cả các lĩnh vực của đời sống con người.
Các nước trên thế giới đã ứng dụng CNTT trong y tế từ rất lâu, CNTT được ứng dụng
trong hầu hết các hoạt động một bệnh viện giúp nâng cao chất lượng trong công tác
chẩn đoán, điều trị, quản lý, lưu trữ… cũng như giúp giảm tải các công việc của nhân
viên y tế, cũng như giúp tiết kiện chi phí trong công tác chẩn đoán và điều trị. Ở một
số nước việc sử dụng bệnh án điện tử đã được thực hiện từ rất lâu, giúp bác sĩ có thể
tiếp cận hồ sơ bệnh án chỉ bằng điện thoại; tiếp cận những hồ sơ cũ, các cận lâm sàng
của bệnh nhân cách đó hàng 4 – 5 năm chỉ bằng những cái click chuột; Có thể điều trị
từ xa, tư vấn từ xa, hội chẩn từ xa; người ta còn có thể đi khám bệnh chỉ cần mang
theo thẻ khám chữa bệnh mà không cần phải mang theo sổ khám chữa bệnh, bảo hiểm
y tế, chứng mình nhân dân, hộ khẩu gia đình, cận lâm sàng lần trước, đơn thuốc cũ…..
tất cả chỉ cần mang theo thẻ là đủ. Ngoài ra các nước còn có thể phẫu thuật từ xa,
chăm sóc bệnh nhân bằng robot... để chúng ta thấy rằng CNTT đang đạt được những
thành quả to lớn như thế nào trong nền y tế.
Ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc và điều trị ở bệnh nhân.
Bác sĩ vẫn còn viết những đơn thuốc bằng tay, một số đơn thuốc mà cả khoa dược
được huy động nhưng vẫn không thể đọc được đó là thuốc gì. Các bệnh nhân còn phải
mang theo rất nhiều giấy tờ, nhưng vẫn thiếu. Các cán bộ quản lý bệnh viện chỉ nhận
được báo cáo từ các khoa, từ những nhân viên cấp dưới nhưng khó lòng có thể kiểm
tra xem số liệu đó có đúng không, số liệu thực ở khoa như thế nào. Các cơ quan quản
lý phải đọc từng bệnh án ở kho hồ sơ của bệnh viện để kiểm tra xem tình hình sử dụng
bào hiểm y tế như thế nào, có đúng luật bảo hiểm y tế hay không. Và còn rất nhiều vấn
đề mà khi chúng ta áp dụng CNTT vào chúng ta có thể tháo dỡ giúp cho chất lượng

điều trị được nâng cao không chỉ bệnh nhân được hưởng lợi mà cả bác sĩ, các cấp quản
lý.
Ngành y tế nước ta đang ngày một chú trọng đến công nghệ thông tin. Bộ y tế cũng
như Chính Phủ đã và đang đầu tư vào CNTT trong ngành y tế rất nhiều nguồn lức để
phát triển CNTT. Bộ đã có nhưng văn bản, quyết định, hướng dẫn cũng như yêu cầu áp
dụng CNTT trong quản lý bệnh viện. Tuy đã đạt được một số thành công nhỏ tuy
nhiên so với thế giới thì chúng ta còn tụt lại khá xa. Sự chệnh lệch giữa các tuyến điều
trị còn nhiều gây khó quan trong việc đầu tư và phát triển CNTT trong y tế. Bộ y tế đã
có những quyết định ứng dụng phát triển, đầu tư cho CNTT cho từng giai đoạn, trong
giai đoạn 2016 – 2020 Bộ y tế đã dự định đầu tư gần 1800 tỷ đồng cho các dự án để
4


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
phát triển CNTT trong y tế trong quyết định 445/QĐ-BYT; để thấy rằng CNTT quan
trọng và được quan tâm như thế nào đối với ngành y tế.
Bài viết này nói lên việc sử dụng CNTT trong các cơ sở y tế, bệnh viện. Thực trạng
nhận xét đánh giá và những kiến nghị đối với tình hình Việt Nam hiện nay.

5


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA CNTT TRONG QUẢN LÝ
BỆNH VIỆN
-


-

-

-

-

Phần cứng -mạng là toàn bộ những thiết bị hữu hình tạo nên máy tính hay
hệ thống mạng máy tính gồm những linh kiện điện tự, màn hình, bàn phím,
thiết bị truyền, phát, tiếp nhận dữ liệu….
Phần mềm máy tính (Computer Software) hay gọi tắt là phần mềm là một
tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn
ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan
nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó.
HIMS: (Hospital Information Management System): Hệ thống quản lý
thông tin bệnh viện: Cần phải đảm bảo kết nối các công việc, thành phần ở
các bộ phận tạo môi trường làm việc và phải thỏa các yêu cầu : Công nghiệp
hóa; xã hội hóa; trung tâm hóa; tiêu chuẩn hóa; đảm bảo lợi ích chung giữa
bác sĩ, bệnh nhân và cơ quan quản lý.
HIS(Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện
LIS(Labotory Information System): Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm
PACs(Picture Archiving and Comunication System): Hệ thống lưu trữ và
truyền hình ảnh
RIS(Radiology Information System): Hệ thống thông tin chuẩn đoán hình
ảnh
Phần mềm thương mại là phần mềm được phát triển và làm ra từ một công
ty, tổ chức đã được đăng ký bản quyền, mà người dùng không thể tự sửa đồi

nâng cấp. các công ty này cung cấp sản phẩm của mình bằng cách cho thuê
hoặc bán lại dưới hình thức thương mại.
Mã nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và
nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản
quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một
số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép phần mềm mà nguồn mở mà
không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần
mềm nguồn đóng ( Phần mềm thương mại)

2.2 THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HẠ TÂNG CNTT TRONG
BỆNH VIỆN
-

-

Hạ tầng CNTT trong bệnh viện gồm cơ bản các thành phần sau :
Phần cứng mạng gồm có :
• Hạ tầng mạng, thiết bị đầu cuối
• Hệ thống lưu trữ và xử lý trung tâm
• Hệ thống sao lưu dự phòng
Phần mềm hệ thống gồm
6


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

-

-


• Hệ điều hành máy trạm
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
• Hệ điều hành máy chủ
Thông tin gồm
• Thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS/PACs)
• Thông tin phòng xét nghiệm (LIS)
• Thông tin bệnh viện (HIS)
Bảo mật và các dịch vụ khác
• Phần mềm bảo mật, phần mềm diệt virus.
• Internet-web, dịch vụ mạng

2.3 ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG, YÊU CẦU CỦA CÁC THÀNH PHẦN
HẠ TẦNG CNTT TRONG BỆNH VIỆN
2.2.1 Phần cứng mạng
a. Đặc điểm
Bao gồm cơ sở hạ tầng, gồm các thiết bị như máy tính, hệ thống mạng
LAN, thiết bị dẫn truyền, thiết bị thu phát sóng, trang thiết bị số, linh
kiện…
Là hệ thống trạng thiết bị trong bệnh viện phục vụ cho việc sản xuất,
dẫn truyền, thu thập, lưu trữ và trao đổi thông tin số hóa.
b. Chức năng
Phần cứng mạng giúp cho quá trình lưu trữ, sắp xếp, sao lưu thông tin,
truyền tải thống tin và giúp con người có thể tương tác với các nguồn
thông tin đó, chỉnh sửa cũng như cấp nhập các thông tin
c. Yêu cầu
Hệ thống phần cứng mạng phải phù hợp với nhu cầu, nguồn lực của
từng cơ quan, từng cơ sở y tế khác nhau. Nhưng cũng phải đảm bảo
hoạt động lâu dài, phù hợp với các kế hoạch tương lai của bệnh viện, dễ
dàng nâng cấp để tránh lạc hậu tránh lãng phí.

2.2.2 Phần mềm hệ thống
a. Đặc điểm
Thường được chia thành 2 dạng phần mềm là phần mềm thương mại và mã
nguồn mở.
Phần mềm thương mại thì dễ dàng sử dụng, đảm bảo sự ổn định cũng như
độ bảo mật cao hơn, tuy nhiên cần chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
Sử dụng mã nguồn mở giúp giảm chi phí đầu tư, có thể phát triển tốt để phù
hợp với nhu cầu, cũng như đặc điểm của từng bệnh viện . Tuy nhiên độ ổn
định, bảo mật chưa thực sự cao, cũng như việc phát triển nó đòi hỏi một dội
ngũ cán bộ có chuyên môn cao và am hiểu về tình hình ở bệnh viện.
b. Chức năng
Điều hành, phân bố, xử lý các thông tin của bệnh nhân trong quá trình khai
thác.
Vận hành các phần mềm quản lý.
c. Yêu cầu
Đảm bảo tính ổn định, an toàn, bảo mật.
7


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
Dễ sử dụng.
Hoạt động tốt, đồng bộ với các thành phần của hạ tầng CNTT y tế.
2.2.3 Thông tin
a. Đặc điểm
Gồm các hệ thống phần mềm quản lý, các hệ thống thông tin ( LIS, PACs)
Phần mềm quản lý được xem là vấn đề khó khăn và quan trọng nhất là yếu
tố quyết định sự thành công của CNTT trong bệnh viện. Bệnh viện có thể
mua, thuê hoặc tự phát tiển. Lựa chọn một phần mềm tốt cần phải phù hợp
với đặc điểm, nhu cầu cải tiến chất lượng, định hướng phát triển của bệnh

viện. Sản phẩm phần mềm là sự phối hợp giữa nhà quản lý, chuyên viên
CNTT và người sử dụng.
Hệ thống PACs/ RIS có tính kỹ thuật cao, chi phí lớn nhưng việc triển khai
khá đơn giản cần liên kết với phần mềm quản lý.
Hệ thống LIS được liên kết với hệ thống HIS giúp trao đổi thông tin, cung
cấp kết quả xét nghiệm cho HIS. Hệ thống LIS đang ngày một được tự động
hóa.
b. Chức năng
Liên kết các nguồn thông tin trong bệnh viện.
Lưu trữ các thông tin, dữ liệu của bệnh nhân.
Truy xuất các dữ liệu đó khi cần thiết để phục vụ cho công tác chẩn đoán,
điều trị cũng như quản lý dữ liệu y tế.

HÌNH 2 : Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACs)

8


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

HÌNH 2 : Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm (LIS)
c. Yêu cầu
Dễ sử dụng, dễ dàng cho việc nhập thông tin.
Đảm bảo tính ổn định, hoạt động lâu dài.
Tốc độ truyền tải, truy xuất thông tin nhanh.
Dễ dàng nâng cấp và phát triển
Dữ liệu an toàn, tin cậy, độ bảo mật cao
Tương thích và đồng bộ hóa với các thành phần khác của hạ tầng CNTT.
2.2.4 Bảo mật và các dịch vụ khác

a. Đặc điểm
Gồm các thành phần bảo mật, dịch vụ cung cấp đường truyền, dịch vụ cung
cấp các server, dịch vụ cung cấp internet
Gồm những thành phần thiết yếu giúp bảo vệ, xây dụng một hệ thống quản
lý an toàn và chất lượng.
b. Chức năng
Đảm bảo an toàn thông tin của bệnh viện tránh tình trạng bị đánh cắp, bị phá
hoại .
9


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
c. Yêu cầu
Dễ sử dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thường xuyên được cập nhật
Dự phòng trước những tình trạng xấu nhất có thể xảy ra để đề ra hướng xử
trí kịp thời, hiệu quả.
2.4 MỤC ĐÍCH CỦA ỨNG DỤNG CNTT TRONG BỆNH VIỆN
Phục vụ bệnh nhân giảm các thủ tục hanh chính rờm rà, phức tạp, lưu trữ thông tin
bệnh nhân, giúp bác sĩ tiếp cận và chẩn đoán một các nhanh chóng chính xác, tiết kiếm
tránh chồng chéo giữa công tác khám và chữa bệnh giữa các tuyến về lâm sàng cũng
như cận lâm sàng, giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Bệnh nhân được hưởng chất
lượng y tế tốt hơn, đảm bảo hơn.
Phục vụ nhân viên y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh nhằm nâng
cao chất lượng điều trị. Giúp bác sĩ có thể tiếp cận hồ sơ bệnh án của bệnh nhân một
cách tốt nhất, giúp quá trình chẩn đoán được chính xác, kịp thời hơn. Giảm thiểu các
bước trong thủ tục hành chính giúp các nhân viên y tế có thêm thời gian chăm sóc và
học hỏi trong điều trị. Phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của các nhân viên
y tế được dễ dàng hơn, chính xác hơn.
Phục vụ cho nhu cầu quản lý bệnh viện: Giúp cải cách thủ tục hành chính, gọn nhẹ bộ

máy hành chính, dễ dàng và đơn giản hơn trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý tránh
lãng phí,….Quản lý đơn giản và dễ dàng, tiếp nhận thông tin kịp thời giúp sửa đổi bổ
sung những vấn đề còn tồn tại, giúp nâng cao chất lượng ngành y tế.
Để đảm bảo thực hiện được tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện
Bộ y tế đã đưa ra những tiêu chí cụ thể về mức độ ứng dụng công nghê thông tin trong
bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03
tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế) có :
-

-

Mức 3 :
• Bệnh viện áp dụng phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện kết xuất
số liệu tự động từ các phần mềm khác.
• Bệnh viện sử dụng số liệu và thông tin từ phần mềm chuyên môn
nghiệp vụ, giúp cho lãnh đạo quản lý và điều hành
Mức 4 :
• Xây dựng hệ thống chỉ số thông tin bệnh viện, bao gồm các chỉ số về
hoạt động và chất lượng bệnh viện.
• Có hệ thống phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản trị bệnh viện và
công tác hoạt động chuyên môn.
• Kết xuất các thông tin phục vụ báo cáo nghiên cứu… trực tiếp từ
phần mềm như mô hình bệnh tật, nhập xuất viện; cơ cấu tài chính;
thuốc; vật tư…theo năm, quý, tháng, tuần, ngày
• Có theo dõi đánh giá qua nhiều năm, so sánh giữa các khoa phòng,
bộ phận; Bệnh viện có sử dụng các thông tin từ hệ thống CNTT vào
việc giám sát, nâng cao chất lượng

10



Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG
Các vấn đề còn tồn tại trước khi ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động của bệnh
viện:
-

-

-

-

Bệnh nhân còn phải chờ đợi trong khâu thủ tục hành chính khá lâu, phức
tạp. Thời gian xử lý xét duyệt bảo hiểm, lấy thuốc còn lâu. Đơn thuốc viết
tay gây khó khăn trong việc lấy thuốc. Hồ sơ bệnh nhân cũ được lưu trữ tại
kho gây khó khăn trong việc khai thác thông tin bệnh nhân, không nhanh
chóng và thuận lợi. Các hồ sơ bệnh án và cận lâm sàng thường do bệnh viện
giữ lại gây khó khăn, tốn kém cho việc khám tại cơ sở khác. Các bệnh nhân
có tình trạng đặc biệt như dị ứng thuốc, có thai, cho con bú, trẻ em hoặc các
bệnh đặc biệtc cần tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây hại. Vì bác sĩ
thiếu thông tin về bệnh nhân cũng như thiếu thông tin về thuốc nên những
bệnh nhân này bị dùng những loại thuốc có chống chỉ định và gây hại.
Bác sĩ: Tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế lớn làm cho bác sĩ không đủ thời
gian nghiên cứu kỹ từng ca bệnh để phục vụ tốt nhân. Dữ liệu bệnh án được
lưu lại tại kho nhưng ít khi được sử dụng do khó khăn trong khả năng tiếp
cận và thời gian để tiếp cận.
Lãnh đạo bệnh viện: Số liệu được cấp dưới báo cáo thường không đồng bộ.

Khó kiểm soát trong hoạt động tài chính, lạm dụng bảo hiểm y tế, làm dụng
cận lâm sàng hay kê thuốc không đúng danh mục…. Việc thống kê báo cáo
thủ công bằng giấy mất rất nhiều thời gian, thiếu chính xác khó kiểm tra.
Khi có sự cố phát sinh thì số liệu không thể hiện ngay tức thời để có phương
án xử lý kịp thời.
Đối với cấp quản lý y tế : Số liệu được cung cấp từ bệnh viện thường không
chính xác và chậm trễ. Khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá trong sử dụng
bảo hiểm y tế.

Hiện nay Bộ y tế đang ngày một quan tâm hơn, đang có những chủ trương chính sách
khuyến khích ứng dụng CNTT trong hoạt động y tế. Ngành y tế cũng đang dần bắt kịp
trình độ y tế trong khu vực nhờ việc ứng dụng các trang thiết bị hiện đại cũng như
công tác đào tạo và tiếp cận nền y học thế giới ngày một được nâng cao.
Các bác sĩ ngày càng ứng dụng công nghê thông tin trong quá trình khám và điều trị
qua việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động, học tập qua internet….
Ở nước ta đã đạt được những thành công nhất định như :
Chỉ cần sở hữu một thẻ KCB điện tử mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu, bệnh
nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để có thể truy cập trang web của BV Bạch Mai
bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung
bình là 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút
nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2- 4 giờ, nay chỉ
còn… 15 phút!. Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu,
11


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
khó đọc nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in trên giấy
vi tính dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm tình

trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh. Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng đã tổ
chức những cuộc hội chuẩn từ xa, tham gia chuyển giao kỹ thuật với các bệnh viện
khác như bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.
Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, việc làm chủ CNTT và ứng dụng thành
công CNTT trong quản lý BV đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Theo đó, 100%
bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng giúp cho việc tra cứu
các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng
trong thời gian khoảng 1 phút thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút
các hồ sơ bệnh án như trước (kéo dài gần 1 ngày).
Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các bệnh viện còn nhỏ lẻ, chưa đồng
bộ chưa thể bắt kịp so với các nước trên thế giới. Hệ thống phần mềm và thông tin
trong nước chưa nhất quán, chồng chéo nhau. Có những bệnh viện sử dụng 18 phần
mềm của 9 công ty khác nhau ( BV Bạch Mai) gây nên chồng chéo, lãng phí, kém hiệu
quả. Các công ty phần mềm chưa thực sự mặm mà đối với việc phát triển CNTT trong
y tế, cũng như chưa nắm rõ được nhu cầu, cũng như yêu cầu cần có đối với ngành y tế
dẫn đến các phần mềm thường không đảm bảo chất lượng và không đáp ứng được nhu
cầu của bệnh viện gây ra sai sót và tốn kém mất nhiều thời gian nhưng kém hiệu quả.
Các hoạt động trong bệnh viện còn quá phức tạp, cách thức hoạt động cũng khác nhau
ở từng đơn vị, không thống nhất đối giữa những đơn vị với nhau nên khó có một phần
mềm có thể đáp ứng được hết. Một số chính sách chưa phù hợp cũng như thay đổi quá
nhanh chóng làm cho các phần mềm trở nên nhanh chóng gặp lỗi hay không còn đúng
với chủ trương chính sách gây lãng phí.
Các lãnh đạo bệnh viện chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển CNTT trong phát
triển bệnh viện, Cũng như chưa thực sự hiểu hết được tầm quan trọng cũng như lợi ích
của CNTT.
Nền kinh tế chúng ta còn khó khăn nên khó có sự đầu tư thỏa đáng từ nhà nước và
bệnh viện nên CNTT còn chưa được ưu tiên hàng đầu.
Theo báo cáo “thực trạng, cơ hội và thách thức trong ứng dụng công nghệ thông tin
của ngành y tế tại TP HCM “ thì các vấn đề còn tồn tại hiện nay gồm
-


Lĩnh vực khám chữa bệnh
• Hạ tầng kỹ thuật CNTT chỉ mới đáp ứng được yêu cầu cơ bản
• Còn một số bệnh viện có cơ sở hạ tầng CNTT chưa tương ứng với
quy mô của đơn vị
• Vẫn đề bảo đảm an toàn thông tin vẫn chưa được chú trọng
• Phần mềm, cơ sở dữ liệu, định dạng dữ liệu không đồng nhất giữa
các đơn vị
• Chưa áp dụng các quy định về chuẩn kỹ thuật, chuẩn dữ liệu…
• Có sự chệnh lệnh khá lớn về nhân lực CNTT tuyến thành phố và
tuyến quận huyện.
12


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
-

Lĩnh vực bảo hiểm y tế
• Đa số bệnh viện đã kết xuất được số liệu phục vụ thanh toán
• Chưa thực hiện kết nối liên thông để phục vụ giám định, thanh toán
chống lạm dụng BHYT
• Đa số trạm y tế chưa kết xuất được dữ liệu phục vụ thanh toán bảo
hiểm y tế.
• Giám sát sử dụng BHYT, chống trục lợi từ BHYT vẫn chưa được
thực hiện một cách đồng bộ hiệu quả.
Ở một thành phố lớn và phát triển như Tp.HCM vẫn còn những rất nhiều những tồn tại
và khó khăn cần khắc phục nên tình trạng của các nước còn khó khăn hơn nhiều.

13



Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Điểm mạnh
- Ngành Y tế đã triển khai ứng dụng CNTT rất sớm và đã thu
được một số kết quả đáng kể, như đã xây dựng và triển khai
phần mềm Medisoft 2003 -báo cáo thống kê bệnh viện dùng
chung, phần mềm quản lý học sinh trung cấp,.…đã thu được
kết quả ban đầu tốt. Các kinh nghiệm thu được trong quá
trình triển khai này rất quý giá.
- Ngành y tế là ngành liên quan đến tính mạng con người nên
quy trình chuyên môn rất chặt chẽ, ứng dụng công nghệ
thông tin trong các máy móc y tế rất phổ biến.
- Trình độ học vấn nói chung của cán bộ ngành y tế, đặc biệt ở
tuyến cơ sở là khá cao nên rất thuận lợi cho việc đưa ứng
dụng CNTT rộng rãi và nhanh chóng trong ngành.
- Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý,
chuyên môn, nghiệp vụ tại các nước khác đã được triển khai
từ rất sớm, tới nay đã tương đối hoàn thiện. Ngành Y tế nước
ta có thể học tập rút kinh nghiệm để tránh những sai lầm mà
họ đã trải qua.
- CNTT đang được các cơ quan chức năng quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh phát
triển
- Nhu cầu về ứng dụng CNTT ngày một tăng cao ở các bệnh viện
Điểm yếu
-


Tình hình ứng dụng CNTT còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ giữa cơ sở vật chất và
phát triển CNTT.
Các phần mềm chưa đáp ứng được nhu cầu của các bệnh viện, khó có thể sử
dụng cho toàn bộ hệ thống y tế của cả nước.
Chưa có sự thống nhất va liên kết giữa các cơ quan, tổ chức cũng như bệnh
viện về thông tin, dữ liệu, cơ sở hạ tầng.
CNTT trong y tế tuyến dưới dường như không được lưu tâm đúng mức
Đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT ít, chưa được hưởng mức ưu đãi
xứng đáng.
Cơ sở hạ tầng các bệnh viện thường cũ, khó khăn trong việc nâng cấp đồng
bộ.
Nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển CNTT tại bệnh viện còn chưa được
đầu tư xứng đáng.

4.2 KIẾN NGHỊ
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
- Cần xây dựng cơ sở hạ tâng công nghệ thông tin đồng bộ, hoàn chỉnh và
hiện đại. Đáp ứng yêu cầu phục hoạt động CNTT của ngành y tế.
14


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BDP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
-

-

Các cơ sở y tế chưa có khả năng xây dựng, đầu tư 1 lần có thể đánh giá
những sản phẩm thiết yếu, đầu tư, nâng cấp từng phần theo nhu cầu của

bệnh viện, tuy nhiên cần đồng bộ giữa các lần nâng cấp tránh lãng phí.
Cần xây dựng hệ thống phần mềm, danh mục, chuẩn dữ liệu thống nhất, rõ
ràng, hoàn thiện mà đồng độ tránh tình trạng thay đổi liên tục làm hệ thống
phần mềm không thể chỉnh sửa bổ sung kịp.
Xây dựng và triển khai dần đưa ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của
bệnh viện. Cần xây dựng mạng lưới nhân lực CNTT của ngành y tế một
hoàn chỉnh và phát triển đều ở các địa phương
Xây dựng một hê thống thông tin liên kết và thống nhất trên các khu vực
cũng như cả nước.
Xây dụng, hoàn thiện bộ phận chuyên trách CNTT ở các cơ sở y tế.
Rút kinh nghiệm sâu sắc từ những sai lầm các bệnh viện đã thất bại trong
việc ứng dụng CNTT. Cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế
giới.
Tăng cường đầu tư các nguồn kinh phí để xây dựng, hoàn thiện hệ thống
CNTT.
Đảm bảo đủ nguồn nhân lực phụ trách CNTT để vận hành và phát triển hệ
thống
Tăng cường buồi dưỡng huấn luyện và đào tạo lực lượng chuyện trách về
CNTT. Đào tạo kỹ năng sử dụng, ứng dụng CNTT trong ngành y tế. Tạo
điều kiện thuận lợi, thu hút cán bộ tham gia hoạt động CNTT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS. TS. Lê Ngọc Trọng(2002). Công nghệ thông tin trong hệ thống bệnh viện.
NXB Y học
[2] Văn phòng quốc hội (1995), Nghị quyết của Chính Phủ số 49/CP về phát triển công
nghệ thông tin nước ta trong những năm 90, Văn phòng quốc hội
[3] Bộ y tế, (5/2/2016), Quyết định số 445/QĐ-BYT, Quyết định Phê duyệt kế hoạc
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2016- 2020, Bộ y tế.
Bài báo trong báo cáo
[1] TS.BS Tăng Chí Thượng(24/6/2016), Thực trạng, cơ hội và thách thức trong ứng

dụng công nghệ thông tin của ngành y tế tại TP HCM, Hội thảo toàn cảnh CNTT Việt
Nam lần thứ 21.

15



×